Nghe “Be strong, Japan” và cầu nguyện cho nước Nhật
Cư dân mạng thế giới lặng đi trước nỗi đau của người Nhật. Nhiều ca khúc đã được sáng tác và lưu truyền trên khắp các diễn đàn âm nhạc, trong đó ca khúc Be strong, Japan gây xúc động mạnh mẽ… Cả thế giới đang cầu nguyện cho nước Nhật.
Trên khắp các diễn đàn âm nhạc, nhiều người đang lắng nghe và lặng đi trước ca khúc Be strong, Japan. Be strong, Japan được lưu truyền nhanh chóng trên khắp các diễn đàn âm nhạc thế giới với ca từ và hình ảnh gây xúc động mạnh mẽ tới tâm can mỗi người… Có thể thấy những dòng như, Pray for Japan (cầu nguyện cho Nhật Bản) đầy chia sẻ.
Một năm trước, thế giới từng rung chuyển trước trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Haiti. Số người chết lên đến 500.000 ngàn người. Một năm sau thảm họa, những gì thế giới biết đến Haiti vẫn là những thành phố hoang tàn, hỗn loạn… Giữa những tang thương của Haiti, nhiều nghệ sỹ nổi tiếng của nước Mỹ đã chung tay thu âm lại ca khúc We are the world với lời cầu nguyện hướng về Haiti. Ca khúc với bản phối lại có sự tham gia của hàng loạt những ca sỹ trẻ như Miley Cyrus, Kate Hudson, Justin Bieber… đã khiến cả thế giới xúc động. Một năm sau, nước Nhật chìm đắm trong tang tóc. Những ngày này, thông tin về nước Nhật tràn ngập trên khắp các phương tiện truyền thông thế giới. Trên nhiều diễn đàn mạng, những người yêu nhạc đã cùng nghe lại We are the world, Heal the world… để cầu nguyện cho nước Nhật.
Mời độc giả Dân trí xem lại những hình ảnh tang thương của Haiti trong clip We are the world, ca khúc được thu âm lại năm 2010.
Tuyết phủ trắng vùng sóng thần, Nhật hoàng cầu nguyện cho cả nước
(Dân trí) - Nhật hoàng Akihito hôm nay đã lên truyền hình cho biết ông đang cầu nguyện cho người dân sau thảm họa động đất/sóng thần, và bày tỏ lo ngại trước cuộc khủng hoảng hạt nhân đang leo thang. Trong khi đó tuyết rơi dày phủ trắng các vùng hứng chịu sóng thần.
Đây là lần đầu tiên Nhật hoàng lên truyền hình phát biểu sau một thảm họa tự nhiên.
Trong bài phát biểu hiếm có trên truyền hình cả nước, Nhật hoàng 77 tuổi, người được người dân kính trọng, thừa nhận đất nước hiện vẫn chưa biết có bao nhiêu người thiệt mạng trong thảm họa kép hôm 11/3. “Số người thiệt mạng đang tăng lên mỗi ngày và chúng ta không biết có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân”, Nhật hoàng Akihito cho hay. “Tôi cầu nguyện cho càng nhiều người được an toàn càng tốt”.
“Người dân đang được sơ tán ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt, như trời lạnh buốt, thiếu nước, thiếu nhiên liệu...Tôi không thể không cầu nguyện cho công tác cứu hộ được tiến hành nhanh chóng và cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn, dù chỉ là đôi chút”.
Cơ quan cảnh sát quốc gia hôm nay cho hay, số người thiệt mạng và mất tích trong thảm họa động đất/sóng thần ở Nhật hiện đã lên tới hơn 11.000, với 3.676 người được xác nhận đã chết và 7.558 người mất tích.
Nhật hoàng cũng bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về tình hình “không thể dự đoán được” ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, nơi hệ thống làm lạnh của các lò phản ứng đã bị trận động đất 9,0 richter hôm thứ sáu vừa qua làm hư hại. Hàng loạt vụ cháy nổ đã xảy ra sau đó, mà mới nhất là một vụ nổ và cháy ở các lò phản ứng sáng nay, khiến mức phóng xạ tăng cao, buộc các nhân viên tại nhà máy phải ngừng làm việc.
Tuy nhiên cho đến nay, công tác ứng cứu các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima đã được nối lại.
Nhật hoàng Akihito lên ngôi vào năm 1989, sau khi cha ngài Nhật hoàng Hirohito qua đời. Là người đứng đầu nhà nước Nhật, nhưng trên thực tế vai trò của Nhật hoàng phần lớn chỉ mang tính nghi thức.
Một người phát ngôn của Hoàng gia Nhật cho hay đây là “lần đầu tiên” Nhật hoàng phát biểu trên truyền hình cả nước sau một thảm họa tự nhiên. Năm 1995, sau thảm họa động đất ở Kobe, khiến 6.400 người thiệt mạng, Nhật hoàng chỉ ra tuyên bố bằng văn bản.
Tuyết phủ trắng vùng đất hứng chịu sóng thần
Nhiệt độ ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Iwate, Miyagi và Fukushima xuống gần 0 độ và cơ quan khí tượng cho hay nhiệt độ có thể giảm xuống -5 độ vào ngày mai.
Ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, nơi bị sóng thần tàn phá, Hideo Chiba đang vật lộn tìm đường qua đống đổ nát của nơi trước kia là nhà mình đã bị tuyết phủ trắng. “Tôi đã cầu trời cứu mình”, Chiba cho hay khi anh gạt mẩu ván và đống đổ nát sang một bên. “Gia đình tôi cũng bình an. Tôi biết ơn vì tôi có một công việc để làm”.
Ý chí quật cường, khát vọng vươn lên của người Nhật
-Thảm họa siêu động đất, kéo theo cơn sóng thần và sự phun trào của núi lửa, rò rỉ điện hạt nhân mấy ngày qua… thiết nghĩ chỉ là một sự cố chạm vào "lòng tự ái" chứ không hề làm nản lòng ý chí quật cường, khát vọng vươn lên của người Nhật.
Thiệt hại do thảm họa động đất và sóng thần là vô cùng lớn.
Cách đây không lâu, tôi có gặp các bạn Nhật trong chuyến nghiên cứu & khảo sát về vấn đề bản quyền tác giả tại Tokyo. Điều mà tôi nể phục nhất là ý chí trách nhiệm, tính trân trọng và sự cẩn thận của họ.
Trong một lần trao đổi với họ về công việc, một kỹ sư trẻ nói rằng sản phẩm có chất lượng 99% là không đạt yêu cầu vì chỉ đơn giản là họ chưa hoàn thành trách nhiệm với 1% còn lại! Nhìn người Nhật làm việc cũng đủ biết họ không hề phân biệt nghề sang hay hèn, phân biệt lính và sếp. Với họ nghề gì cũng được trân trọng, miễn là phải hoàn thành đúng trách nhiệm, họ thực sự xấu hổ khi có lỗi không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong hội thảo, khi người quản lý giải trình chưa đầy đủ thì nhân viên cấp dưới có quyền tranh cãi với cấp trên trước đám đông, tranh cãi đến khi rõ vấn đề thì cả hai đều cười vui vẻ… Ta cũng dễ nhận thấy câu trả lời cho câu hỏi tại sao các quan chức Nhật thường hay từ chức ngay sau khi họ bị coi là người không xứng đáng…
Khi sơ ý một điều gì đó, họ thể hiện lời xin lỗi một cách trịnh trọng. Ví dụ như một lần tại sân bay Narita, có một bà cụ cặm cụi với vali hành lý. Vô tình vấp vào chân tôi bà vội đứng dậy, thể hiện lời xin lỗi bằng cách duỗi thẳng hai tay, cúi gập người xuống hai lần.
Hoặc như trước khi chào tạm biệt một quan chức Bộ Văn hóa Nhật Bản, tôi đưa hai tay ra bắt tay anh. Lúc đó anh đang hút thuốc, bất ngờ anh phải bắt tay tôi bằng một tay. Tôi nói lời tạm biệt và ra đến cầu thang máy, anh vội đi dập điếu thuốc lá và chạy lại nói rằng xin lỗi cho được bắt tay lại...vì vừa rồi bận hút thuốc nên chỉ bắt được một tay!
Người Nhật không những áp dụng các công cụ máy móc để cân đo đong đếm, mà họ còn áp dụng một công cụ khá phức tạp đó là “lòng tin”. Trong lúc trao đổi vấn đề chi trả tiền nhuận bút hay khoản phân chia ủy thác số lần sử dụng tác quyền cho các tác giả, chủ sở hữu, tôi hỏi họ dựa vào cơ sở nào để xác thực số lần đã sử dụng và được nghe câu trả lời rằng người Nhật dựa vào “lòng tin”.
Vậy người Nhật không hoàn toàn máy móc trong cách làm, tuy về luật họ có đầy đủ thậm chí tách riêng cả luật bản quyền tác giả, chứ không hề gộp chung trong một luật sở hữu trí tuệ như ở ta. Khi có tranh chấp họ cố dàn xếp hòa giải, nên nghề luật sư cũng chẳng thịnh ở đất nước mặt trời mọc này.
Ý chí trách nhiệm, tính trân trọng và sự cần mẫn không chỉ thể hiện ở trong mỗi con người Nhật, mà họ đã cho chúng ta thấy những cách làm, từng sản phẩm, mỗi công trình đã vun vút dựng lên sau thảm bại thế chiến thứ II... Mặt trời vẫn mọc trên xứ sở hoa anh đào này.
Vậy, thảm họa siêu động đất 8,9 độ richter kéo theo cơn sóng thần cao hơn 10m và sự phun trào của núi lửa, rò rỉ điện hạt nhân mấy ngày qua… thiết nghĩ chỉ là một sự cố chạm vào "lòng tự ái" chứ không thể làm nản lòng ý chí quật cường, khát vọng vươn lên của người Nhật.
\
Hoàng đế Nhật Bản: 'Tôi cầu nguyện cho đất nước'
Trong bài phát biểu hiếm hoi phát trực tiếp trên truyền hình, hoàng đế Nhật Bản Akihito cho biết ông vô cùng lo ngại về cuộc khủng hoảng mà đất nước đang phải đối mặt, sau trận động đất và sóng thần cuối tuần trước.
Tờ báo in hình hoàng đế Nhật Akihito cùng phu nhân nằm vương trên đống gạch vỡ sau trận động đất ở Ofunato, tỉnh Iwate. Ảnh: AFP. |
Đây lần đầu tiên hoàng đế Nhật Bản phát biểu trước công chúng về thảm họa này và cho biết ông đang cầu nguyện cho mọi người. Việc Nhật hoàng phát biểu là một sự kiện hiếm hoi chỉ xảy ra khi đất nước lâm vào chiến tranh hoặc khủng hoảng nghiêm trọng.
Vị vua 77 tuổi - được người dân Nhật rất kính trọng - thừa nhận cả nước vẫn chưa biết chính xác bao nhiêu người thiệt mạng trong thảm họa kép xảy ra hôm 11/3.
"Số người chết tăng lên mỗi ngày và chúng tôi không biết bao nhiêu người đã ngã xuống", Akihito nói. "Tôi cầu mong bình an cho nhiều người nhất có thể".
Akihito cũng bày tỏ ông vô cùng lo ngại về "tình hình không thể lường trước được" tại nhà máy hạt nhân Fukushima, sau khi trận động đất làm hỏng hệ thống làm lạnh lò phản ứng. Một loạt vụ nổ và cháy đã xảy ra sau đó.
"Tôi thực sự hy vọng rằng chúng ta sẽ giữ cho tình hình không bị xấu đi", AFP dẫn lời Akihito nói.
Akihito lên ngôi hoàng đế năm 1989 sau khi vua cha Hirohito băng hà.
Phát ngôn viên của hoàng cung Nhật cho biết đây là lần đầu tiên hoàng đế phát biểu trước công chúng trước bối cảnh một thảm họa thiên nhiên.
Sau trận động đất tại Kobe năm 1995 khiến 6.400 người chết, hoàng đế Akihito đã gửi thông điệp bằng văn bản.
Trận động đất mạnh 9,0 độ Richter kéo theo sóng thần hôm 11/3 đã khiến hàng nghìn người chết, trăm nghìn người mất nhà cửa và nhiều thị trấn bị xóa sổ
\
Thứ tư, 16/3/2011, 17:22 GMT+7
Những gương mặt trẻ thơ trong thảm họa ở Nhật
- Thay vì có một tuổi thơ yên bình, nhiều em nhỏ trong vùng thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật đã sớm phải di tản tới các trung tâm tạm trú, sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ.
Ba mẹ con tại một trung tâm tạm trú sau động đất.
Một bé trai đọc tin về động đất tại trung tâm tạm trú ở Minamisoma, tỉnh Fukushima.
Bé Yuki Yamazaki, 3 tuổi, được đoàn tụ với mẹ lần đầu tiên sau 4 ngày tại một trung tâm tạm trú.
Hai bé trai vui mừng gặp lại nhau sau khi nhận ra mình vẫn an toàn sau động đất tại một ngôi trường ở phía đông bắc Nhật Bản.
Em bé 4 tháng tuổi nằm trong vòng tay cha sau khi được cứu sống khỏi đống đổ nát 3 ngày sau động đất.
Bà mẹ trẻ nằm bên đứa con mới chào đời hôm 2/3 tại một trung tâm tạm trú ở Iwaki, tỉnh Fukushima.
Nụ cười trong veo của một em bé khi đang tú tại một trung tâm tạm trú.
Các em nhỏ được bố mẹ đưa đi sơ tán.
Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy sôi để ăn mỳ.
Bé gái đeo khẩu trang tại một nhà ga ở Tokyo.
Em bé nằm ngoan trên lưng mẹ để mẹ nấu thức ăn cho gia đình tại Ishinomaki, tỉnh Miyagi.
Cô bé 5 tuổi Neena Sasaki mang các đồ đạc còn lại của gia đình sau khi ngôi nhà của em bị phá hủy bởi động đất.
Cô bé 5 tuổi Neena Sasaki mang các đồ đạc còn lại của gia đình sau khi ngôi nhà của em bị phá hủy bởi động đất.
Các em nhỏ được kiểm tra mức độ nhiễm xạ sau các vụ nổ tại nhà máy hạt nhân Fukushima 1.
No comments:
Post a Comment