Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, March 13, 2011

DLHTN-GIEO GIÓ GẶT BÃO

   GIEO GIÓ GẶT BÃO


                                                                            Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

     Xét về tính ưa bạo lực và khủng bố của hai nhân vật Moammar Gadhafi và Bin Laden thì có lẽ chẳng ai thua ai. Kẻ tám lạng thì người cũng phải nửa cân. Có thể nói kẻ đứng chủ mưu và tài trợ cho phần lớn các hành động khủng bố dã man trên thế giới là Gadhafi. Xin liệt kê một số sau đây:

-  Gadhafi tài trợ phần lớn cho phong trào Tháng 9 Đen (Black September Movement) là một tổ chức khủng bố Palestine. Tổ chức này đã giết chết 11 lực sĩ Do Thái và 1 cảnh sát viên người Đức tại Thế Vận Hội mùa hè tại Munich năm 1972.

-  Gadhafi hỗ trợ cho Mặt Trận Giải Phóng Hồi Giáo Moro Philippines nhằm tiết lập một quốc gia Hồi Giáo ly khai tại miền Nam Philippines.

-  Năm 1981, Gadhafi được nhận diện là đã tham dự bàn bạc vào kế hoạch ám sát Tổng Thống Ronald Reagan. Tháng 10 năm đó, Tổng Thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát. Gadhafi hoan hô kẻ sát nhân và nhấn mạnh rằng đó là một sự trừng phạt.

-  Năm 1984, Gadhafi thảo kế hoạch khủng bố bên trong nước Mỹ. Một trong số những nhóm lãnh đạo thuộc tổ chức Dân Tộc Islam (Nation of Islam) đã nhận tiền từ Gadhafi. Một tên băng đảng người Libya cũng nhận tài trợ của Gadhafi tuyên bố đến năm 1984 sẽ phát động cuộc chiến tranh chủng tộc để trả thù người da trắng. Nhiều tên trong băng đảng này năm 1986 đã bị bắt vì chuẩn bị đánh bom các tòa nhà của chính phủ và cho nổ máy bay Mỹ.

-  Sau vụ tấn công các phi trường Rome và Vienna tháng 12-1985 giết chết 19 người và làm bị thương 140 người, Gadhafi tuyên bố tiếp tục hỗ trợ các nhóm khủng bố Đức Red Army Faction và Red Brigates, và quân đội Cộng Hòa Aí Nhĩ Lan cũng như các quốc gia Âu Châu đã hỗ trợ cho nhũng người Libya chống lại Gadhafi.

-  Ngày 5-4-1986, mật vụ Libya đánh bom hộp đêm La Bella tại Tây Bá Linh giết chết 3 người và làm bị thương 229 người.

-  Cuối năm 1987, nhà cầm quyền Pháp chận bắt chiếc tầu buôn MV Eksund chở 150 tấn quân dụng của Libya tiếp tế cho quân khủng bố tại Âu Châu.

-  Còn nhiều nữa, nhưng đây mới là vụ khủng bố dã man và kinh hoàng nhất của Gadhafi. Ngày 21-12-1988, Gadhafi cho người đánh bom chuyến bay số 103 của hãng hàng không Hoa Kỳ PanAm. Chuyến bay này cất cánh từ Luân Đôn đi Nữu Ước bị nổ trên vùng trời Lockerbie, Scotland làm thiệt mạng 270 người gồm hành khách và một số người ở dưới đất.

     Khi Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, Gadhafi mất đồng minh. Cộng thêm biện pháp cấm vận kinh tế và chính trị của thế giới, Gadhafi buộc phải thay đổi chính sách. Năm 1999, Gadhafi hứa trao Megrahi, tên đánh bom chuyến bay PanAm 103 cho Hòa Lan đê xử theo luật pháp của Scotland. Do đó, Liên Hiệp Quốc bãi bỏ cấm vận, nhưng Mỹ thì chưa. Tháng 8-2003, Libya viết thư cho Liên Hiệp Quốc chính thức nhận trách nhiện vụ đánh bom và chịu bồi thường 10 triệu dollars cho mỗi gia đình nạn nhân (tổng cộng 2.7 tỷ). Tổng Thống Bush ký quyết định 13477 rút tên Libya ra khỏi danh sách các quốc gia khủng bố. Thế nhưng khi tên khủng bố Megrahi đươc thả ra năm 2009 trở về Libya thì đài truyền hình Tripoli loan tin, Gadhafi và con trai mở tiệc tại nhà tiếp đón tên này một cách hết sức trịnh trọng. Các chính phủ Phương Tây không ai quan tâm đến lối chơi ngông này của Gadhafi vì “người ta” nói, thành tích nhân quyền của Libya tốt rồi, không nên đụng tới nữa (the human rights record is fine so you needn’t touch that). Nhưng các gia đình nạn nhân thì rất buồn lòng.

     Thế là Gadhafi thoát nạn. Ông tuyên bố với thế giới ông ta là một người đã đổi khác rồi. (changed man). Các chính quyền Tây Phương quên hết các chuyện cũ của Gadhafi. Họ đổ xô đến ôm ấp và tán tụng ông ta như người cha trong Phúc Âm đón mừng đứa con hoang đàng trở về nhà. Bắt đầu phải kể đến là cựu thủ tướng Anh, ông Tony Blair.

     Ông Tony Blair ngửi thấy cái mối lợi từ dầu khí của Libya sớm nhất. Năm 2004 Tony bay sang Libya nói chuyện với Gadhafi trong một chiếc lều Bedouin (Bedouin tent). Ông ta ca tung Gadhafi đã bỏ chương trình nguyên tử, thôi sản xuất vũ khí hóa học, và nhấn mạnh đến việc liên minh chống khủng bố vì vụ tấn công 911 tại Mỹ. Sau đó Tony bàn đến chuyện làm ăn. Nước Anh cung cấp cho Libya 40 triệu pound trang bị quân sự gồm có súng bắn sẻ, xe chống đạn, vũ khí chống biểu tình và lựu đạn cay. Chính phủ Anh còn cam kết cung cấp những khoá huấn luyên đặc biệt cho các dịch vụ hàng không để Libya kiểm soát và chống khủng bố. Năm 2007, công ty dầu khí Anh BP (British Petroleum) ký một hợp đồng trị giá 900 triệu khai thác dầu khí tại Libya. Những thứ này hiện nay quả là hữu dung cho Gadhafi để chém giết đồng bào của mình. Cũng nên khen Gadhafi có cái nhìn xa để phòng thân khi hữu sự.

     Nhiều nước khác như Ý, Đức, Pháp mon men theo chân Anh tới chào mừng Gadhafi một cách hết sức niềm nở. Tổng thống Pháp, ông Sarkozy còn nói: Nếu chúng ta không chào đón những người hiểu biết trách nhiệm, thì chúng ta phải nói sao với những kẻ thiếu trách nhiệm? Thật là tình nghĩa.

     Washington nào có chịu thua. Mặc dầu NS Menendez dân chủ tiểu bang New Jersey có chứng cớ chắc chắn Gadhafi đã ra lệnh đặt bom chuyến bay 103 và ông cảnh cáo rằng Gadhafi rõ ràng và đơn giản là một tên khủng bố, nhưng TT George W. Bush quyết tâm thiết lập và vun quén cho mối liên hệ với Gadhafi ngày một thắm thiết. Năm 2008, TT Bush gởi bà ngoại trưởng Rice sang Libya nói chuyện với Gadhafi. Bà gọi cuộc tiếp xúc này là có tính cách lịch sử. Kết quả của chuyến viếng thăm này là ngay trong năm 2008, hãng dầu Exxon Mobil có trụ sở tại Texas đã dành được một hợp đồng khai thác hơi đốt ngoài khơi Libya với Công Ty Quốc Gia Dầu Khí của libya.

     Mối tình Washington - Tripoli sang đến đời TT Obama càng thêm khắng khít hơn. Sự liên hệ giữa Obama và Gadhafi ngoài vấn đề chính trị, còn phải kể đến yếu tố tinh thần vì họ là những người đồng đạo. Giữa hai nhà lãnh đạo này người ta không thể nào không nhìn thấy lấp ló hai hình bóng khác cận kề là mục sư Jeremiah Alvesta Wright, Jr., quen gọi là Ms Wright, và Louis Farrakhan, nhà lãnh đạo của tổ chức Dân Tộc Islam (Nation of Islam) tại Mỹ.

     Ms Wright là chánh xứ nhà thờ Trinity United Church of Christ ở Chicago. Ông là cha sở cuả con chiên Obama đã 23 năm. Niềm tin và những ý tưởng rút ra từ những bài giảng của Ms Wright liên hệ mạnh mẽ tới đường lối trong chiến dịch vận động của ông Obama. Ms Wright đã gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi trong dư luận Mỹ khi ông dùng một thành ngữ Mỹ để kết luận về vụ khủng bố 911: America’s chickens are coming home to roost. (những con gà Mỹ trở về chuồng để ngủ. Ý nói những việc làm tầm bậy trước kia không ngờ  lại quay lại gây chuyện cho chính mình)(*). Và ông còn thêm: Not God Bless America. God damn America (không phải Chúa chúc lành cho nước Mỹ đâu, mà là Ngài nguyền rủa nước Mỹ.)

     Farrakhan là người Mỹ Hồi Giáo gốc Phi Châu, một nhà lãnh đạo tôn giáo và xã hội. Ông phê bình chính phủ Hoa Kỳ về nhiều vấn đề, nhưng lại gọi TT Obama là một nhà Tiên Tri (Messiah). Nước Mỹ là “đất” của người Thiên Chúa Giáo, vậy mà chưa có một ông giám mục hay mục sư nào kêu gọi được một triệu giáo dân xuống đường. Thế nhưng Farrakhan đã làm được chuyện đó. Tháng 10-1995 Farrakhan đã kéo được một triệu ngưòi xuống đường tại Washington DC để kêu gọi người da đen phục hồi những cam kết với gia đình và cộng đồng của mình. Gadhafi có mối giây liên hệ mật thiết với cả hai người, Ms Wright và Farrakhan, và giúp đỡ tiền bạc cho cả hai.

     Vì sự liên hệ đặc biệt này mà Gadhafi coi Obama như một người bạn thiết. Ông ta ca tụng Tổng Thống Mỹ là ơn phước Allah ban cho thế giới Hồi Giáo, là một lợi ích lịch sử vĩ đại. Người lãnh đạo nước Mỹ bây giờ là một người con của Châu Phi, là một người da đen từ lục địa “của chúng ta”, một con người của dòng dõi Á Rập, hậu duệ Muslim, và đó là điều người ta không tưởng tượng nổi. Vì thế Gadhafi kêu gọi người Hồi Giáo phải ủng hộ các chính sách của Obama. Gadhafi quả quyết: Barack Obama là người bạn (Barakeh Obama is friend.)

     Vì sự ràng buộc thân tình này mà TT Obama hiện nay không thể đưa ra một biện pháp mạnh bạo và dứt khoát nào để đối phó với tình hình Libya. Bênh vực Gadhafi thì sợ bị thế giới lên án. Đứng về phe cách mạng lại sợ mất lòng người bạn thân tình. Lại còn Ms Wright, Farrakhan, và các đồng chí, đồng đạo khác nữa, họ sẽ nghĩ sao? Canh bạc 2012 sắp tới lấy ai đổ tiền vào hùn vốn đây! Kẹt phé thiệt chứ chẳng chơi. Có lẽ Gadhafi hiểu được tâm trạng đó của TT Obama nên cứ thế mà làm tới, bắn giết bạt mạng, không kể chi. Ông còn đánh vào tử huyệt của Obama bằng cách tố cáo rằng dân Libya nổi dậy được lèo lái bởi bọn khủng bố Al-Qaeda. Nếu Al-Qaeda lãnh đạo cuộc nổi dậy tại Libya thật, và nếu bọn này thành công thì không biết rồi nước Mỹ, và cả Âu Châu nữa, sẽ đi về đâu. Một Irak chưa xong. Lại một Afganistan nữa đã muốn hụt hơi. Nếu thêm Libya và biết đâu còn gì gì nữa thì có lẽ Obama sẽ phải mại cả nước Mỹ cho Tầu mới đủ tiền chi phí chiến tranh. TT Obama biến thành rùa cũng không có gì lạ.

     Vấn đề của nước Mỹ là, TT Obama chỉ có ý định cho Hosni Mubarrak thôi việc, trao chính quyền cho tổ chức Muslim Brotherhood để dùng tổ chức này chế ngự lại Al-Qaeda. Cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập để hạ bệ Mubarrak nằm trong âm mưu của người Mỹ. Âm mưu coi như thành công, nhưng kế hoạch lại hỏng việc. Người thợ săn đốt lên một que củi để hút thuốc, không ngờ vì bất cẩn đã làm cháy lan sang cả một khu rừng. Khu rừng Bắc Phi và Trung Đông dầy đặc những cây cổ thụ độc tài được Mỹ vun trồng và tưới bón để phục vụ cho quyền lợi của Mỹ không lẽ đùng một cái Mỹ muốn đốn bỏ hết. Chuyện vô lý. Điều vô lý hơn là nếu người ta nghĩ rằng nước Mỹ đang thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa cho vùng đất này. Nên biết rằng chẳng có chính quyền Mỹ nào tốt bụng đến cỡ đó. Một kinh nghiệm mà chắc chắn TT Obama không học được. Đó là mưu toan dùng tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, cho mục tiêu chính trị nhất định sẽ gặp thất bại. Trường hợp VN hãy còn nóng hổi. Hệ lụy của việc này còn kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt.

     Giám đốc điều hành cơ quan Minh Bạch Quốc Tế (International Transparency) Miklos Marshall mới đây lên tiếng về vấn đề Libya. Ông nói: Khó mà có thể rút ra được những bài học ngay lúc lịch sử còn đang thay đổi. Những lợi ích kinh tế ngắn hạn thì đáng kể, nhưng những nguyên tắc rất căn bản thì đã bị hy sinh.

     Đây là một lời cảnh cáo cho các chính phủ Tây Phương xưa nay vốn chủ trương nuôi dưỡng các chế độ độc tài tại các nước Á Rập có nhiều dầu khí để thủ lợi. Cái lợi thu được từ việc khai thác dầu thì lớn lắm. Nhưng cái hại đến trong tương lai thì chưa biết thế nào mà lường. Theo tín ngưỡng dân gian là gieo gió thì phải gặt bão.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

(*)   The Rev. Jeremiah Wright, Jr. told his congregation in a sermon on Sept. 16, 2001, "The Day of Jerusalem's Fall," that U.S. terrorism had precipitated Al-Qaeda's attack. "We bombed Hiroshima, we bombed Nagasaki, and we nuked far more than the thousands in New York and the Pentagon, and we never batted an eye. We have supported state terrorism against the Palestinians and black South Africans, and now we are indignant because the stuff we have done overseas is now brought right back to our own front yards." Wright concluded that "America's chickens are coming home to roost."
(xin tạm dịch: Ngày 16-9-2001, Ms Jeremiah Wright, Jr. giảng cho cộng đoàn của ông về “Ngày thành Jerusalem sụp đổ” rằng chính sách khủng bố của Hoa Kỳ đã trút lên đầu vụ tấn công của Al-Qaeda. Chúng ta bỏ bom Hiroshima, chúng ta bỏ bom Nagasaki, và chúng ta hủy diệt còn nhiều hơn là hàng ngàn nạn nhân ở Nữu Ước mà chúng ta chẳng hề chợp mắt. Chúng ta hỗ trợ một chính sách khủng bố quốc gia chống lại người Palestine và những người da đen Nam Châu Phi, bây giờ chúng ta lại cuồng nộ bởi vì chuyện gì chúng ta làm ở hải ngoại thì nay nó xẩy đến ngay trước sân nhà của chúng ta. Ms Wright kết luận: Đàn gà của nước Mỹ đang trở về để kiếm chỗ ngủ.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------