Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, March 13, 2011

Động đất làm dịch chuyển nước Nhật và trục Trái đất






(Dân trí) - Trận động đất có cường độ mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản đã gây ra sóng thần tàn phá bờ biển phía bắc nước này và tạo ra một vòng xoáy khổng lồ.
Hình ảnh thu giữ được cho thấy một con tàu nằm ở gần “mắt” vòng xoáy.



Một bức ảnh chụp qua vệ tinh với những mảng màu nhân tạo đã cho thấy việc mất điện ở Nhật tiếp sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3. Các nhà khoa học đã so sánh dữ liệu thu được của Chương trình vệ tinh khí tượng học quốc phòng của Không quân Mỹ trong năm 2010 với những dữ liệu của ngày xảy ra thảm họa. Các khu vực màu vàng biểu thị nơi có điện, trong khi các vệt màu đỏ hé lộ những địa điểm từng có điện chiếu sáng trong năm 2010 nhưng nay đã trở nên tối om. Việc mất điện tập trung thành một dải trải dài từ khu vực ngoại ô phía bắc Tokyo tới các vùng phía bắc thành phố cảng Sendai, miền bắc Nhật, gần tâm chấn động đất nhất.

Trái Đất “đổi hình” sau động đất do Mặt trăng gây ra cho Nhật
(Dân trí) - Trận động đất ở Nhật Bản mạnh đến độ đã làm thay đổi hình thể vùng biển nước này và trục Trái Đất - nhà địa chất Mỹ kết luận. Nguyên nhân có thể do vị trí Mặt trăng và các quá trình hoạt tính Mặt trời - nhà khoa học Nga nói.

Trận động đất hôm 11/3 đã khiến đảo chính của Nhật Bản xê dịch đến 2,4 m
Ông Kenneth Hudnut, một nhà địa vật lý học của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), hôm qua nói với đài truyền hình CNN rằng trận động đất hôm 11/3 đã khiến đảo chính của Nhật Bản xê dịch đến 2,4 m.
Ông cũng khẳng định sự rung chuyển cực lớn của trận động đất do các thềm lục địa nằm sâu dưới biển tạo ra, đã làm trục Trái Đất chệch đi ít nhất 8 cm.
Cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga, nhà khoa học Nga Arkady Tishkov, phó giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga phân tích: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái Đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt trời. Mặt trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái Đất”.
“Vấn đề thứ hai là hiện nay Mặt trăng đang ở giai đoạn gần Trái Đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi "vành đai lửa" của Thái Bình Dương”.
 Trận động đất 8,9 độ richter xảy ra hôm 11/3 đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn tại khu vực trung tâm và miền đông bắc Nhật Bản, gây sóng thần cao 10 mét đánh vào bờ biển và lan đến tận vùng Viễn Đông của Nga. Một thảm họa khủng khiếp như vậy chỉ có thể do Mặt trăng và Mặt trời kích hoạt - ông Arkady Tishkov nhận định.
Mặt trăng hiện giờ nằm ​​ở vị trí cách từ Trái Đất khoảng 350.000 km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt trăng đang ở gần như vậy nhất định tác động mạnh lên thạch quyển của Trái Đất. Đến lượt mình, Mặt trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất của nó trong vòng mấy năm qua: vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái Đất đều nhận thấy.
Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của mặt trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất.


                         Mặt Trăng và Mặt Trời gây ra động đất Nhật Bản? 
13/03/2011 08:30


Trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga, Phó Giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà khoa học Arkady Tishkov cho rằng trận động đất tàn phá nhất trong lịch sử Nhật Bản cường độ 8,9 độ Richter ngày 11/3 có thể do vị trí của Mặt Trăng và các quá trình hoạt tính của Mặt Trời gây ra.
Sóng thần tràn vào bờ biển ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Sóng thần cao nhất, 10 mét, ở thành phố Sendai cũng thuộc tỉnh này. Ảnh: AP.
Ông Tishkov nói: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái Đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt Trời. Mặt Trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái Đất.

Vấn đề thứ hai là hiện Mặt Trăng đang ở giai đoạn gần Trái Đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt Trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi 'vành đai lửa' của Thái Bình Dương
."

Theo nhà khoa học này, Mặt Trăng hiện nằm ở vị trí cách Trái Đất khoảng 350.000km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt Trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt Trăng đang ở gần như vậy nhất định sẽ tác động mạnh lên thạch quyển của Trái Đất.

Còn Mặt Trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất trong vòng mấy năm qua và vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái Đất đều nhận thấy.

Ông Tishkov nói tiếp: “Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của Mặt Trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất”.



Ngày 19/3 sẽ có “siêu mặt trăng”
(Dân trí) - Vào ngày 19/3 tới, mặt trăng và trái đất sẽ được ở gần nhau nhất trong vòng 19 năm qua. Vào thời điểm này, mặt trăng sẽ sáng hơn, lớn hơn bình thường, nên còn được gọi là “siêu mặt trăng”.

Các chuyên gia khẳng định, "siêu mặt trăng" chỉ làm thủy triều thay đổi.
Theo Life's Little Mysteries, một trang “chị em” của SPACE.com (trang web nổi tiếng về vũ trụ), mặt trăng và trái đất sẽ ở cách nhau chỉ 356.577km. Trang web còn dẫn lời một nhà chiêm tinh học hàng đầu thế giới cho biết đây là hiện tượng “siêu mặt trăng” và nó có thể gây ra động đất, núi lửa.

Bài báo còn dẫn chứng những lần “siêu mặt trăng” vào năm 1955, 1974, 1992 và 2005, với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu sóng thiên văn quốc tế, Pete Wheeler phủ nhận điều này. Ông cho rằng trái đất sẽ diễn ra hiện tượng thủy triều rút sâu và dâng cao hơn, chứ không có gì siêu bất thường xảy ra khi mặt trăng ở điểm gần trái đất nhất.

Nhà thiên văn học người Australia David Reneke cũng đồng ý với quan điểm của Pete Wheeler, và cho rằng “những nghi ngờ trên cuối cùng sẽ được chứng minh là vô lý”.

                         Động đất ở Nhật Bản dịch chuyển cả trục Trái Đất 
13/03/2011 07:05

Trận động đất khủng khiếp và kèm theo là sóng thần với sức tàn phá ghê gớm hôm 11/3 đã dịch chuyển đảo chính của Nhật Bản khoảng 2,4m và nâng Trái đất trên trục của nó.

Báo cáo của Viện Địa vật lý và Nghiên cứu núi lửa Quốc gia tại Italy ước đoán trận động đất 8,9 độ Richter đã nâng hành tinh của chúng ta khoảng 10cm trên trục của nó.

Trận động đất này, đánh vào bờ biển phía đông Nhật Bản, đã giết hại hàng trăm người vào tạo nên những bức tường nước cao tới 10m quét phăng ruộng đồng, nhấn chìm nhiều thị trấn, lôi tuột nhiều ngôi nhà ra giữa đường cao tốc, và tung xe hơi cùng tàu thuyền lên không trung như những món đồ chơi.

Một số đợt sóng vào sâu trong đất liền ở tỉnh Miyagi tới 10km.

Đây là trận động đất mạnh nhất tại xứ Phù Tang trong lịch sử khoảng 140 năm qua, và sóng thần mà nó tạo ra đã tràn qua cả Thái Bình Dương, dẫn đến những cảnh báo sóng thần tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tới tận những nước xa xôi như Canada, Mỹ và Chile. Chỉ trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra động đất đã có 160 dư chấn, trong đó có đến 141 dư chấn mạnh từ 5 độ Richter trở lên.

Theo Shengzao Chen, một nhà địa vật lý thuộc cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGC), trận động đất xảy ra khi vỏ Trái đất bị nứt dọc một khu vực dài tới 400km và rộng 160km, khiến các địa tầng kiến tạo bị trượt tới hơn 18m.

Nhật Bản nằm dọc "vành đai lửa," một khu vực có nhiều hoạt động núi lửa và động đất kéo dài từ New Zealand ở Nam Thái Bình Dương lên đến tận Nhật Bản, chạy tới Alaska và rồi vòng xuống các bờ biển phía tây của Bắc và Nam Mỹ. Theo ông Jim Gaherty thuộc trung tâm quan sát trái đất LaMont-Doherty của Đại học Columbia thì trận động đất này mạnh gấp "hàng trăm lần" so với trận động đất năm 2010 làm hơn 230.000 người chết ở Haiti.

Trận động đất ở Nhật Bản vừa qua có sức mạnh tương đương với trận động đất năm 2004 ở Indonesia đã gây nên sóng thần làm chết hơn 200.000 người thuộc hơn 10 quốc gia quanh Ấn Độ Dương.

Trận động đất ở Nhật xảy ra chỉ vài tuần sau trận động đất 6,3 độ Richter đánh vào Christchurch ngày 22/2, lật nhào những tòa nhà cổ và làm 150 người chết. Thời gian xảy ra 2 trận động đất làm dấy lên những câu hỏi về việc hai vụ này có liên quan tới nhau hay không, nhưng các chuyên gia cho rằng khoảng cách giữa hai địa điểm quá xa như vậy thì điều đó không thể xảy ra./.

                         Nghi ngờ có 90 người đã bị nhiễm xạ sau vụ nổ lò 
13/03/2011 06:42

T
Theo nguồn tin của phóng viên có mặt tại Nhật Bản ngày 13/3, vào thời điểm xảy ra vụ nổ tại lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân số 1 tại thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima (Đông Bắc Nhật Bản), có tới 90 người dân đang chờ được cứu hộ thay vì con số nhỏ hơn mà cơ quan chức năng đưa ra trước đó.

Tổ máy ở nhà máy điện Fukushima 1 bị nổ bay nắp lò chỉ còn trơ cốt thép

Trước đó, cơ quan chức năng tỉnh Fukushima cho hay 3 người dân bị nhiễm xạ vì có mặt trong sân của một trường cấp 3 thuộc thị trấn trên.

Hiện nhà chức trách tỉnh Fukushima đang kiểm tra sức khỏe đối với những người này để xác nhận khả năng nhiễm xạ hay không.

Theo nhận định của truyền thông địa phương, tính chất nghiêm trọng của vụ rò rỉ phóng xạ được nâng lên mức cao độ vì vị trí xảy ra sự cố hạt nhân chỉ cách thủ đô Tokyo 250km về phía Tây Nam.

Chánh văn phòng Nội các Yukio Edano tối 12/3 đã chỉ thị công tác làm lạnh bể chứa hạt nhân khẩn cấp lò phản ứng số 1 để hạn chế tối đa khả năng rò rỉ thêm phóng xạ.

Trong một diễn biến khác, một trận động đất 4,4 độ Richter đã làm rung chuyển tỉnh Niigata (Tây Bắc Nhật Bản) hồi 11 giờ 35 phút tối 12/3 (giờ địa phương).

Theo cơ quan khí tượng Nhật Bản, tâm chấn được xác định ở độ sâu 10km thuộc vùng Chuetsu, miền Trung tỉnh này.

 Theo Vietnam+


Thêm một lò phản ứng ở Nhật gặp nguy, 15 người nhiễm phóng xạ
(Dân trí) - Nhật vừa thông báo một lò phản ứng khác ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã mất chức năng làm lạnh, trong khi ít nhất 15 người gần đó đã được phát hiện nhiễm phóng xạ, giữa lúc nỗi lo về nổ nhà máy điện hạt nhân càng lúc càng tăng.



Trung tâm điện hạt nhân Fukushima sau vụ nổ ngày 12/03
Tập đoàn điện lực Tokyo (Tepco) sáng nay đã báo với chính phủ rằng lò phản ứng số 3 tại nhà máy Fukushima đã mất khả năng làm lạnh. Theo người phát ngôn hàng đầu chính phủ Nhật Bản, ông Yukio Edano, lò phản ứng này đang trong quá trình giải phóng các đám hơi nước mang phóng xạ.
Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp của Nhật Bản nói rằng việc hệ thống làm nguội tại lò số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã ngưng hoạt động có thể dẫn đến vụ nổ thứ hai, tiếp theo vụ nổ thứ nhất hôm qua tại lò số 1. 
Đây là lò phản ứng thứ 6 tại các nhà máy điện Fukushima 1 và Fukushima 2 bị hỏng hệ thống làm lạnh kể từ khi xảy ra động đất hôm 11/3. Thảm hoạ này làm tăng nỗi lo ngại về khả năng rò rỉ chất phóng xạ, đặc biệt nghiêm trọng là ở lò phản ứng số 1.
Cơ quan Đối phó Tình trạng khẩn cấp và hoả hoạn hôm nay xác nhận 15 người đã được phát hiện nhiễm phóng xạ tại một bệnh viện cách lò phản ứng 10km.
Hôm qua, ông Yukiya Amano, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho rằng hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đều hoặc không bị ảnh hưởng bởi động đất, hoặc đã được đóng cửa an toàn. Ông thừa nhận tiếp tục có những lo ngại về tình trạng của nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi, khi nguồn cung cấp điện đã bị cắt sau thảm hoạ động đất-sóng thần và hệ thống làm lạnh bị tê liệt.
55 trung tâm điện hạt nhân của Nhật Bản nằm trong vùng động đất. Riêng tại vùng Sendai, nơi bị cơn địa chấn gây thiệt hại nghiêm trọng nhất, có tổng cộng 11 trung tâm điện hạt nhân, trong đó có hai trung tâm gây lo ngại đặc biệt nằm ở nhà máy điện Fukushima. Chính quyền đã phải yêu cầu dân chúng xung quanh sơ tán đi nơi khác.
Tất cả các lò phản ứng tối tân này đã ngưng vận hành một cách tự động. Tuy nhiên, tình trạng của hai trung tâm gây lo ngại đặc biệt, nhất là sau khi có tiếng nổ tại một cơ sở. Hôm qua, đích thân thủ tướng Naoto Kan ra lệnh sơ tán 45.000 dân trong một đường bán kính 20 km chung quanh trung tâm điện hạt nhân Fukushima 1.
Theo hãng thông tấn Kyodo, độ phóng xạ tại nơi đặt hệ thống kiểm soát vận hành tăng gấp 1000 lần mức bình thường. Điều đáng lo hơn nữa là theo thẩm định của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, rất có thể đang xảy ra hiện tượng nóng chảy trong lò phản ứng chỉ cách thủ đô Tokyo có 250 km này.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc IAEA khẳng định các quan chức Nhật Bản đã thông báo với IAEA rằng vụ nổ ở Lò phản ứng Đơn vị số 1 tại Fukushima Daiichi không làm hư hộp sắt bọc lò phản ứng. Nhiệt độ gia tăng tại lò phản ứng từ chiều 11/3 buộc quân đội Mỹ phải cung cấp hóa chất làm lạnh suốt đêm.
Nhưng không phải chỉ có một trung tâm hạt nhân gặp vấn đề. Nhiều lò phản ứng của trung tâm Fukushima số 2 cũng gặp trở ngại trong hệ thống hạ nhiệt. Công ty điện lực Tepco của Nhật Bản, quản lý các trung tâm hạt nhân trong vùng, đã được chỉ thị phải mở van an toàn để làm giảm áp suất bên trong và do vậy đã thải hơi nước có phóng xạ ra không khí bên ngoài.
Theo Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, các biện pháp đối phó đã mang lại kết quả tương đối. Tình hình trung tâm hạt nhân Fukushima được mô tả là “gần giống với tai nạn hạt nhân ở Three Miles Island năm 1979 ở Mỹ, hơn là vụ nổ Chernobyl tại Ukraina, năm 1986, thời Liên Xô cũ”. Tại Chernobyl, kiến trúc bảo vệ bên ngoài không kiên cố nên bị nổ tung. Còn trong vụ tai nạn hạt nhân tại Mỹ năm 1979, nhờ kiến trúc bảo vệ kiên cố nên tránh được thảm họa hạt nhân.
Trong khi đó, thiệt hại nhân mạng của trận động đất và sóng thần hôm qua tại Nhật Bản không ngừng gia tăng. Đến đêm qua, số người chết và mất tích đã vượt mức 1.800.


Ồ ạt di tản khỏi nơi nhà máy điện hạt nhân bị nổ

Khoảng 170.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực quanh nhà máy điện hạt nhân vừa bị nổ ở đông bắc Nhật Bản.

Thành phố Minamisanriku bị nhấn chìm trong nước. Giới chức Nhật vẫn chưa liên lạc được hơn một nửa cư dân của thành phố này. Ảnh: AP.
Lửa vẫn cháy ở cảng Sendai, nơi bị sóng thần cao tới 10 mét ập vào. Ảnh: AP.
Tòa nhà chứa một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã bị hư hại trong vụ nổ hôm qua. Tuy nhiên, giới chức cho biết lõi của lò phản ứng vẫn không bị ảnh hưởng gì.
Chính phủ Nhật Bản cũng trấn an về lo ngại về rò rỉ tại nhà máy Fukushima I, nói rằng mức độ phóng xạ quanh đó đã hạ xuống thấp. Công ty điện lực Tokyo (Tepco) đã bắt đầu đổ nước biển vào lò phản ứng số 1 cùng axit boric để ngăn chặn nguy cơ nóng chảy trong lõi lò. Việc đổ nước biển vào lò có thể kéo dài tới vài giờ.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết khoảng 170.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực 20 km quanh Fukushima I. 30.000 sống cách nhà máy Fukushima II 10 km cũng được di tản, BBC đưa tin.
Trong khi đó, Tepco cũng cảnh báo hệ thống làm lạnh tại một lò phản ứng ở nhà máy điện Fukushima I không còn hoạt động. Reuters thì dẫn một quan chức thuộc cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cho biết họ đã tiến hành kiểm tra và thấy ít nhất 9 người bị nhiễm phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân. Giới chức ước tính con số này có thể lên tới 160. Tokyo yêu cầu dân chúng bình tĩnh và sẵn sàng cung cấp iodine cho bất cứ ai bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.
Trận động đất và sóng thần hôm qua được cho là đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại khắp vùng bờ biển dài ở đông bắc Nhật. Các dư chấn mạnh mẽ tiếp tục xảy ra trong khu vực này.
BBC cho biết một cảnh tượng hoang tàn bao trùm lên thành phố Sendai, nơi từng bị sóng thần 10m ập vào. Nhiều tàu chở hàng không lồ bị dạt vào bờ, va đập vào các tòa nhà. Lửa vẫn cháy ở gần cảng của Sendai. Cảnh sát cho biết khoảng 200-300 thi thể được tìm thấy chỉ ở một quận của thành phố.
Phần lớn thành phố Rikuzentakada, tỉnh Iwate, cũng bị hủy hoại và gần như bị chìm trong nước hoàn toàn. NHK cho hay binh sĩ tìm thấy xác của 400 người ở đó.
Trong khi đó, tại cảng Minamisanriku ở tỉnh Miyagi, giới chức đã sơ tán được 7.500 người song không thể liên lạc được với gần 10.000 người khác.
Một quan chức tại thành phố Futaba, tỉnh Fukushima, cho hay hơn 90% ngôi nhà ở 3 khu vực gần biển bị sóng thần cuốn trôi. "Sóng thần ập vào cực nhanh", Koichi Takairin, một lái xe tải 34 tuổi, cho biết. Anh đang ngồi trong chiếc xe có trọng tải 4 tấn khi sóng thần ập đến. "Xe hơi bị sóng cuốn trôi đi. Tất cả những gì tôi có thể làm là ngồi yên trong xe tải".
Hàng chục nghìn binh sĩ cùng tàu, trực thăng được triển khai tới thực hiện công tác cứu hộ ở vùng bị ảnh hưởng. Hơn 215.000 người đã được đưa tới 1.350 nơi ở tạm thời tại 5 tỉnh.
Nhiều nước đã cử các nhóm cứu hộ tới Nhật và Liên Hợp Quốc đóng vai trò điều phối. Tổng thống Mỹ Barack Obama hứa sẽ trợ giúp Nhật trong thời điểm khó khăn. Một tàu sân bay Mỹ đã tham gia công tác cứu hộ trong khi một chiếc khác đang trên đường tới đây.
Đây là trận động đất kinh hoàng nhất ở Nhật trong vòng 140 năm. Năm 1923, cơn địa chấn mạnh 8,3 độ Richter xảy ra đã khiến 143.000 người chết ở Kanto. Năm 1995, 6.400 người thiệt mạng trong động đất mạnh 7,2 độ Richter ở Kobe. 

Thêm một lò phản ứng của Nhật có nguy cơ nổ

Công ty điện lực Tokyo (Tepco) hôm nay cảnh báo hệ thống làm lạnh tại một lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I không hoạt động và có nguy cơ phát nổ.

Nổ tại lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Nhật. Ảnh: Mainchi.
Nổ tại lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Nhật. Ảnh: Mainichi.
"Tất cả các chức năng nhằm làm lạnh tại lò phản ứng số 3 ở nhà máy Fukushima I đã mất tác dụng", AFP dẫn lời phát ngôn viên của Tepco, công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân này, cho biết.
"Đến 5h30 sáng nay (giờ Tokyo), việc bơm nước đã dừng lại và áp suất bên trong tăng nhẹ", ông nói và thêm rằng Tepco đã trình một báo cáo khẩn cấp về tình trạng của nhà máy lên chính phủ.
Nguy cơ mới này xuất hiện sau một vụ nổ lớn xảy ra ở một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I chiều qua dù các nhà quản lý đã cố gắng kiểm soát nhiệt độ và áp suất bên trong.
Nhật Bản hôm 11/3 tuyên bố tình trạng khẩn cấp về nguyên tử do cộng đồng quốc tế e ngại động đất mạnh 8,9 độ Richter ảnh hưởng tới những lò phản ứng của họ. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết Nhật đã sơ tán 200.000 người quanh hai nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và II. Hai nhà máy này, cách Tokyo 200km về phía bắc, nằm gần nhau với tổng cộng 10 lò phản ứng.  


Chính phủ Nhật phủ nhận nổ lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân
(
 Tiếng nổ chiều nay từ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản bị hư hại nặng sau động đất không phải là do nổ lò phản ứng hạt nhân, mà do hệ thống bơm bị hỏng khi các nhân viên đang cố gắng giảm bớt nhiệt độ của lò này.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở đông bắc Nhật Bản trước khi xảy ra động đất
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yukio Edano vừa xác nhận như trên trước báo giới.
Ông cho biết bước kế tiếp, các công nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sẽ làm ngập lò phản ứng này trong nước biển để giúp nhiệt độ lò giảm xuống mức an toàn. Nỗ lực này dự kiến mất khoảng 2 ngày.
Ông Edano khẳng định vụ nổ gây hư hại cho tòa nhà chứa một lò phản ứng, nhưng không làm hư hộp sắt bọc lò phản ứng. Độ toả nhiệt đã giảm vì vậy hiện không có nguy hiểm tức thì. Dù vậy, chính phủ vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động sơ tán người dân trong vòng bán kính 20km quanh nhà máy này.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hối thúc dân chúng tránh xa nhà máy điện hạt nhân Fukushima ít nhất 20km. Ông nói rằng ưu tiên số một là sự an toàn của dân chúng ở xung quanh nhà máy.
Trước khi xảy ra vụ nổ, giới hữu trách nói rằng vật liệu bức xạ được phát hiện bên ngoài một trong các lò phản ứng. Cơ sở này bị mất điện và không có khả năng làm nguội sau trận động đất 8,9 độ và sóng thần hôm 11/3.
Do trận động đất mạnh kéo theo sóng thần dữ dội, số người chết hoặc mất tích ở Nhật Bản đã lên tới gần mốc 2.000, hàng trăm người bị thương. Ở miền đông-bắc nước này, 3.400 tòa nhà đã bị phá hủy, ghi nhận hơn 200 đám cháy lớn, có tai nạn trên đường ống dẫn khí đốt và hệ thống cấp nước. Hơn một triệu gia đình không có nước ăn.
Tại Iwate, sóng thần tàn phá thành phố Rikudzentakata, các làng mạc ven biển của tỉnh Miyagi bị thiệt hại nặng. Trên toàn Nhật Bản đã hủy hơn 460 chuyến bay. Nhà chức trách đã sơ tán hơn 215.000 người khỏi các khu vực bị thiên tai. Thủ tướng Naoto Kan kêu gọi tăng cơ số quân đội trong vùng thiệt hại tới 50.000 binh sĩ.
Hãng tin Kyodo nói rằng giới hữu trách chưa tìm thấy 4 chiếc xe lửa chạy dọc bờ biển khi sóng thần xảy ra.
Đây là cơn địa chấn lớn nhất được ghi nhận ở Nhật Bản từ trước tới nay và là trận động đất lớn thứ 5 trên thế giới trong vòng hơn một thế kỷ. Chính phủ Nhật nói rằng 700 người còn mất tích và hơn 1.000 người bị thương.Nổ lớn tại nhà máy điện nguyên tử Nhật
 - Một lò phản ứng tại nhà máy điện nguyên tử Số 1 ở tỉnh Fukushima của Nhật chiều nay đã phát nổ, làm sập tòa nhà chứa lò phản ứng và làm 4 người bị thương, gia tăng lo ngại lõi lò phản ứng bị tan chảy, gây thảm họa phát tán phóng xạ.

Nhà máy điện nguyên tử Số 1 Fukushima.
 
Theo Công ty điện Tokyo, vụ nổ xảy ra vào 3h36 chiều thứ bảy, tại Lò phản ứng Số 1 của nhà máy điện nguyên tử Số 1 của tỉnh Fukushima, nơi vốn đã gặp sự cố sau trận động đất 8,9 richter vào ngày hôm qua. Sáng nay hàm lượng phóng xạ rò rỉ tại lò phản ứng đã tăng lên gấp 1.000 lần bình thường.


4 công nhân đang sửa chữa tại lò phản ứng đã bị thương. Công ty điện Tokyo cho hay họ vẫn tỉnh và vết thương không nguy hiểm đến tính mạng.

Chính phủ Nhật cho biết, Cơ quan cứu hỏa Tokyo đã cử một nhóm cứu hộ chuyên trách tới nhà máy, mang theo các thiết bị để hạ nhiệt các cơ sở trong nhà máy.
 
Khói bốc lên từ vụ nổ tại nhà máy hạt nhân.

Người phát ngôn cấp cao của chính phủ đã yêu cầu hàng chục ngàn người trong vòng bán kính 20km quanh nhà máy phải đi sơ tán. Song ông cũng kêu gọi “bình tĩnh”, và cho rằng lượng phóng xạ đã ở “mức giả”.
 
Lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện Số 1 Fukushima trước và sau khi xảy ra vụ nổ.
Trong khi đó Kyodo News cho hay lượng phóng xạ theo giờ tại nhà máy bằng với lượng phóng xạ cho phép hàng năm.

Các kênh truyền hình cảnh báo người dân sống gần nhà máy ở trong nhà, tắt điều hòa và không uống nước trong vòi.




Những ai đang ở ngoài trời cũng được khuyên tránh để hở da và đeo khẩu trang hoặc lấy khăn ướt che mặt.

Giới chức hạt nhân trước đó đã cảnh báo nhà máy điện hạt nhân Số 1 Fukushima, nằm cách đông bắc thủ đô 30 triệu dân Tokyo 250km, “có thể sẽ phải trải qua hiện tượng lõi lò phản ứng hạt nhân tan chảy”, mà kết quả là năng lượng phóng xạ phát ra.
 
Hệ thống làm lạnh của nhà máy đã bị hư hại trong trận động đất 8,9 richter ngày hôm qua, khiến chính phủ khẩn trương dồn lực sửa chữa và sơ tán hơn 45.000 dân trong vòng bán kính 10km.

Đài truyền hình NHK của Nhật đã chiếu cảnh khói bốc lên từ địa điểm và cho biết tòa nhà chứa lò phản ứng đã bị phá hủy.

Trong khi đó cơ quan điều hành nhà máy, Công ty điện Tokyo (Tepco) xác nhận mái của tòa nhà chứa lò phản ứng bị đổ sập. Công ty cho biết thêm sự cố xảy ra sau một cơn dư chấn.Điện hạt nhân từ khoảng 50 nhà máy cung cấp khoảng 30% lượng tiêu thụ điện năng tại Nhật.

Nhật phát hiện rò rỉ phóng xạ cao gấp 1.000 lần bình thường
(Dân trí) - Phóng xạ tăng cao gấp 1.000 lần so với bình thường ở trong và quanh công ty điện Tokyo, thuộc nhà máy điện hạt nhân Số 1 Fukushima vào hôm nay, một ngày sau khi xảy ra trận động đất 8,9 richter, Cơ quan an toàn hạt nhân nước này cho biết.
 
Sau thảm họa động đất, sóng thần, Nhật còn phải đối mặt với nguy cơ rò rỉ phóng xạ.
Đây là trường hợp rò rỉ phóng xạ đầu tiên được ghi nhận tại Nhật kể từ khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần vào ngày hôm qua. Như vậy điều nhiều người ở quốc gia phụ thuộc khá lớn vào nguồn năng lượng điện hạt nhân này đã hiện hữu.

Tuy nhiên, Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cho rằng lượng phóng xạ sẽ không gây ảnh hưởng tức thì tới sức khỏe của người dân sống gần đó.

Song khu vực gần nhà máy điện hạt nhân số 2 Fukushima cũng được cơ quan này khoanh vùng là khu vực cần phải được sơ tán. Nhà máy Số 2 cũng gặp trục trặc sau khi xảy ra động đất.

Nhà quản lý của cả hai nhà máy này tại tỉnh Fukushima dự kiến sẽ giảm áp lực ở các nhà chứa lò phản ứng, theo một sắc lệnh chưa từng có tiền lệ của chính phủ, để phòng trường hợp các nhà máy bị hư hại. Tuy nhiên, việc giảm áp lực cũng đồng thời làm thải hơi nước có thể mang theo chất phóng xạ.


Lượng phóng xạ đã lên cao gấp 1.000 lần bình thường ở phòng điều khiển của lò phản ứng số 1 trong nhà máy điện hạt nhân Số 1 Fukushima, Cơ quan an toàn Hạt nhân và Công nghiệp Nhật cho hay.

Cơ quan này cũng cho biết phóng xạ ở gần cổng chính của nhà máy cao gấp hơn 8 lần so với bình thường.

Giới chức trách đã mở rộng khu vực dân cư phải sơ tán quanh nhà máy Số 1 từ 3km lên 10km, theo lệnh của Thủ tướng Nhật Naoto Kan, người đã tới thị sát nhà máy.

Chính phủ cũng tuyên bố nhà máy Số 2 Fukushima được đặt trong tình trạng khẩn cấp về hạt nhân, bên cạnh

Nhật Bản dùng nước biển để làm lạnh lò hạt nhân
Nhà máy điện Daiichi bốc khói sau vụ nổ trưa hôm 12.3 - Ảnh: Reuters
(TNO) Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) dự định sẽ bơm nước biển vào kho chứa lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ ở Nhà máy điện Fukushima Daiichi để làm lạnh và giảm áp suất ở lò này, theo Chánh văn phòng nội các Nhật Yukio Edano vào tối 12.3.    Ông Edano nói: “Chúng tôi sẽ bơm nước biển vào khu chứa lò phản ứng. Bộ trưởng Thương mại (Banri) Kaieda đã hướng dẫn chúng tôi làm thế. Chúng tôi sẽ dùng acid boric để ngăn chặn việc tới hạn”.
Ông Edano cho biết, sẽ mất từ 5 đến 10 tiếng đồng hồ để lấp đầy lõi của lò phản ứng bằng nước biển và khoảng 10 ngày để hoàn tất tiến trình xử lý.
Theo ông Edano, xuất phát từ việc nước làm nguội tụt xuống, khí hydro đã sinh ra và thoát ra ngoài không gian giữa kho chứa và tòa nhà. Vụ nổ vào buổi trưa 12.3 xảy ra khi khí hydro tiếp xúc với khí oxy tại đó.   
Trong khi đó, người phó của ông Edano, ông Noriyuki Shikata tiết lộ, TEPCO đã giảm áp thành công lò phản ứng ở nhà máy Daiichi. Việc bơm nước biển và acid boric chỉ là biện pháp bổ sung.


10.000 người ở một thành phố Nhật mất tích, tổng người chết vượt 1.700
(Dân trí) - Quân đội Nhật Bản hôm nay cho biết họ đã tìm thấy từ 300-400 thi thể ở thành phố ven biển Rikuzentakata, trong khi 10.000 người ở thành phố cảng khác thuộc tỉnh Miyagi đang bị mất tích. Tổng số người thiệt mạng có thể đã vượt 1.700.
 
Thiệt hại do thảm họa động đất và sóng thần là vô cùng lớn.


Đài truyền hình NHK cho hay con số 10.000 người trên chiếm hơn một nửa trong tổng số 17.000 dân của thành phố cảng Minamisanriku bên bờ Thái Bình Dương thuộc tỉnh Miyagi. Giới chức địa phương hiện đang tìm kiếm họ với sự giúp đỡ của quân đội.

Theo giới chức trách, cho điến nay họ mới xác nhận được khoảng 7.500 người được sơ tán đến 25 khu trú ẩn sau trận động đất, song họ không thể liên lạc được với khoảng 10.000 người khác.

Minamisanriku là một trong những khu vực gánh chịu hậu quả nặng nề nhất trong trận động đất 8,9 richter gây sóng thần khủng khiếp vào ngày hôm qua.

Trước đó, đài truyền hình NHK dẫn lời lực lượng quân đội Nhật cho hay, các binh sỹ đã tìm thấy 300-400 thi thể ở thành phố Rikuzentakata và thành phố này gần như bị xóa sổ bởi trận đại hồng thủy một ngày trước đó.

Cảnh sát địa phương cho hay gần như toàn bộ thành phố ở tỉnh Iwate này bị ngập. Sóng thần đã ập cao tới tầng ba của tòa nhà thị chính. Trong trung tâm thành phố, chỉ vài tòa nhà còn sót lại.

Trong khi đó thiệt hại do thảm họa động đất, sóng thần ngày hôm qua gây ra ngày một hiện hữu vào hôm nay. Tổng số người thiệt mạng và được cho là có thể đã thiệt mạng đã vượt 1.600.

Cụ thể số người được xác nhận thiệt mạng lên tới 564, trong khi 200-300 thi thể được chuyển tới thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Ngoài ra có tin 200 thi thể nữa đã được chuyển tới các phòng tập thể dục ở Iwanuma và Natori, đều thuộc tỉnh Miyagi.

Khoảng 600 người khác hiện đang mất tích.

Dư chấn vẫn tiếp tục làm rung chuyển Nhật Bản và chiều nay một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Số 1 Fukushima đã phát nổ, làm 4 người bị thương. Giới chức trách đã mở rộng bán kính sơ tán ở nhà máy từ 10km lên 20km.

Tổng số người phải đi sơ tán gần nhà máy hạt nhân lên tới 300.000 người, Cơ quan cảnh sát quốc gia cho hay.

Lửa vẫn rừng rực cháy ở các khu vực dân cư, với Kesennuma ở tỉnh Miyagi đang phải chảy qua thảm họa hỏa hoạn ở cấp độ 3.

Tại tỉnh Iwate, khu vực ven biển của thành phố Miyako và toàn bộ Yamada cũng bị ngập.

Khoảng 1.800 ngôi nhà ở tỉnh Fukushima bị phá hủy, Cơ quan cảnh sát quốc gia cho hay.

Trong khi đó, tại Tokyo hơn 120.000 người đã không thể về nhà vào tối qua do tàu ngưng hoạt động và do tắc đường.




10.000 người ở một thành phố Nhật mất tích, tổng người chết vượt 1.700
(Dân trí) - Quân đội Nhật Bản hôm nay cho biết họ đã tìm thấy từ 300-400 thi thể ở thành phố ven biển Rikuzentakata, trong khi 10.000 người ở thành phố cảng khác thuộc tỉnh Miyagi đang bị mất tích. Tổng số người thiệt mạng có thể đã vượt 1.700.
 
Thiệt hại do thảm họa động đất và sóng thần là vô cùng lớn.


Đài truyền hình NHK cho hay con số 10.000 người trên chiếm hơn một nửa trong tổng số 17.000 dân của thành phố cảng Minamisanriku bên bờ Thái Bình Dương thuộc tỉnh Miyagi. Giới chức địa phương hiện đang tìm kiếm họ với sự giúp đỡ của quân đội.

Theo giới chức trách, cho điến nay họ mới xác nhận được khoảng 7.500 người được sơ tán đến 25 khu trú ẩn sau trận động đất, song họ không thể liên lạc được với khoảng 10.000 người khác.

Minamisanriku là một trong những khu vực gánh chịu hậu quả nặng nề nhất trong trận động đất 8,9 richter gây sóng thần khủng khiếp vào ngày hôm qua.

Trước đó, đài truyền hình NHK dẫn lời lực lượng quân đội Nhật cho hay, các binh sỹ đã tìm thấy 300-400 thi thể ở thành phố Rikuzentakata và thành phố này gần như bị xóa sổ bởi trận đại hồng thủy một ngày trước đó.

Cảnh sát địa phương cho hay gần như toàn bộ thành phố ở tỉnh Iwate này bị ngập. Sóng thần đã ập cao tới tầng ba của tòa nhà thị chính. Trong trung tâm thành phố, chỉ vài tòa nhà còn sót lại.

Trong khi đó thiệt hại do thảm họa động đất, sóng thần ngày hôm qua gây ra ngày một hiện hữu vào hôm nay. Tổng số người thiệt mạng và được cho là có thể đã thiệt mạng đã vượt 1.600.

Cụ thể số người được xác nhận thiệt mạng lên tới 564, trong khi 200-300 thi thể được chuyển tới thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Ngoài ra có tin 200 thi thể nữa đã được chuyển tới các phòng tập thể dục ở Iwanuma và Natori, đều thuộc tỉnh Miyagi.

Khoảng 600 người khác hiện đang mất tích.

Dư chấn vẫn tiếp tục làm rung chuyển Nhật Bản và chiều nay một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Số 1 Fukushima đã phát nổ, làm 4 người bị thương. Giới chức trách đã mở rộng bán kính sơ tán ở nhà máy từ 10km lên 20km.

Tổng số người phải đi sơ tán gần nhà máy hạt nhân lên tới 300.000 người, Cơ quan cảnh sát quốc gia cho hay.

Lửa vẫn rừng rực cháy ở các khu vực dân cư, với Kesennuma ở tỉnh Miyagi đang phải chảy qua thảm họa hỏa hoạn ở cấp độ 3.

Tại tỉnh Iwate, khu vực ven biển của thành phố Miyako và toàn bộ Yamada cũng bị ngập.

Khoảng 1.800 ngôi nhà ở tỉnh Fukushima bị phá hủy, Cơ quan cảnh sát quốc gia cho hay.

Trong khi đó, tại Tokyo hơn 120.000 người đã không thể về nhà vào tối qua do tàu ngưng hoạt động và do tắc đường.
Xe cộ và các đống đổ nát làm tắc nghẽn giao thông tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Hàng trăm container nằm ngổn ngang tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi hôm 12/3. Ảnh: AP.
Hàng chục ngôi nhà tại thành phố Yamada, tỉnh Iwate cháy liên tục trong hai ngày sau khi động đất xảy ra. Ảnh: AFP.
Xe hơi tựa vào cột điện sau khi sóng thần tràn qua thành phố Miyako, tỉnh Iwate hôm 11/3. Ảnh: AP.
Những toa tàu cũng bị sóng thần cuốn trôi tại thành phố Shinchi, tỉnh Fukushima. Ảnh: AP.
Những ngôi nhà và tàu xiêu vẹo vì sóng thần tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi. Ảnh: Pressphoto.
Xe tải bị sóng thần hất tung lên cao.
Xe tải làm gẫy cột điện khi bị sóng thần hất lên cao tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Tàu cá và xe hơi trôi nổi trên mặt biển gần cảng Onahama, thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima sau trận sóng thần hôm 11/3. Ảnh: AFP.
Khói bốc lên từ những đám cháy tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi hôm 12/3. Ảnh: AP.
Xe hơi bị sóng thần đẩy lên mái nhà
Xe hơi bị sóng thần đẩy lên mái nhà ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagai hôm 11/3. Ảnh: AP.

Thảm họa Chernobyl thứ hai tại Nhật khó xảy ra'

Nhật Bản đang cố gắng tránh một thảm họa hạt nhân sau vụ nổ tại một nhà máy điện hạt nhân hôm nay và một số chuyên gia nhận định khả năng sự kiện giống như thảm họa Chernobyl xảy ra là rất thấp.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong một bức ảnh được chụp từ trên không sau trận động đất hôm 11/3. Ảnh: AP.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong một bức ảnh được chụp từ trên không sau trận động đất hôm 11/3. Ảnh: AP.
Một vụ nổ xảy ra ở lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau khi hệ thống làm lạnh của lò ngừng hoạt động vì mất điện. Giới chức chưa công bố nguyên nhân của vụ nổ. Trước khi vụ nổ xảy ra, Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thông báo nồng độ phóng xạ đã vọt lên gấp 1.000 lần mức bình thường trong phòng điều khiển lò phản ứng số 1 và 8 lần bên ngoài nhà máy. Vì thế dư luận lo ngại một thảm họa giống như sự kiện Chernobyl có thể xảy ra tại nhà máy Fukushima I, với các vụ nổ phá hủy lò phản ứng và tạo ra một đám mây phóng xạ phủ kín bầu khí quyển.
AP cho biết, hiện giới chuyên gia hạt nhân chưa biết hiện tượng nóng chảy ở lõi có thể gây nên rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng hay không và phạm vi ảnh hưởng của nó lớn đến mức nào.
Mặc dù vậy, ông Yaroslov Shtrombakh, một chuyên gia hạt nhân người Nga, nói rằng một thảm họa như kiểu Chernobyl vào năm 1986 hầu như không thể xảy ra.
“Sự nóng chảy ở lõi lò phản ứng không phải là một phản ứng nhanh như vụ nổ Chernobyl. Tôi nghĩ mọi chất phóng xạ sẽ được chôn chặt trong đất và sẽ không có thảm họa lớn”, AP dẫn lời ông Shtrombakh.
Quan điểm của Shtrombakh càng được củng cố sau khi Chánh văn phòng nội các Nhật Bản thông báo nồng độ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã giảm sau vụ nổ chiều nay.
Ryohei Shiomi, một chuyên gia của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, nói mỗi giờ nhà máy giải phóng lượng phóng xạ tương đương với mức mà một người bình thường hấp thụ trong một năm. Thế nhưng, theo ông, ngay cả khi lõi của lò phản ứng nóng chảy, nó sẽ không ảnh hưởng tới người dân trong khu vực có bán kính 10 km xung quanh nhà máy. Phần lớn trong số 51.000 dân sống trong khu vực này đã sơ tán.

Nhật Bản: Lo lắng về hạt nhân tạo thêm gánh nặng sau thiên tai

Một viên chức kiểm tra xem có dấu hiệu phóng xạ trên người một người đàn ông vừa mới di tản ra khỏi khu vực nhà máy điện hạt nhân ở Koriyama
Hình: Reuters
Một viên chức kiểm tra xem có dấu hiệu phóng xạ trên người một người đàn ông vừa mới di tản ra khỏi khu vực nhà máy điện hạt nhân ở Koriyama

Vụ nổ nhà máy điện hạt nhân làm tăng thêm nỗi lo cho người Nhật giữa lúc nhân viên cấp cứu đang ra sức giúp đỡ những người sống sót sau trận động đất và sóng thần to lớn, tàn phá nhiều khu vực miền Đông Bắc.

Tin tức vào tối thứ Bảy tại Nhật Bản nói có hơn 1.300 người chết hoặc mất tích sau tai họa, hơn 250.000 người phải đi tìm chỗ lánh nạn.

Các thông tín viên của VOA đang ở gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima tường trình vẫn còn các cơn dư chấn, hơn 24 tiếng sau khi xảy ra động đất và sóng thần xảy ra vào xế trưa ngày thứ Sáu.

Sau vụ nổ phá hủy một trong những tòa nhà của nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào sáng sớm thứ Bảy, nhà chức trách yêu cầu người dân tại  đó tránh xa nhà máy ít nhất 20 kilomet.

Phát ngôn viên chính phủ Yukio Edano nói lò phản ứng và lớp kim loại bọc quanh lò vẫn còn nguyên, mức phóng xạ chung quanh nhà máy không tăng sau vụ nổ.

Tuy nhiên, để cẩn thận đề phòng ngộ độc phóng xạ, nhà chức trách đã phát các viên có chất iodine cho người trong vùng.

Thủ tướng Naoto Kan hôm thứ Bảy gọi đây là tai họa “chưa từng có” cho Nhật Bản, ông đã chỉ định 50.000 binh sĩ làm công tác tìm cứu và phục hồi.


Tình huống khẩn cấp ở nhà máy điện hạt nhân càng tăng khốn khó tại Nhật Bản

Police officers wearing respirators guide people to evacuate away from the Fukushima Daiichi nuclear plant following an evacuation order for residents who live near the plant after an explosion in Tomioka Town in Fukushima Prefecture, March 12, 2011
Hình: Reuters
Cảnh sát Nhật hướng dẫn người di tản khỏi khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau vụ nổ ở thị trấn Tomioka thuộc Quận Fukushima, ngày 12 tháng 3, 2011

Một vụ nổ tại một nhà máy điện hạt nhân của Nhật đã làm gia tăng những mối lo ngại trong lúc nhân viên cứu hộ ra sức giúp đỡ những người sống sót sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở miền đông bắc.

Tin tức mới nhất từ Nhật Bản tối thứ Bảy cho thấy hơn 1 ngàn 300 người thiệt mạng hoặc mất tích sau động đất và sóng thần. Cảnh sát nói rằng hơn 215 ngàn người phải lánh nạn tại các địa điểm tạm trú.

Các thông tín viên của đài VOA gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima cho biết những cơn dư chấn vẫn tiếp tục xảy ra trong vùng, 24 giờ sau cơn địa chấn 8.9 xảy ra trưa thứ Sáu giờ địa phương.

Sau khi một vụ nổ lớn ngày hôm nay phá hủy một trong các tòa nhà chứa lò phản ứng của nhà máy Fukushima, giới hữu trách ra lệnh cho toàn bộ cư dân tránh xa nhà máy ít nhất 20 kilomét.

Phát ngôn viên chính phủ Yukio Edano nói rằng vụ nổ không làm hư hộp sắt bọc lò phản ứng và áp suất trong lò phản ứng đang giảm bớt.

Áp suất trong lò đã tăng cao tới mức nguy hiểm sau khi động đất làm cho các hệ thống làm nguội bị mất điện, làm tăng mối rủi ro là các vật liệu và khí có chứa phóng xạ có thể bị rò rỉ. Một nhà máy hạt nhân khác gần Fukushima cũng đóng cửa vì hệ thống làm nguội không hoạt động được.

Vụ động đất hôm qua, xảy ra ở ngoài khơi phía đông của đảo Honshu, là trận động đất lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nhật Bản. Một trận sóng thần kinh hoàng xảy ra ở duyên hải phía đông ít phút sau đó đã cuốn trôi nhiều làng mạc, gây hư hại cho đường xá và làm cho hàng trăm ngàn người bị mất điện và các dịch vụ khác.

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nói rằng nước ông đang đối mặt với “một tai ương trước nay chưa từng có.” Khoảng 50 ngàn binh sĩ đang tham gia công tác cứu hộ và phục hồi trên cả nước. Một số nhân viên cứu hộ đã dùng trực thăng tới cứu những người mắc kẹt trên các nóc nhà và ở những vùng bị cô lập.

Các giới chức cho biết họ tìm được từ 200 đến 300 thi hài ở Sendai, thành phố nằm gần tâm chấn nhất. Họ nói rằng còn 700 người mất tích và khoảng 1 ngàn người bị thương.
Hãng tin Kyodo nói rằng giới hữu trách chưa tìm thấy 4 chiếc xe lửa chạy dọc bờ biển khi sóng thần xảy ra.


No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------