Thế Nào Là Tù Cải Tạo?
Bài 2.
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Quý độc giả vừa đọc qua bài viết số 1, về « người tù hai mươi năm khổ sai »: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người đã và đang cầm đầu của băng đảng « Cao Trào Nhân Bản », với hình ảnh « thăm nuôi » độc nhất vô nhị, mà chắc chắn tất cả quý vị là cựu tù « cải tạo », đã từng trải qua trong các nhà tù của Việt cộng, dù có nằm mơ cũng đều không bao giờ có thể thấy được.
Và để tiếp tục giới thiệu đến quý vị một « người tù » khác, thì trước hết, tôi xin thành kính tri ân đến các bậc trưởng thượng đã có những lời chỉ giáo, qua bằng nhiều cách trong thời gian vừa qua, khi tôi viết bài số 1; trong đó có vị Sĩ quan và là cựu tù với 13 năm « cải tạo » đã qua nhiều nhà tù khác nhau, từ Nam chí Bắc, mà tôi chắc vị này đã cao niên, vậy nhân đây, tôi xin phép để được gọi là: Sư huynh Võ Văn Sĩ, và một vị tôi không biết tên, đã vô ngôn trong một bản tin của nhà tù Quyết Tiến với nạn nhân là Trương Văn Thọ. Đặc biệt, tôi đã lĩnh hội được những lời nói của nhị vị cao kiến, đồng thời một lần nữa với sự lưu tâm của các bậc trưởng thượng, đã khiến cho tôi không hề lo sợ trước những cơn cuồng phong có thể sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới, mà tôi biết: qua trận cuồng phong ấy, chắc chắn sẽ có những cây sồi to lớn, chúng sẽ bị bật tung tận gốc rễ, sẽ ngã nghiêng trong cơn bão tố, để rồi có những kẻ đã và đang chờ đợi, họ sẽ thu nhặt những cành cây đã bị gãy đổ, và đem về mà cho vào lò lửa, để sưởi ấm cho họ giữa Trời đông… còn tôi, tôi chỉ là một cây lau, cây lách yếu đuối, nhỏ bé, vì thế, nếu có bị vùi dập, bị chết trong cơn giông bão, thì tôi không hề có một chút gì để phải sợ cả, mà có thể ý Trời đã muốn như thế?
Và bây giờ, để không phụ lòng của quý vị, nên tôi lại tiếp tục giới thiệu thêm một người « tù » khác, cũng không kém Lỗ Bình Sơn (Robinson) đã vượt qua mọi « gian nan » để trở về đất… Mỹ một cách bình an. Đó là « người tù cải tạo 19 năm, với 4 năm tù biệt giam » trong các nhà tù của Việt cộng: «Chí hữu » Đoàn Viết Hoạt:
Theo các tài liệu và tin tức từ « Văn phòng Đoàn Viết Hoạt » mà tôi đã có trong tay thì:
« - Đoàn Viết Hoạt sinh năm 1942.
Trước năm 1975, Phụ tá viện trưởng « Hòa thượng » Thích Minh Châu, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
Năm 1976: bị bắt đi tù 12 năm. Năm 1988, được trả tự do.
Năm 1993: bị Việt cộng kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế.
Từ nhà tù, tiếp tục viết bài gửi ra nước ngoài. Bị hoàn toàn cô lập. gia đình không có tin tức gì từ tháng 8-1997, cũng trong năm 1997: Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới trao tặng giải thưởng Ngòi Bút Vàng của Tự Do năm 1998.
Tháng 9-1998, được trả tự do và đến Hoa Kỳ ngày 3-9-1998 ».
Cũng theo một bài báo đã viết về: “Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nói chuyện tại Nam Cali”. (Tin của VNAForum). Đoàn Viết Hoạt cũng đã cho biết: “đã tham gia chiến dịch Nguyễn Trãi”. Điều này tôi đã biết, vì tổ chức của Hoạt – Quế đã và đang tiếp tục tuyển thêm nhiều Nguyễn Trãi khác. Song có một điều mà Đoàn Viết Hoạt có thể không biết, là có một người cũng đã được mời làm Nguyễn Trãi số 1, của cái gọi là “ Cao Trào Nhân Bản” nhưng sau khi đã biết rõ về những việc làm phi pháp, bất chính, bất nghĩa và bất nhân của tổ chức này, vì thế họ đã “cao phi viễn tẩu” từ lâu lắm đấy.
Sau đây là những điều mà chính Đoàn Viết Hoạt đã nói, tất cả đều hoàn toàn láo khoét, cũng như vì nói láo, nên câu sau đã trái ngược với những điều đã nói ở câu trước. Vậy, nhân đây, tôi phải trích đoạn lại những điểm chính của bài viết, kèm theo với lời giải thích của tôi như sau:
Bản tin này đã được đăng trên báo Thông Luận ngày 21-12-1998, tại Pháp, kính mời quý vị cựu tù “cải tạo” đã từng qua các nhà tù việt cộng hãy cùng nghe “người tù cải tạo19 năm với 4 năm tù biệt giam” Đoàn Viết Hoạt kể qua bài viết:
“… Ngày 17-11-1990, ông bị bắt giữ. Tháng 11-1992, ông đã gửi ra ngoài được “Lời Kêu Gọi Từ Nhà Tù”. Ông kể rằng, vì không có một mẫu giấy, bút, ông phải viết Lời Kêu Gọi này trong đầu mình và học thuộc lòng cả đến dấu chấm và phẩy. Ông dặn vợ và người con út khi vào thăm thì bỏ một máy thu âm nhỏ vào chiếc túi vải để sát màng lưới sắt cách ngăn ông và người vào thăm. Ông chọn chỗ ngồi khuất ở cuối phòng, cách mặt mấy tên quản giáo. Rồi thay vì thăm hỏi vợ con, ông đọc nho nhỏ toàn bài Lời Kêu Gọi, với cả những dấu chấm, phẩy. Sau đó người con ông đã chép lại, đem đánh máy và lén chuyển ra nước ngoài”.
Và đây là những bằng chứng nói láo của Đoàn Viết Hoạt:
Thứ nhất, như bài viết số 1, tôi đã nói qua về một mô hình của một “nhà thăm nuôi” của trại tù “cải tạo”. thì không bao giờ có một người tù nào được phép tự chọn chỗ ngồi lúc vào “nhà thăm nuôi”. Bởi, tất cả mọi người tù mỗi lần đi vào phòng để gặp người thân, thì bắt buộc phải đi theo sự hướng dẫn của “cán bộ dẫn giải” và “trật tự” của trại, tất cả đều phải đi theo thành hàng, có khi phải vừa đi, vừa giơ tay, vừa đếm số thật lớn từ 1- 2-3- 4-5 … nữa. Sau khi vào phòng thì người tù phải ngồi trước trên một chiếc ghế dài ở phía trong. Sau đó, “ cán bộ phụ trách thăm nuôi” mới cho “trật tự” ra gọi tên những người thân của họ, cũng phải đi theo thứ tự mà vào phòng, và phải ngồi trên chiếc ghế dài ở phía ngoài cửa ra vào. Mặc dù vậy, nhưng phải chờ cho đến lúc tên công an ngồi ở đầu bàn phía trong lên tiếng:
“Các anh, các chị bắt đầu được phép nói chuyện”.
Sau khẩu lệnh này, thì mọi người mới được nói chuyện với nhau, nhưng vẫn phải nói thật lớn, để cho tên công an này nghe cho rõ ràng, thời gian nói chuyện tối đa là chỉ 15 phút, và không có một người nào được “ mang một máy thu âm nhỏ” nào đem vào “ nhà thăm nuôi”, bởi thân nhân của người tù, nếu không muốn bị những tên công an đuổi ra khỏi “ nhà thăm nuôi”, phải bị cúp thăm nuôi, để rồi phải gánh quà trở về, thì họ đều phải “chấp hành mệnh lệnh” của công an trại. Mặt khác, chắc ai cũng đều biết, dù một máy thu âm nhỏ đi nữa, nó cũng phải phát ra tiếng kêu, vì đây không phải là một loại “con bọ” điện tử cực nhỏ, được gắn trong người, dùng để ghi âm, thu hình không phát sóng như bây giờ, Đoàn Viết Hoạt phải nên nhớ cho kỹ: đó là “ nhà thăm nuôi” của trại tù “cải tạo” ở vào cuối thế kỷ trước, và nhất cử, nhất động, đều không bao giờ qua được cặp mắt của công an và “trật tự” của trại.
Thứ hai, cũng như trước đây, vào năm 1998, Thích Quảng Độ đã từng nói với Võ Văn Ái là “ tôi làm bốn trăm bài thơ, mà chỉ làm trong đầu, tôi đã đánh số thứ tự từ số 1, số 2, số ba, cho đến số 400 trăm” nhưng mãi cho đến năm 2009, thì “tập “Thơ tù” của Quảng Độ mới được Võ Văn Ái đem in và bán. Điều này, chắc có nhiều người khó hiểu, vì sao mà tập “ Thơ Tù” Thích Quảng Độ nói đã thuộc lòng trong đầu, mà tại sao lại quá lâu như vậy, mới được “trình làng”, để dịch ra nhiều thứ tiếng để dự tranh giải Nobel Văn Chương? Xin thưa: thì quảng cáo trước như thế, chứ để từ từ cho đệ tử làm cho đủ bốn trăm bài “ Thơ Tù” chứ làm gì có thật mà bảo in liền được chứ. Cũng vậy, Đoàn Viết Hoạt đã “viết Lời Kêu Gọi” trong đầu mình và học thuộc lòng cả đến dấu chấm và dấu phẩy”. Như thế, từ Thích Quảng Độ rồi Đoàn Viết Hoạt cũng đều nói láo như nhau. Điều này cũng không khó hiểu, bởi cả cặp đều từng ở trong Đại Học Vạn Hạnh, của Phật giáo Ấn Quang. Bới không biết nói láo là không phải là Phật giáo Ấn Quang, vì một khi đã gia nhập vào lò đúc Ấn Quang, thì trước hết phải tập nói láo, cho đến khi thuần thục thì mới được xuất lò.
Và bài báo viết tiếp:
“Ông Võ Khôi đặt câu hỏi giáo sư có liên lạc với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và có những liên lạc trong nước, ngoài nước hay không?”
“Giáo sư Hoạt cho hay hoạt động đấu tranh ở trong nước rất khó khăn, nhưng phối hợp với trong nước là việc phải làm, và ông đã làm. Giáo sư Hoạt cho hay ông đã liên lạc với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bằng điện thoại”.
Cái gì mà khôi hài lắm thế hả Đoàn Viết Hoạt? Thế tại sao chính Hoạt đã nói “ở tù” những 19 năm, biệt giam 4 năm và bị quản chế 5 năm. Còn cái gọi là “ Cao Trào Nhân Bản” thì ban đầu nói Nguyễn Đan Quế “bị kết án 20 năm tù khổ sai và đã ở tù mười năm” thế nhưng, bây giờ tôi vào trang caotraonhanban. com, thì lại thấy bọn “ Cao Trào Nhân Bản” đã tăng thêm cho Nguyễn Đan Quế tới hơn hai mươi năm tù, và đã được đề cử để tranh giải Nobel Hòa Bình nữa. Ôi! Giải Nobel chứ đâu có phải cái giải yếm đâu, mà cả ông Quảng Độ và Nguyễn Đan Quế đều cứ mơ cứ tưởng mãi, mà chắc phải chờ cho đến khi vào nằm trong quan tài rồi, thì sẽ có người đem cái “giải” đến tận nơi để đắp lên mặt cho mát. Nhưng theo các bản tin của “ Cao Trào Nhân Bản”, thì Nguyễn Đan Quế đã “ở tù tới hơn hai mươi năm, bị quản thúc, và cắt điện thoại nữa”. Như vậy, cả hai đều ở tù khổ sai, trên dưới 20 năm, bị biệt giam, bị quản thúc và cắt cả điện thoại, thì làm sao mà Đoàn Viết Hoạt có thể: “ … phối hợp với trong nước là việc phải làm, và ông đã làm. Giáo sư Hoạt cho hay ông đã liên lạc với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế qua điện thoại???”.
Nói tóm lại, là những cái chuyện “ở tù” 19 năm, hơn 20 năm, bị tù biệt giam, quản thúc của cả hai tên Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế đều là láo khoét. Nên nhớ, là ngày 30-4-1975, cả hai tên Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế đã ra lệnh cho hàng trăm “sinh viên”, thực ra chúng là những tên đặc công đã mai phục ở trong Đại Học vạn Hạnh, và chúng đã cùng nhau cầm cờ ngũ sắc của Phật giáo và cờ của “Mặt trận Giải phóng miền Nam” để đi đón rước “bộ đội” cộng sản Bắc Việt vào Thủ đô Sài Gòn.
Hình ảnh của Đoàn Viết Hoạt “mới ra khỏi nhà tù” của việt cộng:
Chắc nhiều người còn nhớ, lúc Đoàn Viết Hoạt được cho là “mới ra tù” khi xuống khỏi phi cơ tại phi trường Los Angeles, Hoa Kỳ, Đoàn Viết Hoạt đã rút từ trong áo ra một “Bản Tuyên Ngôn” đã được viết sẵn từ trong nước, và đã đọc ngay cho khoảng 100 người, là những “chí hữu” của Đoàn Viết Hoạt nghe, rồi được các “chí hữu” vỗ tay, vỗ mông rối rít. Nhưng ác hại thay, vì chính cái bản văn đã viết sẵn này, cộng thêm với cái mặt béo tốt, trông như con heo Thái Lan đã được nuôi rất kỹ lưỡng, nó đã khiến cho nhiều người lúc đó đã không tin được Đoàn Viết Hoạt là một người mới ra khỏi nhà tù của Việt cộng, rồi thêm cái bản văn đã viết sẵn đó, nó đã tự tố cáo là Đoàn Viết Hoạt không có ở tù. Vậy, một lần nữa, tôi xin kính mời các vị cựu tù “cải tạo” thuộc Quân- Cán -Chính của Việt Nam Cộng Hòa, xin quý vị hãy nhìn xem “ người tù” Đoàn Viết Hoạt, với cái bản mặt “ Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” khi “mới ra tù” mà tôi xin đính kèm theo đây, để quý vị thẩm xét. Riêng tôi, thì chắc chắn đây là một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Hà Nội, đã được “đào tạo nghiệp vụ cao” trước khi xuất ngoại để làm công tác ngoại vận.
Đây: hình ảnh béo tốt, bảnh bao “mới ra tù”của “người tù Đoàn Viết Hoạt với 19 năm tù ở, 4 năm biệt giam và 5 năm quản chế”, tại Phi trường Los Angeles Hoa Kỳ, chiều ngày 3-9-1998.
Đoàn Viết Hoạt qua bài viết của tác giả Hạ Quyên:
Cũng trong thời gian ấy, tác giả Hạ Quyên qua loạt bài về Đoàn Viết Hoạt, đã đăng trên báo Tin Tức từ số 75, tháng 11 năm 1998, phát hành tại Paris với cái tựa đề: “Gặp Gỡ Đoàn Viết Hoạt”. tôi xin tóm lược bài viết theo lời kể của Đoàn Viết Hoạt như sau:
“ Gần 1 500 ngày sống trong phòng biệt giam kiên cố, Mỗi ngày ông chỉ nhìn thấy người đưa cơm nước vô cho ông, họa hoằn lắm, hắn mới mở miệng nói! Ngoài khi bị hỏi cung, ông không được tiếp xúc với ai, với bất cứ sinh vật nào.
Có lần cứu một con chim chào mào bị thương bay lọt vào phòng, bầu bạn với với con chim vài ngày, ông cũng bị mất nó vì người cai tù đuổi cho con chim phải bay đi!
Sống một mình với bốn bức tường của phòng giam và bốn bức tường khác rất cao bít quanh cái sân xi măng phía ngoài. Cái nóng khủng khiếp của mùa hè nhiều lần đã làm cháy cả mấy ngọn rau ông trồng trong luống đất bên rìa sân. Những cây rau cải hay vài cây hoa nhỏ trong sân là những sinh vật duy nhất nuôi dưỡng Đoàn viết Hoạt trong bốn năm biệt giam đó. Vợ ông đã gửi cho ông một số hạt rau và hoa để ông trồng vừa có chất tươi ăn, vừa có chút màu sắc sinh động để ngắm nhìn giải trí. Nhìn vào sự tăng trưởng của hoa lá, ông thấy sự sống còn mầu nhiệm.
Nếu tôi không có Thiền và Yoga thì tôi đã chết từ lâu. Tôi rất mang ơn vị thầy đã dạy tôi Duy Thức trong trường Cao Đẳng Phật Học Nam Việt từ những năm 1964-1965”.
Trên đây, là trích đoạn những lời kể của chính Đoàn Viết Hoạt, đã được tác giả Hạ Quyên ghi lại, còn bây giờ tôi xin giải thích như sau:
Vậy, Đoàn Viết Hoạt đừng có kể chuyện ma, mà hãy nghe đây:
Tôi chắc Đoàn Viết Hoạt chỉ nghe người ta kể về con chim chào mào, chứ chưa hề thấy hoặc biết gì về giống chim này. Tôi cho Đoàn Viết Hoạt biết: chào mào là một giống chim có bộ lông đẹp, vàng, đen, đỏ, tía, ở đỉnh đầu có một cái “chốc” nên có nơi gọi là “ chốc mào”, nó chỉ sống nơi có cây cối rậm rạp, bay và đậu trên những cành cây cao, thường làm tổ trên các ngọn cây cao vút, vì thế, nên mới có câu: “ Cun cút bay cao, chào mào bay thấp”. Bởi cun cút cụt đuôi không có lông vũ không bay cao được, còn chào mào thì lại không chịu bay thấp. Nghĩa là những chuyện không bao giờ có, giống chim này cũng không bao giờ ở những nơi không có cây cối, mà trong trại “cải tạo” đã từng giam giữ các vị là Quân- Cán-Chính của Việt Nam Cộng Hòa, thì chung quanh trại tất cả cây cối đều phải bị đốn sạch sẽ, để những tên công an tay ghìm súng ngồi ở trên các “ chòi trực chiến” dễ dàng kiểm soát.
Vả lại, giống chim chào mào rất khó nuôi, vì nó chỉ ăn trái cây rừng đã chín, nó thường ăn trái ngón, đặc biệt nó thích trái ráy, một loại cây giống cây khoai môn, có hạt và hình dáng giống trái bắp (ngô), khi chín lại càng giống trái bắp đỏ. Vào thời kỳ đầu của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa quê hương tôi thanh bình lắm, nhà tôi nuôi rất nhiều loại chim, anh tôi thường leo lên ngọn cây cau, bắt những con chim chào mào mới nở để nuôi, nhưng vì tìm trái cây rừng rất khó, nên chẳng bao lâu, khi nào lỡ một ngày không có ăn là nó chết. Con người khi đói có thể ăn bậy để sống, nhưng những con chim chào mào thì nó chịu chết, chứ không bao giờ ăn những thứ gì khác.
Ngoài ra, Đoàn Viết Hoạt cũng cần biết thêm rằng: bất cứ giống chim nào nó cũng chỉ “ bầu bạn” với người chủ đã nuôi nó từ khi mới nở, còn người lạ, chỉ vừa thấy cái bóng, là nó hoảng hốt kêu thét lên và tìm cách trốn, còn con chim chào mào kia, nó từ trong rừng mà chịu “bầu bạn” với Hoạt Kê là chuyện mèo đẻ ra trứng. Hay Hoạt nói vì nó bị thương nặng nên phải nằm im cho Hoạt “bầu bạn”?
Nếu vậy, Đoàn Viết Hoạt muốn nói rằng: con chim chào mào ấy nó bị thương nặng từ trong rừng, mà nó lại bay được từ trong rừng đến trại “cải tạo” gồm có nhiều nhà giam, trong đó có nhiều phòng mở rộng cửa, nhưng nó không bay vào, mà nó đã phải tìm đến cái phòng “biệt giam” của Hoạt, rồi bằng cách nào đó, có thể nó hóa thân thành con muỗi như Tôn Ngộ Không vậy, rồi chui qua cái lỗ thông hơi của phòng “biệt giam” tối mò ấy để “bầu bạn” với Đoàn Viết Hoạt. Nên nhớ, là cửa phòng biệt giam luôn luôn khóa chặt, trong phòng tối om, chỉ có độc nhất một cái lỗ thông hơi hình tròn đường kính khoảng 7-8 cm, và tù biệt giam không được ra ngoài, trừ những lúc hỏi cung đều có công an dẫn giải.
Như đã giải thích ở trên, thì tôi chắc nhiều người đã biết: chỉ cần một câu chuyện về con chim chào mào thôi, thì nó cũng đủ chứng minh cho những lời láo khoét của Đoàn Viết Hoạt rồi, chưa nói đến những chuyện khác.
Vậy, tôi xin kính mời quý vị cựu tù “cải tạo” hãy đọc lại những lời kể láo khoét của Đoàn Viết Hoạt qua lời tường thuật của tác giả Hạ Quyên:
“… mấy ngọn rau ông trồng trong luống đất bên rìa sân. Những cây rau cải hay vài cây hoa nhỏ trong sân là những sinh vật duy nhất nuôi dưỡng Đoàn Viết Hoạt trong bốn măm biệt giam đó. Vợ ông đã gửi cho ông những hạt rau và hoa, để ông trồng để có chất tươi ăn, vừa có chút sinh động để ngắm nhìn giải trí. Nhìn vào sự tăng trưởng của hoa lá, ông thấy sự sống còn mầu nhiệm”.
Quý vị cựu tù “cải tạo” vừa đọc qua những lời kể của Đoàn Viết Hoạt. Vậy, có vị tù nào, mà ngày xưa từng ở trong nhà biệt giam mà được nhận những hạt giống của hoa và rau của vợ đã gửi vào, rồi được tự do để trồng hoa, trồng rau để ngắm giải trí chơi, thì xin cho biết, và tôi cũng xin nhắc lại:đồng thời cũng phải có lời giải thích một cách xác đáng và thuyết phục mọi người, chứ không được ngụy biện.
Nhưng chưa hết, mà xin hãy nghe thêm một lần nữa những lời kể của Đoàn Viết Hoạt:
“Gần 15000 ngày sống trong phòng biệt giam kiên cố. Mỗi ngày ông chỉ nhìn thấy người đưa cơm nước vô cho ông, họa hoằn lắm hắn mới mở miệng nói! Ngoài khi bị hỏi cung, ông không được tiếp xúc với ai, với bất cứ sinh vật nào”.
Cái gì vậy hả Đoàn Viết Hoạt??? Vì với những lời kể của Hoạt ở trên, thì làm sao có được: “ …mấy ngọn rau ông trồng trong luống đất bên rìa sân. Những cây rau cải hay vài cây hoa nhỏ trong sân… và ông trồng để có chất tươi ăn …”
Đấy, quý vị đã thấy Đoàn Viết Hoạt là một tên Đại Láo hay chưa. Bởi Hoạt mới nói:
“Gần 15000 ngày sống trong phòng biệt giam kiên cố. mỗi ngày chỉ nhìn thấy người đưa cơm nước …” Như thế, mà sau đó, Hoạt lại nói đã được nhận những hạt giống của của hoa và rau cải, rồi được tự do trồng hoa, trồng rau, mà hể được trồng hoa trồng rau, thì phải có dụng cụ như cuốc, xẻng và cả gàu để múc nước mà tưới cho hoa, cho rau cải, rồi cũng được tự do đi hái rau rồi đem luộc, nấu, “để có chất tươi ăn” chứ???
Đoàn Viết Hoạt nên nhớ, là quý vị cựu tù “ cải tạo” từng ở “nhà biệt giam” như Trung tá Nguyễn Tối Lạc, Quận trưởng quận Đức Dục, Quảng Nam, và nhiều vị nữa hiện dang có mặt tại Mỹ đấy Đoàn Viết Hoạt kê ạ. Mà chẳng phải riêng các vị ở trong nhà biệt giam, mà kể cả những người ở trong các trại tù “cải tạo” cũng không được tự do để trồng rau cải, trồng hoa để ngắm chơi đâu, mà tất cả những người tù cũng đều bị hành hạ từ thể xác đến tinh thần, và lao động khổ sai như nhau, và tất cả không được dùng bất kể một thứ gì bằng kim loại, mà chỉ được nhận của gia đình những vật dụng như: muỗng, chén, bát và thau, nhưng tất cả đều phải bằng nhựa để lãnh cơm, canh do nhà “cấp dưỡng” tức nhà bếp của trại nấu và phát cho từng phòng, chứ chẳng có vị tù nào, dù không bị biệt giam cũng không bao giờ được tự do như của “ người tù 19 năm với 4 năm bị biệt giam” như Đoàn Viết Hoạt cả.
Và để ngụy biện cho cái mặt mập như con heo Thái Lan của “ người tù 19 năm với 4 năm bị biệt giam mới ra tù” nên Đoàn Viết Hoạt đã kể chuyện học Thiền ở “ Trường Đại Học Cao Đẳng Nam Việt” tại chùa Ấn Quang trong thời gian 1964-1965, như vậy, Hoạt là đồng môn với tên cộng sản thứ gộc là Thích Thanh Từ, nên được khỏe mạnh. Nói ngắn gọn là Đoàn Viết Hoạt không có ở tù gì hết, cho dù Hoạt có đến cả ngàn cái “ Giấy ra trại” thì cũng như Nguyễn Đan Quế mà thôi.
Ngoài ra, xin mọi người đừng quên rằng Đoàn Viết Hoạt và cả Nguyễn Đan Quế đã đều chối bỏ lá cờ Vàng ba sọc đỏ trong những lần sinh hoạt với người Việt tỵ nạn VGCS, như khi sang Pháp, Đoàn Viết Hoạt đã không chấp nhận treo cờ vàng, khi bị nhiều người phản đối thì Hoạt đã nói: “ Nếu quý vị muốn treo, thì cứ treo ở phía sau lưng tôi đây”. Tại sao Hoạt lại nói như thế? Xin thưa: vì Nguyễn Đan Quế và Đoàn Viết Hoạt đã quyết định: trước hết phải chọn lá cờ đỏ sao vàng của cộng sản Hà Nội, rồi sau đó là một lá cờ khác mà chúng đã chọn trước khi Hoạt sang Mỹ, để đổi màu cho đảng cộng sản Hà Nội, và chúng đã có một “ chương trình” cho “Hoạt đi Quế ở”.
Tội ác của Đoàn Viết Hoạt:
Một lần nữa, tôi xin lập lại là tội ác không phải chỉ riêng cho những tên đao phủ, mà cả những tên đã từng đứng đàng sau của những tên đao phủ ấy. Và chính Đoàn Viết Hoạt trong ngày 30-4-1975, đã reo mừng, mở hội, đã cầm đầu hàng trăm tên đặc công từ trong Đại Học Vạn Hạnh và trong các hệ thống trường Bồ Đề trên cả nước, mà bằng chứng hiển nhiên là chính Đoàn Viết Hoạt đã ra lệnh cho đám đặc công này, cầm cờ ngũ sắc của Phật giáo và cờ của “Mặt trận Giải phóng miền Nam” tất cả chúng đều mang băng đỏ, cùng đi công khai phía sau lưng của Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế, và chúng đã ra Ngã Tư Bảy Hiền để đón rước cộng quân vào Thủ Đô Sài Gòn.
Song chẳng phải riêng trong những ngày này, mà suốt trong cả chiều dài của cuộc chiến chống cộng sản xâm lược mà việt-gian cộng-sản làm tay sai, Đoàn Viết Hoạt chưa hề, và không hề làm một việc nhỏ nào để góp một phần vào công cuộc bảo vệ Miền Nam Tự Do. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng: Trong lúc Đoàn Viết Hoạt ung dung ngồi trên chiếc ghế “Phụ tá Viện trưởng “Hòa thượng” Thích Minh Châu: Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Đoàn Viết Hoạt đã từng kết hợp chặt chẻ với Nguyễn Đan Quế, cả cặp đã huấn luyện cho đám sinh viên Vạn Hạnh để trở thành những tên đặc công- biệt động thành Sài Gòn – Gia Định, chúng đã từng xuống đường, biểu tình, hô hào phản chiến, đòi Mỹ rút quân, thì ngoài kia, nơi Quân Trường thì các anh chiến sĩ tương lai đang ngày đêm miệt mài trên “ đoạn đường chiến binh” khó nhọc, để chuẩn bị lao thân vào những vùng đạn pháo, khói lửa mịt mù, để đối đầu với địch quân. Cùng lúc đó, ở những nơi chiến trường đầy gian lao, nguy hiểm, thì các anh Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã và đang băng rừng, lội suối, hoặc phải chịu giá rét dưới những chiến hào ngập nước, và có những ngày hành quân khi đã hết lương thực, nhưng vì đang lọt vào vòng vây của quân địch, mà máy bay tiếp tế không thể thả dù xuống được. Chính vì vậy, mà các anh phải hái những đọt rau rừng để ăn cho đỡ đói, và các anh đã chiến đấu với quân thù trong những ngày đêm đói và lạnh, để rồi có những lần các anh đã ôm xác của đồng đội đã chết, mà lặng người đi, khi buộc lòng phải buông tay, để cho người chiến hữu phải nằm xuống vĩnh viễn nơi rừng sâu biên giới, và những dòng máu đào của người chiến sĩ đã tô thắm cho lòng đất Mẹ, và còn vương lại trên chiếc chiến y của người chiến hữu trong nỗi đau đớn như cắt, như xé tận tâm can, hoặc có những nơi các anh đang dán mắt của mình vào lỗ châu mai, ở trên những tiền đồn, bên bờ kẽm gai cận kề cái chết. Ôi! Các anh đã đem cả máu xương của mình để tận hiến cho Quê Hương, để bảo vệ cho đồng bào ruột thịt của mình và để bảo vệ cho những tên như Đoàn Viết Hoạt- Nguyễn Đan Quế cùng đồng bọn, để chúng được tự do kéo nhau xuống đường biểu tình, phản chiến, đòi Mỹ rút quân. Rồi cho đến ngày 30-4-1975, Đoàn Viết Hoạt là Phụ tá Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh: “ Hòa thượng” cộng sản Thích Minh Châu, Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế đã cầm đầu hàng trăm tên sinh viên của Đại Học Vạn Hạnh, mà trước kia chúng là những tên đặc công của Biệt động thành Sài Gòn - Gia Định, và theo lệnh của Quế và Hoạt bọn chúng đã công khai đi đón rước cộng quân vào Thủ Đô Sài Gòn, rồi sau đó lại tổ chức “ lễ mừng chiến thắng và lễ sinh nhật” của tên tội đồ đại việt gian là Hồ Chí Minh, cũng ở ngay trong Đại Học Vạn Hạnh.
Và tội ác của Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế cùng đồng bọn còn chồng chất cao hơn non Thái, bởi trong lúc Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế cùng lũ đặc công trong Đại Học Vạn Hạnh đã công khai mở hội, reo mừng kéo nhau đi đón rước cộng quân vào thủ Đô Sài Gòn, thì ngoài chiến trường kia đã có Ngũ Tướng đã chết theo thành, đó là các vị tướng: Phạm Văn phú - Nguyễn Khoa Nam - Lê Văn Hưng -Trần Văn Hai – Lê Nguyên Vĩ và Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã bị cộng quân xử bắn, và còn rất nhiều những anh hùng vô danh khác.
Nhân đây, tôi xin kể về hai cái chết của hai vị: một người do chính tôi chứng kiến và một vị do tôi tìm thấy qua một bài báo như sau:
Trước hết, tôi xin kể về cái chết của Đại tá Lân, ông bà là người Bắc di cư vào Nam vào năm 1954, xin lỗi tôi không biết họ của ông, tôi nghe nói là ông phục vụ tại Sư Đoàn 3, tại Hòa Khánh, Đà Nẵng. Nhà của ông bà là tiệm sách Phương Mai: Phương Mai là tên của cô con gái lớn của ông bà, ông bà có hai người con: cô Phương Mai bị bệnh từ nhỏ nên phải đi gậy, cậu con trai kế khoảng 15 tuổi. Tiệm sách Phương Mai đối diện với nhà thờ của Giáo Xứ An Khê, Đà Nẵng, do Linh Mục Đinh Văn Lợi quản nhiệm.
Vào buổi chiều ngày 29-3-1975, sau khi các thầy chùa đã đưa xe ra tận núi rừng để đón rước cộng quân vào thành phố Đà Nẵng. Trong lúc đó, tôi đang đi tìm người thân bị thất lạc, khi đi ngang qua tiệm sách Phương Mai, thì bỗng nghe có tiếng khóc từ trong nhà của Đại tá Lân. Tôi liền ghé vào, nhưng thật kinh hoàng khi trước mắt tôi là thân xác của Đại tá Lân, đã chết trong bộ quân phục nằm trên giường, trên cổ của ông là một vết cắt dài và sâu, máu vẫn còn ứa ra từ vết cắt xuống ngực, ướt cả chiếc áo và tràn xuống đến nệm giường. Tôi được gia đình cho biết, ông đã dùng dao phay chặt thịt mà tự tử. Mặc dù vậy, nhưng lúc đó, vì quá sợ lũ Khuôn Hội Phật giáo đang chiếm giữ chính quyền, nên Phu nhân Đại tá Lân và cô Phương Mai đã nhờ một số người thân vội vàng khâm liệm, rồi chôn cất ông trong lén lút và trong đau đớn khôn cùng!!!
Nên nhớ, trong lúc Đại tá Lân đã tự cầm dao để cắt cổ mà chết, thì Đoàn Viết Hoạt - Nguyễn Đan Quế và đồng bọn, chúng đang mừng vui mở hội, bằng cách tập hợp cho lũ đặc công ở trong Đại Học Vạn Hạnh, để chuẩn bị đi đón rước cộng quân vào Thủ Đô Sài Gòn.
Trường hợp thứ hai, tôi xin phép tác giả Hoài Việt để trích lại một bài viết của ông trên Nguyệt San Dân Văn phát hành tại Đức Quốc, đây là một tờ báo mà tôi đã có một thời gian ở trong Ban Biên tập, nhưng rồi anh Huyền Thanh Lữ là Chủ Nhiệm đã nói với tôi: “Những bài viết của chị không sai với sự thật, nhưng khó có thể đăng trên một tờ báo của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nên sau đó, tôi chỉ viết cho Văn Nghệ Tiền Phong. Tuy nhiên, những hình ảnh của anh Huyền Thanh lữ và quý vị trong Ban Biên tập khi đến thăm tại nhà của chúng tôi, và những bài “Thư Pháp” bằng chữ Hán, cũng như chữ Quốc ngữ mà chính tay của anh Huyền Thanh Lữ đã viết tặng tôi, thì tôi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn cho đến hôm nay.
Vậy, tôi xin trích đoạn, và xin kính mời quý độc giả theo dõi về một cái chết của cả gia đình của một vị đó là, Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thoảng trên Dân Văn số 79 tháng 01 năm 2001, nơi trang số 57, với tựa đề: “Một Lần Chào Cuối Cùng Của Đời Quân Ngũ” như sau:
“10 giờ 30 sáng ngày 29-3-1875. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung đội tình báo của của ban 2 vẫn đứng chung quanh tôi để bảo vệ như những lúc hành quân. Trung sĩ nhất Nguyễn Thoảng đến trước mặt tôi đứng nghiêm đưa tay chào một cách trịnh trọng rồi nói:
Chắc em không vào Sài Gòn đâu Thiếu tá. Cả Quân Đoàn không một trận đánh nào mà bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Th/tá nhiều may mắn, cố gắng vào cho được Sài Gòn.
Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã nói:
Tao bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa đơn vị về tới đây để cùng vào Nam, song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ ngoài tầm tay của tao rồi.
Vợ Trung Sĩ Thoảng và hai con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu Đoàn từ hôm qua; chị ta bước tới trước mặt tôi và nói: Em chúc Th/tá lên đường bình an, vào cho được Sài Gòn nghe.
Tôi đứng dậy xoa đầu hai đứa nhỏ đang đứng cạnh mẹ, có lẽ đó là phản ứng lịch sự với đàn bà, chứ tôi đã có lần đến nhà của chị ta mấy lần rồi nên cũng thường thôi. Tôi nói:
Tôi cũng không biết có đi được hay không, đến đâu hay đó, Thoảng (Trung Sĩ I Thoảng thua tôi 5 tuổi) thì chắc chúng nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ là Chiến Tranh Chính Trị, ăn thua gì. Cố gắng lo cho hai đứa nhỏ.
Cám ơn Th/tá, chúc Th/tá thượng lộ bình an.
Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa. Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:
Thôi mày về đi, tùy tình hình địa phương mà sống, chắc không can chi đâu.
Anh ta đến chào Đại úy Hà thúc Thuyên, Tiểu đoàn phó, Đại úy Lê Ngọc Nhựt Trưởng Ban 2 và Đại úy Hoàng Văn Quý Ban 3, rồi từ giã ra đi.
Đến lúc này, chỉ còn những Sĩ quan đó và khoảng 20 lính của Trung đội Tình báo mà thôi. Còn tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Đại úy Thuyên tới nói:
Thôi, mình cứ về Đà Nẵng rồi hãy tính.
Tôi đang chán nản chưa có quyết định nào dứt khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng, ngồi xuống trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Tôi nói:
Minh, mày ra xem cái gì đó.
Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút Minh chạy lui, trả lời:
Thiếu tá ơi! Ông Trung sĩ Thoảng đã tự tử bằng lựu đạn với vợ con của ông ta rồi.
Tôi quá bàng hoàng và xúc động, tự nhiên bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự rên la đau đớn, sự nhắn gửi trối trăn của thuộc cấp sắp chết, mặc dù tôi rất xúc động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ, nhưng tôi tự kiềm chế không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố gắng kiềm chế không để cho thuộc cấp biết sự mềm yếu về tình cảm của tôi. Thế mà hôm nay tôi lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong 13 năm quân ngũ của tôi đối với thuộc cấp. Tôi nói:
Nó chết ở đâu?
Ổng chết ở nhà kia.
Theo tay chỉ của Minh, thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người lính bảo vệ tôi cùng theo.
Căn nhà tôn nhỏ, xây vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền, còn để lại trong một góc của căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường.
Tôi không nói gì, quan sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh hùng rồi ra đi. Các binh sĩ theo tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường. Người lính đi theo sau tôi nói:
Ông Thoảng và vợ ông là Việt Nam Quốc Dân Đảng đó Th/tá.
Tôi cũng biết Tiểu Đoàn này 2/3 là cựu Biệt Kích Quân Tây Hồ, hoàn toàn là Việt Nam Quốc Dân Đảng, chống cộng thứ thiệt mà.
Bây giờ là 11 giờ ngày 29-3-1975. Một Trung Sĩ cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc cấp mà trước đây tôi đã từng gọi bằng « thằng », một phần vì anh ta nhỏ tuổi hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân mật, có những lỗi lầm mà tôi đã rầy la, đôi khi nặng lời nữa, thế mà hôm nay tôi phải gọi bằng ÔNG. Ông Thoảng, với lòng tôn kính, vì đây là một vị anh hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can đảm, sự thể hiện bất khuất không thể sống chung với cộng sản.
Hôm nay, tôi viết để vinh danh một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho con cháu sau này biết đến.
Xin nghiêng mình tôn vinh một vị anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.
Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thoảng cùng vợ con của anh trong ngày 29-3-1975 tại Đà Nẵng.
Hai giờ chiều ngày 29-3-1975. Việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng ».
Quý độc giả vừa được biết qua về cái chết của cả gia đình của Ông - Bà Trung Sĩ Nhất Nguyễn Thoảng cùng hai đứa con thơ. Ôi! Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không phải chỉ có các vị Sĩ Quan cấp Tướng, cấp Tá mà ngoài Ông bà Nguyễn Văn Thoảng, không ai có thể biết được là còn có bao nhiêu người nữa, đã chết tức tưởi trong thời gian trước và sau ngày nước Việt Nam Cộng Hòa đã rơi vào tay của cộng sản Hà Nội?!
Vậy, xin mọi người hãy ghi nhớ, và mãi mãi đừng quên rằng: Cũng vào giờ phút ấy, lúc Trung Sĩ Nhất Nguyễn Thoảng cùng vợ và hai đứa con thơ đã tan tành da thịt, máu chảy thành dòng, thì cũng là lúc Đoàn Viết Hoạt - Nguyễn Đan Quế và đồng bọn, chúng đang reo mừng, mở hội trong lúc tập hợp lũ đặc công ở trong Đại Học Vạn Hạnh, và đã ra lệnh cho cả bè lũ này phải chuần bị tay mang băng đỏ, cầm cờ ngũ sắc của Phật giáo và cờ của « Mặt trận Giải phóng miền Nam » để cùng nhau đi đón rước cộng quân vào Thủ Đô Sài Gòn vào ngày 30-4-1975.
Nhưng rồi bao nhiêu năm qua, những tên như Nguyễn Đan Quế - Đoàn Viết Hoạt và còn nhiều tên nữa, chúng đều là những tên tội đồ của Dân Tộc, song chúng vẫn đã và đang tiếp tục lừa bịp đồng bào ở trong và ngoài nước, bằng những thủ đoạn khác nhau. Xin mọi người hãy tỉnh táo, hãy thẳng tay vạch mặt tất cả những tên đã một thời trưởng thành dưới những mái học đường của Miền Nam Tự Do, chúng đã được sống an bình tại các thành phố, trên máu xương của các anh Chiến Sĩ. Nhưng chúng đã vô lương, tàn ác, bất nhân vì chúng đã từng đâm xuyên vào từ phía sau lưng của những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, bằng những ngọn giáo nhọn hoắt, oan khiên và tàn độc nhất.
Và hôm nay đây, chúng ta là những người may mắn còn sống được sau ngày nước mất, nhà tan, chúng ta không thể nào an nhiên tự tại, mà quên đi được hình ảnh của các bậc Anh Hùng đã Vị Quốc Vong Thân, suốt cả chiều dài của cuộc chiến chống cộng sản xâm lược trong mấy chục năm qua. Chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ rằng: Chúng ta vẫn còn nợ với những dòng máu thiêng của những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những dòng máu thắm đã tưới chan hòa trên khắp nẻo đường của đất nước Việt Nam.
Xin mọi người hãy cùng nhau quyết tâm tự nguyện đi làm những người phu của công viên. Nghĩa là chúng ta sẽ moi từng gốc cây, bụi cỏ để tìm đào tận gốc những cây gai độc hại, tận diệt từng con sâu đến cái trứng, quét hết rác rưởi tanh hôi, đốt sạch không còn vết tích. Để trong công viên chỉ còn lại những cây lá thơm lành được đơm hoa kết trái.
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
No comments:
Post a Comment