(Dân trí) - Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay, trận động đất 8,9 richter xảy ra vào ngày hôm nay ở Nhật có cường độ lớn thứ bảy trong lịch sử nhân loại từng được ghi nhận và là trận động đất lớn nhất lịch sử nước Nhật.
Hình ảnh trên truyền hình NHK cho thấy xe cộ quận ven biển Miyagi bị sóng thần cuốn trôi khắp nơi.
Trận động đất ngày hôm nay ở Nhật Bản là trận động đất mạnh nhất từng tấn công nước này trong vòng 140 năm qua, vượt qua cả trận động đất khủng khiếp ở Kanto năm 1923, làm hơn 140.000 người thiệt mạng ở khu vực Tokyo.
Trong khi đó, theo số liệu thống của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, “quái vật” địa chấn 8,9 richter ngày hôm nay ở Nhật là trận động đất lớn nhất nước này và là trận động đất lớn thứ 7 trong lịch sử nhân loại từng được ghi nhận.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, trận động đất ngày hôm nay tại Nhật có cường độ lớn gấp 8.000 lần trận động đất tàn phá thành phố Christchurch, thành phố lớn thứ hai New Zealand, vào tháng trước.
Dưới đây là những trận động đất có cường độ mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, theo trang web của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ:
9,5 richter, Chile, 5/5/1960: Động đất rung chuyển bờ biển miền nam Chile, khiến 1.600 người thiệt mạng và làm 2.000.000 người mất nhà cửa.
9,2 richter, Alaska, Mỹ, 27/3/1964: Động đất và sóng thần giết chết 128 người, gây thiệt hại nghiêm trọng ở thành phố lớn nhất bang, Anchorage.
9,0 độ, Nga, 4/11/1952: Động đát ở ngoài khơi bờ biển bán đảo Kamchatka, viễn đông Nga, gây sóng thần rộng khắp Thái Bình Dương.
9,0 độ, Peru, 13/8/1868: Cảng Arica, giờ là một phần của Chile. Động đất cảm thấy ở cách đó 1.400km.
9 độ, Bắc Mỹ, 26/1/17000: Động đất ảnh hưởng tới 1.000km đường bờ biển, gây sóng thần khắp Thái Bình Dương, phá hủy các làng mạc ven biển ở Nhật.
8,9 độ, Nhật, 11/3/2011: Trận động đất dưới lòng biển rung chuyển đông bắc Nhật, gây sóng thần cao 10m, tàn phá rộng khắp.
8,8 độ, bờ biển Chile, 27/2/2010: Động đất ngoài khơi, gây sóng thần làm hơn 500 người thiệt mạng, hầu hết ở khu vực ven biển Maule, cách tây nam thủ đô Santiago 400km.
8,8 độ, Ecuador, 31/1/1906: Xảy ra ngoài khơi Ecuador và Colombia, cảm thấy ở tận San Francisco.
8,7 độ, Alaska, 4/2/1965: Ở Quần đảo Rat xa xôi, gây sóng thần được biết cao tới 10m.
8,7 độ, Bồ Đào Nha, 1/10/1755.
8,7 độ, Chile, 8/7/1730: Tấn công thành phố Valparaiso, 120km tây bắc thủ đô Santiago, gây sóng thần, ảnh hưởng hơn 1.000km bờ biển
Đoàn tàu chở khách mất tích trong sóng thần ở Nhật
(Dân trí) - Một đoàn tàu chở khách đã bị mất tích ở vùng bờ biển hứng chịu trận sóng thần cực lớn ở miền bắc Nhật, hãng tin Kyodo dẫn lời cảnh sát cho hay.
Sóng thần ập vào tận sân bay Sendai, thuộc quận Miyagi, miền bắc Nhật.
Tàu chở khách của công ty đường sắt Đông Nhật Bản đang chạy gần nhà ga Nobiru, trên đường ray Senseki nối Sendai với Ishinomaki khi động đất ập đến và gây ra sóng thần cao tới 10m.
Hiện chưa rõ trên tàu có bao nhiêu hành khách.
Theo thông tin của cảnh sát thành phố Sendai , cho tới nay, người ta tìm thấy 200-300 thi thể trên bờ biển của khu vực.
Núi lửa Indonesia phun trào vài giờ sau động đất Nhật Bản
(Dân trí) - Vài giờ sau khi trận động đất mạnh 8,9 độ richter tấn công Nhật Bản, gây ra một cơn sóng thần lớn dự kiến đổ bộ vào nhiều nước từ Philippines tới Canada, một núi lửa tại Indonesia đã thức giấc.
Núi lửa Karangetang đã thức giấc hôm nay.
Karangetang, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Indonesia, hôm nay đã “thức giấc”, phun trào dung nham và tạo ra các đám mây khói bụi đổ xuống các sườn dốc.
Agus Budianto, chuyên gia về núi lửa của chính phủ Indonesia, cho hay các nhà chức trách vẫn đang cố gắng sơ tán người dân sống dọc các sườn núi của đỉnh Karangetang.
Hiện chưa có thông báo về thương vong hay thiệt hại nghiêm trọng.
Đỉnh Karangetang, cao 1.784m, tọa lạc tại Siau, một phần của chuỗi đảo Sulawesi. Hồi tháng 8 năm ngoái, đợt phun trào của núi lửa đã làm 4 người thiệt mạng.
Indonesia, quần đảo lớn nhất thế giới, nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất và núi lửa phun trào.
Đợt phun trào của của núi lửa Karangetang diễn ra vài giờ sau khi một trận động đất cực mạnh tấn công miền đông bắc Nhật Bản, gây ra sóng thần ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, hàng nghìn người hôm nay đã phải đi sơ tán ở đông bắc Indonesia sau khi các quan chức cảnh báo rằng một cơn sóng thần cao tới 2m có thể tấn công các khu vực ven biển của nước này sau động đất ở Nhật Bản.
Một số người đã nhảy lên ô tô và xe máy để di chuyển tới các khu vực cao hơn khi tiếng còi báo động vang lên. Những người khác tụ tập tại các nhà thờ hoặc được đưa tới các đồn cảnh sát hay các căn cứ quân sự.
Tại Indonesia, cảnh báo sóng thần đã được phát đi dọc bờ biển dài 1.770km của nước này, từ tỉnh Bắc Sulawesi đến Papua.
Indonesia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 vốn làm hơn 230.000 người thiệt mạng.
Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp về hạt nhân, hàng loạt nhà máy đóng cửa
(Dân trí) - Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp về hạt nhân sau khi hứng chịu trận động đất lớn nhất trong lịch sử nước này, nhưng cho biết không phát hiện rò rỉ phóng xạ tại hoặc gần các nhà máy điện hạt nhân tính tới tối thứ Sáu giờ địa phương.
Lửa cháy ngùn ngụt tại nhà máy lọc dầu Cosmo ở thành phố Ichihara.
Chánh văn phòng nội các Yukio Edano nói trong một cuộc họp báo rằng Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã ban bố tình trạng khẩn cấp về hạt nhân, vì vậy các nhà chức trách có thể dễ dàng áp dụng các biện pháp cứu trợ khẩn cấp.
Người dân sống gần các nhà máy hạt nhân không cần thực hiện bất kỳ hành động đặc biệt nào, ông Edano nói thêm.
Tình trạng khẩn cấp về hạt nhân được ban bố nếu xảy ra rò rỉ phóng xạ từ một nhà máy điện hạt nhân hoặc hệ thống làm mát các lò phản ứng bị trục trặc. Tuy nhiên, ông Edano nói rằng tình trạng khẩn cấp được ban bố là để phòng ngừa và hiện chưa phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết trong một tuyên bố rằng ít nhất 4 nhà máy hạt nhân gần tâm chấn nhất đã được đóng cửa an toàn sau khi trận động đất mạnh 8,9 độ richter xảy ra lúc 2h46 chiều giờ địa phương.
Còn Bộ công nghiệp Nhật Bản cho biết toàn bộ 11 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã được đóng cửa tự động tại nhà máy Onagawa, nhà máy số 1 và 2 của Fukushima và nhà máy số 2 của Tokai.
Bộ công nghiệp nói chưa có điều gì bất thường xảy ra gần các nhà máy hạt nhân. Nhưng một vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại một tòa nhà của nhà máy Onagawa tại tỉnh Miyagi do Công ty điện Tohoku vận hành. Tuy nhiên, công ty này cho biết chưa phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ.
Trước đó, Thủ tướng Naoto Kan nói rằng trận động đất gây “thiệt hại lớn” ở phía đông bắc Nhật Bản, nhưng các nhà máy điện hạt nhân trong khu vực không bị ảnh hưởng và không có hiện tượng rò rỉ phóng xạ.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin, một vụ cháy đã bùng phát tại nhà máy điện hạt nhân Onagawa thuộc Công ty điện Tohoku ở đông bắc Nhật Bản sau trận động đất. Còn Tohoku cho biết công ty không nhận được thông tin nào về việc liệu có xảy ra bất kỳ trục trặc nào tại nhà máy điện hạt nhân hay không sau động đất.
Trong khi đó, tỉnh Fukushima, nơi có một nhà máy điện hạt nhân thuộc Công ty điện Tokyo, cho hay hệ thống làm mát lò phản ứng của nhà máy vẫn hoạt động bình thường, bác bỏ một thông tin nói rằng nó đã gặp sự cố.
Hàng loạt nhà máy đóng cửa
Ngoài các nhà máy điện hạt nhân, các nhà máy lọc dầu hôm nay đã đóng cửa và một nhà máy thép lớn bị bốc cháy sau khi trận động đất cường độ 8,9 độ richter làm rung chuyển Nhật Bản, gây ra sóng thần, phá hủy các con đường và gây mất điện cho các gia đình và doanh nghiệp.
Tập đoàn điện tử Sony, một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất cả nước, đã đóng cửa 6 nhà máy, trong khi các máy bay của không quân Nhật Bản khẩn cấp tới bờ biển đông bắc để xác định quy mô thiệt hại của động đất.
Ngân hàng Nhật Bản, vốn đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trì trệ, cho biết ngân hàng này sẽ làm tất cả những gì có để đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính khi đồng Yen và các cổ phiếu Nhật Bản đều sụt giảm.
Truyền hình địa phương chiếu cảnh khói đen bốc lên từ một khu công nghiệp tại khu vực Isogo của thành phố Yokohama. 2 người được thông báo đã thiệt mạng do trần nhà bị sập tại một nhà máy của hãng Honda ở tỉnh Tochigi nhưng chưa rõ các thông tin chi tiết.
Vài sân bay, trong đó có sân bay Narita của Tokyo, đã bị đóng cửa và các dịch vụ đường sắt đã bị ngừng hoạt động.
Tập đoàn dầu mỏ và năng lượng JX Nippon, hãng lọc dầu hàng đầu của Nhật Bản, đã ngừng các hoạt động tại 3 nhà máy lọc dầu ở Sendai, Kashima và Negishi.
Công ty điện J-Power cũng ngừng các hoạt động của nhà máy nhiệt điện Isogo tại Yokoham.
Truyền hình địa phương đã chiếu cảnh một vụ cháy lớn xảy ra tại nhà máy lọc dầu Cosmo ở thành phố Ichihara thuộc tỉnh Chiba, phía đông Tokyo.
Một vụ cháy cũng xảy ra tại nhà máy thép của tập đoàn JFE Holdings Inc ở Chiba. JFE
là hãng sản xuất thép lớn thứ 5 thế giới.
Theo dấu đường đi của sóng thần ở ít nhất 20 quốc gia
(Dân trí) - Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ đã ra cảnh báo sóng thần đối với toàn bộ lòng chảo Thái Bình Dương, gồm ít nhất 20 nước và hàng loạt quần đảo. Cho đến nay, sóng thần đã đi qua Đài Loan, Philippines và Indonesia, song không gây thiệt hại lớn.
Sóng thần nhỏ đã ập vào Philippines, nhiều giờ sau khi xảy ra trận động đất 8,9 richter ở Nhật Bản, nhưng không có thông báo gì về thiệt hại và thương vong, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu địa chấn nước này cho hay.
“Có vẻ như đây đã có tin tốt lành”, Renato Solidum, Giám đốc Viện núi lửa và địa chấn học Philippines cho hay trong cuộc họp báo ngay sau khi có thông tin sóng cao từ 30cm tới 1m đã ập vào nước này.
Còn theo Cơ quan khí tượng và địa lý học Indonesia , một trận sóng thần nhỏ đã tiến vào bờ biển miền đông nước này và không gây bất kỳ thiệt hại nào.
“Sóng thần chỉ cao có 10cm được phát hiện ở các đảo Bắc Sulawesi và Maluku”, quan chức của cơ quan này cho hay. “Chúng tôi đã dỡ bỏ cảnh báo sóng thần ở Indonesia ”.
Hòn đảo Đài Loan cũng đưa ra thông tin tương tự.
Trước đó, cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho hay, các nước và vùng lãnh thổ có khả năng đối mặt với sóng thần gồm Nhật, Nga, Philippines, Indonesia, Papua New Guinea, Australia, Fiji, Mexico, New Zealand, Guatemala, El Salvador, Costa Rica, Nicaragua, Panama, Honduras, Chile, Ecuador, Colombia, Peru và Mỹ (gồm California, Oregon, Washington và nam Alaska).
Nhiều đảo trên Thái Bình Dương cũng nằm trong danh sách này, trong đó các đảo của Mỹ.
Trận động đất, xảy ra gần bờ biển Honshu vào chiều nay, đã “kích hoạt” cơn đại hồng thủy ầm ầm tiến vào đất liền Nhật Bản, san phẳng nhà cửa, cuốn trôi xe cộ trên đường đi của nó.
Australia và New Zealand, là những nước đầu tiên nằm trong danh sách cảnh báo sóng thần, hiện đã ra khỏi danh sách nguy hiểm. Cơ quan cảnh báo sóng thần Australia khẳng định không có nguy cơ sóng thần ở nước này.
Indonesia, từng gánh chịu hậu quả nặng nề trong cơn đại hồng thủy năm 2007, khiến 170.000 người ở riêng tỉnh Aceh thiệt mạng, dự kiến sóng thần có thể ập vào các vùng bờ biển miền đông của nước này, North Sulawesi, Papua và Moluccas vào khoảng 11h35 GMT.
Cơ quan bảo vệ bờ biển Đài Loan đã sơ tán người ở bờ biển miền đông thưa thớt dân cư. Ước tính sóng thần có thể cao chỉ 50cm ập vào bờ biển đông và bắc hòn đảo vào cuối ngày hôm nay.
Tại Philippines, chính phủ đã sơ tán 20 khu vực ven biển. Sóng thần có thể ập đến nước này vào 6h tối nay (giờ địa phương).
Cơ quan tình trạng khẩn cấp Nga cho hay hơn 11.000 sống ở những khu vực ven biển đã được sơ tán khi cảnh báo sóng thần được đưa ra ở quần đảo Kuril. Theo thông tin mới nhất, sóng thần nhỏ đã tràn qua khu vực này.
Cơ quan bảo vệ dân sự Hawaii lệnh sơ tán toàn bộ khu vực ven biển, trong đó có trung tâm du lịch Honolulu đã được sơ tán vào 2h sáng địa phương (12h GMT). Dự kiến sóng thần đầu tiên ập vào Hawaii vào khoảng 3h sáng (giờ địa phương).
Sóng thần dự kiến cũng ập vào đảo Guam, Thái Bình Dương, của Mỹ vào 7h tối giờ địa phương (11hGMT). Các bờ biển đã được sơ tán, các khách sạn đã đưa khách tới các phòng ở trên tầng cao, trong khi ở Quần đảo Bắc Mariana gần đó, toàn bộ dân cư đã được yêu cầu sơ tán tới vùng đất cao hơn.
Sóng đại dương cao tới 2m trên mực nước biển bình thường được các máy đo sâu dưới đại dương phát hiện ở gần đảo Wake, Midway và Guam tại Bắc Thái Bình Dương, Chip McCreary, phát ngôn viên Cơ quan cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương, cho hay.
Papua New Guinea ra cảnh báo sóng thần đối với các tỉnh miền bắc, có thể ập vào 9h tối giờ địa phương (11h GMT).
“Cho tới khi sóng thần ập vào bờ biển của chúng tôi, ngọn sóng sẽ cao khoảng từ nửa mét tới 1m”, Andrew Oaego quan chức thuộc Trung tâm thảm họa quốc gia ở Port Moresby cho hay.
Sóng thần có thể cao hơn một số đảo ở Thái Bình Dương, Hội chữ thập đỏ ở Geneva cho hay, cảnh báo các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có nguy cơ bị tàn phá lớn bởi sóng thần.
Đến 10h15 GMT (3h15 chiều nay giờ VN) chưa có thông báo nào về sóng thần lớn ở bên ngoài Nhật Bản.
“Sóng thần di chuyển rộng khắp và đợt sóng đầu tiên có thể không phải là đợt mạnh nhất”, Trung tâm cảnh báo sóng thần cho hay. “Nguy hiểm vẫn còn hiện hữu trong nhiều giờ nữa, khi hàng loạt đợt sóng ập đến”.
Chip McCreary, thuộc Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho biết: “Đây là một trận động đất vô cùng lớn. Chúng tôi ước tính nó tương đương như trận động đất ở Chile vào năm ngoái. Tuy nhiên, trận động đất này xảy ra ở khu vực gần với các đảo Hawaii hơn trận động đất ở Chile”, ông cho biết.
Trận động đất 8,0 độ ngày hôm nay tại Nhật là trận động đất mạnh nhất kể từ trận 9,0 độ rung chuyển khu vực Banda Aceh của Indonesia ngày 26/12/2004, gây sóng thần rộng khắp, làm 250.000 người ở 14 nước thiệt mạng, cuốn trôi nhiều cộng đồng. Sóng thần gây thiệt hại gần 10 tỷ USD và thương vong lớn hơn bất kỳ trận sóng thần nào trong lịch sử.
Sóng thần có thể di chuyển với vận tốc 800km/h.
Động đất tạo ra vòng xoáy khổng lồ ngoài khơi Nhật
(Dân trí) - Trận động đất có cường độ mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản đã gây ra sóng thần tàn phá bờ biển phía bắc nước này và tạo ra một vòng xoáy khổng lồ.
Hình ảnh thu giữ được cho thấy một con tàu nằm ở gần “mắt” vòng xoáy.
Đà Nẵng: Sẽ xây 10 trạm cảnh báo sóng thần
(Dân trí) - UBND TP Đà Nẵng vừa đồng ý cho xây dựng 10 điểm lắp đặt thiết bị cảnh báo sóng thần nằm trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng nặng khi có sóng thần trên vùng biển Đà Nẵng.
Theo đó, nếu sóng thần xuất hiện trên biển Đông, qua sóng vô tuyến, người dân Đà Nẵng sẽ được cảnh báo trước 30 phút.
Đây cũng là 10 trạm cảnh báo sóng thần đầu tiên của Việt Nam được xây dựng tại Đà Nẵng, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 7/2011.
Việc lắp đặt trạm cảnh báo sóng thần ven biển Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung sẽ giúp người dân vùng biển kịp thời bảo toàn tính mạng và tài sản (ảnh minh họa)
Ngay trong tháng 3 này, 1 điểm đầu tiên sẽ được xây dựng ở đầu đường Hoàng Sa thuộc phường Mân Thái (quận Sơn Trà) và 1 điểm tại Trung đoàn thông tin 575 trên địa bàn Xuân Thiều (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Tại 2 điểm nói trên sẽ có cột ăng-ten thu phát sóng cao từ 30 - 35m và hệ thống còi hú với công suất cao. Ngay sau khi có cảnh báo sóng thần, các trạm này sẽ thu sóng, hệ thống còi sẽ báo động để người dân, tàu bè, các hộ dân ven biển và du khách tắm biển biết để khẩn trương triển khai phương án sơ tán hoặc phòng tránh.
Tại 8 điểm còn lại hệ thống sẽ phát âm thanh với các dữ liệu thông tin cảnh báo người dân. Cụ thể, sẽ phát cho người dân, chính quyền địa phương biết sóng thần mạnh thế nào, bao lâu ập vào bờ biển, vùng nào ảnh hưởng mạnh nhất, cần di chuyển đến nơi có độ cao bao nhiêu mét so với mực nước biển…
Theo dự kiến, sau khi 10 trạm cảnh báo sóng thần được lắp đặt và đi vào hoạt động tại Đà Nẵng, dọc các tỉnh ven biển miền Trung sẽ được xây dựng thêm 100 điểm cảnh báo
nữa.
Nga: Sóng thần lan tới quần đảo Kuril
(Dân trí) - Những cơn sóng thần đầu tiên đã lan tới quần đảo Kuril hôm nay sau khi một trận động đất cực mạnh xảy ra ở ngoài khơi Nhật Bản, khiến giới chức Nga phải sơ tán 11.000 dân.
Sóng thần gây ra do động đất tấn công bờ biển Nhật Bản.
Một đại diện của Trung tâm sóng thần đảo Sakhalin cho biết những cơn sóng thần nhỏ đã lan tới 2 trong số 4 hòn đảo ở cực nam của quần đảo Kuril. Sóng tại đảo Shikotan cao tới 1m và các con sóng trên đảo Kunashir cao 95cm.
“Các con sóng thứ 2 và 3 có thể lớn hơn”, quan chức trên cho biết qua điện thoại từ đảo Sakhalin, nơi đặt trung tâm.Cùng với 2 đảo Iturup và Habomai, Kunashir và Shikotan là các hòn đảo ở cực nam của chuỗi đảo Kuril vốn là tâm điểm tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản.
Trước đó, Nga đã đưa ra cảnh báo sóng thần cho toàn bộ quần đảo Kuril và yêu cầu sơ tán 11.000 dân.
Bộ tài nguyên thiên nhiên Nga cho biết trong một tuyên bố riêng rẽ rằng tất cả các hoạt động kinh tế trên quần đảo đã bị tạm ngừng.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ các vấn đề khẩn cấp Nga Yekaterina Potvorova đã hạ thấp mối đe dọa tiềm năng về sóng thần, nói rằng các con sóng được dự đoán chỉ cao khoảng 2m.
Cảnh báo sóng thần không bao gồm đảo Sakhalin nằm gần quần đảo Kuril, bà Potvorova nói.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật đối với 4 hòn đảo mà Nga gọi là Iturup, Shikotan, Habomai và Kunashir nằm ở bắc đảo Hokkaido của Nhật và được biết đến là Lãnh thổ miền bắc ở Nhật đã ngăn cản Tokyo và Mátxcơva ký hiệp ước hòa bình sau khi chấm dứt Thế chiến II.
Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm nay cho biết Nga sẵn sàng trợ giúp Nhật Bản để khắc phục hậu quả của thảm họa động đất. “Chúng tôi sẵn sàng trợ giúp các nước láng giềng khắc phục hậu quả trận động đất rất mạnh
Động đất 8,9 richter gây sóng thần cực lớn tàn phá Nhật, 310 người chết
(Dân trí) - Trận động đất mạnh tới 8,9 richter chiều nay đã làm rung chuyển bờ biển Thái Bình Dương của Nhật, gây ra sóng thần cao tới 10m ập vào thành phố cảng Sendai. Ít nhất 310 người chết, hàng trăm người bị thương. Cảnh báo sóng thần được ban bố ở ít nhất 20 nước.
Trận động đất xảy ra vào 2h46 chiều (giờ địa phương), cách bờ biển Sendai, quận Miyagi, miền bắcNhật, 130km và cách đông bắc Tokyo 382km, ở độ sâu 24km. Mới đầu cơ quan động đất Nhật cho biết trận động đất có cường độ 7,9 richter, nhưng sau đó nâng lên tới 8,9 richter. Trận động đất đã làm rung lắc mạnh các tòa nhà ở Tokyo trong 2 phút, khiến mọi người sợ hãi đổ nhào ra phố.
Đây là trận động mạnh nhất từng tấn công Nhật Bản trong vòng 140 năm qua, gây ra khoảng 80 đám cháy trên khắp nước Nhật.
Vị trí xảy ra động đất.
Nhiều người thương vong, thiệt hại rộng khắp
Cảnh sát ở thành phố Sendai, thành phố hứng chịu trận sóng thần cao tới 10m, có khoảng 200-300 thi thể được tìm thấy trên bờ biển.
Cơ quan cảnh sát quốc gia cho hay 110 người đã được xác nhận thiệt mạng, 350 người mất tích và 544 người bị thương.
“Con số người chết này không bao gồm 200-300 thi thể thiệt mạng được thông báo tìm thấy ở bờ biển Sendai ”, người phát ngôn của Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật cho hay. “Mức độ tàn phá lớn tới mức phải mất nhiều thời gian nữa mới có thể thu thập được dữ liệu”
Trong số những người chết này, có 34 người được tìm thấy ở quận Iwate, gần tâm chấn, và 3 người thiệt mạng ở Tokyo.
Sóng thần hung dữ ầm ầm tiến vào khu dân cư ở thành phố Natori, thuộc quận Miyagi, miền bắc Nhật.
Kho chứa xăng bốc cháy ở nhà máy lọc dầu quận Chiba, gần Tokyo
Những vòng xoáy lớn xuất hiện sau sóng thần, động đất ở thành phố Iwaki, quận Fukushima
Những vòng xoáy lớn xuất hiện sau sóng thần, động đất ở thành phố Iwaki, quận Fukushima
Khoảng 3.000 dân sống gần một nhà máy hạt nhân ở quận Fukushima, bắc Tokyo, được lệnh sơ tán, trong khi chính phủ cho hay hiện không có nguy cơ rò rỉ phóng xạ. Chính phủ cho biết, sơ tán chỉ là để phòng trước, sau khi xảy ra sự cố làm mát lò phản ứng.
Các nhà máy điện hạt nhân khác và các cơ sở lọc dầu bị đóng cửa ngay sau trận động đất 8,9 richter. 1 nhà máy lọc dầu bị bốc cháy. Ngoài ra xảy ra một vụ nổ lớn ở tổ hợp hóa dầu ở quận Miyagi.
Sóng thần đến Mỹ
Những cơn sóng thần phát sinh từ trận động đất gần Nhật Bản đã chạm bờ biển phía tây nước Mỹ, khoảng 12 giờ kể từ khi cơn địa chấn dữ dội xảy ra.
"Sóng thần đã đến đây, đại dương trồi lên sụt xuống như thể có triều dâng và triều lui mỗi 30 phút, thay vì mỗi 6 giờ như bình thường", Mike Murphy, trưởng cơ quan các vấn đề khẩn cấp của thành phố Port Orford, bang Oregon, nói.
"Rõ ràng là sóng thần đã gây hiện tượng đó", AFP dẫn lời ông nói và cho biết thêm rằng dự kiến những con sóng lớn hơn sẽ đến tiếp theo.
Tại một thị trấn nhỏ cũng ở bang này, quan chức chính quyền địa phương cho biết các con sóng không quá lớn. "Chúng tôi đã thấy những con sóng thần đầu tiên, tương đối nhỏ. Chúng tôi không cho là sẽ có sóng lớn ở đây", quan chức nhận xét.
Tại Los Angles bang California, tàu của hải quân Mỹ USS Dubuque được lệnh báo động di chuyển ra xa, đến khu vực an toàn phòng khi sóng thần tấn công.
Đội quân cứu hộ tình nguyện của bang California, mới trở về sau khi giúp cứu nạn động đất ở New Zealand được một ngày, cũng sẵn sang giúp đỡ người dân Nhật Bản.
Trước khi chạm bờ tây nước Mỹ, sóng thần đã quét qua Thái bình dương, khiến Hawaii và những quốc đảo ở khu vực phải cảnh giác và thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại. Một loạt quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á đã ban bố cảnh báo sóng thần sau khi thảm họa này xảy ra tại Nhật chiều nay.
Sóng thần cuốn trôi nhà cửa, xe hơi, tàu thuyền, máy bay ở Nhật
(Dân trí) - Các tòa nhà bốc cháy trong khi trận đại hồng thủy mang theo bùn đất ầm ầm tiến vào đất liền ở miền bắc Nhật. Nhà cửa, xe hơi, thuyền bè, tàu hỏa, thậm chí cả máy bay có thể nhìn thấy trên đường đi của sóng thần.
Nhà cửa ở thành phố Natori, đông bắc Nhật, bị sóng thần cuốn trôi
Sóng thần hung dữ ầm ầm tiến vào khu dân cư ở thành phố Natori, thuộc quận Miyagi, miền bắc Nhật.
Kho chứa xăng bốc cháy ở nhà máy lọc dầu quận Chiba, gần Tokyo
Đật đất gây ra 80 đám cháy trên khắp đông bắc Nhật.
Những vòng xoáy lớn xuất hiện sau sóng thần, động đất ở thành phố Iwaki, quận Fukushima
Sóng thần lớn ập qua khu vực Iwanuma ở quận Miyagi, miền bắc Nhật.
Động đất 8,9 richter gây ra sóng thần cực lớn nhấn chìm các vùng bờ biển của Nhật. Ảnh sóng thần đổ ập vào các tòa nhà ở thành phố Sendai, thủ phủ của quận Miyagi, thành phố lớn nhất vùng Tohoku.
Sóng thần tiến vào Sendai.
Khói đen bốc lên từ một tòa nhà đang bốc cháy ở khu vực Odaiba, Tokyo.
Một tòa nhà văn phòng ở Tokyo bốc cháy ngùn ngụt.
Khói bốc lửa lên từ một khu vực vừa bị sóng thần quét qua tại quận Fukushima, cách bắc Tokyo 200km.
Nhà cửa, xe cộ bị sóng thần cuốn trôi ở Sendai, quận Miyagi, miền bắc Nhật.
Hình ảnh trên truyền hình NHK cho thấy xe cộ quận ven biển Miyagi bị sóng thần cuốn trôi khắp nơi.
Thuyền bè bị bắn tứ tung ở thành phố cảng Kamaishi sau trận động đất.
Sóng thần gây ngập lụt ở Iwaki, quận Fukushima
Đường phố ngập ủn vì sóng thần ở quận Miyagi.
Sóng thần gây ngập lụt ở Iwaki, quận Fukushima
Đường phố ngập ủn vì sóng thần ở quận Miyagi.
Cảnh tượng tại một hiệu sách ở Sendai, quận Miyagi.
Cột khói bốc lên ở Toko sau trận động đất 8,9 richter.
Phóng viên AP trú ẩn khi động đất rung chuyển trụ sở của cơ quan này ở Tokyo.
Cột khói bốc lên ở Toko sau trận động đất 8,9 richter.
Phóng viên AP trú ẩn khi động đất rung chuyển trụ sở của cơ quan này ở Tokyo.
Nhân viên ở khu vực Shiodome, vịnh Tokyo, chạy ra ngoài khi xảy ra động đất.
Sóng thần cao 10m ở Sendai
Nhà cửa ở thành phố Natori, đông bắc Nhật, bị sóng thần cuốn trôi
Theo thông tin ban đầu, trận động đất đã gây ra sóng thần cao tới 10m ở cảng Sendai, quận Miyagi, miền bắc Nhật.
1 chiếc tàu với 100 người đã bị sóng thần cuốn trôi, trong khi một đoàn tàu chở khách mất tích.
Hình ảnh trên truyền hình cho thấy sóng thần cuốn theo đống đổ nát còn đang bốc cháy ầm ầm tiến vào một khu vực rộng lớn ở ven biển gần thành phố Sendai, nơi có 1 triệu dân.
Xe hơi bị cuốn trôi khắp các con phố trong sân bay Sendai, trong khi nhiều khu vực trồng trọt bị sóng thần nhấn chìm.
Các loại xe khác có thể được nhìn thấy nhấp nhô trong bức tường sóng thần.
Một con thuyền lớn đâm thẳng vào một đê chắn sóng ở thành phố Kesennuma; một nhà máy lọc dầu ở quận Chiba, gần Tokyo bốc cháy dữ dội; và sóng thần cuốn trôi nhà cửa ở quận Fukushima.
Hàng loạt xe hơi trôi nổi khắp vịnh ở quận Iwate, trong khi Tokyo bị đóng cửa, hệ thống tàu hỏa bị ngưng.
Hàng loạt dư chấn mạnh tiếp tục rung chuyển khu vực, không có nguy cơ rò rỉ phóng xạ
Dân văn phòng ở Tokyo nháo nhào chạy ra ngoài phố.
Trận động đất còn được cảm thấy ở tận thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, cách đó 2.500km.
Ngay sau khi xảy ra động đất, cơ quan khí tượng nước này cùng Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã ra cảnh báo sóng thần ở mức cao nhất trên toàn bộ các bờ biển Nhật, và ít nhất 18 nước, khu vực khác gồm Nga, Australia, New Zealand, Indonesia, quần đảo Mariana, Đài Loan, Brunei...
Tokyo bị tê liệt sau động đất
Sân bay Narita của Tokyo đã bị đóng cửa, hãng thông tấn Kyodo News cho hay. Haneda, cảng chính của thành phố cũng bị đóng cửa, NHK cho hay.
Hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, chuyên chở hơn 6 triệu khách mỗi ngày, cũng ngừng hoạt động trên toàn bộ 9 đường ray, trong khi các chuyến tàu Shinkansen cũng bị ngưng. Cảng Tokyo đóng toàn bộ 19 cổng, chuẩn bị trước khả năng sóng thần có thể xảy ra.
Theo NHK Nhật, hơn 4 triệu tòa nhà ở Tokyo và các khu vực lân cận bị mất điện ngay sau trận động đất.
Đồng Yên Nhật giảm mạnh so với đồng đô la sau trận động đất.
Chính phủ đã thành lập nhóm ứng phó với trận động đất và Thủ tướng Naoto Kan cho hay sẽ cố gắng hết sức có thể để giúp những người cần giúp đỡ. “Chúng ta sẽ giúp đỡ nhau để giảm thiểu thiệt hại”, ông cho hay. “Chúng tôi yêu cầu các bạn hành động theo cách này để có thể giảm thiểu được thiệt hại”.
Trong những ngày vừa qua, rất nhiều trận động đất đã tấn công cùng khu vực xảy ra trận động đất ngày hôm nay, trong đó có trận động đất mạnh 7,3 richter vào ngày thứ tư vừa qua.này”, ông Medvedev nói trên truyền hình.
Nhà máy lọc dầu Nhật bốc cháy dữ dội sau động đất
(Dân trí) - Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà máy lọc dầu Cosmo ở thành phố Ichihara thuộc tỉnh Chiba, gần Tokyo sau khi trận động đất mạnh 8,9 độ richter tấn công bờ biến đông bắc Nhật Bản.
Hình ảnh được chiếu trên kênh truyền hình NHK của Nhật Bản cho thấy lửa và khói bốc lên ngùn ngụt từ nhà máy lọc dầu.
Ảnh nhà cửa, xe cộ bị sóng thần cuốn trôi tại Nhật
11/03/2011 15:37
Trận động đất mạnh 8,9 richter vừa xảy ra ở Nhật, gây ra sóng thần cao tới 10m ở cảng Sendai, cuốn trôi cả công viên giải trí Tokyo Disney và một bãi đỗ xe. Theo thông tin ban đầu, 3 người thiệt mạng.
Liên hệ giữa "siêu trăng" và sóng thần?
Ảnh: Telegraph |
(TNO) Cơn sóng thần ở Nhật Bản diễn ra chỉ vài ngày sau khi các thông tin lan truyền trên Internet cảnh báo rằng chuyển động của mặt trăng sẽ gây ra thủy triều cao, núi lửa phun và động đất, theo tờ Daily Mail.
i
Có một vài dự báo nói rằng vào ngày 19.3, mặt trăng sẽ ở vào vị trí gần trái đất hơn bao giờ hết kể từ năm 1992, chỉ cách 356.577 km, và lực hấp dẫn của nó sẽ gây ra hỗn loạn trên trái đất.
Các nhà thiên văn học đã bác bỏ những “lời tiên tri”, vốn tập trung vào một hiện tượng gọi là “cận điểm của mặt trăng” và cho rằng nó hoàn toàn vô lý.
Quỹ đạo của mặt trăng xung quanh trái đất không phải hình tròn mà là hình elip. Khi đến vị trí cận điểm, mặt trăng sẽ sáng và to hơn. Khi vào vị trí viễn điểm, nó sẽ nhỏ và mờ hơn.
Hiện tượng cận điểm của mặt trăng xảy ra một tháng một lần. Tuy nhiên, vào tuần tới hiện tượng này sẽ xảy ra trùng với trăng tròn. Sự kết hợp này chỉ xảy ra 2 hoặc 3 năm một lần và người ta gọi nó là “siêu trăng”.
Mặc dù đây là một thời điểm tốt cho các nhà thiên văn chụp ảnh, các nhà khoa học khẳng định nó không hề tác động gì đến trái đất.
Dẫu vậy, những người ủng hộ lý thuyết “siêu trăng” lập luận rằng những lần hiện tượng “siêu trăng” xuất hiện ở các năm 1955, 1974, 1992 và 2005 đều đi kèm cùng các thảm họa tự nhiên.
Cơn sóng thần giết hại hàng trăm nghìn người ở Indonesia xảy ra chỉ 2 tuần trước đợt “siêu trăng” vào tháng 1.2005. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1974, cơn lốc xoáy Tracy cũng tàn phá thành phố Darwin của Úc.
Chiêm tinh gia người Mỹ Richard Nolle, người nghĩ ra từ “siêu trăng” vào năm 1979, tin rằng hiện tượng cận điểm của mặt trăng có quan hệ với các thảm họa tự nhiên trên trái đất. Ông nói hiện tượng cận điểm xảy ra vào ngày 18.2 đã báo hiệu trận động đất ở New Zealand vào ngày 22.2.
Có một vài dự báo nói rằng vào ngày 19.3, mặt trăng sẽ ở vào vị trí gần trái đất hơn bao giờ hết kể từ năm 1992, chỉ cách 356.577 km, và lực hấp dẫn của nó sẽ gây ra hỗn loạn trên trái đất.
Các nhà thiên văn học đã bác bỏ những “lời tiên tri”, vốn tập trung vào một hiện tượng gọi là “cận điểm của mặt trăng” và cho rằng nó hoàn toàn vô lý.
Quỹ đạo của mặt trăng xung quanh trái đất không phải hình tròn mà là hình elip. Khi đến vị trí cận điểm, mặt trăng sẽ sáng và to hơn. Khi vào vị trí viễn điểm, nó sẽ nhỏ và mờ hơn.
Hiện tượng cận điểm của mặt trăng xảy ra một tháng một lần. Tuy nhiên, vào tuần tới hiện tượng này sẽ xảy ra trùng với trăng tròn. Sự kết hợp này chỉ xảy ra 2 hoặc 3 năm một lần và người ta gọi nó là “siêu trăng”.
Mặc dù đây là một thời điểm tốt cho các nhà thiên văn chụp ảnh, các nhà khoa học khẳng định nó không hề tác động gì đến trái đất.
Dẫu vậy, những người ủng hộ lý thuyết “siêu trăng” lập luận rằng những lần hiện tượng “siêu trăng” xuất hiện ở các năm 1955, 1974, 1992 và 2005 đều đi kèm cùng các thảm họa tự nhiên.
Cơn sóng thần giết hại hàng trăm nghìn người ở Indonesia xảy ra chỉ 2 tuần trước đợt “siêu trăng” vào tháng 1.2005. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1974, cơn lốc xoáy Tracy cũng tàn phá thành phố Darwin của Úc.
Chiêm tinh gia người Mỹ Richard Nolle, người nghĩ ra từ “siêu trăng” vào năm 1979, tin rằng hiện tượng cận điểm của mặt trăng có quan hệ với các thảm họa tự nhiên trên trái đất. Ông nói hiện tượng cận điểm xảy ra vào ngày 18.2 đã báo hiệu trận động đất ở New Zealand vào ngày 22.2.
“Siêu trăng có lịch sử đi kèm cùng với các cơn bão mạnh, thủy triều cao và cả động đất”, Nolle nói với đài ABC trong tuần này..
No comments:
Post a Comment