Thanh Niên Xung Phong gái Dương Thu Hương của đại-việt-gian Hồ chí Minh
(bài 4)
Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)
http://www.youtube.com/watch?v=FG9pg1NrXb0
“Con đĩ chống đảng (cộng-sản việt-gian)???!!!”
Trong lá thư ngỏ gửi bạn đọc và nhà báo Huy Đức của Dương Thu Hương, ả có nhắc lại với đầy tự hào việc bị tên việt-gian Nguyễn văn Linh chửi ả là “con đĩ” (?).
Trước đây Dương Thu Hương cũng đã bịa ra một chuyện là Nguyễn văn Linh đã gọi ả đến gặp và hứa sẽ cho ả ngồi vào cái ghế bộ trưởng bộ “văn hóa” (???) và cấp cho một “biệt thự” (???). Dương Thu Hương dựng ra câu chuyện đó để đánh bóng cho vai trò của ả, ra vẻ ngòi bút của ả có thể làm lung lay chế độ việt-gian cộng-sản. Ấy vậy mà cũng có người tin nhất là tụi có năng khiếu thổi ống đu đủ ở hải ngoại!!!
Sự việc nêu trên, việt-gian cộng-sản không hề cải chính, vì chúng cũng cần Dương Thu Hương tạo ra một số người hâm mộ (fan) để dựa vào đó mà xử dụng lá bài Dương Thu Hương không phải trong ngón nghề giải khuây cho ngụy quân việt-gian cộng-sản Sinh Bắc, Tử Nam, mà dùng ả làm con chim mồi càng có tầm cỡ càng tốt trong vở kịch “đối lập cuội”. Nên nhớ vào thời kỳ đó, chính tên việt-gian Hoàng Minh Chính đã tự khai là trong khi nằm trong tù rằng hắn đã “lên kế hoạch tiểu Diên Hồng”. Có nghĩa là kế hoạch thôn tính cộng đồng người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản của tập đoàn việt-gian cộng-sản bằng “màn kịch đối lập cuội”, kết hợp với các đảng phái ma trơi của cái gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh (tức đảng Việt Tân hiện nay), Cao Trào Nhân Bản, Phong trào Quốc Dân Hành Động… và một số đảng phái đã bị việt-gian cộng-sản cài người chiếm tổ chức.
Khi vụ việc của Dương Thu Hương được coi là một hiện tượng văn học qua cuốn “Thiên đường mù”, giống như Nguyễn huy Thiệp với cuốn “Tướng về hưu”, và một số tác giả khác có bài đăng trên báo Văn Nghệ như: “Linh Nghiệm” (đụng chạm hẳn đến Hồ); hay “Cái đêm hôm ấy đêm gì”; rồi đến “Vua lốp” v.v… và v.v… thì chúng ta nên nhớ rằng tập đoàn việt-gian cộng-sản đã phải đối phó, và đối phó có hiệu quả liên tục những cái gọi là hiện tượng văn học như thế mà lại còn ở mức độ lớn hơn rất nhiều như kiều phong trào Nhân Văn Giai Phẩm với các nhân vật có dính dáng đến phong trào đó, toàn là cỡ cây cổ thụ. Còn trường hợp của Dương Thu Hương và Nguyễn Huy Thiệp… chỉ như loại cây hoa cứt lợn mà thôi (hay như cụ Phan Khôi đã gọi là “cây cộng-sản”).
Nếu chúng ta nhớ lại sẽ thấy, ngay sau 1954, tập đoàn việt-gian cộng-sản phải đối phó với những nhân vật vừa có uy tín lớn trong giới văn nghệ, không chỉ ở miền Bắc Việt Nam mà cả ở miền Nam Việt Nam nữa; không chỉ với người Việt mà cả với người ngoại quốc. Và cái phong trào đó quen được gọi là Phong-trào Nhân văn giai phẩm, nghĩa là tầng lớp trí thức với một lực lượng hùng hậu như luật-sư Nguyễn Mạnh Tường, giáo-sư Trương Tửu, giáo-sư Vũ Như Canh, cho tới các học-giả như Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, các thứ-trưởng bộ văn hóa như Đỗ Đức Dục và Nguyễn Hữu Đang; nhà kinh tế Hoàng văn Đức; giáo-sư Trần Đức Thảo; nhà văn, nhà báo lão thành Phan Khôi; các nhà thơ Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt (thư ký văn nghệ của Trường Chinh); nhà văn Phùng Quán, Phù Thăng, Kim Lân, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long… Cho đến các nhà báo, nhà điện ảnh, họa sĩ tên tuổi như Bùi Xuân Phái, Trần Đông Lương, Nguyễn Quang Sáng, Trần Kiệm, Cao Kim Điển, Phan Tại, Thụy An, Lửa Mới, Trần Công, Văn Cao, Tử Phác, Nguyễn văn Tý, Quang Dũng, Trần Lê Văn, Bùi Quang Đoài (sinh viên), Minh Lang (người tình cũ của ca sĩ Tâm Vấn, trước 1954)…
Đấy là chưa kể tới nhiều sinh viên cùng một số giảng-viên của trường Đại học Hà nội thuở đó (hay còn được gọi là cán bộ giảng dạy) như Cao Xuân Hạo (con trai của cụ Cao Xuân Huy); Phan Kế Hoành (con trai của cụ Phan Kế Toại, thời đó đang là phó thủ tướng của ngụy quyền việt-gian cộng-sản).
Nên nhớ những năm 1955, việt-gian cộng-sản mới chỉ kiềm soát được miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, lực lượng và nghiệp vụ của công an việt-gian cộng-sản còn chưa mạnh như thời Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp… sau này. Chúng lại đang gặp khó khăn vì cuộc Cải Cách Ruộng Đất, và còn mới mẻ trong việc phải kiểm soát các thành thị, vậy mà chúng đã nhanh chóng dẹp xong những vụ việc đó.
Sau vụ Nhân văn Giai phẩm thì đã có hàng loạt vụ việc khác nhưng đã không gây được tiếng vang nhiều, đó là để “lọt lưới” một số truyện ngắn trên báo Văn Nghệ, như: “Cây táo ông Lành”, “Tờ hoa”, “Cái gốc”, “hiện tượng thơ Lý Phương Liên”; chuyện dài “Vào đời” của Hà Minh Tuân, tiều thuyết “Đống rác cũ” (hai tập) của Nguyễn Công Hoan. Ngay trong giới âm nhạc có nhạc sĩ từng được coi là đứa con cưng của tên việt-gian Tố Hữu như Văn Ký, Phan Huỳnh Điểu… thế mà cũng bị con chó canh cửa nhà xuất bản Âm Nhạc là thằng hèn, lưu manh Tô Hải (mà hiện nay một số thợ thổi như Đinh Thạch Bích, Võ văn Sáu… đang ra công đưa lên bàn thờ Tổ của chúng để thờ) đã nhân danh an ninh mật của công an văn hóa đề nghị Tố Hữu xét lại vì những bài hát đó (“Bài ca hy vọng” của Văn Ký; bài “Ánh sao đêm” của Phan Huỳnh Điểu), ủy mị, ru ngủ tinh thần của nhân dân đang sôi sục tinh thần “chống Mỹ Ngụy cứu nước”. Và thế là cả hai bài hát đó cũng như một loạt các bài ca trữ tình khác đều bị xếp xó, và từ đó các nhạc sĩ không ai dám sáng tác những bài ca trữ tình nữa.
Hậu quả việc làm của con chó canh cửa văn nghệ Tô Hải đó đã lan sang các lãnh vực khác như thơ, văn, kịch, phim ảnh. Tất cả mọi sáng tác bằng loại hình nghệ thuật kể trên đều phải mang nội dung “lên gân, lên cốt, chém giết, khát máu” mới được xem là có “lập trường của nghệ sĩ cách mạng”!!!
Sự thật là Dương Thu Hương chỉ được thứ trưởng bộ văn hóa, phụ trách tổ chức, tên là Mai Vy (nguyên là trưởng ty công an Yên Bái, về làm vụ trưởng vụ nghệ thuật sân khấu, rồi lên thứ trưởng văn hóa phụ trách tổ chức) gọi lên và hứa cho chiếc ghế phó cục điện ảnh hoặc có thể là cục trưởng nhưng phải ngưng không được phát ngôn bừa bãi nữa (làm gì có cái chuyện Nguyễn văn Linh gọi lên hứa cho làm bộ trưởng và cho biệt thự!!!).
Xin được nhắc cùng quý bạn đọc rằng, như đã nêu ở phần đầu bài này, chúng tôi đã bật mí việc Dương Thu Hương đã được chọn làm cò “mồi đấu tranh cuội”, thông qua Nguyễn Đình Thi, y hệt Tố Hữu xử dụng Trần Duy (tức Trần Quang Tăng, tức Hồng Hà) trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm; xử dụng văn nô Nguyễn Khải trong vụ chín bài tiêu cực đăng trên báo… Nhân Dân! Cho nên việc định cho Dương Thu Hương làm cục trưởng hay phó cục điện ảnh chỉ là cách đánh bóng cho Dương Thu Hương khỏi vụ “điếm cách mạng” khi làm TNXP ở Quảng Bình mà thôi. Vì, tại sao lại không đề nghị cho Nguyễn Huy Thiệp một chức vụ nào đó trong ngành giáo dục?
Cũng xin lưu ý với bạn đọc là Dương Thu Hương có một người chú ruột giữ chức vụ trưởng vụ đối ngoại bộ văn hóa ngụy quyền việt-gian cộng-sản thế mà tên này đã không bị hề hấn gì trong vụ Dương Thu Hương; vẫn bình yên trong chiếc ghế vụ trưởng (ông Vĩnh Phúc, nhân viên đài BBC về Việt Nam vì lý do công vụ của đài, đã được chú của Dương Thu Hương tiếp, và đã kể lại sự việc này cho ông VT).
Tại sao? Vì Dương Thu Hương đang thực thi một điệp vụ đặc biệt của việt-gian cộng-sản, nghĩa là cả hai chú cháu ả Dương Thu Hương cùng thực hiện cho các mưu đồ của tập đoàn việt-gian cộng-sản.
Từ ngày mới quen ông Việt Thường, và khi ấy Dương Thu Hương cùng với Bùi Tín, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo… đang là những tên tuổi được hải ngoại đề cao qua nhóm Thông Luận, Quê Mẹ (Võ văn Ái đã in sách cho Dương Thu Hương), tiếp đến là Bùi Duy Tâm và Nhật Tiến, chúng tôi đã có hỏi về việc này thì được ông Việt Thường cho biết như sau:
1- Bùi Tín là tên đặc-công-đỏ có nhiệm-vụ chỉ đạo công-tác truyền thông “cải tạo người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản” tại hải ngoại. Hắn đã có những cuộc tiếp xúc với nhiều Tướng, Tá của QLVNCH để viết ra cuốn “Mặt Thật Tướng Ngụy Sài gòn”, cho nên hắn biết rõ cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua các tên cai tù, rằng ai đã khai báo tốt để tới khi ra hải ngoại hắn làm Black mail, buộc phải dần dần dùng uy tín của mình để lèo lái dư luận người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản vào bẫy “Quên quá khứ, xóa bỏ hận thù”, “Hòa giải và hòa hợp”. Nếu nhìn vào hoạt động hiện nay tại hải ngoại chúng ta sẽ thấy cái bẫy “bốn quỹ tình thương” do Bùi Tín đề nghị trước đây đang nở rộ, ngày càng to rộng thêm. Thí dụ những vụ tổ chức “Tiếng hát cám ơn người thương binh QLVNCH”, do nhóm Nam Lộc, Việt Dzũng, Hạnh Nhơn… đã thu trên dưới ba triệu USD, được chi tiêu ra sao mà đến nỗi trên Diễn Đàn đã có hai người thắc mắc về việc họ gửi tiền giúp hai gia đình thương binh VNCH, nay muốn biết kết quả ra sao nên đã nhiều lần liên lạc hỏi bà Hạnh Nhơn về địa chỉ của hai gia đình đó, nhưng chỉ nhận được sự im lặng đáp trả??? Còn trên hai triệu USD nữa đã đi về đâu mà, vừa qua trong những tấm ảnh chụp các thương binh đến nhận quà cứu trợ từ Thích Không Tánh lại không có xe lăn, vui vẻ nhận mỗi người một ít bánh kẹo, vài gói mì ăn liền và một phong bì có từ 100 đến 300,000 đồng tiền Việt Nam (nghĩa là trị giá mỗi phần quà từ 3 USD đến 5 USD là nhiều). Như vậy số tiền từ Thích Không Tánh chi ra từ đâu mà có? Còn số tiền trên hai triệu USD kia đang do ai cất giữ; danh sách thương binh đã ghi danh nhận giúp đỡ là bao nhiêu, trung bình, mỗi thương binh nhận được bao nhiêu? Phải chăng ngoài ban tổ chức ra, chỉ có các tên việt-gian Lê Hồng Anh hay Nguyễn Tấn Dũng mới có câu trả lời???
Nam Lộc Bà Hạnh Nhơn với báo Người Việt Việt Dzũng
Tóm lại là từ Bùi Tín mà có thêm trò kinh doanh lòng tri ân thương binh VNCH của người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản, và các trò lưu manh thâm độc khác nữa. Mà cũng từ Bùi Tín, đã mở màn cho cái trò hề chưa từng xảy ra trong lịch sử của nhân loại. Đó là những nạn nhân bị xâm lược chống bọn xâm lược bằng cách suy tôn những tên xâm lược là tội phạm diệt chủng bán nước làm lãnh tụ!!!???
2- Cuối năm 1987, ông Việt Thường được ra tù, hàng ngày thường uống cà phê ở tiệm Uyên Ương (do công an việt-gian cộng-sản chỉ định). Quán đó ở trên đường Nguyễn Huệ - Nguyễn văn Thinh, quận I Sài gòn. Chính từ quán này mà Nguyễn Đan Quế đã đến tự giới thiệu và làm quen (ai cho biết địa chỉ???); và cũng chính tại quán này khi Bùi Duy Tâm từ Mỹ về (cũng không biết ai cho địa chỉ???) nhắn chủ quán là muốn gặp ông Việt Thường để “chỉ chỗ cho mua đồ cổ và giúp làm quen với Dương Thu Hương”!!! Ông Việt Thường đã nhờ chủ quán nói lại với bác-sĩ Bùi Duy Tâm là không quen biết Dương Thu Hương và cũng không biết gì về đồ cổ. Cuối năm 1990, một buổi sáng sớm, Dương Thu Hương tới thăm ông Việt Thường tại nhà riêng trên đường Đồng Khởi (tức Tự Do) cùng hai người nữa, trong đó một người là bạn rất thân của Dương Thu Hương, và hai người đang sống chung với nhau. Đó là cô giáo dạy Pháp văn tại trường Đại học sư-phạm 1 (Hà nội), đã chuyển về làm việc tại Ủy ban văn-hóa đối ngoại của ngụy quyền việt-gian cộng-sản, có tên là Đặng Phương Quỳnh.
Trần Khuê và Nguyễn Đan Quế với cờ máu trước ngực (trong tim)
Gặp ông Việt Thường, Dương Thu Hương lanh chanh nói đại ý: Em nghe tên anh từ lâu, còn chắc anh không biết em là ai đâu. Em là Dương Thu Hương và cô bạn đây là Đặng Phương Quỳnh, đối với em còn thân hơn ruột thịt. Em vào Sài gòn thăm anh và xin nhờ anh, một là xem tử vi tương lai của em ra sao; hai là em đang làm biên tập ở xưởng phim, nhưng bộ văn hóa thấy em phá quá nên đề nghị em làm cục trưởng hoặc cục phó điện ảnh (vì cục trưởng là ông Hinh chưa biết đưa đi đâu). Anh khuyên em nên nhận lời không?
Theo ông Việt Thường thuật lại, đó là lần đầu ông gặp Dương Thu Hương. Còn cái tên Dương Thu Hương thì ông đã nghe người quen nói đến từ lâu rồi, cả chuyện Dương Thu Hương mê nhạc sĩ Phú Quang như điếu đổ, khiến cái ông nhạc sĩ đẹp trai và hiền như con gái này, mặc dù cao lớn mà phải bỏ trốn (chắc lại giống cái ông Quang Phục nào đó đã phải chạy thục mạng quên cả dép mà trốn chạy thị nở Đỗ Thuấn)!!!
Tuy nhiên bọn Dương Thu Hương không thể ngờ rằng ông Việt Thường từ trước 1975, đã biết Đỗ Phương Quỳnh, là vợ một người bạn của ông Việt Thường, bị dính vào vụ Nhân Văn Giai Phẩm, nên đã bị ngăn cấm đứng trên bục giảng dạy tại trường Đại học Hà nội, và đã bị giáng xuống làm lao công quét dọn của trường, nhưng vẫn phải soạn bài giảng cho kẻ khác giảng thay mình. Vì thế cô ta đã bỏ chồng và trở thành bồ nhí của tên tướng an ninh Quang Phòng (phó của Dương Thông) và cũng đã trở thành một thứ an ninh văn hóa như tên nhạc nô Tô Hải vậy.
Liên tục những vụ từ Nguyễn Đan Quế, Bùi Duy Tâm, nay tới Dương Thu Hương và Đặng Phương Quỳnh, nên ông Việt Thường đã rất tỉnh táo và buộc phải đánh dấu hỏi lên cặp bài trùng Dương Thu Hương và Đặng Phương Quỳnh. Ông Việt Thường chỉ trả lời đại ý là tin tử vi làm gì, nhiều khi nói đúng là gặp may thôi. Còn nên làm cục trưởng hay tiếp tục làm biên tập tại xưởng phim thì tự Dương Thu Hương đánh giá xem giữa công tác quản lý và công tác sáng tác, việc nào có kinh nghiệm hơn thì nên làm việc đó mới có tương lai, cần gì phải xem tử vi. Dương Thu Hương đã cám ơn ông Việt Thường về lời khuyên tuy ngắn gọn nhưng lại đầy đủ và rõ ràng. Khi ra về, Dương Thu Hương nói phải qua Biên Hòa giải quyết vụ em trai của Nguyễn Đắc Lập (kẻ đã viết bài phê phán cụ Hồ Hữu Tường), bị công an gây khó khăn vì đã phân phát mấy bài nói chuyện của Dương Thu Hương. Sang đầu năm 1991, Dương Thu Hương từ Hà nội gửi người cầm vào cho ông Việt Thường một tài liệu: Đó là tờ sao bản kiểm điểm của Dương Thu Hương trong chi bộ của việt-gian cộng-sản ở xưởng phim.
(còn tiếp)
Anh quốc, ngày 3 tháng 1 năm 2011
Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)
No comments:
Post a Comment