Trích một phần lá thư của tác giả vô danh gởi kèm theo tập thơ như sau :
- Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.
Cựu Thủ tướng Anh John Major, giám đốc của Phân Khoa Toàn Cầu đại học Yale có thể giải thích cho chúng ta biết tại sao Đại Học Yale ngưng in tập thơ "ăn cắp" Hoa Địa Ngục, và ngưng tài trợ cho thơ sĩ "lé" kiêm chủ động điếm Nguyễn Chí Thiện đến trường Yale, Harvard thuyết trình "nhác ma" sinh viên đại học về 36 món tra tấn của khách sạn "hỏa lò" và còng cánh tiên của thiên đường Cộng Sản ? - Đặng Phúc
Cựu Thủ tướng Anh
Published: November 16, 2005Sir John Major, former prime minister of the United Kingdom New Haven, Conn. — Sir John Major, former prime minister of the United Kingdom, and Ernesto Zedillo, director of the Yale Center for the Study of Globalization and former President of Mexico, will conduct a dialogue titled “Global Terrorism: The Enemy of Our Time,” on Wednesday, December 7 at 4 p.m. in Luce Hall, 34 Hillhouse Avenue.
Nhan đề Hoa Địa ngục được dùng đầu tiên năm 1984 khi Yale Center for International & Area Studies in bản tiếng Anh Flowers from Hell do Huỳnh Sanh Thôngdịch. Sau này người ta mới biết đến tên Nguyễn Chí Thiện.
Một số bài thơ trong Hoa Địa ngục đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trong tập Ngục ca.
Cũng vì tập thơ này năm 1985 Nguyễn Chí Thiện đoạt giải "Thơ Quốc tế Rotterdam" (Rotterdam International Poetry Prize).
Trong khi ông bị giam cầm vì tên tuổi ông được biết đến nhiều, những hội đoàn như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cùng những chính khách như Léopold Senghor (cựu tổng thống Sénégal), John Major (cựu thủ tướng Anh) và vua Hussein của Jordan từng lên tiếng tranh đấu cho ông được thả. [bản tin nói phét tự biên tự diễn của Yết kiêu Hà nội]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ch%C3%AD_Thi%E1%BB%87n
BBC Việt ngữ ngưng phát thanh từ tháng 4, 2011
Wednesday, January 26, 2011
LONDON - Chương trình phát thanh tiếng Việt, hiện nay 15 phút mỗi ngày, của đài BBC sẽ chấm dứt kể từ tháng 4.
Tại Hoa Kỳ cho đến nay, chương trình này vẫn được tiếp vận trực tiếp, hoặc phát lại, bởi Little Saigon Radio.
Ðây là một phần trong kế hoạch tiết giảm ngân sách của BBC Word Service (BBC Thế giới vụ) với chương trình phát thanh bằng 32 ngôn ngữ. Các chương trình sẽ bị bãi bỏ hay giảm bớt bao gồm tiếng Việt, tiếng Phổ Thông Trung Quốc, Nga, Azeri (Azerbaijan), Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Serbia, Albania, Macedonia, tiếng Bồ Ðào Nha cho Phi Châu, tiếng Tây Ban Nha cho Cuba và tiếng Anh cho vùng biển Caribbean. Thay vào đó BBC sẽ chú trọng đến truyền thông trên Internet, online, mobile phone và truyền hình.
BBC Việt ngữ ngưng phát thanh để đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển trang web. (Hình: NV)
Bản tin online của BBC tiếng Việt hôm Thứ Tư cho hay: “BBC Tiếng Việt cùng 12 ban ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Indonesia, Nga sẽ ngừng phát chương trình trên làn sóng ngắn từ tháng 4 năm nay để tập trung vào truyền thông trên Internet” và “Ðến tháng 3, các chương trình phát thanh làn sóng ngắn tiếng Hindi, Kyrgyz, Nepal, Swahili cùng Rwanda và Burundi cũng sẽ chấm dứt.”
Ðài BBC hôm Thứ Tư cho hay họ dự trù sẽ cắt giảm 650 nhân viên nghĩa là hơn một phần tư nhân sự của Thế giới vụ gồm 2,000 người.
Ngân sách 272 triệu bảng Anh (khoảng $430 triệu USD) của World Service bị cắt giảm 16% trong vòng ba năm tới theo thỏa hiệp đã ký kết giữa hãng BBC và chính phủ. Lời loan báo được đưa ra sau khi chính phủ Anh cho biết sẽ cắt giảm chi tiêu tối đa để đối phó với tình trạng khủng hoảng ngân sách trầm trọng. Ngân khoản dành cho ban Việt ngữ sẽ giảm chừng 30%.
Ðài BBC nói rằng đây là sự chuẩn bị chấm dứt tài trợ trực tiếp của chính phủ từ tháng 4, năm 2014. Tới thời điểm đó, BBC sẽ được tài trợ bằng nguồn thu từ lệ phí truyền hình, do tất cả người dân Anh có máy truyền hình trong nhà phải trả.
BBC World Service, khởi sự từ năm 1932 và hiện có số khán thính giả vào khoảng 180 triệu người trên thế giới, qua các phương tiện như truyền thanh, truyền hình và online. Giám đốc chương trình tin tức thế giới của BBC, ông Peter Horrocks, nói rằng việc cắt giảm này sẽ giảm số thính giả trên toàn thế giới khoảng 30 triệu người, là “một ngày đau đớn cho BBC World Service.”
Việc cắt giảm các chương trình quốc tế bị giới dân biểu Quốc Hội Anh chỉ trích nặng nề, cho rằng quyết định này “đã làm được điều mà không nhà độc tài nào làm được từ trước đến nay, đó là làm im lặng tiếng nói BBC, tiếng nói của nước Anh, tiếng nói của dân chủ, tiếng nói của sự cân bằng báo chí, vào thời điểm cần có hơn bao giờ hết.”
Ðây là thay đổi chiến lược lớn nhất từ trước đến nay của BBC một phần vì tác động của việc đưa tin qua sóng ngắn giảm đi khi xu hướng truyền thông toàn cầu chuyển sang mạng Internet.
BBC bắt đầu có chương trình phát thanh tiếng Việt từ 1952, vào lúc cao điểm lên tới 1 giờ 30 phút mỗi ngày, và đã trải qua nhiều bước thăng trầm cùng cuộc chiến Việt Nam và thời kỳ hậu chiến. Các ban ngôn ngữ khác trong nhóm 13 ngôn ngữ sẽ đóng cửa chương trình phát thanh hiện vẫn có nhiều giờ trên sóng ngắn hơn ban tiếng Việt, ví dụ như tiếng Trung Quốc là 4 giờ mỗi ngày.
Chương trình trên sóng ngắn của BBC tiếng Việt hiện nay chỉ có 15 phút mỗi ngày, nhưng toàn bộ nội dung và cả các phần âm thanh như phỏng vấn, lời trích được phát và lưu trữ đều đặn trên mạng Internet ở địa chỉ bbcvietnamese.com. Phát triển từ 5 năm qua, trang mạng này đang có trên 20 triệu lượt người đọc mỗi tháng. Các tiêu chí về bài dạng video, hay tin nhắn qua điện thoại di động cũng tăng đều, 17% tới 20% trong vòng 12 tháng.
Hai ông Kissinger và Lê Đức Thọ được trao giải thưởng hòa bình vì hai ông đã nỗ lực để cho hiệp định Paris được ký kết.
Ông Kissinger vui vẻ nhận giải, còn Lê Đức Thọ thì từ chối, không chịu nhận.
Kissinger và Lê Đức Thọ bắt tay chúc mừng nhau
Mới đây, hôm thứ tư 29 tháng 9 năm 2010, trong một cuộc hội thảo tại bộ Ngọai giao Hoa Kỳ với đề tài sự dính líu của nước Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, ông Kissinger đã thú nhận rằng cái cách mà người Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam đã làm cho người Mỹ xâu xé lẫn nhau. Ông cũng thú nhận rằng, ông đã nhượng bộ phe Cộng sản quá nhiều trong các cuộc hòa đàm , vì bên đối phương quá kiên trì với những đòi hỏi của họ, còn ông thì bằng mọi cách phải kéo nước Mỹ ra khỏi vũng lầy Việt Nam. Ông còn tỏ lòng ngưỡng mộ kẻ đối thủ của ông lúc đó là Lê Đức Thọ, “ đã khéo léo và kiên trì làm tròn những chỉ thị từ cấp trên của mình để vượt trội hơn người Mỹ “. Theo ông, đó là vì “ Người Mỹ muốn nhượng bộ. Còn Hà Nội thì muốn chiến thắng. “ ( America wanted compromise. Hanoi wanted victory.). Khi ký kết hiệp định Paris, ông biết rằng đó không phải là một hiệp định đem lại hòa bình cho khu vực, và rằng nó chỉ làm suy yếu thêm chính quyền miền Nam trong cuộc tranh chấp với kẻ đối thủ phương Bắc mà thôi. Nhưng người Mỹ lúc ấy không còn có sự lựa chọn nào khác.
Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973 quả là một sự mỉa mai. Kẻ nhận giải là Kissinger biết rõ rằng nỗ lực của mình không mang lạihòa bình, chỉ giúp cho một bên đối đầu sớm ngã gục và bên kia sớm giành thắng lợi trong cuộc chiến. Mục tiêu chính trong những nỗ lực của Kissinger không phải là hòa bình, mà là sự rút lui của người Mỹ.
.
Năm 1975, cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự chấm dứt. Sự mỉa mai của giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1973 đã lộ rõ. Cả thế giới đã mở mắt để nhìn nhận thực trạng của hòa bình năm 1973 ở Việt Nam. Ông Kissinger có ý định trả lại giải, nhưng ủy ban Nobel Hòa Bình không chịu nhận. Còn Lê Đức Thọ ( hay chính phủ Hà Nội ) có lẽ mải vui với chiến thắng, nên đã quên đi vòng vương miện hòa bình chỉ mới cách đó 2 năm.
No comments:
Post a Comment