Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, January 30, 2011

Đặng Phúc-Việt Nam ! Việt Nam ! Hãy đứng lên













giáo dân bị Công an tra tấn đến chết

http://www.youtube.com/watch?v=9aqAA9Xq7kY














17 tuổi bị công an bắn đan cao su làm mù 1 mắt


































Việt Nam ! Việt Nam !

Hãy đứng lên!!!

Đặng Phúc


Ngày 17-08-2009 một dân oan ở Bà Rịa, Vũng tàu, tên là Trần Thị Ngọc Anh đã ra Hà Nội từ 20-05-2009 (gần 3 tháng) để khiếu kiện. Ngày 18-06-2009 dân oan Trần Thị Ngọc Anh đã mua 4 lít xăng tưới từ đầu đến chân để tự thiêu, được bà con dân oan ngăn kịp thời. Khi được hỏi lý do tự thiêu, dân oan Trần Thị Ngọc Anh trả lời: đi kêu oan bị xua đuổi như chó!







Tuần vừa qua nhà báo Lê Hoàng Hùng, 30 năm làm báo chống tham nhũng lãng phí, tham gia giúp 68 dân oan đòi đất bị tập đoàn Việt gian Cộng Sản thu mua hằng trăm hecta cho đến 2000 hecta đất trồng lúa với giá rẻ như bèo để làm khu công nghiệp cho nhà máy thép Long An. Là một nhà báo của tờ “Lao Động”, Lê Hoàng Hùng tham gia giúp 68 dân oan khiếu kiện, nên ngày 19-01-2011 Lê Hoàng Hùng đã bị “kẻ lạ mặt” đột nhập vào nhà đổ hóa chất lên thân thể Lê Hoàng Hùng và bật lửa thiêu sống nạn nhân. Dù nạn nhân bị phỏng (bỏng) 49% thân thể, nghĩa là có thể cứu sống và chửa phỏng được bằng y khoa hiện đại. Nhưng vì “đảng” muốn bịt miệng nạn nhân, nên tình trạng gây “nhồi tim” vài lần để khai tử nạn nhân. Kết quả nhà báo Lê Hoàng Hùng chết mười ngày sau đó, tức là vào ngày hôm qua (29-1-2011). Ai là thủ phạm thì dân oan đều biết rõ, nhưng quyền lực của tập đoàn Việt Gian Cộng Sản luôn luôn thi hành chính sách bao che lẫn nhau phủ bênh huyện, huyện bênh tỉnh, nên công an chờ cho để “lâu cứt trâu hóa bùn” với lời tuyên bố là “còn trong vòng điều tra”. Những người dân oan thương tiếc cho cái chêt oan ức của anh Hùng và họ biết là từ khi tập đoàn Việt Gian Cộng sản thành hình cho đến nay, giá trị của người dân không bằng con cá lá rau, và đảng Việt Gian Cộng sản nhất quyết “bần cùng hóa người dân Việt bằng mọi phương tiện”.


Bó đuốt của bọn công an đốt chết nhà báo Lê Hoàng Hùng, bó đuốc đòi tự thiêu của dân oan Trần Thị Ngọc Anh và sự căm phẩn của hàng triệu dân oan bị cướp đất cho “đảng và nhà nước làm sân đánh gôn, làm khu du lịch, khu vành đai kinh tế, bán cho nước ngoài xử dụng”, trong lúc nhân dân bị “bần cùng hóa” thì toàn dân phải trỗi dậy, toàn dân phải trỗi dậy khắp nơi để chấm dứt mọi khổ đau, mọi bất công, vô nhân đạo. Hiện nay người dân Việt không thể tiếp tục làm thân trâu chó, để cho con cháu bọn cán bộ mua sắm xe đua đắc tiền hàng trăm ngàn đô la, hay chúng tậu lâu đài, biệt thự ở nước ngoài, chúng dấu hàng tỷ đô la trong các trương mục MA, và bọn cán bộ đãi nhau ăn sáng 400-500 đô la tiền phở (khoảng 36 đô la cho 1 tô phở). Nhân dân Việt Nam trong suốt thời gian tập đoàn Việt Gian Cộng Sản lên cầm quyền ở miền Bắc, sau đó chúng xâm lược miền Nam vào năm 1975, chúng đem cả dân tộc đang giàu có tiền rừng bạc biển xuống thành tôi đòi, thành hàng trâu chó. Cơn rét hiện nay đã giết chết hơn 30,000 trâu bò ở các tỉnh miền Bắc và vẫn còn đang tiếp diễn, nhưng tập đoàn Việt Gian Cộng Sản vẫn phung phí tiền bạc của nhân dân từ hội hè “1000 năm Thăng long”, đến ăn mừng “Đại Hội VGCS thứ XI”, đến ăn mừng “bác hồ”, “mừng xuân, mừng đảng” ..v.v.. Và chúng không đoái hoài gì đến người dân ở các tỉnh phía Bắc đang trong cơn đói rét, cùng cực. “Con Trâu là đầu sự nghiệp” và người dân đã mất trắng tay trong cơn đói lạnh này. Vậy bọn cầm quyền Việt Gian Cộng sản đã làm gì cho người dân Việt hiện nay!?


Cuộc nổi dậy của nhân dân Tunisia đã tống khứ tên Tổng Thống độc tài gian ác Zine al-Abidine Ben Ali, tên này đã ngồi lì trên ghế cai trị độc tài, tham nhũng trong suốt 23 năm qua. Chỉ trong vòng 4 tuần lễ, người dân Tunisia bắt đầu bằng cuộc tự thiêu ngày 17-01-2011 của một thanh niên 26 tuổi tên Mohamed Bouazizi. Mohamed Bouazizi là một sinh viên nhưng bị thất nghiệp, anh đành phải bán hàng rong để kiếm sống, bị cảnh sát của tên độc tài Ben Ali xua đuổi. Đến lúc quá căm phẫn anh Mohamed Bouazizi không còn sợ hãi nữa và anh đã quyết định đi đến tự đốt chính mình để phản đối chính quyền hà khắc. Kết quả như chúng ta đã thấy và nhân dân Tunisia họ đã tuyên bố họ “không còn sợ hãi”, họ đã chịu đựng sự “sợ hãi” mỏi mòn trong 23 năm qua. Và ngày nay là lúc chính họ phải tự đứng dậy để gỡ bỏ ách thống trị độc tài, gian ác. Và có thể nói rằng: “Tunisia! đang làm một cuộc cách mạng không có lãnh tụ”.

Những quốc gia đã và đang bị bọn gian ác, độc tài, cướp bóc, áp bức phải vùng lên như Tunisia. Cuộc “cách mạng” của người dân Tunisia đã châm ngòi cho nhân dân Ai Cập đang thức tỉnh và cuộc “cách mạng” này đã làm cho sinh viên Sudan vùng lên, Algeria vùng lên lan đến đòi hỏi “công lý và chống nghèo đói” cho nhân dân Jordan. Và ngày hôm nay khi viết bài viết ngắn này (30 tháng 1 năm 2011), cuộc “cách mạng” này đã lan đến vùng đất “Miến Điện”.


-Bó đuốc sống “Mohamed Bouazizi” đã kêu gào công lý và người dân Tunisia đã thức tỉnh và hiểu rằng: “Muốn thoát khỏi cảnh sống làm thân trâu chó, thì chính họ phải vùng lên lật đổ ách tham tàn, gian ác bằng hành động”, chứ không phải bằng “biểu tình tại gia” như tên cò mồi Đặng Phúc Tuệ/ Quảng Độ đã kêu gọi.


- Đấu tranh không phải bằng kê khai danh sách những tên Việt Gian Cộng sản từ đầu tới chân, chúng bám vào những tên “công thần của chế độ” giả dân chủ như nhóm Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Trần Anh Kim của đảng “Dân chủ 21”, đã đề cao những tên như: Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Phùng Thế Tài, Lê Hồng Hà v..v…

- Đấu tranh không phải bằng lộ trình 9 điểm của Nguyễn Đan Quế.









so sánh Lê thị Công Nhân, con của Lê Đức Anh, TC2 (Tổng Cục 2) đấu tranh dân chủ giả hiệu mở tiệc sinh nhật tại nhà hàng sang trọng mời bạn bè ăn nhậu 3 bánh sinh nhật, thịt rượu Tây chi phí 400 đô la, do tiền giúp đở hải ngoại nuôi sống Lê Thị Công Nhân dọn nhà mới, chuẩn bị mua xe hơi xịn, và quần áo tư trang để cưới chồng.

- Đấu tranh không phải bằng khẩu hiệu của bọn Việt Tân lôi kéo người dân hải ngoại vào việc nộp tiền cho chúng, để chúng đấu tranh cuội và phá hoại cộng đồng. Vì tất cả bọn chúng chỉ là đám ngoại vi của tập đoàn Việt Gian Cộng sản.

- Đấu tranh không phải bằng cách đóng kịch giả làm một tên “tê liệt” hay “đột quỵ” và kể cả hình thức tra tấn dỗm của bọn Việt Gian Cộng sản như: Nguyễn Văn Lý, mà bản thân hắn đã được công an Việt Gian Cộng sản ưu đãi. Có thể nói từ Ghandi cho đến Nelson Mandela nếu có nằm mơ cũng không thể hình dung ra được sự bịp bợm này.

- Đấu tranh không phải bằng lập 4 quỹ tình thương như tên đặc công đỏ Bùi Tín, Vũ Thư Hiên v..v… đã làm.

- Đấu tranh không phải bằng “ôn hòa” theo đúng “luật pháp của Việt Gian Cộng sản”, trong đó có Điều 4 HP /hiến pháp của Việt Gian Cộng sản!?!?! (Cộng sản thì chúng có hiến pháp gì?)

- Đấu Tranh thì không cần ai phải bật đèn xanh hay đèn đỏ cho mình!!!! (người dân Tunisia và dân Ai Cập hiện nay thì ai đã “bật đèn” cho họ?)


Tóm lại: Nhân Dân Việt Nam hiện nay hãy gạt bỏ lũ cò mồi “dân chủ cuội”. Mọi tầng lớp dân oan hãy đứng lên, xử dụng những khẩu hiệu và phương tiện thích hợp cho từng giai đoạn của công cuộc đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho bản thân cũng như gia đình của chính mình.


Nếu mọi người, mọi giới, mọi nơi cùng nắm tay đứng lên, thì cuộc “đứng dậy” này đây mới có khả năng cảm hóa được các binh lính và công an Cộng sản họ sẽ sẳn sàng ngã về phía nhân dân, tạo nên yếu tố quyết định để đi đến thành công.

- Không khí tranh đòi sự sống đang như bão táp ở những nơi có bọn gian ác, đê hèn, quỷ quái, lừa đảo đang ngự trị hàng vài thập niên qua, nay các cuộc nổi dậy đã và đang liên tiếp làm xụp đổ các chế độ gian ác kia. Cuộc “Cách Mạng” này nhất định nó sẽ lan đến ngưỡng cửa Hà Nội, Huế, Sài Gòn như tinh thần Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Bắc Giang, Giáo phận Vinh và nhiều nữa. Ngày nay nhân dân Việt Nam chúng ta nhất định sẽ chiến thắng bọn cầm quyền gian ác, tham lam, tham nhũng bóc lột người dân Việt. Chúng ta hãy chuẩn bị Công Lý Tất Nhiên Phải Thắng”.

Đặng Phúc

Cô gái bị đánh gãy tay. (Hình: báo Lao Ðộng)

QUẢNG BÌNH - Rủ nhau vào rừng hái lá giong gói bánh chưng ngày Tết, không may bị kiểm lâm bắt gặp, ba cư dân Quảng Bình bị một trận đòn no nê.Theo báo Lao Ðộng, vụ việc xảy ra gần 10 ngày nay và chỉ được phát giác sáng 25 tháng 1 từ lá đơn tố cáo của các nạn nhân. Họ gồm hai thanh niên tên Trương Văn Thanh 24 tuổi; Thái Xuân Duẫn 19 tuổi và cô gái tên Trương Thị Anh 24 tuổi đều cư ngụ tại Minh Hóa, Quảng Bình.

Cả ba cho biết đã bị 7 nhân viên kiểm lâm Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng vây đánh tới tấp đến nỗi mang thương tích khắp mình mẩy. Trương Văn Thanh còn bị đánh gãy tay. Các cán bộ kiểm lâm còng cả ba người đưa về đồn giam giữ và đòi gia đình đến lãnh về sau khi nộp phạt.

Tiếc rằng cán bộ kiểm lâm chỉ làm “được chuyện” với dân lành. Còn gặp lâm tặc thì ríu ríu chịu thua “cho phải phép.”cô gái tên Trương Thị Anh 24 tuổi cư ngụ tại Minh Hóa, Quảng Bình.

Cái chết đầy uẩn khúc tại đồn công an

2011-01-24

Năm 2010 là năm xảy ra ít nhất sáu vụ chết người trong quá trình bị hỏi cung hay bị làm việc tại đồn công an.

Hình chụp từ video do nhân chứng đưa lên youtube

Hàng ngàn người dân đưa xe đến trước UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25-7-2001, phản đối công an đánh chết người.

Một trong những trường hợp điển hình là cư dân Võ Văn Khánh ở huyện Đại Lộc, thiệt mạng trong khi đang làm việc với công an nhưng được cho là tự sát bằng cách treo cổ.

Tháng Năm 2010, gia đình anh Võ Văn Khánh ở xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam hay tin anh đã chết tại đồn công an huyện Điện Bàn sau khi tự thắt cổ bằng một sợi dây giày. Lúc đó anh mới 29 tuổi.

Tối ngày 8 tháng Năm, thân phụ anh Võ Văn Khánh, ông Võ Văn Thành, đưa thi thể con trai về nhà. Theo gia đình thuật lại thì cách đó ít hôm, trên đường chạy xe mô tô xuống Điện Bàn, anh Khánh vì không mang theo giấy tờ nên bị cảnh sát giao thông giữ xe, hẹn đến thứ Sáu trở lại để giải quyết.

Đi sống, về chết

Sáng ngày 7 tháng Năm, anh Khánh trở lại đồn công an huyện Điện Bàn cùng với giấy tờ chiếc xe mô tô đang bị tạm giữ. Đến chín giờ tối cùng ngày, hai công an đến nhà mời ông Võ Văn Thành, cha ruột của anh Võ Văn Khánh, đến trụ sở công an Điện Bàn để giải quyết vụ chiếc xe. Tới nơi thì ông mới được báo con trai ông đã tự vẫn chết bằng một sợi dây giày. Khi đưa xác về nhà, công an còn đưa cho ông Võ Văn Thành một bao thơ trong đó có mười triệu đồng.

Vì trên mặt người chết có vết trầy xước, rồi lúc khâm liệm lại thấy sườn trái bị gãy, phía dưới vai trái có vết bầm tím, gia đình nghi ngờ Khánh đã bị công an đánh trong lúc điều tra. Từ xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, ông Võ Văn Thành kể lại:

"Trên ngực nó bầm đen, có dấu vết bầm, coi như gãy trên cái ba sườn. Cái hồi tôi xuống dưới nớ là tôi khủng hoảng rồi. Tự nhiên nghe một đứa con mất là tôi không còn tinh thần, tôi chết lên chết xuống, khám nghiệm tử thi lần thứ nhất là như thế nào tôi cũng không biết được."

Khi đó công an huyện Điện Bàn giải thích những vết bầm dập trên cơ thể người chết là do anh Khánh tự tử. Ông Thành bức xúc nói:


"Họ nói là cháu Khánh tự tử rồi bốn người công an khiêng ra thì bị té cho nên hắn bầm. Mấy cái đó tôi thấy vô lý quá, không hiểu được. Cái chuyện họ nói tự tử như vậy thì tôi không đồng tình. Vì răng? Vì tôi thấy không có cái lý do gì mà tự tử. Cái dây giày chỉ có ba mươi phân đó không thể tự tử được, mà cái lam cửa nhà tạm giam thì đã hai mươi - ba mươi, cái dây chỉ có ba mươi làm răng mà đủ?

Mà trọng lượng thằng nhỏ là trên năm mươi kg, thì không đủ cái lực để tự tử chỗ nớ. Hai dây cũng không đủ chứ đừng nói một dây!
Cho nên hoàn toàn là tôi không thống nhất cái chuyện nớ rồi. Nhưng mà bây giờ nói chung luật pháp mình nắm được, cho nên có nhiều cái là phóng viên nơi này nơi kia, những người quan tâm ni kia, giúp đỡ được chừng nào đó chứ tôi không biết làm sao hết trơn."

Khi đó tin tức về cái chết đáng ngờ của anh Võ Văn Khánh tại đồn công an Điện Bàn đã được báo Lao Động trong nước đăng tải. Kết quả khám nghiệm lần thứ nhất cũng phát hiện những vết thâm tím trên thi thể người chết.

Đến ngày 10 tháng Năm, thể theo yêu cầu của gia đình, tổ pháp y thuộc Sở Y Tế Đà Nẵng đã cùng với đại diện thanh tra công an tỉnh Quảng Nam tiến hành khám nghiệm tử thi lần thứ nhì. Vẫn lời ông Võ Văn Thành:

"Khám nghiệm lần thứ hai mà họ nói tui chờ ba mươi ngày là tui thấy đó là điều vô lý rồi. Tui nói bây giờ cho tui xin lại cái giấy bảo trì để nhận lại cái số tiền của hắn, tui hỏi thì họ nói “anh phải viết giấy coi như là nó tự tử”. Thì tui nói lại tui không đồng tình nếu nói là con tôi tự tử, cho nên tui không làm chuyện nớ, tui vẫn để im rứa."

Ông Võ Văn Thành gởi đơn kêu oan, khiếu nại và đòi làm rõ vụ việc nhưng đến giờ vẫn không có kết quả. Gia cảnh người chết thuộc diện nghèo khó ở địa phương, thân nhân phải đi vay mượn để làm đám tang cho con trai:

condau-giaodanbidanh-170.jpg
Một người dân tham dự đám tang ở Cồn Dầu bị công an đánh bất tỉnh. RFA files


















"Đơn thì gởi vô trong kia mà không nghe cái gì hết. Nếu ra ngoài nớ thì chỉ có đi trực tiếp, mà điều kiện thì khó khăn, mẹ hắn bị tai biến nằm một chỗ, con cái thì ni kia, cho nên tôi không đủ điều kiện. Cả mấy tháng nay cũng không nghe nói chi hết trơn. Mà công an của tỉnh Quảng Nam khám nghiệm lần thứ hai cũng không trả lời chi cho tôi hết."

Báo chí trong nước cũng đưa tin là nhiều người dân ở xã Đại An huyện Đại Lộc, hàng xóm của ông Võ Văn Thành, bày tỏ sự bức xúc trước cái chết oan uổng mang nhiều nghi vấn của Võ Văn Khánh, một thanh niên mà họ mô tả là hiền lành chứ không quậy phá. Một số người kéo đến nghe ngóng tin tức về cuộc giải phẫu khám nghiệm tử thi. Thân phụ người chết, ông Võ Văn Thành, tâm sự:

"Tôi không cần một cái gì, chỉ cần trả lại sự công bằng cho nó thôi. Chết một đứa con vô lý quá, tức quá tôi chịu không nổi, phải như mà hồi mô chừ nó quậy nó phá hay làm cái gì… Riêng cái ngày hôm đó, coi như là sáng hôm đó, công an tới nhà tui rất đông, từ công an huyện tới công an xã, giống như là bao vây rứa. Họ rải công an từ dưới Điện Bàn lên tới trên ni. Sau thì tui mới hiểu chắc họ sợ tôi đem con tui xuống dưới nớ."

Ông còn tiết lộ một chi tiết đáng ngờ là ngay hôm Võ Văn Khánh chết tại đồn công an Điện Bàn, thì cậu ruột của anh, chánh thanh tra huyện Đại Lộc, tới nhà để đi cùng với ông Võ Văn Thành xuống đồn công an mà không hề báo cho anh rể biết Võ Văn Khánh đã chết. Ông cho "đó lại là cái điều vô lý nhất. Bởi vậy tôi nói cái sự việc ni toàn là dàn xếp hết trơn rồi."

Đó là uẩn khúc của những cái chết bỗng dưng trong lúc đang làm việc tại đồn công an.

Vì sao chết?

Luật pháp Việt Nam không cho phép hành hạ tra tấn nghi phạm trong quá trình điều tra, thế nhưng một vài trường hợp chết người một cách bất thường đã xảy ra khiến dư luận nghi ngờ công an có thể quá tay trong lúc đánh người để khai thác hoặc muốn ép cung.

Lược qua năm 2010, những vụ thẩm cung mà có người bị công an đánh chết được báo chí trong nước đề cập đến, là:

Tháng Sáu 2010, Vũ Văn Hiền ở Thái Nguyên, bị bắt vì xô xát với mẹ, sau đó tử vong do xuất huyết trong não, vỡ xương hàm và gãy xương sườn.


Tháng Bảy 2010, một giáo dân Cồn Dầu tên Nguyễn Thành Nam, bị dân phòng tạm giữ, chết tại nhà ngày hôm sau do chấn thương với những dấu tích bị đánh đập trên người.

Tháng Tám 2010, một người tên Trần Duy Hải bị công an bắt vì tình nghi giật dây chuyền của một phụ nữ, đã chết sau đó và được công an báo là treo cổ tự tử.

Tháng Mười 2010, ông Trần Ngọc Đường, bị bắt vì tranh cãi với hàng xóm, đột nhiên qua đời vài tiếng sau đó khi còn đang bị tạm giam tại trụ sở ủy ban nhân dân xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Trong tất cả những vụ việc đáng tiếc, gọi là công an đánh chết người này, chưa trường hợp nào được giải thích thỏa đáng.

Vì sao phóng viên Lan Anh bị khởi tố?

Thứ bảy, 08 Tháng một 2005, 07:50 GMT+7

Nguyễn Thị Lan Anh (bút danh Lan Anh), phóng viên phụ trách mảng y tế của báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội, vừa nhận quyết định khởi tố bị can từ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hôm 6/1 về hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.


Vi sao phong vien Lan Anh bi khoi to?

Phóng viên Lan Anh và cô con gái 4 tuổi - Ảnh: Việt Dũng.

Cùng với quyết định này là lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được gửi tới Công an phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (nơi gia đình phóng viên Lan Anh đang cư trú).

Lý do cơ quan điều tra quyết định khởi tố phóng viên Lan Anh xuất phát từ một mẩu tin đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 20/5/2004 . Cơ quan điều tra xác định về hình thức, công văn trên của Bộ Y tế thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước trong ngành y tế, do vậy đã khởi tố phóng viên báo Tuổi Trẻ với tội danh “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Theo Tuổi Trẻ, những nội dung trong công văn của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ thực chất không có gì mới so với những điều đã được chính các quan chức của Bộ Y tế phát ngôn trong một cuộc họp báo công khai trước đó 21 ngày.

Cụ thể, trong cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 28/4/2004, trả lời đông đảo báo giới về những vấn đề của ngành y tế mà dư luận đang quan tâm - trong đó có vấn đề bình ổn về giá thuốc và những khuất tất ở Công ty Zuellig Pharma VN - chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung cho biết sắp tới lãnh đạo Bộ Y tế sẽ có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về vấn đề Công ty Zuellig.


Luật sư Chu Khang sẽ bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Lan Anh

Chiều 7/1, tại TP.HCM, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã có cuộc làm việc với luật sư Chu Khang (văn phòng luật sư Hà Nội, Đoàn luật sư TP Hà Nội).

Báo Tuổi Trẻ đã thông báo với luật sư toàn bộ sự việc xảy ra đối với cô Lan Anh, phóng viên của Tuổi Trẻ tại văn phòng đại diện Hà Nội. Luật sư Chu Khang đã nhận lời bảo vệ quyền lợi cho cô Lan Anh trong suốt quá trình tố tụng, bắt đầu từ khâu cơ quan điều tra công an lấy lời khai.

Tuổi Trẻ cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ phía cơ quan điều tra trong việc tạo điều kiện để luật sư Chu Khang tác nghiệp thuận lợi, nhằm bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ - phóng viên Lan Anh.

Cũng tại cuộc họp báo này, vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính của Bộ Y tế - ông Dương Huy Liệu - còn cho báo giới (có phóng viên Lan Anh dự) biết trong nội dung trình Thủ tướng có việc đề nghị phối hợp với Bộ Kế hoạch - đầu tư thanh tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma VN.

Một chút về “bị can Lan Anh”

Lan Anh bắt đầu thực tập ở văn phòng Hà Nội của Tuổi Trẻ từ mùa hè năm 1997, khi còn là sinh viên báo chí năm cuối. Đến nay khi đã làm báo được tám năm, đã có một chút thành công và uy tín với đồng nghiệp, đã làm mẹ của một cô con gái 4 tuổi, Lan Anh lúc nào cũng có thể bức xúc đến phát khóc mỗi khi phải chứng kiến, phải tiếp cận với những chuyện mà theo cô là “vô lý không thể chịu nổi”.

“Thế này thì không ai dám ốm nữa mất, thuốc lại lên nữa rồi. Một vỉ 10 viên kháng sinh chỉ hai ngày mà từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng. Họ cứ làm như dân mình chỉ dành toàn bộ tiền vào việc đi bệnh viện hay sao ấy! ”.

Suốt gần một năm theo dõi tình hình diễn biến giá thuốc cùng với các phóng viên Tuổi Trẻ ở TP.HCM như Kim Sơn, Lê Thanh Hà, cô phóng viên y tế này làm cả cơ quan phát sốt lên vì những thông tin mà cô vừa nói vừa ứa nước mắt, văn phòng nóng lên vì giá thuốc, mặt báo cũng nóng lên vì giá thuốc, những cú điện thoại, những bức thư bạn đọc gửi về cũng canh cánh một nỗi niềm giá thuốc.

Nhưng, nghề làm báo không chỉ là viết “chống tiêu cực”. Thật ra phần lớn các bài viết của Lan Anh trên báo Tuổi Trẻ là về những thân phận nơi bệnh viện: nơi bệnh nhân bó tay trông chờ sống chết nơi bác sĩ, và nơi các thầy thuốc vật lộn ngày đêm để cứu sống từng sinh mệnh.

Cùng với phóng viên ảnh Việt Dũng, Lan Anh cũng là nhà báo đầu tiên có mặt tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới để đưa tin, chụp ảnh và viết bài về những nạn nhân SARS ở VN. Phương tiện bảo hộ duy nhất là hai chiếc khẩu trang mua ở cổng bệnh viện, hai nhà báo này đã đưa những thông tin nóng nhất về tình hình diễn biến SARS ở Hà Nội và cuộc vật lộn chống lại tử thần của các y bác sĩ VN.

Hết sốt thuốc, hết SARS, lại đến cúm gà, rồi đến chiến dịch góp tay xoa dịu nỗi đau da cam, những trang báo Tuổi Trẻ luôn nóng hổi thông tin và chan chứa tình người bởi các phóng viên gắn bó với những người bệnh, với những người không may mắn được sinh ra với đầy đủ các bộ phận cơ thể, những người nghèo không có tiền chữa bệnh...

Những bài báo không có chỗ cho sự toan tính. Những bài báo lúc nào cũng chỉ xoáy sâu vào những câu hỏi nhức nhối từ cuộc đời. Và Lan Anh là một phóng viên Tuổi Trẻ như thế.

NVH - Thu Hà(Tuổi Trẻ)

nạn nhân tù việt gian Cộng Sản

























---------------------------------




















Phóng viên báo NLĐ đã tử vong ở bệnh viện

30/01/2011

Sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Thành phố Sài gòn, chiều 29/1, nhà báo Lê Hoàng Hùng (51 tuổi), báo Người Lao động, không qua khỏi nguy kịch và đã tử vong tại bệnh viện.


Trước đó, khoảng 1 giờ 15 phút ngày 19/1/2011, nhà báo Lê Hoàng Hùng đang ngủ tại nhà ở khu đô thị Đại Dương, phường 6, thành phố Tân An (Long An), đã bị tạt cồn và phóng hỏa đốt.

Anh Hùng được chuyển ngay đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa Khoa Long An, sau đó chuyển lên khoa bỏng thuộc bệnh viện Chợ Rẫy - Thành phố Sài gòn .

Tại hiện trường, toàn bộ chăn, nệm đều bị cháy thành tro. Cả căn phòng ngủ và phía ngoài hai cánh cửa ra lan can và cầu thang đều bị ám khói đen.

Nhà báo Hoàng Hùng phụ trách viết báo, chụp ảnh tuyên truyền trên địa bàn các tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre.

Trong quá trình tác nghiệp, anh đã có nhiều bài viết đạt giải thưởng cấp tỉnh và Trung ương về chống tiêu cực, gương điển hình nhân tố mới… Nhà báo Lê Hoàng Hùng ra đi để lại niềm thương tiếc trong giới đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc.

Nguyên nhân nhà báo Lê Hoàng Hùng bị kẻ xấu phóng hỏa đốt vẫn đang được cơ quan chức năng Long An điều tra làm rõ./.

Anh Hoàng Hùng đi rồi...!

Theo nld.com.vn – 17 giờ trước

Lúc 13 giờ chiều 29-1, nhà báo Lê Hoàng Hùng (Báo NLĐ) đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Người thân, đồng nghiệp và bạn bè của anh nghẹn ngào đau xót dù biết trước đó là điều khó tránh

Mấy ngày qua, theo dõi sức khoẻ anh từng giờ, từng ngày, tất cả chúng tôi - những đồng nghiệp của phóng viên Hoàng Hùng tại Báo NLĐ - đều âu lo, nhất là khi tình hình có chiều hướng xấu. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn âm thầm hy vọng và cầu trời để anh vượt qua. Vậy mà...

Nhà báo Lê Hoàng Hùng (bìa trái) nhận Giải Báo chí của Hội Nhà Báo TPSài gòn viết về người tốt việc tốt năm 2010. Ảnh: TẤN THẠNH

Yêu nghề, giỏi nghề

Anh Hoàng Hùng đi rồi...! Thông tin này được chúng tôi truyền cho nhau vào chiều 29-1 trong nghẹn ngào, đau xót. Trước đó, đêm 26 và ngày 28-1, anh đã hai lần ngưng thở, tim ngưng đập nhưng được cấp cứu qua khỏi. Theo các bác sĩ, anh rơi vào tình trạng đỉnh điểm sốc nhiễm trùng sớm 2 ngày so với bình thường, được hỗ trợ bằng máy giúp thở, được chữa trị bằng những loại kháng sinh mới nhất, dùng thuốc vận mạch để chống hạ huyết áp, đồng thời được truyền huyết thanh và cắt lọc da mỗi ngày. Tuy nhiên, do bị phỏng nặng (49% diện tích da và khoảng 20% độ sâu), tuổi lại khá cao (51) nên khả năng đáp ứng của cơ thể thấp, anh đã không vượt lên được trong cuộc chiến chống lại tử thần.

Hơn 8 năm sát cánh cùng các đồng nghiệp ở Báo NLĐ chưa bao giờ Lê Hoàng Hùng chùn tay trước cái xấu. Lòng nhiệt huyết và ngòi bút sắc bén của anh đã góp phần đưa không ít vụ việc tiêu cực ra trước ánh sáng công lý. Gặp nhau những lúc họp hành, liên hoan, anh vẫn thường tâm sự: “Mình là chiến sĩ trên mặt trận báo chí, phải dám nói lên sự thật, dám đấu tranh vì công bằng xã hội dù phải chịu sức ép từ nhiều phía”. Chọn thời sự pháp luật - xã hội, một lĩnh vực gai góc, thường xuyên đối mặt hiểm nguy và cả những cám dỗ nhưng cùng nhiều đồng nghiệp khác, anh đã vượt qua tất cả. Có những lúc tác nghiệp hàng tháng trời cho một đề tài hay những khi tiếp cận đối tượng hết ngày này sang ngày khác, không ngại hiểm nguy, gian khó, anh vẫn kiên trì đeo bám. Với anh, niềm vui lớn nhất là những phản ánh chân thực, tâm huyết của mình sớm đến với bạn đọc, đánh thức, thúc giục các cơ quan chức năng vào cuộc.

Lần thực hiện loạt bài “Cò bấm lỗ hoành hành miền đất dữ” vào năm 2006, anh cùng phóng viên Minh Sơn tác nghiệp nhiều tháng liền trong điều kiện hết sức vất vả. Trong lúc Minh Sơn làm tài xế để tiếp cận với “cò”, Hoàng Hùng ngày ngày nhập vai người chạy xe ôm ăn cơm bụi, ngủ vỉa hè, tìm mọi cách để được các “cò” thương tình thu nạp vào “môn phái”. Khi bài viết đầu tiên được đăng trên Báo NLĐ, Hoàng Hùng và Minh Sơn được không ít đối tượng tận tình “chăm sóc” với những chiếc phong bì dày cộp nhưng tiền bạc của kẻ xấu không thể mua được nhiệt huyết của người làm báo có trách nhiệm. Không mua chuộc được, “cò” tìm cách theo dõi, đeo bám thậm chí tấn công anh để trả thù. Lòng tự trọng nghề nghiệp và bản lĩnh của người đảng viên, của một nhà báo đã giúp Hoàng Hùng đứng vững.

Năm 2008, toà soạn nhận được thư tố cáo của bạn đọc về một vụ cố ý gây thương tích dẫn đến chết người xảy ra tại huyện Chợ Gạo - Tiền Giang. Theo đó, hung thủ sau khi bị bắt giam một ngày đã được thả ra vì kết quả giám định cho rằng nạn nhân chết vì bệnh lý, không phải bị đánh, gia đình nạn nhân đã kêu cứu nhiều cơ quan tố tụng nhưng đều rơi vào im lặng. Được toà soạn giao nhiệm vụ, Hoàng Hùng tỉ mỉ nghiên cứu hồ sơ, cùng phóng viên Minh Sơn xuống hiện trường. Bằng kinh nghiệm của mình, anh kết luận: “Cơ quan điều tra đã bỏ lọt tội phạm”. Quay phim dựng lại hiện trường theo lời kể của nhân chứng, anh thuyết phục cơ quan điều tra “xới” lại vụ án, sau đó hung thủ đã bị khởi tố, bắt tạm giam và bị xử phạt 7 năm tù.

Hoàng Hùng còn viết rất nhiều bài báo, trong đó đáng chú ý là loạt bài “Thanh tra VHTT “làm luật” ở Tiền Giang”, phản ánh bộ phận thanh tra văn hoá thông tin (VHTT) “bán giấy phép” karaoke cho những đối tượng không được kinh doanh. Sau loạt bài, ngành VHTT đã chấn chỉnh hoạt động và nhiều cán bộ đã bị điều chuyển công tác. Bài điều tra “Loạn sân golf ở Long An” phản ánh hiện trạng chạy theo dự án của cơ quan công quyền khiến nhiều nông dân địa phương mất đất sản xuất. Sau bài báo, Chính phủ đã chỉ đạo dừng nhiều dự án sân golf...

Một cây bút được bạn đọc quý mến

Hay tin anh gặp nạn, lãnh đạo của các cơ quan, đoàn thể, đồng nghiệp đã vào thăm anh. Đặc biệt, hàng trăm bạn đọc khắp nơi đã gọi điện thoại, gửi email về toà soạn, bày tỏ sự căm phẫn trước hành vi tàn độc của kẻ thủ ác đối với anh và cầu mong anh tai qua nạn khỏi. Hôm 19-1, nhiều người dân ở xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đã bỏ công việc, gom góp tiền, lặn lội đón xe đò lên thăm và chia sẻ nỗi đau cùng anh. Lá thư mộc mạc, chân tình của họ nhờ chúng tôi gửi cho anh thể hiện lòng yêu quý của người dân đối với một người cầm bút trong sáng.

Trước ngày bị nạn, anh ghé toà soạn, hứa trong những ngày nghỉ Tết sẽ cố gắng viết nhiều bài dự trữ cho các số báo đầu năm. Đêm 18-1, anh đã viết 3 bài gửi về toà soạn. Nào ngờ bài viết cuối cùng của anh (Giết người vẫn ung dung, bút danh Trần Hải Nguyên) đăng Báo NLĐ ngày 29-1 cũng là ngày anh ra đi mãi mãi...

Xin thắp nén nhang lòng tiễn đưa người đồng nghiệp thân quý. Những bài viết còn dở dang của anh, những người làm báo chúng tôi sẽ tiếp tục thay anh viết tiếp, để cuộc sống công bằng, tốt đẹp hơn, như anh vẫn thường ao ước trong suốt cuộc đời làm báo gần 30 năm của mình!

68 hộ dân kiện UBND huyện

Theo nld.com.vn – 7 tháng trước

(NLĐ)- Ngày 6-6, TAND huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đã thụ lý 68 đơn của 68 hộ nông dân ở xã An Nhựt Tân khởi kiện quyết định hành chính của UBND huyện Tân Trụ.

Theo đó, TAND huyện Tân Trụ sẽ phải xử đến 68 vụ án khác nhau trong vòng hơn một tháng. UBND huyện Tân Trụ cũng phải cử người hầu toà ngần ấy thời gian.

Theo đơn khởi kiện, năm 2006, UBND tỉnh Long An phê duyệt dự án Khu Công nghiệp xã An Nhựt Tân, thu hồi diện tích 120 ha (100% đất nông nghiệp) giao cho Công ty Thép Long An làm chủ đầu tư, tiến hành bồi thường, tái định cư cho người dân. Do giá đền bù quá thấp, từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng/m2 nên người dân không đồng ý. Mặt khác, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành khu tái định cư, giá bán nền lại cho người dân cũng rất cao.

Toà đã bác 3/84 đơn kiện

Theo nld.com.vn – 15 ngày trước

(NLĐ)- Ngày 14-1, TAND huyện Tân Trụ - Long An đưa vụ 84 nông dân ở xã An Nhựt Tân kiện các quyết định hành chính của UBND huyện Tân Trụ liên quan đến việc đền bù, giải toả, tái định cư tại dự án Khu Công nghiệp An Nhựt Tân. Dự kiến, việc xét xử kéo dài trong vòng 2 tháng, mỗi ngày từ 3 đến 5 vụ kiện.

Trong ngày đầu tiên, TAND huyện Tân Trụ xét xử theo đơn kiện của ông Lê Văn Giáo, Lê Văn Thắng, Lê Thị Kim Dung cùng ngụ ấp 5, xã An Nhựt Tân.

Trước toà, các nguyên đơn yêu cầu HĐXX ra quyết định huỷ các quyết định của UBND huyện Tân Trụ liên quan đến việc bồi thường hỗ trợ giá trị sử dụng đất, tài sản trên đất; các quyết định hỗ trợ giá trị nhà, bố trí tái định cư với lý do các quyết định này ban hành không đúng trình tự theo quy định của pháp luật, gây thiệt hại lớn cho người dân trong vùng dự án. Đại diện UBND huyện Tân Trụ thừa nhận việc ban hành các quyết định có những điểm không đúng, tuy nhiên yêu cầu toà xử giữ nguyên giá trị pháp lý của các quyết định đó vì giá cả tại thời điểm người dân nhận tiền đền bù không thấp hơn thời điểm thu hồi đất. HĐXX đã tuyên xử bác đơn ông Giáo, ông Thắng, bà Dung vì không có cơ sở pháp lý.

Long An: Nông dân mất mười chưa được một

Theo diaoconline.vn – 2 năm trước

Tại những vùng bị thu hồi đất làm dự án ở Long An hiện nay, đội quân nông dân thất nghiệp ngày càng đông do không còn đất sản xuất và tiền đền bù giải toả đã tiêu xài hết.

Đến xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc - Long An vào những ngày tháng 4 này, chúng tôi không còn thấy cảnh nông dân chuẩn bị vật tư cho vụ hè thu hay tất bật nuôi trồng thuỷ sản như trước nữa. Bởi, tại đây đã có trên 1.800 ha đất nông nghiệp được quy hoạch chuyển giao xây dựng hạ tầng công nghiệp, sân golf và các khu đô thị sinh thái. Hàng ngàn nông dân giờ không còn kiếm sống được bằng nghề trồng lúa, nuôi tôm cá... ngay trên mảnh đất cha ông mình để lại.

Đất hẹp, người đông, dự án nhiều

Tại Long An, huyện Cần Giuộc được xem là điển hình của việc đất hẹp, người đông, dự án nhiều. Cần Giuộc - một trong những huyện có mật độ dân số cao nhất Long An, bình quân 788 người/km2, cao gấp 2,5 lần so với mật độ bình quân của tỉnh, gấp 3 lần so với cả nước. Đã vậy, Cần Giuộc cũng là một trong những huyện có nhiều dự án nhất của tỉnh Long An.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2010, tại huyện này sẽ triển khai cùng lúc 50 dự án với tổng diện tích trên 6.000 ha. Chưa dừng lại ở đó, hiện Cần Giuộc vẫn đang tiếp tục xin UBND tỉnh Long An cho phép điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất thêm 2.490 ha nữa để thực hiện những dự án đô thị, nhằm mục đích đến năm 2020 huyện này trở thành một “trung tâm công nghiệp, đô thị lớn”.

Mục tiêu là vậy, nhưng Cần Giuộc hiện chưa giải được bài toán một khi đô thị hoá thì hàng chục vạn nông dân phải sống ra sao. Trong khi đó, biểu hiện nhà đầu tư xin dự án nhằm để dành đất ngày càng rõ ràng. Cần Giuộc hiện là địa phương có nhiều dự án “xé rào” nhất ở Long An, do chưa được phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch mà đã triển khai thực hiện, gây bức xúc cho người dân địa phương. Điều đáng nói là ở những dự án “xé rào” này đều chiếm dụng hàng trăm hecta, thậm chí lên đến gần 2.000 ha đất trồng lúa. Chẳng hạn, chỉ dự án khu dân cư - công nghiệp - cảng ở Cần Giuộc đã chiếm đến 1.935 ha đất.

Nỗi khổ tái định cư

Có mặt tại ấp 5, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, chúng tôi mới tận mắt chứng kiến nỗi khó khăn của nông dân bị thu hồi đất làm khu công nghiệp (KCN). Một tấm biển to đùng vẽ chi tiết dự án KCN đã gỉ sét, không còn đọc được chữ nữa như minh chứng cho việc dự án này đã “treo” trong một thời gian khá dài. Theo người dân địa phương, dự án KCN tại ấp 5, xã An Nhựt Tân được tỉnh phê duyệt từ năm 2002, chủ đầu tư là Công ty Thép Long An, song công ty này không triển khai mà đến năm 2007 giao lại cho Công ty Hào Vương.

Thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp tấm biển vẽ chi tiết dự án KCN, một thanh niên vội đi đến, nói lớn: “Bà con chúng tôi rất bức xúc về KCN này. Từ khi tấm biển được dựng lên, cuộc sống chúng tôi bị xáo trộn hoàn toàn. Đã 6 năm rồi, chúng tôi có thấy nhà máy, xí nghiệp nào mọc lên đâu? Đã vậy, tỉnh còn cho mở rộng dự án từ 119 ha lên 200 ha, đẩy thêm hàng trăm hộ nông dân ra khỏi ruộng đồng, không biết làm gì để sống”.

Một nhóm người đang dời đồ đạc trong nhà ra khỏi khu quy hoạch, thấy chúng tôi cũng xúm lại than phiền. Ông Dương Văn Non phàn nàn: “Khổ lắm, cứ làm dự án thế này, bà con nông dân chúng tôi mất mười nhưng nhận lại chưa được một. Hiện chúng tôi đang phải tự tìm đất cất nhà vì chưa biết được tái định cư ra sao”.

Theo ông Non, một công đất của người dân tại đây cặp Tỉnh lộ 832 chỉ được đền bù tối đa 110 triệu đồng, trong khi đó giá thực tế thấp nhất cũng 400 triệu đồng. Cách Tỉnh lộ 832 chừng 50 m, giá đền bù giảm dần từ 90 triệu đồng xuống còn 40 triệu đồng/công đất. Trong khi đó, một nền đất tái định cư chỉ rộng 80 m2 (5 m x 16 m) cho người dân có nhà, đất bị quy hoạch giải toả được nhà đầu tư bán đến 70 triệu đồng. “Nhiều hộ nông dân nhận tiền đền bù một công đất không mua đủ một cái nền để tái định cư. Làm dự án, làm KCN mà để người dân khổ như thế này thì còn ý nghĩa gì? Chi bằng giữ nguyên cánh đồng lúa ngày nào, chúng tôi thấy còn tốt hơn nhiều”- ông Non bộc bạch.

Không nghề nghiệp, núi tiền cũng hết

Đến xã Long Hậu, chúng tôi hỏi nhiều thanh niên về dự định tương lai của họ một khi không còn gắn với ruộng đồng nữa. Phần lớn đều thẫn thờ nói chỉ biết phó mặc cho thời gian đưa đẩy tới đâu thì tới. Cũng có một số người hy vọng sẽ được tuyển dụng vào làm việc tại các KCN, sân golf, khu đô thị sinh thái... Thậm chí, có thanh niên tỏ vẻ rất lạc quan: “Mai này khi sân golf ở Long Hậu đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ được tuyển vào đó chăm sóc
cỏ vì chính quyền địa phương đã từng nói một sân golf cần đến 1.000 lao động làm mỗi một việc là bảo vệ thảm cỏ. Việc này chúng tôi thấy dễ làm, không cần phải qua học hành gì”.

Tuy nhiên, những người lớn tuổi thì dè dặt hơn: “Chúng tôi thấy không yên tâm chút nào. Giờ đây đất trồng lúa, nuôi heo, thả cá không còn, bà con nông dân chưa biết sống bằng cách gì đây”. Bà Nguyễn Thị Nương lo lắng: “Nếu bảo vào KCN làm công nhân thì chỉ có những người trẻ, lớn tuổi như tôi ai nhận làm gì, có nhận cũng không đủ sức khoẻ để làm. Khi người dân chúng tôi bị thu hồi đất, nhà đầu tư đưa một cọc tiền, song không nghề nghiệp thì có ôm cả núi tiền cũng sẽ hết”.

“Lạm phát” dự án

Ông Ngô Hải Phong, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, nhận xét Long An hiện đang lâm vào cảnh “lạm phát” những dự án vô bổ. Chỉ tính 13 dự án sân golf và 12 dự án khu đô thị sinh thái tại Long An đã ngốn hết của nông dân trên 13.000 ha đất trồng lúa, đẩy hàng ngàn người ra khỏi ruộng đồng. “Gần ta, Philippines đang lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng cũng chính vì lấy quá nhiều đất nông nghiệp làm sân golf, làm khu đô thị sinh thái. Đây là bài học mà tỉnh Long An cần xem xét rút kinh nghiệm trong thời điểm hiện nay. Tôi không hiểu tại sao khi phê duyệt dự án, UBND tỉnh không sớm nhận ra những hệ luỵ của việc lấy quá nhiều đất nông nghiệp để làm những việc mà nông dân không hề được hưởng lợi?” - ông Phong băn khoăn.


O ép dân để làm khu công nghiệp

Theo nld.com.vn – 7 tháng trước

Hàng trăm hộ dân bị ép nhận tiền đền bù giá thấp, thu hồi đất nhiều năm nhưng chưa bố trí tái định cư, xén bớt tiền trợ giá... Thực trạng xảy ra tại KCN An Nhựt Tân, tỉnh Long An

Năm 2002, UBND tỉnh Long An phê duyệt quy hoạch KCN An Nhựt Tân nằm sát mé sông Vàm Cỏ Đông, tại các ấp 4, 5, 6 thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. Phần lớn người dân trong vùng dự án đều không mong muốn có dự án này vì toàn bộ 120 ha (sau này nâng lên gần 200 ha) đất của họ bị lấy làm KCN đang trồng lúa 3 vụ, năng suất cao, ổn định.


Thu hồi đất đã nhiều năm nhưng đến nay KCN An Nhựt Tân vẫn còn bị bỏ hoang

Giao đất, mất chỗ ở

Dù không muốn nhưng người dân nơi đây vẫn phải “tiếp nhận” dự án KCN An Nhựt Tân bởi năm 2006, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt cho Công ty Thép Long An làm chủ đầu tư, thực hiện dự án.

Bà Lê Thị Ngọc Dung, ngụ ấp 5, xã An Nhựt Tân, bức xúc: Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, người dân không nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến việc thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ phía chính quyền và nhà đầu tư. Chẳng hạn, chính quyền địa phương không giao quyết định thu hồi đất nhưng lại buộc người dân giao sổ đỏ, ép nhận tiền đền bù thu hồi đất với giá từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng/m2 (đất trồng lúa). Giá đền bù quá thấp, người dân khiếu nại đề nghị nâng lên sát với giá thị trường liền bị cán bộ huyện doạ “nếu không lĩnh tiền ở đây thì ra... Hà Nội nhận”. Với giá đền bù như vậy, người dân chỉ mua lại chưa được 20% diện tích đất lúa đã bị thu hồi. Thời điểm ép dân nhận tiền đền bù là năm 2007 nhưng UBND huyện Tân Trụ cho áp bảng giá năm 2003 khiến trên 300 hộ dân trong vùng dự án càng bất bình.

Đối với đất thổ cư, nhà đầu tư bồi thường cho dân là 110.000 đồng/m2 nhưng giá bán nền “ưu tiên” cho dân trên 1 triệu đồng/m2. Với giá này, người dân phải mất tới 1.000 m2 đất thổ cư mới mua lại được một cái nền “ưu tiên” có diện tích sử dụng là 100 m2. Gia đình chị Nguyễn Thị So bị thu hồi trên 100 m2 đất thổ cư, giải toả một ngôi nhà cấp 4 nhưng tổng số tiền bồi thường, kể cả tiền chính sách hỗ trợ di dời, chưa tới 40 triệu đồng, không thể nào mua nổi nền nhà tái định cư. Đó là chưa kể đa số hộ dân ở đây làm nông nghiệp, không còn đất, họ biết phải làm gì để sống?

“Từ chỗ có đất, có nhà, cuộc sống ổn định trở thành kẻ trắng tay, nợ nần chồng chất. Làm KCN mà xảy ra nhiều hệ luỵ xã hội như thế thì có nên làm hay không?!”. Ông Trần Văn Bé Tám, người dân trong vùng dự án, đã bộc bạch.

Thiếu minh bạch

Ông Lê Văn Thắng và 78 người dân ở ấp 5, xã An Nhựt Tân đứng tên khiếu nại vụ việc trên. Ông phản ánh: “Huyện thu hồi đất, ép dân nhận tiền đền bù theo giá thấp rồi mới đưa ra phương án bố trí tái định cư. Lẽ ra, việc này phải làm trước, công khai cho dân biết để bàn bạc, góp ý kiến nhằm mục đích đôi bên cùng có lợi”. Ông Thắng chứng minh bằng một văn bản của UBND huyện Tân Trụ thừa nhận phương án bố trí tái định cư được thông báo cho dân ngày 24-9-2008, tức trễ hơn một năm khi thực hiện dự án. Mặc dù vậy, đến nay, khu tái định cư vẫn chưa làm xong, phần lớn người dân chưa nhận được nền tái định cư để ổn định chỗ ở.

Ngày 29-8-2008, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định 2183/QĐ-UBND, áp dụng hỗ trợ trượt giá trong việc bồi thường thiệt hại nhà cửa khi Nhà nước thu hồi đất với hệ số là 1,5. Đối tượng áp dụng là những người nằm trong diện nhà cửa, vật kiến trúc bị giải toả, nhận đền bù theo đơn giá năm 2007. Nhưng quyết định này đã không được UBND huyện Tân Trụ, chính quyền xã An Nhựt Tân thực hiện. Đến khi người dân phát hiện, khiếu nại thì UBND huyện Tân Trụ mới cho áp dụng vào đầu năm 2010, trễ hơn 2 năm so với thời điểm UBND tỉnh Long An ban hành quyết định.

Đã vậy, UBND huyện Tân Trụ chỉ hỗ trợ giá cho người dân trong vùng dự án KCN An Nhựt Tân theo hệ số 1,3 chớ không phải theo hệ số 1,5 như UBND tỉnh Long An phê duyệt. Cơ quan này “lý giải”: Vào năm 2007, người dân nhận tiền xong không cất được nhà thì gửi tiền ở ngân hàng. Tiền này sinh lãi nên áp hệ số trượt giá 1,3 là hợp lý!

68 đơn kiện UBND huyện

Bức xúc vì bị o ép, đã có 112 hộ dân trong vùng dự án làm đơn khiếu nại, yêu cầu UBND huyện Tân Trụ huỷ khung giá đền bù thu hồi đất cũ, áp lại khung giá mới, buộc nhà đầu tư phải giao nền tái định cư với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh; phải bồi thường các khoản thiệt hại do việc chậm trễ giao nền gây ra... Tuy nhiên, tất cả đơn khiếu nại đã bị UBND huyện Tân Trụ bác với lý do không có cơ sở để xem xét.

Theo ông Lê Quốc Gấm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ, hiện TAND huyện Tân Trụ đã thụ lý 68 đơn khởi kiện quyết định hành chính, yêu cầu UBND huyện Tân Trụ huỷ bỏ đơn giá cũ, áp dụng đơn giá đền bù khác sát với thực tế hơn.

Vì sao dân đi kiện tập thể?

Theo www.laodong.com.vn – 11 tháng trước

(LĐ) - 67 hộ dân thuộc ấp 4 và ấp 5, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ thường xuyên bỏ ruộng, bỏ công ăn việc làm nhiều tháng trời để đi kiện tập thể. Kiện từ xã, lên tới huyện, tỉnh, rồi tới Trụ sở Tiếp công dân của Đảng và Nhà nước ở TPHCM.

Vụ kiện liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) An Nhựt Tân. Vì sao dự án KCN này bị “treo” đã nhiều năm, người dân bỏ công ăn việc làm đi kiện, còn chính quyền địa phương thì lúng túng...?

Trả giá tiền đền bù

Ngày 8.10.2009, tập thể 16 người dân ngụ ấp 5, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ đã đến Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP.HCM gửi đơn khiếu nại việc thu hồi đất xây dựng hạ tầng KCN An Nhựt Tân.

Theo trình bày của người dân thì việc thu hồi đất để xây dựng KCN An Nhựt Tân, chủ đầu tư (Cty TNHH Thép Long An) và chính quyền địa phương chưa thực hiện đúng các thoả thuận bán nền tái định cư và phần chênh lệch trượt giá đất. Phó trưởng phòng tiếp công dân – ông Lê Hải Ninh – ngay sau đó đã có công văn gửi UBND tỉnh Long An và huyện Tân Trụ yêu cầu tiếp nhận giải quyết các khiếu nại của dân.

Hai tháng sau, ngày 8.12, tập thể 67 hộ dân xã An Nhựt Tân lại đến Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TPHCM để khiếu nại nội dung tương tự. Thực ra, giữa 2 lần khiếu nại tập thể nói trên, những người dân này đã được dự 1 cuộc họp do đích thân Bí thư Huyện uỷ huyện Tân Trụ và Phó CT UBND huyện chủ trì.

Thế nhưng cuộc họp đã không mang lại kết quả và người dân tiếp tục khiếu nại. Cốt lõi của vấn đề là do dự án bị treo nhiều năm, giá cả biến động nhiều, nhất là có những điểm thay đổi so với thoả thuận ban đầu theo hướng bất lợi cho người dân.

Cho chúng tôi gặp nhà đầu tư!

KCN An Nhựt Tân được Nhà nước phê duyệt, vì vậy việc kê biên, định giá, đền bù là do các cơ quan nhà nước thực hiện. Riêng phần tái định cư có sự tham gia của nhà đầu tư. Theo thoả thuận ban đầu giữa các bên, người dân có đất đai, nhà cửa trong khu vực dự án, sau khi nhận tiền bồi thường, được mua 1 lô đất tái định cư.

Nếu diện tích đất bị thu hồi từ 400m2 trở lên, tuỳ vào diện tích mà được mua thêm từ 1 đến 4 lô đất với giá ưu đãi (biên bản họp dân với chính quyền, các ngành huyện Tân Trụ và nhà đầu tư ngày 16.6.2008). Thế nhưng, về sau người dân được thông báo sẽ không được mua lô đất với giá ưu đãi, mà nhận bằng tiền chứ không phải nhận bằng đất nền. Cụ thể là được nhận 35 triệu đồng/nền.

Do dân phản ứng, về sau đơn giá được nâng lên 38,5 triệu đồng, và mới đây là 60 triệu đồng/nền. Cũng do dự án kéo dài quá lâu, mới đây chính quyền cũng thông báo giá đền bù về nhà ở được nhân với hệ số 1.3. Người dân không đồng ý với những điều chỉnh đó, họ muốn được gặp trực tiếp nhà đầu tư để yêu cầu giữ đúng thoả thuận ban đầu.

Ông Châu Văn Thắng – một người dân có đất thu hồi cho dự án nói: “Gia đình tôi trước đây sống yên ổn, hạnh phúc. Nay với trên 10 nhân khẩu, nếu chỉ cấp 1 nền ưu tiên khoảng 80m2 thì không thể nào đảm bảo sinh hoạt cuộc sống ổn định như trước”. Còn bà Nguyễn Thị Vui phát biểu: “Tôi tha thiết yêu cầu chính quyền tạo điều kiện để bà con nhân dân được gặp nhà đầu tư dù chỉ 1 lần”.

Thu hồi đất làm khu công nghiệp: Bùng nhùng chuyện bồi thường

Theo www.laodong.com.vn – 10 tháng trước

(LĐ) - Các khu công nghiệp (KCN) đã và đang mọc lên ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Mỗi KCN ra đời thường chiếm mất hàng trăm ha đất nông nghiệp, phải thu hồi đất của hàng trăm hộ nông dân.

Theo qui định, đất làm KCN do nhà nước ra quyết định thu hồi và bồi thường theo giá nhà nước, chứ không theo thoả thuận giữa người dân và nhà đầu tư. Đó là vấn đề thường xuyên làm xảy ra chuyện bùng nhùng trong thu hồi, giải toả, đền bù.

Đất cặp sông cũng là mặt tiền

Vùng hạ huyện Cần Đước vốn là vùng đất thuần nông, công nghiệp chưa phát triển. Vì vậy mà khi dự án Cụm công nghiệp Phước Đông được triển khai, lãnh đạo huyện và nhiều người dân rất hồ hởi, hi vọng vào 1 cuộc đổi đời. Thế nhưng, sau gần 1 năm mà công tác đền bù vẫn chưa xong. Có 5 hộ dân, trong đó có hộ thờ Mẹ VNAH, đang kiên quyết không chịu nhận tiền đền bù đất, vì nhiều lý do khác nhau.

Bà Lê Thị Giềng cho rằng, giá đền bù quá thấp, chênh lệch xa so với giá thị trường. Trong khi hộ ông Nguyễn Văn Mười thì yêu cầu nhà nước hoán đổi đất có điều kiện tương đương, vì khi nhận tiền bồi thường ở đây, sẽ không mua được đất tương đương ở nơi khác. Còn ông Nguyễn Hữu Thanh thì chỉ xin áp giá bồi thường đất năm 2009, cao hơn được 1 chút so với giá trước đó.

Hộ bà Cao Thị Hải thì cho rằng phần đất cặp sông Rạch Cát là đất “mặt tiền”, phải được bồi thường theo diện “mặt tiền”. Ông Nguyễn Thanh Chánh – Phó CT.UBND huyện Cần Đước – cho rằng, trình tự, thủ tục, chế độ bồi thường đất thu hồi cho dự án đã được địa phương làm đúng với các qui định của Nhà nước. Vụ khiếu nại vẫn còn tiếp diễn, khó mà kết thúc sớm.

Cùng lúc với vụ khiếu nại ở xã Phước Đông, ở xã An Nhựt Tân (huyện Tân Trụ) cũng đang diễn ra vụ việc tương tự, nhưng số người tham gia nhiều hơn, đến 67 hộ. Họ thường xuyên bỏ ruộng để đi kiện từ xã, lên tới huyện, tỉnh, rồi tới trung ương.

Nội dung chính vẫn là đơn giá đền bù thu hồi đất xây dựng hạ tầng KCN An Nhựt Tân, họ cho là thấp hơn giá thị trường. Không ôn hoà như bà con ở Long An, những hộ dân có đất bị thu hồi làm KCN Tân Hương (Tiền Giang) đã có những phản ứng thái quá, dẫn đến chuyện đáng tiếc.

TAND huyện Châu Thành đã xử phạt 4 bị cáo với mức án mỗi người 1 năm tù giam. Họ thuộc diện giải toả đất giao mặt bằng cho dự án KCN Tân Hương. Dù đã nhận tiền đền bù, nhưng họ vẫn đi đòi tăng mức bồi thường, rồi có hành vi thái quá xâm hại lợi ích xã hội.

Sẽ bớt gay gắt hơn

Hầu như dự án xây dựng KCN nào ở ĐBSCL cũng xảy ra khiếu nại về đơn giá đền bù đất đai. Điều này cũng dễ hiểu, hầu hết đất xây dựng KCN ở đây là đất trồng lúa, đời sống của chủ đất gắn chặt với đất. Vì vậy khi thu hồi đất làm KCN, người nông dân phải bị xáo trộn lớn cuộc sống. Trong khi giá bồi thường đất thu hồi theo bảng giá của tỉnh ban hành hàng năm (kể cả hệ số này nọ) thường thấp hơn giá thị trường.

Người dân cảm thấy mình bị thiệt thòi khi giao đất. Đặc biệt, đã có không ít dự án, sau khi thu hồi đất của dân, nhà đầu tư không xây dựng gì đáng kể, đã sang nhượng dự án, thu lợi nhuận tiền tỉ từ những thửa ruộng của nông dân. Điều đó càng gây tâm lý bức xúc, chần chừ của người dân khi giao đất cho Nhà nước xây dựng KCN.

Thực tế cho thấy, việc đền bù giải toả để xây dựng KCN vẫn còn nhiều bất cập, có thể cải tiến tốt hơn, theo hướng rõ ràng, minh bạch, được người dân hiểu rõ và đồng tình ủng hộ.


Dân Oan Trần Ngọc Anh vì khiếu kiện đã bị Công an đàn áp một cách dã man

Rate This


Trâm Oanh

Dân Oan Trần Ngọc Anh tại tỉnh Bà Rịa –Vũng tàu tố cáo công an phường 6 – Quận 3 thuộc Thành Phố Hồ chí Minh đã dánh đập chị rất là dã man, sau đó đã đem chị vào bệnh viên thuộc quận 3. Cọng an phường 6 đã ra lệnh cho bác sĩ tại bệnh viện không đuợc điều trị cho chị.

Sau vài tiếng dồng hồ sau bà con dân oan đã kéo tới bệnh vịên, và yêu cầu Bác sĩ bệnh viện phải điều trị cho chị Ngọc Anh.

Kính mời quí vị theo dõi cuộc Mạn đàm với chị Ngọc Anh tại Bệnh viện quận 3-Tp. Hồ Chí Minh để hiểu rõ thêm về sự đàn áp dã man của công an như thế nào? Đối với người dân oan chỉ đòi hỏi nhà cửa đã bị các Quan tham chiếm của họ.


Dân oan khiếu kiện đất muốn tự thiêu trước nhà ông Dũng bị phạt tù

Wednesday, 20 January 20101 y kien

VIETNAM PRIME MINISTERDùng án phạt để khóa miệng dân chỉ làm cho sự căm phẫn tăng cao để biến thành chất nổ

Với việc mang hai chai xăng, dọa tự thiêu trước nhà người đứng đầu Chính phủ CSVN Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội đã bị tòa án quận Ba Đình phạt 15 tháng tù. VNExress đăng tin.

Bản tin cho hay, ngày 20/1, TAND quận Ba Đình, Hà Nội tuyên bà Trần Ngọc Anh (44 tuổi, ở Bà Rịa – Vũng Tàu) phạm tội gây rối trật tự công cộng.

Theo cáo trạng, ngày 5/11/2009, bà Ngọc Anh đến cổng nhà Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ở quận Ba Đình. Bị cảnh vệ ngăn lại và yêu cầu đi chỗ khác, VnExpress mô tả người phụ nữ can đảm này là “người phụ nữ từng có 7 tiền sự về tội gây rối” lôi từ trong túi ra 2 chai xăng dọa tự thiêu nhưng được các cảnh sát bảo vệ ngăn chặn kịp thời.

Theo lời khai của bà Anh, bà bức xúc vì chuyện đền bù đất đai, đã khiếu kiện ở nhiều nơi nhưng không được giải quyết. Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng CSVN thì nói việc khiếu kiện của gia đình bà Ngọc Anh đã được các cơ quan có thẩm quyền từ địa phương đến trung ương giải quyết từ năm 2001.

Chuyện một người phụ nữ từ tận miền Nam một mình ra Hà Nội để khiếu kiện nhiều lần (7 lần ?) và can đảm định tự thiêu để bày tỏ sự oan ức của mình trước dinh “ông lớn” thì những kẻ cầm quyền phải biết sự oan ức lên đến độ nào. Án oan sai là chuyện xảy ra thường ngày của các cơ quan tố tụng CSVN.

Dùng án phạt để khóa miệng dân chỉ làm cho sự căm phẫn tăng cao để biến thành chất nổ. Tòa án và nhà tù có thể chứa hết 90 triệu tấn chất nổ chăng?


Dân Oan Trần thị Ngọc Anh đã bị tòa an Hà Nội kết án 15 tháng Tù

Người Hà Nội đưa tin

Sáng nay, ngày 20 tháng 01.2009 Toa Án Ha Nội đã kết an Dân Oan Dân Oan Trần thị Ngọc Anh, Tỉnh Bà Rịa –Vũng tàu đã bị tòa an Hà Nội tuyên an 15 tháng Tù về tội „ gây rối trật tự công cộng“

Chi Trần thị Ngoc Anh, dân oan thuộc tinh Bà Rịa Vung Tàu, cách đây gàn 3 tháng đã cùng với bà con dân oan tại các tỉnh Miền Nam ra Hà Nội khiếu kiện. Gia dình chị đã bị chính quyền Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu cưỡng chiếm đất của gia đình chị.

Chị đã nhiều lần ra Hà nội để gõ cửa các cơ quan phụ trách về chống tham nhũng, nhưng làn nào cũng bị từ chối không tiếp nhận đơn của chị, và họ yêu câu chị về địa phương dể khiếu nại. Chị Ngoc Anh đã bị công an thanh phố Hò chí Minh cung như công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đánh đập chị một cách dã man, nhưng bạo lưc đã không làm cho chị lùi bước.

Cách đây gần 3 tháng chị lại ra Hà nội để khiếu kiện, lúc chị đứng truớc cửa nhà Thủ tướng việt gian Nguyễn tấn Dũng định tự thiệu để phản đối hành động, cươcp nhà cướp đất cua gia đình chị, liền sau đó chị bị công an Phường Quán Thánh – Hà nội. Chị bị công an phừong này thay nhau tra tấn chị bằng mọi phương tiện, nào là dùng doi diện, rồi treo người chị lên, bọn chúng nó dùng báng súng Ak đánh vào người chị dến lúc chị ngất đi, chúng dem chị vào Trạm xa tại Hỏa lò, vì những vết thương của chị quá nặng, nên chúng đã không cho chồng chị là anh Lê Trưởng tới găp mặt.

Sáng nay, ngày 20 tháng 01.2009 Toa Án Ha Nội đã kết an Dân Oan Dân Oan Trần thị Ngọc Anh, Tỉnh Bà Rịa –Vũng tàu đã bị tòa an Hà Nội tuyên an 15 tháng Tù về tội „ gây rối trật tự công cộng“ Chúng tôi xin chia buồn với anh Lê Trưởng và gia đình, và xin cầu chúc cho chi Ngoc Anh chân cứng đá mềm..



Bắc Ninh: chính quyền lại sử dụng côn đồ để trấn áp người dân

Khoa Diễm, phóng viên RFA 2010-03-29

Vừa rồi người dân thôn Đình Tổ, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh lại bị chính quyền địa phương dẫn một nhóm côn đồ tới đòi trưng thu đất, xô xát đã xảy ra và một số người dân bị thương.

Đánh người dân

Khoa Diễm có cuộc phỏng vấn người dân liên quan tới việc này, một thanh niện tại hiện trường cho biết:

“Sư kiện vừa rồi không được họp, không được bàn. Khi dân ra giữ đất thì công an ra đánh người, coi người như cỏ rác, đánh bao nhiêu người bị trọng thương. Đất này là đất ruộng hai mùa, chỉ biết là họ bán cho công ty gạch. Cháu không bị đánh nhưng người trong làng bị đánh đau lắm. Rồi các ông bà già ra đấy thì còn cầm tay cầm chân, nhưng thanh niên ra là công an thuê bọn bảo vệ nhảy vào là húc đầu vào bụng, nhảy vào đánh vào bụng, nhiều người đau lắm.”

Việc buôn bán đất cho tư nhân này không thông qua một hội thảo hay bầu cử nào với dân chúng, như lời một nhân chứng khác tại hiện trường cho chúng tôi biết sau đây:

“Dự án này người ta bảo là dự án ma. Dự án ma có là không công khai gì với dân cả. Chỉ một số người là anh em họ hàng người ta, rồi khuấy động lên để người ta thành lập dự án đấy.Bấy giờ mới o ép dân để đổi đất.”

Khoa Diễm: Vậy thì họ mua lại đất của dân hay sao ạ? Và nếu mua thì mua bao nhiêu? Giá cả có thống nhất không ạ?

“Mua 21 triệu một sào, có chỗ nào cao là 48 triệu một sào, nó mua cứ lung tung thế. Số đông người dân không nhất trí và nó cứ đàn áp dân.”

Khoa Diễm: Việc cướp đất mới đây xảy ra như thế nào ạ?

“Lần trước thì người ta ra đấy, người ta ngăn chặn được rồi ạ. Lần thứ 2 là 27 Tết, họ lại bắt đầu dùng lực lượng vũ trang, đông lắm, hơn 100 người cộng bên ngoài khoảng 30 – 40 đầu gấu, họ đàn áp dân. Hôm ấy là hôm 28 thì đánh nhau to. Đánh dân đau quá, có mấy người đi viện gần chết.”

Khoa Diễm: Dạ, vậy thì người dân có chống trả không?

“Thế là dân người ta vũ trang, đánh đập nhau dữ lắm, thế là bên công an rút chạy hết. Dân giữ được 5 cái xe, xe đổ đất, hai xe công an chạy mất.”

Lấy đất cho tư nhân

Khoa Diễm: Vậy khi họ đến đổ đất, lấy đất họ nói với người dân họ dùng đất đấy vào việc gì thưa anh?

“Họ nói là để giải phóng mặt bằng, để dùng làm lò gạch, bây giờ làm lò gạch ngoài đê là họ cấm, cấm trong toàn quốc hay gì đấy. Gọi là để giải phóng mặt bằng để bán, bán cho nghững người khác, có chân của cán bộ với lại của huyện. Công an huyện cũng có, người ta bảo có chân của các ngài trong đó.”

Khoa Diễm: Vậy là không phải lấy đất cho những mục tiêu của nhà nước mà là lấy đất của dân để bán cho các công ty tư nhân phải không ạ?

“Vâng, bán cho công ty tư nhân. Họ đứng lên họ giải phóng mặt bằng rồi họ bán lấy lãi.”

Khoa Diễm: Như vậy khi mà xô xát, theo tin tức chúng tôi biết là có đánh người dân, anh có thấy việc đánh người không?

“Vâng, đánh dữ lắm. Các đầu gấu đánh dân kinh lắm. Nhiều người gần chết mà. Đem đi bệnh viện Bắc Ninh, nên người dân người ta cú lên, bây giờ hai bên đánh nhau, dân làng người ta đổ ra, hai bên đánh nhau to.”

ảnh minh họa: cảnh công an bạo quyền đàn áp dân oan xã Tiền Phong, qun Mê Linh, Hà Nội, tháng Giêng 2010

———-

Khoa Diễm: Vậy tình hình bây giờ đã yên được phần nào chưa anh?

“Vâng bây giờ thấy Công an Tỉnh được lệnh của Bộ về, thấy cũng yên rồi.”

Khoa Diễm: Nhưng họ có giải quyết gì không hay họ chỉ giải tán người dân thôi?

“Bây giờ thấy có công an nằm vùng, nhưng không thấy giải quyết gì cả. Vừa rồi có ông Thiếu tướng Giám đốc Công an Tỉnh hứa với dân là chúng tôi sẽ làm đến nơi đến chốn ạ.”

Những vụ đàn áp dân để lấy đất cho lợi lộc cá nhân đang tiếp diễn trên nhiều vùng của đất nước Việt Nam, nhưng chính vì những người có chức quyền đáng lý ra phải bảo vệ dân lại là những người trực tiếp hưởng lợi nên người dân nghèo tiếp tục bị đàn áp và không có lối thoát.

Chúng tôi sẽ theo dõi để cung cấp thêm những chi tiết mới về vụ này. Xin mời quý vị đón theo dõi.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------