Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Wednesday, February 9, 2011

VGCS- Việt Tân, Việt Gian nằm vùng, Đặc công đỏ MAFIA Trồng cần sa quốc tế



Canh sat Paris phat giac ra co so' trong 700 cay CAN SA va bien che thanh ma tuy tai vung ngoai o cua Paris do mafia vietnam khai thac !!!!!
Moi xem them cac bai viet ve van nan VIET CONG TRONG CAN SA va nhap cang lau nguoi dan di lao dong nuoc ngoai qua cac bao VN!
Un vaste entrepôt de cannabis découvert à La Courneuve
Par Jean-Marc Leclerc 08/02/2011 |



Selon les experts, la production s'élèverait à plusieurs centaines de tonnes en Europe.
Selon les experts, la production s'élèverait à plusieurs centaines de tonnes en Europe. Crédits photo : -/AFP

INFO LE FIGARO - Une organisation criminelle asiatique y cultivait entre 500 et 900 pieds.

Les forces de l'ordre viennent d'investir à La Courneuve un important entrepôt, où une organisation criminelle asiatique se livrait à la culture du cannabis. «C'est une prise majeure», se félicite-t-on dans l'entourage du préfet de Seine-Saint-Denis, Christian Lambert. Selon les premiers éléments de l'enquête, il y aurait entre 500 et 900 pieds. Le hangar, où la plante était cultivée en pot sous une lumière artificielle, était surveillé par des «hommes de main» d'origine vietnamienne.

«En Grande-Bretagne, une véritable mafia, intégrant nombre de personnes de cette communauté, joue un rôle prépondérant dans la culture indoor du cannabis», explique un enquêteur. La Mission interministérielle de lutte contre la drogue et la toxicomanie (Mildt), confiée au juge Étienne Apaire, assure que «60% du cannabis consommé en Grande-Bretagne est produit au Royaume-Uni». À en juger par la prise de mardi, les organisations criminelles outre-Manche seraient en train d'importer leur savoir-faire en France.

Un séminaire sur la culture indoor de cannabis, le 9 juin dernier à Paris, a pointé la progression inquiétante de cette pratique en Europe. Selon les experts, la production s'élèverait à plusieurs centaines de tonnes. Rien qu'aux Pays-Bas, la culture indoor générerait un chiffre d'affaires annuel de plus 2 milliards d'euros. «L'autoculture à usage personnel est en train de céder le pas à la culture quasi industrielle soutenue et organisée par les milieux criminels, explique le juge Apaire. Cet été, à Paris, les experts ont insisté sur les liens avérés de cette culture intensive avec des groupes criminels organisés n'hésitant pas à recourir à la violence.»

http://www.lefigaro.fr/actualite-france/2011/02/08/01016-20110208ARTFIG00475-un-vaste-entrepot-de-cannabis-decouvert-a-la-courneuve.php


Ba Lan, 1 Trong Những Đồn Điền Cần Sa


Lớn Nhất Tại Châu Âu … Nhờ Người … Việt

Lê Diễn Đức (Dịch) C/N 2010/07/01

« Chúng tôi biết người Việt muốn dùng Ba Lan làm nơi ẩn náu cho tội phạm này » – Sebastian Michalkiewicz, Trưởng đại diện của Cục điều tra Trung ương tại thủ đô Warszawa xác nhận. – « Người Việt từ Hoà Lan và Đức qua đây đều là những tay trồng cần sa chuyên nghiệp. Các thiết bị sử dụng trên đồn điền tại Ba Lan xuất phát từ những nước này ».

Cây Cần Sa (Marihuana)

Một biệt thự mới hai tầng nằm trên đường phố yên tĩnh trong khu Strare Babice gần thủ đô Warszawa. Cửa sổ lớn, ban công và lối lên cầu thang có kính bao quanh. Ai đó bất kỳ đi qua đường cũng không thể nghĩ rằng đây chẳng phải là nơi ở thực sự. Phía trong các cửa sổ được che đóng bằng những tấm ván và gắn những bóng đèn nhỏ, loại tiết kiệm năng lượng. Người ta làm như vậy để vào buổi tối trông như thể trong nhà đang có một cuộc sống gia đình bình thường. Nhưng thực tế là bên trong là ngôi nhà thứ hai, hoàn toàn bị cắt đứt khỏi thế giới, với mạng lưới đèn chiếu sáng cực lớn, ống dẫn nước tưới tiêu, và hệt thống quạt … Như rừng Amazone : 80 % độ ẩm và nhiệt độ 45 độ C. Gần một trăm bóng đèn natri 600 W. Trong tất cả các phòng của ngôi nhà là một rừng cần sa, được chăm sóc bởi những người làm vườn Việt Nam : 500 bụi cần sa có thể sản xuất ra thành phẩm ma tuý trị giá 300 ngàn Zloty Ba Lan (khoảng 100 ngàn USD Mỹ).

Ở đây, không phải là thứ cỏ phổ biến thông thường. – “Đó là loại cần sa lai giống do người Việt Nam tạo ra. Hầu hết các loại cần sa có khoảng 0,2 % THC [hàm lượng chất ma tuý]. Còn chúng tôi đang đối diện với các loại chứa tới 20-30 % THC! Loại cần sa với 18 % THC đã được thị trường coi là một sản phẩm tuyệt vời rồi. Đối với dân Việt Nam, loại họ trồng vượt quá cả mong muốn” – Một sĩ quan cao cấp của biên phòng Ba Lan cho biết. Ông là người mà hôm 24 tháng Tư đã cùng với cảnh sát phát hiện ra nơi cần sa ở Stare Babice. Người ta đã bắt tại chỗ ba người Việt Nam, có độ tuổi từ 24 đến 32. Hai trong số họ đã sự dụng căn cước Bulgaria giả mạo.

Các đồn điền cần sa kiểu này đã được phát hiện gần đây tại Ba Lan ngày mỗi nhiều hơn. Một vài ngày sau chiến dịch ở Stare Babice cảnh sát phát hiện ra một điểm canh tác tương tự tại Raszyn : 625 cây cần sa và 13 kg khô thành phẩm trị giá khoảng 420000 ZL (tương đương 140 ngàn USD). Biên phòng Ba Lan trong ba tháng qua đã huỷ bỏ năm đồn điền ở ngoài Warszawa. 5 nơi tiếp theo được phát hiện bởi Cục điều tra Trung ương CBS, 5 điểm khác bởi cảnh sát thủ đô. Đôi khi phát hiện ra một cách tình cờ. Cũng như trong trường hợp ở Rembertów cũng thuộc Warszawa, cảnh sát tìm thấy 756 bụi, nhờ vụ ống dẫn nước bị hỏng, chủ nhà phải đến xem xét và báo cho cảnh sát.

Các sĩ quan thừa nhận rằng, phát hiện ra loại hình canh tác này không dễ dàng. Cần có nhiều may mắn. – “Tôi nghi ngờ rằng, chúng tôi chỉ bắt được một tỷ lệ nhỏ những người sản xuất” – Một viên chức của biên phòng nói.

Ý tưởng cho việc kinh doanh khá đơn giản : tạo ra nơi trồng trong một căn nhà thuê, thu nhập, chế biến, đưa ra nước ngoài và sau đó chuyển đổi sang địa chỉ thuê nhà khác. Toàn bộ sản phẩm được đưa ra nước ngoài là điều gây khó cho công việc của cảnh sát. Cần sa không được phân phối tại Ba Lan, do đó, không có các mối đại lý, là điểm dẫn cảnh sát đến nguồn bán buôn hoặc người sản xuất.

Hơn nữa, toàn bộ việc sản xuất là ví dụ của một công trình ngầm tuyệt vời. Trong căn nhà thuê thường ngự trị sự im lặng hoàn hảo, chỉ có đèn sáng bên trong các cửa sổ. Nhưng khi chủ nhà muốn vào bên trong để xem thì gặp phải khó khăn. Người Việt đang sống trong nhà giải thích rằng, họ sập cửa lại mà bỏ quên chìa khóa. Sau đó, thậm chí rất khó nói chuyện được với họ. Chủ nhà cuối cùng phẩy tay cho xong chuyện. Họ trả tiền tử tế mà. Chỉ có điều, dù được trả tiền thuê đàng hoàng, trong quyết toán cuối cùng thì chủ nhà hầu như luôn luôn bị thiệt hại, vì họ đi và để lại tiền điện sử dụng chưa thanh toán. Số tiền điện trên hoá đơn là khủng khiếp.

Nếu những người trồng cần sa trả tiền điện sòng phẳng thì lợi nhuận sẽ chẳng còn bao nhiêu. – “Công việc sản xuất chỉ có lãi khi xài điện chùa. Vì thế họ thường câu vào mạng để lấy cắp điện” – Sĩ quan xử lý các vụ án giải thích. Ba tháng tiêu thụ điện cho trồng cần sa khoảng 100 ngàn Zloty (khoảng 30 ngàn USD). Tất nhiên, sau đó số tiền này rơi vào chủ nhà. – “Có người đã phải cả bán nhà để giải quyết tiền nợ” – Sĩ quan biên phòng cảnh báo.

- “Không còn nghi ngờ gì rằng, chúng tôi đang đối phó với hoạt động tội phạm quốc tế có tổ chức với những chân rết được phân công vai trò và nhiệm vụ. Ai là người được chọn làm việc, ai thuê nhà, ai cung cấp và lắp ráp thiết bị, ai tiếp nhận hàng hóa, và xuất nó ra nước ngoài. Và trên tất cả, ai là người cấp nguồn tài chính cho việc thành lập các đồn điền” – Các viên chức biên phòng nói.

Việc tạo lập một đồn điền rất tốn kém. Trước tiên, tiền thuê nhà, thường được thanh toán trước cho toàn bộ thời gian thuê. Chi phí thiết bị cho việc gieo trồng 500 bụi cần sa khoảng 15 ngàn USD. Sau đó là chi phí cho việc chuyển lậu người Việt qua Ba Lan. – Những kẻ đầu nậu cần lao động là người Việt. Vì vậy, trả tiền cho việc chuyển lậu người từ Việt Nam là những người Việt mơ được ra khỏi nước để kiếm tiền. Nhưng không phải là món quà từ trên trời rơi xuống. Thay vào đó, họ phải làm việc nhiều năm tại các đồn điền cần sa – biên phòng giải thích. – “Đây là những người lao động tuyệt vời. Họ không biết ngoại ngữ, nên khó có thể chạy trốn, vì đi đâu? Cũng không có nhu cầu ra ngoài vì thực phẩm được cung cấp, họ chỉ lo việc chăm sóc trồng trọt”.

Chính những người lao động này đã làm việc trên các đồn điền ở Ba Lan, trong đó có đồn điền ở gần Żagań Iłowa. Họ trồng cần sa trong các nhà xưởng của nhà máy đã ngưng hoạt động. Trên hai tầng của nhà xưởng có gần bốn nghìn bụi cần sa có thể sản xuất 300 ngàn phần ma tuý trị giá 6,6 triệu Zloty (2,3 triệu USD). Khu nhà được trang bị giây chuyền sản xuất chuyên nghiệp với hệ thống ánh sáng, tưới tiêu và thông gió. Khi cảnh sát vào bên trong thì phát hiện thêm một số nhà xưởng khác trong tình trạng chuẩn bị. Trên hiện trường có hai người Việt bị tách hẳn với thế giới bên ngoài, được mang tới đây từ biên giới với Trung Quốc. Họ cũng được cung cấp phương tiện sống rất tốt, có TV bắt được chương trình Việ t Nam, và thỉnh thoảng còn có cả báo chí từ trong nước.

Với cơ quan cảnh sát Ba Lan, việc người Việt Nam trồng cần sa không có gì đáng ngạc nhiên. Hiện tượng này đã được biết đến từ nhiều năm nay, nhưng ở các nước khác : Anh, Đức và Hoà Lan. Vài năm trước ở Đức, người ta đã phá vỡ một băng 16 người Việt buôn bán ma tuý, chủ yếu là cần sa. Báo chí Anh đã viết nhiều về các băng nhóm Việt Nam sản xuất ma tuý trong các nhà kho cũ. Nhưng vấn đề sản xuất của họ ở phương Tây đã trở nên ngày mỗi nguy hiểm hơn. Đó là lý do tại sao các băng nhóm đã quyết định di chuyển trồng cần sa về phía Đông, còn phương Tây là thị trường tiêu thụ.

- « Chúng tôi biết họ muốn dùng Ba Lan làm nơi ẩn náu cho tội phạm này » – Sebastian Michalkiewicz, Trưởng đại diện của Cục điều tra Trung ương tại thủ đô xác nhận. – « Người Việt từ Hoà Lan và Đức qua đây đều là những tay trồng cần sa chuyên nghiệp. Các thiết bị sử dụng trên đồn điền tại Ba Lan xuất phát từ những nước này ».

Cảnh sát của chúng tôi hiện nay mới chỉ nắm bắt được phần ngoài của hàng rào : « Người Việt Nam bị bắt là những người làm việc trên các điểm trồng, đôi khi là người đứng tên thuê nhà. Nhưng kẻ đứng ra tổ chức vẫn chưa được biết. Công tố viên của Warszawa không kết hợp tất cả các trường hợp trồng cần sa vào một cuộc điều tra. Các thủ tục tố tụng đưa ra toà ngày mỗi tăng, bởi vì nhà để cho thuê không thiếu ». - Violetta Krasnowska – Sałustowicz ( Lê Diễn Đức dịch)


Người Việt Miền Bắc VN Thích Trồng Cần Sa
Michael L Gray, C/N 2010/02/24

Giới thiệu và chia xẻ

Vì ham tiền, ham lợi mà người ngu dốt bị lường gạt, bị bán làm nô lệ phải trông cần sa đến phải làm ô nhục dân Việt Nam.

Bọn trí thức (không phải bọn giày sô) xu thời cũng vì ham danh, ham tiền, ham bổng lộc, ham món ăn bếo bở, lợi nmhuận, dụch vụ nhà đất, xuất nhập cảng mà phải làm gia nô, bưng bô, liếm giầy bọn VGCS bán nước buôn dân. Tiền bạc là bậc thang phú quí vinh hoa đã biến con người có kiến thức thành con vật bốn chân, mù quáng, chỉ biết ăn ngủ, làm tình và hành xử gian trá, lưu manh, bất chấp nhân phẩm.

Cũng vì tiền bạc, danh vọng, quyền lực chính trị mà bọn VGCS đã bán nước, buôn dân, làm nô lệ, bưng bô quì lạy Tàu cộng. Quanh đi quẫn lại, không có nghề nào mau giàu bằng nghề bán nước buôn dân. Cứ nhìn đảng viên đảng VGCS từ những tên dốt đặc cán mai, ngu dốt như Phan văn Khải, Võ Văn Kiệt, Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh ... cũng đã trở thành những tên giàu có bậc nhất ở Việt Nam. Nhưng những con vật bốn chân này chỉ có mỗi con đường đào tẩu khi dân ý cùng một lòng nỗi dậy như ma cô Nguỹên Minh Triết đã nói : Bỏ điều 4 hiến pháp VGCS là tự sát tập thể. Đó là một viễn ảnh đen tối nhất trong cuộc đời của bọn bán nước, phản quốc, phản bội dân tộc. Viễn tượng này sớm hay muộn cũng sẽ đến. Đấy cũng là hậu vận của bọn cướp, bọn bán nước buôn dân, bọn gia nô, làm tay sai cho giặc nội xâm VGCS, và bưng bô làm nô lệ cho giặc ngoại xâm Tàu phù ... Bọn VGCS vừa bán nước buôn dân, vừa làm tay sai khuyển mã ... gia nô bưng bô cho giặc ngoại xâm Tàu cộng.

DTK

* * * * *

Tại sao người Bắc Việt Nam lại trồng cần sa nhiều đến thế ? Phóng sự điều tra của phóng viên Canada về hoạt động ma tuý quốc tế của người VN - TC đầu độc dân VN bằng chiến tranh ma tuý. Vào đầu tháng 03/2007, công an VC đã tìm thấy ma tuý làm từ cần sa (cannabis) mọc ở nhiều khu vườn thuộc tỉnh Hà Tây, gần Hà Nội.

Những người buôn bán ma tuý đã thuê những người nông dân để trồng cần sa, và công an VC cho biết rằng nó đã được trồng khá lâu rồi bởi vì những người dân địa phương không hiểu đó là loại cây gì. Người chủ của một vườn nghĩ rằng đây này là một loại cây thuốc (và đúng vậy, nó là một loại thuốc), và nhìn chung thì những người nông dân đã rất ngạc nhiên khi biết rằng đó chính là một loại dược liệu bị cấm.

Có một số lượng không nhiều tài liệu về lịch sử việc sử dụng cây cần sa ở miền Bắc Việt Nam. Nó không được hút phổ biến ở đây như bên Lào hoặc một số nước láng giềng khác.

Rượu cồn và thuốc phiện (giờ đây là Heroin) là những dược liệu được sử dụng trong truyền thống. Tuy cây cần sa được trồng ở miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhưng việc trồng cây này đã sút giảm rõ rệt sau khi GI Mỹ rời đi. Vậy thì tại sao bây giờ nó lại được tái trồng ? Người nước ngoài ở Hà Nội đã kêu khóc trong một thời gian dài do sự thiếu hụt của cần sa tốt ở địa phương, nhưng đây không chỉ là một sự tình cờ may mắn. Trong 10 năm qua, những người Việt miền Bắc buôn lậu ma tuý đã trở thành những người cung cấp chủ yếu cần sa tinh chế cho thế giới. Sự lớn mạnh đột ngột của các vườn cần sa xung quanh Hà Nội chỉ là một trường hợp như “gà về nhà để ngủ”.

Nhưng làm thế nào và tại sao các băng nhóm ở miền Bắc Việt Nam lại có thể biến cần sa thành một nguồn thu lợi của họ ? Câu chuyện được dẫn dắt đến nước Anh, nơi mà vài năm gần đây cảnh sát đã ập vào bắt giữ một hoạt động chưng cất cây cần sa với số lượng kỷ lục. Ở London, có khoảng 1500 vụ hoạt động trồng cây cần sa được phát hiện từ 2005-2007, trong đó 2 năm gần đây nhất là 500 vụ.

Có khoảng 75 phần trăm những người có hoạt động trồng này là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới nhập cư gần đây. Tình huống này đã xấu đến mức giờ đây những cán bộ nhập cảnh đã cùng với cảnh sát hành quân trong các cuộc truy tìm.

Rất nhiều công nhân chăm sóc cây dược liệu này là trẻ em, đó là những người bị mang đến Anh Quốc bởi những băng nhóm buôn thuốc phiện, đặc biệt là để làm việc trong việc trồng cây cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng để quản trị và có thể trả công rẻ mạt. Thêm vào đó, chúng không thể bị xét xử với các tội danh hình sự, và sau khi việc trồng cây dược liệu này bị bể vỡ, những đứa trẻ có thể bị nhà nước bỏ quên và lại quay trở lại những ngôi nhà để trồng cây cần sa. Nếu chúng bị ép buộc phải trở về Việt Nam, không gì có thể ngăn cản chúng khỏi bị mang trở lại Anh Quốc (Một quy định trong Luật của Anh đã làm cho cơ quan nhập cảnh không thể đề phòng những đứa trẻ này ở trong đạo luật về trẻ em năm 2004).

Lợi nhuận là khủng khiếp. Một ngôi nhà trồng cây "dược liệu" có thể kiếm được 500 ngàn USD một năm. Mười năm trước, 11 phần trăm cần sa ở Anh được trồng ở nội địa. Hiện nay số lượng này là 60 phần trăm. Hơn nữa, marijuana có liều lượng cao được gọi là skunk, với một lượng thuốc lớn gấp 10 đến 20 lần loại cần sa bình thường.

Sự vận hành việc trồng trọt đã sử dụng những công nghệ cao với trị giá lên tới 100 ngàn USD để gia tăng sản lượng và che đậy khỏi sự xoi mói của hàng xóm (mùi hương và độ nóng được tổng hợp bởi sự sản xuất với cường độ cao, và phân bón hoá học thì có thành phần độc tố cao).

Lý do trực tiếp cho sự gia tăng là một sự thay đổi về pháp lý năm 2004 với việc giảm cần sa xuống hạng C thay vì hạng B. Điều này có nghĩa rằng họ sẽ không bị buộc tội hình sự nếu như họ chỉ làm với số lượng nhỏ. Họ hiểu rằng đây là một sự phi tội phạm hoá và do đó sản phẩm dược liệu nội địa cất cánh.

Tuy nhiên tại sao những băng nhóm Việt Nam lại đứng đằng sau việc trồng cây này ? Tại sao không phải là những nhóm tội phạm khác ? Để lý giải vấn đề này, chúng ta cùng tiếp tục đi đến thành phố tươi đẹp Vancouver ở bờ Tây đất nước của tôi, Canada.

Vào giữa những năm 1990, người Việt Nam hầu như chiếm lĩnh toàn bộ công nghiệp trồng cần sa ở Vancouver và các vùng lân cận ở tỉnh British Columbia. Đây không phải là một chiến công nhỏ, bởi vì sản xuất marijuana quy mô lớn trước đó được cai quản bởi “câu lạc bộ đua xe các Thiên Thần Địa Ngục” (Hell Angels) khét tiếng với việc sử dụng bạo lực để đáp lại đối thủ.

Bờ tây của Canada đã là một ổ cung cấp marijuana trong nhiều năm. Từ những năm 1960, những người Mỹ chạy trốn chế độ quân dịch đã đến vùng núi của tỉnh Bristish Columbia và trồng cây cần sa như là một nguồn kế sinh nhai. Người Canada có thái độ thản nhiên với chất kích thích nhẹ, và nhiều người sống ở bờ Tây đã trồng trên phần vườn của họ. Nhưng có những người “thích” trồng để sử dụng hoặc để bán lại cho bạn bè. Nhóm "Thiên Thần Địa Ngục" bắt đầu sản xuất ở cấp độ lớn và công nghiệp để cung ứng cho thị trường lớn ở Mỹ.

Và trong những năm 1990, các băng nhóm Việt Nam bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Nhóm "Thiên Thần Địa Ngục" có những vườn ươm lớn ở trong các ngôi nhà thô sơ ở vùng nông thôn. Khi một khu bị phát hiện, nhóm đó sẽ bị mất và sẽ rất khó để bắt đầu lại.

Những nhóm người Việt lại chú trọng biến những căn nhà và nhà nhỏ ở khu vực đô thị thành những nơi trồng trọt. Nếu bị phát hiện, những nơi đó sẽ dễ dàng thiết lập lại ở những nơi khác. Một điều quan trọng là, cảnh sát có một thái độ mềm mỏng đối với tội phạm, ít nhất là lúc bắt đầu, và người nào bị bắt với việc trồng cây cần sa sẽ bị đuổi đi / trục xuất với một mức tiền phạt hoặc là bị tuyên án treo.

Một báo cáo của cơ quan chống ma tuý của Mỹ năm 2000 cho biết rằng năm 1998, có 2351 trường hợp trồng bị phát hiện ở tỉnh Bristish Columbia. Một năm sau, những trường hợp này lên tới 30 phần trăm, tức là 3279 trường hợp. Năm 1994, khoảng 325 cân marijuana bị tóm được khi đang vận chuyển qua biên giới British Columbia với Hoa Kỳ. Và vào năm 1998 có 2600 cân bị bắt.

Marijuana chất lượng cao được chế biến hoàn hảo ở British Columbia, nơi mà các cửa hàng bán hạt giống, thiết bị và sách dạy trồng cây trong nước. Những năm 1990 “BC Bud” là loại cần sa hảo hạng nhất và người Mỹ rất thích loại này. Giá một cân (pound – cân của Anh) trong khoảng từ 1500 USD cho đến 2000 USD ở Vancouver, thuốc drug được bán với giá 3000 USD một cân ở California và tới 8000 USD một cân ở New York (số liệu lấy từ Báo Cáo năm 2000 của DEA).

Những đánh giá gần đây cho biết rằng giá trị thương mại khoảng 6,5 tỷ USD một năm của tỉnh British Columbia, đứng thứ hai sau dầu mỏ và khí gas. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh như thế này, nó vẫn không trả lời câu hỏi khởi đầu của chúng ta là : Có nhiều nhóm nhập cư ở Vancouver, tại sao các băng nhóm Việt Nam lại thống trị nhanh chóng đến như vậy ?

Để trả lời cho câu hỏi này, tôi nghĩ là rất cần thiết để xem xét câu chuyện cụ thể của việc di cư. Để cho rõ ràng, những người Canada gốc Việt không liên quan gì đến câu chuyện này.

Trong những năm sau 1975, Canada cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác tiếp nhận hàng chục nghìn người Việt Nam tỵ nạn. Những người này đến từ miền Nam, phần lớn đã được đào tạo nghề nghiệp tốt. Họ cư trú ở những trung tâm đô thị lớn ở Montreal, Ottawa và Toronto, và đến những khu vực khác như Edmonton và Vancouver.

Nhìn chung, thế hệ những người nhập cư đầu tiên này sinh sống khá tốt ở Canada. Thị trấn của tôi ở Ottawa là một trong số ít các thành phố Bắc Mỹ mà không có cái gọi là “khu vực Trung Hoa”. Chúng tôi lại có khu vực Việt Nam, với đầy đủ một số lượng đa dạng các cửa hàng, doanh nghiệp thương mại (không chỉ là nhà hàng) được sở hữu bởi những người Việt Nam hoặc người Việt – Hoa. Ottawa là trung tâm công nghiệp của Canada, và một vài năm trước danh hiệu công dân Ottawa đã mang lại một câu chuyện tiêu biểu cho sự xuất chúng của những kỹ sư người Việt Nam – Canada ở trong khu vực kinh tế này.

Nói chung, đây là câu chuyện về người Canada gốc Việt ở khắp mọi nơi ở Canada, những người được qua đào tạo theo các nghề nghiệp. Tuy nhiên khi họ đến Vancouver, mọi thứ đã thay đổi đôi chút. Vancouver là một cái đích để những người miền Bắc Việt Nam đã tỵ nạn ở Hồng Kông.

Những người tỵ nạn kinh tế chạy khỏi Việt Nam khoảng giữa những năm 1980. Khởi điểm của họ không phải là những người đã được đào tạo nghề nghiệp tốt, nhìn chung, hầu hết họ đến từ Hải Phòng và một số vùng nghèo lân cận. Tôi được nghe kể rằng vào những năm 1980, Việt Nam ở giai đoạn tuyệt vọng đến nỗi các cán bộ nhà cầm quyền phạm các tội phạm xấu xa nhất và đã bị tống lên thuyền để đẩy đến Hồng Kông. Trong bất cứ trường hợp nào thì trại tỵ nạn ở Hồng Kông là một nơi khủng khiếp, với những người tỵ nạn bị bỏ lại hàng năm trời trong tình trạng hoang mang / lơ lửng, dưới sự cai quản của những băng nhóm phát triển tràn lan không bị kềm chế từ chính quyền bên ngoài. Ngay cả nếu anh không có xu hướng phạm tội, sau khi anh tới đó, không ai có thể trách anh có xu hướng này khi anh rời khỏi trại tỵ nạn.

Những người miền Bắc đến Canada vào những năm cuối 1980 và 1990 thường đến Vancouver hoặc miền Tây Canada (Tôi không chắc là tại sao). Ở đó, họ có lẽ đã gặp những người Việt Nam đến từ miền Nam đã thật sự “hoà hợp” hoặc ít nhất là sống một cách thành đạt như những người ở tầng lớp trung lưu ở Canada. Không có một cơ quan nào chào đón họ. Thiếu hụt về giáo dục và cơ hội, những người nhập cư mới này buộc phải khổ sở làm việc cho các băng nhóm để có những công việc không cần kinh nghiệm.

Sự liều lĩnh cũng là phần thưởng cho việc trồng cây cần sa vào năm 1990 ở Vancouver gần như chính là phần thưởng với những rủi ro không đáng kể. Xã hội, bao gồm cả cảnh sát, có một thái độ tương đối rộng rãi đối với những người nhập cư mới (điều này có lẽ là một sự sai lầm về chính trị ở Canada khi bắt đầu tống giam những người nhập cư gần đây). Hơn nữa, xã hội, bao gồm cả cảnh sát, đã có một thái độ mềm mỏng với tội phạm ma tuý (có sự phân biệt lớn ở Canada và Anh Quốc giữa ma tuý “nhẹ” như marijuana và “nặng” như heroin).

Khi việc trồng cây thuốc ở đô thị bị phát hiện, kết quả là một số lượng người nhất định chỉ bị phạt chứ không bị tù. Đó là môt sự khác biệt lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, và đây là lý do sự canh tác cần sa không phải bắt đầu từ phía nam của biên giới – ít nhất là cho đến gần đây.

Như vậy, đối với những thành viên của nhóm đến Vancouver, rất dễ dàng để có thể tuyển mộ những người Việt Nam để vận hành việc trồng cây này. Họ thu nhỏ những lợi nhuận vào các tổ chức tội phạm, bao gồm cả việc buôn lậu. Chỉ trong vài năm, những băng nhóm Việt Nam đã đuổi nhóm "Thiên Thần Địa Ngục" ra khỏi Vancouver, gây ra cho những sỹ quan cảnh sát gọi họ là “những tội phạm gan lỳ bất thường nhất từ trước đến nay ở Canada”.

Sống trong nền kinh tế kế hoạch tập trung những năm 1980 ở Việt Nam – nơi mà tất cả mọi người đều “vi phạm pháp luật” chỉ để tồn tại – và sự di cư cực kỳ khó khăn tới trại tỵ nạn ở Hồng Kông – không ít khủng khiếp hơn một ‘gulag’ Liên Xô – chắc chắn phải ảnh hưởng tới lòng quyết tâm của họ để thành công ở Canada bằng mọi giá.

Từ bờ biển phía Tây của Canada, và từ những người trồng cây đến từ miền Bắc Việt Nam và những người Việt gốc Hoa, thương mại đã lan rộng nhiều. Họ đi vượt qua Canada, gia tăng những người nhập cư (miền Nam) Việt Nam và châu Á vào công việc kinh doanh, không chỉ là những người trồng, mà còn sử dụng triệt để những đặc vụ và những thứ khác để có thể dễ dàng lấy những văn tự cầm cố tài sản quan trọng ở vùng ngoại ô.

Và bởi vì mạng lưới của người tỵ nạn Việt Nam có tính quốc tế, với các thành viên của cùng gia đình hoặc dòng họ được cung cấp những nơi cư trú bởi các chính phủ khác nhau, vì vậy cũng không bất ngờ rằng việc kinh doanh nhanh chóng trải dài đến các nước khác, chủ yếu là Anh quốc, khi mà những rủi ro / phần thưởng trở nên rất ưu đãi.

Một chuyển cuối cùng cho câu chuyện này. Điểm đến tại Hoa Kỳ dần mất đi vị trí quan trọng vì luật pháp trở nên nghiêm khắc : bị bắt có nghĩa là bị ngồi tù đến 10 năm.

Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001, an ninh biên giới đã được thắt chặt và số lượng ma tuý bị tịch thu ở biên giới Canada – Hoa Kỳ tăng lên đáng kể. Vì thế, những người buôn lậu đã thiết lập những cửa hàng tại Mỹ, mở những kho cung cấp vườn và tìm kiếm những người hợp tác trong cộng đồng người Việt có thể giúp họ có được sự thế nợ / văn tự thế chấp đối với bất động sản ở khu vực ngoại ô. Thật đáng buồn là bạo lực đã gây rắc rối cho việc kinh doanh ở Vancouver cũng đã di chuyển xuống phía nam của đường biên giới.

Ở một thời điểm nào đó, có lẽ chỉ vài năm trước, các băng nhóm đã bàn bạc rằng quê hương của họ ở đồng bằng sông Hồng sẽ là một điểm tốt để thiết lập những nơi trồng cây dược liệu này (liệu bạn đã thử chưa ?).

Điều này chắc chắn khiến cho chính phủ lo lắng, và họ đã bắt đầu có sự chuẩn bị : đầu năm 2007, toà đại sứ Anh và Canada đã giúp đỡ nhà cầm quyền Việt Nam thành lập một lực lượng chống rửa tiền đặc biệt để chống lại tiền từ cây cần sa.

Đối với người Việt Nam bình thường, băng nhóm kiếm được hàng triệu đô có một sự tác động đáng kể - tiền buôn bán thuốc phiện hồi hương tham gia vào thị trường bất động sản vốn đã nóng hổi.

Bất luận thế nào, một khi người bán nóng bị phát hiện bởi những người nông dân ở đấy, nó sẽ lan tràn như ngọn lửa hoang dại. Nếu tương lai marijuana được bán ở thị trường chứng khoán Hà Nội, tôi có thể sẽ đầu tư …



Năm 2009 Người Việt Vẫn Vượt Biên Trốn CS
VietNamDanChu's Blog 19/11/2009

Năm 2009 : lũ lượt dòng người miền Trung
vượt biên sang Tây Âu hòng đổi đời.

20000 € cho một chuyến đi đổi đời bằng nước mắt, người Ta ở rừng Tây tại tỉnh Angre (Ảnh : MD).

Ngày 15/06/2009, những người quen ngậm ngùi tham dự lễ hoả táng một người Việt nhập cư trái phép, tại nhà quàn tỉnh Dunkerque. 27 tuổi, anh này chết khi rơi từ mui xe tải xuống đường, bỏ lại vợ và 2 con ở Việt Nam. Chi phí an táng do người dân địa phương bảo trợ.

Ba tháng sau, chuyên viên bảo vệ rừng thuộc tỉnh Dunkerque, miền Bắc nước Pháp phát hiện khá đông người Việt sống bất hợp pháp trong rừng Nam Téteghem. Ở đây, các trạm trung gian nhập cư bất hợp pháp trải rộng trên xa lộ A 16 có 3 khu rừng Téteghem, trên 50 bãi đậu của xe vận tải. Còn xa lộ A 26, N 24 và N 25 có trên 200 nhà kho chứa vật liệu xuất nhập cảng bỏ hoang lâu năm. Bốn xa lộ liên tỉnh kết nối vào nhau có khoảng 70 bãi đậu công cộng dành riêng cho xe vận tải cỡ lớn, đến từ các nước Âu Châu và nội địa nghỉ ngơi trước khi vào hải cảng Calais. Những địa chỉ trên là môi trường tạo ra hoạt động của đường dây đưa người lao động bất hợp pháp vào Anh Quốc.

Từ Paris đến khu rừng Nam Téteghem trên 300 cây số, chúng tôi vào rừng đi theo đường mòn gồ ghề, sình lầy. Giữa khu rừng hoang, chúng tôi bất ngờ chứng kiến đời sống cơ cực của người Việt ở đây. Sau khi đưa cho những người này xem tư liệu trên các trang báo tại Dunkerque, Calais và Téteghem nói về sự xuất hiện người Việt Nam tại khu rừng Nam Téteghem, và vụ tai nạn hồi tháng Sáu vừa qua, họ mới chịu trò chuyện với chúng tôi. Một thanh niên cho biết, anh ta được người hướng dẫn đưa đến rừng này vào cuối tháng 11/2008. Lúc đó, có 3 người khác sống trong rừng. Ở chừng nửa tháng, 3 người kia được đưa đi đâu không rõ. Theo anh ta, mỗi ngày có nhiều người Việt đến khu rừng này ở chung nhưng không thấy người dẫn đường quay lại. Những người Việt tự tìm bao ni lông khâu lại, rồi dựng cây làm lều. Người thanh niên cho biết, anh ta đã 30 lần leo lên xe tải để trốn sang Anh, nhưng đến biên giới thì bị cảnh sát Anh bắt lại, đuổi về Pháp. Cảnh sát Pháp bắt giam 1 ngày để thẩm vấn, rồi thả ra. Sau mỗi lần được thả, anh ta phải đi bộ mấy chục cây số về lại khu rừng vì không biết đi đâu và cũng không biết cách nào trở lại quê nhà.

Những thành viên di cư bất hợp pháp tại rừng Téteghem làm lễ cầu siêu cho anh Nguyễn Văn Mạc bị rơi từ mui xe tải khi tìm cách trốn sang Anh Quốc (Ảnh : HT).

Một thanh niên khác, độ tuổi 20, tóc dài chấm ngang vai, thân thể gầy còm, khuôn mặt vàng da, đôi mắt thâm quầng đen, thuật lại hành trình tới Pháp qua ngả Nga và Đức. Nhóm 6 người của anh tới Nga, sau đó chỉ có anh ta được chở qua Đức rồi đến Pháp. Anh này kể lại, khi đến mé bìa rừng đầu tháng 02/2009, họ chỉ đi theo đường mòn vào rừng, sẽ gặp người Việt. Mùa đông ở rừng Téteghem khắc nghiệt. Anh này nói : “Ở Nga tuy rất lạnh nhưng được ở trong nhà, có lò gas sưởi ấm, còn ở đây là rừng chỉ có 2 lều vải và ni lông nhỏ, lại đúng lúc mùa Đông, chân tay tê cóng, mất cảm giác. Áo len không đủ ấm, lạnh thấu xương, da thịt nứt nẻ như thể đã thấy trên cánh đồng bị hạn hán ở miền Trung quê mình”.

Một phụ nữ lớn tuổi, giọng Nghệ An, cho biết, quê ở Anh Sơn. Hành trình từ Hà Nội đi máy bay sang Nga, qua Đức và tới khu rừng này mất 1 tháng 7 ngày. Nghe có tổ chức giới thiệu người đi Anh làm việc, cô đã cẩn thận kiểm tra, trước khi thế chấp căn từ đường ba đời của nhà chồng lấy 7000 Euro để đi lao động, hòng đổi đời cho 2 người con trai. Cô cho biết, đơn vị tổ chức hứa hẹn rằng, tới Anh làm việc 2 tháng là đủ tiền lấy lại sổ đỏ. Ở Moscow được 20 ngày, cô được cho 60 USD để tiêu, thì có người lạ mặt đến gặp, cho biết mười ngày nữa lên đường nhưng phải trả chi phí 2000 Euro, do khoảng chi trước chỉ lo tới Nga. Tự đánh giá là gặp bọn lừa đảo, người phụ nữ này vẫn cố nuôi hy vọng gỡ gạc nên đồng ý gọi điện thoại về nhà, thế chấp sổ đỏ để được sang Đức, qua Pháp. Cô cho biết, ở khu rừng này, cô gặp 26 người đồng cảnh ngộ, tất cả đều ở miền Trung. Nghe mức chi phí 9000 Euro của người phụ nữ đến từ Nghệ An, có nhiều người cho biết, họ mất tới 13000 Euro. Người nữ trạc tuổi 30 nói : “Bố mẹ em thế chấp 3 thửa ruộng cho ngân hàng đến 300 triệu đồng, tương đương 16000 Euro”.

Hiện nay trong rừng Téteghem có tất cả 20 Nam 4 Nữ. Bếp cơm tập thể do những người Việt Nam tại tỉnh Dunkerque cứu trợ. Y tế do Linh Mục Phạm Xuân Đào vận động Hội Y Sĩ Pháp viếng thăm mỗi tuần.

Những chuyến xe tử thần

Trong số 24 người Việt ở rừng Téteghem, có 1 thanh niên nói giọng Huế, giới thiệu mình quê ở Phường Đúc. Anh này cho biết, tháng Tám có 27 người, chết một, hai người trốn được sang Anh, còn lại 20 Nam và 4 Nữ. Theo anh này, ngoại trừ một chị 50 tuổi và một chị 45 tuổi, phần lớn trong độ tuổi từ 30 tới 40 và ba thanh niên mới 19, 17, 16 tuổi.

Đời sống trong rừng

Túp lều, bếp lửa của 24 người Việt Nam mới xuất hiện trong rừng Téteghem (Ảnh : HT).

Người nói giọng Huế nhìn nhận, khu rừng Téteghem có thể xem là đoạn cuối của hành trình từ Việt Nam, sang Nga, qua Đức rồi tới Pháp. 24 người Việt hầu như không đủ tiền để đi tiếp và theo họ, đường dây đưa lao động cũng khó đưa họ sang Anh trót lọt. Mấy tháng đầu, họ toàn ăn rau rừng để cầm hơi, nhịn đói khát đến mấy ngày liền. Theo lời kể của họ, gần đây mới có người tiếp tế thực phẩm và dụng cụ nấu nướng. Chàng trai quê ở Phường Đúc cho biết thêm, tuy có cơm ăn nhưng họ vẫn tiếp tục hái rau trong rừng để thay thế rau chợ. Anh này nói : “Đủ ăn, có đồ ấm là nhờ cô chú gốc gác người Sài Gòn định cư tại Dunkerque cho lương thực, tặng mền len, quần áo và giày, chính quyền địa phương cũng cho thịt gà và bạt ni lông, để chúng tôi dựng lại hai túp lều lớn khang trang một chút”.

Một cô gái độ tuổi 30 cho biết, nguồn nước chính lấy từ hồ nước lớn bên cạnh (Lac de Téteghem). Cô nói : “Những tháng gần đây có quý cô chú và chính quyền cho nước lọc để uống và đồ dùng vệ sinh”. Tinh thần của 24 người này gần đây bớt bi quan và thoái chí hơn trước do được hỗ trợ về thức ăn và hội y sĩ Pháp thăm bệnh mỗi tuần nhờ sự vận động của một linh mục người Việt Nam.

Nhìn 2 cái lều dựng bằng bạt ni lông như vậy, khó hình dung nó có thể che chắn cho những người Việt ở đây qua được mùa Đông rét giá. Vậy mà chàng trai xứ Huế lại cho rằng, chịu dãi nắng dầm mưa, rét buốt, đói khổ thế nào cũng chưa bằng những giờ phút kinh hoàng khi nhảy xe trốn sang Anh.

Ba tháng, 20 lần đối mặt tử thần

Đang trò chuyện với những đồng hương, chúng tôi thấy 3 thanh niên vào khu trại. Một người trẻ ngồi bên cạnh giới thiệu : “Ba người này đi nhảy xe không được mới về lại rừng. Họ đi bộ từ sáng đến chiều trên 70 cây số mới về tới đây lúc 5 giờ chiều”. Chúng tôi ngạc nhiên : “Đi từng ấy người mà không sợ bị phát hiện sao ?”. Một bạn, người Hải Dương giải thích, dù bãi đậu xe ở gần hay xa cũng vẫn phải đi 3 hay 4 người, vì xe quá cao cho nên phải đứng lên vai chồng lên nhau, rồi mới lên mui xe được, sau đó nối tay nhau kéo lên xe, còn Nữ thì đi theo Nam nhưng lên xe trước. Trước khi đi, người nhảy xe phải ăn thật no vì phải nhịn đói cả ngày.

Theo lời kể của những người có kinh nghiệm, nhảy xe có nhiều cách như chui vào thùng xe, nằm trên mui hay đeo dưới lườn xe. Trong khi chui vào thùng xe có nguy cơ bị ngạt thở, ngồi trên mui tuy thoải mái nhưng hiểm nguy rình rập khi xe thắng gấp hoặc lên hay xuống dốc. Còn đeo dưới lườn xe thì đòi hỏi phải đủ sức khoẻ chịu được quãng đường 40 km từ bãi tới cảng Calais. Theo họ, khi xe lên tàu thuỷ sang Anh, người nhảy xe phải tìm mọi cách để lọt qua cửa khẩu.

Chàng trai xứ Huế trong 3 tháng 20 lần nhảy xe nhưng không lọt. Một phụ nữ cho biết cô có 7 lần nhảy xe lên tới cửa khẩu nhưng phải quay lại do kiểm soát quá gắt. Cô này nói : “Mỗi lúc đi nhảy xe để đổi đời cũng không khác nào đi vào cửa chết, rủi trước mắt, còn may mắn thì ít hy vọng”. Theo cô, tuy sức lực có hạn, nhưng nghĩ tới người thân ở nhà đang cần có tiền gửi về để chuộc sổ đỏ đã cầm cố hay có vốn để làm ăn là cô lại tiếp tục nhảy xe.

Qua lời kể của những người Việt ở đây, phần đông đi lao động bất hợp pháp là người miền Trung, nhiều nhất là người ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Trị, Huế, Nghệ Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Xuất thân miền Bắc có người Thái Bình, Hải Dương. Hai khu rừng bên kia xa lộ A16 có khoảng 300 người, còn sống trong kho hàng thì nhiều, phần lớn là dân Đông Âu chiếm cứ khu vực đó khá lâu. Luật chơi không thành văn của giới lao động nhập cư bất hợp pháp là mỗi nước chiếm cứ một phương.

Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi lý do vì sao phải đến Anh mà không qua Đức, Bỉ hay Hoà Lan. Tất cả đều nói giống nhau : “Chúng tôi đến Anh là vì nơi đó có việc làm dễ hơn, lương cũng cao hơn và sẽ có giấy tờ cư trú hợp pháp, cũng như nơi ăn ở đã có chủ lo hết”.

Qua tìm hiểu, công việc lương cao, chủ bao là.... trồng cỏ (TRONG CAN SA) hay bán sản phẩm quốc cấm, còn Nữ có khả năng phải làm trong ngành buôn hương bán phấn, dịch vụ mới phát triển tại Anh quốc do người Việt làm thầu.
---------------------------------------------

Hai người Việt Nam bị toà án Pháp kết án một năm tù về tội đưa người trốn sang Anh quốc

Cập nhật: 27/08/2009 - 15:15 GMT-6
Theo nhật báo địa phương Pháp La Voix du Nord phát hành hôm 25/08/2009 toà tiểu hình Arras tỉnh Pas de Calais, miền Tây bắc nước Pháp vừa tuyên phạt một năm tù giam đối với hai người Việt Nam đưa người trốn sang Anh Quốc
Các bị can Trần Quang Đại và Nguyễn Ngọc Trân thuộc một đường dây chuyên đưa người Việt Nam từ trong nước trốn sang Anh Quốc, .
Theo bản tin của La Voix du Nord, Cảnh sát biên giới Pháp đã theo dõi và truy ra hệ thống dẫn đường này, có chân rết tại Ba Lan và Đức. Và ngày 04.08 vừa qua chặn bắt được ba người trong đó có một trẻ vị thành niên đang trên đường trốn sang Anh quốc. Họ cho biết mỗi người phải trả từ 5.000 đến 10.000 đô la chưa kể tiền làm giấy tờ giả mạo.
Về hai người dẫn đường, toà tiểu hình Arras đã tuyên phạt mỗi bị can một năm tù giam, kèm theo lệnh cấm cư trú tại Pháp trong vòng 5 năm đối với Trần Quang Đại và cấm Nguyễn Ngọc Trân tạm trú trong khu vực.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4724.asp

Người Việt ở lục địa đen

Cập nhật: 19/09/2009 - 04:47 GMT-6
Bà con người Việt tại Angola đón Tết Nguyên đán
Người Việt ở các quốc gia châu Phi chưa đầy 10.000 người, đông nhất là ở Angola, nhưng có những đóng góp đáng kể vào xã hội nước bạn với đủ các ngành nghề như kinh doanh may mặc, dịch vụ xuất nhập khẩu…

Lực lượng cán bộ, chuyên gia y tế và giáo dục người Việt có lẽ là những người đầu tiên đặt chân tới các quốc gia lục địa đen xa xôi này từ năm 80 của thế kỷ trước. Số chuyên gia ở lại đến giờ còn khoảng 300 người.

Hướng về đất nước

Ngoài lực lượng chuyên gia, hiện nay những người Việt ở Angola tham gia mọi ngành nghề trong xã hội như kinh doanh may mặc, mở hiệu ảnh, làm các dịch vụ nhập khẩu, làm bánh mì, làm kem, nước đá...

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, các quốc gia châu Phi cũng không tránh khỏi khó khăn. Tuy vậy, cộng đồng người Việt tại Angola vẫn luôn thể hiện là một cộng đồng có tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn.

Angola là một quốc gia có những điểm mạnh về tiềm năng tài nguyên như dầu mỏ và kim cương, nhưng còn lạc hậu về nhiều mặt như y tế, giáo dục, môi trường. Các bệnh nguy hiểm như sốt rét, tả, lao phổi, AIDS đã cướp đi sinh mạng của nhiều người... Tính từ đầu năm 2009 đã có bốn người Việt tử vong vì bệnh sốt rét.

Chị Nghiêm Nhật Mai, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Angola tâm sự: “Đối mặt với nhiều khó khăn về suy thoái kinh tế và sự nguy hiểm của bệnh tật nhưng toàn thể cộng đồng vẫn luôn nêu cao truyền thống yêu nước, hướng về đất nước.

Điều này được thể hiện qua các cuộc vận động gần đây nhất là đóng góp cho quỹ thanh niên xung phong 3.840 USD, quỹ “Mái ấm tình thương” của Hội LH Phụ nữ VN 2.000 USD. Dù ở xa Tổ quốc, nhưng các ngày lễ tết của dân tộc như Tết Nguyên đán, Quốc khánh 2/9, Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân VN 22/12… đều được hội tổ chức chu đáo”.

Từ sau khi đại sứ quán hoạt động trở lại sau một thời gian gián đoạn, việc tập hợp nhau lại để luôn không có cảm giác xa Tổ quốc đã được tổ chức tốt thông qua Ban Chấp hành Hội Người VN tại đây. Phần lớn bà con thấy được Hội là tổ chức quần chúng có thể tập hợp mọi người và cùng nhau chia sẻ những khó khăn.

Gần đây, tình trạng đưa người Việt sang lao động ở các nước châu Phi thông qua các công ty môi giới ngày càng nhiều. Các công ty môi giới thu tiền của người lao động khá cao, nhưng khi người lao động gặp tai nạn, hay tử vong thì không thấy công ty đó đâu.

Trước tình cảnh nhiều người lao động bơ vơ, không nơi nương tựa, nhiều anh em trong hội dù bận rộn với công việc mưu sinh nhưng đã xúm vào giúp đỡ.

Cảnh báo tình trạng lừa xuất khẩu lao động

Làn sóng lao động nước ngoài vào Angola ngày càng đông nên Cục Xuất cảnh của Angola rất gắt gao trong việc tìm kiếm, bắt giữ những người nhập cư trái phép hoặc giấy tờ không hợp lệ.

Thời gian tới, ngoài việc gấp rút chuẩn bị cho giải bóng đá của một số quốc gia của châu Phi CAN 2010 diễn ra vào tháng 1/2010 và chuẩn bị bầu cử tổng thống, tình hình an ninh của Angola càng được siết chặt hơn. Ngay tại sân bay, những người Việt Nam có thị thực nhập cảnh trong hộ chiếu nhưng phía biên phòng Angola vẫn tạm giữ để trục xuất khi có chuyến máy bay trở về VN.

Chị Mai cho biết, hiện tại có rất nhiều công ty môi giới lao động đưa người VN đi xuất khẩu lao động thu phí dịch vụ rất cao (chỉ là tiền mua vé máy bay và làm thị thực nhập cảnh). Cụ thể, người lao động VN vào Angola thông qua công ty môi giới phải nộp từ 7.000 đến 8.000 USD cho việc mua vé hai chiều từ HN - Angola và ngược lại (trong khi đó, giá vé khoảng 2.600 USD+ thị thực du lịch 800 USD). Hàng trăm người tới Angola đã phải ra về.

Đau lòng hơn là một số lao động VN ra đi từ những vùng khó khăn của đất nước, nghề nghiệp không thạo, chủ yếu làm thợ xây cho những công trình nhỏ của người bản xứ cũng như không hiểu biết về sự nguy hiểm của bệnh tật nơi xứ lạ, đã có nhiều trường hợp tử vong do sốt rét ác tính.

Chị Mai kiến nghị, cần phải quản lý chặt chẽ các công ty môi giới cũng như thông tin đầy đủ tới những người lao động để họ không rơi vào cảnh khốn cùng như vậy./.Theo Tiền Phonghttp://vovnews.vn/Home/Nguoi-Viet-o-luc-dia-den/20099/122056.vov

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------