Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Wednesday, February 23, 2011

Ngoại trưởng Hillary Clinton-Quyền sử dụng internet

Internet Rights and Wrongs: Choices and Challenges in a Networked World

Bài phát biểu của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton trước cử tọa sinh viên tại trường Đại Học George Washington Washington DC, ngày 15/02/2011


Cám ơn quý vị và xin chào. Thật là thú vị, hôm nay một lần nữa tôi có dịp trở lại khuôn viên của trường Đại học George Washington, nơi mà cách nay hơn 20 năm tôi đã có mặt để làm một số công việc khác nhau.

Đặc biệt tôi chân thành cám ơn ông Knapp, Hiệu trưởng trường và ông Provost Lerman, bởi vì đây là một cơ hội cho tôi trình bày về một vấn đề quan trọng, rất đáng cho chúng ta và các chính phủ các nơi lưu tâm. Và có lẽ hôm nay trong phần trình bày này, chúng ta có thể bắt đầu một cuộc tranh luận quyết liệt để đáp ứng những nhu cầu mà chúng ta đã tận mắt thấy qua hệ thống truyền hình trong thời gian vừa qua.

Chỉ vừa qua khỏi nửa đêm ngày 28 tháng Giêng thì toàn bộ internet tại Ai Cập bị cắt. Trong bốn ngày trước đó, hàng trăm ngàn người dân Ai Cập đã xuống đường tuần hành đòi giải thể chính phủ. Và cả thế giới, qua Tivi, máy tính xách tay, điện thoại, điện thoại di động đã cùng hòa nhịp. Những hình ảnh, các đoạn videos tràn ngập các trang mạng. Trên trang Facebook và Twitter, các ký giả liên tục đưa lên các bài tường thuật tại chỗ. Những người biểu tình trao đổi, sắp xếp những bước kế tiếp. Người dân thuộc đủ mọi tầng lớp, tuổi tác đã chia sẻ với nhau những hy vọng cũng như nỗi lo sợ về thời khắc quan trọng này trong lịch sử của họ.

Hàng triệu người khắp năm châu đồng thanh đáp trả:

“Các bạn không đơn độc và chúng tôi cùng sát cánh”.


Kế đó, chính phủ ra sức ngăn chận: mạng điện thoại di động bị cắt; sóng truyền hình bị nhiễu và mạng internet hầu như bị cắt hoàn toàn. Chính phủ không muốn người dân trao đổi với nhau và cũng không muốn báo chí đưa tin. Và đương nhiên là cũng không muốn thế giới biết đến.

Những cuộc tuần hành xuống đường ở Ai Cập làm cho chúng ta nhớ đến cuộc biểu tình ở Iran cách đây 18 tháng, khi người dân xuống đường phản đối kết quả bầu cử. Những người tổ chức biểu tình khi đó đã sử dụng đến các trang mạng để thông báo với nhau. Một đoạn video quay được bằng điện thoại cầm tay cho thấy một cô gái trẻ tên Nadia bị lực lượng an ninh giết chết, và chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, đoạn video ấy đã được loan truyền rộng rãi và được nhiều người xem.

Nhà cầm quyền Iran cũng sử dụng công nghệ. Lực lượng Vệ binh Cách Mạng rình rập các thành viên của Phong Trào Xanh bằng cách theo dõi hồ sơ cá nhân trên mạng. Cũng giống như trường hợp Ai Cập, chính phủ đồng lượt cắt mạng internet và điện thoại di động một thời gian. Chỉ sau khi nhà cầm quyền lùng bắt tại gia, tấn công ký túc xá các trường đại học, bắt bớ hằng loạt, tra tấn và bắn vào đám đông, thì cuộc biểu tình mới chấm dứt.

Tuy nhiên, đoạn kết ở Ai Cập lại khác. Những cuộc biểu tình vẫn tiếp tục mặc dầu mạng internet bi cắt. Người dân tổ chức xuống đường bằng cách phân phát tờ rơi, truyền miệng, sử dụng mạng điện thoại để gởi tin bằng fax ra với thế giới. Sau năm ngày, chính phủ nới lỏng kiểm soát và Ai Cập lại được nối mạng với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên chính phủ vẫn muốn kiểm soát người biểu tình bằng cách ra lệnh cho các công ty điện thoại di động gởi các mẫu tin nhắn với nội dung ủng hộ chính phủ và bắt bớ các Bloggers và những ai kêu gọi biểu tình trên mạng internet.

Những gì đã xảy ra tại Ai Cập và Iran, cho chúng ta thấy là bạo lực đã được sử dụng để trấn áp những người biểu tình ôn hòa đòi hỏi các quyền tự do căn bản, kể cả quyền sử dụng internet. Trong mỗi trường hợp, người dân biểu tình chỉ vì họ bất mãn với cuộc sống kinh tế và vấn đề chính trị. Họ đứng lên, tuần hành và hô to các khẩu hiệu và nhà cầm quyền dò tìm, ngăn chận rồi bắt họ. Mạng internet chẳng hề làm chuyện này mà là chính con người gây ra. Tại hai quốc gia này, cách thức người dân và nhà cầm quyền sử dụng mạng internet phản ánh quyền năng của công nghệ kết nối, với một bên là thúc đẩy tiến trình thay đổi chính trị, xã hội, kinh tế và bên kia là trù dập, ngăn chận những ước vọng này.

Hiện nay có những luồng ý kiến khác nhau cho rằng có phải chăng mạng internet có tác dụng để giải phóng hay là một công cụ dùng để đàn áp. Nhưng tôi cho rằng tranh luận này nằm ngoài vấn đề. Không phải người dân Ai Cập có được cảm hứng chỉ vì họ sử dụng mạng Twitter để thông tin với nhau, mà là họ đồng cảm với nhau trong việc đòi hỏi một tương lai sáng lạn hơn. Iran cũng chẳng phải ghê gớm gì qua việc nhà cầm quyền sử dụng trang mạng Facebook để theo dõi và bắt bớ các thành viên đối lập. Iran thật sự đáng sợ bởi vì chính phủ nước này thường xuyên vi phạm nhân quyền

.

Nói thế có nghĩa là phẩm giá đã khiến cho những hành động này đem lại nguồn cảm hứng cho chúng ta hoặc là làm phương hại chúng ta, mà là sự ý thức về nhân phẩm, cái quyền làm người trong suy nghĩ của chúng ta và những nguyên tắc cơ bản đã đưa đến những hành động đó. Và cũng chính những phẩm giá này đã thúc đẩy chúng ta hướng về con đường phía trước. Hiện nay có 2 tỷ người nối mạng, tức là gần một phần ba nhân loại. Chúng ta reo hò từ mọi chân trời góc bể, sống dưới các chính thể khác nhau và đặt niềm tin vào tất cả mọi tín ngưỡng. Và càng ngày chúng ta càng cần đến mạng internet cho những nhu cầu quan trọng trong cuộc sống

.

Thế giới internet đã trở thành một không gian chung cho thế kỷ 21 – Quảng trường của thế giới, lớp học, chợ búa, tiệm café và phòng trà. Chúng ta định hướng và được định hướng qua những gì đang xảy ra trong thế giới này, tất cả 2 tỷ người đang sử dụng nó và con số đang tăng dần. Và điều này đem đến cho chúng ta một thử thách. Để duy trì một hệ thống mạng có thể đem lại tiện ích tối đa cho thế giới, chúng ta cần phải nghiêm chỉnh bàn thảo những nguyên tắc sẽ dẫn dắt chúng ta, những luật chơi nào cần tồn tại và không nên tồn tại và tại sao, những thái độ nào cần được khuyến khích và ngăn cản như thế nào.

Mục đích không phải là bảo người ta cách sử dụng mạng internet như kiểu bảo người ta cách thức sử dụng, tụ tập tại quảng trường, dù đó là quảng trường Tahrir hay quảng trường Times. Giá trị của những không gian này có được từ những hoạt động mà người ta theo đuổi, từ việc tổ chức biểu tình cho đến bán rau quả, ngồi trò chuyện với nhau. Những khoảng không gian này cung cấp cho chúng ta nơi để trao đổi thông tin và mạng internet cũng vậy. Nó chẳng phục vụ cho nhu cầu của riêng ai và chắc chắn không thể nào. Nhưng nếu người dân từ khắp nơi trên thế giới đều nối mạng hằng ngày và có được những kinh nghiệm quý báu thì chúng ta nên chia sẻ với nhau.

Cách đây một năm tôi có đưa ra một khởi điểm cho tầm nhìn đó bằng cách kêu gọi thế giới quan tâm hơn nữa đối với quyền tự do sử dụng internet, bảo vệ nhân quyền thông qua mạng internet cũng như ở xã hội bên ngoài. Quyền được tự do bảy tỏ ý kiến, gởi kiến nghị đến lãnh đạo, thờ phượng theo niềm tin – là những quyền phổ cập nhất, dù là được bày tỏ tại một quảng trường hay trên trang Blog cá nhân. Quyền tự do hội họp và lập hội cũng áp dụng với không gian của thế giới mạng. Ở thời đại của chúng ta, người ta dễ dàng đến với nhau qua mạng để trao đổi những tiện ích cũng giống như việc ta đi nhà thờ hay đến nơi hội họp.


Kết hợp lại tất cả những quyền tự do bày tỏ chính kiến, hội họp và giao tiếp trên mạng, tôi xin gọi là quyền tự do kết nối. Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do này đối với người dân ở bất cứ nơi nào trên thế giới và chúng tôi cũng kêu gọi các quốc gia khác hãy làm như vậy. Bởi vì chúng tôi muốn người dân có cơ hội thực thi quyền lợi này. Chúng tôi cũng ủng hộ việc nới rộng hơn mạng internet để có thêm người sử dụng. Và để đạt tiện ích tối đa, mạng internet phải hoạt động tốt, đều và chúng tôi ủng hộ một hệ thống mạng đa chiều như hệ thống mà chúng ta đang có ngày hôm nay, là một hệ thống đang chạy rất tốt cho dù có những trắc trở ở những khâu mạng khác nhau, cách biệt về biên giới, hay quốc gia

.

Trong thời gian tới đây, người dân ở khắp nơi vẫn tiếp tục sử dụng mạng internet để giải quyết một số vấn đề và tiết lộ những vụ tham nhũng: từ việc người dân Nga sử dụng mạng internet để dò tìm các vụ cháy rừng và lập ra những đội cứu hỏa thiện nguyện, cho đến những trẻ em ở Syria sử dụng trang mạng Facebook để công khai những vụ thầy giáo hành hạ học trò; và những cuộc vận động trên mạng tại Trung Quốc để giúp phụ huynh tìm kiếm con em mất tích.

Cùng lúc đó, mạng internet cũng bị ngăn trở bằng hàng vạn cách khác nhau. Ở Trung Quốc, chính phủ kiểm duyệt nội dung và chuyển yêu cầu kết nối vào những trang mạng không có thật. Ở Miến Điện, những website cung cấp thông tin độc lập đều bị đánh phá các kiểu. Ở Cuba, chính phủ cố gắng xây dựng một mạng internet riêng cho mình và không cho phép công dân mình kết nối với mạng bên ngoài. Ở Việt Nam, các Bloggers chỉ trích nhà nước đều bị bắt hay trù dập. Ở Iran, nhà cầm quyền ngăn chận các website đối lập, theo dõi các trao đổi trên mạng và đánh cắp các thông tin cá nhân để tiện việc truy lùng.

Những động thái này phản ánh một tình trạng phức tạp và manh động, và chắc chắn sẽ trên đà gia tăng trong những năm tới khi có thêm nhiều người được nối mạng. Sự chọn lựa của chúng ta hôm nay sẽ định hướng cho internet trong tương lai. Các doanh nghiệp sẽ phải chọn có nên và bằng cách nào xâm nhập thị trường khi mà internet bị giới hạn. Người ta sẽ phải chọn lựa cách giao tiếp trên mạng như thế nào, chia sẽ những thông tin gì và với ai, nêu lên những ý kiến gì và bằng cách nào. Chính phủ sẽ phải chọn cách cư xử đúng mực để bảo vệ quyền bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội.

Đối với Hoa Kỳ, sự chọn lựa rất rõ ràng. Dưới lăng kính của quyền tự do sử dụng internet, chúng tôi đặt mình về phía công khai. Bây giờ chúng tôi nhận ra rằng mở rộng internet có những thách thức. Việc này cần đến những luật chơi căn bản nhất để chống lại những việc làm sai trái và có hại. Và quyền tự do sử dụng internet cũng có những áp lực của nó, cũng như tất cả những quyền tự do khác. Nhưng chúng tôi tin rằng những tiện ích luôn vượt trội lên trên hết.

Và hôm nay, tôi muốn trao đổi về những thử thách khác mà chúng ta phải đối mặt khi phải bảo vệ và bảo đảm một hệ thống mạng internet tự do và rộng mở. Bây giờ, tôi là người đầu tiên xin nói rằng, không phải tôi hoặc chính phủ Hoa Kỳ có tất cả các câu trả lời. Chúng tôi không chắc rằng mình có tất cả các câu hỏi. Nhưng chúng tôi cam kết với việc đặt ra những câu hỏi, để có thể đưa đến một cuộc đối thoại và không chỉ bảo vệ những nguyên tắc căn bản phổ thông nhất mà còn có quyền lợi của người dân chúng tôi và các đối tác.

Thử thách đầu tiên là đạt được cả hai sự tự do và an ninh. Sự tự do và an ninh thường được xem là hai vấn đề ngang nhau nhưng đối nghịch; Càng có cái này thì sẽ đánh mất dần cái kia. Thật ra tôi tin rằng cả hai đều bổ sung cho nhau. Không có an ninh thì sự tự do sẽ dễ đổ vỡ. Không có sự tự do thì an ninh là kềm kẹp, đàn áp. Thử thách ở chỗ là làm sao có được đủ an ninh để hưởng đầy đủ tự do, nhưng không quá nhiều hay quá ít để gây phương hại đến tự do.

Tìm kiếm một biện pháp thích hợp cho internet thật là quan trọng, bởi vì phẩm chất đem đến cho internet một lực phát triển chóng mặt – sự giao mở, sự ảnh hưởng đồng bộ, và tốc độ – cũng có thể đem đến những tai họa khôn lường. Bọn khủng bố và các thành phần cực đoan sử dụng internet để chiêu mộ thành viên và lên kế hoạch tấn công. Bọn buôn người sử dụng internet để dụ dỗ lôi kéo nạn nhân vào con đường nô lệ. Bọn chụp ảnh ấu dâm sử dụng internet để khai thác bóc lột trẻ em. Tin tặc (Hackers) đột nhập vào tài khoản, hệ thống di động và email cá nhân.

Do đó chúng ta cần có những chiến lược hữu hiệu để đối đầu với những đe dọa này và thêm nữa mà không ảnh hưởng đến sự mở rộng của internet. Hoa Kỳ nỗ lực truy lùng trên mạng để bắt những kẻ phạm tội hình sự và bọn khủng bố. Chúng tôi cũng đầu tư vào hệ thống an ninh mạng quốc gia, cả hai là để phòng ngừa nguy cơ và giảm thiểu tác hại. Chúng tôi cũng đang hợp tác với nhiều quốc gia để chống bọn tội phạm mạng. Hoa Kỳ cũng đầu tư giúp một số quốc gia khác tăng cường lực lượng an ninh mạng. Chúng tôi cũng ký vào Công ước Budapest về Tội phạm Mạng, là công ước đề ra những bước mà các quốc gia phải cam kết rằng không để bọn tội phạm và khủng bố lạm dụng internet trong khi vẫn bảo vệ quyền tự do của công dân mình.

Bằng mọi nỗ lực để ngăn ngừa những cuộc tấn công hoặc bắt bọn tội phạm, chúng tôi vẫn duy trì cam kết đối với nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận các hoạt động khủng bố và tội phạm mạng, cũng như bên ngoài xã hội, và trong cả hai trường hợp, chúng tôi cam kết theo đuổi những mục tiêu này phù hợp với luật pháp và giá trị của chúng tôi.

Ngày nay có những kẻ hành xử trái ngược. Vấn đề an ninh chỉ là cái cớ để người ta trù dập, tước đoạt các quyền tự do. Bây giờ, những trò này chẳng còn mới lạ trong thời đại kỹ thuật số nữa nhưng nó đem lại cho những chính phủ này có được những kỹ thuật mới để truy lùng và bắt các nhà đấu tranh nhân quyền. Những chính phủ giam cầm bắt bớ Bloggers, xăm xoi vào các hoạt động ôn hòa của công dân mình và giới hạn quyền tự do sử dụng internet thường là những chính phủ muốn tìm kiếm sự an toàn cho mình. Thật ra, họ muốn thật đấy và muốn cho mình. Nhưng họ đi sai con đường. Những kẻ trù dập quyền tự do sử dụng internet có thể tiếp tục làm như vậy chỉ được một thời gian nữa thôi, những không thể mãi mãi được.

Mối thử thách thứ hai là phải bảo đảm cả hai sự minh bạch và bảo mật. Cái hay của mạng internet ở chỗ là việc đưa thông tin các kiểu một cách nhanh chóng đã tạo ra sự minh bạch. Và cái hay nữa là mặc dầu mạng internet là sân chơi chung cho tất cả, nhưng cũng là sân chơi cho mỗi cá nhân trong việc trao đổi với nhau. Và để sân chơi này được tiếp tục, chúng ta phải bảo mật được sự trao đổi giữa cá nhân với nhau trên mạng. Mỗi cá nhân hay tổ chức đều cần có sự bảo mật tuyệt đối trong giao tiếp hay công việc. Trong công việc làm ăn, người ta cần bảo mật các mẫu đối thoại trước khi tung ra các sản phẩm mới. Các nhà báo cần phải bảo mật các nguồn cung cấp thông tin để tránh bị lộ diện hay bị công chúng để ý. Và chính phủ cũng cần đến sự bảo mật trong công việc giao thiệp trên mạng, cũng như bên ngoài xã hôi. Mặc dầu sự hiện hữu của kỹ thuật kết nối có thể gây khó khăn cho sự bảo mật, nhưng nhu cầu này vẫn không thay đổi.

Bây giờ tôi biết rằng việc bảo mật các thông tin của chính phủ đang là một đề tài bàn cãi sôi nổi trong suốt vài tháng qua, thông qua bàn tay của Wikileaks, nhưng nhìn dưới nhiều góc cạnh, thì chẳng đáng bàn tí nào. Trên căn bản, vụ tiết lộ của nhóm Wikileaks là một hành động ăn cắp. Các thông tin của chính phủ đã bị đánh cắp tương tự như cách người ta lén đánh cắp hồ sơ từ bên trong cặp hồ sơ vậy. Có người cho rằng hành động này có thể chấp nhận được bởi vì lẽ ra chính phủ phải có trách nhiệm điều hành tất cả mọi công việc như thế nào để bàn dân thiên hạ biết rõ mươi mười. Tôi xin phép không đồng ý về điểm này. Hoa Kỳ không thể nào vừa phải bảo toàn an ninh cho công dân mình và vừa đề cao giá trị nhân quyền nếu phải công khai hóa tất cả đường đi nước bước của mọi nỗ lực.

Nếu không bảo mật được thông tin thì chính phủ sẽ không thể nào làm được việc.

Chẳng hạn như việc thương lượng với các nước thành viên trong khối Sô Viết cũ về vấn đề bảo toàn nguyên liệu hạt nhân. Việc bảo mật hồ sơ này sẽ khiến cho bọn tội phạm hoặc khủng bố khó lòng sở đắc được những nguyên liệu này để gây họa. Hoặc là hãy xem xét nội dung những hồ sơ mà Wikileaks đã tung ra. Không cần phải tìm hiểu xem những hồ sơ giả này là giả hay thật, chúng ta thấy rằng có rất nhiều hồ sơ do Wikileaks tiết lộ có liên quan đến việc vận động nhân quyền trên khắp thế giới. Các nhà ngoại giao của chúng ta có một mối liên hệ chặt chẽ với các nhà đấu tranh, nhà báo và người dân lên tiếng phản đối các chính phủ độc tài. Đó là công việc đầy nguy hiểm. Việc Wikileaks tiết lộ những hồ sơ này sẽ gây nguy hại cho họ.

Đối với những công việc như thế này, việc bảo mật là cần thiết, nhất là trong thời đại internet toàn cầu, khi mà chỉ cần một cú chỏ con chuột thì tức khắc những thông tin nguy hiểm sẽ được nhanh chóng chuyền tay khắp thế giới. Đương nhiên là chính phủ cần phải minh bạch trong công việc. Chúng tôi được người dân tin tưởng giao phó trách nhiệm điều hành quốc gia và sự tin tưởng đó phải được thể hiện đúng nghĩa. Do đó chúng tôi cũng phải thận trọng khi giữ kín công việc và thường xuyên xem xét nguyên tắc làm việc để giữ phép nghiêm minh. Ở Hoa Kỳ, chúng tôi có luật lệ là dân chúng phải biết việc làm của chính phủ và chính phủ của Tổng Thống Obama có sáng kiến đưa các thông tin của chính phủ lên mạng, khuyến khích người dân tham gia và tăng tính phổ cập và minh bạch của chính phủ.

Chính phủ Hoa Kỳ phải có khả năng bảo vệ đất nước, và để giữ gìn sự tự do của người dân và ủng hộ các quyền làm người và quyền tự do của con người trên thế giới, thì cần phải có sự cân bằng giữa công chúng và cái gì không nên đem ra công chúng.

Cái cán cân lúc nào cũng nghiêng về tính công khai nhưng nghiêng hẳn thì hoàn toàn không có lợi cho ai cả. Tôi xin nói rõ, vụ tiết lộ của Wikileaks bắt đầu bằng một hành động ăn cắp, tương tự như kiểu người ta đánh cắp nó từ cặp hồ sơ vậy. Sự thật là chúng tôi không chỉ trích việc Wikileaks sử dụng internet. Qua vụ này, chúng tôi không hề thay đổi lập trường của mình về quyền tự do sử dụng internet.

Và một lời cuối đối với vấn đề này: Có những nguồn tin cho rằng, ngay sau vụ Wikileaks, chính phủ Hoa Kỳ đã can thiệp một số công ty để ép họ từ chối dịch vụ cho Wikileaks. Không phải vậy đâu. Một số nhà chính trị gia và học giả đã kêu gọi các công ty nên tránh liên hệ với Wikileaks, trong khi một số khác thì chỉ trích cách làm của họ. Công chức nhà nước là một phần của hệ thống công quyền, nhưng luôn có một lằn ranh rõ ràng giữa việc nêu ý kiến và ép buộc người ta. Những quyết định do các công ty này đưa ra có thể là do họ có những nguyên tắc và chính sách riêng đối với vụ Wikileaks và chính phủ Obama không có liên can đến vấn đề này.

Một thử thách thứ ba là bảo đảm quyền bày tỏ ý kiến trong khi vẫn tạo chỗ đứng cho sự bao dung và đúng đắn. Tôi không cần nói ra thì quý thính giả ở đây thừa biết rằng mạng internet là nơi chấp chứa đủ loại trên đời: sự giả dối, đụng chạm, phá phách, sáng kiến, sự thật và cái đẹp.

Sự quy tụ nhiều ý kiến và ý tưởng đã đem lại cho internet tính công khai và cũng phản ánh được sự đa dạng của con người. Trên mạng, ai cũng có tiếng nói của mình. Và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bảo vệ quyền bảy tỏ ý kiến cho mọi người. Nhưng những gì chúng ta nói ra đều có hậu quả của nó. Những lời lẽ thù hận và phỉ báng có thể làm căng thẳng, gây chia rẽ và đưa đến xung đột. Trên mạng, sức mạnh này lại được nhân lên gấp bội. Những lời tuyên bố vung vít thường được khuyếch đại lên và không thể rút lại được. Và đương nhiên, mạng internet cũng là nơi giúp tạo sự cảm thông, kết nối và hiểu biết lẫn nhau.

Cũng có người cho rằng, để khuyến khích sự bao dung, thì chính phủ nên dập tắt những ý kiến đầy thù hận. Chúng tôi tin rằng nếu tìm cách kềm chế ý tưởng của lời phát biểu thì chỉ chuốc lấy thất bại và thường thì trở thành cái cớ cho những vụ vi phạm quyền bày tỏ ý kiến.

Thật ra, lịch sử cũng đã chứng minh rằng câu trả lời tốt nhất đối với những loại phát biểu như vậy là người ta cần phải lên tiếng nhiều hơn nữa. Người ta có thể và nên lên tiếng chống lại sự hẹp hòi và thù hận. Bằng cách đưa ra ý kiến để tranh luận, những lời lẽ chí tình sẽ được lắng nghe, trong khi những ý tưởng gian dối thì sẽ tàn lụi dần đi; tuy sẽ không tan biến ngay nhưng sớm muộn gì cũng vậy thôi.

Bây giờ, phương hướng này không nhất thiết ngay lập tức bác bỏ những ý tưởng thù hận hoặc thuyết phục những kẻ ngu ngốc phải thay đổi cách suy nghĩ của mình. Nhưng chúng ta đã xác định rằng trong một xã hội thì phương hướng giải quyết theo cách này vẫn có hiệu quả, hơn hẳn bất cứ cách giải quyết nào khác. Rút bài xuống, kiểm duyệt nội dung, bắt bớ kẻ lên tiếng – những hành động này đàn áp tiếng nói, nhưng không hề đả động gì đến những ý tưởng căn bản. Làm như thế chỉ đẩy người ta ra ngoài lề, trong khi việc kết tội họ lại càng bị đào sâu hơn, không thay đổi được gì cả.

Mùa Hè năm ngoái, bà Hannah Rosenthal, Đặc sứ Hoa Kỳ về Giám sát và Chống Bài-Do Thái, đã tổ chức một chuyến đi Dachau và Auschwitz với một phái đoàn gồm tu sĩ và các nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Hoa Kỳ. Nhiều người trong số họ trước đây đã từng chối bỏ các vụ thảm sát người Do Thái trong thế chiến thứ II và họ cũng chưa bao giờ lên án việc chối bỏ những vụ thảm sát này. Nhưng sau khi viếng thăm những trại tập trung, họ đã bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận của mình. Và chuyến đi đó đã có tác động mạnh. Họ cầu nguyện với nhau, và họ đưa ra những thông điệp hòa bình, và nhiều trong số đó đã được viết bằng tiếng Ả Rập trong quyển lưu niệm. Sau chuyến đi, họ đã đưa ra một tuyên bố rằng họ đã viết và cùng ký tên thẳng thừng lên án việc chối bỏ các vụ thảm sát người Do Thái và kể các hình thức bài Do Thái.

Hình thức tụ hội các ý kiến rõ ràng là có hiệu quả. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Hồi giáo này chưa hề bị bắt vì chính kiến của mình hoặc bị buộc phải giữ im lặng. Nơi thờ phượng của họ không bị đóng cửa. Nhà nước cũng không dùng vũ lực để khuất phục họ. Những người khác thì kêu gọi, thuyết phục họ. Và lên tiếng một cách ôn hòa về những lời giảng của họ.

Chiếu theo luật lệ quốc gia và những cam kết quốc tế Hoa Kỳ có đặt ra một số giới hạn trong vấn đề phát biểu. Chúng tôi có luật để xử lý những lời phỉ báng và vu cáo làm mất danh dự kẻ khác, và những lời phát biểu xúi giục bạo động. Nhưng chúng tôi thực thi những luật lệ này rất rõ rành, minh bạch và người dân có quyền khiếu nại về cách thức áp dụng. Và chúng tôi cũng không hạn chế những lời phát biểu mà ngay cả khi số đông cảm thấy bị xúc phạm. Nhìn lại lịch sử có nhiều thứ từng bị cấm đoán mà bây giờ nhìn lại chúng ta thấy là hoàn toàn sai. Người dân bị phạt chỉ vì không tuân lệnh Vua, hoặc là gợi ý rằng mọi người sinh ra ở trên đời phải được bình đẳng như nhau, bất kể là sắc dân, phái tính hoặc tôn giáo. Những khắt khe đã phản ánh quan điểm vào thời buổi đó, và hiện nay những khắt khe đó dù đã có biến đổi, vẫn hiện diện tại nhiều nơi trên thế giới.

Nhưng khi nói đến vấn đề phát ngôn trên mạng, Hoa Kỳ vẫn theo đuổi các nguyên tắc ứng xử trong thời đại này. Chúng tôi thiết tha kêu gọi người dân hãy thận trọng với lời phát ngôn, phải biết mức độ nguy hại và ảnh hưởng của những lời phát ngôn trên mạng. Ngay trong quốc gia này, đã từng xảy ra những câu chuyện bắt nạt kẻ khác rồi đưa đến những hậu quả thương tâm. Những người như chúng tôi trong chính phủ cần phải làm gương, giữ gìn lời ăn tiếng nói. Sự lãnh đạo còn có ý nghĩa là cho phép người dân có quyền lựa chọn, chứ không phải là can thiệp và không cho người ta quyền lựa chọn. Chúng tôi bảo đảm quyền được nói với đầy đủ pháp luật và chúng tôi cũng kêu gọi sự kềm chế để tránh thù hận.

Bây giờ, không dễ gì mà có thể đạt được cả ba nguyên tắc này một cách dễ dàng. Nó sẽ tạo ra căng thẳng, và cũng tạo ra nhiều thách thức. Nhưng chúng ta không cần phải chọn lựa cái nào. Quyền Tự do và vấn đề An Ninh, Minh bạch và Bảo mật, Tự do phát biểu và sự Khoan dung – Tất cả những thứ này tạo thành một xã hội tự do, vững chắc và cởi mở cũng như một hệ thống mạng internet an toàn, tự do và công khai, nhân quyền được tôn trọng, chắc sẽ là nền tảng đưa đến phát triển, giàu mạnh về lâu về dài.

Hiện nay có một số quốc gia đang tiến hành một cách xử lý khác. Họ hạn chế quyền tự do sử dụng internet, và tìm cách dựng lên những bức tường che chắn giữa các hoạt động khác nhau – trao đổi về kinh tế, thảo luận về chính trị, bày tỏ quan điểm tôn giáo và giao tiếp xã hội. Họ muốn giữ cái mà họ mong muốn và ngăn chận cái mà họ không thích. Nhưng điều này không dễ dàng chút nào. Những website tìm kiếm thông tin giúp kết nối cơ sở làm ăn với khách hàng mới, nhưng đồng thời cũng thu hút người sử dụng bởi vì những website này giúp sắp xếp tin tức và thông tin. Các trang mạng xã hội không chỉ là nơi mà bạn bè trao đổi với nhau hình ảnh mà họ còn trao đổi với nhau những quan điểm chính trị và những quan tâm về xã hội hoặc là giúp người ta tiếp cận với những cơ hội công việc.

Những “bức tường” được dựng lên để ngăn chận internet, các nội dung chính trị, hoặc ngăn cấm nhiều hạng mục trong quyền bày tỏ ý kiến, hoặc chỉ cho phép một vài kiểu tụ tập ôn hòa những lại cấm đoán những kiểu khác, hoặc trù dập người dân lên tiếng. Những loại “bức tường” này thật ra dựng lên rất dễ dàng những duy trì rất khó. Không phải bởi vì cái khó không thể bó cái khôn, người ta có thể tìm cách vượt tường lửa được, mà là vì không hề có một mạng internet riêng cho kinh tế, hoặc riêng cho xã hội hoặc riêng cho chính trị, mà chỉ có một mà thôi. Và việc duy trì những bức tường chắn với mong muốn thay đổi sự thật này sẽ phải trả một cái giá về Đạo đức, chính trị và kinh tế. Có những quốc gia có thể chi trả nổi những cái giá này một thời gian, nhưng tôi tin rằng đó là việc làm không khả thi về lâu dài. Người ta sẽ phải trả một cái giá nếu chỉ tìm cách mở rộng internet cho công việc buôn bán làm ăn nhưng lại đóng chặt đối với quyền tự do bày tỏ ý kiến – đó là cái giá đối với hệ thống giáo dục, sự ổn định chính trị, tính năng động xã hội và tiềm năng kinh tế.

Khi những quốc gia tìm cách ngăn chận tự do internet, thì họ đã tự đặt cho mình một giới hạn về tương lai của nền kinh tế. Giới trẻ không có thể tiếp xúc được với những trao đổi và tranh luận ở thế giới bên ngoài, hoặc không có cơ hội cọ xát với những câu hỏi khác nhau, sẽ khiến cho họ chỉ loanh quanh lẩn quẩn với lề lối làm việc cũ rích và hạn chế nảy sinh sáng kiến. Và việc ngăn cấm người dân lên tiếng chỉ trích quan chức chỉ khiến cho chính phủ đó dễ rơi vào vòng tham nhũng, sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế về lâu dài. Tự do tư tưởng và một sân chơi công bằng chính là quy luật thúc đẩy một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi tuần rồi Hội Đồng Thương Mãi Âu-Mỹ, một nhóm gồm 70 công ty, đã ra một bản tuyên bố chung về tự do internet. Nếu bạn đầu tư vào những quốc gia có sự kiểm duyệt gắt gao và những chính sách theo dõi chặt chẽ, thì trang website của bạn có thể bị đóng bất cứ lúc nào mà không cần báo trước, máy chủ của bạn bị nhà nước đột nhập đánh phá, thiết kế của bạn bị đánh cắp, hoặc nhân viên của bạn bị đe dọa bắt bớ hoặc bạn bị trục xuất vì không chấp hành một cái lệnh có động cơ chính trị. Cái rủi ro sau cùng và đối với nhân phẩm của bạn chắn chắn không thể so sánh được với cái lợi làm ăn đem lại, nhất là nếu đem so với cơ hội làm ăn ở những nơi khác.

Hiện nay người ta nói đến một số trường hợp, đặc biệt là Trung Quốc, được xem là ngoại lệ, là nơi mà mức độ kiểm duyệt internet rất gắt gao và kinh tế phát triển mạnh. Dễ hiểu thôi, bởi vì vẫn có nhiều công ty nhắm mắt làm ngơ, sẵn sàng chịu đấm ăn xôi, miễn là kiếm được tiền. Chính phủ có thể thành công trong việc kiểm soát từng phần internet trong một giai đoạn ngắn hoặc trung, nhưng những sự hạn chế này về lâu dài sẽ khiến cho quốc gia trả một giá đắt, vì nó sẽ ảnh hưởng lên sự phát triển kinh tế.

Còn có cái giá về chính trị nữa. Hãy nhìn vào truờng hợp của Tunisia, ở đây các hoạt động kinh tế trên mạng là một phần quan trọng trong công việc làm ăn với Âu Châu, trong khi nhà nước lại kiểm quyệt gắt gao các vấn đề khác, giống như tại Trung Quốc và Iran. Nhà nước Tunisia đã thất bại trong việc duy trì một hệ thống internet kinh tế tách biệt với mọi thứ khác. Người dân, đặc biệt là giới trẻ đã tìm ra cách kết nối, đến với nhau để chia sẻ những ưu tư, nhọc nhằn, và việc này đã giúp giới trẻ Tunisia làm nên cuộc cách mạng vừa qua.

Ở Syria cũng vậy, chính phủ đang làm những chuyện trái ngược nhau. Chỉ mới tuần rồi, họ chấm dứt ngăn chận trang mạng xã hội Facebook và YouTube lần đầu tiên trong ba năm nay, và hôm qua họ lại tuyên phạt một cô gái tội làm gián điệp với 5 năm tù ở chỉ vì bày tỏ chính kiến của mình trên trang Blog cá nhân.

Chuyện này cũng vậy, không thể biện hộ được. Không thể có được nhu cầu về một sân chơi để bày tỏ ý kiến nếu người sử dụng lại bị bỏ tù. Chúng tôi tin rằng những chính phủ nào tìm cách dựng lên các bức tường lửa cho dù là ngăn lọc hay kiểm duyệt nội dung, hay tấn công đánh phá những ai thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng, thì chính phủ sẽ tự đóng khung mình mà thôi. Họ sẽ tự đặt mình vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan của các nhà độc tài và sẽ phải chọn lựa giữa việc hạ bức tường xuống hoặc phải trả cái giá đắt cho chỗ đứng của mình, có nghĩa là khi đến nước cùng rồi thì ra sức ngăn chận các luồng thông tin và đàn áp dân chúng bằng mọi giá, tức là đánh mất đi cơ hội để lắng nghe những ý kiến đóng góp và sinh mạng oan uổng của một số người.

Tôi đề nghị các nước ở năm châu hãy cùng chúng tôi đánh cược vào một cuộc chơi cho phép người dân tự do internet rộng rãi, vì nó nhất định sẽ đem đến một quốc gia hưng thịnh. Nguyên gốc của cuộc chơi mà Hoa Kỳ liên tục mở rộng trong suốt hơn 200 năm qua, đã cho phép xã hội tiến triển không ngừng, theo đó luật lệ được làm nền tảng cho công lý và hòa bình và sáng kiến trong mọi ngành nghề được nở rộ. Đây không phải là đánh cược vào máy vi tính và điện thoại di động, mà một cuộc đánh cược vào chính quần chúng nhân dân. Cùng với các đối tác khắp năm châu, chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta đang cùng đặt cược để đem lại những quyền phổ cập cho con người, là động cơ thúc đẩy để xã hội mở rộng, chúng ta quyết giữ cho internet mở rộng đến tất cả mọi người. Và như thế sẽ đặt viên gạnh lót đường để chúng ta cùng chia sẻ sự thăng tiến và thịnh vượng. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đề cao việc phát triển internet ở bất cứ nơi nào mà quyền con người được tôn trọng và rộng mở cho mọi sáng kiến và phát triển đa dạng, đủ vững mạnh để người dân đặt niềm tin vào, và đủ tin cậy để xác minh công việc làm của họ.

Trong những năm vừa qua, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của nhiều liên kết giữa các quốc gia trên toàn cầu, các công ty, các tổ chức dân sự và các nhà đấu tranh thời đại điện tử tìm cách thăng tiến các mục tiêu này. Chúng tôi có nhiều đối tác mạnh trên khắp thế giới và chúng tôi cũng rất phấn khởi qua việc làm mới đây của Sáng Kiến Mạng Toàn Cầu (Global Network Iniative) vì qua đó sẽ giúp các công ty, các trí thức và các tổ chức Từ thiện phi chính phủ (NGOs) ngồi lại làm việc với nhau để giải quyết các thử thách mà chúng ta đang đối mặt hàng ngày như làm sao giải quyết khi một chính phủ đưa ra yêu cầu kiểm duyệt hoặc là quyết định xem có nên hay không sang nhượng các kỹ thuật mà người ta có thể dùng để vi phạm nhân quyền hoặc là làm sao giải quyết vấn đề bảo mật trong phạm vi của việc sử dụng lưu trữ thông tin hoàn toàn trên mạng. Chúng tôi cần đến những đối tác mạnh, có nguyên tắc, có quyết tâm đề cao quyền tự do internet để cùng nhau thăng tiến mục đích chung này.

Chúng tôi cũng nhận ra rằng để công việc có ý nghĩa, thì quyền tự do trên mạng phải được đưa vào thế giới thực tiễn. Đó là lý do tại sao chúng tôi hiện đang cùng làm việc với Mạng lưới các tổ chức Xã hội dân sự 2 để kết nối với các tổ chức NGOs và nhắm vào vấn đề kỹ thuật và huấn nghệ để nhân rộng tầm ảnh hưởng.

Chúng tôi cũng cam kết tiếp tục đối thoại với mọi thành phần trên thế giới. Tuần rồi, có lẽ quý vị có nghe là chúng tôi đã cho phổ biến trang Twitter bằng tiếng Ả Rập và Farsi, thêm vào những ngôn ngữ mà chúng tôi đã có như tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Chúng tôi sẽ đưa ra những trang tương tự bằng tiếng Trung, tiếng Nga và Hindi. Điều này sẽ cho phép chúng tôi có những luồng trao đổi hai chiều, thực tiễn với những người được kết nối mà chưa bị chính phủ họ ngăn cản.

Cam kết của chúng tôi đối với quyền tự do internet là cam kết đối với quyền tự do của con người và lời nói của chúng tôi đi đôi với hành động. Giám sát và đáp lại những đe dọa đối với quyền tự do internet đã trở thành những công việc hằng ngày của các nhà ngoại giao chúng tôi và của các chuyên gia. Họ đang theo đuổi mục tiêu vì quyền tự do internet tại các tòa đại sứ, văn phòng đại diện khắp nơi trên thế giới. Hoa Kỳ đang hỗ trợ người dân tại nơi có chế độ kiểm duyệt internet tìm cách “vượt tường lửa”, đi trước các nhà kiểm duyệt, tin tặc, và những kẻ côn đồ chuyên tìm cách đánh đập, bắt bớ những người dám lên tiếng trên mạng.

Trong khi chúng tôi rất rõ ràng trong việc bảo đảm và ủng hộ các quyền tự do, thì sự vi phạm muôn vẻ đối với những quyền này ngày càng gia tăng. Tôi biết có người chỉ trích rằng tại sao chúng tôi không đổ tiền đầu tư vào một kỹ thuật cao siêu, nhưng chúng tôi tin rằng không hề có một giải pháp toàn hảo trong cuộc chiến chống trù dập internet. Không dễ dàng gì đâu (cười). Các bạn trẻ bên dưới kia, hãy nghĩ cách dùm đi (cười). Và theo đó, chúng tôi chọn hướng giải quyết một cách bao quát và đầy tính sáng tạo, là cách giải quyết phù hợp phương thức ngoại giao và kỹ thuật sẵn có, bảo đảm một hệ thống chạy đều và hỗ trợ trực tiếp cho những ai đang phải đương đầu với khó khăn.

Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã bỏ ra $20 triệu đô để trợ cấp cho các cuộc thi, thông qua một tiến trình công khai, bao gồm các chuyên gia thẩm định việc làm của một nhóm chuyên gia kỹ thuật và các nhà đấu tranh làm việc cật lực để tìm ra phương pháp chống vi phạm tự do internet. Năm nay chúng tôi sẽ cấp thêm $25 triệu đô để tiếp tục công việc này. Chúng tôi đang tiến hành theo phương thức đầu tư hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp về kỹ thuật, công cụ và huấn nghệ và tính thích nghi vì ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng phương tiện di động. Chúng tôi luôn lắng nghe, đối thoại với các nhà đấu tranh thời đại internet để tìm hiểu xem họ cần giúp đỡ gì và cách giải quyết đa phương của chúng tôi có nghĩa là chúng tôi sẵn sàng thích nghi với những sự đe dọa mà các nhà đấu tranh đang đối diện. Chúng tôi ủng hộ công cụ đa phương vì nếu các chính phủ độc tài tìm ra cách đánh phá, thì ngay tức khắc đã có sẵn một nguồn khác thay thế. Và chúng tôi đầu tư vào những kỹ thuật tối tân nhất bởi vì chúng tôi biết rằng các chính phủ độc tài luôn tìm cách nâng cao kỹ thuật đàn áp và chúng tôi muốn đi trước họ.

Cũng giống vậy, chúng tôi đang đi đầu trong việc đẩy mạnh vấn đề an ninh mạng và sang kiến mạng, giúp nâng cao khả năng ở các quốc gia đang phát triển, đi tiên phong trong việc phát triển các tiêu chuẩn điều hành công khai và nâng cao sự hợp tác để đáp trả các mối đe dọa an ninh mạng. Hôm qua ông Thứ trưởng Quốc Phòng William J. Lynn III cũng đã có bài phát biểu về vấn đề này rồi. Tất cả những nỗ lực trong một thập niên qua là để xây dựng một hệ thống mạng công khai, an toàn và đáng tin cậy. Và trong những năm sắp tới đây, chính phủ sẽ hoàn tất một chiến lược quốc tế về không gian mạng, tạo tiền đề dẫn dắt chúng ta tiếp tục công việc vào tương lai.

Đây là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của chúng tôi, và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong những năm sắp tới. Đó là tại sao tôi lập ra Văn Phòng Điều phối các vấn đề Không gian mạng (Ofice of the Coordinator for Cyber Issues), để nâng cấp an ninh mạng và các vấn đề khác và tạo sự phối hợp với các cơ quan của Bộ Ngoại giao cũng như các ban bộ khác. Tôi chỉ định ông Christopher Painter, một cựu giám đốc đặc trách an ninh mạng tại Hội đồng An ninh Quốc gia, cũng là một chuyên gia trong ngành này, để cầm đầu cơ quan này.

Chúng ta đã chứng kiến con số người sử dụng internet gia tăng không ngừng trong suốt 10 năm qua. Nhưng đó chỉ là sự khởi đầu. Trong vòng 20 năm tới, sẽ có hơn 5 tỷ người sử dụng internet. Họ là những người sẽ quyết định tương lai.

Như vậy chúng ta đang chơi một trò chơi kéo dài. Không giống như những gì đang xảy ra trên mạng, những tiến triển trong lĩnh vực này sẽ đo đếm bằng năm, chứ không phải bằng giây phút. Con đường mà chúng ta đang đi hôm nay sẽ xác định xem người theo chúng ta có cơ hội nếm trải sự tự do, an toàn và phát đạt của một hệ thống mạng rộng mở hay không.

Trong khi chúng ta đang hướng về phía trước, hãy nhớ rằng quyền tự do internet không chỉ là một hoạt động mạng nào đó, là mà là chuyện làm sao để internet mãi là không gian mà nơi tất cả các hoạt động đủ kiểu diễn ra, từ bé đến lớn, từ to đến nhỏ, cho đến công việc bình thường nhất mà người ta làm hằng ngày.

Chúng ta muốn hệ thống internet luôn rộng mở để những người biểu tình sử dụng các trang mạng xã hội tổ chức biểu tình ở Ai Cập; để các cô cậu sinh viên ở nội trú gởi về nhà những hình ảnh học tập sinh hoạt; để các luật sư ở Việt Nam viết Blog tố cáo tham nhũng; để các em học sinh bị bắt nạt ở Hoa Kỳ tìm kiếm sự cảm thông và ủng hộ trên mạng; để các nhà doanh nghiệp nhỏ ở Kenya sử dụng điện thoại di động để quản lý thu nhập; để các nhà triết học ở Trung Quốc có thể đọc các bài tham luận cho học trò mình nghe; để các khoa học gia ở Ba Tây có thể chia sẻ các dữ liệu nghiên cứu với các đồng nghiệp ở nước ngoài; và để hàng tỷ hàng tỷ kết nối giữa những người thân với nhau, để xem tin, để làm việc và để trao đổi với nhau trong cuộc sống hằng ngày.

Quyền tự do internet là việc bảo đảm cái không gian để những hoạt động, công việc này được diễn ra êm đẹp, không phải chỉ cho các cô cậu học sinh hôm nay, mà là còn cho các thế hệ mai sau. Đây là một thử thách to lớn của thời đại chúng ta. Chúng ta bị lôi cuốn vào một nỗ lực đấu tranh chống lại những kẻ ngăn chận chúng ta, những kẻ muốn đánh gục và trù dập, để bắt họ phải đối diện và chấp nhận thực tiễn. Nhân danh cuộc chiến này chúng tôi ghi công của các bạn. Đó là một cuộc đấu tranh vì nhân quyền, là một cuộc đấu tranh cho quyền tự do của con người, là một cuộc đấu tranh vì nhân phẩm.

Chân thành cám ơn các bạn


(tiếng vỗ tay)

Lê Minh




Remarks
Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
George Washington University
Washington, DC
February 15, 2011


Thank you all very much and good afternoon. It is a pleasure, once again, to be back on the campus of the George Washington University, a place that I have spent quite a bit of time in all different settings over the last now nearly 20 years. I’d like especially to thank President Knapp and Provost Lerman, because this is a great opportunity for me to address such a significant issue, and one which deserves the attention of citizens, governments, and I know is drawing that attention. And perhaps today in my remarks, we can begin a much more vigorous debate that will respond to the needs that we have been watching in real time on our television sets.

A few minutes after midnight on January 28th, the internet went dark across Egypt. During the previous four days, hundreds of thousands of Egyptians had marched to demand a new government. And the world, on TVs, laptops, cell phones, and smart phones, had followed every single step. Pictures and videos from Egypt flooded the web. On Facebook and Twitter, journalists posted on-the-spot reports. Protestors coordinated their next moves. And citizens of all stripes shared their hopes and fears about this pivotal moment in the history of their country.

Millions worldwide answered in real time, “You are not alone and we are with you.” Then the government pulled the plug. Cell phone service was cut off, TV satellite signals were jammed, and internet access was blocked for nearly the entire population. The government did not want the people to communicate with each other and it did not want the press to communicate with the public. It certainly did not want the world to watch.

The events in Egypt recalled another protest movement 18 months earlier in Iran, when thousands marched after disputed elections. Their protestors also used websites to organize. A video taken by cell phone showed a young woman named Neda killed by a member of the paramilitary forces, and within hours, that video was being watched by people everywhere.

The Iranian authorities used technology as well. The Revolutionary Guard stalked members of the Green Movement by tracking their online profiles. And like Egypt, for a time, the government shut down the internet and mobile networks altogether. After the authorities raided homes, attacked university dorms, made mass arrests, tortured and fired shots into crowds, the protests ended.

In Egypt, however, the story ended differently. The protests continued despite the internet shutdown. People organized marches through flyers and word of mouth and used dial-up modems and fax machines to communicate with the world. After five days, the government relented and Egypt came back online. The authorities then sought to use the internet to control the protests by ordering mobile companies to send out pro-government text messages, and by arresting bloggers and those who organized the protests online. But 18 days after the protests began, the government failed and the president resigned.

What happened in Egypt and what happened in Iran, which this week is once again using violence against protestors seeking basic freedoms, was about a great deal more than the internet. In each case, people protested because of deep frustrations with the political and economic conditions of their lives. They stood and marched and chanted and the authorities tracked and blocked and arrested them. The internet did not do any of those things; people did. In both of these countries, the ways that citizens and the authorities used the internet reflected the power of connection technologies on the one hand as an accelerant of political, social, and economic change, and on the other hand as a means to stifle or extinguish that change.

There is a debate currently underway in some circles about whether the internet is a force for liberation or repression. But I think that debate is largely beside the point. Egypt isn’t inspiring people because they communicated using Twitter. It is inspiring because people came together and persisted in demanding a better future. Iran isn’t awful because the authorities used Facebook to shadow and capture members of the opposition. Iran is awful because it is a government that routinely violates the rights of its people.

So it is our values that cause these actions to inspire or outrage us, our sense of human dignity, the rights that flow from it, and the principles that ground it. And it is these values that ought to drive us to think about the road ahead. Two billion people are now online, nearly a third of humankind. We hail from every corner of the world, live under every form of government, and subscribe to every system of beliefs. And increasingly, we are turning to the internet to conduct important aspects of our lives.

The internet has become the public space of the 21st century – the world’s town square, classroom, marketplace, coffeehouse, and nightclub. We all shape and are shaped by what happens there, all 2 billion of us and counting. And that presents a challenge. To maintain an internet that delivers the greatest possible benefits to the world, we need to have a serious conversation about the principles that will guide us, what rules exist and should not exist and why, what behaviors should be encouraged or discouraged and how.

The goal is not to tell people how to use the internet any more than we ought to tell people how to use any public square, whether it’s Tahrir Square or Times Square. The value of these spaces derives from the variety of activities people can pursue in them, from holding a rally to selling their vegetables, to having a private conversation. These spaces provide an open platform, and so does the internet. It does not serve any particular agenda, and it never should. But if people around the world are going come together every day online and have a safe and productive experience, we need a shared vision to guide us.

One year ago, I offered a starting point for that vision by calling for a global commitment to internet freedom, to protect human rights online as we do offline. The rights of individuals to express their views freely, petition their leaders, worship according to their beliefs – these rights are universal, whether they are exercised in a public square or on an individual blog. The freedoms to assemble and associate also apply in cyberspace. In our time, people are as likely to come together to pursue common interests online as in a church or a labor hall.

Together, the freedoms of expression, assembly, and association online comprise what I’ve called the freedom to connect. The United States supports this freedom for people everywhere, and we have called on other nations to do the same. Because we want people to have the chance to exercise this freedom. We also support expanding the number of people who have access to the internet. And because the internet must work evenly and reliably for it to have value, we support the multi-stakeholder system that governs the internet today, which has consistently kept it up and running through all manner of interruptions across networks, borders, and regions.

In the year since my speech, people worldwide have continued to use the internet to solve shared problems and expose public corruption, from the people in Russia who tracked wildfires online and organized a volunteer firefighting squad, to the children in Syria who used Facebook to reveal abuse by their teachers, to the internet campaign in China that helps parents find their missing children.

At the same time, the internet continues to be restrained in a myriad of ways. In China, the government censors content and redirects search requests to error pages. In Burma, independent news sites have been taken down with distributed denial of service attacks. In Cuba, the government is trying to create a national intranet, while not allowing their citizens to access the global internet. In Vietnam, bloggers who criticize the government are arrested and abused. In Iran, the authorities block opposition and media websites, target social media, and steal identifying information about their own people in order to hunt them down.

These actions reflect a landscape that is complex and combustible, and sure to become more so in the coming years as billions of more people connect to the internet. The choices we make today will determine what the internet looks like in the future. Businesses have to choose whether and how to enter markets where internet freedom is limited. People have to choose how to act online, what information to share and with whom, which ideas to voice and how to voice them. Governments have to choose to live up to their commitments to protect free expression, assembly, and association.

For the United States, the choice is clear. On the spectrum of internet freedom, we place ourselves on the side of openness. Now, we recognize that an open internet comes with challenges. It calls for ground rules to protect against wrongdoing and harm. And internet freedom raises tensions, like all freedoms do. But we believe the benefits far exceed the costs.

And today, I’d like to discuss several of the challenges we must confront as we seek to protect and defend a free and open internet. Now, I’m the first to say that neither I nor the United States Government has all the answers. We’re not sure we have all the questions. But we are committed to asking the questions, to helping lead a conversation, and to defending not just universal principles but the interests of our people and our partners.

The first challenge is achieving both liberty and security. Liberty and security are often presented as equal and opposite; the more you have of one, the less you have of the other. In fact, I believe they make it each other possible. Without security, liberty is fragile. Without liberty, security is oppressive. The challenge is finding the proper measure: enough security to enable our freedoms, but not so much or so little as to endanger them.

Finding this proper measure for the internet is critical because the qualities that make the internet a force for unprecedented progress – its openness, its leveling effect, its reach and speed – also enable wrongdoing on an unprecedented scale. Terrorists and extremist groups use the internet to recruit members, and plot and carry out attacks. Human traffickers use the internet to find and lure new victims into modern-day slavery. Child pornographers use the internet to exploit children. Hackers break into financial institutions, cell phone networks, and personal email accounts.

So we need successful strategies for combating these threats and more without constricting the openness that is the internet’s greatest attribute. The United States is aggressively tracking and deterring criminals and terrorists online. We are investing in our nation’s cyber-security, both to prevent cyber-incidents and to lessen their impact. We are cooperating with other countries to fight transnational crime in cyber-space. The United States Government invests in helping other nations build their own law enforcement capacity. We have also ratified the Budapest Cybercrime Convention, which sets out the steps countries must take to ensure that the internet is not misused by criminals and terrorists while still protecting the liberties of our own citizens.

In our vigorous effort to prevent attacks or apprehend criminals, we retain a commitment to human rights and fundamental freedoms. The United States is determined to stop terrorism and criminal activity online and offline, and in both spheres we are committed to pursuing these goals in accordance with our laws and values.

Now, others have taken a different approach. Security is often invoked as a justification for harsh crackdowns on freedom. Now, this tactic is not new to the digital age, but it has new resonance as the internet has given governments new capacities for tracking and punishing human rights advocates and political dissidents. Governments that arrest bloggers, pry into the peaceful activities of their citizens, and limit their access to the internet may claim to be seeking security. In fact, they may even mean it as they define it. But they are taking the wrong path. Those who clamp down on internet freedom may be able to hold back the full expression of their people’s yearnings for a while, but not forever.

The second challenge is protecting both transparency and confidentiality. The internet’s strong culture of transparency derives from its power to make information of all kinds available instantly. But in addition to being a public space, the internet is also a channel for private communications. And for that to continue, there must be protection for confidential communication online. Think of all the ways in which people and organizations rely on confidential communications to do their jobs. Businesses hold confidential conversations when they’re developing new products to stay ahead of their competitors. Journalists keep the details of some sources confidential to protect them from exposure or retribution. And governments also rely on confidential communication online as well as offline. The existence of connection technologies may make it harder to maintain confidentiality, but it does not alter the need for it.

Now, I know that government confidentiality has been a topic of debate during the past few months because of WikiLeaks, but it’s been a false debate in many ways. Fundamentally, the WikiLeaks incident began with an act of theft. Government documents were stolen, just the same as if they had been smuggled out in a briefcase. Some have suggested that this theft was justified because governments have a responsibility to conduct all of our work out in the open in the full view of our citizens. I respectfully disagree. The United States could neither provide for our citizens’ security nor promote the cause of human rights and democracy around the world if we had to make public every step of our efforts. Confidential communication gives our government the opportunity to do work that could not be done otherwise.

Consider our work with former Soviet states to secure loose nuclear material. By keeping the details confidential, we make it less likely that terrorists or criminals will find the nuclear material and steal it for their own purposes. Or consider the content of the documents that WikiLeaks made public. Without commenting on the authenticity of any particular documents, we can observe that many of the cables released by WikiLeaks relate to human rights work carried on around the world. Our diplomats closely collaborate with activists, journalists, and citizens to challenge the misdeeds of oppressive governments. It is dangerous work. By publishing diplomatic cables, WikiLeaks exposed people to even greater risk.

For operations like these, confidentiality is essential, especially in the internet age when dangerous information can be sent around the world with the click of a keystroke. But of course, governments also have a duty to be transparent. We govern with the consent of the people, and that consent must be informed to be meaningful. So we must be judicious about when we close off our work to the public, and we must review our standards frequently to make sure they are rigorous. In the United States, we have laws designed to ensure that the government makes its work open to the people, and the Obama Administration has also launched an unprecedented initiative to put government data online, to encourage citizen participation, and to generally increase the openness of government.

The U.S. Government’s ability to protect America, to secure the liberties of our people, and to support the rights and freedoms of others around the world depends on maintaining a balance between what’s public and what should and must remain out of the public domain. The scale should and will always be tipped in favor of openness, but tipping the scale over completely serves no one’s interests. Let me be clear. I said that the WikiLeaks incident began with a theft, just as if it had been executed by smuggling papers in a briefcase. The fact that WikiLeaks used the internet is not the reason we criticized its actions. WikiLeaks does not challenge our commitment to internet freedom.

And one final word on this matter: There were reports in the days following these leaks that the United States Government intervened to coerce private companies to deny service to WikiLeaks. That is not the case. Now, some politicians and pundits publicly called for companies to disassociate from WikiLeaks, while others criticized them for doing so. Public officials are part of our country’s public debates, but there is a line between expressing views and coercing conduct. Business decisions that private companies may have taken to enforce their own values or policies regarding WikiLeaks were not at the direction of the Obama Administration.

A third challenge is protecting free expression while fostering tolerance and civility. I don’t need to tell this audience that the internet is home to every kind of speech – false, offensive, incendiary, innovative, truthful, and beautiful.

The multitude of opinions and ideas that crowd the internet is both a result of its openness and a reflection of our human diversity. Online, everyone has a voice. And the Universal Declaration of Human Rights protects the freedom of expression for all. But what we say has consequences. Hateful or defamatory words can inflame hostilities, deepen divisions, and provoke violence. On the internet, this power is heightened. Intolerant speech is often amplified and impossible to retract. Of course, the internet also provides a unique space for people to bridge their differences and build trust and understanding.

Some take the view that, to encourage tolerance, some hateful ideas must be silenced by governments. We believe that efforts to curb the content of speech rarely succeed and often become an excuse to violate freedom of expression. Instead, as it has historically been proven time and time again, the better answer to offensive speech is more speech. People can and should speak out against intolerance and hatred. By exposing ideas to debate, those with merit tend to be strengthened, while weak and false ideas tend to fade away; perhaps not instantly, but eventually.

Now, this approach does not immediately discredit every hateful idea or convince every bigot to reverse his thinking. But we have determined as a society that it is far more effective than any other alternative approach. Deleting writing, blocking content, arresting speakers – these actions suppress words, but they do not touch the underlying ideas. They simply drive people with those ideas to the fringes, where their convictions can deepen, unchallenged.

Last summer, Hannah Rosenthal, the U.S. Special Envoy to Monitor and Combat Anti-Semitism, made a trip to Dachau and Auschwitz with a delegation of American imams and Muslim leaders. Many of them had previously denied the Holocaust, and none of them had ever denounced Holocaust denial. But by visiting the concentration camps, they displayed a willingness to consider a different view. And the trip had a real impact. They prayed together, and they signed messages of peace, and many of those messages in the visitors books were written in Arabic. At the end of the trip, they read a statement that they wrote and signed together condemning without reservation Holocaust denial and all other forms of anti-Semitism.

The marketplace of ideas worked. Now, these leaders had not been arrested for their previous stance or ordered to remain silent. Their mosques were not shut down. The state did not compel them with force. Others appealed to them with facts. And their speech was dealt with through the speech of others.

The United States does restrict certain kinds of speech in accordance with the rule of law and our international obligations. We have rules about libel and slander, defamation, and speech that incites imminent violence. But we enforce these rules transparently, and citizens have the right to appeal how they are applied. And we don’t restrict speech even if the majority of people find it offensive. History, after all, is full of examples of ideas that were banned for reasons that we now see as wrong. People were punished for denying the divine right of kings, or suggesting that people should be treated equally regardless of race, gender, or religion. These restrictions might have reflected the dominant view at the time, and variations on these restrictions are still in force in places around the world.

But when it comes to online speech, the United States has chosen not to depart from our time-tested principles. We urge our people to speak with civility, to recognize the power and reach that their words can have online. We’ve seen in our own country tragic examples of how online bullying can have terrible consequences. Those of us in government should lead by example, in the tone we set and the ideas we champion. But leadership also means empowering people to make their own choices, rather than intervening and taking those choices away. We protect free speech with the force of law, and we appeal to the force of reason to win out over hate.

Now, these three large principles are not always easy to advance at once. They raise tensions, and they pose challenges. But we do not have to choose among them. Liberty and security, transparency and confidentiality, freedom of expression and tolerance – these all make up the foundation of a free, open, and secure society as well as a free, open, and secure internet where universal human rights are respected, and which provides a space for greater progress and prosperity over the long run.

Now, some countries are trying a different approach, abridging rights online and working to erect permanent walls between different activities – economic exchanges, political discussions, religious expressions, and social interactions. They want to keep what they like and suppress what they don’t. But this is no easy task. Search engines connect businesses to new customers, and they also attract users because they deliver and organize news and information. Social networking sites aren’t only places where friends share photos; they also share political views and build support for social causes or reach out to professional contacts to collaborate on new business opportunities.

Walls that divide the internet, that block political content, or ban broad categories of expression, or allow certain forms of peaceful assembly but prohibit others, or intimidate people from expressing their ideas are far easier to erect than to maintain. Not just because people using human ingenuity find ways around them and through them but because there isn’t an economic internet and a social internet and a political internet; there’s just the internet. And maintaining barriers that attempt to change this reality entails a variety of costs – moral, political, and economic. Countries may be able to absorb these costs for a time, but we believe they are unsustainable in the long run. There are opportunity costs for trying to be open for business but closed for free expression – costs to a nation’s education system, its political stability, its social mobility, and its economic potential.

When countries curtail internet freedom, they place limits on their economic future. Their young people don’t have full access to the conversations and debates happening in the world or exposure to the kind of free inquiry that spurs people to question old ways of doing and invent new ones. And barring criticism of officials makes governments more susceptible to corruption, which create economic distortions with long-term effects. Freedom of thought and the level playing field made possible by the rule of law are part of what fuels innovation economies.

So it’s not surprising that the European-American Business Council, a group of more than 70 companies, made a strong public support statement last week for internet freedom. If you invest in countries with aggressive censorship and surveillance policies, your website could be shut down without warning, your servers hacked by the government, your designs stolen, or your staff threatened with arrest or expulsion for failing to comply with a politically motivated order. The risks to your bottom line and to your integrity will at some point outweigh the potential rewards, especially if there are market opportunities elsewhere.

Now, some have pointed to a few countries, particularly China, that appears to stand out as an exception, a place where internet censorship is high and economic growth is strong. Clearly, many businesses are willing to endure restrictive internet policies to gain access to those markets, and in the short term, even perhaps in the medium term, those governments may succeed in maintaining a segmented internet. But those restrictions will have long-term costs that threaten one day to become a noose that restrains growth and development.

There are political costs as well. Consider Tunisia, where online economic activity was an important part of the country’s ties with Europe while online censorship was on par with China and Iran, the effort to divide the economic internet from the “everything else” internet in Tunisia could not be sustained. People, especially young people, found ways to use connection technologies to organize and share grievances, which, as we know, helped fuel a movement that led to revolutionary change. In Syria, too, the government is trying to negotiate a non-negotiable contradiction. Just last week, it lifted a ban on Facebook and YouTube for the first time in three years, and yesterday they convicted a teenage girl of espionage and sentenced her to five years in prison for the political opinions she expressed on her blog.

This, too, is unsustainable. The demand for access to platforms of expression cannot be satisfied when using them lands you in prison. We believe that governments who have erected barriers to internet freedom, whether they’re technical filters or censorship regimes or attacks on those who exercise their rights to expression and assembly online, will eventually find themselves boxed in. They will face a dictator’s dilemma and will have to choose between letting the walls fall or paying the price to keep them standing, which means both doubling down on a losing hand by resorting to greater oppression and enduring the escalating opportunity cost of missing out on the ideas that have been blocked and people who have been disappeared.

I urge countries everywhere instead to join us in the bet we have made, a bet that an open internet will lead to stronger, more prosperous countries. At its core, it’s an extension of the bet that the United States has been making for more than 200 years, that open societies give rise to the most lasting progress, that the rule of law is the firmest foundation for justice and peace, and that innovation thrives where ideas of all kinds are aired and explored. This is not a bet on computers or mobile phones. It’s a bet on people. We’re confident that together with those partners in government and people around the world who are making the same bet by hewing to universal rights that underpin open societies, we’ll preserve the internet as an open space for all. And that will pay long-term gains for our shared progress and prosperity. The United States will continue to promote an internet where people’s rights are protected and that it is open to innovation, interoperable all over the world, secure enough to hold people’s trust, and reliable enough to support their work.

In the past year, we have welcomed the emergence of a global coalition of countries, businesses, civil society groups, and digital activists seeking to advance these goals. We have found strong partners in several governments worldwide, and we’ve been encouraged by the work of the Global Network Initiative, which brings together companies, academics, and NGOs to work together to solve the challenges we are facing, like how to handle government requests for censorship or how to decide whether to sell technologies that could be used to violate rights or how to handle privacy issues in the context of cloud computing. We need strong corporate partners that have made principled, meaningful commitments to internet freedom as we work together to advance this common cause.

We realize that in order to be meaningful, online freedoms must carry over into real-world activism. That’s why we are working through our Civil Society 2.0 initiative to connect NGOs and advocates with technology and training that will magnify their impact. We are also committed to continuing our conversation with people everywhere around the world. Last week, you may have heard, we launched Twitter feeds in Arabic and Farsi, adding to the ones we already have in French and Spanish. We’ll start similar ones in Chinese, Russian, and Hindi. This is enabling us to have real-time, two-way conversations with people wherever there is a connection that governments do not block.

Our commitment to internet freedom is a commitment to the rights of people, and we are matching that with our actions. Monitoring and responding to threats to internet freedom has become part of the daily work of our diplomats and development experts. They are working to advance internet freedom on the ground at our embassies and missions around the world. The United States continues to help people in oppressive internet environments get around filters, stay one step ahead of the censors, the hackers, and the thugs who beat them up or imprison them for what they say online.

While the rights we seek to protect and support are clear, the various ways that these rights are violated are increasingly complex. I know some have criticized us for not pouring funding into a single technology, but we believe there is no silver bullet in the struggle against internet repression. There’s no app for that. (Laughter.) Start working, those of you out there. (Laughter.) And accordingly, we are taking a comprehensive and innovative approach, one that matches our diplomacy with technology, secure distribution networks for tools, and direct support for those on the front lines.

In the last three years, we have awarded more than $20 million in competitive grants through an open process, including interagency evaluation by technical and policy experts to support a burgeoning group of technologists and activists working at the cutting edge of the fight against internet repression. This year, we will award more than $25 million in additional funding. We are taking a venture capital-style approach, supporting a portfolio of technologies, tools, and training, and adapting as more users shift to mobile devices. We have our ear to the ground, talking to digital activists about where they need help, and our diversified approach means we’re able to adapt the range of threats that they face. We support multiple tools, so if repressive governments figure out how to target one, others are available. And we invest in the cutting edge because we know that repressive governments are constantly innovating their methods of oppression and we intend to stay ahead of them.

Likewise, we are leading the push to strengthen cyber security and online innovation, building capacity in developing countries, championing open and interoperable standards and enhancing international cooperation to respond to cyber threats. Deputy Secretary of Defense Lynn gave a speech on this issue just yesterday. All these efforts build on a decade of work to sustain an internet that is open, secure, and reliable. And in the coming year, the Administration will complete an international strategy for cyberspace, charting the course to continue this work into the future.

This is a foreign policy priority for us, one that will only increase in importance in the coming years. That’s why I’ve created the Office of the Coordinator for Cyber Issues, to enhance our work on cyber security and other issues and facilitate cooperation across the State Department and with other government agencies. I’ve named Christopher Painter, formerly senior director for cyber security at the National Security Council and a leader in the field for 20 years, to head this new office.

The dramatic increase in internet users during the past 10 years has been remarkable to witness. But that was just the opening act. In the next 20 years, nearly 5 billion people will join the network. It is those users who will decide the future.

So we are playing for the long game. Unlike much of what happens online, progress on this front will be measured in years, not seconds. The course we chart today will determine whether those who follow us will get the chance to experience the freedom, security, and prosperity of an open internet.

As we look ahead, let us remember that internet freedom isn’t about any one particular activity online. It’s about ensuring that the internet remains a space where activities of all kinds can take place, from grand, ground-breaking, historic campaigns to the small, ordinary acts that people engage in every day.

We want to keep the internet open for the protestor using social media to organize a march in Egypt; the college student emailing her family photos of her semester abroad; the lawyer in Vietnam blogging to expose corruption; the teenager in the United States who is bullied and finds words of support online; for the small business owner in Kenya using mobile banking to manage her profits; the philosopher in China reading academic journals for her dissertation; the scientist in Brazil sharing data in real time with colleagues overseas; and the billions and billions of interactions with the internet every single day as people communicate with loved ones, follow the news, do their jobs, and participate in the debates shaping their world.

Internet freedom is about defending the space in which all these things occur so that it remains not just for the students here today, but your successors and all who come after you. This is one of the grand challenges of our time. We are engaged in a vigorous effort against those who we have always stood against, who wish to stifle and repress, to come forward with their version of reality and to accept none other. We enlist your help on behalf of this struggle. It’s a struggle for human rights, it’s a struggle for human freedom, and it’s a struggle for human dignity.

Thank you all very much. (Applause.)

Lê Minh




No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------