Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Wednesday, April 6, 2011

yêu cầu ông/bà Van Tran: kinh tế CSVN có 'đối tác kinh tế ' sau lưng Hà văn sơn


yêu cầu ông/bà Van Tran: kinh tế CSVN có liên quan 'đối tác kinh tế ' sau lưng Hà 


LTS- nhiều độc giả yêu cầu ông/bà Van Tran cho biết nhận định về kinh tế Việt Nam trong tuần qua có dấu hiệu xụp đổ, việc này có liên quan đến việc ông /bà Van Tran khui hủ mắm "đối tác kinh tế" của BK "giả"  Hà văn Sơn trao đổi với các đại gia tư bản Hoa Kỳ không ?
trân trọng.
BBT blog NB Việt Thường 




 
 

Công ty xăng dầu lớn nhất VN có nguy cơ sụp đổ
Tuesday, April 05, 2011     

Lỗ hàng triệu đô la
 
 
HÀ NỘI -Phó tổng giám đốc công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn nhất nước thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam hôm 5 tháng 4 thú nhận rằng, công ty này đang bị lỗ nửa triệu đô la mỗi ngày.
Petrolimex gần như độc quyền bán xăng dầu tại Việt Nam mà vẫn lỗ. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Bà Phó Tổng Giám Ðốc Ðàm Thu Huyền còn nói rằng, “nếu không được hưởng ‘một cơ chế đặc biệt,’ sẽ không vượt qua được giai đoạn tiếp theo.”
Lời tự thú của bà phó tổng giám đốc Petrolimex cũng cho thấy, trong 3 tháng qua, công ty này lỗ 2,650 tỉ đồng tức khoảng 1 triệu 320 ngàn đô la Mỹ.
Lâu nay, Petrolimex được hưởng trợ cấp của nhà nước từ “quỹ bình ổn.” Quỹ này đã cạn từ tháng 2 năm 2011, để lại khoản lỗ lên tới hàng ngàn triệu đô.
Nguyên nhân lỗ, bà Huyền cho biết vì hối suất tăng liên tục từ đầu năm đến nay khiến Petrolimex không còn “chỗ để gượng lên” và khoản lỗ này “không biết cấu vào đâu.”
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông bộ trưởng Bộ Công Thương - đơn vị chủ quản của Petrolimex - đành “giải giao” vụ lỗ của Petrolimex cho Bộ Tài Chính “giải quyết.”
Từ tháng 11 năm 2010, Petrolimex đã kêu gào về tình trạng nhức nhối, “đang ngậm một khoản lỗ lên tới 800 tỉ đồng vì chính phủ điều chỉnh hối suất, phá giá đồng bạc Việt Nam.”
Riêng trong năm 2010, Petrolimex mất trắng 715 tỉ đồng vì hai lần nhà nước Việt Nam tăng hối suất.
Việt Nam hiện có 10 đơn vị được phép nhập cảng xăng dầu thành phẩm, trong đó Petrolimex là đơn vị nhập cảng lớn nhất, chiếm 60% thị phần cả nước.
Trong hai năm trở lại đây, giá dầu thô thế giới tăng đều khiến giá nhập cảng xăng dầu thành phẩm tăng theo, trong khi xăng dầu trong nước bị ép phải bán theo giá “chỉ đạo” nên tất cả các đơn vị kinh doanh đều lỗ.
Một số trạm xăng “phù phép” gỡ lỗ bằng cách tuôn xăng dầu qua bên kia biên giới Cambodia để (bán cho chủ Tàu) thu lời vì giá xăng Việt Nam so ra vẫn thấp hơn Cambodia, Thái Lan.
Ðược biết thêm vào tháng 9 năm 2009, người ta lập ra một quỹ bình ổn xăng dầu, cho phép các doanh nghiệp thu thêm 300 đồng mỗi lít xăng. Tuy nhiên, theo một giám đốc của Petrolimex, đó là “quỹ ảo” vì “làm gì có dư để đưa vào quỹ bình ổn.”
Từ đầu năm 2010, nhiều giám đốc công ty xăng dầu trong nước bắt đầu kêu lỗ vì hối suất tăng liên tục từ 16,000 đồng/USD lên dần tới 20,000 đồng/USD và vì giá xăng dầu thế giới tăng vọt không ngừng. Một ông nói: “Chúng tôi phải chịu một áp lực kép, càng bán nhiều càng lỗ nhiều.” 
Lời thú nhận lỗ nặng của bà phó tổng giám đốc Petrolimex nêu trên khiến người ta đặt dấu hỏi liệu đơn vị này sẽ trở thành một Vinashin thứ hai.
Mới đây, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chấp thuận dự án cổ phần hóa Petrolimex nhưng vẫn nắm giữ 75% cổ phần để nắm quyền quyết định hoạt động của tổng công ty này.
Thua lỗ nên tìm cách cổ phần hóa để chống đỡ, liệu có thể chống đỡ nổi không để khỏi phải sụp đổ trước hàng loạt cơn bão giá tới tấp?         

 Nhiều CTCK sắp… mất trắng vốn
 04/04/2011 
13 trên 47 CTCK mà Báo ĐTCK đã cập nhật kết quả kinh doanh có con số lợi nhuận năm 2010 là số âm. Đáng chú ý hơn, tại thời điểm 31/12/2010, 14 CTCK có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn điều lệ.
   

Petro Vietnam đã bán 2,7 tỷ USD cho ngân hàng
- Tại buổi họp báo quý I/2011 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) sáng nay (6/4), ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng thành viên cho biết: “Toàn bộ khoản thu ngoại tệ 2,7 tỷ USD trong quý I/2011 đã được tập đoàn bán lại cho ngân hàng theo đúng quy định”.
Một góc Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Trả lời báo giới về “trách nhiệm” trong việc bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, ông Đinh La Thăng nói: “Chúng tôi là tập đoàn kinh tế nhà nước có thu - chi ngoại tệ nên khi Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu bán lại khoản ngoại tệ đã thu được thì chúng tôi đã chấp hành nghiêm túc. Toàn bộ tổng thu ngoại tệ 2,7 tỷ USD trong quý I được chúng tôi bán hết, không giữ lại làm gì. Vì khi có nhu cầu, chúng tôi sẽ mua lại”.
Còn khoản nợ 5.000 tỷ đồng của EVN, theo ông Thăng, có đem lại khó khăn cho tập đoàn nhưng khó khăn đó không lớn bằng việc EVN đang gặp phải. “ EVN đang bán điện với giá thấp hơn giá sản xuất, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ vấn đề này. Chúng tôi không vì EVN mua điện giá cao từ Trung Quốc mà bán cho họ với mức giá như vậy. Giá bán điện của Petro Vietnam cho EVN sẽ là mức giá cả EVN và người dân chấp nhận được”.
Về tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong quý I/2011, ông Thăng cho biết: Trong quý I/2011, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 151,2 nghìn tỷ đồng, tăng 59,4% so với cùng kỳ; Thu ngoại tệ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ; Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 6,02 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô đạt 3,68 triệu tấn, tăng 2,5%; Nguồn dầu thô khai thác ở nước ngoài đạt 0,131 triệu tấn, bằng 89% kế hoạch; Sản lượng xuất bán dầu thô đạt 3,65 triệu tấn (trong đó: xuất khẩu là 1,96 triệu tấn, cung cấp cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 1,56 triệu tấn, bán dầu thô khai thác ở nước ngoài là 131 nghìn tấn).
Cũng theo ông Thăng, trong quý I, Tập đoàn cung cấp cho lưới điện quốc gia 3,76 tỷ KWh, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2010. Tập đoàn đã hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 từ ngày 22/2 (GT11 - vượt tiến độ 8 ngày) và tổ máy số 2 từ ngày 7/3 (GT12 - vượt tiến độ 22 ngày) của Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, bổ sung cho lưới điện quốc gia trên 275 triệu kWh trong quý I/2011.
Sản phẩm sản xuất từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đạt 1,37 triệu tấn, sản phẩm xăng dầu từ Nhà máy Condensate Phú Mỹ đạt 119,2 nghìn tấn; tổng sản phẩm chế biến dầu khí toàn Tập đoàn quý I đạt 1,42 triệu tấn, tăng 43,4% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong quý I /2011, Tập đoàn đã khởi công 8 dự án, khánh thành 14 dự án/công trình; rà soát đình hoãn 19 dự án với giá trị trên 582 tỷ đồng, giãn tiến độ 45 dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách, khó khăn trong thu xếp vốn với tổng giá trị xem xét giãn tiến độ gần 6.000 tỷ đồng, tổng giá trị đình hoãn, giãn tiến độ các dự án là gần 6.600 tỷ đồng.
Với dự kiến giá dầu trung bình quý II/2011 đạt mức 100 USD/thùng và trên cơ sở thực hiện kế hoạch quý, các chỉ tiêu kế hoạch 2011, Petro Vietnam phấn đấu khai thác 5,68 triệu tấn quy dầu, với doanh thu đạt trên 152 nghìn tỷ đồng.


Bốn CTCK có mức giảm vốn chủ sở hữu mạnh nhất là CTCK Hà Nội, CTCK Vina, CTCK Navibank, CTCK Miền Nam và mức giảm (tuyệt đối) thuộc về CTCK Vina (126 tỷ đồng).
 
Vốn của nhiều CTCK có nguy cơ "bay" hết (Ảnh minh họa: Corbis)

Việc thua lỗ mạnh trong những năm vừa qua đang tạo áp lực để các CTCK tính toán trong việc đưa ra kế hoạch kinh doanh, các cổ đông xem xét phương án bán lại cổ phần hoặc phải tăng vốn kinh doanh. Trong số này, CTCK Navibank đã có cuộc chuyển nhượng cổ phần, phát hành mới tăng vốn điều lệ và đổi tên công ty từ tên cũ là CTCK E-Việt. Ngoài CTCK Navibank, với mức thua lỗ như hiện tại, thị trường rất có thể sẽ chứng kiến sự thay đổi từ CTCK Hà Nội, CTCK Vina hay CTCK Miền Nam, CTCK Hùng Vương khi vốn chủ sở hữu của các đơn vị này đã giảm quá nhiều, thậm chí có thể có nguy cơ bị cảnh cáo vì không đủ tiêu chuẩn theo quy chế an toàn tài chính các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

  
CTCK
Doanh thu thuần
(tỷ đồng)
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
Vốn điều lệ
(tỷ đồng)
Vốn chủ sở hữu
(tỷ đồng)
% vốn chủ sở hữu trên vốn điều lệ
CTCK Hà Nội
5,116
-5,977
50
15,68
31,36
CTCK Vina
12,074
-35,441
185
58,84
31,80
CTCK Navibank
3,338
-7,861
35
13,95
39,86
CTCK Miền Nam
4,989
-10,439
40
18,08
45,21
CTCK Nam An
0,495
-6,103
140
75,44
53,89
CTCK Hùng Vương
3,050
-6,739
35,2
21,22
60,27
CTCK EuroCapital
27,000
1,658
150
102,29
68,19
CTCK Trường Sơn
21,995
0,768
41
28,66
69,90
CTCK Âu Việt
95,916
0,026
360
266,72
74,09
CTCK Thành Công
31,230
-9,738
360
284,33
78,98
CTCK Hồng Bàng
3,646
-6,595
35
28,41
81,16
CTCK Hải Phòng
56,251
-48,715
401,3
353,77
88,16
CTCK Đại Nam
33,512
-7,553
50
44,36
88,71
CTCK Phương Đông
81,329
28,319
240
229,94
95,81


1 comment:

Anonymous said...

Chúng tôi chỉ xin được đóng góp một phần nhỏ về cái gọi là "Thị trường chứng khoán" tại Việt Nam:
Tại Việt Nam từ ngày bọn Việt gian đầu xỏ đội lốt cộng sản và tay sai lừa đảo, đàn áp, thống trị nhân dân Việt nam đến nay, đã làm gì, đã bao giờ có cái 1 cái luật nào dùng để đóng góp cho sự phát triển vì đất nước vì nhân dân Việt Nam cho đúng với nghĩa của nó đâu, còn Việt gian CS tại vị thì không thể có được! Mà chỉ có luật của bọn Việt gian CS với nhau thôi. Nói ngắn gọn: Theo chỗ chúng tôi được biết, cái gọi là "Thị trường chứng khoán" tại Việt nam hiện nay thực chất của nó chỉ là việc một "danh từ" đã bị bọn Việt gian đầu xỏ đại lưu manh đem ra áp dụng, để che đậy sự bóc lột lừa đảo " qua "màn đánh bạc vĩ đại" của MỘT LŨ VIỆT GIAN ĐANG ĐÁNH BẠC VỚI NHAU trong ngày tàn của chúng (nếu có từ nào khác thì chỉ có "khủng khiếp" hơn thế, chứ trước mắt không thể gọi khác đi được), để chúng lừa đảo, vơ vét tận xương tuỷ của toàn dân Việt Nam, không thèm ngó lại trước giờ chúng tan đàn rã đám mà thôi. (chứ với thế giới chớ có lừa được ai!).
Đứa nào chứng? chứng cho ai? chứng với ai? chứng cái gì? LẤY CÁI GÌ MÀ CHỨNG? mà chứng với chả khoán? Sự việc này ở đây không phải là nói chung chung.
Đây chỉ nói sơ lược: từ năm 1946 đến giờ, xưa gọi là "công trái"...cứt trâu để lâu..., bây giờ gọi "công trái" nó "Đ...lừa được ai" cho nên gọi "Sân chơi", "cổ phiếu" hoặc "sàn Chứng khoán" hoặc "thị trường chứng khoán" v.v. thì nó mới "oai" chứ. Nói vậy là đã hơi nhiều rồi...

Bây giờ quay lại Hà Văn Sơn: Màn chuột chạy đang lúc "hồi hộp", "đứa thò đứa thụt đứa lô nhô" ở đâu "túa ra vô số", cứ trật tự mà xem, đã lắm.

Cảm ơn ông Việt Thường và BBT.
Trân trọng.
Các khán thính giả tại Đức.
Tay chơi Hà nội.

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------