Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Thursday, April 21, 2011

DLHTN- SỰ HỐI HẬN MUỘN MÀNG

 LTS: Xin đọc giả đừng quên bộ mặt bán nước của Hà văn Sơn,  không có một ngày đi lính, chỉ làm tay sai cho Hoa Kỳ được 3 ngày thì bị cộng sản bắt. vào tù đánh đập các anh em biệt kích trong tù, làm chó săn ăng ten trong tù, hãm hại người tù đến chết. Khi Hà văn Sơn vừa qua Hoa Kỳ được móc nối với Ross Perot và Rockefeller  với mục đích việt gian xin 200 triệu đô la để lấy lại Việt Nam cho Hoa Kỳ . Cũng màn kịch ấy, Nguyễn chí Thiện vừa  đến Hoa Kỳ, không nói được một câu tiếng Anh được "xếp đặt" lên Quốc Hội Hoa Kỳ đọc diễn văn 'xe cán chó" bên cạnh có Stephen Young và Nguyễn Ngọc Bích "trợ lý" văn hóa.



 
 



SỰ HỐI HẬN MUỘN MÀNG
                                                                                                                                                      Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

      Trước khi Khmer Đỏ vào Phnom Penh, ngày 12-4-1975, ông Đại Sứ Mỹ tại CambodiaJohn Gunther Dean, đưa ra đề nghị mời các giới chức hàng đầu trong Chính Phủ Cộng Hòa Khmer đi tỵ nạn tại Mỹ, nhưng các ông Sirik Matak, Long Boret, và Lon Non , cùng với các thành viên trong Nội Các Lon Non từ chối, mặc dù các ông Long Boret và Sirik Matak đã có tên trong danh sách tử hình “7 Kẻ Phản Bội’ của Khmer Đỏ. Ông Sirik Matak viết thư trả lời ông Đại Sứ Mỹ như sau:

      Tôi thành thực cám ơn lá thư của ngài cùng với lời đề nghị đưa tôi đi tị nạn. Rất tiếc, tôi không thể ra đi một cách hèn nhát như thế được. Về phần ngài và đặc biệt về phần quốc gia vĩ đại của ngài, tôi không bao giờ mảy may tin rằng quí vị lại có ý bỏ rơi một dân tộc đã chọn lựa tự do. Quí vị đã từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng làm gì được. Quí vị rời bỏ chúng tôi và tôi xin cầu mong cho ngài và đất nước của ngài tìm được hạnh phúc dưới bầu trời. Xin ngài ghi nhớ điều này là, nếu tôi có chết ngay lập tức tại đây trên quê hương của tôi mà tôi yêu dấu, thì đó là điều quá tồi tệ, bởi vì tất cả chúng ta đều sinh ra và một ngày nào đó phải chết. Tôi chỉ phạm phải một sai lầm là đã tin vào quí ngài, những người Mỹ. Thưa ngài Đại Sứ, người bạn quí mến của tôi, xin ngài nhận nơi đây tình cảm chân thành và tha thiết của tôi.
Hoàng Thân Sirik Matak (*)

     Thủ tướng Cam Bốt Sirik Matak và cả chính phủ của ông Lon Non vì tin vào Mỹ nên mất nước và bị Khmer Đỏ phanh thây. Nhiều người VN cho đến bây giờ vẫn còn trông chờ Mỹ giúp họ đánh đuổi VGCS. Nhân mùa Quốc Hận tưởng niệm ngày 30-4-1975, nhắc lại sự kiện Sirik Matak để học hỏi và tìm hiểu xem người Mỹ thực sự chống cộng sản ra sao thiết nghĩ cũng chẳng phải là chuyện vô bổ. Người viết xin mở một dấu ngoặc để lưu ý bạn đọc. Chữ “người Mỹ” chúng tôi dùng trong bài là để chỉ chính quyền và các tập đoàn tư bản Mỹ chứ không nói nhân dân Hoa Kỳ.

 Mỹ và Liên Sô

     Tháng 5-1943, quân đội Đồng Minh đã đẩy được quân Đức Quốc Xã ra khỏi Phi Châu. Sau đó một tháng, Đồng Minh đổ bộ lên đảo Sicily, và ngày 3-9 các lực lượng Đồng Minh chiếm toàn bộ nước Ý. Nhưng đột nhiên và bất ngờ, quân Đồng Minh bị buộc phải dừng lại chỉ còn cách biên giới phía Nam nước Đức vài trăm dặm. Guồng máy chiến tranh kinh khủng -danh từ đại tướng Mark Clark thường gọi quân Đồng Minh- tiến lên hướng Bắc xuyên qua Ý kéo dài cuộc chiến đấu mấy tháng trời vô lý không thể tan vỡ được. Trong cuốn sách viết năm 1950 “Calculated Risk”, ông tuyên bố: “Một chiến dịch có thể làm thay đổi lịch sử liên hệ giữa Tây Phương và Nga Sô đã bị mờ dần. Đó là những quyết định từ cấp thượng tầng và vì những lý do ngoài thẩm quyền và hiểu biết của tôi. Không phải theo ý kiến của tôi, mà của một số các chuyên gia cận kề với vấn đề, việc giảm cường độ chiến dịch tại Ý, thay vì tiến quân vào Balkan, là một trong các lầm lỗi chính trị nổi bật của cuộc chiến.” Sự trì hoãn được giải thích là để tập trung quân đánh vào miền Bắc nước Pháp 9 tháng sau đó, thực ra đã cho Liên Sô có thì giờ thanh toán quân đội Đức trong chiến dịch Barbarossa đã bị đánh tơi tả để tiến về phía Tây Âu.

     Quyết định rút các sư đoàn tác chiến khỏi mặt trận Ý Đại Lợi ngay lúc họ có thể thọc mũi dùi vào chỗ hiểm yếu của quân Đức đã được hoạch định từ Hội Nghị Đồng Minh ở Quebec năm 1943. Ở đó Churchill muốn từ phía Nam tấn công thẳng vào nước Đức, chiếm Trung Âu và vùng Balkan trước khi các vùng này kịp rơi vào chế độ nô lệ đỏ. Nhưng Churchill đã bị Hoa Kỳ gạt đi. Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng, những đơn vị rút khỏi Ý sẽ được sử dụng để đổ bộ Pháp lần thứ hai. Sau cuộc đổ bộ lên Normandy nước Pháp tháng 6-1944, quân Đồng Minh được đặt dưới quyền chỉ huy của Eisenhower, một vị tướng mà hoạn lộ như diều gặp gió và là chuẩn thành viên của Hội Đồng Liên Lạc Ngoại Giao CFR (Council on Foreign Relations). Ông tướng trận này được cố vấn bởi Bernard Baruch, một nhà tài chánh, cố vấn của các TT Wilson và Roosevelt thời Đệ I và Đệ II Thế Chiến. Hiểu rõ được sự liên hệ này, người ta có thể hiểu được cuộc chiến, và lý do tại sao Đông Âu lại được trao cho Liên Sô.

     Tướng Wrangel chỉ huy đoàn quân Bạch Nga ở miền Nam đang chiến thắng bọn Bolsheviks thì được lệnh từ phía Đồng Minh buộc phải rút lui về khu vực Biển Đen và bỏ nước Nga. Nếu từ chốị ông sẽ bị cắt đứt tiếp liệu và quân lính sẽ bị nguy hiểm. Những nhân viên tình báo Đồng Minh phá hủy những máy bay mà ông tự sắm lấy. Tướng Wrangel rơi vào tình trạng bó buộc phải từ bỏ việc giải phóng nước Nga.

     Thống chế Kolchak cũng ở vào tình trạng tương tự. Ông lãnh đạo lực lượng chống cộng tại mặt trận phía Đông. Ông cũng bị cắt đứt tiếp tế trong khi đang chiến thắng Hồng Quân Liên Sô.

     Trên mặt trận miền Đông, quân Liên Sô được tự do. Sự tiến quân của Nga chạy đua với các lực lượng Tây Âu, mặc dù các lực lượng này, dưới quyền chỉ huy của tướng Eisenhower, bị giữ chân ở nhiều điểm như Prague chẳng hạn. Sự thể đã cho phép Liên Sô đoạt được những vùng mà lực lượng Hoa Kỳ có thể chiếm giữ trước một cách dễ dàng. Tuớng Patton cũng như tướng Clark của Đồng Minh đều không tưởng tượng được tại sao các miền Đông Âu lại bị nhường cho quân đội Nga.

     Nhưng chuyện bí mật vĩ đại này không thể che giấu được dưới ánh sáng mặt trời. Lý do là vì Hội Đồng Liên Lạc Ngoại Giao CFR (Council on Foreign Relations) giữ một vai trò trong yếu trong nền chính trị Hoa Kỳ. Người ta nói Hội Đồng là người ngồi ghế tài xế của chiếc xe. Mục sư Jim Shaw, một cựu hội viên Hội Tam Điểm bậc 33 sau khi rút lui khỏi hội Tam Điểm, trong một cuộc phỏng vấn năm 1989 đã tiết lộ về bức tranh nổi tiếng Roosevelt, Churchill, và Stalin tại Hội Nghị Yalta. Ông nói, bởi vì cả ba tay tổ này lúc đó đều là hội viên của hội Tam Điểm (Masonry.)

     Có một ngưòi nào đó, người viết không nhớ tên, khẳng định: Có thể nói không ngoa rằng Liên Bang Sô Viết được dựng lên từ Hoa Kỳ. Thật vậy, có rất nhiều chứng cớ cho thấy, các Cơ Sở (Foundation) Ford, Rockefeller, và Carnegie đã yểm trợ cho cái gọi là cuộc Cách Mạng Vô Sản tại Nga và tài trợ cho CS Liên Sô.
 
 Born January 10, 1847
Frankfurt am Main, Germany Died September 25, 1920 (aged 73)
New York City, United States

-  Tờ New York Journal-American ngày 3-2-1949 tiết lộ, Jacob Schiff đã đổ vào cho chiến thắng cuối cùng của cách mạng Bolshevik 20 triệu dollars. Ngoài ra có nhiều phát giác về các tập đoàn tư bản Hoa Kỳ làm ăn với Liên Bang Sô Viết trong thời chiến cũng như trong thời bình.

-  Trong cuộc điều trần năm 1953, khi nghị sĩ Norman Dodd khi đọc bản báo cáo viết rằng các nhà kỹ nghệ Hoa Kỳ đã thu được khoảng 200 triệu lợi nhuận từ cuộc Thế Chiến II, ông đã muốn té nhào khỏi chiếc ghế. Ông nói:
 Sau Thế Chiến I, Quĩ Dự Trữ Liên Bang đã cho nền độc tài Sô Viết vay 200 triệu khi chúng mới lên nắm quyền. Và ông tự hỏi, tại sao những nhà giầu trong thế giới tài chánh lại ủng hộ CS là chế độ công khai muốn tiêu diệt thế giới tư bản.

Còn tác giả Phyllis Schlafly viết:
Tôi càng nghiên cứu càng cảm thấy hồ đồ (confused), không hiểu tại sao những người càng giầu có càng thích làm việc với kẻ thù của chúng ta.

     Tổng thống Roosevelt tuyên bố vói Martin Dies, chủ tịch một Ủy Ban Đặc Biệt Hạ Viện Hoa Kỳ, và được ông này tường thuật lại trước Hạ Viện rằng, Tổng Thống không tin vào CS cũng như chúng ta, nhưng theo ông, không có gì sai trái về những người CS trên xứ sở này. Một số bạn thân nhất của tổng thống cũng là CS …. Quả thật về sau, viên cố vấn hàng đầu của TT Roosevelt, Alger Hiss, thành viên CFR,  đã bị toà án kết tội làm tình báo cho Liên Sô.

Mỹ và Trung Cộng

     Phần đông người ta đã quên những chuyện kỳ lạ xẩy ta dưới thời TT Harry Truman (người kế vị TT Roosevelt). Trước hết, sau khi ông ký Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, bản văn thừa nhận cơ quan quốc tế này là một Chính Phủ Toàn Cầu. Sau đó ông nhường quyền kiểm soát Đông Âu và Trung Hoa cho CS. Khi công luận bắt đầu nêu thắc mắc tại sao ông phản bội hàng trăm triệu con người để làm thân phận nô lệ, thì ông đã đưa đẩy rằng cuộc chiến tại Á Châu không thắng được. Khi đại tướng MacArthur nói với một vị dân biểu rằng ông không được phép chiến thắng trong cuộc chiến Triều Tiên, thì TT Truman cách chức tư lệnh của ông. Tướng Lâm Bưu, tư lệnh quân đội Trung cộng tham chiến tại Bắc Triều Tiên thừa nhận rằng đã có một thỏa thuận bí mật ngăn chận quân lực Mỹ chiến thắng tại Triều Tiên. Lâm Bưu viết: Tôi không bao giờ tấn công để phải hy sinh binh sĩ và danh tiếng của tôi, nếu tôi không được bảo đảm rằng Washington hạn chế những biện pháp trả đũa tương xứng của tướng MacArthur nhắm vào những tuyến đường tiếp liệu và truyền tin của chúng tôi.


George C. Marshall with Mao in Yenan The Marshall Mission (December 20, 1945 - January, 1947)

     Cuối năm 1945, khi tướng Marshall đi Trung Hoa, cán cân quyền lực nghiêng về phía quốc gia, và giữ nguyên cho đến tháng 6-1946. Những sư đoàn của Tưởng Giới Thạch đang dồn CS về phía Bắc và cơ hội chiến thắng của phía quốc gia cao hơn bao giờ hết. Nhưng, khi tướng Marshall tới Trung Hoa, ông có ý định thành lập sự phối hợp chỉ huy. Kế hoạch bị thất bại khi liên minh thất bại. Khi chính quyền Trung Hoa không thực hiện sự liên minh, thì vào mùa hè 1946, Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự cho Trung Hoa. Hoa Kỳ không chỉ ngưng gởi tiếp tế quân dụng cho Trung Hoa, mà còn ra lệnh ngưng các chuyến tầu chở quân dụng do chính phủ Trung Hoa đã mua. Chính phủ Trung Hoa cũng đã mua các quân dụng ở Okinawa và nhiều nơi khác trên Thái Bình Dương. Những hàng hoá này cũng bị đình chỉ, và lệnh cấm vận hoàn toàn có hiệu lực vào mùa hè năm 1946. Lệnh này kéo dài tới tháng 5-1947. Tướng Chennault xác nhận rằng chuyến tầu đầu tiên chỉ đến Thượng Hải tháng 12-1948. Hơn nữa ông tướng này còn quả quyết rằng các chiến cụ đuợc gởi đến Trung Hoa sau lệnh cấm vận đã không được chở tới đúng lúc để giúp quân đội quốc gia ở ngoài chiến trường. Thống chế Cook xác nhận nhiều sư đoàn của Tưởng Giới Thạch đưọc trang bị bằng vũ khí của Hoa Kỳ. Khi nguồn tiếp liệu do Hoa Kỳ bị ngưng, các đơn vị này không còn sức chiến đấu và bị đánh bại. Dù sau khi Quốc Hội Khóa 80 đã chấp thuận viện trợ 125 triệu cho phe quốc gia, các chuyến tầu chở tiếp liệu vẫn bị trễ, và khi vũ khí tới được viên tư lệnh của vùng Bắc Trung Hoa, thì súng ống lại thiếu cơ bẩm và trở thành vô dụng.

     Tại sao Bộ Ngoại Giao lại gởi vũ khí không có cơ bẩm cho người Trung Hoa quốc gia?  Đó có phải là việc làm vô tình  không?



Brotherhood of Darkness NEW by Stanley Monteith


 Tiến sĩ Stanley Monteith viết trong cuốn Brotherhood of Darkness:
 người ta không thể đọc hết bản báo cáo của Ủy Ban Điều Tra McCarran mà không đi đến kết luận rằng, Chính quyền Truman đã phản bội người Trung Hoa Quốc Gia để đưa Mao Trạch Đông lên cầm quyền tại Trung Hoa.

     Để theo dõi việc cộng sản thống trị toàn Trung Hoa năm 1950, Thượng Viện Mỹ đã chỉ định một Ủy Ban Đặc Biệt do Dân Biểu Carrol Reece cầm đầu để điều tra xem tại sao Bộ Ngoại Giao lại ra lệnh cấm vận vũ khí cho phe Quốc Gia Tầu và đưa Mao Trạch Đông lên cầm quyền tại Trung Hoa. Ủy Ban Điều Tra đã khám phá ra rằng hai tổ chức Rockefeller Foundation và Ford Foundation đã tài trợ cho các chương trình phát thanh tuyên truyền của CS nhiều năm trước khi Trung Hoa sụp đổ. Ủy Ban bèn điều tra các tổ chức được miễn thuế này để xác định người ta tài trợ cho CS bằng cách nào. Có nhiều khía cạnh bị điều tra, nhưng những việc liên quan trực tiếp đến chiến tranh quốc cộng tại Trung Hoa, DB Reece khám phá ra hai sự kiện:

Thứ nhất, có nhiều tổ chức lớn (large foundation) đã thực sự cổ võ chủ nghĩa cộng sản và Xã Hội Chủ Nghĩa.

Thứ hai, các tổ chức (foundations) đã gây ảnh hưởng đến chính sách của Bộ Ngoại Giao, và do đó phải chịu trách nhiệm phần lớn việc đưa CS lên nắm chính quyền tại Trung Hoa.

    Một nhóm các nhà đại tư bản lập kế hoạch ngăn chận cuộc điều tra của Ủy Ban Reece. Reece khám phá ra rằng nhũng tổ chức được miễn thuế này đã hoạt động sát cánh với tập đoàn (trust) Rhodes. Các học giả của tập đoàn này được điều phối vào các vị trí chiến lược trong chính quyền Hoa Kỳ. Nhiều người có thế lực đem hết cố gắng chống lại cuộc điều tra của DB Reece. Họ áp lực lên các nhà lãnh đạo Quốc Hội phải chấm dứt cuộc điều trần. Kết quả như ông René Wormser, cố vấn của Ủy Ban Reece viết:
 Tôi cảm thấy công việc còn để lại nhiều vấn đề chưa được trả lời, trong đó điều quan trọng nhất là, với ý đồ gì, nếu có, các tổ chức lớn lại đem tiền bạc giúp và tiếp tay cho các khuynh hướng Marxist tại Mỹ và làm tàn lụi đi sư yêu mến lối sống của họ mà người dân Mỹ nên có?

Mỹ và Việt Nam

     Còn câu hỏi Hoa Kỳ có thực tâm giúp người VN chống VGCS không thì người viết khỏi cần phải dài dòng. Mỗi người VN dù lớn hay nhỏ đều đã có đủ hiểu biết và tài liệu để tự trả lời cho chính mình.

     Thời Đệ I Cộng Hòa, khi người Mỹ ngỏ ý muốn trực tiếp can thiệp bằng vũ lực trước vấn đề CS miền Bắc xâm lăng VNCH. Họ muốn đổ quân đội Mỹ vào VN để đánh CS. TT Ngôi Đình Diệm yêu cầu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải ký kết một bản Hiệp Ước An Ninh hỗ tương thì vấn đề đó mới danh chánh ngôn thuận, và CSVN không xuyên tạc được, nhưng Mỹ từ chối. Sự thể cho thấy ngay từ đầu cái dã tâm đen tối của người Mỹ, nên TT Ngô Đình Diện từ chối. Từ đó người Mỹ quyết tâm diệt trừ TT Diệm để thực hiện âm mưu của mình. Khi loại trừ được TT Ngô Đình Diệm rồi, Mỹ ngang nhiên đổ quân vào VN mà không cần có một chính quyền VNCH nào cho phép. Người Mỹ tự ý vào, rồi tự ý nắm quyền chủ động cuộc chiến, cũng như sau này việc thương thuyết hòa bình. Trong cuộc chiến, nước Mỹ đã mất 58 ngàn quân sĩ tử trận, nhưng điều bỉ ổi nhất mà nhiều người không biết là 80% đồ tiếp tế của Liên Sô cho VGCS trong thời gian chiến tranh là do các hãng Hoa Kỳ đầu tư và sản xuất tại Nga. Như thế có phải là chính người Mỹ đã gián tiếp giết người Mỹ không?

     Khi người Mỹ đã hoàn tất mục tiêu thầm kín của mình rồi thì họ tìm cách rút chân ra khỏi VN. Bằng nhiều cách và nhiều thủ đoạn, người Mỹ đã thực hiện ý định nhiều khi khá lộ liệu. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 Quân Lực VNCH đánh sang Nam Lào, người Mỹ đã bí mật thông báo kế hoạch và phóng đồ hành quân cho Hànội. Mục đích của hành động tồi bại này là để làm suy yếu khả năng chiến đấu của các đại đơn vị tinh nhuệ và thiện chiến nhất của QLVNCH. Ý đồ phản bội miền Nam rõ rệt nhất của Mỹ là năm 1972, khi Kissinger sang thăm Bắc Kinh, y đã nói với Mao Trạch Đông rằng nước Mỹ sẵn sàng chấp nhận một nước VN thống nhất dưới quyền cai trị của CS miền Bắc. Mao ngu gì mà không chịu? Để thực hiện ý đồ nàỵ, chính quyền Mỹ đã giàn dựng cả một chiến dịch ta thưòng gọi là “phong trào phản chiến” bôi nhọ và vu cáo miền Nam, làm cho dư luân Mỹ chán ghét chiến tranh để lấy cớ rút lui. Biện pháp cuối cùng là cắt viện trợ và “embargo” quân dụng và vũ khí đạn dược cho QLVNCH. Biện pháp xẩy ra giống y chang như Mỹ đã làm đối với quân đội của Tưởng Giới Thạch. Để che mắt thế giới, và để đánh lừa cái lương tâm bất chính của mình, người Mỹ đã muối mặt chở đến Saigon 6 chuyến máy bay vận tải toàn đồ quân trang như bi đông đựng nước, giầy trận, áo mưa v.v. Vào những giờ phút sinh tử của cuộc chiến, người Mỹ chở súng không có cơ bẩm cho người Trung Hoa. Nay người Mỹ chở poncho, bidong v.v. cho VN thay vì vũ khí đạn dược. Trên thế giới này có lẽ chỉ có người Mỹ mới có cái tính khôi hài qua việc làm bôi bác như thế mà thôi.

     Nước láng giềng Cambodia của chúng ta cũng giống như chúng ta: bị người Mỹ bịp, và vì thế ông Sirik Matak mới có lá thư gởi cho ông đại sứ Mỹ như chúng tôi ghi lại trên trang đầu của bài viết. Phần đông chúng ta vẫn tưởng nước Mỹ thay đổi chính sách mỗi khi có một tổng thống mới lên cầm quyền. Vì thế mới bị lầm, và bị lầm rồi mà vẫn cứ hy vọng. Nghị sĩ Barry Goldwater cho biết: khi một tổng thống lên nắm quyền, đó chỉ là vấn đề thay đổi nhân sự, nhưng chính sách không thay đổi. Ông đưa ra thí dụ, thời TT Nixon Cộng Hòa, Henry Kissinger là thành viên CFR, người được Nelson Rockefeller đỡ đầu, nắm chính sách ngoại giao. Khi Jimmy Carter Dân Chủ đắc cử, Kissinger được thay thế bởi Brzezinski. Brzezinski cũng là thành viên CFR và được David Rockefeller che chở.

Nelson Rockefeller, shown on Time’s Aug 1960 cover, had previously battled Nixon for the nomination and lost.
Nelson Rockefeller, shown on Time’s Aug 1960 cover, had previously battled Nixon for the nomination and lost.
 David Rockefeller 

     Với những dẫn chứng lịch sử trên, và với kinh nghiệm bản thân của mỗi người VN, chúng ta có thể khẳng định rằng chính sách của nước Mỹ đối vói cộng sản không thay đổi. Chính sách đó như Ts Stanley Montieth cho biết là: Cộng sản và tư bản luôn luôn cộng tác với nhau, bởi vì cả hai cùng được thúc đẩy bởi một đông lực tinh thần, và cả hai cùng tìm kiếm một mục tiêu (communists and capitalists have always worked together because they are motivated by the same spiritual force, and they seek the same goal.) Người viết xin thêm vào một ý kiến riêng để câu nói được trọn nghĩa: mục  tiêu đó là khống chế toàn bộ đời sống con người và xã hội.

Kết luận

     Không biết dân tộc Khmer có được mấy trăm, mấy ngàn năm văn hiến mà sản sinh ra được cả một nội các chính phủ đáng kính và đáng khâm phục như thế. Họ thà chết chứ không chạy theo những kẻ đã lừa bịp họ. Thế mà trước đó báo chí Mỹ la rùm beng chính quyền Lon Non tham những số một trên thế gian này. Nếu quả như báo chí dòng chính Mỹ tố cáo, các ông Lon Non, Sirik Matak v.v. đem tiền bạc tham nhũng sang Mỹ hưởng vinh hoa phú quí không sướng hơn ở lại để mất đầu hay sao! Biết chắc chắn mình sẽ không thọ khi rơi vào tay Khmer Đỏ, trước khi chết thủ tướng Sirik Matak đã bầy tỏ sự hối tiếc vì tin vào người Mỹ.

     Thực ra, không phải chỉ  có ông Matak tin vào người Mỹ, mà cả nước Việt Nam (VNCH) chúng tôi tin vào người Mỹ. Nhưng khi ông mở mắt bừng tỉnh thì đã quá muộn rồi. Ông Sirik Matak phạm sai sầm, nhưng cuối cùng khi nhận ra mình sai lầm, ông đã thành khẩn nhận sai lầm và tỏ ra hối hận. Chỉ có người VN, chưa thấy ai nhận ra sự sai lầm của mình và tỏ ra hối hận như ông sirik Matak. Tệ hại hơn nữa là cho đến bây giờ vẫn còn có rất nhiều người u mê tin rằng người Mỹ chống cộng, và trông đợi hão huyền rằng người Mỹ sẽ giúp người VN chống Trung Cộng, đòi đất, đòi biển.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


 Cam Bốt -Lá Thư Lịch Sử của Thủ Tướng Cam Bốt Sirik Matak Gởi cho Hoa Kỳ


Lá Thư Lịch Sử của Thủ Tướng Cam Bốt Sirik Matak Gởi cho Hoa Kỳ


Cám ơn bác Van Tran đã gởi lá thư lịch sử của Thủ tướng Cam Bốt, Sirik Matak, cho tôi. Lá thư của TT Sirik Matak viết cảm động, khí khái và hào hùng qúa, xưa tôi đã đọc qua nhưng lâu ngày không nhớ rõ hết nguyên văn, chỉ nhớ man mán đại ý rồi viết ra ..trật lật không đúng chính xác giống như nguyên lá thư dưới đây. Lỗi tại tôi !
Một lần nữa, cám ơn bác Van Tran đã gởi lá thư này đến tôi. Xin chuyển đến qúy vị để tường lãm..
Kính,
Aladin Nguyễn
Van Tran wrote:
Bạn Aladin Nguyen giữ lá thư này để làm tài liệu sau này .
Dưới đây là lá thơ của ông thủ tướng Miên Sirik Matak gởi cho đại sứ Mỹ tại Nam Vang là John Gunther Dean
Vào tháng 4 năm 1975, khi quân đội Cộng sản đang trên đường tiến vào Nam vang. Thì người Mỹ đã mời thủ tướng Sirik Matak và toàn bộ chính phủ Miên nên ra đi, vì ở lại thì sẽ bị Khờ Me Đỏ giết hết .
Ngày 12 tháng 4 năm 1975, thủ tướng Sirik Matak đã viết một lá thơ vô cùng cảm động gởi cho đại sứ Mỹ tại Nam Vang là John Gunther Dean . Lá thơ đầy nghĩa khí tiết tháo của một người anh hùng “sinh vi tướng tử vi thần” như sau :
Nam Vang ngày 12 tháng 4 năm 1975
Thưa Ngài và Bạn,
Tôi thành thật cảm tạ ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do . Than ôi ! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy !
Với Ngài (đại sứ John Gunther Dean) và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài , không lúc nào tôi lại tin rằng ví vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do . Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết . Ngài ra đi tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này ..
Nhưng xin Ngài nhớ rõ rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại , nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó . Tôi chỉ mắc phải lỗi lầm là: Tôi đã chót tin nơi quý vị người Mỹ !
Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi
Sirik Matak
Sau ngày 17 tháng 4 tổng cộng 150 người trong chính phủ Miên đã di tản theo ngưỡi Mỹ . Còn lại toàn bộ chính phủ Miên đều bị giết hết . Riêng gia đình ông Sirik Matak từ con cháu đến người quét dọn lau chùi trong nhà ông Matak đều bị Cộng sản giết vì họ không chấp nhận ra đi . Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Giáo sư Nguyễn Văn Canh, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh ... v.v... quý vị đọc lá thư ngắn của ông Matak trên đây quý vị nghĩ gì ???.
Van Tran
http://www.vnafmamn.com/fighting/farewell_letter2.jpg

Sirik Matak Portrait
Prince SISOWATH SIRIK MATAK


http://fr.altermedia.info/images/ung-boun-hor-150x150.jpg


Prince SISOWATH SIRIK MATAK
Prince Sisowath Sirik Matak (January 22, 1914 — April 21, 1975) was a prince of Cambodia.


Sirik Matak was born in Phnom Penh, Cambodia. In 1941, he was passed over by the French government in favor of his cousin Norodom Sihanouk as King.


In March 18, 1970, Sirik Matak assisted General Lon Nol, who had been serving as prime minister, in a coup d'etat and was granted emergency powers by the National Assembly. Sirik Matak, retained his post as deputy prime minister.


On April 1, 1975, President Lon Nol resigned and left the country. On April 12, 1975, Sirik Matak was offered political asylum by the United States' Ambassador to Cambodia John Gunther Dean, inviting high officials of the Khmer Republic, but Sirik Matak, Long Boret, Lon Non (Lon Nol's brother), and most members of Lon Nol's cabinet declined.


Prince Sirik Matak and the officials that remained along with him, were executed by the Khmer Rouge on April 21, 1975, in Phnom Penh.
cambodia-killing-fields.JPG


7 comments:

Anonymous said...

Chúng tôi xin được bầy tỏ sự ủng hộ bài viết „Sự hối hận muộn màng“ và lòng ngưỡng mộ chân thành nhất đối với tác giả bài viết: ông Duyên Lãng Hà Tiến Nhất, cũng như vậy, đối các bài nói viết của ông Việt Thường và các tác giả quen thuộc khác như Trọng Tín, Nam Nhân, Văn Trần…
Qua bài viết trên mặc dù ngắn và cô đọng, nhưng bao quát hàm xúc, đã nói lên được một trong những điểm quan trọng nhất, như ông đã nhấn mạnh:“Tệ hại hơn nữa là cho đến bây giờ vẫn còn có rất nhiều người u mê tin rằng người Mỹ chống cộng, và trông đợi hão huyền rằng người Mỹ sẽ giúp người VN chống Trung Cộng, đòi đất, đòi biển“, cho thấy tác giả bài viết có viễn kiến chính trị chân chính, rất sâu sắc và tỉnh táo.
Nói chung và đặc biệt là vào thời điểm này, bài viết trên đây phải nên được càng nhiều người càng tốt, nói ở đây là người Việt nam biết đến, hiểu và nhận thức được cho rõ ràng.
Và một trong những hệ quả của ý đã dẫn trên đây cũng đã được tác giả đã nhấn mạnh và để mỗi người Việt nam được tự do suy nghĩ : „Còn câu hỏi Hoa Kỳ có thực tâm giúp người VN chống VGCS không thì người viết khỏi cần phải dài dòng. Mỗi người VN dù lớn hay nhỏ đều đã có đủ hiểu biết và tài liệu để tự trả lời cho chính mình“.
Điều quan trọng là yếu tố „người Mỹ“, và các trận địa giả khác đã được chính bọn Việt gian CS cố ý thổi phồng, để lũ tay sai „dân chủ“ cuội đểu cáng đánh bóng, vẽ thêm râu, còn yếu tố chính là sức mạnh tự thân của toàn dân Việt Nam là sức mạnh vô địch đập tan chế độ Việt gian đôi lốt CS, chứ không „hoà hợp, giải thể, giải tán..“, và yếu tố trụ cột quan trọng cho sức mạnh đó là QL VNCH, thì chúng tìm cách để lờ đi, hoặc lưu manh hơn nữa là chúng tìm mọi cách để cướp công lèo lái sức mạnh đó…, và tất nhiên là sẽ có nhiều người „ngẩn ngơ nhẹ dạ“ khác đã hùa theo. Nhưng về điểm này và các hệ sự có liên quan, cũng đang là một đề tài „có tính thời sự“ hiện nay, thì đã và sẽ còn có những bài viết khác đề cập đến cụ thể hơn.
Đối với các ông Việt Thường và tác giả DL HTN, vì tuổi tác chúng tôi còn thua xa, nên không giám có lời khen, sợ thừa thãi, nhưng thật ấm lòng khi thấy còn và càng có thêm nhiều tác giả khác có tâm trí quảng đại, thật vì đất nước, vì dân tộc Việt nam, vẫn còn đây và đã đóng góp tâm trí, quy tụ, chí ít là qua các bài viết bổ ích, đứng đắn, sâu sắc và thuyết phục trên trang blog nhà báo Việt Thường.
Đủ duyên sẽ gặp.
Trân trọng.
Kính chào ông DL Hà Tiến Nhất.
Các khán thính giả tại Đức.
Tay chơi Hà nội.
Cảm ơn BBT và nhà báo Việt Thường.

Anonymous said...

Xin được nói thêm cho rõ ý ở trên, không có gì mới: Trong tình hình Việt Nam hiện nay thì nói riêng và yếu tố „quốc tế“ nói chung không phải là không quan trọng. Chúng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng điều đáng nói ở đây, đối với bọn Việt gian đội lốt CS thì „yếu tố người Mỹ“, (cũng như bất kỳ „yếu tố“ nào, miễn là có thể kéo dài sự tồn tại của chúng), đã được chúng cố ý tô vẽ theo nghĩa „quan trọng hóa“ một cách „úp úp mở mở“, như một thứ „bùa hộ mệnh, rào chắn, liên minh quân sự“… khi cần, để „đu giây“ được lúc nào hay lúc nấy, hoặc đơn giản chỉ là „giẻ rách“, khi thấy giây „sắp đứt“. Vì bản chất Việt gian cộng sản là tay sai, phản động, tàn bạo, lừa đảo và lưu manh...
Chính vì những bản chất của chó săn là tay sai chuyên đu giây đó mà chúng phải chết…, còn vì sao lại chết, thì làm sao chó lại tự biết được. Vì („Việt gian cộng sản“ = „Việt gian chó săn“) tự biết được tại sao lại phải làm „chó“ thì trước hết phải chết „cho hết kiếp chó“ rồi hãy khoan nói chuyện biết cùng chẳng biết cho được.

Trân trọng
Các khán thính giả tại Đức
Tay chơi Hà nội.
Cảm ơn BBT và nhà báo Việt Thường.

Anonymous said...

Xin được nói thêm cho rõ ý ở trên, không có gì mới: Trong tình hình Việt Nam hiện nay thì yếu tố „người Mỹ“ nói riêng và yếu tố „quốc tế“ nói chung không phải là không quan trọng. Chúng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng điều đáng nói ở đây, đối với bọn Việt gian đội lốt CS thì „yếu tố người Mỹ“, (cũng như bất kỳ „yếu tố“ nào, miễn là có thể kéo dài sự tồn tại của chúng), đã được chúng cố ý tô vẽ theo nghĩa „quan trọng hóa“ một cách „úp úp mở mở“, như một thứ „bùa hộ mệnh, rào chắn, liên minh quân sự“… khi cần, để „đu giây“ được lúc nào hay lúc nấy, hoặc đơn giản chỉ là „giẻ rách“, khi thấy giây „sắp đứt“. Vì bản chất Việt gian cộng sản là tay sai, phản động, tàn bạo, lừa đảo và lưu manh...
Chính vì những bản chất của chó săn là tay sai chuyên đu giây đó mà chúng phải chết…, còn vì sao lại chết, thì làm sao chó lại tự biết được. Vì („Việt gian cộng sản“ = „Việt gian chó săn“) tự biết được tại sao lại phải làm „chó“ thì trước hết phải chết „cho hết kiếp chó“ rồi hãy khoan nói chuyện biết cùng chẳng biết cho được.

Trân trọng
Các khán thính giả tại Đức
Tay chơi Hà nội.
Cảm ơn BBT và nhà báo Việt Thường.

Ngôn Ngữ Việt Triệu Người Viết said...

xin đề nghị với đọc giả Tay chơi Hà nội viết bài chia xẻ quan điểm và chúng tôi sẽ chuyển đi các nơi khác cho mọi người cùng đọc. Trân trọng

Anonymous said...

Chân thành cảm tạ „Ngôn Ngữ Việt Triệu Người Viết“ và BBT nhà báo Việt Thường và Hồn Việt UK Online đã lưu tâm chiếu cố và có lời mời, khuyến khích, tạo điều kiện để độc giả của Blog có thể chia xẻ ý kiến quan điểm, tham gia bài vở, cùng đóng góp một cách hữu hiệu hơn cho trang Blog cùng độc giả khắp nơi.
Các khán thính giả tại Đức và „Tay chơi Hà nội“ xin được nhiệt tình hưởng ứng và cố gắng hết sức, những mong phần nào đáp lại hảo ý trên.
Thực ra người viết đã và đang làm công việc này hàng ngày, để mong sớm đáp lại một „lời hứa“ với một trong những thành viên quan trọng của BBT trong dịp Tết vừa rồi. Nhưng vì hoàn cảnh bận rộn và những tình huống đặc biệt, không nói ở đây. Nhưng „ai đó“, là một trong những thành viên quan trọng của BBT nói trên, ra sân mà thấy „Đêm qua sân trước (vẫn còn) một nhành mai“ là biết „Xuân qua chớ bảo hoa tàn hết“, và nhận ra ngay „Tay chơi Hà nội“ là ai. Hy vọng qua đây duyên chưa đủ sẽ dần đầy, để sớm „gặp lại và tìm thấy nhau trong công việc chung“.
Xin Ngôn Ngữ Việt Triệu Người Viết cho tạm một địa chỉ E-Mai để liên lạc, hoặc chỉ cần hỏi giùm ai trong BBT Nhà báo Việt Thường và Hồn việt UK Online đã có nhận được vế thơ chúc Tết như trên vào dịp Xuân vừa rồi, và xác định thật ngắn gọn là đủ.
Trân trọng
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và sẽ không phụ lòng hảo ý của BBT và bác Việt Thường.
Hẹn sớm được gặp lại.
Tay Chơi Hà Nội.

Anonymous said...

Xin "Ngôn Ngữ Việt Triệu Người Viết" một lần hướng dẫn cho đọc giả khắp nơi được biết cách thức thật cụ thể ( phần cách thức kỹ thuật, ngắn gọn, dạng tóm tắt dễ hiểu ), để các đọc giả khắp nơi khi cần, cũng có thể tham gia diễn đàn nói thẳng nói thật của "Chính Khí Việt". Tức là những yêu cầu tối thiểu cho máy điện toán cá nhân loại xách tay ( ở đây là Laptop, chương trình Window XP đời mới...), chẳng hạn như cách vào địa chỉ nào, đăng nhập ra sao..., các yêu cầu software phần mềm phụ trợ, nếu có... .(Từ trước đến nay thì chỉ được nghe chương trình Audio, được phát lại buổi hội luận "trực tiếp", mà chưa tham gia "trực tiếp" được với cuộc hội luận).

Trên tinh thần học hỏi thêm cho bản thân và phổ cập cho nhiều khán thính giả khác tại Đức ( và ở đây quan trọng hơn cả là đối với các khán thính giả tại Việt Nam) cùng được biết và tham gia diễn đàn Chính Khí Việt. Người này biết sẽ hướng dẫn cho nhiều người khác nữa.

Rất mong được hồi đáp.
Chân thành cảm ơn "Ngôn Ngữ Việt Triệu Người Viết" và BBT nhà báo Việt Thường.

Các khán thính giả tại Đức và
Tay chơi Hà nội.

Anonymous said...

Cảm ơn "Ngôn Ngữ Việt Triệu Người Viết", đọc giả đã tự download chương trình Paltalk xuống và chỉ trong vài phút là lắp đặt xong...
Từ nay sẽ cùng nghe và tham gia diễn đàn Chính Khí Việt.

Trân trọng
Tay chơi Hà Nội

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------