Công tác truyền thông của việt-gian cộng-sản có gì lạ?
Những người tự cho mình có nhiệm vụ chống cộng tại hải ngoại, cũng giống như ở trong nước, nếu cập nhật tin tức quốc nội hàng ngày thì có thể nhận ra rằng, tập đoàn việt-gian cộng sản trong hoạt động về lĩnh vực truyền thông của chúng, đều có bài bản với những bước đi rất nguy hiểm.
Đối với việt-gian cộng-sản, công tác truyền thông được chúng coi là một mặt trận, và các bút nô được coi như những chiến sĩ của chúng.
Mục tiêu công tác truyền thông của tập đoàn việt-gian cộng-sản có một nhiệm vụ quan trọng, đó là: Nói cho dễ hiểu là tẩy não, hay nói một cách khác, là giúp cho tập đoàn việt-gian cộng-sản từ trung ương đến hạ tầng cơ sở của chúng có những hoạt động thống nhất. Còn đối với người dân bị trị, thì truyền thông của tập đoàn việt-gian cộng-sản là một phương tiện dùng để tẩy não những nô lệ khiến họ chấp nhận:
- Tập đoàn việt-gian cộng-sản là kẻ có công đem lại độc lập, thống nhất, tự do cho đất nước và người dân Việt Nam.
- Là kẻ có công tạo nên uy tín cho đất nước và dân tộc Việt Nam và được thế giới công nhận.
- Tất cả những người nô lệ Việt Nam thừa nhận công ơn đó của tập đoàn việt-gian cộng-sản. Vì vậy, chấp nhận việc lãnh đạo đất nước của việt-gian cộng-sản trên mọi bình diện là điều tất nhiên!
Sau 1975, nhất là kể từ khi hình thành ra Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản, thì chưa bao giờ tập đoàn việt-gian cộng-sản ngưng việc bằng mọi phương tiện chúng có thể có được, đồng thời tạo thêm những phương tiện mới, những biện pháp mới, linh động sao cho thích hợp với tình hình cả trong và ngoài nước, cũng như đối với quốc tế, đặc biệt là tình hình sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội của Cộng-Đồng Người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản, để chúng có thể tìm cách xâm lược nốt. Có nghĩa là làm sao cho tất cả người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản trở thành công dân của cái gọi là nước cộng-hòa xã-hội chủ-nghĩa VN. Hay nói cách khác, là thành đàn bò sữa cho tập đoàn việt-gian cộng-sản vắt Đô-la, ngoại tệ và chất xám. Đồng thời chúng xử dụng cái Cộng-Đồng này thành chiếc cầu giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị với những nước có người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản định cư.
Trong tình hình như vậy, thì việc xử dụng vũ trang xâm lược không thể nào thực hiện được. Và dĩ nhiên, không ai cho phép chúng thực hiện như vậy. Cho nên, mặt trận truyền thông trở thành phương tiện chính yếu, phương pháp quan trọng nhất mà toàn bộ hệ thống chính trị của tập đoàn việt-gian cộng-sản nhắm tới, tận dụng nó để chinh phục Cộng-Đồng Người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản.
Đó là lý do ngày 8-12-2010, tại Hà nội, cái gọi là thông-tấn-xã Việt Nam phối hợp với cái gọi là Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (thuộc bộ ngoại giao), và cục thông tin đối ngoại (thuộc bộ thông tin truyền thông) của ngụy quyền việt-gian cộng-sản, đã cho khai trương trang Web về Người Việt ở nước ngoài, mà như chúng tuyên truyền rằng: Nhằm nối kết các CĐ người Việt ở khắp nơi trên thế giới.
Như thế có nghĩa là từ trước đó, chúng đã nắm được phần lớn những cơ quan truyền thông ở nước ngoài của người Việt tỵ nạn, bằng cách xâm nhập qua các biện pháp cài người, mua chuộc người, dùng tiền tài, vật chất, thậm chí có khi dùng đến cả những biện pháp lưu manh, đê tiện nhất để biến hệ thống truyền thông ở hải ngoại chịu ảnh hưởng chỉ đạo của chúng. Cho đến sau cái Đại hội XI của việt-gian cộng-sản, thì chúng đã chính thức đặt vấn đề, đó là, trong một cuộc trao đổi tại hội nghị tổng kết và triển khai công tác “tuyên giáo”, ngày 24-2-2011, chúng đã có một cuộc họp, và tên Phùng Hữu Phú, Ủy viên trung ương việt-gian cộng-sản, phó trưởng ban thường trực ban tuyên giáo trung ương đã nhấn mạnh về công tác tuyên giáo sẽ phải là: “Tuyên giáo phải mở rộng diện phủ sóng, cập nhật, tỉnh táo, vững vàng, chủ động đi trước, đi cùng những biến thiên.”.
việt gian Phùng Phú Hữu
Để nói rõ ràng hơn, Phùng Hữu Phú đã nói rằng: “Nếu công tác tuyên giáo bị thụ động đi sau thực tiễn là “bất lực và thất bại””, cho nên hắn kêu gọi: “Tuyên giáo phải nhập thế - cập nhật, hiện đại và hành động”. Đó là khẩu hiệu hành động cho công tác tuyên giáo và cũng có nghĩa là cho công tác truyền thông.
Như vậy, so với xưa kia, công tác tuyên giáo có những gì khác lạ trong những ngày tới?
Thực ra, trước khi đi đến việc tổng kết và đưa ra khẩu hiệu mới cho công tác tuyên giáo, thì tập đoàn việt-gian cộng-sản đã có một thời gian dài hoạt động trong những điều kiện mới, mà tình hình thế giới và tình hình ở trong và ngoài nước Việt Nam, nhất là trong Cộng-đồng người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản đã có những bước từ tiệm tiến, biến thành đột biến, để cho phép chúng đúc rút ra kinh nghiệm cho những hoạt động tuyên giáo và truyền thông trong tương lai.
Một trong những vấn đề Phùng Hữu Phú đặt ra, “là chất lượng của đội ngũ cán bộ tuyên giáo của việt-gian cộng-sản còn thiếu và yếu cả về năng lực, phát hiện nhanh, nhạy những vấn đề nẩy sinh trong đời sống để kịp thời đề xuất giải pháp thích hợp, còn nặng về hành chính sự vụ, khả năng phối hợp còn kém, một phần do chế độ chính sách đãi ngộ với những con người trên lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm này, còn nhiều bất cập”. Để minh họa cho rõ nghĩa câu nói của Phùng Hữu Phú, phó trưởng ban tuyên giáo thành ủy việt-gian cộng-sản ở Đà Nẵng là Mai Ngọc Tường đã nhận định rằng: “Trung ương coi công tác tuyên giáo có vị trí quan trọng và trách nhiệm lớn lao, nhưng chế độ đãi ngộ lại chưa xứng đáng”.
Còn Nguyễn Mạnh Cường, trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy việt-gian cộng-sản Bắc Giang cho biết thêm: “chế độ phụ cấp cho cán bộ đảng làm công tác tuyên giáo, dân vận, hay tổ chức còn quá thấp không thể tuyển dụng được người, đành phải để một cán bộ kiêm cả ba nhiệm vụ”.
Qua dẫn chứng của tôi (Nam Nhân) nêu trên thì cho thấy rằng: Chỗ mạnh của tập đoàn việt-gian cộng-sản về tuyên giáo và truyền thông là chúng đã thấy được việc phải thay đổi phương pháp, thay đổi nội dung và uyển chuyển ứng phó kịp thời với tình hình (có nghĩa là nhập thế). Để luôn luôn có thể chủ động, xử dụng công cụ truyền thông và những hoạt động khác của các ngành nghiệp vụ trong tổ chức tuyên giáo nhằm đạt được mục tiêu. Cái mục tiêu lớn nhất đó có nghĩa là đảng việt-gian cộng-sản vẫn phải nắm được quyền quản lý toàn bộ mọi hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, quân sự .v.v… của đất nước và nhân dân Việt Nam. Và, toàn bộ nhân dân Việt Nam thực chất là một tập thể nô lệ kiểu mới trong thời kỳ mà nền dân chủ trên toàn thế giới đã có sự nẩy mầm, hoặc sự lấn lướt từ nước nọ sang nước kia do nhu cầu giao lưu quốc tế, nhu cầu của hòa nhập quốc tế. Cho nên, ngọn gió dân chủ là không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Bọn chúng chỉ có thể ngăn chặn hoặc làm giảm bớt cường độ, hoặc câu giờ, kéo dài thời gian mới đạt được hiệu quả mong muốn.
Nhưng điểm yếu mà chính tập đoàn việt-gian cộng-sản đã phải thừa nhận sự khác biệt giữa công tác tuyên giáo xưa kia và hiện nay của chúng. Đó là cái thuở trước 1975 cho đến thập niên 80, thì những người hoạt động trong ngành tuyên giáo, phần lớn là bị u mê mà đi vào con đường bút nô, hoặc tự nguyện, đó thường là những tên việt-gian cộng-sản cao cấp. Còn từ thập niên 90 cho tới nay, nhất là bước vào thế kỷ 21 này mà qua buổi họp tuyên giáo vừa qua, chúng đã phải thừa nhận.
Điểm mà chúng ta cần phải tiếp tục khai thác và lưu tâm, đó là câu chuyện những tên hoạt động trong ngành tuyên giáo truyền thông là yếu kém, là không nhậy bén, là chưa theo kịp với tình hình và đặc biệt là bọn chúng hoạt động có hiệu quả hay không là do đãi ngộ. Nghĩa là sự đãi ngộ về vật chất.
Tóm lại, giờ đây, việt-gian cộng-sản không còn có khả năng kêu gọi việc thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội như là một lý tưởng cao cả, mà bây giờ ngay cái bộ phận làm công tác tuyên truyền đó đã chỉ làm việc theo sự nhận được thù lao nhiều hoặc ít. Nghĩa là không có lý tưởng gì hết, mà chúng chỉ làm những công việc mà tập đoàn nắm quyền, việt-gian cộng-sản thuê mướn chúng làm. Chỉ riêng việc này, đã là một bức ảnh thật sinh động biểu hiện khối lượng bọn việt-gian cộng-sản đưa vào công tác tuyên giáo nhằm mơ hồ hóa người dân trong nước rằng có một cái chủ nghĩa xã hội, tự nó chứng minh rằng không hề có cái thứ chủ nghĩa xã hội đó.
Giờ đây, trong công tác tuyên giáo của việt-gian cộng-sản, dù muốn hay không, những kẻ làm công tác tuyên giáo cũng chỉ là những kẻ làm công ăn lương. Đấy là một điểm yếu của việt-gian cộng-sản trong công tác truyền thông.
Sau hội nghị đó, việt-gian cộng-sản đã đặc biệt tổ chức một cuộc họp về công tác thông tin, truyền thông vào ngày 21-2-2011, với sự có mặt của tên phó thủ tướng ngụy quyền việt-gian cộng-sản Nguyễn Thiện Nhân, và tên bộ trưởng thông tin truyền thông là Lê Doãn Hợp, cũng như sự có mặt của tên thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, là kẻ quản lý báo chí, và cũng có mặt tên cục trưởng cục phát thanh và truyền hình và thông tin điện tử Lưu Vũ Hải và v.v…
Trong cuộc họp này, điều cho chúng ta cần lưu ý đó là tên Lê Doãn Hợp đã thừa nhận rằng: “Là người được giao trách nhiệm quản lý báo chí, xuất bản, tôi nhiều khi như người bơi giữa hai làn nước, khen thì ít, mà bị chê thì nhiều. Tên Đỗ Quý Doãn thì nói: “việc né báo chí, chính là lý do gây ra nhiều sự hiểu nhầm trong công tác quản lý báo chí”. Còn tên Lưu Vũ Hải, thì thừa nhận rằng: “xã hội “ảo” trên internet hiện nay không còn biên giới, việc quản lý với những mệnh lệnh hành chính nhiều khi không mang lại hiệu quả như mong muốn.” Và, Hải đề nghị: “Chúng ta buộc phải sẵn sàng đối mặt và chủ động hơn trong việc tạo ra nhiều thông tin hấp dẫn về những cái hay, cái đẹp để lấn át đi những tin tức tiêu cực trong xã hội”.
Qua những lời phát biểu của các hội nghị nói trên về tuyên giáo và truyền thông, thông tin, báo chí của tập đoàn việt-gian cộng-sản, nhìn vào những tờ báo của việt-gian cộng-sản, chúng ta thấy chúng đã từ từ thay đổi; khiến cho nếu không theo dõi cẩn thận thì tưởng chừng như chúng vẫn đứng nguyên tại chỗ như kiểu mấy anh chị chính trị gia cột đèn vẫn cứ nghĩ rằng việt-gian cộng-sản là răng đen, mã tấu.
Giờ đây, điểm lại một số tờ báo của việt-gian cộng-sản được coi là có số lượng người đọc rất nhiều, thì chúng ta không thể phủ nhận rằng nội dung của những tờ báo đó đề cập đến rất nhiều chuyện giật gân, có tính cách ru ngủ và làm hư hỏng, sa đọa tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh. Tương tự chúng tìm mọi cách để khuyến khích sự phát triển mạnh bản chất cá nhân của từng người nông dân, lấn át cái tính tập thể của họ trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt.
Đó là, chúng ta thấy trên tất cả các mặt báo, chúng không chỉ đưa những tin đại loại như trên ở trong nước, mà còn lấy tin ở nước ngoài. Nào là tài tử này chết, nào là tài tử kia, minh tinh nọ kiếm được bao nhiêu tiền. Nào là các cuộc ly dị, các động vật kỳ lạ, thậm chí đến cả các cuộc tình ái của động vật, tình ái của người này, kẻ nọ... phim, truyện, bóng đá… nhiều chuyện được liệt vào loại ngồi lê đôi mách mà chiếm gần trọn tờ báo. Những đoạn phim ảnh của các minh tinh ăn mặc hở hang, chuyện cãi nhau, chửi nhau, kiện tụng nhau… đều được đưa lên. Chúng đã bớt đi tin tức sinh hoạt của dân chúng. Hình thức tờ báo được trình bày đẹp hẳn lên, trang trí với đủ màu sắc, những bản tin lễ hội, những bản tin mang nặng tính cách cá nhân và trình diễn thì rất nhiều. Bản thân tôi xin được phép điểm sơ qua như vậy để chia xẻ cùng quý bạn đọc để cùng thấy rằng cách đưa tin trong nước của việt-gian cộng-sản đã đóng góp không nhỏ trong việc làm suy yếu ngọn lửa đấu tranh của các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, của nông dân, công nhân v.v...
Còn đối với hải ngoại, nếu chúng ta lưu ý thì cũng sẽ thấy tình hình báo chí tại hải ngoại công tác truyền thông cũng đã từ từ thay đổi. Nếu so sánh với năm bảy năm về trước thì chúng ta sẽ nhận ra rằng trên diễn đàn thường xảy ra những vụ tranh luận, cãi cọ nhau về tôn giáo, tranh cãi nhau về những vấn đề không phục vụ gì cho công cuộc chống việt-gian cộng-sản, đuổi chúng ra khỏi guồng máy cai trị hiện nay tại Việt Nam mà trả lại việc lãnh đạo đất nước cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Mà người ta hay đề cập lại những chuyện đã cũ kỳ từ những thời kỳ việt-gian cộng-sản còn bế quan tỏa cảng, mà không để ý tới chúng đã thay hình đổi dạng để thích hợp với môi trường mới trong việc hội nhập với môi trường quốc tế.
Nếu trước đây, việt-gian cộng-sản khởi đầu bằng công việc lớn nhất với “Duyên dàng Việt Nam” để tìm cách đưa văn nghệ sĩ và tìm cách trao đổi văn hóa với những văn nghệ sĩ trong Cộng-đồng người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản. Thì ngày nay chúng tuyên truyền lôi kéo văn nghệ sĩ, trí thức trong Cộng Đồng người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản về trình diễn trong nước, về in sách báo trong nước, thâu hình. Thậm chí còn khuyến khích mua nhà để ở lâu dài, tậu bất động sản trong nước. Ngay cả việc sáng tác, trình diễn chung với ca, nhạc sĩ trong nước.
Một số những ngòi bút, nếu chúng ta không lưu tâm thì sẽ không hiểu được vào thời điểm này, mà bọn Tàu cộng đang phổ biến, tuyên truyền về Khổng Tử với mục đích tìm cách quảng bá nền văn hóa và tư tưởng Đại hán bành trướng của chúng ra hải ngoại và các nước phương Tây. Nếu nhìn lại trên các Diễn Đàn và báo chí của người Việt tại hải ngoại hiện nay, đã không ít những ngòi bút bắt đầu bài viết với những tên nào là Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử và hầm bà lằng Tử, khi viết bất kể vấn đề gì, để chứng tỏ ta là kẻ có học! Có thể trong số này có những hạng người vì mặc cảm tự ti, chỉ sợ rằng người khác cho là mình ngu dốt. Cho nên, phải viết như vậy để chứng tỏ ta đây cũng có học. Nhưng họ không hiểu rằng, việc họ đang làm, là tuyên truyền cho Tàu cộng. Việc làm đó của họ, không phải là việc của người thức thời mà là loại kiến thức, nếu là người hoạt động chính trị thì đó là chính trị gia cột đèn, nếu là người cầm bút, thì đó là kiến thức của một bút nô vô thức hoặc tự nguyện!!!
Kết luận:
Nam Nhân tôi chỉ xin gióng lên một tiếng chuông, để Cộng-đồng người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản của chúng ta tại hải ngoại hãy lưu ý đến rằng, địch đã xâm lấn một cách sâu sắc vào lĩnh vực hoạt động thông tin tuyên truyền của chúng ta. Cho nên, mỗi một người cầm bút, mỗi một độc giả chúng ta cần phải xác định: Ta phải làm gì, để góp phần ngăn chận việc hoạt động tuyên giáo, truyền thông của việt-gian cộng-sản đã và đang luồn lách vào nơi chúng ta tạm dung.
Anh Quốc, ngày 22 tháng 4 năm 2011
Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)
---------------------------------------------------
- Hiện nay, tập đoàn việt-gian cộng-sản trong nước có cả thảy là 728 cơ quan báo in, với hơn 900 ấn phẩm, 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương; 34 báo điện tử và tập chí điện tử; 66 trang thông tin điện tử tông hợp của các cơ quan báo chí.
No comments:
Post a Comment