Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, July 17, 2009

Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã lên tiếng (1995)

Sau 20 năm, Ngoi Trưởng Henry Kissinger đã lên tiếng (1995): Nước M gii ước vi Vit Nam !

René Fossion dịch sang Việt Ngữ -
Trích từ Diplomatie Xb. Fayard 1996

TinParis. Đây là công trình của Ông René Fossion , một người Việt quốc gia đã hy sinh thời giờ và công ăn việc làm của mình để đóng góp phần nào cho cuộc tranh đấu chung , khi dịch Bài " Diplomatie " của Henry Kissinger , Nhà Xb Fayard, Paris 1996.
Ông René Fossion, không sống về nghề làm báo, hay viết văn, nay đã trên 80 tuổi . còn gắng sức làm công việc nầy với ước vọng đóng góp phần nào cho chúng ta hiểu thêm về lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa.
Mong rằng quý độc giả rộng lượng bỏ qua nếu có điều gì không đúng lắm vì " traduire c'est trahir" ( nói nôm na: dịch một bản văn đôi khi còn phản nghĩa điều mà tác giả muốn nói ) và lối hành văn lượm thuộm, không hoa mỹ lắm. Ông Fossion trước đây là tác giả bản dịch " Le livre noir du Communisme " của Stéphane Courtois ( Mật Thư Cộng sản Thế Giới ) đăng trong Mục Tìm Hiễu của TinParis.net.
Chúng tôi quan niệm : thà có tài liệu để tham khảo còn hơn là chờ đợi một bản dịch hoàn hảo rồi mới phổ biến ( và có thể không bao giờ phổ biến)
TinParis.net tôn trọng ý của tác giả và chuyển lời cùng quý đọc giả như sau : Bài nầy gồm có 3 phần và Mong quý độc giả cứ tự tiện phổ biến , và cứ tự tiện sửa lối hành văn cho bất cứ ai cần đến. Đó là ý nguyện của chúng tôi. Mong lắm thay.




Đã đến lúc chính quyền Nixon phải đảm nhận việc đưa nước Mỹ ra khỏi một chiến tranh mà không chiến thắng được, đây lần đầu tiên đã xảy ra trong lịch sử của nước này và cũng là một cuộc thất hứa không giữ lời cam kết với một nước ở hải ngoại : trong việc tham gia vào cuộc chiến tranh này, sự tin tưởng về tinh thần đã lần lượt bị tan rã. Chỉ có rất ít về kinh nghiệm về các chính sách đối ngoại đã thể hiện rất thương tâm . Không có một quốc gia nào đã phải sống qua một thảm trạng như vậy mà không hề biết được các sự đau khổ quá độ.

Nhiều người đã nói việc nước Pháp đã rút ra khỏi Algéria là một gương cho nước Mỹ, cũng cần phải có thời gian 4 năm cần thiết để chính quyền Nixon chấm dứt việc tham gia của nước Mỹ vào bán đảo Đông Dương. Khi tướng De Gaulle đã phải đảm nhận việc "bỏ rơi" trên một triệu người dân Pháp đã có ông cha sinh sống trong nhiều thế hệ tại Algéria. Khi Nixon rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam, ông đã phải hủy bỏ lời cam kết của các vị tổng thống tiền nhiệm và trong 20 năm đã có lời tuyên bố là Việt Nam là nền an ninh thiết yếu cho các dân tộc tự do.

Nixon đã phải đảm nhận nhiệm vụ bi thảm này trong bối cảnh của một nước Mỹ mà dư luận đã bị chia rẽ, việc không hề có được sau cuộc nội chiến Nam-Bắc phân tranh xảy ra vào năm 1861-1865. Trở về 25 năm trước, nước Mỹ đã kinh hoàng bởi sự bất ngờ đã xảy ra làm cho sự nhất trí của quốc gia đã bị sụp đổ. Vào năm 1965, với sự đồng tâm của toàn quốc, Nước Mỹ đã tự dấn thân vào cuộc chiến tranh chống lại các du kích quân được coi là một mưu toan cộng sản để chinh phục thế giới và để thiết lập các thể chế dân chủ tại vùng Đông Nam Á châu; nước Mỹ hy vọng là sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 1967, nhưng công cuộc này đã không những bị coi là một thất bại, nhưng lại coi là một sự sai lầm về chính trị của các người có tính "gàn dở" mê thích có chiến tranh. Đã xảy ra trong một thời đã có các nhà trí thức thuộc trường phái cấp tiến đã liên hoan mừng việc thắng cử một vị tổng thống trẻ tuổi; và gần như vào ngày hôm sau, đã tố cáo vị tổng thống nối vị đã vi phạm các sự tàn ác liên tục nói dối có hệ thống và là hiếu chiến, tuy là các sách lược của vị tân tổng thống này đã tiếp tục, trong phần cốt yếu, noi theo sách lược của vị tổng thống trẻ được nhân dân thương tiếc. Vào các tháng cuối cùng của nhiệm kỳ, tổng thống Johnson đã không còn dám xuất hiện trước dân chúng, trừ tại các căn cứ quân sự hay là ở các nơi mà ông có thể được bảo vệ hữu hiệu. Tuy ông vẫn còn là vị tổng thống còn ở trong nhiệm kỳ, ông cũng tự thấy là không còn có thể hiện diện tại Đại Hội Đảng Dân Chủ của ông, vào năm 1968.

Chỉ sau vài tháng tạm ngừng lại, phe chống đối lại chiến tranh đã hoạt động trở lại và đã gia tăng thêm dưới nhiệm kỳ của vị tổng thống kế vị ông Johnson, đó là dưới nhiệm kỳ của ông Richard Nixon. Việc hành động của phe phản chiến đã khiến cho việc tranh luận càng khó khăn hơn trong nội bộ và đã trở nên gay gắt và gần như là nan giải, đó là các sự bất đồng được nói ra và bao gồm một sự thực tế của sự tranh luận triết lý sâu xa hơn và "âm mưu ngầm". Tổng thống Nixon khao khát thương thuyết với đối phương để có được một cuộc hòa bình trong danh dự, với điều kiện là không để lọt vào quyền cai trị của các người cộng sản Bắc Việt nhiều triệu người đã nghe và theo các vị tổng thống tiền nhiệm trước ông, và các triệu người đã đặt sự tin cậy vào nước Mỹ. Tổng thống Nixon là người rất tôn trọng danh dự và tính đáng tin bởi vì nó thể hiện vào khả năng của nước Mỹ để kiến tạo một trật tự quốc tế mà hòa bình nhự trị trên toàn thế giới.

Ngược lại, các người lãnh tụ của phong trào tranh đấu cho hòa bình đã nhận xét là cuộc chiến tranh ở Việt Nam là đáng gây phẩn nộ và một lối ra trong danh dự chỉ là một sự vô lý. Việc mà chính quyền Nixon coi là một sự nhục nhã cho nước Mỹ thì các người phản chiến thì lại coi đó là một sự giải tỏa dưới dạng cảm xúc cần thiết. Chính quyền Nixon đang tìm một lối ra có thể để cho nước Mỹ có thể tiếp tục bảo vệ và hỗ trợ cho các dân tộc tự do, một vai trò mà nước Mỹ tiếp tục đảm nhận sau chiến tranh, việc làm của chính quyền Nixon đã bị các người chống đối lại và phong trào đấu tranh cho hòa bình đã đích xác muốn chấm dứt. Việc làm của chính quyền Nixon đã được coi là một sự kiêu hãnh và đồng thời cũng là một sự tự kiêu của một xã hội không toàn hảo.

Trong thời gian của một thế hệ, nước Mỹ đã phải trải qua cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, chiến tranh ở Triều Tiên và 15 năm của Chiến Tranh Lạnh gây ra các cuộc khủng hoảng. Chiến tranh ở Việt Nam đã gây ra sự kiện vượt quá giới hạn chịu đựng, và sự hy sinh đã tỏ ra không còn thể chịu đựng được bởi vì sự hy sinh này đã là "tận nơi xa lắc" của các giá trị và các sự mong đợi của truyền thống của nước Mỹ. Trong những năm thuộc thập niên 1920 và 1930 là những năm niên thiếu của các ông Nixon và Johnson, các người dân Mỹ đã tự nhận xét đứng trên các thủ đoạn bất chấp lương tâm của các người Âu Châu. Đến các năm 1940 và 1950 thì thế hệ của các ông Nixon và Johnson đã "thành nhân", nước Mỹ đã tưởng là đã được trao cho một sứ mạng đoan chính cho thế giới. Và không có một người nào có thể phủ nhận được việc nước Mỹ là nước quán quân của thế giới tự do. Trong những năm 1960, các ông Nixon và Johnson đã đạt được đến cao đỉnh của sự nghiệp chính trị, phong trào tranh đấu hòa bình cho Việt Nam đã phải xét lại sứ mạng của nước Mỹ trên thế giới. Và trong các năm thuộc thập niên 1970, một thế hệ mới người Mỹ đã xuất hiện trên chính trường và thế hệ này không còn tin tưởng vào thiện tâm của nước Mỹ. Thế hệ trẻ này đã suy tư về việc : nếu nước Mỹ muốn được có sự hiện diện ở khắp nơi trên chính trường rộng lớn của thế giới, thì nước Mỹ cần phải làm việc thêm trong một thời gian để tự hoàn hảo hơn.

Như vậy đã có sự thay đổi về thế hệ trong thời điểm đích xác vào lúc nước Mỹ đang phải đối phó với vấn đề đạo đực và quy tắc ứng xử trong xã hội trong thời gian hậu chiến. Các người phản chiến đã lấy làm phẫn nộ khi xem thấy trên máy truyền hình các cảnh tàn bạo đã xảy ra, đã được mô tả chính xác. Họ đã càng ngày càng có thêm các sự nghi ngờ về tầm đạo đức của nước đồng minh là Việt Nam. Các người phản chiến tin chắc là có thể có một giải pháp để làm ngừng ngay các cuộc "sát sinh" này, các người phản chiến đã dữ dội chỉ trích chính sách của chính quyền. Sự ngoại lệ của nước Mỹ đã nuôi dưỡng một trong những thời đại lớn của chính sách Mỹ về thuyết duy tâm, của thiện tâm và sự cam kết vô điều kiện : vào ngày hôm này, nước Mỹ đã không ngừng yêu sách các nước đồng minh phải có các sự cải thiện giống như nước Mỹ và các sự chọn lựa không mập mờ. Nếu không nước Mỹ sẽ bị tràn ngập bởi sự xấu hổ và các nước đồng minh sẽ diệt vong thật sự.

Sự nghiêm khắc về đạo đức của người Mỹ đã làm cản trở sự uyển chuyển. Nước Việt Nam đã đưa ra, tốt hơn, các trạng thái xen kẻ nhau vô tư và các sự lựa chọn não nùng. Các sự phản ức tự nhiên của phong trào đấu tranh cho hòa bình là phải chạy ra khỏi thế giới này và trở về nguồn gốc của quan niệm thiện cảm nguyên lai của nước Mỹ : đó là trụ cột vô nhiễm của đức hạnh. Có thể là các người lãnh đạo đầy uy tín như các ông Franklin Roosevelt, John Kennedy và Ronald Reagan có thể đạt được việc tựa vào nỗi sầu luyến tiếc quá khứ này. Nhiệm vụ này đã vượt qua các tài năng phi thường của ông Nixon. Khác biệt với ông Johnson, ông Nixon là một người rất giỏi về sự giao thiệp quốc tế. Khi ông nhận chức tổng thống, ông đã tin chắc là có thể, cũng như các người phản chiến, là không muốn thấy có được một sự chiến thắng rõ ràng tại Việt Nam, dù là giả định là sẽ một ngày nào đó sẽ đạt được chiến thắng. Ông Nixon cũng đã hiểu rõ là khi gia nhập vào cuộc chơi là định mệnh khi chia các lá bài đã giao phó cho ông một phận sự bạc nghĩa là nghĩ ra một phương án để rút lui ra khỏi một cuộc chiến làm mất tinh thần. Đương nhiên là đối với một vị tổng thống là muốn đảm nhận nhiệm vụ này trong danh dự : đó là một bổn phận liên hệ với nhiệm vụ của ông.

Việc mà ông Nixon đã không thể đảm nhận được, trên phương diện tâm lý và trí tuệ đó là các vị khoa bảng đã tốt nghiệp từ các viện đại học lớn và các thành viên của giới đã hiển đạt được trong xã hội mà Nixon thường đã ngưỡng mộ và khao khát được, các người và các giới này lại cổ võ cho một chính sách hành động đối với Nixon là đồng nghĩa với sự nhục nhã và phản bội.

Nixon đã giải thích về phong trào của các người đối kháng (thường hay bạo động) đã tập họp lại được một số người mà ông gọi là những người được "đặc ân" và là một hành động kéo dài chống lại bản thân của ông và do các người đối thủ chính trị của ông đã lãnh đạo từ lâu. Và cũng do từ lý do này đã khích động ông đã coi vấn đề Việt Nam là một cuộc "ăn hay thua" của trận tranh nhau về chính trị. Ông Nixon rất nhạy cảm và tế nhị trong việc lãnh đạo về quan hệ ngoại giao, ông cũng đồng thời là tín đồ về việc "tranh nhau" trên các đường phố về chính trị ở quốc nội, và ông đã sử dụng các phương pháp, theo như ông nghĩ, mà các người trước ông đã từng trải qua.

Đã không bao giờ biết được việc nếu có được một sự "ân xá" của tổng thống , có thể làm dịu bớt đi hay không các sự thiên kiến chánh trị đã được phát động trước ngày Nixon đảm nhận chức vụ tổng thống. Vào cuối các năm thuộc thập niên 1960, đã xảy ra các cuộc bạo động của các sinh viên và việc bạo động này đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới đã xảy ra, và tại nước Pháp, nước Hòa Lan và nước Đức - trong lúc đó thì các nước này đang gặp phải một tình trạng có thể nói là so sánh với Việt Nam, tại các nơi này đã có xảy ra các vấn đề về sắc tộc như nước Mỹ đã từng có. Luôn luôn, Nixon đã tỏ ra là thiếu sự tự tin và dễ bị tổn thương để có thể khởi đầu một chính sách hòa giải ở vào một giai đoạn của đời sống chính trị của ông.

Trong sự lương thiện hoàn toàn, cần phải nói hết ra ông Nixon đã không được giới người đã hiển đạt (establishment) giúp đỡ ông, và giới này đã để ông phải tự lo lấy các vấn đề. Các vị quan chức của chính quyền tiền nhiệm đã để nước Mỹ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Việt Nam, và các quan chức này cũng đã chia xẻ các sự tin chắc của chính quyền Nixon. Các nhân vật như ông Averall Harriman và vị cựu bộ trưởng bộ quốc Phòng Clark Cliffort đã là các người thận cận với chính sách "thỏa thuận chung" cho thời hậu chiến về chính sách đối ngoại, và được coi như là một "lôgíc" tốt, các ông này đã cảm thấy là cần phải dự phòng có được một mức độ đoàn kết quốc gia, vào thời xảy ra cuộc khủng hoảng, và siết chặt đội ngũ với chính quyền Nixon để có được một chương trình hòa bình tối thiểu mà mọi người đều đã thỏa thuận với nhau.

Vào lần này, các ông này đã không thể tự quyết định để ủng hộ vị tổng thống của họ. Thực ra, họ đã từng là các "chiếc bia" chính của các cuộc biểu tình cho hòa bình - đó là một số phận xấu hổ đối với họ mà người ta đã được thấy tại các người tiên phong của phong trào tranh đấu cho hòa bình của các người nam và nữ mà họ đã ngợi khen và "nể nang" từ lâu và đồng thời là các hạt nhân cứng của ban bầu cử của họ. Các người cựu chiến binh của kế hoạch Tân Biên Giới đã coi các người "phản đối" là các con cái của họ. Không tán thành các hành động của phong trào đối kháng, các thành viên chính của chíng quyền Johnson đã sa vào một cuộc liên minh, trên việc làm, với các người cấp tiến. Họ đã không ngừng đưa ra các lời lẽ bác bỏ, khi khởi nhìn với sự nhìn ôn hòa, về chính sách của chính quyền Nixon và được thêm vào với sự tức giận của Nixon, vị tổng thống này đã trách cứ các người này đã là chướng ngại vật cho sự cần thiết để có sự đồng thuận cho toàn quốc.

Tổng thống Nixon đã quyết định kiên tâm để tìm kiếm các điều kiện để đạt được một cuộc hòa bình trong danh dự. Vì tôi là người hợp tác chính với Tổng Thống trong công cuộc này, việc trình bày của tôi sẽ không thể tránh được sung dụng vào vai trò mà tôi đảm nhận và cùng với các việc mà tôi tán thành của các tiền đề cốt yếu.
Trong thời gian từ ngày ông Nixon đã đắc cử và đến ngày ông đảm nhận chức vụ tổng thống, ông Nixon đã yêu cầu tôi hãy thông báo cho các người cộng sản Bắc Việt biết là tổng thống Mỹ rất muốn đạt được một cuộc thương nghị để giải quyết cho chiến tranh Việt Nam. Lời trả lời của Bắc Việt đã khai tâm cho chúng tôi biết là các sự đòi hỏi tiên khởi của Bắc Việt là nước Mỹ phải đầu hàng : rút lui không điều kiện và lật đổ chính phủ của ông Nguyễn Văn Thiệu ở Nam Việt Nam.

Hànội cũng không muốn đáp lại thiện chí của tổng thống Nixon. Ba tuần lễ sau ngày ông Nixon nhận chức tổng thống, Hànội đã ra lệnh mở một cuộc tiến công mới - được gọi là mini Tết - và trong 4 tháng liên tục sau cuộc tiến công này đã có trung bình 1.000 lính Mỹ đã tử trận trong mỗi tháng. Hoàn toàn hiển nhiên, các đề nghị dàn xếp của tổng thống Nixon đã không tạo được một sự hỗ tương ở nơi các người lãnh đạo không khoan nhượng của Hànội. Và Hànội cũng đã tỏ ra là không hề để các thỏa thuận của năm 1968 hềm hãm lại.

Khi chính quyền Nixon đã nhiệm chức thì hy vọng là sẽ đạt được sự nhất trí của toàn nước, căn bản vào một sự dàn xếp có lý để có thể đương đầu được với Hànội trong các điều kiện thuận tiện và tốt. Nhưng, việc đã rõ ràng hiện ra là tổng thống Nixon, cũng giống như các vị tổng thống tiền nhiệm, đã không ước lượng đúng mức sự khó lay chuyển và sự quyết tâm của Hànội. Hồ Chí Minh hình như đã đạt được sự tin chắc là chính phủ ờ Sàigòn đã không có khả năng và bất tài, cùng với việc nước Mỹ đã tỏ ra do dự trong việc thực hiện hoàn thành lời cam kết bảo vệ Nam Việt Nam. Vì như vậy, các lực lượng của Hànội có thể đạt được một cuộc chiến thắng vô điều kiện. Được nuôi dưỡng bởi chính sách "chính trị thực tế" (realpolitik) Hồ Chí Minh là một con người không chấp nhận tại bàn hội nghị cho các sự kiện mà ông đã hy vọng đạt được với máu và đạn dược ở trên chiến trường.

Người ta đã không thể tìm được những người đối thoại quá khăng khăng để có thể có được một cuộc hòa bình được dàn xếp ở nơi các người anh hùng ngoan cố trong ban lãnh đạo của Hànội. Khi Nixon khởi sự lãnh đạo nước Mỹ thì đó là lúc đảng Dân Chủ là đảng đã đưa nước Mỹ vào cuộc phiêu lưu ở Việt Nam, đảng Dân Chủ đã thô bạo chia rẽ phân ra làm 2 phái : một phái là cương lĩnh chính thức để tranh cử và một phái là thiểu số loại "bồ câu" (được sự hỗ trợ của các nhân vật hữu danh như nghị sĩ Ted Kennedy, George Mac Govern và Eugen Mac Carthy) phái này đã bị đại hội đảng Dân Chủ toàn quốc loại bỏ.

Trong vòng 9 tháng, các sự đề nghị của chánh quyền Nixon (đảng Cộng Hòa) đã vượt qua và rộng lớn hơn chương trình của các người "bồ câu" của đảng Dân Chủ. Hànội đã nhận và "bỏ vào túi" tất cả các sự nhượng bộ của Mỹ, mà không hề có một sự "có qua có lại" và tiếp tục quyết liệt đòi hỏi nước Mỹ phải đưa ra một thời gian có hạn định và vô điều kiện phải rút hết quân đội ra khỏi Nam Việt Nam và lật đổ chính quyền Nam Việt Nam và thay thế bằng một chính phủ mới thân cộng sản, không hơn không kém. Nếu hai điều kiện của Hànội đưa ra mà không được đồng thời thực hiện, thì các người tù binh Mỹ bị Hànội đang bắt giữ sẽ không được trả lại cho nước Mỹ. Nói một cách khác, Hànội đã đòi hỏi nước Mỹ phải đầu hàng vô điều kiện.

Tuy nhiên, các vị tổng thống Mỹ đã không có quyền để từ bỏ hoàn thành một phần việc phải làm (một nhiệm vụ) với lý do là quá khó khăn, quá sự mong đợi. Trước ngày ông Nixon được tấn phong làm tổng thống, ông Nixon đã yêu cầu để có được một bản phân tích có phân tích có phương pháp với nhiều giải pháp để dễ chấm dứt chiến tranh.

Ba sự chọn lựa đã được đề ra và đã được "gạn lựa" :
a) đơn phương triệt thoái quân đội Mỹ,
b) tiếp tục sử dụng võ lực đối với Hànội phối hợp các áp lực quân sự và chính trị,
c) chuyển giao dần dần (Việt Nam hóa) việc lãnh đạo cuộc chiến cho chính quyền Nam Việt Nam, để có thể lần lượt rút quân.

Sự chọn lựa đầu tiên : đơn phương triệt thoái đã về sau là một đề tài của rất nhiều cuộc "nghiên cứu nguyên lý xét lại". Người ta đã đưa ra lập luận để hỗ trợ cho ông Nixon là vào thời điểm ông lên chấp chính, ông phải báo tin cho biết việc ấn định một thời gian để rút quân và chấm dứt chiến tranh bằng một sự quyết định đơn phương.

Nhưng lịch sử lại đã biểu lộ ra lại càng phức tạp nhiều hơn không như của các người ký giả đã nghĩ như vậy. Tuy là các vị tổng thống Mỹ đã từng có được một sự chú ý rộng lớn nhưng tầm chú ý và lượng định này đã bị hạn chế bởi các bối cảnh chính trị và bị ràng buộc bởi các thực tế cụ thể.

Vào năm 1969, vào lúc ông Nixon lên "lèo lái" nước Mỹ, không hề có một đảng phái chính trị đã không bao giờ đề nghị một cuộc đơn phương rút quân, và cũng không hề có được một cuộc thăm dò dư luận ưu tiên cho việc chọn lựa này. Trong một trường chính trị của các "người bồ câu" đã bị đại hội đảng Dân Chủ đã bị loại bỏ ra hồi năm 1868, các "người bồ câu" đã chủ trương việc quân đội Mỹ giảm bớt đi các cuộc hành quân tiến công, việc cả hai bên Bắc Việt và Mỹ lần lượt rút quân, cùng với việc khuyến khích một chính sách hòa giải giữa chính quyền Nam Việt Nam và Mặt Trận Giải Phóng. Chương trình này đã căn bản vào sự hỗ tương và cũng không hề đề cập đến việc nước Mỹ đơn phương rút quân.

Chính quyền Nixon đã trình bày chương trình của mình về hòa bình. Trong khuôn khổ của bản tuyên cáo tại Manila, với nội dung là các lực lượng quân sự Mỹ chỉ khởi đầu triệt thoái sau 6 tháng, sau khi quân đội Bắc Việt đã giảm bớt các cuộc giao tranh. Và bản tuyên cáo này cũng đã tiên liệu là sẽ còn một hạn số có ý nghĩa quân lính Mỹ sẽ còn ở lại Nam Việt Nam cũng giống như trường hợp đã diễn ra tại bán đảo Triều Tiên. Chương trình chính thức của đảng Dân Chủ đã đề xướng một cuộc bầu cử tự do tại Nam Việt Nam nhưng chỉ được diễn ra sau khi các cuộc hành quân đã được chấm dứt. Thực vậy, đảng Cộng Hòa cũng đã đòi hỏi việc chấm dứt sự tham gia của người Mỹ vào cuộc chiến, thay đổi chiến lược quân sự và khởi đầu các cuộc thương thuyết nằm trong khuôn khổ không có phải là "hòa bình trên các giá phải trả" không có một cuộc đầu hàng "trá hình". Vào khi ông Nixon lên cầm quyền, các khuynh hướng khác nhau của hai đảng chính trị lớn của nước Mỹ - đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa – đã đều chủ trương nhiều giải pháp, tất cả các giải pháp này đã đều nhấn mạnh về các điều kiện trước hết về việt rút quân. Tất cả các giải pháp này đều chủ trương cho một cuộc dàn xếp và không chấp nhận một cuộc đầu hàng của Mỹ.

Khi người Mỹ tức thời rút lui, vô điều kiện và đơn phương đã đồng thời gây ra nhiều vấn đề trên việc thực hành. Đã có trên một triệu lính Mỹ đa tham gia chiến đấu chung sức với quân đội Nam Việt Nam có lực lượng là 700.000 lính để chống lại 250.000 lính của quân đội chính quy Bắc Việt và một số tương đương các quân du kích của Mặt Trận Giải Phóng. Trong các ngày đầu của chính quyền Nixon, một cuộc tự rút quân ngay sẽ tạo ra một cái bẫy quan trọng cho quân đội Mỹ viễn chinh sẽ phải bị "kẹt" giữa sự tức giận của quân dân Nam Việt Nam đã bị người đồng minh Mỹ phản bội, và đồng thời sẽ phải chịu sự tiến công của một Bắc Việt không dung tha.

Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ước lượng phải, cần ít ra, một thời gian 15 tháng để có thể tổ chức cuộc rút quân trong vòng trật tự. Trong thời gian này, các vị trí đóng quân của quân đội Mỹ sẽ dần dần suy yếu đi dẫn đến một thời điểm mà số quân lính Mỹ còn ở lại tại chỗ có thể sẽ bị nguy cơ bị bắt làm "con tin" bởi 2 phía Nam và Bắc Việt Nam. Và đồng thời cũng đã được giả định là quân đội Nam Việt Nam sẽ không quay súng lại chống lại quân Mỹ, nhưng đơn giản sẽ tan rã, việc rút quân Mỹ, sẽ vào lúc đó, diễn ra trong một khuôn cảnh hổn loạn không thể nào tả ra được. Thêm vào việc Hànội sẽ tìm cách để khai thác vị trí của họ cho thêm được nhiều các sự ưu thế để bắt buộc nước Mỹ phải chấp nhận các điều kiện hòa bình hà khắc hơn. Vắn tắt, một cuộc đơn phương rút quân đã có thể cho đoán trước sẽ là một sự thất bại hoàn toàn, và cũng là sẽ đẫm máu, dữ dội và khủng khiếp.

Trên hết, chính quyền Nixon đã được thuyết phục về việc đơn phương rút quân sẽ biến thành một thảm họa cho chính sách "chính trị địa lý" toàn cầu của nước Mỹ. Nước Mỹ đã trong 20 năm đã phải chịu bao sự hy sinh và các sự đau khổ để có thể áp đặt sự kính nể hình ảnh một nước Mỹ vững chắc và có thể tin cậy được. Sự cấu tạo của thế giới tự do đã được vận hành trên sự tín nhiệm này. Một sự quay đi 180 độ đối với các sự cam kết liên tục của 4 vị tổng thống, nay do một vị tổng thống đối với sự quay đi này, cho đến ngày hôm nay được coi là thích nghi với chính sách đối ngoại bảo thủ, sẽ làm thất vọng sâu rộng các nước đồng minh của nước Mỹ dù là có các sự phán xét của các nước này đối với chính sách của tổng thống Nixon đối với Nam Việt Nam.

Trong bối cảnh này, chính quyền Nixon đã đạt được sự kết luận là cần phải hạn định một chiến lược để có thể phá vỡ các sự toan tính của Hànội vì Hànội đã quá tin tưởng là sẽ đạt được một cuộc chiến thắng toàn diện và có thể đòi hỏi nước Mỹ phải đơn phương rút quân ra khỏi Nam Việt Nam. Và chính quyền Nixon cũng đã khảo định một lựa chọn thứ nhì là cần phải tạo ra một cuộc khủng hoảng bằng cách phối hợp các biện pháp chính trị và quân sự. Đó là chiến lược mà tôi (Kissinger) đã thích hơn, vì tôi ước lượng là cuộc khủng hoảng này sẽ bắt buộc các cuộc bút chiến trong nước Mỹ sẽ phải ngưng đi và câm lặng vì các cuộc bút chiến này sẽ tiếp tục làm nước Mỹ mất đi sinh lực và cho phép chính quyền Nixon dồn tất cả các công sức vào nhiệm vụ thống nhất nhân tâm cho toàn quốc.

Chiến lược này được giả định là có 3 phương sách :
1°) xin được Quốc Hội cho phép tiếp tục cuộc chiến.
2°) tiếp tục cuộc thương thuyết với Bắc Việt và nước Mỹ sẽ nhượng bộ trong sự có thể làm được, nhưng không bao giờ chấp thuận sự chi phối của cộng sản.
3°) đưa ra một chiến lược quân sự "mới" với "trụ cột" tại nội địa Nam Việt Nam là về việc phòng thủ cho các vùng đông dân số, và việc phá hoại các trục lộ tiếp tế của Hànội bằng cách làm vô hiệu hóa đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua đất nước Lào, càn quét các căn cứ của quân đội Bắc Việt đặt trên lãnh thổ Cam Bốt và thả mìn phong tỏa các bến tàu của Bắc Việt.

Trong 4 năm tiếp theo, ba phương sách này đã được tiếp tục được thực thi, và năm 1972, Hànội đã phải chấp nhận các điều kiện của nước Mỹ mà họ đã từ 10 năm qua đã ương ngạnh bác bỏ. Nếu các điều kiện của nước Mỹ đã đưa ra và được đồng thời áp dụng trong lúc đó quân đội Mỹ còn có được một lực lượng lớn còn ở tại Nam Việt Nam, thì các hiệu quả sẽ được coi là quyết định.

Vào lúc vừa khởi đầu nhận chức vụ, tổng thống Nixon có thể ra trước Quốc Hội để giải thích về chính sách của ông để đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam và xin được sự chấp thuận của Quốc Hội, bằng cách nói lên ý định của ông là ông đã thấy không có một sự lựa chọn nào khác là phải đơn phương rút quân đội ra khỏi Việt Nam, việc này sẽ là rùng rợn và đáng sợ dù không ai sẽ lượng được các hậu quả. Ông Nixon đã bác bỏ các lời khuyến cáo của các vị cố vấn về việc đơn phương rút quân vì 2 lý do :
Trước hết, nếu hành động theo lối này là đương nhiên như là một sự "từ chức" của một vị tổng thống. Sau đến là ông Nixon đã từng công tác trong 6 năm tại Quốc Hội, ông đã tin chắc, và gần như chắc chắn - là việc này sẽ tránh được rõ rệt và sẽ tạo cho ông - trong trường hợp tốt hơn - một sự bảo lãnh tuy là mập mờ có kèm theo nhiều điều kiện đã khiến cho vấn đề này sẽ trở lên rắc rối.

Vào lúc đầu, ông Nixon do dự để tấn công vào hệ thống tiếp vận của lực lượng Bắc Việt. Tình trạng bang giao của Mỹ với Liên Sô và Trung Cộng vẫn còn "bấp bênh" và có thể đi đến thêm hư hỏng, và sẽ làm chậm lại hay làm hư hỏng việc bang giao của bộ ba Mỹ - Liên Sô - Trung Cộng, việc bang giao bộ ba này đã đóng góp vào sự uyển chuyển của chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong tương lai. Các niềm hy vọng đã không được đáp ứng như đã được mong đợi về một cuộc giảm bớt căng thẳng ở Việt Nam, có thể làm khích phát thêm cho phong trào tranh đấu cho hòa bình. Các sự mong đợi từ giới quân sự đã tỏ ra là không được chắc chắn lắm và cái giá phải trả cho nội bộ nước Mỹ có thể sẽ là không thể chịu nổi. Một "chiến lược hướng về phía trước" có thể sẽ phải gặp được các sự "chống đối" quá nhiều của từ các vị cố vấn thân cận với Nixon, khởi đầu của sự chống đối này là đòi hỏi việc tu chỉnh lại (thay đổi) đáng kể của chính phủ, đây là một việc tạo cho vị tổng thống phải mất đi nhiều công sức và thời gian, và trong tương lai của các sự sáng kiến cốt yếu cho một giai đoạn lâu dài. Việc này sẽ dứt khoát tạo ra sự dàn xếp hòa giải.

Người dân Mỹ hình như đã đòi hỏi chính phủ hãy tiếp tục thực thi hai mục tiêu không phù hợp với nhau : muốn chấm dứt cuộc chiến và từ chối một cuộc đầu hàng của nước Mỹ.

Ông Nixon cùng với các vị cố vấn cũng đã có sự phân tâm hai chiều này. Vì phải lo âu để lèo lái chính sách của nước Mỹ mà không phải để thất bại do các sự mâu thuẫn gây ra, ông Nixon đã chọn lựa một giải pháp thứ ba - đó là chính sách "Việt Nam hóa" - không phải vì ông lấy "một giải pháp cứu tinh" (deus ex machin) nhưng theo thực hướng của ông chính sách này đảm bảo cho một sự tương đối quân bình cho ba yếu tố then chốt cho việc rút quân của nước Mỹ khỏi Nam Việt Nam - chính sách này hỗ trợ cho tinh thần nội bộ của nước Mỹ đồng thời hiến cho Sàigòn một dịp may quan trọng để đơn phương chống lại; đồng thời cũng tạo ra cho Nixon một lý luận tốt để thanh toán vấn đề Việt Nam.

Thiết lập ra ba yếu tố để quân bình tương đối, đó là tạo ra các điều kiện để quân đội Mỹ được an toàn rút ra khỏi Việt Nam.
Việc lần lượt triệt thoái quân đội Mỹ phải được phối hợp với việc thương thuyết, để đảm bảo cho dư luận của dân chúng Mỹ : việc viện trợ và huấn luyện cho quân đội của Việt Nam Cộng Hòa để tạo cho Miền Nam có thể tự đảm bảo lấy việc chống đỡ và đồng thời cho Hànội biết chính sách "củ càrốt và cây gậy" của các cuộc trả đũa để làm cho Hànội phải kiệt sức đồng thời Hànội cũng phải hiểu là sự hạn chế của nước Mỹ cũng có một giới hạn. Đây là một chiến lược phức tạp, chính sách "Việt Nam hóa" cũng đồng thời có thể làm xảy đơn giảm xảy ra sự rủi ro biểu lộ không có thể đảm bảo được sự thực hiện đồng lúc ba yếu tố thành phần cuộc chiến lược này, yếu tố thời gian có thể liên hệ chống lại chính sách này, và có thể là đến lúc đến giai đoạn kết thúc sẽ hoàn toàn không còn thích hợp nữa. Đó là; tốt hơn, là một công cuộc hoàn toàn không chắc chắn - bấp bênh, vì mỗi lần Mỹ rút quân là khuyến khích cho Hànội và tạo cho phong trào Mỹ tranh đấu cho hòa bình lại có một cuộc biểu dương danh dự trước khi ngừng cuộc tranh đấu.

Ngày 19 tháng 9 năm 1969, tôi đã gởi cho Nixon một bản giác thư, bàn giác thư này đã được ông Anthony Lake thảo ra một phần lớn, ông này là người phụ tá của tôi và hiện nay (năm 1994) là cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống Clinton - tôi đã nêu lên các sự hiểm nguy của chính sách "Việt Nam hóa". Nếu chính sách này đòi hỏi nhiều thời gian để hoàn thành, như tôi đã trình bày trong bản giác thư này, dư luận dân chúng Mỹ sẽ sôi nổi gia tăng lên. Vào lúc ấy thì chính quyền Nixon sẽ có thể đương đầu giữa các người bồ câu và các người diều hâu và sẽ chiều lòng các người diều hâu, các người này quá hiếu chiến đối với nhãn quan của các người bồ câu . Các lời tuyên bố của chính phủ để làm dịu đi các người diều hâu và các người bồ câu sẽ làm Hànội phải bối rối, và việc này sẽ đồng thời xác nhận cho chính sách của Hànội chống chúng ta.

(Trong bản giác thư này tôi đã nêu ra) ... trong lúc lần lượt thực thi chính sách "Việt Nam hóa" chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề càng lúc càng nghiêm trọng.
- Việc rút quân đội Mỹ khỏi Nam Việt Nam sẽ đối với dân chúng Mỹ như là một món ăn khai vị (ăn chơi) : việc triệt thoái quân đội sẽ bị dân chúng Mỹ đòi hỏi là cần phải gia tăng lên sau mỗi đợt rút quân - có thể là trong vòng một năm, dân chúng Mỹ sẽ đòi hỏi nơi chúng ta phải hoàn thành việc đơn phương rút quân.
- Chúng ta càng gia tăng rút quân, Hànội sẽ được khuyến khích hơn.
- Mỗi một người lính Mỹ được rút về nước sẽ tương đối quan trọng hơn cho hành động tại miền Nam, vì người lính Mỹ này tiêu biểu cho số bách phân của lực lượng quân Mỹ càng nhiều hơn của vị tổng thống tiền nhiệm.
- Càng ngày càng khó cho việc giữ cao tinh thần của các người lính Mỹ còn ở lại tại miền Nam, không kể đến các gia đình của các người lính Mỹ này.
- Chính sách "Việt Nam hóa" chỉ có thể làm giảm bớt sự tổn thương lính Mỹ, và khi chính sách này đạt được giai đoạn cuối cùng, vì có thể là con số của các tổn thất nhân mạng sẽ dính liền với quân số lính Mỹ còn hiện diện ở miền Nam. Chỉ cần một số 150 lính Mỹ tử trận trong một tuần lễ, quân đội Bắc Việt chỉ cần tấn công vào một phần nhỏ của lực lượng chúng ta.

Bản giác thư này được tiếp tục với : nếu đó là một trường hợp, Hànội sẽ tìm cách bắt chúng ta phải chịu một sự thua trận, không phải là quân sự, mà là về tâm lý; Hànội sẽ kéo dài cuộc chiến, sẽ cho ngưng đọng cuộc thương thuyết và chờ đợi cho tinh thần người Mỹ sẽ tan rã - và tất cả các sự đoán trước sẽ được kiểm lại cho được một phần tốt của các sự đoán trước.

Bản giác thư đã tiên liệu là nước Mỹ sẽ gặp phải nhiều sự khó khăn trong các ngày sắp đến và về sau sẽ không còn hợp thời nữa. Trước tiên, tuy là bản giác thư này đã được tổng thống duyệt qua, tôi đã không được trực tiếp theo dõi bản giác thư này tại Bàn Hình Trái Soan Mật Nghị của tổng thống. Tuy vậy, tại Washington, các quan niệm và tư tưởng dù có vẻ tốt đẹp cũng đã không được "đắc dụng". Tác giả giác thư cũng không có dịp để tự bào chữa cho mình và thường có thể có nguy cơ về các sự nhận xét của bản thân biến thành nhiều điều minh oan có tác dụng ngược lại. Phải bước lùi lại trước sự chống đối gay gắt và sự náo động ở trong nước, đã do một giải pháp tiên liệu đưa tổng thống Nixon phải sử dụng đến sức mạnh, tôi đã không bao giờ nài nỉ đến việc phải phân tích có phương pháp cho sự chọn lựa này. Và tổng thống Nixon cũng đã không nghiên cứu thêm về sự chọn lựa này, chắc là cũng gần như về lý do này. Về hiệu quả thì không có việc gì để khiến cho tổng thống phải xét lại việc "Việt Nam hóa", khi đã không có một cơ quan nào, của chính phủ hằng có các sự liên hệ với Việt Nam, đưa ra các sự dè dặt. Vì đã quá bị chấn thương về tinh thần do các cuộc biểu tình chống đối chiến tranh gây ra, không còn có một người nào đã chịu làm việc nói ra việc xét lại chính sách Việt Nam hóa và xung phong làm việc này.

Nếu tôi đã nhắc lại sự ưu tư và đau khổ do sự quyết định này gây ra, đó là để chứng tỏ ra vào lúc ông Nixon nhậm chức tổng thống là chỉ có thể lựa chọn, cho Việt Nam, giữa các sự "xấu dở" có thể được so sánh với nhau. Các sự đau khổ do chính sách Việt Nam hóa gây ra đã có thể dự kiến nhưng cũng đã không tạo cho các sự lựa chọn khác đáng lôi cuốn hơn. Sự thực tế chủ yếu hàng đầu đã không có ở nơi các người Mỹ chống đối lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam, và cũng một cách này đã không có ở các dư luận dân chúng Mỹ ở vào các trường hợp khác : chính sách ngoại giao bắt buộc thường phải lựa chọn hai cái lợi hay hại khác nhau.

Đối với Việt Nam, tổng thống Nixon đã bắt buộc phải lựa chọn giữa nhiều giải pháp, mà giải pháp nào cũng đều là khó chịu và đáng ghét. Sau 20 năm thực thi chính sách "ngăn chận" chủ nghĩa cộng sản bành trướng, nước Mỹ đã phải trả một giá cho sự giao ước và cam kết quá sức : không còn có một sự lựa chọn nào là hiển nhiên.

Tuy là có nhiều sự rủi ro có thể xảy ra, chính sách Việt Nam hóa vấn đề là tốt hơn hết. Chính sách này đã có được lợi điểm là chuẩn bị tinh thần cho các người dân Mỹ và Nam Việt Nam biết được việc rút quân Mỹ là một việc không thể tránh được. Nếu việc giảm bớt các lực lượng quân sự Mỹ là một sự kiện nghiệt ngã, việc giảm bớt này sẽ tăng cường cho Nam Việt Nam về chính nghĩa chủ quyền về sự có mặt của một quân đội Mỹ tại lãnh thổ Nam Việt Nam, với việc này nước Mỹ đã đạt được mục tiêu của mình. Nếu chính sách Việt Nam hóa thất bại, việc đơn phương rút quân sẽ là việc trở nên cần thiết, nước Mỹ có thể thực hiện việc giải ước sau khi đã giảm quân số đến một mực độ giảm bớt các sự rủi ro và sự nhục nhã.

Khi thực thi chính sách này, tổng thống Nixon vẫn quyết định tăng gia việc thương thuyết với Bắc Việt và đã yêu cầu tôi hãy hoàn thành sứ mạng này. Tổng thống nước Pháp Georges Pompidou đã tóm tắt rất gọn và ngắn ngủi về các việc đang chờ đợi tôi. Cũng như các cơ quan mật vụ của Pháp đã đảm nhận việc tổ chức các việc tiếp xúc của tôi với các đại diện của Bắc Việt ở tại Paris, tôi đã gặp tổng thống Pháp để báo cho ông tường về tình hình sau mỗi cuộc tiếp xúc của tôi. Vào một ngày mà tôi đã tự cảm thấy là thối chí (ngã lòng) trước một sự bế tắc đã thực sự hiện ra không thể có một giải pháp nào để kết thúc, ông Pompidou đã tuyên bố một cách thiết thực, thẳng thắng và thực tiễn : "Ông đã bị bắt buộc, như là bị lên án, phải thành công".

Các người công bộc của nhà nước đã không được tự do lựa chọn thời điểm để phục vụ xứ sở cùng với các nhiệm vụ đang chờ đợi họ. Vì nếu tôi có được một sự may mắn nào đó để làm, tôi chắc chắn có thể lựa chọn một người đối thoại khác ít "luồn lách" hơn ông Lê Đức Thọ. Các kinh nghiệm đã tăng cường cho ý thức hệ mà ông Lê Đức Thọ đã học tập được, và cũng đồng thời cho các bạn đồng nghiệp của ông trong Bộ Chính Trị ở Hànội, là ở nơi các người chiến du kích chỉ biết có sự chiến thắng hay là các người chiến bại và không hề biết đến việc dàn xếp.

Chính sách Việt Nam hóa không hề làm cho ông "nao núng"; vào năm 1970, ông Thọ đã quá tự tin nơi việc làm của mình và nói ra : "Làm sao các ông có thể tin vào sự thành công của quân lực của miền Nam Việt Nam vào khi quân lực này với sự hỗ trợ của 500.000 lính Mỹ mà đã không thể thắng trận được". Câu nói của ông Thọ cũng đồng thời là một câu hỏi đã ám ảnh chúng tôi và đã khiến chúng tôi cũng phải bối rối. Trong thời gian 4 năm mà chúng tôi đã tăng cường cho miền Nam và trong lúc này Hànội đang yếu dần đi đã khiến cho chúng tôi nghĩ là có thể thành công. Nhưng sau cùng cũng phải cần đến việc phong tỏa các bến tàu, và một cuộc "dội bom" dữ dội cùng với việc đánh bại một cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt thì Hànội mới phải chịu ký kết một hòa ước.

Đón xem phần 2 sắp tới ..


No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------