Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Monday, July 27, 2009

VGCS-Duong Thu Huong Ký giả Thế Huy buổi họp báo Dương Thu Hưong năm 1994

http://www.vietnamlit.org/wiki/images/c/c4/Duong_Thu_Huong.jpg


TinParis ngày 13.12.2008.
Trong bài viết cách đây 14 năm , Ký giả Thế Huy có đăng về buổi họp báo của Dương Thu Hưong năm 1994, và chúng tôi đã nhận thấy đây chỉ là " một con bài văn hóa " đường dài mà CSVN gài tại Hải Ngoại như một " trái mìn nổ chậm " để đánh bóng tên cáo già Hồ. Y thị đã lừa được không biết bao nhiêu " trí thức có bằng cạp" và các " tên chánh trị thời cơ " và nhất là " Băng Đảng Mafia Việt Tân, "vũ khí chiến lược của CSVN " tại hải ngoại đã tôn vinh y thị như một thần tượng.
Ngày 8.12.2008 vừa qua Dương Thu Hương " ngo ngoe " ló đầu ra để bênh vực " cáo già " lần nữa. ( như bài dưới đây). Nhân dịp chúng tôi xin mời quý bạn đọc lại bài viết của Thế Huy để nhận rõ chân tướng của Dương Thu Hương vì " Sông có thể cạn , núi có thể mòn, nhưng Cộng Sản VN lúc nào cũng vẫn gian ác không thay đổi ".

Ra mắt tiểu thuyết Đỉnh cao chói lọi của Dương Thu Hương về Hồ Chí Minh. Christine Nguyễn
Gửi đến BBC từ Paris
Tác phẩm mới của nhà văn Dương Thu Hương với nhân vật chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được giới thiệu trong buổi họp báo tại Paris trước khi phát hành vào đầu 2009.
Được xuất bản bằng tiếng Pháp với gần 800 trang, 'Đỉnh cao chói lọi' mang tựa là Au Zénith do Đặng Trần Phương, một Việt kiều Pháp dịch và sẽ được phát hành vào tháng 01/2009.
Trong họp báo 8/12 do nhà xuất bản Sabine Wespieser và Le Livre de Poche tổ chức tại Centre National du Livre ở Paris , Dương Thu Hương nói cái chết của nghệ sĩ Lưu Quang Vũ thúc đẩy bà viết cuốn tiểu thuyết này.
Au Zénith được kết cấu theo hình thức poupée Nga gồm 6 chương, trong đó có chương 2 “Le village des bucherons” và chương 4 “Le compatriote inconnu” vừa mang tính độc lập tách rời vừa là một thành tố tạo nên tác phẩm.
Đỉnh cao và đời thường
Nhân vật chính của tiểu thuyết này là Chủ tịch, với nhiều nét giống ông Hồ Chí Minh trong các chuyện “đời thường” nhưng vẫn là đề tài cấm kỵ ở Việt Nam. Bản tiếng Việt 'Đỉnh Cao Chói Lọi' cũng đã được lưu truyền trong giới quan tâm.
Hồ Chí Minh trong 'Au Zénith' của bà Dương Thu Hương được miêu tả như một người mất quyền lực vào những năm cuối đời, và bị khống chế bởi các nhân vật gợi lại hình ảnh hai ông Lê Đức Thọ và Lê Duẩn. Nhân vật 'Chủ tịch' đã trải qua những giây phút khắc khoải nhớ người vợ tên Xuân và hai con Trung, Nghĩa, mong mỏi được sống một cuộc sống bình thường nhưng không thể tách khỏi bóng ma của quyền lực luôn đeo bám.
Dành 10 năm để hoàn thành tác phẩm, Dương Thu Hương ghi trong 'Au Zénith' lời đề “Pour Luu Quang Vu et tous les innocents qui sont morts dans ce silence noir” -'Tặng Lưu Quang Vũ và những nạn nhân vô tội bị chết trong sự im lặng đen tối'.
Tại buổi họp báo, tác giả cũng đã kể lại lý do viết tác phẩm, kể lại những hiện tượng bà ghi nhận được trước cái chết của nghệ sĩ Lưu Quang Vũ và vợ con.
Nhân chứng lịch sử
Dương Thu Hương đã phải sang Pháp để yên ổn hoàn thành 'Au Zénith', và tác phẩm này chỉ được bà và nhà xuất bản Sabine Wespieser công bố sau khi đã hoàn tất khâu in ấn. Tác giả sẽ không giữ bản quyền phiên bản tiếng Việt và phiên bản này sẽ được phát hành trên mạng Internet.
Trong buổi họp báo, tác giả cũng đã cho công bố một số ít tư liệu gồm có cả một vài thư từ trao đổi với những nhân chứng lịch sử có liên quan đến tác phẩm. Bên cạnh đó, bà cũng đưa ra chứng cứ bác bỏ thuyết rằng ông Hồ Chí Minh đã "bán đứng nhà chí sĩ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp" là không có cơ sở.
Được biết có những người chống lại kế hoạch vinh danh ông Hồ tại UNESCO như một danh nhân nhân 100 năm ngày sinh của ông ta, gồm nhà báo Olivier Todd hồi năm 1990. Tại buổi họp báo, Dương Thu Hương đã nêu ra vấn đề này và nói rằng “ông Olivier Todd đang còn sống, ông này phải đưa ra chứng cứ, nếu không ông ta là kẻ xuyên tạc lịch sử”.
Bà nhận định: “lời lẽ của ông ta cũng giết người như súng đạn, không phải giết một con người đang sống mà là phá huỷ nhân cách một người đã chết, tức là người hoàn toàn không còn khả năng tự bảo vệ”. Dương Thu Hương khẳng định rằng không chấp nhận việc bôi nhọ và sỉ nhục nhân vật Hồ Chí Minh, gán tất cả mọi điều xấu xa lên đầu ông ấy mà hoàn toàn không tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử cũng như sự thật về cuộc đời riêng.
“Sử dụng biện pháp “cứu cánh biện minh cho phương tiện” là không chấp nhận được”, bà nói, “ và dù kết quả có lớn đến đâu cũng sẽ là một thứ boomerang. Những lời lẽ này của bà Dương Thu Hương đã làm cho không khí họp báo trở nên căng thẳng.Đã có nhiều tờ báo Pháp như Elle, Le Point, l’Express, nhà xuất bản CNL đến tham dự buổi họp báo.


TinParis. Bài tường thuật sau đây của Ký giả Thế Huy đăng trong Nguyệt san Sự Thật Paris Số 1 Tháng 1.1995.
Lần đầu mới ra quân nên Dương Thu Hương đã cho chúng ta thấy những kẽ hở vụng về , và thâm tâm của DTH, không hơn không kém của những văn sĩ đi tìm " quyền lợi " cho chính bản thân mình. Đến năm 1985, DTH mới vào Đảng Cộng Sản , vì nghe lời bạn bè , dù uy tín Đảng CSVN đang xuống dốc, để tìm " quyền lợi " ,để xuất bản sách tức là sau khi " trực tiếp sống " cuộc đời đã được mô tả qua quyển sách " Tiểu thuyết vô đề ". Con người Dương Thu Hương là thế đó, cũng chia chác quyền lợi chung với Đảng !


* Các chi tiết về cuộc gặp gỡ giữa Dương thu Hương và việt kiều tại Pháp .

Được tin Dương thu Hương sẽ nói chuyện trước cử tọa Việt Nam về Tác giả và Tác phẩm vào lúc 15 giờ ngày 22/1O/94 ,dù không được giấy mời, nhưng với tư cách nhà báo, chúng tôi tìm đến địa điểm buổi họp là Đại học Jussieu,nơi được coi là thành trì của phe tả Pháp và cũng là một Đại học có nhiều giáo sư của VNCS sang giảng huấn .

Dù đến trước giờ khai mạc gần 2O phút, nhưng phòng họp đã không còn chổ . Nhiều người sang những phòng bên cạnh để mượn thêm ghế, nhưng bên trong không thể nhét thêm . Đây là một phòng học nhỏ, có lẽ chỉ đủ chổ cho 4O người, nhưng chiều nay đã phải chứa một số lượng gấp đôi mà trước cửa vẫn còn hơn một chục người ở bên ngoài cố gắng đứng nghe
.
Đến sau lại là những người không thuộc phe cánh của ban tổ chức và cũng không nằm trong thành phần việt kiều ngưỡng mộ diễn giả nên sự xuất hiện của chúng tôi khiến mọi người chú ý và hàng trăm con mắt với những cái nhìn kém thiện cảm hướng về phía chúng tôi . Đem theo các máy ghi âm, thu hình và nhất là khi thấy phòng họp không trang bị micro nên chúng tôi phải tìm chổ gần diển giả nhất để dể chụp hình và để thu âm cho rõ hơn . Do đó chúng tôi cố chen vào, đứng ép lưng vào vách tường phiá cửa ra vào chỉ cách diễn giả chừng ba thước . Một vài ánh mắt kín đáo theo dõi và một số người nhìn chúng tôi rồi ghé tai nói nhỏ với nhau . Theo thói quen nghề nghiệp, chúng tôi đảo mắt một vòng để điểm danh những người có mặt và phân loại các thành phần tham dự . Hơn chín mươi phần trăm là những người không hề xuất hiện trong môi trường đấu tranh . Không có chổ ngồi và phải đứng nên chúng tôi nhìn rõ từng người và ghi nhận sự hiện diện của : Vũ-quốc-Thúc và con là Vũ-quốc-Thao, Đinh văn-Hoàng,Võ-nhân-Trí, Phạm-trọng-Chánh (BCH/UB Dân chủ của Đinh văn Hoàng và báo Bông Sen) và Nguyễn-quang-Hạnh người phụ trách bảo trợ cô nhi, phế binh tại VN vưà được tạp chí Thông Luận ca ngợi mới đây .

Nhóm mới đến của chúng tôi gồm có bà Nguyễn-thi-Nga đến từ Ý, ông Nhất Long Nguyễn-tường-Long, ông Hứa-vạng-Thọ và tác giả bài viết này . Lẽ ra chúng tôi còn thêm một người trong BCH/Người Việt Tị Nạn đến từ Hoà Lan, nhưng xe hư dọc đường nên đã không đến kịp. Dương-thu-Hương được Linh-mục Phạm-đán-Bình, người đứng ký giấy mời và cũng là Trưởng Ban việt học tại Jussieu, mở lời giới thiệu về diển giả như một biểu tượng của dòng văn học phản kháng ở trong nước, cũng như về thân thế và sự nghiệp của đương sự . Người điều khiển chương trình là Đặng-Tiến thuộc nhóm Thông-Luận và cũng là giáo sư Việt học tại đâỵ Diễn giả ngỏ lời chào mừng mọi người và đề nghị cử người dịch ra tiếng Pháp để một số người tây phương có mặt hiểu được nội dung của cuộc trao đổi, nhưng cử tọa gạt đi vì sợ không đủ thì giờ . Cuối cùng, trơ ngại này được giải quyết bằng cách cho họ ngồi xen kẽ với các người Việt giõi Pháp ngữ để giải thích riêng với nhau .Dương-thu-Hương không diễn thuyết mà bắt đầu ngay vào phần hỏi đáp .

Tránh việc biến cuộc trao đổi này trở thành một cuộc tranh luận gay gắt, Đặng-Tiến quyết định là các câu hỏi phải được viết trên giấy nạp cho ban tổ chức và diễn giả chỉ ưu tiên trả lời những vấn nạn liên quan đến chủ đề là Tác giả và Tác phẩm mà thôi . Giấy dùng để đặt câu hỏi được phát ra .
Trong lúc Ban tổ chức kiểm soát và phân loại câu hỏi chúng tôi quan sát diễn giả . Dương-thu-Hương mặc một chiếc áo len cao cổ màu xám nhạt, một chiếc quần tây màu xanh đậm và không phấn son làm mọi người nhìn thấy sự mệt mỏi và thiếu linh động khác hẳn hình chụp đã được phổ biến trên một số tờ báo ở hải ngoại trước đây . Các buổi gặp gỡ trong 2 tháng trước ở nhiều nơi, Dương-thu-Hương được mô tả như là một mệnh phụ đài các với chiếc áo dài màu tím và chiếc khăn choàng thời trang đắt giá . Có lẽ, hôm nay người nữ văn công CS này muốn đến với Việt kiều qua hình ảnh đẹp của người nử bộ đội ngồi bệt xuống cỏ để tranh đấu giải phóng chính mình và giải phóng dân tộc như lời giới thiệu của Linh-mục Phạm-đán-Bình chăng ? Được tin một tu-sĩ tổ chức cuộc nói chuyện này, nhiều người đã lên án ông, nhưng người biết ông thì quả quyết rằng ông là người không thích CS . Tuy nhiên những người đấu tranh chống cộng ở Pháp không ai biết gì về sinh hoạt hoặc nghe nói đến ông . Vã lại nếu là người không thích CS, có lẽ, ông khó có thể làm Trưởng Ban việt học tại thành trì của CS pháp và ở nơi có nhiều giáo sư của VNCS như đại học này . Mở đầu cuộc trao đổi, trả lời vấn nạn của một người không nêu tên, có lẽ ở pháp đã lâu, về cái chết mà ông cho rằng thiếu sáng sủa của nhà văn tiền chiến Khái-Hưng để hỏi rằng với tư cách nhà văn, diễn giả nghĩ gì về cái chết đó; Dương-thu-Hương cho biết là đương sự không nghe, không biết gì về tác giả này vì ông đã chết trước khi DTH được sinh ra (1947) . Ngay cả Nhất-Linh, đương sự cũng không biết nếu một người bạn dạy học ở Nga không cho hay là ông đã tự tử sau khi cảnh cáo chính quyền Ngô-đình-Diệm trước đây . DTH cho rằng không chỉ một mình Khái-Hưng đã chết mà còn nhiều người thuộc các thành phần khác cũng đã chết một cách tối tăm, mờ ám bởi tại Việt Nam không có truyền thống tự do, dân chủ của con người . Giải đáp câu hỏi miệng, không chép trên giấy của Linh-mục Phạm-đán-Bình về những suy tưởng và các việc thiết thân nhất mà chỉ một mình diển giả biết được về các tác phẩm của mình như một cái nhìn từ bên trong của chính tác giả; DTH đã khéo léo đi ra bên lề của vấn đề chính, vì trên nguyên tắc, đúng 3O ngày sau, người nử văn công được đặt tên là phản kháng này sẽ trở lại VN .

Dương-thu-Hương cho là chẳng điều gì có thể gọi là riêng rẽ, chỉ có một mình ai biết; còn về suy tưởng thì hàng vạn người đã hăng say, đã hy vọng, đã quyết tử cho tổ quốc, đã chiến đấu bằng cách này hay cách khác cho dân tộc và cũng đã thất vọng và có những suy tư như diễn giả nên không có có gì có thể nói là cuả riêng tư một ai .

Trên bàn chủ tọa, các phiếu đặt câu hỏi được kiểm soát, lập thứ tự ưu tiên và phân loại theo ý của người điều khiển chương trình .

Một người đàn ông trên 70 tuổi, có lẽ thuộc hàng ngũ trung kiên nhất của Marx, đả kích tác giả tiểu thuyết vô đề đã gọi Marx là thằng lùn đã vào ổ điếm để chơi bời . Theo ông, đó là đời tư của Marx, mà một nhà văn cao như tác giả không nên dùng ngôn từ như thế để nói về ông ấy . Nhân tiện ông cũng chỉ trích nhà văn Nguyễn-ngọc-Ngạn viết trong cuốn Nước Đục rằng mả của Hồ-chí-Minh sau này sẽ dùng làm cầu tiêu cho công chúng . Ông hỏi diển giả đã đọc được những sách nào của Marx và quả quyết rằng đương sự đã chưa hiểu Marx nên mới nhìn như thế .

Diễn giả đã nói rất dài, nhưng tựu trung cho rằng người ta đã thần tượng hóa Marx như hàng tiên thánh, dù thật ra, ông chỉ là con người và hậu quả cuả chủ nghĩa ấy đã đưa lại thống khổ, tai họa và chết chóc cho nhiều triệu người . Việc dùng những ngôn từ thiếu văn hóa thì được giải thích rằng trong nhiều năm người ta đã sử dụng nam nhân kế để tìm cách gài bẩy hầu quay phim cảnh làm tình của Dương-thu-Hương nên đổi lại, người nử văn công này trả đủa bằng những lời lẽ ấy . Người đàn ông lớn tuổi lại đứng lên ca tụng Marx . Ngoài cửa phòng, đột nhiên có tiếng hét thật lớn phản đối khiến ông đổi giọng và tiết lộ là gia đình ông cũng có nhiều người chết vì đấu tố, nhưng dù chống chủ nghĩa cộng sãn, một nhà văn cũng không nên viết như thế vì nó sẽ làm giãm đi phần nhân cách .

Người điều khiển chương trình đọc một câu hỏi về chi tiết của vài ba nhân vật trong tác phẩm Thiên Đường Mù của diển giả, và một phụ nử khoãng 30 tuổi được gọi là nhà phê bình văn học nói không suông sẽ tiếng Việt, nhiều chữ đã phải dùng tiếng Pháp, đứng lên làm chúng tôi tự hỏi : một người nói tiếng mẹ đẻ không rành mà lại chuyên phê bình văn học VN thì quả là điều không ai ngờ tới . Người đặt câu hỏi nói rất dài, gần mười phút, khiến người điều khiển chương trình phải nhắc nhở bà nói ngắn hơn . Vấn nạn này không quan trọng và câu trả lời cũng quá dài mà chỉ là những chi tiết vụn vặt nên không được ai chú ý . Trả lời câu hỏi về Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm thì diển giả cho hay là khi đương sự 14 tuổi (1961) thì được đọc một số bài, nên nói chung là rất kính trọng và khâm phục những người ấy .

Câu hỏi của chúng tôi là : Nếu tác phẩm là tiếng nói chân thật của nhà văn và nếu nhà văn có sứ mạng nói lên khác vọng của thế hệ mình sống thì những người cầm bút và có tác phẩm được ấn hành ở VN có thể hiện được điều đó hay không ? . Ngoài ra, trong tiểu thuyết Vô Đề, bà đã viết về việc các quân nhân của VNCH đã cắt vú và xâm phạm thân thể người phụ nữ CS . Vậy, bằng danh dự của chính mình và bằng lương tâm của con người tôn trọng sự thật, điều đó bà có chứng kiến không và bà nghĩ gì về giới cầm bút CS tại VN và về sự kiện vừa được nói ở trên ? .

Dương-thu-Hương lúng túng khi tìm lời giải thích và đương sự đã nhấn mạnh rằng những người phụ nữ nạn nhân đó không phải là người CS mà chỉ là những nhân công đắp đường . Họ ra đi với ý-thức chống ngoại xâm, những người không hề biết về chủ thuyết Marx hay triết lý nào cả . Chiến tranh với những việc tàn nhẫn và man rợ ở cả đôi bên và tiểu thuyết Vô Đề là những kinh nghiệm thật đương sự đã trải qua hoặc nhìn thấy . Về sứ mạng của nhà văn thì DTH không tự coi mình là ai cả mà chỉ muốn nói lên sự suy nghĩ và khát vọng của mình . Sự chia rẽ nếu có, ít hay nhiều là do mọi người đánh giá .

Chúng tôi thấy cần phải ghi chú là một nguồn tin rất khả tín đã tiết lộ : Trong chuyến đi Genève để kêu cứu cho thuyền nhân, trước đó ít ngày, ông LTK, một thành viên của phái đoàn này đã gặp DTH và nêu thắc mắc về điều mà ông cho là vu khống và sai lạc, là người lính VNCH đã đối xử độc ác và phi lý với những người ở phiá bên kia . Hôm đó DTH trả lời rằng không đúng, nhưng có viết như thế thì mới hy vọng cơ quan nhà nước cho xuất bản . Hôm nay trước cử tọa Việt kiều tại Paris, đương sự đã trả lời theo một chiều hướng khác hẳn . Chúng tôi đã điện thoại sang Hoa-Kỳ để xác nhận sự việc trên, nhưng ông LTK vắng mặt .

Người phụ nữ được coi là nhà phê bình văn học tên Tân lại đặt một câu hỏi khác về một số nhân vật nam giới đóng vai trò làm cha được nói đến trong các tác phẩm của DTH . Vấn nạn cũng như phần giải đáp về vấn đề này không gây được sự quan tâm nào của cử tọa mà chỉ làm cho cuộc nói chuyện bị loãng đi mà thôi .

Câu hỏi kế của bà Nguyễn-thị-Nga, Trưởng nhóm Thanh-niên Thiện-chí tại Ý thì diển giả chỉ đọc rất nhỏ, lướt qua rồi trả lời ngay và DTH đã mở đầu bằng nhận định là câu hỏi có ít nhiều thiên kiến . Bà Nga đứng lên ngắt lời và yêu cầu diển giả đọc lớn câu hỏi cho mọi người cùng nghe để hiểu rõ nội dung . Vấn nạn này viết nguyên văn :

"Qua tác phẩm của bà đã phổ biến tại hải ngoại, bà đã viết về QLVNCH với cái nhìn nhiều ác cãm trong quá khứ . Xin bà cho biết cảm nghĩ của bà về họ trong giai đoạn này, nhất là từ sau khi bà ra khỏi tù đến nay ."

Diễn giả khẳng định là không hề có ác cãm với Quận-đội VNCH và cho hay rằng trong cả giòng họ chỉ có cha của bà đi kháng chiến, trong khi những người khác đều vào Nam và họ hiện nay ở Mỹ, Canada, Đức chứ không còn ai ở lại VN . Có người trong đại gia đình họ Dương tại miền Nam mang cấp Tướng, nên đương sự không có lý do gì để căm thù họ mà chỉ mô tả chiến tranh với sự thật của nó. DTH cho là lịch sử đã đẩy người VN vào tình thế lưỡng phân, tay phải chém tay trái, để thử nghiệm cho cuộc chiến giữa hai ý-thức-hệ đối nghịch nhau .

Bà Nga đứng lên tranh luận rằng một người đã từng trực diện với kẻ thù thì họ sau đó, khó có thiện cảm với đối phương ? Hơn nữa những tác phẩm của DTH tìm thấy ở hải ngoại đã cho người ta thấy Đương sự đã không đưa ra những cái xấu-xa và tệ trạng ở phiá bên kia như đã viết về phiá VNCH ... Những bài viết và những lời phát biểu thẳng thắn từ ít năm nay đã chứng tỏ đương sự là một người can đãm, cương trực . Tiếc rằng con người can đảm và cương trực ấy, qua tác phẩm của mình đã quên nói tới cái xấu của quân đội CS Bắc Việt . Sự thiên lệch của một nhà văn vẫn được mệnh danh là can đảm và vô tư là ở đấy . Đó là cảm nghĩ của nhiều người, chứ không phải chỉ là nhận xét riêng của người hỏi .

Dương-thu-Hương lúng túng nhắc lại giòng họ mình hầu hết sống ở miền Nam trước 75, nên không hề ác cảm với VNCH mà chỉ chống ngoại xâm, nhưng đương sự không quan niệm rằng đã có đoạn viết là Quân đội VNCH xẻo vú, giết sáu người đàn bà thì phải có đoạn khác nói là quân CSBV cũng làm y như thế, vì sự thật ra sao thì viết như vậy, chứ không phải là việc cân đo, đong đếm ... Được cổ võ chống ngoại xâm, nhưng năm 69, DTH nhìn thấy người tù binh đầu tiên mà lính Bắc Việt giam ở một binh trạm tại Quảng Bình lại là những người Việt-Nam nên đương sự rất hoang mang và sự rạn nứt trong tư tưởng đã khởi đi từ đó . .

Người phụ -nữ đã cất công từ Ý đến Paris, không phải chỉ đẻ nghe lời biện bạch thiếu tính cách thuyết phục và kém thành thật đó, nên một lần nữa, bà đứng lên nói tiếp ngụ ý muốn DTH khẳng định rõ là đương sự không có ác cãm với QLVNCH, khiến hầu hết những người đến để yểm trợ người nử văn công kia, bực mình, ồ lên phản đối . Bà Nga nói là :

"Chúng ta đến đây không phải chỉ để tâng bốc . DTH, có lẽ, cũng muốn biết sự đánh giá của các khuynh hướng khác ". Sự dõng dạc , bình tỉnh và cứng cỏi đó đã khiến đám đông sượng sùng, im tiếng . Bà thắc mắc là nhà cầm quyền VN đã có dụng ý gì khi cho phép "một người chống đối, từng ở tù như DTH ra ngoài 3 tháng để nói xấu chế độ ? . Do đó câu hỏi được đặt ra là : Phải chăng đã có một điều kiện hay một sự dàn xếp nào đó giữa đôi bên ? "

Tiếp lời, người nử văn-công đã tỏ ra bực bội, mất bình tỉnh nên đã phát biểu rằng khi đã quyết định làm một việc gì thì một vạn người khen hay một vạn người ném đá, đối với đương sự cũng chỉ như nhau . DTH cho hay rằng giấy mời của Hội Nhà Văn Pháp là giấy mời thứ 16 đương sự nhận được từ các cơ quan Quốc Tế . Các lần trước, đương sự cũng xin đi và nói thẳng với người cầm quyền rằng : "Dĩ nhiên các ông sẽ không cho tôi đi vì lợi ích của tôi hoặc vì tôn trọng tự do của người dân ; mà chỉ vì các bài toán của các ông . Vậy các ông hãy tính chi kỹ, khi nào các ông thấy cần cho tôi đi ; nói năng tử tế thì tôi đi, còn không thì thôi . Riêng lần này thì đương sự viết thư cho bốn người thẩm quyền cao nhất, yêu cầu họ trả lời và đặc biệt là do sức ép ở bên ngoài ". Người nử văn-công nói thêm rằng vì muốn ở lại chơi một cuộc chơi với kẽ hữu quyền, chứ không, thì đương sự đã ra đi Mỹ hoặc Pháp bằng diện bảo lãnh hay đoàn tụ gia đình từ mười mấy năm qua ! .

Dương-thu-Hương vừa dứt lời, Đặng Tiến lên tiếng bênh vực cho cái bị gọi là thiên kiến của diễn giả ngay . Ông quảng cáo bài Tự Bạch về tiểu thuyết Vô Đề vì ở đấy, DTH đã nói quan niệm của mình về phía bên này cũng như về phía bên kia . Hơn nữa, ông cho là nhà văn, dù nói rằng mình khách quan, nhưng thật ra, vẫn có ít nhiều chủ quan, bởi họ không phải là người cân đo ... Do đó, nếu họ thiên về bên này hay bên kia thì cũng là điều bình thường thôi . Ông nêu ra sự thiên lệch của người vừa đặt câu hỏi : Khi nói về người lính Miền Nam thì gọi là QLVNCH, nhưng khi chỉ định người lính bên kia, thì lại gọi họ là CS Bắc-Việt .

Bà Nga trả lời Đặng-Tiến ngay và khẳng định rằng bà sinh trưởng ở Miền Nam và đứng về phía những người sống ở đấy . Dù sự kiện ấy có bị cho là thiên kiến cũng không sao, vì bà không phải là nhà văn . Câu hỏi tiếp theo của chúng tôi, vì được viết trên giấy, nên một phần tình cờ trùng với vấn nạn của bà Nguyễn-thị-Nga về lý do khiến CS chấp thuận cho DTH xuất ngọai để đả kích chế độ, đã được trả lời trước .
Phần hai của câu hỏi liên quan đến dư luận cho rằng "DTH ra đi để vận động cho CSVN gia nhập cơ quan Văn Bút Quốc-Tế và có lẽ, nhà cầm quyền Hà-nội cho đương sự được phép ra nước ngoài để chứng tỏ với mọi người rằng họ đã cởi mở hơn khi giam đương sự sáu tháng vào năm 1991 . DTH nghĩ gì về sự suy luận ấy ? "

Diễn giả bác bỏ việc dư luận nghĩ rằng đương sự đi vận động hay móc nối để Hội Nhà Văn Hà-nội xin vào Văn Bút Quốc-Tế, bởi đương sự đã rút ra khỏi hội từ lâu và hai bên không có thiện cảm với nhau . Về dụng ý của nhà nước thì diễn giả không biết nên không thể trả lời được .
Chúng tôi đã nói thêm rằng : trong thư mời của Linh-Mục Phạm-đán-Bình ghi rõ là hai nhà văn được gọi là phản kháng khác là Nguyên-Ngọc và Bảo-Ninh cũng như thi-sĩ Nguyễn-Duy cũng có thể có mặt trong cuộc gặp gỡ hôm nay . Bởi vậy, dưới cái nhìn của chúng tôi thì sự hiện diện, đã dự trù từ trước, của cả ba nhà văn thuộc khuynh hướng văn chương phản kháng ở cùng một nơi, có mặt cùng một lúc vào đúng thời điểm Văn Bút Quốc-Tế sắp nhóm họp ở Prague, là những sự kiện bất thường làm cho một số người suy nghĩ. Phải chăng cả ba người sang đây để hợp đồng công tác nhưng không tiện xuất hiện tất cả hôm nay ? .

Dương-thu-Hương trả lời rằng nhà văn Nguyên-Ngọc và nhà thơ Nguyễn-Duy đã điện thoại sang cho biết là cả hai không được đi . Riêng nhà văn Bảo-Ninh thì hôm đầu tháng 1O/94 có gửi Fax sang, nhưng đến nay cũng không có tin gì thêm nên có lẽ, cũng không được phép đi .

Từ sự khẳng định ấy, chúng tôi chỉ trích phương thức làm việc tắc trách và coi thường cử tọa của người gửi giấy mời, vì đã chỉ căn cứ vào một niềm hy vọng hay một sự dự đoán mà đã nêu đích danh các người nói trên vào trong thư mời ... để thu hút thính giả hầu đánh bóng và gây hậu thuẫn cho diễn-giả duy nhất chiều nay . Đặng-Tiến lên tiếng nhận là chính ông đã làm công việc ấy vì nghe tin ba nhà văn nói trên có thể sẽ sang vì được Hội Nhà Văn Pháp mời . Ông muốn giới thiệu những nhà văn ở quốc nội với độc giả nước ngoài như một công tác văn hoá vào dịp này mà thôi . Việc họ có được đi hay không, đi với dụng ý gì hay ai gửi đi thì ông không biết và cũng không thuộc thẩm quyền trả lời cuả ông .

Câu trả lời của Đặng-Tiến đã cho thấy rằng : dù ký giấy mời, dù đang có mặt tại hội trường và dù là Trưởng Ban Việt Học, nhưng thật ra Linh-Mục Phạm-đán-Bình chỉ là bung xung hoặc bức bình phong bên ngoài . Mọi việc đều do Đặng-Tiến, một người được gọi là nhà phê-bình văn học, thuộc nhóm Thông Luận giật giây, lèo -lái .

Người đàn ông lớn tuổi thuộc hàng ngũ Việt Kiều lúc đầu đã đả kích diễn giả, xin phép đứng lên để đưa ra một hồ sơ mà ông tiết lộ là ông và một số người khác, ngày 19/4/91, đã vận động với Chính-Phủ thả DTH, nhằm chứng minh là ông không hề ác cảm với người nử văn công này.
Trả lời một câu hỏi khác về chổ đứng, ưu tiên chính trị và chất thép trong văn chương, diễn giả cho rằng đối với một giáo-sư văn học như Anh Đặng Tiến thì ưu tiên chính trị được đặt vào hàng thứ ba (?), còn đối với đương sự, một người viết như một phương tiện sống, thì nó là ưu tiên một và mỗi người đều có lý do đúng cuả mình . Với đương sự, văn chương được coi là phương tiện để bộc lộ đời sống . DTH cũng không quên nhân dịp này mỉa mai việc bị ông Việt-Kiều lớn tuổi chỉ trích là đã dùng những ngôn ngữ thiếu văn hóa để viết về Marx .
Một môn đệ của Karl Marx muốn diễn giả tiên đoán tương lai của chủ-nghĩa này thì được đáp rằng ở phương tây, có thể Marx được coi như một triết gia lớn, nhưng ở VN chưa bao giờ Marx hiện diện như một triết thuyết mà chỉ là một thứ thần tượng để hù dọa và đem lại đau khổ cho dân chúng . Diễn giả cho rằng chủ nghĩa Marx có lẽ, sẽ không để lại những dấu ấn quá sâu, vì những năm gần đây người VN đã tìm về với truyền thống và lễ nghi cổ truyền dân tộc nhằm tạo lại mối tương quan gia-đình như một tế bào căn bản của xã-hội . Cuộc tranh cãi đã làm mất thì giờ, nhưng không được mọi người để ý .

Nhân một câu hỏi về thái độ im lặng khó hiểu sau khi được thả ra vào cuối năm 91, DTH trả lời rằng bây giờ có nói thì cũng chỉ là sự lập lại tất cả những gì đương sự đã phát biểu trước đây mà thôi . Tóm lại, lúc này diễn giả dành thời gian cho nhà cầm quyền tìm cách sửa sai bằng cách giải quyết các nhu cầu cấp thiết cuả người dân bằng hình thức kinh tế thị trường . Khi nào vấn đề cơm áo cuả người dân thư thả hơn, thì họ mới có thể nghĩ tới dân chủ và tự do . Điều này, theo nhận xét của chúng tôi, hiện đang là lời dẫn dụ của Đảng CSVN !

Về chính sách hiện nay của nhà nước đối với giới trí thức thì DTH cho là họ đang áp dụng đường lối co dãn như bất cứ một chính-phủ tại các nước kém mở mang khác, vì trên thực tế, ít có một chính phủ nào ưa hàng ngũ nhà văn . Theo DTH thì chiến thắng 75, chỉ đem lại sự giàu sang, sung sướng cho một thiểu số người nắm quyền, mà mọi người khác vẫn lầm than, nên đương sự lại đấu tranh cho dân chủ . Tại VN, có người trí thức, nhưng không có giới trí thức bởi trí thức không chỉ đơn thuần là có cấp bằng cao, mà phải là những người có tư cách của trí thức . Bây giờ trí thức chỉ là tầng lớp viên chức tùng phục cấp trên và tự họ đã huỷ diệt phẩm chất trí thức dấn thân, can đảm và dũng khí của mình. Do đó, diễn giả hy vọng rằng các phương tiện truyền thông mới của thế giới ngày nay sẽ dần dần cho những người trí thức trẻ VN hiểu được thực tế xã hội ở khắp nơi và sẽ là động cơ thúc đẩy việc hình thành một lớp trí thức đúng nghĩa, dám đấu tranh .

Đinh-văn-Hoàng, Chủ-tịch UB Dân Chủ thuộc ảnh hưởng của Bùi-Tín đặt câu hỏi về chổ đứng đích thực của diễn giả là đứng về phiá dân tộc hay còn vương mắc gì với quá khứ cộng sãn đã qua . Đặng-Tiến giành quyền trả lời khiến mọi người ngạc nhiên . Bà Nguyễn-thị-Nga ngắt lời người điều khiển chương trình và tỏ sự bất mãn khi thấy một người nhân danh là đi đấu tranh cho dân chủ mà không có quyền dân chủ để trả lời, bị đặt dưới sự kiểm soát của ông Đặng Tiến hay sao ? . Cả hội trường cười ồ và Đặng Tiến phải nhường lời cho diễn giả giảng hoà hai bên . DTH cho biết rằng kẻ mọi người cần phải nói dối và sợ hãi là nhà nước, mà đương sự còn không ngại thì chẳng gì lý do gì lại phải giả dối với cử tọa ở đây . Sự đánh giá ra sao thì tùy mỗi người .

Câu hỏi do ông Hứa-vạng-Thọ nhằm tìm biết quan điểm cá nhân của DTH đối với Hồ-chí-Minh, vì theo ông, muốn hiểu một người đã dứt khoát với CS hay không, thì không gì rõ bằng tìm hiểu cái nhìn của họ đối với lãnh tụ mà trước đây họ coi là vô cùng khả kính . DTH trả lời rằng đối với toàn dân tộc thì ông Hồ-chí-Minh là một thần tượng . Đối với tôi, ông không bao giờ là một thần tượng mà là một con người, chứ không phải là Thánh, nhưng ông là một con người vĩ đại với tất cả các ưu và nhược điểm ông đã có . Điều khẳng định đó khiến ông Thọ lên tiếng vạch rõ các tội ác của HCM đối với dân tộc và lên án các mánh khoé, thủ đoạn tàn nhẩn đối với các thành phần không nằm trong đảng CSVN của y . Bởi vậy, việc duy trì huyền thoại HCM sẽ không thể hàn gắn được những vết thương trong lòng toàn thể dân tộc ... DTH lắng nghe, nhưng không có ý kiến gì .

Sau đó, nhân dịp trả lời một câu hỏi khác của cử tọa, DTH đã lớn tiếng ghi nhận nỗi vui mừng, xúc động không thể phai nhoà được của dân chúng về ngày độc lập của dân tộc do Cụ Hồ giành được vào năm 1945 . Là kẻ hậu sinh, DTH không nắm được nhiều sự kiện về việc ai cướp công ai, nên không thể phán xét . Có lẽ, đó là vận mệnh của dân tộc, vì đương sự được nghe là ông Hồ có tìm cách bắt tay với TT Truman và tìm cách vào khối Liên-Hiệp Pháp ... nhưng vì những điều kiện quá cứng rắn nên đã bỏ ngang . Theo diễn giả thì việc quy trách cho ai đã đẩy đân tộc đến ngày hôm nay thì chưa có thể có một câu trả lời chính xác, bởi chính ông Hồ đã tiếp xúc với Truman mà người Mỹ đã ngoảnh lưng đi ... còn đời tư thì ông là con người nên đương sự chỉ coi là việc tự nhiên thôi .
DTH vừa dứt lời, một người lớn tuổi ngồi ngay hàng ghế đầu nói ngay là muốn tìm hiểu xem HCM là ai thì các bạn nên hỏi Unesco, vì họ đã từng kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của ông .... Đương sự muốn nhắc đến việc ngày 19/5/90, cơ cấu này tôn vinh HCM là vĩ nhân của nhân loại . Câu nhắn nhủ đó chứng tỏ rằng người phát ngôn là một kẻ mà óc đã được nhuộm đỏ hơn cả màu máu của hàng triệu người VN đã đổ ra .

Cuộc gặp gỡ đã chấm dứt lúc 18 giờ, khi một người đàn ông khá lớn tuổi, có lẽ đã ở Pháp nhiều chục năm, lên tiếng chê Phan-huy-Đường có mặt trong buổi gặp gỡ đã có nhiều yếu kém khi dịch các tác phẩm của DTH ra Pháp-ngữ .


* Nhận xét về Con Người và Lập Trường của Dương-thu-Hương :


Với những diễn tiến và qua các câu giải đáp và dựa vào các lời phát biểu của DTH, người ta rút ra những điểm đáng ghi nhận sau :

1- Tìm mọi cách để chỉ trích miền Nam : Viện cớ là không biết gì về cái chết mà mọi người cho rằng do CS chủ trương, của nhà văn Khái-Hưng để tránh nhận xét về cái chết của nhà lãnh đạo VNQD Đảng này, nhưng nhân câu hỏi ấy, DTH lại đã kích chính quyền miền Nam đã là nguyên nhân đưa đến việc tự sát của nhà văn Nhất-Linh. Điều đó đã cho thấy đương sự tìm cách che đậy các thủ đoạn giết người của CS và tấn công Miền Nam bằng vụ tự tử của nhà văn Nhất-Linh, dù ngay trong thực chất, việc đưa ông ra toà, chưa biết sẽ được xử ra sao khác hẳn với việc CS giết chết nhà văn Khái-Hưng. Cũng trong dịp này, nói về những cái chết oan-kiên của nhiều người tại miền Bắc, diễn giả cho rằng tại VN chưa có truyền thống tự do, dân chủ . Truyền thống được hiểu như một thói quen đã có từ trước, do nhiều thế hệ kế tiếp tạo lập và tuân thủ . Do đó, VN chưa có truyền thống ấy thì theo ý của DTH, cũng không phải lỗi của CS mà do hoàn cảnh xã hội VN từ nhiều thế hệ trước ? .

2- Đả kích chủ nghiã Marx : DTH gọi Marx là thằng lùn đã vào ổ điếm để chơi bời và chủ nghiã Marx đã đem lại thống khổ, tai họa và chết chóc cho nhiều triệu người . Nhận xét đó, có thể coi như một điểm tích cực trong quan điểm của diễn giả, nhưng câu nói ấy lại xảy ra vào lúc thoái trào của tư tưởng Marx trên toàn thế giới và chính CSVN cũng cố tình bỏ quên Marx và thay thế bằng tư tưởng của Hồ-chí-Minh . Vì thế, điểm tích cực kia chưa khiến người ta tin lắm .

3- DTH vẫn mang ấn tượng xấu đối với VNCH : Dù ngụy biện thế nào, DTH cũng không thể che dấu được cái nhìn hậm hực, thù ghét đối với những người không ở trong hàng ngũ của mình . Là bộ đội, với công tác văn công trong thời kỳ chiến tranh, nhân dịp nào đương sự nhìn thấy tận mắt người lính VNCH cắt vú và xâm phạm thân thể người phụ nử đối phương ? . Những việc tàn ác ấy, nếu có, cũng chỉ xảy ra trong các cuộc điều tra cách xa phòng tuyến . Đây chỉ là sự xuyên tạc, tưởng tượng của tiểu thuyết mà thôi . DTH lại còn làm cho sự việc trở thành vô nhân hơn khi khẳng định rằng nạn nhân không là người CS cầm súng mà chỉ là những dân công đắp đường ! . Bối cảnh mà DTH thấy được là đời sống của bộ đội Bắc Việt với những người lính bệnh tật bị bỏ lại trên các tuyến đường 1O22, 1O36, 1O39 dọc dãy Trường Sơn hoặc hình ảnh các thương binh bị dìm chết trên suối vì không thể tải thương và sợ họ trở về làm giao động tâm lý ở hậu phương . Những việc đó, trên đường xâm nhập Miền Nam, đương sự dễ có dịp thấy hơn, nhưng sao không nói tới ? . Đương sự nói rằng thân nhân có nhiều người làm lớn tại Miền Nam trước 75 . Điều ấy không ai kiễm chứng được . Nhưng, dù có thật chăng nữa, cũng chẳng ai tin tim óc của người CS, vì Trường-Chinh Đặng-xuân-Khu có thể đấu tố được cha thì, người ta không lấy gì để bảo đảm rằng DTH vì thân nhân làm lớn ở Miền Nam mà không thù ghét người lính tạ vùng Nam Vĩ Tuyến .

4- Thái độ lương lẹo để trốn tránh sự thật : Từ lâu, vẫn tự hào là nhà văn đi đấu tranh để giải phóng con người, nhưng khi được hỏi về sứ mạng của nhà văn có tác phẩm ấn hành tại VN hiện nay, thì DTH không nhận mình là nhà văn mà chỉ muốn nói lên những suy nghĩ và khát vọng của mình và tránh phê bình những người cầm bút như một thứ văn-công của đảng CS và của kẻ cầm quyền .

5- Bản tính kiêu căng và khinh thường mọi người của DTH : Khi bị hỏi là có sự dàn xếp với Hànội khi đương sự được CS cho xuất ngoại hay không, DTH đã trả lời xấc xược rằng : Khi đã quyết định làm một việc gì thì một vạn người khen hay một vạn người ném đá, đối với tôi cũng chỉ như nhau . Đi đấu tranh cho tự do, dân chủ mà đương sự coi thường ý kiến của mọi người thì, nếu là người có quyền và cần bảo vệ uy quyền, đương sự sẽ cứng đầu và ngoan cố tới đâu ? .

6- Sự tính toán của CS khi cho DTH xuất ngoại : Kể lại câu nói của mình với các nhà lãnh đạo VC, DTH cho biết đương sự đã nói thẳng rằng : các ông hãy tính cho kỹ, khi nào các ông thấy cần cho tôi đi ; nói năng tử tế thì tôi đi, không thì thôi . Câu này cho thấy bây giờ VC thấy cần tức là có lợi cho họ rồi, nên chúng mới cho đương sự đi . Tuy nhiên, nếu VC thấy cần mà vẫn không nói năng tử tế thì đương sự cũng vẫn không đi . Đó là ý nghiã rõ và thật của câu nóị Vì vậy, ta phải hiểu rằng trước khi đi, DTH không những được phép, mà VC còn năn nỉ, nói năng tử tế, nhờ vả như một người đi thuyết-khách ngầm cho họ .

7- Việc ngưng đả kích kẻ lãnh đạo từ khi ra khỏi tù : Dù quan niệm rằng tự do, dân chủ phải là thành quả của đấu tranh trường kỳ và liên tục, nhưng khi ra khỏi tù thì đương sự lặng im, thụ động và làm việc cho xưởng phim truyện, một thứ công nhân viên của nhà nước . Hỏi về việc trên thì được trả lời là bây giờ có nói thì cũng chỉ là việc lập lại những điều đã nói trước đây . Đó chỉ là một câu nói để che đấu sự đầu hàng, bởi nếu không bỏ cuộc, đương sự đã tự mâu thuẫn với chính mình vì trong chính cuộc gặp gỡ này, DTH đã khẳng định rằng có đòi hỏi và có đấu tranh liên tục thì chúng ta mới có tự do, dân chủ ; chứ những thứ ấy không bao giờ tự nhiên mà có ! .Phải chăng, đó là sự yên lặng của Trần-văn-Trà, Trần-bạch-Đằng trong nhóm Câu-lạc-Bộ Cưu Kháng Chiến Nam Bộ trước đây, khi được nhóm lãnh đạo chia cho chút đỉnh chung ?

8- Đồng quan điểm với Nhà Nước về kinh-tế Thị-trường : DTH ủng hộ việc dùng kinh tế thị trường để mệnh danh là làm cho đời sống người dân thư thả hơn . Đấy là cái nhìn rập khuôn theo lời tuyên truyền của nhà cầm quyền Hànội nhằm trợ lực cho các nhà tư bản Tây-Phương về viễn ảnh lấy việc thả lỏng kinh tế để chuyển hóa cơ chế chính trị tại VN . Việc Mỹ và Tây âu đã đầu tư vào Trung Cộng cũng với chiêu bài trên, từ hơn hai chục năm qua, vẫn không làm thay đổi bộ mặt chính trị ở đấy và Trung cộng đã đàn áp cuộc nổi dậy của sinh viên Bắc-Kinh tháng 6/89 . Sự thật ở VN, kinh-tế thị trường theo định hướng XHCN làm cho sự cách biệt giàu nghèo, tham ô và tệ đoan xã hội ngày một trở nên bi đát hơn . Việc áp dụng kinh-tế thị trường theo định hướng XHCN chỉ là một hình thức cứu nguy, nuôi sống chế độ và để cho các nhà đầu tư khai thác lợi điểm nhân công rẻ mạt và sức lao động của người VN .

9- Gợi ý vào việc đặt niềm tin vào lớp trẻ của CSVN : Từ nhiều năm qua, CSVN vẫn đưa ra các dư luận nhằm tạo niềm tin vào lớp cán bộ trẻ và có học thuộc thành phần con cháu các đảng viên cao cấp VC, nhằm xoa dịu sự bất mãn của người dân Trường hợp bắt buộc phải thoái lui, các người lãnh đạo hiện nay sẽ phải dùng đến thành phần này để thay thế, hầu tránh việc sụp đổ của cả chế độ và bảo đảm an toàn cho đám cán bộ già đã có quá nhiều tội ác với nhân dân . Đây là tầng lớp mà họ đang đặt tên là những đảng viên CS Tiến-Bộ .

10- Thái-độ ca-ngợi và bào chữa cho Hồ-chí-Minh: Việc DTH tự ý cho rằng đối với toàn dân tộc thì ông HCM là một thần tượng thì sai sự thật quá xa, vì ở Miền Nam hiện nay, hầu hết căm thù kẻ đã du nhập chủ thuyết bất lương và làm tha hoá và tan tành đất nước . Ba chữ toàn dân tộc bao gồm cả mấy triệu người đã liều chết bỏ đi khi bộ đội của HCM tràn tới nữa sao ? . DTH phủ nhận việc coi HCM là thần tượng, chỉ là đòn tâm lý sơ đẳng nhằm làm thỏa mãn tự ái của người thiển cận, vì ngay sau đó, đương sự khẳng định rằng HCM là một con người vĩ đại , dù thơ của y không hay, hoặc đời tư của ông có thể có các cuộc tình vụng trộm vì Cụ Hồ chỉ là người, chứ không phải là Thánh . Về việc cướp công và giết hại các đảng phái QG thì đương sự cho rằng khi chưa có đủ sự kiện thì không thể phán xét . DTH bào chữa cho HCM và buộc tội TT Mỹ Truman đã quay lưng khi HCM muốn làm thân và theo đương sự thì đó là vận số của dân tộc ! .

Chúng tôi không chỉ trích những kẻ rời bỏ hàng ngũ đối phương, nhưng bằng phương thức phân tích các sự kiện có thực, đã xảy ra và với tinh thần khoa học, người viết ghi nhận những điểm đáng lưu ý trên để mổi người phán xét để nhìn người và nhìn vấn đề đấu tranh một cách rõ-ràng và chính xác hơn .

Hai nhóm Việt-Kiều đang vây quanh DTH để cố gây ảnh hưởng gồm phe Nguyễn-ngọc-Giao của tờ Diễn đàn ( hậu thân của báo Đoàn Kết ) và nhóm Việt-Học của Đại Học Jussieu do Đặng-Tiến khuynh loát . Buổi gặp gỡ giữa DTH và Hội Nhà Văn Pháp lúc 18 giờ 30 ngày 06/10/94 tại Maison des Ecrivains, đường Verneuil, Quận 7 Paris do Nguyễn-ngọc-Giao của tờ Diễn đàn đảm trách thông dịch . Nhóm của Nguyễn-ngọc-Giao đông người, có nhiều ảnh hưởng và gần gũi với DTH về lập trường, về quá khứ CS hơn . Ngược lại, nhóm Việt-Học và Thông-Luận ít người, chỉ là nhóm chạy theo, nhưng được tiếng là trí thức và tỏ ra thân chính hơn . Chuyến đi Pháp lần này của DTH, có thể coi như bước đầu của con đường thân chính .

THẾ-HUY
10 NOV 94 ..

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------