Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, July 30, 2010

Dân oan-Bắc Giang dậy sóng nhớ vể Hùm Xám Yên Thế

** LTS Đồng bào Bắc Giang noi gương Hùm Xám Yên Thế vùng lên chống bọn Việt gian Cộng Sản.
Gần một thế kỷ qua bọn thức dân xâm lược "cha" Nga, "mẹ ghẻ" Tàu tiếp viện vũ khí cho bọn chúng dùng quyền " cai đồn điền" để cướp đất, cướp của, hút máu giết người như giết súc vật.
Hãy vùng lên chống tập đoàn Việt gian Cộng Sản và cha con Nông Đức Mạnh- Nông Đức Tuấn Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang. Bọn chúng là máu việt gian, máu bán nước, chúng một lòng theo chân cha ông chúng nó là tên gian tặc Hồ Chí Minh và trung thành với bọn thực dân xâm lược "cha" Nga, "mẹ ghẻ" Tàu.

Theo tư liệu của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam thì cái chết của người anh hùng cầm đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế được ghi lại như sau: “Cuối tháng 12/1912, Lương Tam Kỳ, một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp, cùng bọn chỉ điểm người Hoa đến trá hàng Đề Thám. Chúng hứa với Đề Thám sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của Cụ. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Năm đó, Đề Thám 55 tuổi. Cả gia đình Cụ Đề Thám bị giặc Pháp bắt và giết. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời."

Liệu sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế tan rã vào cuối năm 1909, người anh hùng Đề Thám – con hùm thiêng Yên Thế thoát khỏi sự truy bức của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, với giải thưởng treo đầu ông cực lớn có chịu chết một cách dễ dàng như vậy không? Đó vẫn là một nghi vấn. Bởi toàn gia của ông bị bắt và giết hại, chỉ sót lại mỗi một người con gái út. Nhưng tại sao trong tất cả những tư liệu đã được công khai hiện nay không có bất cứ một bức ảnh nào về cái chết của ông? Bài viết sau vừa giải đáp một phần nghi vấn về cái chết đó, vừa nêu lên những thắc mắc cần đến các chuyên gia bổ cứu...Ngôi mộ bí ẩn trên đồi thông Cẩm Trang...

Ngôi mộ vẫn được coi là "của một người ăn mày vô danh" chôn trên đồi thông cổ (nay chỉ còn lại dấu tích) của xóm Tân Lập, thôn Cẩm Trang, xã Mai Trung (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đến nay đã được gần một trăm năm. Năm 2002, vào một buổi trưa, hai đứa con nhà chị Điền, anh Đường (những người chủ đất hiện tại) đang chơi ở ngoài vườn trong khi bố mẹ chúng đi vắng. Giống như mọi nhà hàng xóm khác, hai vợ chồng Điền – Đường thường hay đào đất làm gạch xây nhà., làm cho nền đất sụt dần xuống. Mấy hôm lại mưa nhiều nên chỗ đất ở chân ngôi mộ lở ra, lộ thiên hai cái xương gióng chân rất to.

Hai đứa trẻ năm đó, một đứa 10 tuổi, một đứa 6 tuổi đang chơi đùa, nhìn thấy sợ quá nên báo cho người lớn. Theo lời anh Đường kể lại thì hai cái xương gióng chân trong mộ cứ lộ thiên như thế trong suốt hai tuần, sau đó anh mới dám lấp đất đi. Trong thời gian ấy, có rất nhiều người dân vì tò mò mà đến xem, có nhiều người còn lật đất lên để nhìn cho rõ...Chị Ngô Thị Thúy, một trong những người đến khu trại thông đầu tiên kể rằng, mỗi gia đình khi ra đây lập nghiệp chỉ có hai gian nhà tranh, cả khu nhà ở đây giống như khu “nhà chị Dậu”. Lúc ấy, ngôi mộ này đã có ở đấy, nhưng chưa được chú ý nhiều. Sau này, do những lời đồn thổi, đã có vài người có đi xem bói, có người xì xào, đây là ngôi mộ của một ông quan to...

Vợ chồng anh Đường cũng đã đi xem bói nhiều nơi, thì thầy bảo rằng, đây là "khu mộ của người làm cách mạng, cần phải thờ cúng cẩn thận”. Thế nên hai vợ chồng, từ ngày cưới nhau về ở khu đồi thông, trong bữa cơm hàng ngày, khi dọn mâm, vẫn để thêm một chiếc bát và đôi đũa dành cho người chết vô danh đang cư ngụ... ngay trước cổng nhà.

Không lâu sau đó, ở ngôi mộ này, người ta phát hiện ra một cái "lon" bằng gốm sứ (giống như cái hũ, cái liễn nhỏ). Bên trong cái lon này chứa đầy đất vôi, lật ngược cái lon cổ thì thấy có đĩa cổ in hình 4 con cá, lật cái đĩa cổ ấy ra thì thấy 1 cái đĩa nữa giống như thế ở phía dưới, dưới đĩa này là 1 cuộn giấy viết chữ Nho, sau lớp giấy này cũng lại 1 cái đĩa cổ nữa để tránh ẩm, nước mưa ngấm vào trong. Cuộn giấy này lập tức được mang tới các cụ biết đôi chút chữ Hán trong làng dịch, trong đó có cụ Kiểu, năm nay 96 tuổi (những dòng thơ này còn được Viện Hán - Nôm, Bảo tàng Bắc Giang dịch). Có nhiều bản dịch khác nhau, nhưng dịch nôm na nó ra thế này:

“Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận.
Hậu thế nghìn năm nào ai hay.
Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất.
Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?”.

Và bí ẩn về ngôi mộ cổ này dần dần được hé mở với những tiết lộ của một người làm nhiệm vụ bí mật giữ mộ trong làng...
Theo người dân ở Tân Lập, sinh thời lãnh tụ Hoàng Hoa Thám có quan hệ mật thiết với cụ Lý Loan (lý trưởng) của làng. Ông Nguyễn Văn Sử (58 tuổi, người xóm Tân Lập) - cháu 5 đời của cụ Lý Loan kể:
“Một lần vào dịp tết, cụ Lý Loan lên đồn Phồn Xương – Căn cứ đầu não của cuộc khởi nghĩa, thăm cụ Đề Thám. Cụ Thám ra cổng đồn cùng bà Ba Cẩn (Bà Ba Đề Thám, tên thật là Đặng Thị Nho) và một số quân sĩ đón cụ Lý Loan. Tức cảnh, cụ Thám ra vế cho mọi người. Vế ra của cụ Đề thám là:
“Cờ nghĩa tung bay nhờ gió cả”.

Bà Ba Cẩn đối:
Gươm thần chờ đón ánh trăng soi”.

Cụ Đề Thám lại ra vế đối thứ hai:
“Pháo nổ mừng xuân vang bốn cõi”.

Cụ Lý Loan đối lại:
Lời thơ chúc tết động Ba Kỳ”.

“Cờ nghĩa tung bay nhờ gió cả”.
Gươm thần chờ đón ánh trăng soi”.
Lời thơ chúc tết động Ba Kỳ”.
“Pháo nổ mừng xuân vang bốn cõi”.


Câu đối này ông Sử được người anh cả Nguyễn Văn Lãm truyền lại. Ông sử cho biết: Mọi việc bí ẩn về ngôi mộ cụ Đề Thám các cụ trong họ chỉ dặn riêng những người con trưởng. Trước khi mất cách đây gần 20 năm, ông Lãm có nói nhỏ với ông Sử rằng: Ngôi mộ thường gọi là mộ ông ăn mày ở gò Yên Ngựa kia chính là mộ cụ Đề Thám.

Ông Sử kể tiếp:
Năm 1911, khi nghĩa quân chỉ còn vài chục tay súng bị bao vây ở Ngàn Ván. Toàn quyền Đông dương đã huy động rất nhiều giặc Pháp và dân phu quyết tiêu diệt bằng được nghĩa quân. Sau nhiều ngày thất điên bát đảo không làm gì được các tay súng lẩn khuất trong rừng, giặc phải dùng độc kế, phóng hỏa đốt cháy toàn bộ khu rừng Ngàn Ván. Thế nhưng, tấm lòng kiệt hiệt của người anh hùng Đề Thám đã khiến trời đất quỷ thần phải cảm động. Một trận mưa lớn đã bất ngờ ập xuống giữa lúc lửa cháy dữ dội. Không để lỡ thời cơ, nghĩa quân đã mở một đường máu cho cụ Đề thoát ra. Thoát nạn, cụ Đề Thám cùng vài nghĩa quân theo đường tắt từ Yên Thế dời sang đất Hiệp Hòa. Cụ Đề định sẽ vượt sông Cầu qua bến đò Cẩm Xuyên sang đất Vĩnh Yên tiếp tục mưu đại sự. Thế nhưng, cụ Thống Luận – Người bạn và thông gia của cụ Đề Thám (giả hàng Pháp) đã cho người ngầm báo bên kia sông, giặc Pháp đã có phục binh đón lõng. Vậy nên, cụ Đề mới cùng hai nghĩa quân trở lại xóm Nội Dinh (lúc này chưa có Tân Lập) ẩn náu tại vùng đất do cụ Lý Loan quản lý. Ngày đầu, cụ Đề cùng hai nghĩa quân giả trang hành khất ở tại nhà cụ Lý Loan. Sau đó, cụ Lý Loan bố trí cho cụ Đề và hai nghĩa quân ra ở nhà cầu Thày Mai trên gò Yên Ngựa trong đồi thông dày. Theo ông Nguyễn Văn Tiếp – Thành viên Tổ tự quản đền và lăng mộ cụ Đề Thám:

Nhà cầu Thày Mai dựng ở cạnh xóm, để cho dân đi làm đồng về nghỉ ngơi và cánh trương tuần canh gác dùng làm nơi nghỉ chân”.

Bài thơ trong mộ

Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận.
Hậu thế nghìn năm nào ai hay.
Yên
ngựa gửi thân nơi hồn đất.
Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?”


Vẫn theo lời kể của ông Sử:
Hàng ngày, cụ Đề Thám nương náu ở nhà cầu Thày Mai và bàn đại sự với hai nghĩa quân thân tín. Thế rồi, tin dữ xảy đến vào ngày 9/5 âm lịch năm 1913. Cụ Đề mất ở nhà cầu Thày Mai. Nghĩa quân và cụ Lý Loan đã an táng cụ Đề dưới một gốc thông, bên một lối mòn, cách nhà cầu Thày Mai chừng 30m. Cây thông này có hình dáng khá lạ. Khác với nhiều cây thông thẳng trong toàn bộ khu đồi, cây thông này thân gập và có hai nhánh như hai tay ngai. Theo những người trong Tổ tự quản mộ và đền cụ Đề thì để giữ bí mật: Cụ Đề được mai táng như thể người “hành khất”, không ván, không liệm, không lễ nghi... Sau khi cụ Đề Thám mất được vài năm thì cụ Lý Loan ngầm đổi cánh đồng dưới chân gò Yên Ngựa thành cánh đồng Yên Thế, và khu gò giữa đồng là Cai Chanh (vị tướng của cụ Đề Thám gốc người Thanh Hóa).

Những người trong Tổ tự quản lăng mộ và đền cụ Đề tại Tân Lập gồm: Ông Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Tuyết, Ngô Văn Quân, Ngô Thị Hiền, Ngô Thị Tám, cho biết:
“Trước đây, dân chúng tôi thường truyền miệng với nhau rằng: ngôi mộ ở gò Yên Ngựa kia là mộ của người hành khất. Có cụ già còn nói rõ hơn là mộ của ông ăn mày Trương Văn Nghĩa (đây là tên lúc nhỏ của cụ Đề ngày còn ở Hưng Yên). Ai cũng bảo ngôi mộ này rất thiêng. Mọi người đi qua, ai cũng lấy một ít đất rắc lên ngôi mộ. Thế nên dù sau này khi rừng thông bị chặt, ngôi mộ vẫn nổi rõ giữa khu đồi”.

Chuyện sẽ chẳng trở nên ồn ã khi không hiểu sao, niềm tin về ngôi mộ của “ông ăn mày" là ngôi mộ của cụ Đề nhen dần trong dân chúng sở tại. Như mưa dần thấm lâu, nhiều nhà ngoại cảm và con cháu những người thân thích với cụ Đề đã tìm về. Theo những người trong Tổ tự quản thì có người giỏi phong thủy xem thế đất nói: nên dựng một ngôi miếu đơn sơ bên cạnh ngôi mộ. Và người dân đã làm theo. Năm 2001, họ dựng một ngôi miếu rất khiêm tốn về phía Nam của ngôi mộ.

Ngôi mộ và đền hiện nay thuộc phần đất của gia đình anh Đàm Văn Đường và chị Ngô Thị Điều. Cuối năm 2005, hai đứa trẻ con anh Đường, chị Điều học lớp 3, lớp 4 khi vui chơi tại ngôi mộ đã nhìn thấy lộ ra hai dóng xương. Chúng gọi ông Tiếp lúc đó đi xe máy ngang qua lại xem. Ông Tiếp kể: “Tôi lấy chìa khóa và cố cậy hai khúc xương lên. Đó là hai dóng xương chân dài, xếp nghiêng. Rồi tôi lấp đất lại”.

[** LTS chúng tôi ghi nguyên văn bản tài liệu và trách nhiệm của những ai bảo vệ di sản quốc gia ]
Có thể nói, mọi chuyện lan rộng ra bên ngoài vào ngày 4/11/2005, khi lãnh đạo và cán bộ xã Mai Trung gồm: ông Ngô Văn Biển - Bí thư Đảng ủy xã, ông Ngô Thanh Chương – Phó Bí thư Đảng ủy xã, ông Nguyễn Đức Thành – Chủ tịch UBND xã, ông Triệu Văn Học – Chủ tịch UBMTTQ xã, ông Nguyễn Văn Dương – Bí thư Chi bộ xã, ông Ngô Văn Chiến – Trưởng công an xã, ông Nguyễn Văn Bình – cán bộ văn hóa xã đã tiến hành việc nhận bàn giao hiện vật lạ trong lòng ngôi mộ với ông Nguyễn Văn Sử và ông Nguyễn Văn Tiếp.

Ông Sử kể; Ngày 27/9/2005, khi ông tiến hành đào một hố nhỏ để trồng cây đại sát cạnh ngôi mộ thì phát hiện thấy có một chiếc liễn sành úp ngược. Tuần tự xếp đặt như sau:
Trên cùng là đáy liễn, lớp lá dầu đã khô; Hai tờ giấy bản (chỉ một tờ có chữ, một tờ không) được gấp lại. Hai tờ giấy này được đặt trong lòng chiếc đĩa con phượng (thời Lê) và ốp chặt vào đáy liễn. Lá chèn xung quanh. Tiếp đó là lớp cát khô, sau đó là lớp vữa (vôi + cát) chèn chặt lớp cát lại. Cuối cùng là 2 chiếc đĩa thời Nguyễn có ve lòng, một chiếc có hình 3 con cá chép, 1 chiếc có hình 4 con cá chép. Cả hai đều được trát vữa chặt để khỏi tuột. Khi phát hiện, ông Sử đã gọi thợ ảnh đến chụp ảnh hiện trường cùng một số nhân chứng. Trong biên bản bàn giao cho chính quyền xã, ghi: chiếc liễn sành hình trụ có kích cỡ: to nhất 17cm và chiều nhỏ là 16 cm; vòng tròn miệng là 50 cm; chiều cao liễn là 10 cm; độ dày liễn là 1 cm. Ba chiếc đĩa có đường kính 12,5cm và chu vi đường tròn là 38cm. Tờ giấy gió có chữ chiều dài là 37 cm, chiều rộng là 25 cm. Toàn bộ hiện vật này, UBND xã Mai Trung đã báo cáo và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã cử cán bộ xuống địa phương đem về niêm phong trong kho bảo quản chuyên ngành. Dựa trên các bức ảnh chụp hiện vật và bản photo tờ giấy gió mà ông Sử trao lại, chúng tôi nhận thấy đây là một văn bản chữ Nôm.
Toàn văn là một bài thơ bốn câu như sau:

Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận
Hậu thế nghìn năm ai biết không?
Yên ngựa nghỉ vào nơi lòng đất
Thế sự Hoàng Hoa ai rõ chăng

và dòng lạc khoản:
Một nghìn chín trăm mười ba
Tháng năm ngày mồng chín
Loan”.

Chữ “Loan” ở dòng lạc khoản này phải chăng là cụ Lý Loan ký? Và ngẫm lại vế đối ra đề của Cụ Đề:
“Cờ nghĩa tung bay nhờ gió cả”
với câu mở đầu của bốn câu thơ Nôm:
“Cờ nghĩa bao năm nay lỡ vận”

liệu có gì liên hệ?
Rồi câu kết:
“Thế sự Hoàng Hoa ai rõ chăng?”.

Thế sự Hoàng Hoa là thế sự gì? Phải chăng ý người viết nhắc đến kết cục của cụ Đề Thám?. Hay 4 chữ: “Cờ Hậu Yên Thế” được ghép bởi 4 từ đầu của 4 câu thơ liệu có ý nghĩa gì không?...

Trong khi chờ kết luận từ phía các nhà nghiên cứu thì tại Tân Lập lại có thêm phát hiện mới mà người dân cho là liên quan đến lãnh tụ Hoàng Hoa Thám.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 800x510.

Một nghĩa quân anh hùng của Ðề-Thám đang bị hỏi cung

Nghĩa quân anh hùng chống thực dân xâm lược Pháp bị đeo gông

Nghĩa quân anh hùng của Ðề-Thám bị bắt, bên cạnh là bọn việt gian tay sai làm công cho Thực dân xâm lược Pháp

Nghĩa quân anh hùng của Ðề-Thám trên hải cảng Alger trước khi vào tù ở Guyane

Nghĩa quân anh hùng của Ðề-Thám bị thực dân Pháp đày đi tới hải cảng Alger
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 649x418.

Nghĩa quân anh hùng của Ðề-Thám bị thực dân xâm lược Pháp xử tử (1908)
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 817x540.

Thủ cấp của những nghĩa quân anh hùng Ðề-Thám

Thủ cấp của một nghĩa quân anh hùng của Ðề-Thám
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 810x546.

Nghĩa quân anh hùng chống thực dân xâm lược Pháp bị bắt trong vụ "Ðầu Ðộc" (1908)

Nghĩa quân anh hùng bị xử trảm (1908) xem rõ bộ điệu của những tên quan lại việt gian hống hách làm tay sai cho thực dân xâm lược Pháp giết người yêu nước

Thủ cấp (1908)
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 800x521.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 800x503.

phụ nữ chúng chẳng tha
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 700x485.

Phuc Yên (9-1909)

Chương VI : Thêm
Đặng Thị Nhu: Bà Ba Đề Thám anh hùng
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 825x538.
Bà Đặng Thị Nhu sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo khó ở Yên Thế (Bắc Giang). Miền đất này đã tạo nên cho bà trở thành thiếu nữ gan dạ tháo vát và giàu lòng yêu nước thiết tha.

Trong cao trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám và nông dân vùng Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt nhất, kéo dài nhất và cũng làm cho giặc lo ngại nhất. Cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm, trong cuộc khởi nghĩa này, bà Đặng Thị Nhu đã góp phần quan trọng cùng chồng xông pha trận mạc.

Khoảng đầu năm 1894, nghĩa quân Yên Thế ở vào một giai đoạn gay go ác liệt, lực lượng bị tiêu hao sau nhiều trận chiến, nghĩa quân đành phải phân tán, một bộ phận lánh sang Thái Nguyên. Bản thân Hoàng Hoa Thám lúc đó cũng bị địch truy lùng gắt gao nên phải ẩn náu trong núi rừng. Một buổi chiều khi tới làng Vạn Vân, trên đường đi bỗng Hoàng Hoa Thám gặp một cô gái xinh đẹp, khỏe mạnh đó là Đặng Thị Nhu. Đề Thám nói dối với cô Nhu, ông là người đi buôn, bị kẻ cướp lấy hết tiền nong vốn liếng, trời lại sắp tối, sẵn lòng thương người, cô Nhu đưa khách về nhà diện kiến với cha. Cha cô có người con nuôi là Thông Luận là một vị tướng của Đề Thám, hôm ấy cũng về thăm cha nuôi, cũng từ đó, gia đình cô Đặng Thị Nhu trở thành cơ sở của nghĩa quân và cô Nhu trở thành người giúp việc đắc lực cho Đề Thám. Thấy Đề Thám và cô Nhu tâm đồng ý hợp, với sự cho phép của cha già, chẳng bao lâu cô Nhu trở thành vợ ba của Hoàng Hoa Thám, thành hôn Đặng Thị Nhu có tên mới là “Bà Ba Cẩn”. Sát cánh bên chồng bàn định kế hoạch xây dựng lực lượng, bà Ba Cẩn đã đề xuất ý kiến là ta nên tranh thủ sự hòa hoãn, để xây dựng lực lượng, để có thực lực chiến đấu lâu dài. Bà phân tích cặn kẽ, lập luận vững chắc, đã được tướng lĩnh nghĩa quân và thủ lĩnh Đề Thám tán thành.

Đến năm 1907, nghĩa quân của Đề Thám đã lan rộng đến Hà Nội, do sáng kiến và tổ chức của bà Ba Cẩn, Đảng Nghĩa Hưng một tổ chức yêu nước chống Pháp được thành lập ngay ở Hà Nội. Đảng Nghĩa Hưng đề ra kế hoạch đánh úp Pháp và đầu độc lính Pháp tại Hà Nội. Việc tiến hành bị lộ nhưng đã làm bọn Pháp rất hoang mang lo sợ.

Ngày 29-1-1909, quân Pháp tập trung lực lượng đánh vào Yên Thế, bà Ba Cẩn đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu kiên cường, kêu gọi binh sĩ người Việt quay lại với dân với nước. Bà Ba Cẩn đã chiến đấu dũng cảm liên tục 10 tháng trời nhưng thế giặc càng ngày càng mạnh, rồi chẳng may sáng ngày 1-12-1909, bà Ba Cẩn cùng con gái bị giặc bắt cùng một số chiến hữu. Thực dân Pháp đã đem bà đi đày cùng con gái sang Guyane (Nam Mỹ). Dọc hải trình viễn dương, thừa lúc quân canh sơ ý, bà đã nhảy xuống biển tuẫn tiết.

Là một cô gái nông dân, với ý chí căm thù giặc sâu sắc, bà Đặng Thị Nhu đã trở thành vị chỉ huy mưu hoạch chiến đấu oanh liệt và đã anh dũng hy sinh. Tấm gương dũng cảm, bất khuất của bà góp phần làm rạng ngời thêm truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

THÁI GIA THƯ

Hoàng Hoa Thám "Hùm xám Yên Thế"
Ngày 18/3/1913 ông chết. Phan Bội Châu có thơ điếu ông, tôn ông là Chân tướng quân (tướng quân chân chính). Vợ ba ông - bà Đặng Thị Nhu cũng rất nổi tiếng, đã giúp ông nhiều trong vùng đồn điền và trong trận mạc. Trong dân gian còn lưu truyền nhiều giai thoại kể về tài đánh giặc của vợ chồng ông.

Chính vì sự ngưỡng mộ với người anh hùng Yên Thế, Đơrao Sacbone một sĩ quan Pháp đã bỏ nhiều năm đi tìm mộ Đề Thám và năm 1944, ông đã tìm thấy ngôi mộ nằm tại Đồi Ngô thuộc cánh đồng Hữu Phúc. Với cảm xúc kính trọng, ông viết:

Khi mặt đất phủ bóng tối đã lộ ra dấu tích của ông và đồn Hữu Nhuế, tôi cảm thấy mình bay bổng cùng với huyền thoại về người anh hùng và chắc chắn sẽ sống mãi với các thế hệ người Việt Nam”.

Cả gia đình Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời. Theo di chúc, bà được an táng tại Phồn Xương, nơi người cha nhiều năm tháng xây dựng căn cứ chống giặc. Dấu tích thành Phồn Xương nay vân còn, tại đây có tượng đài, nhà lưu niệm về Đề Thám.


Bà Đặng Thị Nho và con gái Hoàng Thị Thế( ảnh )


Tại Dị Chế, dòng họ Trương cũng trưng một bàn thờ đơn sơ thờ Trương Văn Nghĩa, người con trung hiếu của quê hương và dòng họ. Bài văn thề đánh giặc của Đề Thám được gìn giữ như một kỷ vật thiêng liêng. Dưới đây xin trích một đoạn:

Hỡi người dự lễ hôm nay

Cùng nhau ta nắm chặt tay thề nguyền

Thề kế tiếp trung hiền, tiên liệt

Đem máu xương trừ diệt xâm lăng

Cùng nhau hô tiếng to vang


Việt Nam độc lập vững vàng muôn năm.


Hoàng Trung (sưu tầm)






Mặc định

Chương I : Hoàng Hoa Thám "Hùm xám Yên Thế"

"… Đất quê cha tôi
Đất quê Đề Thám
Rừng rậm sông sâu
Con gái cũng theo đòi nghề võ…”


Hoàng Hoa Thám (chữ Hán: 黃花探; tên thật Trương Văn Thám 張文探, còn gọi là Đề Thám 提探; Hùm thiêng Yên Thế (1858 – 10 tháng 2 năm 1913) là người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1885–1913).
Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; sau di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Bố là Trương Văn Thận và mẹ là Lương Thị Minh. Sinh thời, bố mẹ Hoàng Hoa Thám đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn Nùng Văn Vân ở Sơn Tây.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 712x554.
Năm 16 tuổi, ông tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (tháng 3 năm 1884) thì Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh. Năm 1885, ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang (1882-1888). Sau khi Cai Kinh chết, ông đứng dưới cờ nghĩa Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892).

Trong ba năm (1893-1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Tay sai của Pháp là Lê Hoan cầm đầu đoàn quân, một mặt dụ hàng, mặt khác ra sức triệt hạ các xóm làng nơi nghĩa quân Yên Thế hoạt động.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 872x553.

Những bạn cách mạng của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)
Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị những kẻ phản bội như Đề Sặt... Thấy chưa thể dập tắt được phong trào Yên Thế, nên vào năm 1894, Pháp đã yêu cầu giảng hòa, cắt nhượng cho nghĩa quân bốn tổng thuộc Yên Thế. Hoàng Hoa Thám cũng muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị thêm lực lượng, ông đồng ý hòa hoãn. Nhưng chỉ vài tháng sau (đến tháng 10 năm 1895), Pháp đã bội ước, huy động lực lượng mở những cuộc tấn công trên quy mô lớn vào Yên Thế. Pháp treo giải thưởng 30.000 franc cho kẻ nào bắt được Hoàng Hoa Thám. Lần ra quân này của quân Pháp cũng không đàn áp được phong trào nông dân Yên Thế, nên Pháp phải yêu cầu giảng hòa lần thứ hai vào năm 1897.

Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: địa bàn hoạt động được mở rộng từ trung du đến đồng bằng, kể cả vùng Hà Nội. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Chân ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm 1908 của binh lính yêu nước ở Hà Nội (gọi là vụ Hà thành đầu độc). Sự kiện này làm chấn động khắp cả nước. Ngoài ra, Hoàng Hoa Thám xúc tiến việc xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, đồng thời bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 1024x772.
Những bạn cách mạng của Ðề-Thám

Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do đại tá Batay và đại thần Lê Hoàn chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo, nhưng con ông là Cả Trọng bị tử thương và con gái út là Trương Thị Thế bị bắt[1].
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 800x517.
Khâm-Sai việt gian Lê-Hoàn, kẻ thù truyền kiếp của Ðề-Thám

Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.

Đề thám và Cả Rình, Cả Huỳnh 2 cánh tay đắc lực của Đề Thám.


Ông bị mắc mưu ba người. Họ "trá hàng" với lời hứa sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của ông. Họ mang đầu ba ông ra Nhã Nam giao nộp cho Pháp. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Thủ cấp của Đề Thám cùng thuộc hạ bị Pháp bêu ở cả Nhã Nam, Bắc Ninh để thị uy dân chúng.

Chương II : Kháng chiến chống Pháp

Cuộc khởi nghĩa của Ðề-Thám là một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của dân tộc Việt-Nam và cũng là một trong những cuộc khởi nghĩa duy nhất mà người Pháp đã lưu lại trên bưu thiệp.

Sau hoà ước Quí-mùi (1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc-kỳ, Vua Việt-Nam kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp. Ðề-Ðốc Trương-Văn-Thám đã hưởng ứng phong trào này và nổi dậy chống Pháp chiếm giữ các vùng Bắc-Giang, Thái-Nguyên và Hưng-Hóa. Dân chúng gọi ông là Ðề-Thám.

Pháp đem quân đánh mãi mà không được nên năm 1894, Pháp phải xử hoà với ông, cho ông cai quản 22 xã trong vùng Yên-Thế, Ðề-Thám lập căn cứ ở Chợ-Gò. Dân chúng gọi ông là con "Hùm thiêng Yên-Thế". Nhưng hai năm sau thì Ðề-Thám lại nổi lên đánh Pháp, tới năm 1898 thì Pháp lại xin ký hoà ước nhường cho ông thêm nhiều quyền lợi nữa. Ðề-Thám sống yên cho tới năm 1905 thì lại nổi dậy đánh Pháp một lần nữa (những tấm hình ông chụp với gia đình là trong khoãng nầy).
Năm 1908, Ðề-Thám quyết định đánh một cú lớn để chiếm thành Hà-Nội nên đã âm mưu với nhiều người đầu bếp để bỏ thuốc độc (bột datura) cho 200 lính Pháp giữ thành ăn, nhưng vì liều thuốc hơi yếu nên lính Pháp chỉ bị lảo đảo chứ không chết, cuộc âm mưu bất thành.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 810x546.
những người cách mạng yêu nước chống thực dân Pháp bị bắt trong vụ "Ðầu Ðộc" (1908)

Ðầu năm 1909, quân đội xâm lược Pháp quyết định mở chiến dịch lớn để tấn công Ðề-Thám trong tận sào huyệt, Ðề-Thám thua nên bỏ trốn vào rừng. Pháp ra giải thưởng 25.000 đồng cho ai bắt hay giết được Ðề-Thám. Có ba tay lãng tử người Tàu vì ham tiền nên tìm đến Ðề-Thám để xin gia nhập rồi thừa lúc ban đêm ông ngủ mà xúm đến chặt đầu ông đem về lãnh thưởng ngày 10 tháng 2 năm quí-sửu (18-3-1913), chấm dứt một cuộc kháng chiến trường kỳ trên một phần tư thế kỷ.

Chương III : Tư liệu Hình ảnh
[center]
Anh hùng Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 712x554.

Ðề-Thám và mấy người con cháu (giữa 1898 và 1905)
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 872x553.

Những bạn cách mạng của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 1024x772.

Những bạn cách mạng của Ðề-Thám

Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 827x519.

Gia đình cha vợ của Ðề-Thám bị bắt

Cha vợ của Ðề Thám bị bắt sau khi bị tra tấn nhằm bắt Đề Thám ra hàng nhưng không thành công
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 825x538.

Đặng Thị Nhu, người vợ thứ 3 của Ðề Thám bị bắt(sau khi Đề Thám mất bà là người gánh vác Khởi nghĩa Yên Thế )

Thế Mùi, người vợ thứ 2 của Cả Rinh (con nuôi của Ðề Thám)

Thế Mùi bị bắt


Yên Thế, 2 nghĩa quân bị bắt (1911)

Anh hùng Ba-Biêu, cánh tay mặt của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

Ngôi chùa tuyên hệ của nhóm Ðề-Thám(theo tư liệu có thể là chùa Liễu Đế(không có thông tin về ngôi chùa này)

Một nghĩa quân và Quynh, con rể của Ðề Thám ra hàng
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 800x611.


Một thành lũy của Đề Thám
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 710x447.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 700x464.

Phía trong của thành lũy
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 800x502.

Một đồn lính thực dân xâm lược Pháp trong vùng Yên-Thế

Ðường hào của quân đội thực dân xâm lược Pháp để chống lại Ðề-Thám

Thực dân Pháp đang xây dựng một đồn lính trong vùng Yên-Thế

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 700x455.

Lính Pháp xâm lược trong vùng Yên-Thế

Vận tải một tử thương (1909)

Chôn cất một lính thực dân Pháp tử trận (1909)

Chuyên chở một thương binh (1909)

Thương binh Pháp (1909)
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 829x522.

Yên Thế, lính thực dân Pháp đang nấu ăn
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 825x524.

Yên Thế, lính thủy quân thực dân Pháp ở Mo Trang
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 813x515.

Vận chuyển lương thảo
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 702x432.

Nghĩa quân Yên Thế
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 800x517.

Khâm-Sai việt gian Lê-Hoàn, kẻ thù truyền kiếp của Ðề-Thám
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Bạn vui lòng bấm vào khung này để xem hình ảnh gốc. Kích thước của hình gốc là: 700x436.

Nhóm quân của Phạm Quế Thắng __________________

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------