Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, October 15, 2010

TNHH- GÓP Ý VỚI NHÀ VĂN SƠN TÙNG CHUYỆN ÔNG TƯỚNG NĂM XƯA

GÓP Ý VỚI NHÀ VĂN SƠN TÙNG QUA BÀI VIẾT NHÂN CHUYỆN ÔNG TƯỚNG NĂM XƯA

Kính anh Sơn Tùng.

Hôm nay tình cờ có một người quen chuyển cho tôi bài viết của anh. Thú thật tôi cũng lơ là đọc. Tôi đợi khi có giờ rỗi rảnh thì hẵn đọc vì anh Sơn Tùng viết thì thường có tính toán để có những qui kết có trọng lượng. Nhưng khi có một người bạn gọi hỏi tôi đã đọc bài của ông Sơn Tùng với cái nhan đề : NHÂN CHUYỆN ÔNG TƯỚNG NĂM XƯA chưa. Tôi đáp thấy rồi nhưng chưa đọc vì mới đi biển về. Người bạn lại hối. Đọc đi bà ơi! vui lắm.

Thưa anh Sơn Tùng.Tôi đọc bài viết của anh thấy hơi phiền, và cũng không hiểu tại sao anh lại viết những lời thiếu thuyết phục như vậy.

Xin phép anh cho tôi đi thẳng vào hai khía cạnh chính yếu mà anh đã viết ra:

1. Than phiền người Quốc Gia mạt sát người Quốc Gia còn hơn VGCS mạt sát người Quốc gia, tạo cảnh chia rẽ

2. Thái độ của người Tỵ nạn VC đối với những người tự đánh bật mình ra ngoài tập thể và tuyên truyền làm lới cho VGCS.

Tôi xin đi vào phần 1 anh viết:

" Nhiều người đã than phiền về hiện tượng kém văn hoá trong đối thoại và phát biểu chính kiến được một số người thường xuyên sử dụng và ngày càng phổ biến trong cộng đồng với phương tiện truyền thông điện tử ngày nay. Không kể những bài viết nặc danh hay bệnh hoạn, một số người tự nhận là nhà văn, nhà báo, trí thức cũng dùng hình thức lăng mạ thậm từ khi công kích người không đồng quan điểm với mình, thay vì đưa ra những dữ kiện để nói lên lập trường của mình. Những người này đã nhân danh “chống cộng” để mạt sát những người quốc gia nặng nề hơn cả những ngôn từ mà Việt Cộng đã dùng để chửi người quốc gia.

Thưa anh. Mọi người đọc và viết trên internet đều có một nhãn quan rõ ràng về một lớp người chống Cộng chân chính có thế làm một địa bàn vững chắc trên Net để đánh trả lại những kế hoạch trí trá của VGCS đang tuyên truyền để lừa bịp thế giới hầu củng cố sự tồn tại của Đảng CSVN.

VGCS cũng lồng vào người chống Cộng khoát chính nghĩa quốc gia để gây lũng đoạn và tạo một bộ măt nham nhở trên diễn đàn hầu tuyên truyền để đạt mục đích chính trị. Anh là một người lịch lãm chắc anh có thể nhận ra những văn phong "bệnh hoạn " đó đi từ đâu và mục tiêu của họ là gì.?

Khi anh nói đến người Quốc Gia tức là anh phải nói đến lằn ranh Quốc/Cộng. Những ai đang có công tác lý luận làm lợi cho VGCS họ có còn được coi là người Việt Quốc Gia nữa không? hay là Việt Gian , và những người này có còn đứng trong hàng ngũ của người Việt tỵ nạn CS nữa không

Ở phần 2 khi anh viết về thái độ của người Tỵ nạn CS đối với những người tự đánh bật mình ra ngoài tập thể và tuyên truyền làm lới cho VGCS.

Đoạn văn dưới đây đã nói lên sự thiếu mạch lạc khi anh chuyển mệnh đề " Nhưng lịch sử không ngừng lại ở ngày 30.4.1975. Cuộc chiến đấu của quân dân VNCH vì chính nghiã Tư Do đang được những người khác tiếp tục trên một mặt trận khác – mặt trận không tiếng súng, và sớm hay muộn, chính nghiã ấy sẽ thắng. Khi ấy lịch sử sẽ công bằng hơn và khách quan hơn với những người đã giữ các vai trò quan trọng, ở bên này hay bên kia, trong cuộc tranh chấp ý thức hệ kéo dài qua hai thế kỷ trên mảnh đất bất hạnh Việt Nam."

Một khi anh viết : " Cuộc chiến đấu của quân dân VNCH vì chính nghiã Tư Do đang được những người khác tiếp tục trên một mặt trận khác – mặt trận không tiếng súng"

Nói như vậy tức là cuộc chiến đấu của quân dân VNCH đã tiếp tục trên một mặt trận khác, không tiếng súng tức là MẶT TRẬN TUYÊN TRUYỀN. Anh có đồng ý không.?

Như mọi người ai cũng biết về lịch sử cuộc chiến VN, VGCS đã thắng VNCH trên mặt trận tuyên truyền qua sở trường lừa bịp của chúng. Nếu đã là mặt trận tuyên truyền thì những người Quôc gia cần phải đánh thẳng vào những kế hoạch tuyên truyền lừa bịp của chúng như nói là VN bây giờ có tự do dân chủ. CSVN cũng có người yêu nước. Nếu những lời nói này đi từ người dân người ta còn tha thứ. Chính những lời này đi từ một ông Đại tướng bỏ thành, một cựu thủ tướng VNCH thì người dân trong nước họ nghĩ gì?:

1. ông Trần Thiện Khiệm đang đánh bóng cho Việt Cộng trên chiến thuật có tự do dân chủ để cổ động sự tồn tại cho Đảng CSVN.

2. Ông Trần Thiện Khiêm cho rằng Đảng VGCS vẫn có người yêu nước không nên kết tội họ thì hoá ra những sự bạch hoá về sự tán ác của VGCS đối với người dân Việt như những vụ đàn áp giáo dân Thái Hoà, Tam Toà Đồng Chiêm, giam giữ Thích Quảng Độ đàn áp tôn giáo Phật giáo cũng như Công giáo đánh đập dân Cồn Dầu làm họ phải quyết tử đi tìm đường sống. Nếu nói theo ông Đại Tướng Trần Thiện Khiêm thì tất cả những dữ kiện đau thương đang xảy ra cho dân tộc VN hiện nay là không trung thực, là nói láo vì cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm đã nói là VC cũng có lòng yêu nước và cũng có tự do dân chủ. Vậy có phải là Cựu Đại tướng Trần Thiện Khiêm đang tuyên truyền để làm lợi cho VGCS?.

Đối với VGCS khi chúng muốn tuyên truyền những gì chúng chỉ cần nói một vài câu chính đúng mục tiêu, sau đó nói hươu nói vượn gì cũng được. Cựu Thủ Tướng, cựu Đại tướng VNCH Trần Thiện Khiêm không biết vô tình hay hữu ý cũng đi đúng chiêu bài trên công tác tuyên truyền của chúng. Chỉ cần nói vào trọng điễm sau đó nói nhăng nói cuội gì cũng OK. Những ai rành VGCS thì chắc hẵn rành cái chiêu bài này.

Đây có phải là một hành vi tuyên truyền cho VGCS không anh Sơn Tùng? Trước khi nói đến công và tội thì tôi chắc chắn biết anh có đủ hiểu biết để hiểu rất rõ tại sao Mỹ bỏ Nam VN và họ vin vào cớ gì để bỏ miền Nam không thưa anh? THAM NHŨNG mà chính cựu Đại tướng Trần Thiện Khiêm và tay chân đã gây ra cái nguyên do này. Nói như vậy để anh phải hiểu "Tiên trách kỷ , hậu trách nhân"

Thái độ của người Quốc gia chân chính là vạch rõ lắn ranh quốc Cộng. Không tuyên truyền cho VGCS và nhất là không chấp nhận những ai cố tâm tuyên truyền cho VGCS.

cho nên khi anh viết: "Nay, Ông Trần Thiện Khiêm, trông hom hem với số tuổi ngoài 80, xuất hiện trước đám đông với bà vợ khác tươi cười bên cạnh trong bức ảnh được phổ biến trên các mạng điện tử cùng với những lời đả kích, lăng mạ ông. Tôi nghe một cảm giác xót xa trong lòng, và ngậm ngùi nghĩ đến những người lính (trong đó có những người mang sao trên cổ áo trận) đã tự sát trong bi kịch 30.4.1975."

Tôi có cảm tưởng như anh đang cố chuyển dư luận về một chiều hướng khác mà trong đó cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm là nạn nhân trên mặt trận truyền thông này. Anh có ý gì khi muốn lái dư luận về một hướng khác vậy anh Sơn Tùng? và nhất là khi anh cố ý đem sự đau xót của anh đối với cựu Đại tướng Trần Thiện Khiêm đi so sánh với những Tướng đã hào hùng tuẫn tiết chết theo thành? Có đáng không và tại sao lại có sự so sánh kỳ cục vậy?

Hơn nữa đã 35 năm qua không ai nhắc nhở cựu Đại tướng Trần Thiện Khiêm, và hầu như họ cũng đã quên những gì về Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm ngày xưa. Nhưng vì sự xuất hiện bất thần của ông ta cùng với những luận điệu tuyên truyền cho VGCS thì lúc đó người dân tỵ nạn mới có ý kiến về ông ta

Thêm vào đó anh lại viết :" Khi ấy lịch sử sẽ công bằng hơn và khách quan hơn với những người đã giữ các vai trò quan trọng, ở bên này hay bên kia, trong cuộc tranh chấp ý thức hệ kéo dài qua hai thế kỷ trên mảnh đất bất hạnh Việt Nam."

Vậy xin hỏi anh bây giờ những người Việt Nam khi họ nói về lịch sử và bàn về Lê Chiêu Thống thì họ nói gì anh Sơn Tùng. Có phải họ nói Lê Chiêu Thống là tên bán nước rước voi về giày mã tổ phải không.

Vậy thử hỏi anh VGCS đang bán nước cho Quân Rợ Hán năm xưa, tên Nồng Đức Mạnh Tổng Bí Thư Đảng VGCS khúm núm chào quan Thái Thú Tàu. Vậy mà Cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm lại "Đánh Bóng " cho chúng thì thử hỏi chúng ta có cần phải đợi lịch sử mai sau luận công và tội với những người đã giữ các vai trò quan trọng này không?

Anh đừng buồn vì tính tôi thích nói thẳng. Có gì không vừa ý anh bỏ qua nghe.

Kính

Tôn Nữ Hoàng Hoa

10/15/2010

----------------------------------


Trần Công Tử
Nhắn Sơn Tùng

Ta chưa thấy đứa nào ngu như thế!
Cũng tự hào là “cây ziết, nhà zăng”
Trải nghiệm cuộc đời trong bấy nhiêu năm
Óc cứ ngu, lời cứ thum thủm thúi…


Biết mình ngu thì câm đi thằng Cụi!
Miền Nam nay trong khốn nạn, điêu tàn
Bởi hai thằng Khiêm, Minh phá nước tan
Chịu lệnh Mỹ giết anh em cụ Diệm!


Kể từ đó, người miền Nam khốn nạn
Một loạt thằng Ba Búa quấy cho hôi
Kỳ, Quang, Khiêm, Minh, Xuân, Đính…lũ tồi
Chúng ngu dốt, biết chi là “cách mạng”?


Là người có học, sao cứ sủa văng mạng?
Không cần chi lẽ phải, nghĩa làm sao?
Hãy câm mồm, đừng có sủa tào lao
Văn với vẻ nói nghe mà nôn mửa!


47 năm, người miền Nam hết cựa!
Bởi thằng Khiêm, một thằng Xịa, liếm trôn
Miệng nó câm, cái mặt thịt vô hồn
Chắc là mi đã được nhiều mưa móc!


Nói lời ngay, trẻ con còn muốn học
Sủa ngu si là chúng chửi mặt dày
Ta chưa từng thấy đứa cậy văn hay
Nhưng suy nghĩ như những phường bá láp!


Thật tội nghiệp cho Bút văn, bút rác!!!

20101016
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Trích từ Aladin Nguyễn (quatloiphong7@yahoo.com)
Subject: Khi nhà văn Sơn Tùng thương vây khóc mướn cho ông tướng sát nhân TTK của mình.
Lập loạn của một ông văn sĩ Sơn Tùng có khác, viết bằng con tim chứ không bằng lý trí với bộ óc suy nghĩ đắn đo và hiểu biết của một con người bình thường với lương tri !. Câu hỏi cho nhà văn Sơn Tùng là ông thấy tội nghiệp cho một ông gìa 80 tuổi Trần thiện Khiêm đứng bên cạnh người vợ trẻ, bị thiên hạ xúm vào phỉ nhổ và nhục mạ thậm tệ.. (đại ý là như vậy đi), thế nhưng, tại sao nhà văn Sơn Tùng không hỏi hoặc nghĩ ngược lại rằng, hơn 40 năm trước kia, một ông gìa 80 tuổi TTK hôm nay, với quyền lực đầy mình, đã nhẫn tâm ra tay giết hại một người ngã ngựa, một người đã giơ tay đầu hàng chịu về nộp mạng cho đại tướng Trần thiện Khiêm để trị tội (mà tội gì vậy ? trị TT Diệm về tội yêu nước chăng ?). Hành vi giết một người ngã ngựa, một người trong tay không tấc sắt, bị trói quặt hai tay sau lưng, với những viên đạn và những nhát dao chí tử vào thân thể người ta, đó là một hành vi của một kẻ có máu lạnh như đại tướng Trần thiện Khiêm và bè lũ.. mới hành động như thế đó thôi !. Nay dù ông đại tướng TTKhiêm nọ có gìa bao nhiêu tuổi đi nữa thì tội ác kia vẫn phải được trừng trị như thường. Khi nhìn tấm ảnh TT Diệm bị bắn bên cạnh cái thau đựng máu tươi của TT Diệm đổ ra, xin hỏi nhà văn Sơn Tùng nghĩ gì về hành động giết người ngã ngựa của đại tướng Trần thiện Khiêm và bè lũ tay sai giết mướn này ??
Đệ nhị thế chiến thứ 2 đã chấm dứt gần 50-60 năm qua, thế mà những tên tướng trong chính quyền Đức quốc Xã hoặc Ý, ngày nay vẫn còn bị truy lùng và bắt xử dù các vị tướng ấy có gìa đến mấy đi nữa, thế giới vẫn không buông tha cho họ, không tha cho những kẻ ngã ngựa này cả. Va có ai thương thay khóc mướn khi thấy các vị tướng gìa nua với 90 đến 100+ tuổi này của Đức Quốc Xã Hitler bị bắt trị tội hay không vậy ??

Đại tướng Trần thiện Khiêm là người của lịch sử, đã gây cho đất nước đồ thán sinh linh, giết hại nguời yêu nước VN, bắn chết một tổng thống VNCH/NĐD, bàn tay đã nhúng chàm, đã gây tội ác tày trời, dù nay TTKhiêm có gìa bao nhiêu tuổi đi nữa thì tội ác kia phải cần được trị tội, bêu đầu và cần phải nguyền rủa ngàn đời sau... TonNuHoangHoa <goinhau2000@yahoo.com> wrote:GÓP Ý VỚI NHÀ VĂN SƠN TÙNG QUA BÀI VIẾT NHÂN CHUYỆN ÔNG TƯỚNG NĂM XƯA (Mời tìm đọc ở nhiều Diễn Đàn)



NHÂN CHUYỆN ÔNG TƯỚNG NĂM XƯA

Sơn Tùng

Mấy tuần nay, cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã bị chửi rủa thậm tệ kể từ khi ông xuất đầu lộ diện sau hơn 35 năm sống ẩn dật và im lặng.

Không rõ Ông Trần Thiện Khiêm nghĩ gì, riêng người (cựu) công dân Việt Nam Cộng Hoà này cảm thấy đau xót và muốn nhân dịp này nói lên vài điều.

Kể từ trưa ngày 30.4.1975, cũng như tuyệt đại đa số người dân miền Nam Việt Nam, tôi đã trải qua nhiều cực khổ về vật chất, nhưng thật không đáng kể so với những đau đớn về tinh thần của người dân trong một nước bại trận mà phẩm giá, danh dự, nhân quyền, tình cảm đã bị dày xéo, chà đạp cả trong những giấc ngủ.

Đó là lý do đã khiến tôi quyết định bước lên con tàu gỗ nhỏ ra khơi trong một đêm tối và đã may mắn không bỏ thây dưới biển sâu. Gần ba mươi năm nay, tôi đã sống một cuộc đời khác trên quê hương thứ hai nhưng đồng thời vẫn tự coi mình như một người tị nạn, và có những sinh hoạt với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Những sinh hoạt này là sợi dây liên lạc với quê cũ, và cũng làm cho sự ra đi của mình có ý nghĩa khác với một di dân kinh tế. Trong cộng đồng người Việt tị nạn, tôi đã tìm lại được những gì đã bị tước đoạt trên quê hương cũ, nhưng đã phải mang trong lòng một đau xót mới, mà tôi tin rằng cũng là một bóng đen ám ảnh tâm hồn nhiều người khác.

Nhiều người đã than phiền về hiện tượng kém văn hoá trong đối thoại và phát biểu chính kiến được một số người thường xuyên sử dụng và ngày càng phổ biến trong cộng đồng với phương tiện truyền thông điện tử ngày nay. Không kể những bài viết nặc danh hay bệnh hoạn, một số người tự nhận là nhà văn, nhà báo, trí thức cũng dùng hình thức lăng mạ thậm từ khi công kích người không đồng quan điểm với mình, thay vì đưa ra những dữ kiện để nói lên lập trường của mình. Những người này đã nhân danh “chống cộng” để mạt sát những người quốc gia nặng nề hơn cả những ngôn từ mà Việt Cộng đã dùng để chửi người quốc gia.

Đối phương gọi những cấp lãnh đạo miền Nam là “thằng” làm người ta bất bình nhưng không đau xót như khi những người ấy bị vài kẻ tự nhận là “người quốc gia” nguyền rủa bằng những tĩnh từ xấu xa, dơ bẩn. Những người này đang làm giùm kẻ thù công việc dành cho những tay sai thấp hèn của chúng với hiệu quả gấp đôi, vì dưới mắt công luận, “chính người quốc gia đã chửi rủa người quốc gia”.

Sau khi chiếm được miền Nam năm 1975 bằng võ lực, kẻ chiến thắng biết không chiếm được lòng dân nên đã áp dụng chính sách khuyến khích người miền Nam viết bài, viết sách phơi bày những xấu xa (bất kẻ sự thật hay bịa đặt) của các tướng tá và những người lãnh đạo của chế độ cũ, nhưng cũng không mấy ai hưởng ứng. Ngày nay, những điều ấy đầy dẫy trên các mạng điện tử và sách báo ở hải ngoại.

Riêng trường hợp cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, ông còn mang thêm cấp bực đại tướng và đã từng nắm nhiều chức vụ quan trọng trong Quân đội VNCH và đã đóng những vai trò then chốt trong các biến cố chính trị tại miền Nam Việt Nam từ cuộc chính biến ngày 11.11.1960 đến cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 và về sau. Ông là một trong những người bị gọi là “tẩu tướng” vì đã bỏ hàng ngũ và chạy thoát khỏi Việt Nam trước khi Sài-Gòn thất thủ năm 1975. Sau 35 im lặng, gần đây không rõ do động cơ nào ông đã ra khỏi bóng tối và phát biểu những lời khiến nhiều người bất bình.

Sự tan rã của Quân đội VNCH năm 1975 đã để lại biết bao thảm kịch - của đất nước và của từng con người – mà hiển nhiên những người nắm vai trò lãnh đạo không thể chối bỏ trách nhiệm. Phải chi trong lúc tổ quốc lâm nguy, Đại tướng Trần Thiện Khiêm ở lại với quân đội, với thuộc cấp, với đồng bào để chiến đấu cho đến phút cuối cùng, và nếu lại tự bắn một viên đạn vào đầu hơn là để rơi vào tay địch quân thì đẹp biết bao, và sẽ lưu danh muôn thuở, như các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai,…

Quân đội VNCH không thiếu những chiến sĩ can trường, vì vậy quân đội ấy đã chiến đấu hữu hiệu và bảo vệ tự do cho miền Nam trong hai mươi năm. Trong thời gian dài hai thập niên ấy, bao nhiêu cuộc đời đã được tạo lập, bao nhiêu sự nghiệp đã được làm nên, bao nhiêu hạnh phúc đã được đắp xây, bao nhiêu công danh đã đạt thành, nhờ sự hy sinh của những người lính – trong đó gồm cả những người binh nhì đến những người lính mang sao trên cổ áo trận.

Lịch sử của Quân đội VNCH là một lịch sử hào hùng nhưng cũng đầy bất hạnh. Ra đời giữa hai gọng kềm của thực dân và cộng sản, quân đội ấy đã trưởng thành trong khói lửa với những cấp chỉ huy đầu tiên xuất thân từ Quân đội Pháp, sau đó lớn mạnh dần với những người lính được đào tạo từ các quân trường của chính quyền Quốc gia. Những người lính ấy được xem như những quân nhân chuyên nghiệp, cũng như ở mọi quốc gia theo cơ chế dân chủ khác, mà nhiệm vụ là bảo vệ đất nước, và đứng ngoài những hoạt động chính trị. Nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt do cuộc chiến tranh quốc/ cộng ngày một quyết liệt phải lệ thuộc sâu xa vào viện trợ của Hoa Kỳ, quân đội ấy đã bị lôi kéo vào đấu trường chính trị, và đã đem bạo lực vào chính trường qua những cuộc đảo chính do một số tướng tá cầm đầu.

Nhưng đảo chính quân sự không phải là hiếm tại những nước thuộc Thế giới Thứ Ba lúc ấy, từ Nam Hàn tới Indonesia, Thái Lan, Lào, Cam-bốt, Pakistan, nhất là tại các nước Phi Châu và Nam Mỹ. Những quân nhân làm đảo chính nếu thất bại sẽ trở thành kẻ phản loạn và phải ra Tòa án Quân sự, nếu thành công thì lên nắm quyền và tìm cách chính thống hoá sự cầm quyền bằng những cuộc bầu cử và tái lập chế độ dân chủ. Tại miền Nam Việt Nam, từ năm 1960 tới 1966 đã xảy ra nhiều cuộc đảo chính hay âm mưu đảo chính, trong đó, cuộc đảo chính ngày 01.11.1963 đã đưa một số quân nhân lên nắm quyền cho đến ngày VNCH sụp đổ năm 1975.

Sự thất bại của cuộc chiến đấu ngăn chặn làn sóng đỏ tại Việt Nam có nhiều nguyên nhân mà trong những năm gần đây sự thật đã dần dần được nhìn nhận. Cuộc chiến đấu ấy có thể thắng, nhưng đã thua vì sự suy sụp của mặt trận hậu phương tại Mỹ, vì sự phản bội của truyền thông báo chí Mỹ và phương Tây, nhất là vì những quyết định sai lầm của chính quyền Hoa Kỳ, đồng minh sinh tử của Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy.

Vì những nguyên nhân ấy, quân dân miền Nam Việt Nam đã trở thành nạn nhân. Quân lực VNCH hùng mạnh đã tan rã trong 55 ngày, mà số phận của những người lính thật bi đát. Trong những ngày cuối cùng hỗn loạn và cực kỳ căng thẳng, quyết định của mỗi cá nhân có lẽ phần nhiều là do những yếu tố ngoại cảnh đưa đẩy, ngày nay rất khó cho những ai muốn đóng vai trò một pháp quan để phán xét trong tháp ngà bình yên. Tuy nhiên, sự đào thoát sớm sủa của những viên tướng thâm niên ở Sài-Gòn là hành động khó biện minh. Danh từ “tẩu tướng” được gán cho họ là một bản án danh dự chung thân không có toà nào để kháng cáo.

Trở lại với trường hợp của (cựu) Tướng Trần Thiện Khiêm. Sự tái xuất hiện của ông đã làm nhiều người ngạc nhiên, trong đó có kẻ viết bài này, và làm tôi nhớ lại một việc xảy ra đã lâu, nhân dịp này, tưởng nên được ghi lại ở đây. Một ngày (không thể nhớ rõ) không lâu sau khi (cựu) Trung tướng Thái Quang Hoàng qua đời, tôi đang ngồi nói chuyện với (cựu) Tướng Phạm Văn Đổng tại phòng khách nhà ông (đường Hillsman, Falls Church, Virginia) thì có chuông điện thoại reo. Ông xin lỗi để trả lời điện thoại và đã nói chuyện khá lâu. Khi trở lại, ông cho biết Bà Trần Thiện Khiêm gọi về việc đăng báo chia buồn với gia đình Tướng Thái Quang Hoàng, và yêu cầu Ông Đổng bỏ cấp bậc “đại tướng” trước tên Trần Thiện Khiêm trên bản phân ưu (với lý do “ra ngoài này mà còn xưng tướng tá làm chi cho chúng chửi”). Ông Đổng cố thuyết phục Bà Khiêm và nói rằng “cấp tướng là do quốc hội quyết định vinh thăng, ai là tướng thì vẫn là tướng vì chỉ quốc hội mới có quyền lột lon họ”, và nếu bỏ cấp bậc trước tên Trần Thiện Khiêm trong khi những người khác có cấp bậc thì coi rất kỳ cục. Bà Khiêm nhất định không thay đổi lập trường và cuối cùng nói “vậy thì bỏ tên Trần Thiện Khiêm ra khỏi bản phân ưu”. Sau đó, tôi không được đọc bản phân ưu đăng trên báo nên không biết có tên Trần Thiện Khiêm hay không, và nếu có thì có kèm cấp bậc không. Ông Phạm Văn Đổng đã qua đời, bà vợ Ông Trần Thiện Khiêm cũng đã mất, nhưng tôi nghĩ vài người trong giới cựu tướng, tá đã nghe về giai thoại này.

Nay, Ông Trần Thiện Khiêm, trông hom hem với số tuổi ngoài 80, xuất hiện trước đám đông với bà vợ khác tươi cười bên cạnh trong bức ảnh được phổ biến trên các mạng điện tử cùng với những lời đả kích, lăng mạ ông. Tôi nghe một cảm giác xót xa trong lòng, và ngậm ngùi nghĩ đến những người lính (trong đó có những người mang sao trên cổ áo trận) đã tự sát trong bi kịch 30.4.1975.

Nhưng lịch sử không ngừng lại ở ngày 30.4.1975. Cuộc chiến đấu của quân dân VNCH vì chính nghiã Tư Do đang được những người khác tiếp tục trên một mặt trận khác – mặt trận không tiếng súng, và sớm hay muộn, chính nghiã ấy sẽ thắng. Khi ấy lịch sử sẽ công bằng hơn và khách quan hơn với những người đã giữ các vai trò quan trọng, ở bên này hay bên kia, trong cuộc tranh chấp ý thức hệ kéo dài qua hai thế kỷ trên mảnh đất bất hạnh Việt Nam.

Xin hãy dành mọi năng lực, tâm trí cho cuộc chiến đấu ấy hơn là mạt sát, xâu xé lẫn nhau vì những chuyện chỉ gây chia rẽ thuộc về một trang sử đã được lật qua.

Sơn Tùng

15.10.2010


quatloiphong7 Fri Oct 15, 2010 7:26 pm

Lập luận của một ông văn sĩ Sơn Tùng có khác, viết bằng con tim chứ không bằng lý trí với bộ óc suy nghĩ đắn đo và hiểu biết của một con người bình thường với lương tri !. Câu hỏi cho nhà văn Sơn Tùng là ông thấy tội nghiệp cho một ông gìa 80 tuổi Trần thiện Khiêm đứng bên cạnh người vợ trẻ, bị thiên hạ xúm vào phỉ nhổ và nhục mạ thậm tệ.. (đại ý là như vậy đi), thế nhưng, tại sao nhà văn Sơn Tùng không hỏi hoặc nghĩ ngược lại rằng, hơn 40 năm trước kia, một ông gìa 80 tuổi TTK hôm nay, với quyền lực đầy mình, đã nhẫn tâm ra tay giết hại một người ngã ngựa, một người đã giơ tay đầu hàng chịu về nộp mạng cho đại tướng Trần thiện Khiêm để trị tội (mà tội gì vậy ? trị TT Diệm về tội yêu nước chăng ?). Hành vi giết một người ngã ngựa, một người trong tay không tấc sắt, bị trói quặt hai tay sau lưng, với những viên đạn và những nhát dao chí tử vào thân thể người ta, đó là một hành vi của một kẻ có máu lạnh như đại tướng Trần thiện Khiêm và bè lũ.. mới hành động như thế đó thôi !. Nay dù ông đại tướng TTKhiêm nọ có gìa bao nhiêu tuổi đi nữa thì tội ác kia vẫn phải được trừng trị như thường. Khi nhìn tấm ảnh TT Diệm bị bắn bên cạnh cái thau đựng máu tươi của TT Diệm đổ ra, xin hỏi nhà văn Sơn Tùng nghĩ gì về hành động giết người ngã ngựa của đại tướng Trần thiện Khiêm và bè lũ tay sai giết mướn này ??
Đệ nhị thế chiến thứ 2 đã chấm dứt gần 50-60 năm qua, thế mà những tên tướng trong chính quyền Đức quốc Xã hoặc Ý, ngày nay vẫn còn bị truy lùng và bắt xử dù các vị tướng ấy có gìa đến mấy đi nữa, thế giới vẫn không buông tha cho họ, tha cho những kẻ ngã ngựa này cả. Va có ai thương thay khóc mướn khi thấy các vị tướng gìa nua với 90 đến 100+ tuổi này của Đức Quốc Xã Hitler bị bắt trị tội hay không vậy ??
Đại tướng Trần thiện Khiêm là người của lịch sử, đã gây cho đất nước đồ thán sinh linh, giết hại nguời yêu nước VN, bắn chết một tổng thống VNCH/NĐD, bàn tay đã nhúng chàm, đã gây tội ác tày trời, dù nay TTKhiêm có gìa bao nhiêu tuổi đi nữa thì tội ác kia phải cần được trị tội và cần phải nguyền rủa ngàn đời sau...

PHẢN TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM
Họ Trần tên gọi Thiện Khiêm
Buôn dân bán nước chẳng hiềm xấu xa
Ôm chân Mỹ, phản Ngô gia
Ngoại bang thao túng, sơn hà đảo điên!
Thành tan, nước mất, "tẩu vi tiên"!
Sống chết mặc bay, lão ẵm tiền
Đào ngũ thoát thân băng vạn lý,
Mai danh ẩn tích mấy mươi niên!
Bạn thù loạng quạng khôn phân biệt,
Quốc Cộng nhập nhằng rõ đảo điên!
Tẩu tướng ngu đần ăn phải bả
Việt gian mở miệng dụ "giao liên"!
16.10.2010

HỒ CÔNG TÂM




No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------