Kết quả phiên tòa xử 6 giáo dân oan Cồn Dầu
http://www.youtube.com/watch?v=DLSuQyhdLGQ&feature=player_embedded
RFA 27.10.2010
Sáu giáo dân ở Cồn Dầu đã bị tuyên án từ 12 tháng tù đến tha bổng, trong phiên tòa hôm nay tại Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Hữu Minh bị kết án 12 tháng tù, bà Phan thị Nhẫn bị 9 tháng tù, những người còn lại hưởng án treo, ngày mai được về, là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, và bà Nguyễn Thị Thế.
Một giáo dân tham dự phiên tòa kể lại với phóng viên Gia Minh của đài Á Châu Tự Do về kết quả và không khí của phiên tòa:
Quang cảnh phiên xử: phóng viên nhà báo cũng nhiều, các đòan thể công giáo tập trung lại cũng nhiều. Truớc ngày xử các giáo xứ riêng rẽ cũng đã cầu nguyện đặc biệt cho sáu người này.
Khi dự phiên tòa ai cũng hiểu mọi chuyện đã được sắp xếp hết rồi, ai cũng bàng quang cho rằng nếu có tranh đấu cũng đã lên ‘khung’ hết rồi nên hầu như chẳng ai tranh đấu gì, nguời ta cũng đoán lờ mờ kết quả phiên tòa là vậy.
Thân nhân được vào hết, đây là một phiên tòa gần như mở, cho vào tự do.
Luật sư do phía thành phố chỉ định, danh sách luật sư chúng tôi có thể cung cấp vào ngày mai, vì đông quá chen vào không được. Như tôi nói mọi chuyện đã được sắp xếp hết ; tuy nhiên luật sư cũng đưa ra chứng cứ về việc buộc ông Minh xách động dân chúng, nhưng lúc xảy ra bạo động ông Minh không có ở đó, nhưng rồi cuối cùng bị ghép vào hết.
Ông Minh không nhận tội, nhưng anh biết việc này đã được sắp xếp từ trong nhà lao chứ không từ bên ngòai thì những người khác phải nhận tội, ‘thấp cổ bé họng’ biết làm sao!
Nhìn bề mặt là vậy, còn phía sau thì chúng ta tự hiểu!.
Phản ứng của thân nhân Giáo dân Cồn Dầu vừa bị tuyên án
LTS- Giáo dân oan Giáo xứ Cồn Dầu tránh ác quỷ gặp luu manh Cù Huy Hà Vũ là công thần của chế dộ từ cha Cù Huy Cận đến đời con họ Cụ trung thành với Cộng Sản việt gian. Cù Huy Hà Vũ là đảng viên " hồng và chuyên " , là "con cưng của đảng" được đảng cho phép giả vờ đứng về nhân dân để lừa thế giới là "nhà nước " cũng có luật sư "của đảng " đứng sau lưng dân oan . Nếu dân oan cả tin vào bọn luật bịp thì có ngày bị luật sư họ Cù và "nhà nước " đâm dao lút cán như lịch sử Nhân Dân Giai Phẩm dưới bàn tay của việt gian Cù Huy Cận đưa người trí thức xập vàp bẫy sa vào lao tù, tán gia bại sản.Gia Minh, phóng viên RFA
2010-10-27
Phiên xử những giáo dân Xứ Cồn Dầu bị bắt trong vụ đám tang cụ bà Hồ Nhu hồi ngày 4 tháng 5 vừa qua đã kết thúc hôm 27/10.
Phiên xử kết thúc với bản án cao nhất là 12 tháng tù giam dành cho ông Nguyễn Hữu Minh, 9 tháng tù giam với bà Phan Thị Nhẫn, những người còn lại cũng bị chín tháng tù giam nhưng là án treo.
Ghép tội
Phản ứng của thân nhân người bị án cao nhất là ông Nguyễn Hữu Minh thế nào? Các luật sư tham gia bào chữa tại phiên xử có ý kiến ra sao? Gia Minh trình bày trong phần sau:
Bà Huỳnh Thị Phụng, tự Phượng, là vợ của ông Nguyễn Hữu Minh sau khi dự phiên tòa về, cho Đài chúng tôi biết ý kiến của bà về việc Tòa án Nhân dân Quận Cẩm Lệ kết án ông này với hai tội danh là ‘gây rối trật tự’ và ‘chống người thi hành công vụ’, cùng một số thông tin liên quan như sau:
Anh Minh không có tội gì mà người ta ép vào hai tội. Luật sư cũng bào chữa anh Minh vô tội. Người ta lấy chứng cứ từ lời khai của người khác để ghép tội cho anh Minh.Bà Huỳnh Thị Phụng
“Anh Minh không có tội gì mà người ta ép vào hai tội. Luật sư cũng bào chữa anh Minh vô tội. Người ta lấy chứng cứ từ lời khai của người khác để ghép tội cho anh Minh.
Gia đình ông Hồ Tòng, Hồ Tàu, bà Mười nói rằng anh Minh đến nhà vận động chôn tại Nghĩa trang Giáo xứ Cồn Dầu; và người cháu Hồ Thị Nga cũng nói vậy. Luật sư thì nói gia đình có bảng cáo tang nói chôn tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu. Anh Minh cũng đến gia đình nói đi chôn ở nơi khác, anh Nguyễn Thanh Sơn là cháu rể trong gia đình này có xác nhận bằng giấy. Bây giờ người ta không theo lời của anh Minh mà theo lời khai của người khác để ép tội cho anh Minh. Luật sư cũng nhắc lại câu nói ‘dù một giờ một phút bà cụ cũng muốn được chôn bên chồng bà’.
Về bảng cáo tang thì ông Hồ Tòng trả lời tại tòa do cả bốn anh em trong gia đình viết. Khi luật sư hỏi không chôn ở Cồn Dầu thì có điạ điểm chôn nào khác nữa, ông Hồ Tòng nói rằng lúc đó tang gia bối rối nên không biết gia đình chọn nơi nào, việc chôn ở Hòa Sơn chính quyền nói thế nhưng chưa họp với dân, người ta cũng nói vậy.
Tôi tự động đến tham dự phiên tòa, tôi cũng như toàn thể dân đi xem cũng không nói gì.
Bị cáo của tôi (Nguyễn Văn Minh) tôi nói không có tội. Lúc nào cần thiết tôi sẽ trình bày riêng, nói trên máy không tiện. Chứng cứ tôi trình bày rồi mà người ta không chấp nhận.LS Nguyễn Trung Điển
Tại tòa thì anh Minh nói anh không có tội vì không có gì để gây rối trật tự, còn chống người thi hành công vụ anh cũng không có ở đó. Anh cũng nói với chủ tọa cần xem xét lại, vì tất cả những điều anh nói là sự thật và anh không có tội. Sau khi tòa tuyên án, anh cũng nói vì có vợ đang bệnh và ba con nên xin tòa xét lại. Tòa sẽ kháng án cho anh vì anh bị oan quá.”
Vi phạm luật tố tụng
Chúng tôi liên lạc với luật sư Nguyễn Trung Điển người được gia đình bà Huỳnh Thị Phụng mời bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Minh để hỏi về phiên xử thân chủ của luật sư, và ông này trả lời:
“Nhận xét thế nào về phiên tòa thì khó quá, không thể trả lời được. Nhận xét của mình và của Viện Kiểm Sát, Tòa án không thống nhất nên không thể nói được. Trong vụ án này có bảy bị cáo, mỗi bị cáo có hành vi riêng. Bị cáo của tôi (Nguyễn Văn Minh) tôi nói không có tội. Lúc nào cần thiết tôi sẽ trình bày riêng, nói trên máy không tiện. Chứng cứ tôi trình bày rồi mà người ta không chấp nhận.”
Trong khi đó luật sư Nguyễn Trung Kiên là người được thân nhân ông Nguyễn Hữu Liêm mời bào chữa tại tòa, khi được chúng tôi hỏi ý kiến về phiên xử mà ông tham gia bào chữa đã trả lời như sau:
“Kết quả xử công khai. Người đầu tiên 12 tháng tù giam, người thứ hai 9 tháng tù giam, còn lại cho hưởng án treo hết, mức án rất nhân đạo.
Anh gọi từ nước ngoài, thì thôi nếu có điều kiện anh đề nghị Viện Kiểm sát, giờ tôi đang xem đá bóng hay quá, nên để lúc khác…”
Trong vụ xét xử những giáo dân Xứ Cồn Dầu, thân nhân của những người đó họ còn cho biết có mời thêm văn phòng Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà - Cù Huy Hà Vũ tham gia bào chữa cho sáu thân nhân của họ bị bắt giam từ ngày 4 tháng 5 cho đến ngày đưa ra tòa hôm 27 tháng 10; thế nhưng chánh án Tòa án Nhân dân Quận Cẩm Lệ đã từ chối cấp giấy bào chữa cho văn phòng đó. Tiến sĩ luật Cù Huỳ Hà Vũ cho biết đã có thư đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, các cơ quan tư pháp cao nhất của Việt Nam cho rằng việc từ chối đó vi phạm pháp luật tố tụng Việt Nam, và văn phòng này sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lý.
Giáo dân Cồn Dầu cầu cứu Hội Đồng Giám Mục VN
Việt Long, phóng viên RFA
2010-10-21
Hôm 15 tháng 10 năm 2010, thân nhân của những giáo dân Cồn Dầu bị giam giữ chờ ra tòa đã gửi thư tới Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để xin giúp đỡ cho sáu nạn nhân được chính quyền Đà Nẵng xử lý đúng pháp luật Việt Nam.
Hy vọng vào HĐGMVN
Đơn thư đồng ký tên "thân nhân các nạn nhân" trong vụ đàn áp, bắt bớ, giam giữ tại xứ đạo Cồn Dầu, gửi Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đổng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng thư ký HĐGMVN, và Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình.
Thư nêu tên 6 nạn nhân bị công an Đà Nẵng giam giữ gồm các ông Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thanh Lâm, Nguyễn Hữu Minh và hai phụ nữ là các bà Nguyễn Thị Thế, Phan Thị Nhẫn.
Thư viện dẫn những điều luật về đất đai và trưng thu đất đai của Việt Nam, chứng minh rằng hành động thu hồi đất của chính quyền Đà Nẵng tại xứ đạo Cồn Dầu là hoàn toàn bất hợp pháp đối với luật đất đai năm 2003 và một nghị định năm 2007 của Việt Nam.
Tất nhiên là 6 gia đình này luôn trông cậy vào HĐGMVN, bởi vì HĐGMVN là cơ quan giáo quyền lớn nhất ở Việt Nam có thể lên tiếng giúp đỡ họ.
Bà Phan Lê Nguyên Nhung
Thư lược trình những hành động cưỡng bách thu hồi đất và vụ đàn áp bằng bạo lực đoàn giáo dân tham dự tang lễ cụ bà Hồ Nhu hôm mùng 4 tháng 5 năm 2010, bắt giữ 72 giáo dân. Những ngày sau đó, công an liên tục bắt giữ nhiều người khác, kể cả những người không dự đám tang, mà trước đó có tiếng nói đấu tranh cho quyền hợp pháp về đất thổ cư của người dân Cồn Dầu.
Chúng tôi hỏi thăm bà Phan Lê Nguyên Nhung, vợ của ông Tađêô Lê Thanh Lâm, một trong sáu người bị bắt, và được bà cho biết về nội dung và mục đích của lá đơn thư với những lời lẽ tôn kính hết mực, gửi HĐGMVN:
"Đầu tiên là mong HĐGMVN cũng như tất cả các quý Đức cha, quý Cha, tất cả quý giáo dân hiệp lời cầu nguyện cũng như là có một chút gì đó gọi là giúp đỡ cho sự sống sót của 6 giáo dân này. Bởi vì thực tế vụ việc này xảy ra là vì những người này hay là vì giáo xứ Cồn Dầu này người ta chỉ thực hiện hành vi tôn giáo của người ta mà thôi, chứ không vi phạm pháp luật. Cho nên 6 gia đình này mong muốn tất cả các cơ quan giáo quyền trên đất nước Việt Nam này lên tiếng giúp đỡ cho con chiên của họ."
Hỏi Vì sao bây giờ các con chiên của Cồn Dầu mới gửi đơn thư lên HĐGM, bà Nhung nói trước đây cũng có cậy nhờ Đức Cha Châu Ngọc Tri, nhưng...
"Lúc trước thì chúng tôi cũng trông chờ vào Đức cha Tri. Đã hai lần có gia đình xuống cầu cứu Cha Tri rồi nhưng Đức cha Tri nói là "không thể giúp gì được". Mới đây được biết HĐGMVN vừa thành lập Ủy Ban Công Lý Hòa Bình cho nên mình dựa vào đó, vì HĐGMVN thành lập Ủy Ban Công Lý Hòa Bình tất nhiên là có cơ quan đặc trách về công lý và hòa bình, cho nên chúng tôi cầu cứu lên cơ quan đó để người ta giúp đỡ. "
Việt Long: Và đơn thư được gửi đến HĐGM bằng cách nào?
Bà Phan Lê Nguyên Nhung: "Thư được đem tận tay đến trụ sở và hai thư khác thì một cái gởi cho chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình, và một cái gởi cho Đức cha ở giáo phận Vinh, đó là gởi theo bưu điện."
Các gia đình nạn nhân đã đặt trọn niềm tin vào HĐGMVN mà họ tôn kính như những đấng phụ mẫu của toàn thể giáo dân. Bà Phan Lê Nguyên Nhung nói:
"Tất nhiên là 6 gia đình này luôn trông cậy vào HĐGMVN, bởi vì HĐGMVN là cơ quan giáo quyền lớn nhất ở Việt Nam có thể lên tiếng giúp đỡ họ. Cho nên 6 gia đình luôn đặt niềm hy vọng là các ngài sẽ giúp đỡ mình."
Dân chúng hoang mang lo sợ
Bà Nhung thuật lại những hành vi của công an đối với các gia đình nạn nhân như sau:
"Từ hôm bị bắt, ngày 4 tháng 5, thì sau đó mấy ngày người ta gởi cho mỗi gia đình một tờ giấy tạm giữ, thông báo là người thân bị tạm giữ để lên tòa. Từ đó đến nay chưa có một công văn chính thức nào về nhà mà nói về tình trạng của người thân.
Rồi kể từ ngày đó đến ngày anh Nguyễn Thành Năm mất, những gia đình ở đây bị quấy rối rất nhiều. Riêng gia đình tôi thì kể từ ngày chồng tôi bị bắt tới ngày anh Nguyễn Thành Năm mất thì một đêm nó vô nhà bốn năm lần, nó đập cửa, nhưng mà nhà không dám mở cửa bởi vì không có một người đàn ông nào trong nhà.
Gia đình tôi muốn làm việc gì thì hãy làm ban ngày, bởi vì ban đêm thì nhà cô quả quá, không thể nào mở cửa tiếp được, nhưng mà công an thì nó cứ tới vào ban đêm. Nhưng kể từ ngày anh Nguyễn Thành Năm mất đến giờ thì nó không đến quấy rối nữa."
Việt Long: Những gia đình nạn nhân khác cũng chịu cảnh tương tự?
Bà Phan Lê Nguyên Nhung: "Thì nó cũng đi tới, nhưng mà tất cả nó chỉ đi tới vào ban đêm thôi. Không có gia đình nào được làm việc vào ban ngày cả."
Việt Long: Trong đơn có viết là nhiều người bị phạt tiền rất lạ lùng, như khóc cũng bị phạt 50 ngàn đồng?
Bà Phan Lê Nguyên Nhung: "Tất nhiên là có rồi người ta mới ghi lên chớ cái chuyện không có thì làm sao người ta ghi được. Tôi là người không trực tiếp bị phạt hay là bị kêu lên kêu xuống, nhưng mà cả dân làng Cồn Dầu này có thể làm chứng được là người ta khóc cũng bị phạt 50.000 đồng.
Cũng không thể tự nói ra danh tính bởi vì là anh biết rồi, ở đây khi mà có việc gì là công an nó xuống nhà ngay cho nên người ta không thể nói được danh tính người nào khóc bị phạt 50.000 đồng, mà người ta chỉ nói lên được là như thế thôi.
Tổng số những người bị phạt là một trăm mấy chục người mà những người bị người ta ghép vào tội đôi đá hay là này kia thì chỉ có mấy chục người thôi. Cầm đèn chầu thánh giá mà đi dẫn đầu đoàn đưa đám tang qua bên nghĩa địa là cũng bị phạt."
Bà Nhung cũng cho biết rằng gia đình các nạn nhân chỉ đoán chừng là ngày 27 này sẽ có phiên tòa xét xử, nhưng chính quyền chưa hề thông báo điều gì cả.
Bà nói thêm: "Mấy ngày hôm nay cũng nghe dân làng kháo nhau là ngày 27 này ra tòa. Tất cả những người được chính quyền mời lên làm chứng, hay như anh Đoàn Cảng là người được tại ngoại, thì nghe nói cũng có giấy mời rồi. Nhưng riêng thân nhân của 6 người đang bị tạm giam ở trên trại giam thì không có một chút giấy tờ nào để báo về cho gia đình là ngày đó ra tòa hết.
Nói thật là từ ngày những người đó bị bắt giam tới giờ, mỗi lần mình gặp công an hay gặp chính quyền là hoảng sợ lắm, cho nên chỉ trông chờ lúc nào nó ra yêu cầu hay là nó ra thông cáo thì mình mới biết thôi, chớ không thể trực tiếp lên gặp nó được.
Bà Phan Lê Nguyên Nhung
Nói thật là từ ngày những người đó bị bắt giam tới giờ, mỗi lần mình gặp công an hay gặp chính quyền là hoảng sợ lắm, cho nên chỉ trông chờ lúc nào nó ra yêu cầu hay là nó ra thông cáo thì mình mới biết thôi, chớ không thể trực tiếp lên gặp nó được."
Chúng tôi cũng gọi đến văn phòng Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng thư ký HĐGMVN, thì ngài đã đi vắng, và được nhân viên trực trả lời là "Đức Cha nhà con đi vắng, chưa về."
Việt Long: Thế ông có biết về việc các giáo dân Cồn Dầu nộp đơn lên Hội Đồng Giám Mục để kêu cứu nhờ giúp đỡ không?
Thắp nến cầu nguyện cho giáo xứ Cồn Dầu
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-10-18
Đêm thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Cồn Dầu - Đà Nẵng được cộng đồng Việt Nam vùng thủ đô Washington DC phối hợp tổ chức tại khu thương mại Eden, thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia, cuối tuần rồi.
Cồn Dầu là một giáo xứ được thành lập từ 135 năm qua, họ đạo này thuộc vùng ngoại ô Đà Nẵng, với dân số trên hai ngàn người. Địa danh này được thế giới biết đến do sự tranh chấp đất đai với chánh quyền sở tại, vì ủy ban nhân dân Đà Nẵng muốn lấy khu nghĩa trang của Cồn Dầu làm khu du lịch sinh thái.
Những vụ trưng dụng, chiếm đoạt đất đai, tài sản tương tự đã xảy ra từ nhiều năm nay, tại các giáo xứ thuộc Thiên Chúa giáo như Thái Hà, Đồng Chiêm ở Hà Nội; Tam Tòa, thuộc Đồng Hới.
Tin tức do các cơ quan truyền thông quốc tế phổ biến cho hay là hồi đầu tháng 5 năm nay, lực lượng công an võ trang hùng hậu đã ngăn chặn, giải tán cư dân Cồn Dầu, khi họ chuẩn bị an táng cụ bà Đặng Thị Tân.
Chúng ta đến đây để cùng các bậc lãnh đạo tôn giáo thắp lên ngọn nến, cầu nguyện cho Cồn Dầu, các hành động bạo hành, đàn áp người dân vô tội cần phải chấm dứt.
Ông Đoàn Hữu Định
Các nhân chứng kể lại là công an đã xông tới mang quan tài đi, họ còn đánh người bằng gậy gộc, có hơn 60 người bị bắt giữ dịp đó.
Sau này, tin anh Nguyễn Thành Nam, giáo dân Cồn Dầu nghi bị công an đánh chết cũng được phổ biến trên các diễn đàn Internet toàn cầu, nhiều cuộc biểu tình tại hải ngoại liên tục được tổ chức để phản đối hành động sử dụng bạo lực của công an địa phương.
Cùng đoàn kết cho Cồn Dầu
Để cầu nguyện cho sự bình an của giáo xứ Cồn Dầu, buổi lễ hiệp thông liên tôn giáo, thắp nến diễn ra vào tối thứ sáu vừa qua tại thành phố Falls Church, bang Virginia, với sự hiện diện của quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, cùng hàng trăm đồng hương quanh vùng Washington DC, Maryland và Virginia.
Sau nghi thức khai mạc, một số vị đại diện tôn giáo, cộng đồng, hội đoàn đã nói lên sự quan tâm, đoàn kết, chia sẻ với giáo xứ Cồn Dầu.
Dịp này, linh mục Nguyễn Đức Vượng, Chánh xứ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam bày tỏ tấm lòng của các tín hữu đối với giáo xứ bạn đang gặp nguy nan:
Chúa Kitô là đấng an ủi kẻ ưu phiền, Chúa đã lau sạch nước mắt cho những ai đang than khóc, xin nâng đỡ anh chị em đang phải ưu phiền, như thánh Phao Lô đã dạy, nếu chúng ta tin rằng những người đã an giấc ngàn thu sẽ được đưa về cùng Đức Giêsu, cầu xin những người đã hy sinh và dám sống cho công lý và dám chết để gìn giữ đức tin, Chúa sẽ dang rộng vòng tay đón nhận họ vào cuộc sống muôn đời, Amen.”
Một vị đại diện cho cộng đồng Việt Nam, cho đảng phái chính trị, ông Lý Hiền Tài nhấn mạnh:
“Triệt hạ tôn giáo là một trong những mục tiêu chính yếu của chủ nghĩa cộng sản, họ chủ trương vô thần còn tôn giáo tin tưởng có Thượng đế. Việt Nam triệt hạ tôn giáo một cách công khai, dưới chiêu bài quy hoạch, vô cùng tinh vi, họ đưa ra phong trào cướp nhà đất của dân, triệt hạ một số ruộng vườn của đồng bào.
Cường hào, ác bá và công an nhờ đó mà hết sức trung thành với chủ là chế độ cộng sản. Hôm nay, chúng ta thắp nến không chỉ cầu nguyện riêng cho giáo xứ Cồn Dầu, mà còn cầu nguyện cho đất nước Việt Nam đau khổ, mà Cồn Dầu là một thí dụ điển hình, về sự triệt hạ tôn giáo cướp đất đai. Xin cầu nguyện cho các nạn nhân Cồn Dầu tránh được sự khủng bố, cầu nguyện cho linh hồn cụ bà Hồ Nhu, Đặng Thị Tân, và các oan hồn uổng tử như Nguyễn Thành Năm, ở Cồn Dầu; Nguyễn Văn Khương, ở Bắc Giang.
Cồn Dầu trở thành một vụ tranh tụng pháp lý
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-10-27
Phiên xử sơ thẩm sáu giáo dân Xứ đạo Cồn Dầu bị bắt từ hôm ngày 4 tháng 5 vì tham gia vào đưa tang một cụ bà trong giáo xứ đến nơi an nghỉ cuối cùng là Nghiã trang Giáo xứ đã diễn ra, với những bản án như qúi vị vừa nghe trong phần tin tức.
Phỏng vấn Ông Scott Flipse sau cuộc gặp gỡ một số giáo dân Cồn Dầu ở Thái Lan
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2010-10-17
Thưa quý thính giả, mới đây trong chuyến công tác tại Thái Lan, ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, có gặp gỡ một số người trong nhóm giáo dân Cồn Dầu đang ở đây.
Sau lần gặp gỡ đó trở về Hoa Kỳ, ông Scott Flipse đã dành cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn đặc biệt sau, mời quý thính giả theo dõi…
Quỳnh Như: Chào ông Scott Flipse. Thưa ông, tôi được biết ông vừa trở về sau chuyến đi công tác ở Thái Lan. Xin ông cho biết đôi điều về chuyến đi làm việc ở Bangkok lần này?
Mr. Scott Flipse: Vâng, tôi vừa mới trở về Hoa kỳ đầu tuần này, sau chuyến đi công tác ở Thái Lan để làm việc về vấn đề người xin tị nạn tại Hoa kỳ, và tại đó cũng đã gặp và phỏng vấn một số người dân của giáo xứ Cồn Dầu đang xin tị nạn với lý do chính trị.
Quỳnh Như: Làm sao ông có thể khẳng định những người này là dân ở giáo xứ Cồn Dầu?
Họ phải đối mặt trước những áp lực của chính quyền địa phương buộc người dân phải bán đất, di dời sang nơi khác sinh sống để nhà nước sử dụng đất vào mục đích khác. Và đặc biệt nảy sinh việc công an sử dụng bạo lực để trấn áp người dân giáo xứ Cồn Dầu hôm mùng 4 tháng 5. Do vậy tôi biết chắc những người mà tôi đã tiếp xúc này đúng là người dân ở giáo xứ Cồn Dầu.
Quỳnh Như:Thưa, như vậy ông đã phỏng vấn được bao nhiêu người trong số những người dân Cồn Dầu đang có mặt ở Thái Lan để xin tị nạn chính trị?
Mr. Scott Flipse: Tôi đã gặp khoảng hơn phân nữa trong tổng số khoảng 47 người dân Cồn Dầu đang có mặt ở đây. Và tôi đã hỏi chuyện với từng người một. Tổng cộng khoảng thời gian hơn 20 giờ đồng hồ với 14, 15 người.
Quỳnh Như: Những người dân Cồn Dầu này đã kể gì cho ông nghe?
Mr. Scott Flipse: Trong phần trả lời phỏng vấn của tôi, họ kể lại chuyện họ bị công an địa phương đàn áp vì không chấp nhận bồi thường để di dời sang nơi khác sinh sống, lìa bỏ mảnh đất của giáo xứ họ. Trong khi chính quyền địa phương muốn xây dựng Cồn Dầu thành khu Du lịch. Họ kể lại chuyện xảy ra hôm tổ chức đám tang của cụ bà Hồ Nhu, hôm mùng 4 tháng 5.
Người ta cũng nói rằng một ngày trước khi chết, ông này đã phụ giúp người hàng xóm gặt lúa. Điều đó có nghĩa là ông Năm lúc ấy đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt, và ngày hôm sau người ta thấy thân thể ông bị đánh tím bầm và chết.
Người ta cũng kể thêm rằng giáo xứ Cồn Dầu có thể sẽ không còn tồn tại trong vài tháng nữa, từ nay đến khoảng trước Tết Nguyên Đán. Chính quyền địa phương sẽ xây dựng một khu du lịch tại đây.
Quỳnh Như: Trong những câu chuyện mà họ kể lại với ông thì điều gì làm ông cảm thấy có ấn tượng sâu sắc nhất?
Mr. Scott Flipse: Vâng, tất cả những lời kể đều nhất quán với nhau, và mang tính thuyết phục rất cao. Những câu chuyện về tình cảnh của người dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu; từ năm ngoái họ đã phải chịu những áp lực từ chính quyền địa phương buộc họ di dời sang nơi khác sinh sống. Câu chuyện về việc công an đàn áp không cho gia đình một giáo dân được chôn cất người thân ở nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu, theo nguyện vọng của người quá cố.
Nhưng điều thuyết phục nhất trong toàn bộ sự việc là câu chuyện họ kể cho tôi nghe về những diễn biến xảy ra đối với người dân ở giáo xứ Cồn Dầu hôm mùng 4 tháng 5, khi công an dùng vũ lực ngăn cản đám tang của một giáo dân, và những diễn tiến tiếp theo sau đó. Một số người đã bị công an bắt giam, họ bị đánh đập, tra khảo để phải nhận tội. Những người tham gia đám tang của cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu cũng bị công an quấy nhiễu, hạch sách.
Đủ tiêu chuẩn tị nạn
Quỳnh Như: Thưa ông Scott, trong chuyến đi công tác lần này ở Thái Lan ông có chương trình làm việc với đại diện của Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok hay không?
Mr. Scott Flipse: Không, tôi không gặp Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, nhưng tôi làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Thái Lan. Sứ quán Mỹ ở Bangkok rất quan tâm và theo dõi vấn đề này rất chặt chẽ. Theo chỗ tôi biết thì hiện nay người dân Cồn Dầu xin tị nạn chính trị đang được Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok phỏng vấn.
Sau khi tiếp xúc nói chuyện với phần lớn những người này, tôi nghĩ rằng trường hợp của họ với lý do xin tị nạn như vậy họ có thể thuyết phục người phỏng vấn đồng ý giải quyết cho đi tị nạn chính trị.
Mr. Scott Flipse
Quỳnh Như: Qua lời kể của các giáo dân ở Cồn Dầu mà ông gặp, theo đánh giá của ông thì liệu họ có đạt đủ tiêu chuẩn để xin được tị nạn tại một nước thứ ba nào đó hay không?
Mr. Scott Flipse: Vâng, tôi nghĩ chắc chắn như vậy. Sau khi tiếp xúc nói chuyện với phần lớn những người này, tôi nghĩ rằng trường hợp của họ với lý do xin tị nạn như vậy họ có thể thuyết phục người phỏng vấn đồng ý giải quyết cho đi tị nạn chính trị. Vì họ bị đánh đập, bị đe dọa, bị sách nhiễu.
Và một điều hiển nhiên nữa đối với tôi là, họ khó lòng trở về Việt Nam mà không bị một sự trừng phạt của công an trong nước. Trong câu chuyện mà họ kể lại, các chi tiết cũng nhất quán với những gì đã được loan tin.
Điều mà mọi người quan tâm nhất hiện nay là những người dân ở giáo xứ Cồn Dầu đang sống tại Việt Nam, một số họ vẫn còn đang bị giam giữ, họ bị đánh đập, tra tấn.
Cho nên chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi mong muốn chính quyền sớm trả tự do cho những người dân Cồn Dầu hiện còn đang bị giam giữ này.
Quỳnh Như: Xin ông có thể kể sơ lược về tình cảnh của những người dân Cồn Dầu đang ở Thái Lan hiện nay. Tình trạng của họ ra sao?
Tất cả mọi người đều nói với tôi rằng họ mong muốn được cho đến sinh sống tại một nước nào mà họ có thể tiếp tục phụng thờ Chúa, được tự do theo đuổi tín ngưỡng của mình.
Tuy nhiên ai cũng biết là cần phải có thời gian cho thủ tục xin tị nạn chính trị. Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế, như Ủy hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế chẳng hạn, sẽ tiếp tục quan tâm theo dõi vấn đề này.
Quỳnh Như: Thưa ông Scott, vấn đề cuối cùng Quỳnh Như xin hỏi, điều gì đã thôi thúc ông thực hiện chuyến đi công tác ở Thái Lan lần này?
Mr. Scott Flipse: Một số các vị dân cử Hoa Kỳ như ông Joseph Cao, Frank Wolf, Chris Smith, Loretta Sanchez, Joe Lofgren, và những người thuộc các tổ chức khác rất quan tâm đến các vấn đề về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Các vị này đã yêu cầu Ủy hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Quốc tế làm một cuộc điều tra, nghiên cứu về vấn đề các giáo dân ở Cồn Dầu bị đàn áp, và những việc đã xảy ra ở giáo xứ này. Vì thế tôi quyết định thực hiện chuyến công tác ở Bangkok mới rồi.
Quỳnh Như: Xin cảm ơn ông đã dành cho thính giả của Đài Á Châu Tự Do cuộc trò chuyện để có thêm những thông tin mới nhất này.
GM Nguyễn Thái Hợp: còn nhiều điểm chưa sáng tỏ trong vụ Cồn Dầu
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-10-26
Trước khi phiên xử sáu giáo dân Xứ đạo Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng dự kiến diễn ra vào ngày 27 tháng này, thân nhân của họ đã gửi thư đến cho Uỷ ban Công Lý - Hòa Bình mới thành lập của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, hiện là chủ tịch của Uỷ ban đó đã có văn thư gửi cho các cấp chính quyền liên quan tại thành phố Đà Nẵng và trung ương; cũng như gửi thư trả lời cho thân nhân của sáu giáo dân đang bị giam giữ chờ ngày ra toà vì họ tham gia vào một đám tang của một cụ bà trong giáo xứ hôm ngày 4 tháng 5 vừa qua.
Biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi đã hỏi chuyện giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp về thư trả lời đó, cũng như một số thông tin về đường hướng sắp tới của Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Phải tôn trọng dân
Trước hết, giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp trình bày lại những nội dung chính của văn thư gửi đi hôm 22 tháng 10 vừa qua:
Trong văn thư tôi có nói rõ: tôi chưa có dịp nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, bản cáo trạng; nhưng theo những dư luận thông thường và những nhận xét của tôi, tôi thấy có mấy điểm chưa được làm sáng tỏ. Xét từ phương diện của chúng tôi, từ lương tâm Công giáo, từ trách nhiệm của ngươì công dân trong thế giới hiện đại, tôi có đề nghị giải đáp một số uẩn khúc.
Tôi có nêu lên mấy điểm rõ rệt trong văn thư đó: vấn đề luật đất đai, chính sách liên quan đến vấn đề thu hồi đất đai cho các công trình an ninh quốc phòng, luật thu hồi đất đai để bán cho các công ty, các dự án tư nhân. Cồn Dầu thuộc dự án thứ hai.
Dù thu hồi ở trường hợp nào đi chăng nữa, chính sách chung là để làm sao tôn trọng người dân, phải giúp đỡ người dân sau khi bị thu hồi giải tỏa có đời sống khá hơn, ổn định hơn.
GM Nguyễn Thái Hợp
Dù thu hồi ở trường hợp nào đi chăng nữa, chính sách chung là để làm sao tôn trọng người dân, phải giúp đỡ người dân sau khi bị thu hồi giải tỏa có đời sống khá hơn, ổn định hơn. Nhất là Cồn Dầu, đây là liên hệ giữa một công ty tư nhân và người dân ở đó; theo nguyên tắc phải để cho hai bên đồng thỏa thuận với nhau về giá cả đền bù. Chúng tôi thấy ngạc nhiên, sao giá đất rẻ như vậy- đó là đất thổ cư. Tôi nêu câu hỏi đó để mong được giải đáp.
Cuối cùng tôi nêu ra ý kiến gồm ba điểm: thứ nhất hoãn lại việc xét xử để làm sáng tỏ những nghi vấn, uẩn khúc đó. Có thể Nhà Nước đã có giải thích lý do; nhưng những ngươì như bản thân tôi chưa thấy được làm sáng tỏ thì cơ quan hữu trách hoãn xử để làm sáng tỏ những nghi vấn trên.
Nếu đây là vấn đề liên hệ đến các hộ dân bị giải tỏa với một công ty đầu tư tư nhân, theo nguyên tắc giá cả đền bù phải ‘phải chăng’, hai bên thương thuyết; nên đề nghị cụ thể của chúng tôi là có cuộc đối thoại giữa hai bên. Để cho cuộc đối thoại đó được hiệu quả, công bằng cần có sự tham gia của đại diện Nhà Nước, đại diện giáo hội. Điểm cuối cùng, chúng ta đang ở thế kỷ 21 và Việt Nam đang đi vào tiến trình chung của thế giới, nếu đưa ra xét xử cần phải tiến hành theo đúng qui tắc Luật Tố tụng Hình sự, với quyền của các bị cáo có luật sư biện hộ.
Gia Minh: Đây là một vụ việc cụ thể mà Uỷ ban Công lý & Hoà bình của giáo hội lên tiếng, từ trước đến nay có nhiều vụ việc, và trong thời gian tới Uỷ ban sẽ nhận nhiều thư như thế nữa; làm sao để giải quyết, có quá tải không?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Có lẽ sẽ quá tải. Cám ơn anh đã thông cảm cho chúng tôi. Trong trường hợp này, khi tôi mới nhận Uỷ ban Công lý & Hoà bình, tôi phải trở về để lo chuyện lũ. Tôi chưa có con dấu, chưa có văn phòng, chưa có nhân viên. Thế nhưng trước bức xúc của người dân, tôi phải trả lời cấp tốc như vậy. Lần này là khẩn cấp, khi chúng tôi nhận được lá thư của Cồn Dầu nghe họ nói ngày xử sắp đến rồi.
Lúc đó chúng tôi không có khả năng để vào: đường từ Hà Tĩnh đi vào trong gặp khó khăn nước ngập, máy bay chỉ có thể đi vào thành phố (HCM) được thành ra tôi phải gửi lá thư như một văn thư khẩn cấp; nhưng không phải lần nào cũng làm như vậy. Tùy những vụ việc, tùy từng trường hợp khác nhau. Đây là lần đầu tiên, thành ra mọi người bức xúc, họ muốn Hội đồng Giám mục có tiếng nói.
Chúng tôi gửi nhanh bức thư đó đến cho chánh án, chủ tịch, Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Hội đồng Giám mục (VN), Ban Tôn giáo Chính phủ, Văn phòng Thủ tướng, và cho thân nhân các bị cáo.
Phải có tiếng nói chung
Gia Minh: Sắp đến, đường hướng chung cho những vụ việc như thế nào?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Có lẽ chúng tôi sẽ đối thoại hơn, tổ chức văn phòng có nhân viên thường trực hơn để lo chuyện đó vì tôi ở xa thành phố. Từ giáo phận Vinh vào thành phố Hồ Chí Minh hay ra Hà Nội, phương tiện giao thông không thuận tiện…
Thực sự Ủy ban Công Lý – Hòa Bình là uỷ ban nói lên tiếng nói của Tin Mừng, của lòng tin, quan điểm giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Chúng tôi nghĩ Uỷ ban (Công lý- Hoà Bình) chỉ là uỷ ban nhỏ không đủ giải quyết vấn đề, chỉ là nói lên tiếng nói, đóng góp tiếng nói của giáo hội, của xã hội dân sự thế thôi.
Gia Minh: Nhưng những tiếng nói đó phải cho tất cả các vụ việc chứ?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Cho tất cả những vụ việc thì không dám…
Gia Minh: Những vụ việc kêu đến Uỷ ban Công lý- Hoà Bình thì sao?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi sẽ nghiên cứu. Uỷ ban này không phải Bao Công, làm được tất cả. Có thể đưa ra một số vụ việc tiêu biểu rồi từ đó rút ra một số nguyên tắc, chứ đây không phải là chỗ nhận đơn khiếu kiện. Như Đức giáo chủ Biển Đức 16 nói: giaó hội không làm thay Nhà Nước, chỉ đóng góp tiếng nói để phục vụ người dân tốt hơn.
Cồn Dầu nằm trong vấn đề khiếu kiện về đất đai, mà đất đai lâu nay là vấn đề rất bức xúc ở Việt Nam, nên chúng tôi trả lời vấn đề này, còn không thể trả lời tất cả mọi vấn đề.
GM Nguyễn Thái Hợp
Vì Cồn Dầu nằm trong vấn đề khiếu kiện về đất đai, mà đất đai lâu nay là vấn đề rất bức xúc ở Việt Nam, nên chúng tôi trả lời vấn đề này, còn không thể trả lời tất cả mọi vấn đề. Cũng không nên đặt quá nhiều tầm quan trọng cho ủy ban.
Gia Minh: Nhưng có nhiều người kỳ vọng và đặt tin tưởng vào uỷ ban, nên cũng phải đáp ứng kỳ vọng, và tin tưởng đó chứ?
Giám mục Nguyễn Thái Hợp: Vâng, trong khả năng. Qua Đài, tôi cảm ơn những ai đã đặt kỳ vọng, và mong thông cảm cho sự giới hạn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng nói lên tiếng nói của Tin Mừng, của giáo huấn giáo hội Công giáo; nhưng đây không phải là Bao Công, không phải nơi nhận những hồ sơ khiếu kiện. Bởi vì Nhà Nước có những văn phòng để nhận những hồ sơ đó, nhưng trong khả năng chúng tôi, chúng tôi sẽ nghiên cứu một số vấn đề, trả lời một số vấn đề.
Các thế lực thù địch đứng sau vụ Cồn Dầu?
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-09-07
Một bài báo xuất hiện trên trang mạng báo Đà Nẵng Online của tác giả Nguyên Châu cáo buộc các thế lực thù địch cùng với chính những nạn nhân Cồn Dầu đã khích động gây nên các sự kiện đáng tiếc vừa qua.
Mặc Lâm phân tích nội dung bài viết qua các lời khai của nhân chứng Cồn Dầu sau đây.
Cáo buộc người dân Cồn Dầu
Trên trang mạng của báo Đà Nẵng Online ngày 19 tháng 8 có đăng một bài viết của tác giả Nguyên Châu mang tựa đề "Luận điệu lạc lõng" nói về sự kiện Cồn Dầu với nhiều chi tiết đáng chú ý.
Sau khi nhắc đi nhắc lại chủ trương đúng đắn của UBND quận Cẩm Lệ và thành phố Đà Nẵng trưng thu đất của người dân Hòa Xuân nhằm triển khai Dự án khu đô thị sinh thái, tác giả ngừng ngay ở đó không nói tới khu sinh thái có sắc diện như thế nào nhưng lái qua việc thành phố Đà Nẵng đã đầu tư cả trăm tỷ và "quyết liệt" thi công để chính thức đưa cây cầu Hòa Xuân vào lưu thông nhân dịp kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8).
À... sắp tới người ta sẽ xét xử đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam…
Ô. Nguyễn Bá Thanh
Chữ "quyết liệt" trong đoạn văn này cho thấy điều mà UBND quận Cẩm Lệ và thành phố Đà Nẵng nhắm tới không phải là khu sinh thái mà là cây cầu Hòa Xuân nhằm chào mừng 65 năm Cách Mạng Tháng Tám.
Dĩ nhiên người dân Cồn Dầu sẽ không có một lời chống đối nhà nước nếu cây cầu này được sự đồng thuận của cả hai phía, người dân và chính quyền. UBND quận và thành phố đã đem một số lớn công an đến đàn áp người dân khi họ đưa đám tang của cụ bà Đặng Thị Tân đến chôn tại nghĩa trang mà bao đời nay cha ông của họ đều nằm ở đó. Bài báo viết:
“Đỉnh điểm của thái độ chống đối và bất hợp tác với chính quyền của một số người ở thôn Cồn Dầu là họ cố tình cấu kết với nhau, tuyên truyền xuyên tạc sự thật về Dự án nhằm kích động, lôi kéo một số giáo dân tiến hành các hành động bạo lực tấn công lại lực lượng thi hành công vụ thông qua một đám tang của cụ bà Đặng Thị Tân hồi tháng 5 vừa qua.”
Bài báo quên không để ý tới chi tiết mà chính tác giả đưa ra: đó là người dân không tuyên truyền xuyên tạc sự thật về Dự án, vì họ thấy quá rõ qua sự xác nhận của tác giả Nguyên Châu về hàng trăm tỷ chào mừng 65 năm Cách mạng Tháng Tám mà tác giả tiết lộ. Bài báo viết tiếp:
“.....trong khi tuyệt đại đa số người dân Hòa Xuân đồng tình ủng hộ, chấp nhận đền bù, giải tỏa, sẵn sàng di dời đến nơi ở mới, một đô thị có đủ điều kiện thuận lợi cho sản xuất, học tập, và nhất là chấm dứt cảnh chạy lụt hằng năm, bảo đảm thuận tiện cho việc thờ cúng, hành đạo, và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, thì một số phần tử xấu ở thôn Cồn Dầu thuộc phường Hòa Xuân, bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước kích động, tìm mọi cách chống lại chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân này của thành phố.”
Từ chỗ cáo buộc người dân Cồn Dầu bị thế lực thù địch kích động, tác giả Nguyên Châu lái sang một hướng khác như thường thấy trên các trang báo lề phải, mọi tội lỗi đều do thế lực thù nghịch chống lại chủ trương của nhà nước gây ra. Sự thật thì thôn Cồn Dầu, một địa danh trước đây vài tháng mấy ai ở hải ngoại biết đến, nó âm thầm như sự nhẫn nhục của người dân ở đây, âm thầm chịu đựng bao đời với cái tên bé mọn: thôn Cồn Dầu.
“Các thế lực thù địch”
Tác giả Nguyên Châu kể lại câu chuyện cái ngày đưa đám tang ấy với ngữ điệu hết sức tức giận, ông tức giận không phải vì người chết hay người bị bắt, mà tức giận vào chính cái bóng đen ám ảnh ông từ đầu bài viết đó là nhóm từ "các thế lực thù địch", ông viết:
“Ấy vậy mà tại thôn Cồn Dầu lại có một vài tiếng nói lạc lõng đi ngược lại chủ trương chính đáng của thành phố, ngược lại nguyện vọng chính đáng của đông đảo người dân Hòa Xuân.
Dù muôn ngàn lần không muốn, nhưng chính quyền buộc phải áp dụng các biện pháp cần thiết được pháp luật quy định nhằm trấn áp những kẻ quá khích, bảo vệ an toàn tính mạng cho những người dân lương thiện. Sự thật là sự thật, song vài kẻ xấu sau khi không đạt các ý đồ, lại lu loa lên rằng công an đàn áp dân, đàn áp tôn giáo và kêu gọi sự trợ giúp, can thiệp từ các nơi, kể cả nước ngoài.”
Một đêm nó vô nhà 5 lần nó vô nó đập cửa ghê lắm. Nhà toàn đàn bà không, nên sợ lắm, không dám ra mở cửa. Nó cứ vô miết nó đập cửa nó mời lên phường.
Bà Nguyễn Thị Hải
Bà Nguyễn Thị Phương, vợ của anh Minh, người mà ông Nguyên Châu cho là thế lực thù địch, bà Phương lên tiếng kể lại việc chồng bà làm gì và bị bắt như thế nào:
“Nói đúng ra là ảnh nằm trong Ban Hội Đồng Giáo Xứ, lúc đi lễ tang cho bà cụ thì lần đầu ảnh nói với gia đình, nói với vợ con ở nhà là "Ba đi tang thôi chớ không đưa tang qua nghĩa địa.
Lúc đó chính quyền nhờ ảnh vì ảnh nằm trong Ban Hội Đồng Giáo Xứ thì chính quyền nhờ anh phải đi để dàn xếp giáo dân. Lúc qua tới nghĩa địa thì có hàng rào chắn của chính quyền thì ảnh nói với bà con dừng lại, đừng có la ré gì cả, để gia đình tang quyến thương lượng với chính quyền. Ngày đó là ngày 4 tháng 5, lúc đó 8 giờ, nhưng mà gia đình họ không chịu yêu cầu của chính quyền. Từ đó ảnh rời khỏi quan tài và ảnh đi ra khu vực khác chớ ảnh không ở đó.”
Chính quyền tại sao lại nhờ "thế lực thù địch" để điều đình với gia đình người quá cố, để rồi khi sự việc không thành thì lại quy kết người ta vào tội "gây rối trật tự công cộng chống người thi hành công vụ"? Tác giả Nguyên Châu có vẻ quên không nhắc tới cái chết của anh Nguyễn Thành Năm, người khiêng quan tài cụ Đặng Thị Tân nhưng sau đó bị công an triệu tập nhiều lần và lần cuối cùng trở về nhà với thương tích đầy người và cuối cùng phải ra người thiên cổ?
Không lẽ thế lực thù địch lại có thể cài người vào lực lượng công an để giở trò khổ nhục kế hay sao? Ông Nguyên Châu không nghe những người thân của 6 nạn nhân hiện còn nằm trong khám tối than khóc đứt cả ruột gan như bà Nguyễn Thị Phương thương chồng như thế nào:
“Về tinh thần ảnh không còn cái chi hết trơn, ảnh lo sợ không biết có bị công an đánh đập chi mà ảnh lo sợ quá sức. Không biết công an có ép cung ảnh không, có bắt ảnh chịu tội này nọ không. Tinh thần ảnh quá sa sút. Ảnh không có tội chi mà cũng bị bắt điều tra. Người ta có ép chi ảnh không mà tinh thần sa sút quá.”
Tác giả Nguyên Châu cũng không hề nhắc tới việc công an bắt người trái phép như vậy có hợp với luật pháp Việt Nam hay không. Hãy nghe luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao giải thích sự vi phạm luật pháp của toàn thể UBND quận Cẩm Lệ và thành phố Đà Nẵng như sau:
Luật Việt Nam nó khác chỗ đó. Thằng công an nó ghê lắm, nó bao trùm cả Tòa án, nó bao trùm cả Viện kiểm sát.
LS Trần Lâm
“Nếu không có lệnh mà bắt giam là sai rồi. Thế nhưng ở nước ta cái anh công an thấp hơn anh Tòa án, thấp hơn Viện kiểm sát. Đứng về luật pháp, trên giấy tờ trên sổ sách sổ nọ sổ kia thì như thế, nhưng trong thực tế thì thằng công an ở đâu nó cũng cao hơn hai anh kia. Bề trong mà nói thì đảng giao cho cái thằng công an nó quyền hạn hơn hai anh này nhiều, hai anh này phải theo nó. Đấy! nó có cái zíc zắc như thế. Luật Việt Nam nó khác chỗ đó. Thằng công an nó ghê lắm, nó bao trùm cả Tòa án, nó bao trùm cả Viện kiểm sát. Nếu đúng ra thì kêu lên Kiểm sát thì Kiểm sát có thể ra tay được ngay, nhưng những đơn vị thực thi nó không làm đúng phép nước mà nó cứ nghe ngóng, nó cứ làm sao cho cái thân nó nhẹ. Dính vào thằng nọ thằng kia thì nó mệt nó chả được gì. Trái ý các ông to thì có khi anh bị nguy là khác!”
Pháp luật bảo hộ tính mạng?
Chắc tác giả Nguyên Châu thừa biết rằng chức vụ Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao của Luật sư Trần Lâm là do Quốc Hội bổ nhiệm chứ không phải mua chức mà có. Vậy mà ông còn não nề thú nhận như vậy huống chi dân thường mấy ai không biết quyền lực của công an như thế nào.
Điều 71 của Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi rõ: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Điều 72 viết rằng "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh."
Điều 73 viết rằng Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Công an Cồn Dầu có xâm phạm điều 73 của hiến pháp nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay không? Hãy nghe bà Bà Nguyễn Thị Hải mẹ của hai anh em Lê Quang Lâm và Lê Quang Lời kể lại:
“Một đêm nó vô nhà 5 lần nó vô nó đập cửa ghê lắm. Nhà toàn đàn bà không, nên sợ lắm, không dám ra mở cửa. Nó cứ vô miết nó đập cửa nó mời lên phường lên quận nó hỏi đi đâu nhưng thực tế nhà đâu biết được!”
Quay trở lại bài báo, tác giả Nguyên Châu nhắc nhở tới những vị cán bộ cao cấp nhất của Thành phố Đà Nẵng đã lặn lội tới từng hộ gia đình người dân thôn Cồn Dầu nhằm thuyết phục họ, điển hình là ông bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh:
“Đích thân Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh và nhiều đồng chí lãnh đạo thành phố, quận Cẩm Lệ đã rất nhiều lần trực tiếp đến nhiều gia đình để tìm hiểu, đối thoại với hàng ngàn người dân, giải đáp những thắc mắc, kể cả cam kết những chính sách ưu tiên cho nhiều hộ dân.”
Đó là những ngày ông bí thư lặn lội xuống Cồn Dầu, còn hôm nay, sau ba tháng biến động chúng tôi gọi cho ông bí thư để hỏi thăm về thân phận những người còn bị giam tại Cồn Dầu thì được ông trả lời:
Mặc Lâm: Thưa chào ông bí thư, tôi tên là Mặc Lâm tôi muốn hỏi thăm ông đôi điều về việc Cồn Dầu, thưa ông theo tin tức mà chúng tôi nhận đượcthì còn một số người còn bị giam giữ tại Cồn Dầu mà chưa được thả. Có thể nào ông giải thích giúm tại sao họ bị bắt lâu quá vậy mà không đưa họ ra tòa thưa ông?
Nguyễn Bá Thanh: “À... sắp tới người ta sẽ xét xử đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam…”
Tác giả Nguyên Châu đã kết luận về sự việc Cồn Dầu với những hình ảnh hết sức tươi sáng về điều mà ông gọi là đồng thuận của người dân. Ông cũng tỏ vẻ cảm thông với các nạn nhân và an ủi họ đừng bao giờ nghe theo kẻ xấu lôi kéo, kích động, ông viết:
“Từ sự kiện ở thôn Cồn Dầu, Hòa Xuân đã bổ sung cho bài học về sự đồng thuận của lòng dân Đà Nẵng thêm những kinh nghiệm bổ ích. Nó giúp cho chúng ta thấy rõ hơn về những toan tính của các thế lực đen tối luôn cố tình tìm mọi cách để chống lại những chủ trương, chính sách vì mục đích phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn của Đảng bộ, chính quyền thành phố, và thông cảm, chia sẻ với những người dân bị kẻ xấu kích động, lôi kéo, lợi dụng tham gia chống lại chủ trương cũng như chống lại lực lượng thi hành công vụ.”
Người đọc bài viết của tác giả Nguyên Châu cứ nghĩ là bài viết đáng lẽ phải còn nữa vì hồi kết cục ông không đề cập gì đến cái chết uất nghẹn của anh Nguyễn Thành Năm, đến 6 giáo dân vẫn còn nằm trong ngục tối và nhất là đến 34 giáo dân khác đang lưu lạc tại Thái Lan mắt cứ đăm đắm nhìn về thôn Cồn Dầu khốn khổ...Người mẹ có 2 con là nạn nhân của vụ Cồn Dầu
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-09-02
Cập nhật tin tức vụ đàn áp tại Cồn Dầu, Mặc Lâm phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hải là mẹ của anh Lê Thanh Lâm hiện đang bị giam giữ tại Cồn Dầu và một người con thứ hai tên là Lê Quang Lời đang xin tỵ nạn tại Thái Lan.
Vẫn giam giữ giáo dân
Mặc Lâm: Thưa bà chúng tôi được tin bà có người con bị bắt và hiện vẫn còn bị giam tại công an khi vụ đàn áp đám tang xảy ra, xin bà cho biết có đúng là con bà vẫn bị công an giam giữ từ đó đến nay hay không và tên của anh ấy là gì thưa bà?
Dạ nó tên là Lê Thanh Lâm, sinh năm 1979 bị bắt vào ngày mùng 4 tháng 5 vừa rồi.
Bà Nguyễn Thị Hải
Bà Nguyễn Thị Hải: Dạ nó tên là Lê Thanh Lâm, sinh năm 1979 bị bắt vào ngày mùng 4 tháng 5 vừa rồi.
Mặc Lâm: Khi họ bắt anh Lâm công an có nói anh ấy bị bắt vì tội gì không?
Bà Nguyễn Thị Hải: Tội gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ.
Mặc Lâm: Anh Lâm làm gì mà bị họ cáo buộc tội gây rối và chống lại người thi hành công vụ thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Hải: Bữa hôm trước chỉ đi đưa xác bà cụ tới nghĩa địa thôi, đưa qua tới đó rồi công an nó ập vô nó bắt chứ đâu có làm chi đâu.
Mặc Lâm: Sau khi anh Lâm bị bắt công an có cho bà vào nhà giam thăm con hay không?
Bà Nguyễn Thị Hải: Dạ không từ bữa bắt tới bữa nay cứ mỗi tuần có cho đem cơm lên một lần. Tới bữa hôm qua nó cho gặp mặt lần đầu tiên, nhưng sức khỏe của nó tệ lắm. Nó cứ khóc miết, ra gặp tôi thì cứ lắc đầu khóc không nói được tiếng gì hết. Đứng chỉ được 5 phút thì chạy vô rồi. Người rất ốm yếu.
Mặc Lâm: Bà được gặp anh Lâm như vậy ảnh có nói được gì hay không chẳng hạn kể về tình trạng của ảnh hiện nay, vấn đề ăn uống, công an lấy lời khai như thế nào hay là ảnh có nói là họ đối xử với ảnh ra sao trong trại giam hay không?
Bà Nguyễn Thị Hải: Dạ thì cứ đứng khóc miết không nói nên lời, thấy tệ quá đi thấy mà đứt ruột đứt gan chịu không nổi nữa.
Mặc Lâm: Khi công an bắt anh Lâm họ có đưa lệnh bắt của tòa án tạm giữ anh Lâm về tội gì hay không? Và có cho gia đình biết chừng nào anh Lâm được đưa ra tòa hay không?
Bà Nguyễn Thị Hải: Đợt nó đem nhốt có đem giấy tạm giam về gia đình nó là gây rối trật tự công cộng chống người thi hành công vụ, nó chỉ thông báo vậy thôi chứ nó không nói khi nào ra tòa hết.
Mặc Lâm: Tổng cộng có bao nhiêu người bị bắt chung với anh Lâm thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Hải: Dạ 6 người, nhốt chung một trại nhưng khác phòng. Mỗi người mỗi phòng không ai được gặp mặt. Trong đó có 5 người bị bắt hôm đám tang còn 1 người thì bị bắt sau, tên là Nguyễn Hữu Minh anh này bị bắt sau đám tang bà cụ 1 tháng. Mình cũng không biết được lời khai của họ ra sao nhưng tự nhiên đến khám xét nhà rồi công an bắt luôn cũng không biết họ có khai cho ông Minh hay không nữa.
Sách nhiễu giáo dân
Mặc Lâm: Về người con thứ hai của bà là anh Lê Quang Lời khi anh ấy chạy trốn qua Thái Lan thì gia đình có biết trước hay không?
Một đêm nó vô nhà 5 lần nó vô nó đập cửa ghê lắm. Nhà toàn đàn bà không, nên sợ lắm, không dám ra mở cửa. Nó cứ vô miết nó đập cửa nó mời lên phường lên quận.
Bà Nguyễn Thị Hải
Bà Nguyễn Thị Hải: Dạ không hồi đó nó sợ quá rồi đi thôi chứ không có liên lạc gì, không biết tin tức gì hết tại vì trong đám tang quýnh quáng quá nên tối đó nó đi liền không có một bộ đồ trong người, nó không mang gì hết tới hồi đi thì nó đi nhà không biết chi hết. Khi mà đi ở nhà cũng không biết nó đi qua Thái Lan. Cũng không biết là đi với ai. Gia đình mới lên mạng mới nghe chứ cũng không biết là nó đi với ai nữa.
Mặc Lâm: Khi công an biết anh Lời chạy qua Thái họ có tới nhà làm khó gia đình hay không?
Bà Nguyễn Thị Hải: Dạ mấy bữa hôm trước thì có nhưng từ hồi mà ông Nguyễn Thành Năm mất thì nó không tới nữa.
Mặc Lâm: Bà nói trước đó họ tới nhà hoài vậy họ tới nhà làm gì thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Hải: Một đêm nó vô nhà 5 lần nó vô nó đập cửa ghê lắm. Nhà toàn đàn bà không, nên sợ lắm, không dám ra mở cửa. Nó cứ vô miết nó đập cửa nó mời lên phường lên quận nó hỏi đi đâu nhưng thực tế nhà đâu biếtMặc Lâm: Hai hôm nay chúng tôi được tin từ Cồn Dầu cho biết công an tới nhà những người chạy sang Thái để làm khó gia đình họ, gia đình bà có bị như vậy hay không?
Bà Nguyễn Thị Hải: Dạ mấy bữa nay thì công an nó tới nhà hỏi. Không biết nó nghe thông tin gì mà nó tới nhà lục soát nó hỏi đi mô nhưng ở đây đâu có ai biết là nó đi mô, sợ quá không liên lạc gì hết.
Mặc Lâm: Chúng tôi cũng nhận được tin là một phái đoàn ngoại quốc có đến nhà của anh Nguyễn Thành Năm để tìm hiểu về cái chết của anh ấy, bà có nghe tin tức gì về chuyện này hay không?
Bà Nguyễn Thị Hải: Dạ cũng không biết vì chị vợ của anh Năm cũng sợ quá mà công an nó cũng xuống nó bảo không được khai. Tụi tui cũng nghe nói bữa hôm vừa rồi có phái đoàn bên Mỹ người ta qua, nhưng mà công an nó tới trước nó bảo không được khai, họ có bảo gì cũng không được khai. Không biết chị Năm có khai hay không mình cũng không nắm được tin chính xác, mấy hôm nay sợ quá cũng không dám ra đường nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế cầu nguyện cho giáo dân Cồn Dầu
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-10-26
Vào 7 giờ 30 tối hôm nay, tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế nằm trên đường Kỳ Đồng - Sài Gòn, một thánh lễ đồng tế đã diễn ra nhằm cầu nguyện cho 6 giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu đang bị giam giữ và sẽ ra tòa vào ngày mai tại tòa án huyện Cẩm Lệ.
Anh Thomas Việt phụ trách truyền thông cho Dòng Chúa Cứu Thế cho chúng tôi biết không khí chung của buổi lễ đặc biệt này:
"Quang cảnh của nhà thờ Chúa Cứu Thế hiện nay không đông lắm, chỉ vừa đủ trong khuôn viên nhà thờ. Một trong những lý do là thông báo của nhà thờ trễ, nên giáo dân không biết. Nếu đưa thông tin vào ngày Chúa nhật thì sẽ đông hơn như vụ Thái Hà hay vụ Khâm xứ.
Mọi người đang lắng nghe một thầy đọc bản kêu cứu của 6 giáo dân Cồn Dầu. Trước đó thì có một cha đã giảng bài giảng về nỗi niềm của giáo dân Cồn Dầu từ lúc bị mất đất, lên tiếng kêu oan cho những yêu cầu của họ đối với thành phố Đà Nẵng nhưng không được đáp ứng. Từ đám tang của cụ bà Đặng thị Nhu như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã đặt ra ,vấn đề cái đám tang này chỉ là cái cớ để chính quyền đàn áp người dân."
Trước đây hai ngày, giáo xứ Thái Hà thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội cũng đã tổ chức một buổi cầu nguyện tương tự cho 6 giáo dân Cồn Dầu.
Tòa án huyện Cẩm Lệ có quyết định truy tố 6 giáo dân này về tội chống người thi hành công vụ trong đám tang cụ bà Hồ Nhu trước đây. Trong vụ này anh Nguyễn Thành Năm bị đánh chết đã khiến cho gần 40 người lo sợ phải chạy trốn sang Thái Lan để xin tỵ nạn chính trị. Và 6 người bị bắt sau đó.
No comments:
Post a Comment