KHỞI SẮC VÀ TIẾN BỘ
Việt Thường
KHỞI SẮC VÀ TIẾN BỘ
Việt Thường
(3) Nguyễn ngọc Ân, Tiến sĩ từ Đại học tư Mỹ, không biết một chữ tiếng Anh. Đảng hỗ trợ y một số tiền 17,000 đôla để mua bằng Tiến sỡi, học trong 3 tháng với trình độ y chưa có bằng tiểu học.
From: Henry Doe <tokyochiba51@yahoo.com>
Subject:Fw: Các Tiến Sĩ Việt Nam bị QuốcTế lên án vì ăn cắp văn bài của Quốc Tế mà nói là do mình viết ra.
Date: Friday, October 29, 2010, 5:05 PM
Các tiến sĩ danh tiếng thuộc hai viện Vật Lý Saigon & Hà Nội bị bắt quả tang ăn cắp .
Tạp chí Khoa Học Quốc Tế vừa gửi thư cảnh cáo và rút bỏ hai bài báo của Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao - Viện Vật lý TP.HCM (Tội Phạm
HCM ), N.T.Hung - Viện Vật lý Hà Nội và tiến sĩ Trần Văn Hùng - Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ.
Bài viết nghiên cứu mang tên "Was the fine-structure constant variable over cosmological time? " (Hằng số đẹp có giao động đều theo thời gian tương ứng ?) của các tiến sĩ VN vừa bị Tạp chí Khoa Học Quốc Tế EPL xóa bỏ vì "Đạo Văn"
( This paper has been formally withdrawn on ethical grounds because the article contains extensive and repeated instances of plagiarism. EPL treats all identified evidence of plagiarism in the published articles most seriously. Such unethical behaviour will not be tolerated under any circumstance.)
Bài báo nầy được chính thức gỡ bỏ dựa trên cơ bản đạo đức bởi vì bài viết đầy dẫy và lập lại liên tục những chữ ăn cắp. EPL ứng xử các chứng cớ được tìm thấy giả mạo trên các bài viết một cách nghiêm minh . Những thể hiện thiếu đạo đức không thể tha thứ trong bất cứ trường hợp nào .
Lê Đức Thông đã bỏ trốn (tắt điện thoại) sau khi nguồn tin đạo văn được các blogger đưa lên mạng . Viện vật lý thuộc T.P HCM (Tội Phạm HCM) đã chính thức cho Lê Đức Thông thôi việc nhưng hai bài báo nêu trên không phải mình ông Thông đứng tên mà có nhiều tiến sĩ khác . Một trong những người có tên trong bài báo "đạo văn" là ông Giáo Sư tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao , nhà vật lý được đào tạo tại Liên Xô (cũ), Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật
lý T.P HCM (Tội Phạm HCM) .
Khi được tờ báo Thanh Niên nêu câu hỏi "Ông có tham gia vào bài báo được đăng trên tạp chí EPL do ông Lê Đức Thông là tác giả thứ nhất
không?" thì ông Giao từ chối "Tôi xin khẳng định, bài báo này không có một chữ nào của tôi mà hoàn toàn là do Thông tự viết, tự ý cho tên tôi vào rồi gửi đăng báo. Có thể nói, Thông đã gửi “chui” bài báo này mà không hề nhận được sự đồng ý của tôi. "
Ai cũng biết là ông Giáo Sư tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao biện bạch để tránh nhục nhã khi bị tờ báo Khoa Học Thế Giới cảnh cáo là họ từ đây trở đi sẽ không nhận bất cứ bài viết nào của các ông tiến sĩ nêu trên gửi .
Ông Giao không thể chối vì năm 2009 lúc Viện Năng lượng nguyên tử VN biểu dương bài báo nêu trên thì tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao đã ăn mừng vì mình có tên trong danh sách khen tặng nhưng khi "cơm không lành, canh không ngọt" thì đổ hết trách nhiệm cho tiến sĩ Lê Đức Thông , đã vậy ông Giao còn bắt Thông phải viết một thư xin lổi với cớ là Thông tự đề tên Giao vào chứ Giao nào có biết bài ấy ra sao !
Sự nhục nhã mà các ông tiến sĩ Liên Xô làm đã ảnh hưởng không tốt tầm nhìn của tờ Khoa Học Thế Giới đối với người VN, sau nầy họ có thể không dám đăng các bài viết tham khảo của các tiến sĩ mang họ Việt Nam
Lê, Lý, Nguyễn, Trần ... vì sợ chỉ là những đỉnh cao trí tuệ "đạo văn" .
Xuân Nhi
Cồn Dầu, Nắng Mới Vươn Lên.
Bảo Giang
|
Báo Vẹm Bịp Tin “Giáp Còn … Sống”!
Van Tran
Ngày 26 tháng 10, 2010 Van Tran có cho đăng bài viết ngắn: “Võ Nguyên Giáp Đã Chết! Chế Độ Cộng Sản Phải Chết Theo!”. Bài viết ngắn đăng cùng với 1 số hình ảnh của Võ Nguyên Giáp chụp khoảng tháng 7 năm 2010 vừa qua. Nhưng quan trọng là tấm ảnh Giáp nằm trên giường như một xác chết. Bài này cũng được nhiều website hải ngoại cho đăng lên. (Đọc giả ghi nhớ là tấm ảnh của Giáp nằm chờ chết do “danlambao.com” đưa ra khoảng tháng 7 năm 2010). Nhưng khi bài (“Võ Nguyên Giáp Đã Chết! Chế Độ Cộng Sản Phải Chết Theo!”) đã đăng, thì ngay sau đó báo “Dân Trí” của Vẹm do phóng viên Dương Đức Dũng lại phịa ra bản tin “Trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp huy hiệu Đảng”, và bản tin Bịp này có kèm theo một tấm ảnh của (danlambao.com) Võ Nguyên Giáp.
Phóng viên “bịp” Dương Đức Dũng còn ghi rằng: “chiều 27/10, tại Hà Nội, Đảng ủy Quân sự Trung ương-Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.”.
Cái Bịp rất điệu nghệ và tỉnh “như dân” Hà Nội của Dương Đức Dũng là câu viết ở trên. Nhưng nếu nhìn kỹ thì đọc giả sẽ thấy tấm ảnh của Võ Nguyên Giáp (do báo Dân Trí cho đăng) lại do “danlambao.com” đăng ra trước đây khoảng vài tháng - tức vào khoảng tháng 7 năm 2010). Xin đọc giả nhìn tên tướng Dũng (lùn có chấm đỏ trên đầu. Một tấm ảnh của “danlambao.com” và một tấm ảnh của TTXVN - Dương Đức Dũng) đều có đứng cả trong 2 tấm ảnh và ăn mặc hoàn toàn giống nhau (độ ánh sáng của 2 tấm ảnh đều giống nhau). Như vậy cả 2 tấm ảnh được chụp cùng một máy chụp ảnh và trong cùng một thời điểm nhưng cách nhau vài phút. Điểm nửa là Giáp cũng mặc quân phục và đeo quân hàm giống nhau. Nhưng phóng viên Bịp Dương Đức Dũng thì lại nói láo rằng tấm ảnh Võ Nguyên Giáp (đăng trên báo Dân Trí”) mới chụp khi chiều ngày 27 tháng 10, 2010. Đúng là cả một đám làm “Báo Bịp”. Võ Nguyên Giáp đã chết, thì cho dù Dương Đức Dũng hay báo “Dân Trí” có đăng 10 vài viết đi nửa, cũng chẳng dấu được sự thật và cũng không làm cho Võ Nguyên Giáp sống lại được.
Chưa hết!. Hôm nay thứ Năm 28 tháng 10 năm 2010 “báo bịp” (Dân Trí) của Dương Đức Dũng lại cho đăng thêm bản tin là: “Nguyễn Minh Triết chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi đời, Thứ năm, 28/10/2010, 01:39 (GMT+7”. Nhưng tấm ảnh Dương Đức Dũng cho đăng lại không dám đề ngày và tên của thông tấn xã nào đã viết bản tin (cả 2 bản tin sẽ cùng đăng theo bên dưới bài viết ngắn này để làm bằng chứng rằng Dương Đức Dũng đã nói Bịp kiểu Vẹm)
Như vậy từ ngày 23 (trước Tết Ta) sau khi “đưa ông Táo” xong, thì Võ Nguyên Giáp lại chẳng bao giờ thay đồ và vẫn mặc đồ quân phục và đeo quân hàm để … chờ đến hôm qua chiều ngày 27 tháng 10 và trưa hôm nay sáng ngày 28 tháng 10, để …. “đảng uỷ quân sự …” cử Nguyễn Minh Triết đến tặng cho Giáp “huy hiệu 70 năm tuổi đảng” và “gắn huy chương trên giường” cho Giáp, thì Giáp mới chịu “thay đồ” quân phục chăng?!. Đúng là “nói láo như Vẹm” có khác. Ngay cả Bùi Tín và Vũ Thư Hiên còn gọi điện thoại sang cho Nguyễn Chí Thiện biết tin rằng: “Tướng Giáp đã chết rồi”. Thì Nguyễn Chí Thiện trả lời rằng: “vâng! mình vừa gọi về Hà Nội kiểm chứng và các bạn trong nước cũng đều biết tướng Giáp đã chết”.
Tựa bài viết ngắn của Van Tran là: “Võ Nguyên Giáp Đã Chết! Chế Độ Cộng Sản Phải Chết Theo!”. Có lẽ vì bọn chóp bu Việt Gian Cộng sản sợ cán bộ, bộ đội và người dân trong nước nổi lên làm cuộc Cách Mạng lật đổ chế độ sau khi nghe tin Tướng Giáp chết!. Cho nên chúng không dám loan tin Võ Nguyên Giáp đã chết hay làm tang lễ cho một công thần của chế độ như Võ Nguyên Giáp chăng?. Nhưng cho dù Hà Nội có sợ hay không thì sự thật cũng sẽ phải đến, vì đã đến giai đoạn các quốc gia tự do trên thế giới họ đã nhìn thấy cái sự lưu manh, tàn ác, bất nhân của tập đoàn Việt Gian Cộng sản bán nước rồi. Họ không thể im lặng để còn có thể “nói phải” cho tập đoàn Việt Gian Cộng sản thêm nửa. Nhất là Hoa Kỳ. Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước nên hiểu rằng: Chỉ có một cuộc các mạng bạo lực mới giải quyết tận gốc rễ của vấn đề Việt Nam, và chỉ có các mạng toàn diện thì mới đưa được cả dân tộc Việt đi lên phú cường, hạnh phúc.
Ngày hôm nay vì tham quyền cố vị nên “đảng” đã ra lệnh cho các báo Vẹm tiếp tục Bịp được nửa chăng?. Chủ tịch nước mang “huy hiệu 70 năm tuổi đảng” của “Đảng ủy quân sự trung ương bộ quốc phòng, bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân …. đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Nhưng lại không thấy có bất kỳ tùy viên nào của Giáp đỡ Giáp ngồi dậy để nhận “huy hiệu và huy chương… trọng thể” này thì thật là tiếc nhỉ!. Vậy Tướng Giáp cũng như các: “Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; những người thân trong gia đình của tướng Giáp” có hiểu thế nào là “lễ nghi” của “quân đội” hay không?.
“Lãnh đạo và nhân dân nhiều nước trên thế giới cũng ngưỡng mộ, khâm phục tên tuổi, tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Càng “khâm phục tên tuổi” của Giáp, thì Giáp lại phải cố gắng ngồi dậy (dù Giáp không ngồi được cũng phải có người dìu để ngồi, dù chỉ ngồi được một phút, để chụp ảnh) chứ lẽ đâu “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” lại “thản nhiên” nằm liệt giường Chờ Chết với vài tên chầu rìa đứng chung quanh rồi chụp ảnh (không ghi ngày) để bịp. (Nhìn ảnh ta không thấy Giáp có tùy viên hay có y tá chăm sóc cho Giáp. Đúng là bọn Vẹm có khác).
Trao tặng “huy hiệu” cho Giáp nhưng chẳng thấy phóng viên Bịp Dương Đức Dũng cho biết là ai đã thay cho Giáp (đã chết) nhận lãnh “huy hiệu” này. Người ta chỉ thấy “em gái hộ lý” (có chấm đỏ) đứng bên đầu giường Giáp, “vác” “bằng chứng nhận” cho Giáp thì thật là hết ý vậy!. Bản tin của Dương Đức Dũng cho biết có “người thân” của Giáp, vậy “người thân” trong gia đình của Giáp gồm những ai?. Sao báo “Dân Trí” không cho biết để chúng tôi ở hải ngoại còn “ ….ngưỡng mộ, khâm phục tên tuổi, tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” và để “ghi sổ” luôn cả “những người thân gia đình” của tướng Giáp nửa chứ!.
Thời đại điện tử ngày nay, tin tức cũng như hình ảnh được chuyển đi nhanh hơn hỏa tiễn, cho nên các “đồng chí” như Dương Đức Dũng cũng đừng nghĩ cách Bịp chi nửa cho thêm tội nhé!. Ngay bây giờ các hảng TTXVN thử cho đăng tấm ảnh nào mới nhất của “đồng chí” Võ Nguyên Giáp để chứng minh rằng Giáp chưa chết. Nếu không làm được, thì cách tốt nhất là các ‘đồng chí” nên tìm cách chuẩn bị “chuồn” ra khỏi nước là thượng sách!. Vì sớm hay muộn gì thì chế độ cũng phải sụp đổ, khi “Võ Nguyên Giáp Đã Chết! Chế Độ Cộng Sản Phải Chết Theo!”. Vậy thì mình còn phải lo cho thân mình và gia đình mình nửa chứ!. Luật Sinh Tồn mà!
Van Tran
Ghi chú:
Cả 3 tấm ảnh được đăng theo bài viết ngắn này đều được chụp cùng 1 thời điểm và do “danlambao.com” cho đăng vào khoảng tháng 7 năm 2010. Nhưng khi báo “Dân Trí” cho đăng lại thì báo “Dân Trí” đã cắt xén các tấm ảnh giống như là các tấm ảnh Võ Nguyên Giáp mới chụp hôm qua và hôm nay vậy.
Thứ Tư, 27/10/2010
|
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Bằng chứng nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN) |
Thay mặt Đảng, nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng huy hiệu và bằng chứng nhận 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh VOV).
Phát biểu tại lễ trao tặng, Chủ tịch nước chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi đời, 70 tuổi Đảng. Chủ tịch nước nhấn mạnh Đại tướng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tên tuổi, sự nghiệp của Đại tướng gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhân dân Việt Nam khâm phục tài năng và biết ơn những đóng góp của Đại tướng. Chủ tịch nước khẳng định thế hệ hôm nay và mai sau sẽ ghi nhớ và nguyện học tập đạo đức, tinh thần cách mạng tiến công, lòng trung thành với Đảng, với tổ quốc và nhân dân của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp.
BC
Trao tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng | ||
Thứ năm, 28/10/2010, 01:39 (GMT+7) | ||
Chiều 27-10, tại Hà Nội, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự và trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh).
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 tuổi đời, 70 tuổi Đảng. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người gần gũi, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên tuổi, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhân dân Việt Nam khâm phục tài năng và trân trọng những đóng góp của Đại tướng đối với đất nước. Lãnh đạo và nhân dân nhiều nước trên thế giới cũng ngưỡng mộ, khâm phục tên tuổi, tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: Thế hệ hôm nay và mai sau sẽ ghi nhớ và nguyện học tập đạo đức, tác phong, tinh thần cách mạng tiến công, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện tiếp bước thế hệ đi trước xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cùng các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam chúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp trường thọ, tiếp tục có những đóng góp vào việc xây dựng Đảng, xây dựng quân đội vững mạnh TTXVN |
Nixon Ép Sài Gòn Ký Hoà Đàm 1973
BBC Vietnamese 2009/06/24
Các cuốn băng ghi âm từ năm 1973 được giải mật cho thấy Tổng Thống Nixon đã muốn đạt được thoả thuận tại Hoà đàm Paris với Hà Nội bằng mọi giá và gây sức ép rất lớn đối với Sài Gòn.
Tổng Thống Richard Nixon đã phải rời Toà Bạch Ốc sau vụ bê bối Watergate
Một đoạn băng trong số 150 giờ thu âm và 30 nghìn trang tài liệu được Thư Viện Nixon công bố hôm thứ Ba vừa qua có lời của Tổng Thống Nixon nói với Cố vấn An Ninh Henry A Kissinger về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nixon nói để bắt Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà ký vào hoà đàm, ông sẵn sàng "cắt đầu y nếu cần thiết" (cut off his head if necessary).
Bài của Shaun Tandon trên AFP hôm 23/06 thì mô tả ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không đồng ý với kết quả hoà đàm.
Nhưng có vẻ như ông Nixon sẵn sàng làm mạnh hơn nếu lời đe doạ cắt viện trợ không đạt mục đích.
Các đoạn băng cũng cho thấy một thứ ngôn ngữ rất 'Kissinger' mà Cố vấn An Ninh của Tổng Thống Hoa Kỳ dùng để nói về đồng minh.
Ông Kissinger nói với Tổng Thống về Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm của Nam Việt Nam, người có mặt khi đó tại Paris để dự họp.
Dùng từ tục để gọi ông Lắm là 'an ass', ông Kissinger nói "Y cũng chẳng làm được gì cả đâu".
Cũng chỉ tháng trước, ông Nixon đã tiếp Ngoại Trưởng Nam Việt Nam và hứa sẽ "làm tất cả để giúp Nam Việt Nam" và "nền độc lập" của nước này.
Ông Nixon còn nói : "Điều chính yếu là cần phải nhớ : chúng tôi biết ai là những người bạn thực thụ".
Nhà nghiên cứu về Nixon, ông Ken Hughes từ đại học Virginia nói ông bị chấn động khi nghe đoạn ghi âm mà ông Nixon nói về ông Thiệu.
Báo New York Times 23/06/2009 trích lời ông Hughes, người nghiên cứu các băng ghi âm của nhiều Tổng Thống Mỹ, nói cuộc đàm thoại trên càng làm ông tin tưởng vào quan điểm rằng cả ông Nixon, ông Thiệu và ông Kissinger đều biết trước rằng cuộc ngưng bắn không thể duy trì nổi.
Đó cũng chẳng phải là "hoà bình trong danh dự" như ông Nixon mô tả, mà chẳng qua chỉ là cách để Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến mà "không mất mặt".
Vẫn các báo Mỹ trích lời Ken Hughes tin rằng các nhân vật trong cuộc biết rằng Bắc Việt Nam sẽ vi phạm thoả thuận ngưng bắn và tiến chiếm miền Nam.
----------------------------------------------------
Bùi Văn Phú
[No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Larry Berman. 334 tr., Nxb The Free Press. New York 2001]
*
Đêm 31.1.1968 các lực lượng võ trang cộng sản mở cuộc tổng tấn công vào nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam, trong đó có cả thủ đô Sài Gòn. Dinh Độc Lập, Toà đại sứ Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh Hải quân, đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu đều bị tấn công.
Nhiều người dân miền Nam còn nhớ mãi Tết Mậu Thân hãi hùng đó. Còn người Mỹ gọi đó là Tet Offensive, một chiến dịch do Hà Nội phát động, tuy thất bại về quân sự nhưng đã làm giao động tâm lý quần chúng Mỹ và làm lung lay ý chí của những nhà làm chính sách ở Washington.
Sau Mậu Thân Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố không tái tranh cử, giới hạn những mục tiêu oanh tc miền Bắc và đưa ra đề nghị thương thuyết để tìm một giải pháp cho Việt Nam. Hoà đàm Ba Lê bắt đầu từ đó, khởi sự chỉ có đại diện Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp nhau, sau có sự tham dự của Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.
No Peace, No Honor là một nghiên cứu về Hoà đàm Ba Lê từ khởi đầu năm 1968 cho đến kết thúc vào năm 1973. Tác phẩm ghi nhận những biến cố chính trị và quân sự có ảnh hưởng đến tiến trình của hoà đàm, từ việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nghe theo đề nghị của giới chức cao cấp trong Đảng Cộng hoà Mỹ đã từ chối tham dự hoà đàm vào cuối năm 1968, giúp cho ứng cử viên Richard Nixon khít khao thắng đương kim Phó tổng thống Hubert Humphrey; cho đến việc ứng cử viên tổng thống là Thượng nghị sĩ Dân chủ George McGovern đã phải bí mật gặp gỡ đại diện cộng sản, tìm cách đem tù binh Mỹ về – nhưng không thành công – để hy vọng tạo ảnh hưởng đến kết qủa bầu cử tổng thống năm 1972.
Thượng nghị sĩ McGovern quan niệm cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm, nhưng ông chẳng hiểu biết gì nhiều về Việt Nam mà còn hiểu sai vì bị tuyên truyền. Bằng chứng là khi gặp đại sứ Việt cộng Đinh Bá Thi lần đầu ở Ba Lê, Thượng nghị sĩ McGovern đã mở đầu bằng một câu hỏi rất sai lầm: “Bà Bình hiện có mặt ở Sài Gòn chứ?” rồi sau phải chữa lại vì biết bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, làm gì được phép vào Sài Gòn công khai thời bấy giờ.
Kết qủa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1972 với McGovern bị Nixon đánh bại ở 49 tiểu bang chứng tỏ chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon được đa số dân Mỹ ủng hộ hơn là chủ trương rút hết quân ngay và cắt viện trợ của McGovern.
Nhưng cốt lõi của No Peace, No Honor là chi tiết về những cuộc họp mật giữa Henry Kissinger và cố vấn Lê Đức Thọ, đại sứ Xuân Thủy dựa trên nhiều tài liệu mới được giải mật. Theo tác giả, Kissinger là một người gian xảo, dối trá, không như ông tự biện minh trong những hồi ký đã xuất bản. Ngày nay Kissinger còn tìm cách che dấu sự thực bằng cách không cho ai được quyền tra cứu những tài liệu mà ông cho là tài sản riêng có liên quan đến Hoà đàm Ba Lê cho đến 5 năm sau khi ông qua đời.
Qua những tài liệu đã được phổ biến từ nhiều nguồn khác nhau, No Peace, No Honor chứng minh nhiều báo cáo của Kissinger gửi cho Nixon về kết quả những cuộc họp với phía Hà Nội không được trung thực. Đối với Việt Nam Cộng hoà, một đồng minh của Hoa Kỳ, Kissinger cũng lừa dối như thế qua những chỉ thị cho đại sứ Bunker báo cáo cùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đối với ông Thiệu, Kissinger chỉ thông báo, mà nhiều khi thông báo những điều không thực về những thảo luận mật với cố vấn Lê Đức Thọ, chứ không hề tham khảo trước về những điểm mà Kissinger đem ra bàn với Hà Nội.
Với kết cuộc thất bại tại Việt Nam, Nixon và Kissinger đều đổ lỗi cho Quốc hội. Theo giáo sư Berman, trong những hồi ký của Nixon và Kissinger cả hai đều lập luận là bản Hiệp định Ba Lê là căn bản đưa đến một giải pháp chính trị cho miền nam Việt Nam. Việc Hà Nội chiếm miền Nam bằng võ lực là vì Quốc hội Hoa Kỳ đã trói tay hành pháp, không cho trả đũa. Trên thực tế bản hiệp định không có những ràng buộc pháp lý, như Kissinger thừa nhận khi điều trần trước quốc hội vào đầu năm 1975. Việc cam kết trả đũa nếu có chỉ là trong những lá thư riêng của Tổng thống Nixon gửi cho Tổng thống Thiệu và không có căn bản pháp lý, nhân dân Mỹ không được biết.
No Peace, No Honor đưa ra những dẫn chứng cho thấy Henry Kissinger, được sự chấp thuận của Tổng thống Richard Nixon, khi thương thuyết với Hà Nội chỉ muốn rút quân đội Mỹ và đem tù binh về còn tương lai của bản hiệp định, giải pháp chính trị cho miền nam không phải là điều quan tâm. Vì thế sự có mặt của 150 ngàn bộ đội cộng sản miền Bắc tại miền Nam không đuợc nhắc đến. Kissinger lập luận rằng Hà Nội đã không bao giờ thừa nhận có quân tại miền Nam thì làm sao có thể bắt họ rút về.
Dù Hà Nội luôn tuyên truyền là họ không đem quân vào Nam, nhưng Hoa Kỳ biết rõ sự đe dọa quân sự nặng nề của những sư đoàn bộ đội trên chiến trường miền nam. Tác giả trích dẫn thư đề ngày 2.1.1973, ba tuần lễ trước khi bản hiệp định được chính thức ký kết, của Thượng nghị sĩ cộng hòa Strom Thurmond thuộc bang South Carolina, một người rất ủng hộ Nixon: “Tôi quan tâm sâu xa đến việc bản dự thảo hiệp định trước đây ghi rằng quân đội miền Bắc được phép ở lại miền Nam. Đây có thể là nền móng cho bộ đội miền Bắc chiếm miến Nam sau khi chúng ta rút lui hoàn toàn trong tương lai. Với kết quả như thế lịch sử sẽ phê phán những hy sinh sinh mạng của người Mỹ chỉ là uổng phí.” Những lời cảnh cáo của Thượng nghị sĩ Thurmond đưa ra đã quá trễ.
Trong các cuộc họp tại Sài Gòn vào những tháng cuối năm 1972 giữa Henry Kissinger, Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, Tướng Alexander Haig với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Bí thư Hoàng Đức Nhã, Đặc sứ Nguyễn Phú Đức, những nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà đã mạnh mẽ phản đối việc Hoa Kỳ đã không nêu vấn đề Hà Nội rút bộ đội về Bắc cùng với trên 60 điểm khác của bản hiệp định liên quan đến tương lai chính trị mà phía Việt Nam Cộng hoà đòi hỏi phải được thay đổi hay thương thảo lại.
Kissinger có lẽ đã quá mệt mỏi và hối hả muốn có bản hiệp định nên khi đem bản dự thảo hiệp định đến Sài Gòn thảo luận với Việt Nam Cộng hoà thì chỉ có bản tiếng Anh, không có bản tiếng Việt và đã trả lời rất ỡm ờ trước đòi hỏi của phía Việt Nam Cộng hoà. Tổng thống Thiệu và các cố vấn đã tỏ ra rất cương quyết không chấp nhận bản hiệp định như Kissinger đđem đến vì đã biết ý đồ của Hà Nội qua những tài liệu tịch thu được. Lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà biết trước là nếu Hà Nội được để quân lại trong nam thì sớm muộn gì miền nam sẽ mất.
Theo giáo sư Berman những trận không tập miền Bắc vào mùa Giáng Sinh 1972 có đem Hà Nội trở lại bàn hòa đàm, nhưng cũng là sức ép để buộc Tổng thống Thiệu chấp nhận bản hiệp định mà Kissinger đã thương thuyết với Hà Nội mà căn bản chỉ là việc Hoa Kỳ sẽ rút quân, đem tù binh về trong vòng sáu mươi ngày.
Chỉ với kết qủa như thế, tác giả nêu ra hai vấn đề:
1/ Hoa Kỳ, qua Nixon và Kissinger, đã thương thuyết với Hà Nội được gì hơn những điều ghi trong Hiệp định Ba Lê 1973 so với những đề nghị do Bắc Việt và Việt cộng đưa ra từ những năm trước. Nếu chỉ rút quân và đem tù binh về thì Hoa Kỳ đã có thể làm được như thế từ những năm 69, 70 và hàng chục ngàn binh lính Mỹ đã không phải tiếp tục hy sinh tính mạng để kết cuộc rồi miền Nam cũng bị Hà Nội xâm chiếm.
2/ Tại bàn hoà đàm Hà Nội khăng khăng đòi loại bỏ Thiệu-Kỳ-Hương hay Thiệu-Hương-Khiêm – tức tổng thống, phó tổng thống và thủ tướng Việt Nam Cộng hòa – mà phía Hoa Kỳ luôn từ chối để phải kéo dài việc tham chiến. Có phải vì cá nhân Tổng thống Nixon đã mang một món nợ vì ông Thiệu đã giúp Nixon thắng cử khi từ chối tham gia Hoà đàm Ba Lê vào năm 1968.
Tuy nhiên những biến chuyển chính trị sau Hiệp định Ba Lê cũng là những đề tài cần đào sâu hơn để làm sáng tỏ nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của miền Nam, nhất là chuyển biến từ phía Việt Nam Cộng hoà.
Nhìn chung, toàn bộ tác phẩm No Peace, No Honor là một bản luận tội Nixon và Kissinger vì đã lừa dối và phản bội nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà qua những thảo luận bí mật, những cam kết không thành thực. Theo tác giả, Hiệp định Ba Lê là một lừa dối của Nixon với ý định kéo dài chiến tranh chứ không phải để vãn hồi hòa bình.
Đã 30 năm từ ngày ký kết hiệp định, vấn đề Việt Nam đối với người Mỹ đã thực sự thuộc về quá khứ chưa? Những dòng cuối trong No Peace, No Honor sẽ cho độc giả một cách nhìn nào đó:
“Minh Lớn (Big Minh) được đưa đến đài phát thanh gần dinh và bị ép buộc đọc một thông điệp yêu cầu tất cả những lực lượng võ trang của Việt Nam Cộng hoà buông súng đầu hàng vô điều kiện. ‘Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương, đã hoàn toàn giải tán’.”
Miền Nam Việt Nam ngưng nhịp thở.
Trong khi đó tại Bạch Cung một buổi họp nội các được triệu tập. Không khí thì u sầu, nhưng Henry Kissinger có thể nhìn ra một vài điều tốt: “Chúng ta đã giữ được danh dự bằng cách di tản từ 42 đến 45 ngàn người Việt”.
Chuẩn tướng Vernon Walters, một tùy viên quân sự từng đem Kissinger ra vào Ba Lê trong những “chuyến đi đêm” bí mật không nhìn như thế. Cho đến ngày nay ông vẫn giữ một lá cờ Việt Nam Cộng hoà nhỏ trong phòng làm việc. Khi được hỏi tại sao, ông trả lời nó tượng trưng cho: “công việc còn dở dang. Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ”.
Đó đã là một hệ lụy của “hòa bình trong danh dự”.
Buivanphu