Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, March 5, 2010

NB Viet Thuong-tên Sát Nhân Đồng Sỹ Nguyên và VG Nguyễn Trọng Vĩnh



Audio 1-NB Viet Thuong-tên Sát Nhân Đồng Sỹ Nguyên và VG Nguyễn Trọng Vĩnh


2- Muc đích lời kêu goi của VG Đồng Sỹ Nguyên và VG Nguyễn Trong Vĩnh


Audio 1-NB Viet Thuong-tên Sát Nhân Đồng Sỹ Nguyên và VG Nguyễn Trọng Vĩnh

Câu hỏi
1-Quan Điểm của NB Viêt Thưởng về những bài viết của bon Bút Nô việt gian VietLand và Ánh Dương chuẩn bi cho Đai Hôi Đảng 11
3- Tai sao web X-Cafe đóng cửa và web Bô Xít của VG Nguyễn Huê Chi được đảng Việt gian Cộng Sản cho phép tiếp tuc hoat đông ?

Audio 2-NB Việt Thường Góp Ý Về Truyền Thông Hải Ngoại
Download Audio Lưu Trữ Ân Thanh

Câu Hỏi :
4- Thế nào là "khách quan" để phán xét tôi ác của bon việt gian Cộng Sản ?
5-Y nghĩa của các biếm hoa có tính cách "Chúc Đảng, mừng Đảng"?

youtube suc vat dong sy nguyen tham sat giao dan Ba Lang

http://www.youtube.com/watch?v=7FDajshd4-Y


Ghi nhớ về lễ noel hà-nội – Việt Thường

Trong âm mưu chống di cư vào Nam, giáo dân ở Ba Làng đã bị tàn sát cả già, trẻ, phụ nữ có thai. Cánh tay thực hiện "tư tưởng sát nhân" này của ông Hồ chí Minh là trung tá Nguyễn văn Đổng (tức Đồng sỹ Nguyên, sau này vào bộ chính trị cộng đảng và giữ chức phó thủ tướng). Cái tin đau lòng đó đã bay về Hà-nội, và mặc dù vào lúc xế chiều của phong trào đòi dân chủ của Nhân Văn - Giai Phẩm, nhưng người Hà-nội vẫn được nghe một bài thơ truyền miệng (sau này được xếp vào loại "thơ ghế đá"):

"Đồng Sỹ Nguyên, Đồng Sỹ Nguyên!
Theo Hồ ngươi giết con chiên Ba Làng.
Tội ác ngươi nhất thế gian
Trẻ thơ cũng bắn, già làng cũng đâm
Cỏ cây cũng phải khóc thầm
Núi sông cũng phải một lần phong ba
Đảng ngươi, đảng lũ Tàu, Nga
Cộng ngươi, cộng máu, cộng hòa thịt xương
Cách ngươi, một lũ bất lương
Cùng quân ăn cướp, cùng phường lưu manh
Đảng ngươi tội ác rành rành
Chứng nhân còn đó, sử xanh, Đất, Trời
Lũ ngươi đền tội đời đời!"

Tổ quốc tế (thành phần là Ấn độ) có vào Ba Làng thu thập tài liệu, nhưng Khu ủy cộng sản Khu Bốn, cơ quan an ninh và trung tá Nguyễn văn Đổng có "sáng kiến" dựng ra một toán cướp tấn công mấy chiếc xe ô-tô mang cờ trắng có chữ IC của tổ quốc tế, "trấn lột" hết mọi thứ - tất nhiên là đơn từ khiếu nại và mọi hình ảnh tang chứng về vụ tàn sát giáo dân của chính quyền Hồ chí Minh - và còn cho các nhân viên quốc tế này "ăn no" trận đòn hội chợ. Như tình tiết trong một phim ảnh, ở phút gay go nhất thì "công an" và "bộ đội cách mạng" tới kịp thời giải cứu cho tổ quốc tế "thoát chết". Tất cả được sự săn sóc của các cô y tá trẻ, tay mát rười rượi và quà lưu niệm của ủy ban tỉnh và các đoàn thể "vừa hậu hĩnh, vừa giá trị", cho nên tổ quốc tế hỉ hả ra về "cứ như là vừa đi du lịch vào miền Trung, quê của Bác Hồ" cho biết xứ của cách mạng.

Chuyện chưa dừng ở đó. Cơ quan an ninh của ông Hồ chí Minh quyết "đẩy" bằng được một đức cha người Canada tên là Denis Parkett, tên Việt là Cha Quý, ở nhà thờ Nam Đồng, bởi lúc đó trong ủy ban quốc tế giám sát đình chiến ở Việt Nam, phái đoàn Canada giữ ghế chủ tịch. Ngón nghề của họ vẫn là bổn cũ soạn lại: vu cáo, tố bậy. Vở kịch do biên kịch và đạo diễn đều là người của cơ quan an ninh thuộc phòng quản lý tôn giáo.

NHỮNG NGƯỜI MỘ ĐẠO

Từ mùa hè 1957, chiều chiều thường có một cặp vợ chồng độ tuổi trung niên đi xe đạp qua ngã Hàng Bột xuống nhà thờ Nam Đồng. Người chồng da mặt đen, cặp lông mày sâu dóm, một hàng râu cứng và rậm trên cặp môi thâm xì và thêm hai con mắt trắng dã có vằn tia máu. Vợ nói tiếng Bắc, hai gò má cao, cặp mắt ướt và mệt mỏi, đầu búi tóc, dáng người sang trọng. Hai người đi bên nhau thật chẳng xứng đôi chút nào.

Đây là hai người đang muốn cải đạo. Họ xuống nhà thờ Nam Đồng để gặp đức Cha người Canada, có tên là Denis Parkett và tên Việt là Cha Quý xin được học kinh bổn. Cùng với hai vợ chồng này, khoảng thời gian đó có 3 chị em gái tuổi xồn xồn cũng xin được học kinh cải đạo ở chỗ đức Cha Denis Parkett. Cô chị tên là Th., ngoài ba mươi tuổi vẫn chưa chồng, đang hứa hôn với một thiếu tá công an; cô em tên là S. có một con gái, chồng tên là Gi..., người phố Hàng Đào, đang ở Pháp chuẩn bị thi tú tài phần 2 và cô em chót là O..

Không biết năm người này khai với cha Quý ra sao về tên tuổi, nghề nghiệp và địa chỉ. Nhưng, nếu ai tò mò thì thấy người đàn ông mắt trắng dã đó tên là Ba, còn vợ là Lê thị Nhung, làm việc ở văn phòng công an Khu Hai Bà (nay là Quận Hai Bà).

Những người "mộ đạo" đó tiếp tục học kinh bổn cho đến tận giữa năm 1958 mới thôi. Bởi vì, nếu ai hay để ý tin trên báo sẽ thấy ở trang hai, báo Thời Mới, chỗ "kín đáo" nhất có một tin ngắn nói về việc chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra lệnh trục xuất "ông Denis Parkett, quốc tịch Canada, có tên Việt là Quý, hành nghề tôn giáo, bị "giáo dân" cáo giác là tuyên truyền phản cách mạng và có biểu hiện hoạt động gián điệp."

Còn năm người "mộ đạo" thì sao? Thưa rằng, vợ chồng bà Nhung trở thành xã viên hợp tác xã đánh máy và in rô-nê-ô Hai Bà Trưng, chịu sự lãnh đạo hai chiều của phòng văn hóa thông tin Khu Hai Bà và P.21 thuộc Sở công an Hà-nội, đời sống khấm khá. Cô Th. lấy chồng là thiếu tá công an, trưởng phòng quản trị hành chính thuộc Cục Lao Cải (sau đổi tên là Cục quản lý trại giam), dưới quyền thiếu tướng Lê hữu Qua - người chỉ huy công tác bảo vệ phái đoàn Phạm Văn Đồng dự hội nghị Genève 1954 về Việt Nam. Cô em tên là S., đầu năm 1959 được đặc cách cho cùng con gái sang Pháp đoàn tụ với chồng. Còn cô O., lấy chồng là một giáo viên. Tất cả chẳng ai rửa tội theo đạo cả. Chẳng cần suy diễn, chúng ta cũng có thể hiểu họ đã đóng vai gì trong vở kịch của me-sừ Dương Thông đạo diễn.

VẾT DẦU LOANG

Nếu trên mặt báo, tin trục xuất Cha Denis Parkett được xếp ở chỗ "kín đáo" bao nhiêu thì ngoài đời tin ấy lan nhanh trong người dân Hà-nội. "Người ta" kháo nhau là có hoạt động "gián điệp và phản động" trong sinh hoạt tôn giáo. Rồi cũng lại "người ta" xì xầm rằng tạm thời nên tránh đến các nhà thờ, "Chúa ở trong lòng mỗi chúng ta", cứ ở nhà mà cầu kinh cũng được, lúc này biết ai là "giáo ngay" ai là "giáo gian". Ở trường học, tự nhiên các em học sinh cũng bắt đầu nhìn những bạn mình là công giáo bằng "con mắt cảnh giác cách mạng", ở khu phố người ta cũng hay nhòm ngó gia đình giáo dân hơn. Các xứ đạo, các nhà thờ thường xuyên có những bộ mặt lạ lãng vãng đến nhẵn mặt dân trong khu vực, chẳng ai nói với ai nhưng ai cũng biết là "công an mật" đang "làm nhiệm vụ" (?). Cơ quan an ninh của ông Hồ chí Minh cho âm binh đi diễu ngày đêm như vậy cùng với những tin đồn "giật gân" nào là ở nhà thờ X. vừa thấy cờ tam tài, ở nhà thờ Y. thì bắt được lựu đạn v.v... và "kẻ gian" thường lợi dụng những buổi lễ ở nhà thờ để họp mặt với nhau v.v... Và, cũng thời gian ấy, không khí "đấu tranh giai cấp" trong cải cách ruộng đất, trong chống bè lũ Nhân Văn - Giai Phẩm... càng làm mọi người hoang mang, đến nỗi ai nhìn vào nhau cũng thấy "địch", cũng lo "cảnh giác" kẻo bị địch "lợi dụng". Rồi cứ thế, mọi người biến thành "con rùa" lúc nào cũng rụt cổ vào mai cho "chắc ăn". Nhà thờ vắng tanh trong các buổi lễ. Cổng nhà thờ nào cũng có ảnh "bác Hồ" chiếu tướng người qua lại. Ai muốn vào nhà thờ, chợt khựng lại khi thấy ảnh "bác" vì tự nhiên bài học "cảnh giác" phọt ra.

Nhiều năm liền, ngày Nô-en chẳng khác ngày thường. Nhà thờ tuy được mở cửa, nhưng chỉ có trẻ em và các cụ "thật già" ở tuổi gần đất xa trời. Cả Hà-nội chỉ có Nhà Thờ Lớn ở phố Nhà Chung (Nhà Thờ) được chính thức làm lễ Giáng Sinh. Ngay từ chiều ngày lễ, công an nổi, công an chìm lượn lờ suốt quanh đó và quanh Hồ Gươm. Nam nữ thanh niên Hà-nội, không là công giáo, hầu như chẳng một ai qua lại khu vực nào có Nhà Thờ tọa lạc, sợ bị ghi sổ đen, sợ bị chụp ảnh lưu trong hồ sơ của Cục 78 bộ công an. Khá nhiều thanh niên công giáo cũng bỏ lễ sợ bị qui chụp là "mê tín, lạc hậu" và có hại cho con đường học hành, công tác sau này. Có điều hài hước là trên các mặt báo ngày hôm sau, ở trang nhất đều có ảnh lễ Nô-en tại Nhà Thờ Lớn với sự hiện diện của đại diện chính phủ. Nếu chỉ đọc báo, ai chẳng nghĩ rằng vấn đề "tự do tín ngưỡng" dưới chế độ Hồ chí Minh được tôn trọng triệt để. Thật là chỉ có nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Và, những đòn phép "khủng bố công giáo" cứ như vết dầu loang vừa bao trùm rộng về diện vừa nhẹ nhàng về phương pháp hành động đã có nhiều kết quả.

MÁU TƯỚI VÙNG CAO

Ông Hồ chí Minh và đảng của ông ta chưa bao giờ chính thức đề ra chính sách "tiêu diệt công giáo" ở Việt Nam. Trái lại, về văn bản còn thể hiện là giúp đỡ ổn định sinh hoạt "việc đời việc đạo". Cho nên, nếu tìm hiểu số phận giáo dân Việt Nam trong chế độ Hồ chí Minh qua "sách, báo, và công báo" thì chẳng thấy "vấn đề kỳ thị tôn giáo" nơi chính phủ Hồ chí Minh. Phải gạt sách vở ra một bên mà đi tìm "sự việc" đang diễn ra và đã diễn ra trong xã hội Việt Nam dưới chính quyền cộng sản. Bởi vì cả 4 cuộc cách mạng về cải cách ruộng đất, về văn hóa tư tưởng, về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và về chấn chỉnh tổ chức đều bao hàm nội dung "tận diệt tôn giáo nói chung và công giáo nói riêng." Chính quyền Hồ Chí Minh không giết hoặc bỏ tù "giáo dân" mà giết và bỏ tù "địa chủ, tư sản, phản động" mặc dù có khi người "bị tội" chẳng có một tấc đất, chẳng có một đồng vốn, chẳng làm gì sai chính sách của chính phủ Hồ chí Minh đề ra trên giấy trắng mực đen. Lấy thí dụ tại Hà-nội: các cơ sở của giáo hội bị "ăn cướp" trắng trợn như trường Thánh Mẫu Marie bị lấy làm bệnh viện B để có thể phá bỏ tượng Thánh Mẫu; trường Thánh Paul bị lấy làm bệnh viện tai mũi họng; khu Nhà Chung bị lấy làm câu lạc bộ, và khu nhà các Frères ở đường Cao Bá Quát bị lấy làm viện bảo tàng v.v... Một mặt thu hẹp đi đến thủ tiêu các hoạt động văn hóa, xã hội của Nhà Thờ, mặt khác chính quyền cộngsản dựng ra những tổ chức "Công giáo quốc doanh" như ủy ban liên lạc những người công giáo yêu nước do linh mục quốc doanh Hồ thành Biên cầm đầu, như vậy có hàm nghĩa ai không ở trong tổ chức của Hồ thành Biên là "không yêu nước"(?), như ủy ban liên lạc những người công giáo yêu hòa bình, yêu tổ quốc do con chiên ghẻ là luật sư Dương văn Đàm canh cửa và tờ báo Chính Nghĩa (?). Tất cả đều ăn lương của Mặt trận Tổ quốc - nghĩa là của đảng cộng sản và do cán bộ tôn giáo vận của Mặt trận Tổ quốc giám sát. Nhưng tổ chức "ngụy công giáo" đó chính là bộ phận của cơ quan chuyên chính của chính quyền cộng sản, cho nên tất cả đều đồng lõa với vụ tàn sát hơn một vạn người Việt Nam dân tộc Mèo ở Hà Giang chỉ vì những đồng bào người dân tộc Mèo này bảo vệ các Linh mục và giữ đạo. Sự việc đó xảy ra vào cuối năm 1961, trước khi ông Hồ chí Minh cho lệnh mở đường lên Mèo Vạc với sự giúp đỡ của Trung cộng. Con đường có tên nghe rất kêu là "Hạnh phúc" mà Xuân Diệu hết lời ca ngợi bằng thơ. Để tố cáo trước dư luận và hậu thế, dòng văn nghệ phản kháng cũng ra đời "thơ ghế đá":

"Đứng trên Cổng Trời nhìn về Quản Bạ
Tưởng mình cưỡi gió ngắm trần gian"
Đẹp thay đất nước bạc vàng
Đứng đây sao thấy vô vàn thân thương
Sa-mu san sát bên đường
Cảnh sao hùng vĩ, ngựa giương bờm dài
Đải lầu, vòng bạc, hoa cài
Bản Mèo đứng đó nhìn ai mà buồn
Phải chăng bản nhớ người thương?
Hà Giang, Mèo Vạc máu xương đỏ ngầu
Hồ cộng cùng với Mao Tàu
Giết hơn một vạn kể đâu giống nòi
Mẹ hiền Tổ-quốc đâu rồi?
Dù là thiểu số cũng người Việt Nam
Cũng máu đỏ, cũng da vàng
Búa liềm Hồ cáo bản làng tang thương
Sông Nho Quế máu còn vương
Người Kinh, người Thượng khắc xương ghi lòng
Đoàn kết chống cộng đến cùng
Tội ác Hồ cáo, Lạc










Do chính sách quá tàn bạo và theo giáo diều chủ nghĩa ngoại lai, dân chúng nhiều nơi đã nổi loạn làm cho hoạt động nông thôn hoàn toàn tê liệt như liên khu IV (Bac Trung Việt). Có nơi, Trung Ương đã phái Sư đoàn 325 về đàn áp (13/1/1956 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An; 6/1/1955 tại Ba Làng, Thanh Hóa).

Thấy dân chúng ta thán, năm 1956, HCM lên đài phát thanh khóc lóc và xin lỗi nhân dân, đưa Trường Chinh ra khỏi chúc vụ Tổng Bí Thư Đảng nhưng vẫn còn là Ủy viên Bộ chính trị. Thực ra người đứng trong bóng tối chỉ đạo còn ai ngoài HCM, đồ tể thực sự.

việt gian Nguyễn Tấn Dũng ca ngợi cho tên gian tặc : Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là một đảng viên trung kiên của Đảng, cán bộ lão thành xuất sắc của Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam, tên tuổi của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại, không chỉ mọi người dân trong nước mà bạn bè quốc tế đều yêu mến và kính trọng. Đặc biệt, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người học trò xuất sắc của Người. Trung tướng là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo.
Phát biểu tại buổi lễ, tên đồ tể việt gian Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bày tỏ niềm tự hào sâu sắc về Đảng Cộng sản Việt Nam và “nguyện phục vụ Đảng đến hơi thở cuối cùng, đúng như lời thề khi vào Đảng năm xưa” [thề không bỏ đảng ]



Tên VG Tội đồ của Đảng việt gian Cộng Sản



ViệtNam Exodus mừng xuân mừng Đảng VGCS




ViệtNam Exodus mừng xuân mừng Đảng VGCS


NB Viet Thuong-tên Sát Nhân Đồng Sỹ Nguyên và VG Nguyễn Trọng Vĩnh

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------