Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, March 28, 2010

NB. Việt thường Nhận Xét về bài phỏng vấn của LM Nguyễn Văn Lý và ký giả Đinh Quang Anh Thái




















NB. Việt thường
Nhận Xét về bài phỏng vấn của LM Nguyễn Văn Lý và ký giả Đinh Quang Anh Thái của Báo
Người Việt (gian Cộng Sản)

Audio Download Âm thanh lưu trữ


hình ảnh
























LM Nguyễn Văn Lý:
Tôi đã bị tai biến mạch máu não 3 lần. Lần thứ nhất là vào tháng 5-2009, lần thứ hai vào tháng 7 và lần thứ ba vào tháng 11. Ba lần thì mỗi lần lại nặng thêm, riêng lần thứ ba này thì người ta đưa lên trên Hà Nội, vào Bệnh Viện 198 của Bộ Công An. Tại đây người ta xét nghiệm thì người ta thấy có hai đoạn mạch cảnh hai bên cổ thì bị xơ vữa nhiều chỗ, nhiều tụ huyết, nhưng mà cái quan trọng hơn là ở trên hậu chẩm của não bên trái đã có một khối u rộng khoảng 2 centimet và người ta hồ nghi rằng chính vì cái khối u này nó chèn ép một số thần kinh thành ra chân phải và tay phải bị liệt.








1/ http://www.youtube.com/watch?v=iL2iyasx-Io



Audio đoạn 1 phần 1:16 LM nguyễn Văn Lý dùng bàn tay phải “bị liệt” gãi môi trên vói các động tác nhịp nhàng của các ngón tay di động trên phần da thịt bị ngứa như kiến bò.

Audio của Vietnamexodus phóng viên, chuyên viên thu hình quốc nội Lê Thị Kim Thu






















audio đoạn phần 1 phút 5:09 LM Nguyễn Văn Lý dùng bàn tay phải “bị liệt” gãi tai phải.

Audio phần 1 phút 5:09 trong lúc Ký giả Tường Tháng đặt câu hỏi thì LM nguyễn Văn Lý làm một động tác bình thường là đưa “bàn tay bị liệt” bên phải lên gãi đầu, gãi tai. Động tác ngón tay trỏ di động và uốn cong tròn nhịp nhàng di động lên xuống làm nhiệm vụ giải tỏa cái ngứa đột nhiên đến của phần não bên phải không có khối u tụ máu. Động tác này chỉ trong vài giây, đến phút 5:13 “ bàn tay bị liệt” bên phải giải quyết xong cái ngứa “ đột xuất” và hạ xuống, các ngón tay di động từ lúc cong lại và thẳng ra, hạ xuống như người bình thường.



phút 2:49 LM Lý nói: Sau khi tôi bị tai biến mạch máu nảo lần thứ 3 cách đây 4 tháng, thì họ khám xét, họ thấy rằng trên não của tôi phía sau bên trái có một u nhỏ máu tụ khoản 2cm nó làm cho chân phải và tay phải bị liệt thì họ lượng giải quyết liền. Họ không muốn đụng vào cái khối óc. Họ để cho gia đình làm thủ tục đưa tôi ra bên ngoài để điều trị cho thuận lợi. Gia đình cũng làm trên nguyên tắc là không cho tôi biết…. kết quả là 3 tháng rưởi sau thì hộ đưa tôi về Nhà Chung Huế, giao cho Tòa Giám Mục rồi. Vậy tôi ở đây bị quản chế trong 12 tháng . Sau 12 tháng, nếu muốn thì giao trình lại đề xuất thêm. Nếu gia đình không muốn thì họ tiến hành được vào trại giam lại. Cái đó là tùy theo tình hình của tương lai , chưa biết thế nào… [ngưng trích]











Number Of Stroke Victims Increasing Each Year

http://www.johnmuirhealth.com/index.php/news_article/newsID/140.html

According to the American Heart Association, stroke is the third largest cause of death, preceded by heart disease and cancer. It is also the leading cause of severe, long-term disability. Research indicates that in the U.S. there are about 600,000 new stroke victims and 200,000 recurrent stroke victims annually. Data shows that 90 percent of those who survive their first stroke will have long-term impairment of movement, sensation, memory or reasoning, ranging from slight to devastating.

Know The Symptoms Of Stroke And When To Seek Medical Help

Responding immediately to a stroke is vital to your survival.

General symptoms of a stroke include:

  • Numbness, weakness or paralysis of the face, arm, or leg, typically on one side of the body.
  • Vision problems in one or both eyes, such as dimness, blurring, double vision, or complete loss of vision.
  • Confusion, trouble speaking or understanding others.
  • Difficulty walking, dizziness, loss of balance or coordination.
  • Severe headache.
  • Unconsciousness.

Nhà tù Ba sao chửa bệnh Stroke “thần kỳ” trong vòng 3 tháng!?!

Bệnh nhân là LM nguyễn Văn Lý là tù nhân của trại tù Ba sao, 3 lần Stroke liệt nửa người bên phải chân phải và tay phải đều bị liệt do các bác sĩ nổi tiếng của Bệnh Viện Bộ Công An 198 khám nghiệm ghi hồ sơ tường trình bệnh lý và được gởi về Nhà Chung ngày 15 tháng 3, 2010 để chửa bệnh. Vì LM Nguyễn Văn Lý khước từ chửa bệnh của Bệnh Viện Bộ Công An 198 vào cuối tháng 12 năm 2009.

Điều lạ lùng là chỉ trong gần 4 tháng được chửa bệnh tại nhà tù trại Giam Ba Sao LM nguyễn Văn Lý phục hồi sức khỏe xử dụng được cánh tay phải “bị liệt” và các ngón tay chưa thề cầm viết, nhưng có thể làm những động tác uốn cong tròn ngón tay trỏ cho đụng ngón cái, ngón tay trỏ gãi môi trên với động tác lên, xuống nhịp nhàng, và sau đó vài phút cũng bàn tay phải “ bị liệt’ đưa lên gãi đầu, gãi tai như trong đoạn video của Phóng viên Quốc Nội đặc trách về “dân oan” Lê Thị Kim Thu của Vietnamexodus.

Trong phần phỏng vấn với Ký giả Tường Thắng và phóng viên thưởng trực tại Việt Nam là Lê Thị Kim Thu thu video tường trình tại chỗ. ỉa Tường Thắng http://www.youtube.com/watch?v=iL2iyasx-Io&feature=related



[trích

WASHINGTON DC 5-2 (NV) - Sức khỏe và tinh thần của Linh Mục Nguyễn Văn Lý đang sa sút nghiêm trọng, theo nguồn tin của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV).

“Xin mọi người góp lời cầu nguyện cho LM Nguyễn Văn Lý vì chưa lúc nào sức khỏe và tinh thần của ngài bị sa sút trầm trọng như hiện nay.” CRFV viết trong bản thông báo ngày 5 tháng 2 năm 2010.

“Ngày 1 tháng 2, 2010, ba thành viên trong gia đình LM Lý gồm người chị (cô Kiểu), người cháu (anh Hoàng), và một người em họ tại Huế đã đến trại tù Ba Sao thăm Cha. Trong hơn một giờ thăm viếng, bầu không khí vô cùng ảm đạm, khi đây là lần đầu tiên trong hơn 15 năm tù tội, Cha Lý đã ôm từng người, khóc thành tiếng. Những giọt nước mắt của Cha làm đau lòng tất cả mọi người.”

Theo nguồn tin, “Cha không nói tại sao Cha khóc, có thể Cha thương gia đình phải lặn lội thăm Cha hay lo lắng cho an ninh của gia đình. Tình trạng sức khỏe của ngài rất đáng quan ngại. Cha không thể tự đi một mình. Chân phải của Cha không cử động theo ý muốn. Tay phải cũng bị tê liệt không thể viết hay cử động được.”

.....

[ngưng trích]

Đỗ Hiếu: Xin cảm ơn LM Lý. Trước hết thì thính giả cũng như là những người quan tâm đến cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ – nhân quyền của LM thì muốn được nghe LM nói về sức khoẻ của mình trong lúc này ạ.

LM Nguyễn Văn Lý: Tôi đã bị tai biến mạch máu não 3 lần. Lần thứ nhất là vào tháng 5-2009, lần thứ hai vào tháng 7 và lần thứ ba vào tháng 11. Ba lần thì mỗi lần lại nặng thêm, riêng lần thứ ba này thì người ta đưa lên trên Hà Nội, vào Bệnh Viện 198 của Bộ Công An. Tại đây người ta xét nghiệm thì người ta thấy có hai đoạn mạch cảnh hai bên cổ thì bị xơ vữa nhiều chỗ, nhiều tụ huyết, nhưng mà cái quan trọng hơn là ở trên hậu chẩm của não bên trái đã có một khối u rộng khoảng 2 centimet và người ta hồ nghi rằng chính vì cái khối u này nó chèn ép một số thần kinh thành ra chân phải và tay phải bị liệt.

Sau 4 tháng điều trị thì hiện giờ chân phải có bớt đôi chút nhưng mà vẫn chưa cử động bình thường, còn riêng tay phải thì đã có thể cầm được thìa để ăn cơm nhưng chưa cầm bàn chải đánh răng và chưa cầm bút được, nhưng vẫn có thể đưa tay lên đưa tay xuống để tập thể dục cũng được. Phục hồi lần sau thì chậm hơn lần trước, thành ra lần này đã 4 tháng rồi mà mức độ phục hồi thì nó không bằng lần thứ hai. Riêng về khối u trên não trái thì người ta cũng không nói cho mình biết u đó là u ác tính hay lành tính, và người ta cũng không muốn đụng vào để điều trị vì sợ có khi tai biến gì nguy hiểm, cho nên họ muốn để cho gia đình và Giáo Hội trách nhiệm điều trị chuyện này thì hay hơn.

Cho nên cách đây 3 tháng rưỡi thì họ đã gửi cho gia đình viết thư đề nghị để đưa về mà điều trị, gia đình cũng thương cho nên gia đình làm cái thư đề nghị thì chắc quý vị cũng có biết rồi. Khi đó người ta gửi cho gia đình làm thì họ cũng bảo yêu cầu là đừng cho tôi biết kẻo sợ tôi không đồng tình, nhưng mà sau khi tôi biết thì tôi cũng chiều theo gia đình là gia đình có muốn đưa về điều trị thì cứ đưa về. [RFA]















Linh mục Nguyễn Văn Lý bất ổn sức khỏe trong lao tù Cộng Sản

Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình theo lời kể của bà Nguyễn Thị Hiểu.

(Tin ngày 28-08-2009)

Ngày 24-08-2009 vừa qua, chị ruột của linh mục Nguyễn Văn Lý là bà Nguyễn Thị Hiểu và một cháu trai gọi linh mục bằng cậu ruột đã đến trại giam Ba Sao, Nam Hà thăm cha. Đây là cuộc thăm viếng sớm hơn thường lệ, vì lẽ ra phải là đầu tháng lẻ.

Linh mục Lý xuất hiện, chân đi hơi cà nhắc nhưng sắc mặt vẫn bình thường, trong bộ đồ tù sọc dưa mà ngài luôn cảm thấy khó chịu. Sau khi hỏi thăm gia đình bè bạn, cha nói ngay về tình hình sức khỏe bản thân, vốn đang bị cao huyết áp. Vị tù nhân lương tâm cho bà chị biết nhiều điều mà trong chuyến thăm ngày 09-07, cha chưa nói:

“Hôm 13-05, đang đi lui đi tới trong căn phòng biệt giam chật hẹp, em tự nhiên thấy máu chảy đầy sàn nhà. Nhìn kỹ thì thấy máu xuất ra từ phần hạ thể, từ bàng quang. Toàn là máu bầm. Em kêu y tá bác sĩ. Họ liền tới xức thuốc và cho uống thuốc cầm máu. Vết thương nay đã lành. Ngày 25-05, em lại bị té trong phòng, lủng một lỗ nhỏ phía sau đầu. Trại cũng lại cho uống thuốc. Hôm 12-07, ba ngày sau chuyến thăm của gia đình, tự nhiên em cảm thấy tay phải và chân phải bị cứng đờ, không cử động được. Trại cũng cho uống thuốc chứ không chích. Thấy chuyện bất thường, ngày 14-7, em đã viết một lá thư, yêu cầu gia đình thăm đầu tháng 08. Vì tay không cử động bình thường, thành ra chữ viết rất nguệch ngoạc. Thấy chẳng có hồi âm, nên ngày 03-08 em viết thêm một lá thư nữa để gia đình biết. Lần này thì chữ viết đẹp hơn, vì phải cố gắng nhiều. Nay thì sức khỏe tạm ổn” (xin xem hình chụp bức thư bên dưới).

Bà Hiểu trả lời: “Lá thư ngày 14-07 của cậu, gia đình không nhận được. Còn lá thư viết ngày 03-08 thì mới nhận hôm 22-08. Trước đó, ngày 15-08, cháu Quyên (gọi cha Lý bằng chú, đi tu dòng Đức Bà Đi Viếng tại Huế) khi gặp cha Nguyễn Hữu Giải tại La Vang thì đã được cha cho biết sức khỏe của cậu không ổn và cha đã nhận được tin cấp báo này từ Hà Nội”

Linh mục Lý đáp: “Em mong từ nay được thăm nuôi hàng tháng để kịp thời thông báo về sức khỏe. Chị không đủ sức thì nhờ mấy đứa cháu. Rồi còn Tòa Tổng giám mục Huế nữa, vốn có trách nhiệm chính về em”.



PT Dân Chủ: Video Nói Chuyện Với LM Nguyễn Văn Lý
đăngvietnamexodus vào Thursday, 18, March
_CONTRIBUTEDBY vietnamexodus

Video: Nói Chuyện Với Linh Mục Nguyễn Văn Lý

Lê Thị Kim Thu thực hiện

Ảnh : Bữa cơm trưa ngày 17-3-2010 Kim Thu - Cha Lý - Anh Hoàng - Anh Hải ( Hai người là cháu của cha Lý ra để chăm sóc cha ) Bà Hiểu và chị Lê Thị Kim Thu

Quý bạn đọc đã nghe qua phần nói chuyện của LM Nguyễn Văn Lý cùng với chúng tôi qua audio, hôm nay xin mời quý bạn đọc theo dõi cũng buổi nói chuyện đó nhưng qua phần video.

Xin quý bạn đọc bấm vào link dưới để xem video:

1/ http://www.youtube.com/watch?v=iL2iyasx-Io

2/ http://www.youtube.com/watch?v=RTQ_D48GgAA




Linh Mục Nguyễn Văn Lý: "Chúng ta không vô chính phủ như họ xuyên tạc"
Tuesday, March 23, 2010
  • Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt

Ngày 15 tháng 3 vừa qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tạm tha ra khỏi trại tù một người tù lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, là Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Hôm nay, Người Việt hân hạnh được thưa chuyện với Linh Mục Nguyễn Văn Lý qua đường dây điện thoại viễn liên.

  • ÐQAThái: Kính chào linh mục, xin được vấn an sức khỏe linh mục.

  • LM Nguyễn Văn Lý: Cám ơn anh đã hỏi thăm. Tôi cần nói cho đúng chữ, là tôi được “thả” ra khỏi tù chứ không phải được “tha.”

“Tha” là khi mình có tội thì mới gọi là “tha,” chứ từ trước đến nay, tôi luôn khẳng định với chế độ này là tôi không phạm tội gì cả. Tôi là người yêu nước và tranh đấu cho hạnh phúc, tự do, dân chủ của Việt Nam.

Về sức khỏe thể chất và tinh thần của tôi, ngay cả những ngày bị tù ngục, tôi vẫn giữ cho mình luôn luôn vững vàng về tinh thần; còn thể chất thì tôi bị tai biến đột quỵ ba lần trong tù, chân và tay bên phải bị liệt, ngoài ra phía sau não trái có một cục u nên không khỏe lắm, cần thời gian để hồi phục.

  • ÐQAThái: Thưa linh mục, một ngày sau khi ra khỏi nhà tù, trả lời phỏng vấn của BBC, linh mục nói rằng, “công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx-Lenin”; xin thỉnh ý linh mục, rằng làm sao có được một người toàn vẹn về cả tài lẫn đức và liệu Việt Nam có cần một học thuyết hay chỉ cần một đường lối đứng đắn để thay thế học thuyết Cộng Sản đã làm cả dân tộc chìm vào tăm tối hơn nửa thế kỷ qua?

  • LM Nguyễn Văn Lý: Theo quy luật, khi chúng ta tạo một phong trào hợp lòng dân có chính nghĩa thì dần dần từ đó sẽ tuyển lựa được một vị thủ lãnh. Tôi đang tìm trong số trí thức, các giáo sư, các tiến sĩ âm thầm ủng hộ tôi, đã có những vị bằng lòng thực hiện.

Tôi sẽ giới thiệu cho quý vị khi thời cơ đến, hai vị: một vị “Lê Lai” và một vị “Lê Lợi”. “Lê Lai” là con người hy sinh cho đại cuộc và chấp nhận chịu búa rìu dư luận vì giai đoạn đầu là giai đoạn thất bại, giai đoạn lộn xộn cho nên bao nhiêu tức tối sẽ đổ lên đầu của “Lê Lai”. “Lê Lai” phải cúi mặt, người này phải là một người đầy lòng hy sinh rồi sau đó mới có một “Lê Lợi” là người có tài lãnh đạo với sự hỗ trợ của một “Nguyễn Trãi”.

Nói về học thuyết, học thuyết tên gì cũng được, “Thăng Tiến” hay “Dân Chủ”, tên gì cũng được nhưng sẽ cô đọng những điểm ưu việt của một nền dân chủ, một xã hội dân chủ văn minh cho Việt Nam, loại trừ những điểm cực đoan đã va vấp trong quá khứ, kể cả những điểm tốt trong lý tưởng xã hội chủ nghĩa của các nước Bắc Âu của Na Uy, Thụy Ðiển, Phần Lan, Ðan Mạch thì chúng ta cũng cho hết.

Thực sự học thuyết này có rồi nhưng bây giờ chỉ cần có ban tham mưu ngồi tuyển tập lại rồi thống kê lại cho ra bài bản thôi, chứ hiện nay không có thứ học thuyết nào mang tính cổ điển bao trùm tất cả đâu, mà nó phản ánh hiện thực của xã hội phù hợp với từng hoàn cảnh của từng nước. Thực sự ra bàn bạc ở nước này một tí, nước kia một tí cũng đã có, rồi tổng hợp lại, vì vậy xin quý vị an tâm.

  • ÐQAThái: Cũng trong bài phỏng vấn của BBC, linh mục nói rằng, “Nếu thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho đảng Cộng Sản đang còn giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean”; linh mục có thể nói rõ hơn được không ạ?

  • LM Nguyễn Văn Lý: Chúng tôi muốn nói với hai đối tượng. Ðối tượng thứ nhất chính là những người Cộng Sản. Họ cũng làm được một số việc, ít nhất họ cũng đang quản lý xã hội này, vậy khi chúng ta thay thế vì hy vọng rằng chúng ta sẽ làm tốt hơn, chứ nếu làm không tốt hơn thì chúng ta không làm.

Phải cho họ hiểu như thế; vì chúng ta không phá hoại, phá đám và vô chính phủ như họ hay xuyên tạc, chụp mũ. Chúng ta cố ý nói với họ rằng chúng ta là những người thiện chí và sáng suốt. Nhìn vào đất nước này chúng ta không muốn đất nước này hỗn loạn. Quý vị đang quản lý, chúng tôi tôn trọng chuyện quản lý của quý vị nhưng chúng tôi sẽ giành quyền quản lý và quản lý tốt hơn, đạo đức hơn, văn minh hơn, ổn định hơn và vững bền hơn. Tôi nhấn mạnh với họ rằng chúng ta sẽ văn minh hơn, đạo đức hơn. Cơ bản nhất của đạo đức là phải trung thực.

Bây giờ chính chúng ta cũng muốn nói với nhau rằng hơn 30 năm chúng ta đã tạo ra nhiều phong trào, đã nuôi dưỡng những tinh thần bất khuất, nhưng mà chỉ mới manh mún, chưa tổ chức được. Lý do là vì chúng ta cố gắng ngồi lại với nhau để biến những ước mơ đó trở thành hiện thực, chúng ta biến những nhiệt tình có tính cách manh mún đó trở thành một khối, thành một bản giao hưởng tổng hợp, kẻo mà mỗi người mỗi cá tính cứ nhiều khi phê phán nhau, có khi còn mạnh hơn phê phán đối phương, làm mất đoàn kết. Còn có những người có những mục tiêu không được trong sáng, rồi có những người cả gan dùng thủ đoạn làm giả chuyện này, làm giả chuyện kia và họ dùng lại những thủ đoạn của đối phương đã làm thì chúng ta không thể thắng được.

Chúng ta muốn thắng sự gian trá, chúng ta phải thắng bằng sự trung thực, chúng ta muốn thắng cái ác thì phải dùng nhân từ, chúng ta muốn thắng hận thù thì chúng ta phải có lòng khoan dung; cho nếu chúng ta không quyết tâm thì thà đừng làm. Giai đoạn này không phải giai đoạn manh mún và bày tỏ nhiệt tình nữa mà là giai đoạn tổ chức hành động giành được quyền cơ bản nhất là quyền tự do ngôn luận rồi giành cho được quyền tự do lãnh đạo. Quý vị trong và ngoài nước phải đoàn kết lại với nhau, giúp đỡ lẫn nhau bởi vì chúng tôi không có điều kiện chỉ có quý vị ở các nước mới có khả năng, xin quý vị tham mưu, giúp đỡ cho chúng tôi với.

BBC Phỏng vấn linh mục Nguyễn Văn Lý

thứ ba, 16 tháng 3, 2010

Linh mục Nguyễn Văn Lý và bạn hữu tại nhà hôm 15/03

Linh mục Lý phải tiếp tục thi hành án sau thời gian chữa bệnh

Linh mục bất đồng chính kiến Thadeus Nguyễn Văn Lý vừa được thả tù về nhà chữa bệnh. Ông Lý được chở từ trại giam Ba Sao, Nam Hà, về Huế hôm thứ Hai 15/03. Ông có cuộc nói chuyện với BBC, trước hết là về tình hình sức khỏe.

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi vẫn khỏe, tuy có hơi mệt vì mấy ngày hôm nay người đến thăm đông. Ngoài chân và tay phải bị liệt thì tôi vẫn bình thường, có thể ăn uống, trò chuyện tiếp khách được.

Cho tới nay tôi bị tai biến thế là ba lần rồi, lần này mọi thứ cũng đang hồi phục dần dần, tuy có hơi chậm. Ba, bốn tháng vẫn chưa bình thường lại.

Đằng sau não bên trái có một cái u, và đó là lý do tôi được về điều trị ở ngoài. Điều trị thế nào, thì tùy giáo hội và gia đình.

Họ tạo điều kiện cho ra ngoài điều trị cho thuận lợi hơn.

Có nghĩa không phải là chính quyền trả tự do cho tôi, mà chỉ tạm đình chỉ thi hành án. Tôi còn "nợ" nhà nước 5 năm tù giam và 5 năm quản chế nữa, tổng cộng 10 năm. Cái án này vẫn treo đó.

Mỗi lần đình chỉ thi hành án cũng chỉ dài nhất là 12 tháng, sau thời hạn đó thì phải tiếp tục xin gia hạn, nếu không xin thì tôi cũng chưa biết sẽ thế nào.

Bản thân tôi không đề xuất ra ngoài điều trị, mà đó là đề nghị của gia đình, tôi chấp thuận. Hiện tôi vẫn ở Nhà Chung của Tòa Tổng giám mục Huế.

BBC: Thưa, linh mục có thấy đây là hành động khoan hồng, nhân đạo của chính quyền không ạ?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi không muốn trả lời câu hỏi này, vì cho rằng nhà nước nào cũng biết khôn ngoan xử sự như thế thôi.

BBC: Về bản án mà tòa đã tuyên mấy năm trước, nay linh mục đã chấp nhận các tội trạng đó chưa ạ?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi đã nói rõ tại phiên tòa, lả tôi không chấp nhận các tội danh, và chính phiên tòa không diễn ra một cách công bằng theo công ước quốc tế. Cách đây hơn 160 năm, ông Karl Marx viết Tuyên ngôn Cộng sản và Tư bản luận ở London, không bị bắt. Cách đây gần 100 năm, nhóm Nguyễn Ái Quốc viết báo, viết bài ở ngay thủ đô Paris của thực dân Pháp, cũng không bị bắt.

Rồi cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh làm báo ở ngay tại Việt Nam ngay dưới chế độ thực dân, không bị bắt. Thì tại sao, nay tôi cũng làm những công việc như vậy thì lại bị bắt? Về tự do ngôn luận thì luật pháp Việt Nam hôm nay còn lạc hậu hơn thời thực dân Pháp và đế quốc Anh trước đây.

Vì vậy tôi bác bỏ bản án, và coi mình là tù nhân lương tâm.

BBC: Trong thời gian bị giam giữ, ông có biết dư luận phản hồi thế nào về bản án dành cho ông không ạ?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi không biết chính xác, nhưng có thể suy đoán được. Hàng ngày tôi chỉ được đọc báo Nhân Dân, và gia đình có gửi thêm tờ Pháp luật, có hai tờ báo đó thôi.

BBC: Các ưu tiên của linh mục hiện giờ là gì, thưa ông?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Ưu tiên hàng đầu của tôi có lẽ là việc điều trị bệnh theo ý nguyện của giáo hội và gia đình. Còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn theo.

Thực tế công việc thế nào thì tôi còn phải suy nghĩ, tập hợp thêm dữ liệu, tiếp cận cuộc sống xã hội để mà có thể quyết định.

Nhưng tôi nghĩ quan trong là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx - Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines. Nếu chúng ta ảo tưởng thì sẽ thất bại.

Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu thay đổi mà mất ổn định, tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm. Nếu như không, cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi còn trong thực tế, không thể thành công.

Lời kêu gọi số 7

Hỡi những người cộng sản VN, hãy công bằng chia sẻ

trách nhiệm phục vụ tổ quốc cho người khác !

Hỡi đồng bào VN quốc nội & hải ngoại hãy chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc !

- Xét rằng : Người CSVN đã góp công giành độc lập cho Việt Nam từ tay thực dân Pháp, nhưng sự nghiệp nầy không phải chỉ một mình người CSVN làm cho thành công, mà có sự đóng góp của rất nhiều người Việt và rất nhiều người thành tâm khác, của nhiều đảng phái khác mà CSVN đã tiêu diệt họ để cướp công như thể chỉ có một mình CSVN làm được điều nầy mà thôi;

- Xét rằng : Người CSVN cho rằng mình đã có công thắng Mỹ cứu nước, nhưng thực ra cuộc chiến chống Mỹ và xâm lược miền Nam ruột thịt lẽ ra không nên có, vì miền Nam có quyền chọn chế độ tự do dân chủ như Nam Triều Tiên, Tây Đức đã và đang làm, cũng như miền Bắc có quyền dựa vào Liên Xô, Trung Cộng để xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Xã Hội theo ý mình. Sự thực khách quan, nếu miền Bắc không tiến hành xâm lược miền Nam, thì miền Nam đã không bất đắc dĩ phải nhờ quân đội Nam Triều Tiên, Úc và Mỹ đến giúp đỡ và ngày nay đã văn minh, phồn vinh nếu không hơn thì cũng bằng Nam Triều Tiên, trong khi miền Bắc cùng lắm thì cũng chỉ tương tự như Bắc Triều Tiên thôị Lý do là vì : Khi đưa ra 3 mục tiêu : độc lập, tự do, hạnh phúc cho Đất Nước Việt Nam vươn tới, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) lại dùng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản để thực hiện, thành ra người CSVN tự mâu thuẫn ngay từ đầụ Giải pháp độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam đã và sẽ không bao giờ thành tựu bao lâu người CSVN còn mê muội cố bám vào phương pháp xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, bởi vì tự bản chất, 2 chủ nghĩa nầy bao hàm sự độc đoán toàn trị, nên không thể bao hàm ý niệm tự do chân chính và đầy đủ trong đó được. Ngày nay chính nhiều người cộng sản thành tâm thiện chí cũng đã đủ điều kiện để tự khẳng định được điều nầy;

- Xét rằng : Người CSVN rất giỏi trong chiến tranh, quốc phòng và an ninh (xét về mặt bảo vệ chế độ độc đoán của mình), nhưng không giỏi trong xây dựng Đất Nước văn minh và thịnh vượng, bằng chứng là sau 21 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, miền Bắc nghèo đói hơn miền Nam rất nhiều và sau 25 năm xây dựng CNXH trong cả Nước, Việt Nam đã tụt hậu, khiến hiện nay Việt Nam là một trong vài nước nghèo đói nhất thế giới, mặc dù người Việt chúng ta thông minh, cần cù thuộc hàng xuất sắc trên thế giớị Đã đến lúc, tất cả chúng ta cần bình tĩnh khách quan thấy được điều nầỵ Không lẽ chúng ta đành để Đất Nước chúng ta lạc hậu thêm nữa sao.

- Xét rằng : Gần 3 triệu người Việt Hải ngoại đã đau lòng bất đắc dĩ liều mất mạng sống để rời bỏ Tổ quốc, tị nạn cộng sản ở đất khách quê người, hiện nay đêm ngày khóc chảy máu mắt, mong sao sớm đến ngày được hạnh phúc về lại để xây dựng Tổ quốc sao cho tiến kịp với nhịp sống an vui, hạnh phúc, văn minh, tiến bộ của loài người;

- Xét rằng : Việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của mọi người Việt chúng ta, không ai được tự cho mình là chỉ có mình và tổ chức của mình mới có khả năng làm điều đó, mà cần công bằng khách quan tạo mọi điều kiện để mọi người được hạnh phúc chia sẻ trách nhiệm đó, theo đạo đức và khả năng của mỗi người cách dân chủ và tự do;

- Xét rằng : Sau khi mỗi người đã ý thức đầy đủ về các mặt tích cực và tiêu cực của tổ chức mình, việc phê bình, rách mắng, chửi rũa nhau chỉ tạo nên chia rẽ, suy yếu, không có hiệu quả tích cực gì. Việc lùi lại quá khứ để thanh minh, gánh trách nhiệm hoặc bắt người khác chịu trách nhiệm là điều không thể làm được và không có hiệu quả tích cực nào;

- Xét rằng : Chỉ có tình thương, thông cảm, đoàn kết, và tha thứ là sức mạnh thật sự giúp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hữu hiệu và bền vững.

Vì vậy, tôi thiết tha kêu gọi :

1. Hỡi những người cộng sản Việt Nam ! Hãy công bằng chia sẻ trách nhiệm phục vụ Tổ Quốc cho người khác, bằng cách hủy bỏ điều 4 trong Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay ; bằng cách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi người Việt hải ngoại được có các điều kiện thuận lợi trở về xây dựng Đất nước, để mọi người có thể chia sẻ sự nghiệp xây dựng Tổ quốc bằng các cuộc bầu cử công bằng, tự do, dân chủ trong sự giám sát của các Tổ chức Quốc tế.

2- Mọi công dân Việt Nam trong nước có đức có tài, hãy hiến dâng tài đức mình cho Tổ quốc, Dân tộc, bằng cách thành lập các Tổ chức dân chủ công khai.

3- Mọi người Việt hải ngoại hãy đem hết đức hạnh và tài sức của mình trở về xây dựng Đất nước.

4- Mọi thành phần trong đại gia đình Dân tộc không thù hận nhau, trả đũa nhau, lên án nhau về quá khứ. Trái lại mọi người hãy quên đi những dĩ vãng quá đau buồn của Đất Nước, cùng nhau nhìn vào hiện tại và tương lai của Tổ quốc mà hàn gắn, sửa đổi những gì chưa đúng, quyết tâm vượt mọi khó khăn để xây dựng những điều tốt đẹp nhất cho Tổ quốc giống nòi, đi kịp với các nước văn minh tiến bộ khác.

Kêu gọi tại Nhà Thờ Nguyệt Biều – An Truyền – Huế,

ngày mồng 5 Tết Tân Tỵ, 28 tháng 01 năm 2001.

(Ấn Ký)

Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý

Quản xứ An Truyền

  • ÐQAThái: Cám ơn linh mục đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.

  • Sáng Kiến của LM Nguyễn Văn Lý: Để Yên cho CS lãnh đạo
    ( BBC 16-03-2010)


    BBC -Ngày 16-03-2010

    BBC: Các ưu tiên của linh mục hiện giờ là gì, thưa ông?

    Linh mục Nguyễn Văn Lý: Ưu tiên hàng đầu của tôi có lẽ là việc điều trị bệnh theo ý nguyện của giáo hội và gia đình. Còn lý tưởng của tôi thì tôi vẫn theo.

    Thực tế công việc thế nào thì tôi còn phải suy nghĩ, tập hợp thêm dữ liệu, tiếp cận cuộc sống xã hội để mà có thể quyết định.

    Nhưng tôi nghĩ quan trong là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx - Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines. Nếu chúng ta ảo tưởng thì sẽ thất bại.

    Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu thay đổi mà mất ổn định, tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản lãnh đạo.

    Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm. Nếu như không, cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi còn trong thực tế, không thể thành công.

    ngưng trích

    LM Nguyễn Văn Lý sau màn bị bịt miệng trước tòa án Cộng Sản để được thế giới chụp hình và sau đó đi tù để so sánh nhà tù Cộng Sản văn minh hơn nhà tù của thế giới tự do" nhà tù tiến bộ cho xem TV, đọc báo, có bác sĩ săn sóc thường xuyên". Sau khi được trã tự do để gia đình săn sóc, chửa bệnh LM Nguyễn Văn Lý được nhiều đài phát thanh nổi tiếng phỏng vấn, trong bàu phỏng vấn của đài BBC LM Nguyễn Văn Lý nói đúng ý của việt gian Cộng Sản: "thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản lãnh đạo"

    Hãy để yên cho Việt gian Cộng Sản bán đất, dâng biển, dâng tài nguyên của đất nước cho Tàu.

    Hãy để yên cho phụ nữ, trẻ em bị bán ra nước ngoài phục dịch " nô lệ tình dục" hàng năm.

    Hãy để yên cho nhân dân được xuất cảng lao động hàng năm.

    Hãy đẻ yên cho "tàu lạ" của Tàu xâm lăng hải phận Việt Nam giết ngư dân, đánh đấm thuyền bè hàng năm.

    Hãy để yên cho Tàu đem sửa, thực phẩm độc hại vào tràn ngập thị trường Việt Nam.

    Hãy để yên cho Tàu đập tan mồ mả,phá rừng, san bằng sông núi đem hàng triệu công nhân Tàu vào khai thác vàng, bạc, quặng mỏ, đá quý chở về Tàu.

    Hãy để yên cho Tàu xây nhiều đập uống khô sông suối.

    Hãy để yên cho hàng năm đoàn công văn và đảng viên việt gian Cộng Sản đi Tàu triều cống.

    Hãy để yên cho cột đồng Mã Viện và đền Mã Viện dựng tại Ba Đình cho đảng việt gian Cộng Sản hàng năm đem hình tượng Hai Bà Trưng đến xì xụp lạy, đọc văn tế hầu rượu, dâng trà cho tên giặc Mã Viện.

    Từ năm 2008 cho đến nay, hàng năm vào ngày giỗ Hai Bà Trưng, đảng việt gian Cộng Sản gởi phái đoàn đi Tàu triều cống và đọc văn tế mừng tên giặc Mã Viện tại Đông Hưng.

  • Cao Quang Ánh ‘buồn vì người Việt mất tiếng nói ở Quốc hội Mỹ’

    Thưa quý vị, ông Cao Quang Ánh (Joseph Cao) sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào đầu tháng Giêng tới, sau hai năm trở thành dân biểu gốc Việt đầu tiên tại Quốc hội Hoa Kỳ. Trong cuộc trao đổi với Nguyễn Trung, ông Ánh cho biết, sau thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, ông sẽ ‘không tái tranh cử’ tại Địa hạt 2 thuộc Louisiana thêm một lần nữa, nhưng cân nhắc khả năng chạy đua cho ‘các chức vụ khác’ ở tiểu bang này. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.

    Congressman Cao meets Dalai Lama
    Hình: Joseph Cao Office

    Ông Cao Quang Ánh cho rằng 'cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, nhất là trên đất Mỹ, đã mất đi tiếng nói trong Quốc hội Hoa Kỳ'.

    Chia sẻ

    Tin liên hệ

    Ông Cao Quang Ánh nói: 'Tôi là người đại diện cho tiếng nói của 1,5 triệu người Mỹ gốc Việt trên đất Mỹ'.

    VOA: Sắp rời nhiệm sở vào tháng Giêng này sau hai năm trở thành dân biểu gốc Việt đầu tiên làm việc tại Quốc hội Hoa Kỳ, cảm xúc của ông giờ ra sao?

    Ông Cao Quang Ánh: Nói chung, phần lớn thì rất là buồn tại vì có những công việc tôi thấy chưa có đủ thì giờ để làm xong. Một trong các vấn đề mà tôi quan tâm nhất trong hai năm qua là về những sự tranh đấu cho tự do tôn giáo, tự do nhân quyền.

    Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, nhất là trên đất Mỹ, đã mất đi tiếng nói trong Quốc hội Hoa Kỳ. Đó là một vấn đề tôi cũng rất là buồn.

    VOA: Mới đây, ông đã đưa ra Quốc hội hai dự luật về tình hình nhân quyền Việt Nam, trong đó bao gồm nội dung hỗ trợ tài chính cũng như đào tạo và tái định cư cho người tị nạn. Vì sao ông lại mạnh mẽ thúc đẩy hai dự luật này trong những tuần lễ cuối cùng tại Hạ viện?

    Ông Cao Quang Ánh: Đây là những dự luật mà tôi là người chủ bút, cho nên tôi thấy nếu mà được thông qua thì nó cũng hy vọng mang tới một sự thay đổi trong nước Việt Nam, nhất là dự luật Việt Nam Sanctions Bill. Đó là một sự luật mà tôi dựa trên ý kiến của ông Thượng nghị sĩ John McCain và ông Lieberman.

    Hai người đã đưa ra một dự luật cũng giống như vậy đối với nước Iran. Thế nên, tôi thấy nếu tôi viết lại để áp dụng cho Việt Nam thì hy vọng nó dễ dàng thông qua Thượng viện hơn là Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam, vốn đã kẹt bao nhiêu năm trong Thượng viện Hoa Kỳ tại vì sự ủng hộ của ông John McCain cũng như ông John Kerry là không có.

    VOA: Sau khi rời Quốc hội Hoa Kỳ, điều ông ghi nhớ nhất trong hai năm làm việc tại đây?

    Ông Cao Quang Ánh: Điều mà tôi ghi nhớ nhất là những sự làm việc trong cộng đồng Việt Nam. Những vấn đề liên hệ tới tự do tôn giáo, tự do nhân quyền cũng giống như tất cả những việc mà tôi đã làm được để giúp cho những người ở trong địa hạt của tôi ở dưới tiểu bang Louisiana, nhất là việc cải tổ lại hệ thống FEMA (Cơ quan Quản lý Khẩn cấp liên bang) để phân phát tiền để xây dựng lại những cơ quan bị thiệt hại bởi trận bão Katrina. Ngoài ra, còn là những việc làm tôi giúp cho cộng đồng chúng ta liên quan tới vụ dầu loang ở ngoài biển do BP gây ra.

    VOA: Thưa ông, công việc sắp tới của ông sẽ là gì, và liệu ông có tái tranh cử không?

    Ông Cao Quang Ánh: Nếu mà để giành cái ghế của Địa hạt Hai lại thì có thể là không vì địa hạt này được luật pháp nó ‘vẽ’ cho một người da màu. Cho nên, nếu tôi có tranh cử lại, thì tôi nghĩ sẽ không có trong Địa hạt Hai.

    Có thể là trong một địa hạt hoặc chức vụ nào khác như chức vụ Thượng nghị sĩ hay chức vụ cho tiểu bang. Nhưng mà tôi nghĩ (sẽ thực hiện những điều đó) vài năm nữa trong tương lai, chứ không ngay lập tức.

    VOA: Được biết, hồi đầu năm 2010, ông đã có chuyến đi trở về Việt Nam. Chính quyền Hà Nội đón tiếp ông, một dân biểu Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên, ra sao, thưa ông?

    Ông Cao Quang Ánh: Nói chung, chính phủ Việt Nam đón tiếp tôi cũng giống như đón tiếp những người dân biểu khác vì tôi có đi cùng ông dân biểu Mike Honda và ông Eni Faleomavega.

    Chúng tôi cũng ngồi xuống nói chuyện về những vấn đề mà tôi quan tâm tới, nhất là về tự do tôn giáo và tự do nhân quyền. Và trong những buổi họp đó, cũng giống như những buổi họp mà chính quyền Mỹ có với quan chức Việt Nam, thì nhiều lúc cũng căng thẳng tại vì nói chung về tự do tôn giáo, tự do nhân quyền, thì chính quyền Việt Nam hiện tại chưa có muốn thay đổi. Đó là một sự tôi không đồng ý tới. Cho nên chắc chắn là trong những vấn đề bàn luận, nói chuyện, ở Việt Nam cũng có căng thẳng.

    VOA: Là một người rời Việt Nam khi lên 8 lúc kết thúc Chiến tranh Việt Nam, ông nghĩ sao về tiến trình hòa giải dân tộc hậu chiến?

    Ông Cao Quang Ánh:
    Đối với vấn đề hòa giải dân tộc, đối với tôi, tôi không hiểu điều đó nghĩa là làm sao. Tôi chỉ biết là hiện tại, ở trong nước Việt Nam, cần nhiều sự thay đổi, nhất là về vấn đề tự do tôn giáo, tự do nhân quyền.

    Tôi nghĩ là một ngày nào đó mà nước Việt Nam trở thành một nước tự do, tôn trọng hệ thống luật pháp, tôn trọng quyền lợi của người dân, thì ngày đó mọi người sẽ được một cái sự vui vẻ, và tôi thấy cái đó là cái sự tốt mà mọi người chúng ta phải chú ý tới.

    VOA: Hồi tháng Sáu, ông đã lên tiếng khước từ đề nghị từ chính phủ Việt Nam về việc tổ chức một cuộc gặp với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Khi nhận định về điều này, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Pete Peterson cho rằng ông làm như vậy vì một mục đích chính trị nào đó. Ông có đồng ý với quan điểm này không, thưa ông?

    Ông Cao Quang Ánh: Việc làm chính trị thì đó là điều tôi cần phải nghĩ tới vì tôi là một chính trị gia. Tôi là người đại diện cho tiếng nói của 1,5 triệu người Mỹ gốc Việt trên đất Mỹ.

    Cho nên đối với tôi, trong cái sự mà làm việc cùng với chính quyền Việt Nam thì chắc chắn cần phải có một sự chú ý tới môi trường chính trị ở trong cộng đồng Việt Nam của chúng ta ở đây cũng như là ở trong nước Việt Nam.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------