TỊCH ĐIỀN hay TỊCH ĐIỀN
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Đặt tựa đề như trên, có phải người viết muốn đùa giỡn với bạn đọc? Thưa không. Trước hết kẻ hèn này kính cẩn xin lỗi quí vị, và xin có đôi lời giải thích trước.
Nếu viết cái tựa đề bằng “tiếng Quốc Ngữ, chữ Nước Tôi” như trên, thì chẳng có gì đáng nói. Cùng lắm bạn đọc cho là đùa chơi thôi. Quí vị nào có khó tính lắm, thẩy cho người viết một chữ “khùng” là xong chuyện rồi. Nhưng nếu viết bằng chữ quân xâm lược, tức chữ Hán, tịch điền 耤 田 thành tịch điền 穸 田 thì nhất định sẽ có vấn đề ngay chứ chẳng chơi. Cả hai chữ Hán trên đều đọc là Tịch Điền cả. Chúng đồng âm, nhưng nghĩa khác nhau. Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu thì Tịch Điền 耤 田 có nghĩa là ruộng do vua cầy. Đây là tục lệ thời phong kiến bên Tầu đặt ra để khuyến nông. Còn chữ Tịch 穸, trong chữ tịch điền 穸 田 chúng tôi nói đến trong bài viết này, cũng đọc là Tịch, có nghĩa là chết. Chữ Tịch Điền 穸 田 là ruộng chết này thực tế không có, chẳng ai dùng cả. Ấy thế mà bây giờ lại có người sử dụng mới là sinh chuyện. Vấn đề là thế này.
Chệt Chơi Đểu Triết
Mới đây tôi thử rà một lượt trên internet để tìm hiểu xem các trò ma mãnh trên đó ra sao, thì bất ngờ bắt gặp được một trang Blog, mà chủ nhân tự xưng tên là “Trẫm Canh Điền”. Trang Blog nổi bật do hai bức hình, một là Nguyễn Minh Triết mặc đồ đen đang cầy ruộng, và bức kia là một người mang mặt nạ, mặc hoàng bào giống như một ông vua, cũng đang cầm cầy đi sau đít con trâu (xin xem hình trên). Cái logo của trang blog đề là Tịch Điền. Ở ngay dưới bảng logo này có mấy chữ hán 恭 喜 穸 田 会, diễn nôm là Chúc mừng Hội Tịch Điền. Thú thực, lúc đó tôi không hiểu nghĩa mấy chữ hán này nên copy đem đi hỏi một anh bạn người Việt gốc Hoa, trước kia ở Cholon, cũng là sĩ quan VNCH, và đi tù với tôi. Anh đọc và tỏ vẻ ngạc nhiên, nói: lạ thật, sao lại chữ Tịch 穸 này. Phải là chữ Tịch 耤 này mới đúng. Anh vừa nói vừa viết và giải thích. Chữ Tịch này (chữ xanh) nghĩa là ruộng vua cầy trong chữ Tịch Điền. Còn chữ Tịch kia (chữ đỏ) trong chữ Truân Tịch 窀 穸, có nghĩa là chôn xuống huyệt, là chết. Chữ Tịch Điền (穸 田) là ruộng chết này không ai dùng, và không có trong từ điển. Mấy chữ Hán này 恭 喜 穸 田 会 đọc là Cung Hỉ Tịch Điền Hội. Nếu là văn nói thì ai cũng hiểu là một lời chúc mừng tốt đẹp. Nhưng viết ra như thế này thì chắc là một lối chơi chữ với dụng ý nào đó.
Anh cắt nghĩa xong, tôi mới đem hết những gì còn lại nói cho anh biết. Ở dưới hàng chữ Tầu, chủ trang blog còn viết những dòng phụ đề là: Bảng đề tặng lễ hội Tịch Điền Annam Đô Hộ Phủ, Sứ nước Tầu tặng vua Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Bạn của tôi hiểu ra, anh mỉm cười và lắc đầu.
Chắc chắn đa số người VN ngày nay không biết lễ hội Tịch Điền là một cổ tục của nước Tầu ngày xưa, được du nhập vào nước ta dưới triều Đại Hành Hoàng Đế nhà Tiền Lê (980 - 1009), sau đó được tiếp tục và trở thành một lễ hội truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần. Lễ tịch điền tổ chức vào sau tết, nên cũng là một ngày hội xuân có triều đình tham dự. Các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài luống đất nhằm khích lệ người nông dân chăm lo cầy cấy để phát triển nông nghiệp. Sau khi làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, quan quyền cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc đặc biệt, và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ cho năm sau. Có lần tên giặc Hồ già cũng đã xuống ruộng cày vài đường để bịp dân miền bắc. Năm nay, Nguyễn Minh Triết bổn cũ soạn lại để tiếp tục bịp người dân VN, nhưng lại bị Thái Thú Chệt chơi đểu. Tòa Đại Sứ Chệt tại Hànội chẳng có đứa nào tham dự lễ hội của “vua” VN, mà chỉ gởi tặng một tấm bảng viết 5 chữ Tầu: 恭 喜 穸 田 会 (Cung Hỉ Tịch Điền Hội). Rõ ràng không phải có ý để chúc mừng, mà là để trù dập. Bộ hạ của Triết ngu si không biết chữ Hán, hí hửng treo tấm bảng lên giữa lễ hội để khoe khoang, nên bị mắc lỡm, làm trò cười cho thiên hạ.
Lòi Tẩy
Lễ Tịch Điền được tổ chức tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vào ngày mùng 7 sau tết. Tịch Điền xưa kia tuy là lễ hội dân gian, nhưng đều phải có vua chủ sự, cùng với toàn thể triều thần bá quan văn võ tham dự. Hội Tịch Điền Đọi Sơn của Triết được tổ chức rầm rộ,nhiều mầu sắc, nhưng hoàn toàn vắng bóng các quan chức trong Bộ Chính Trị đảng CS, như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Thế Duyệt v.v. Lớn bé từ trung ương đến địa phương không đứa nào có mặt. Theo tập tục ngoại giao quốc tế, trong một lễ lạc có tính cách quốc gia, được chủ trì bởi người đứng đầu nước, thì đều có sự hiện diện của ngoại giao đoàn. Nhưng ngoại giao đoàn cũng tuyệt nhiên chẳng thấy ai. Chỉ có một tấm bảng tặng “đểu cáng” của tòa đại sứ Tầu. Có lẽ Nguyễn Minh Triết muốn lên làm hoàng đế, hay ít nhất cũng muốn phô trương quyền uy như một ông vua thiệt, nên bị đồng bọn trong Bộ Chính Trị tẩy chay,và cả người ngoại quốc cũng xa lánh. Chệt tẩy cha , còn chơi đểu thì đã thấy rõ. Đối với chệt, chỉ có hoàng đế nước Tầu mới là Thiên Tử, xứng đáng cúng Trời để cầu được mùa thôi. Cuối cùng trước buổi lễ, có lẽ Triết mới ý thức được điểm quan trọng này, nên khi xuống ruộng cầy, Triết chỉ mặc bộ bà ba đen, mà không dám khoác hoàng bào. Chiếc áo hoàng bào phải để cho một nông dân mặc thay thế cho có lệ. Người này cũng phải mang mặt nạ để che giấu thân phận mình (xin xem hình).
Tại sao Nguyễn Minh Triết phải làm thế. Giải thích việc này chẳng khó khăn gì. Cũng chỉ tại Triết là con ễnh ương, nhưng lại muốn làm con bò. Một tên chủ tịch nước trong chế độ CS là cái thá gì so với tên Tổng Bí Thư đảng. Quyền hành còn thua cả tên chủ tịch quốc hội, hay thủ tướng nữa. Thực chất, Triết chỉ là một con rối, một tên bù nhìn của chế độ. Triết dám phô trương như một ông vua, làm sao không chạm nọc bọn Mạnh, Dũng, và bộ hạ của các tên này. Bọn chúng còn để cho Triết diễn tuồng trước dân chúng như thế đã là biết điều, và nể mặt Triết lắm rồi.
Con người của Triết có xứng đáng đóng vai Hoàng Đế VN không, dù chỉ trong một lễ hội dân gian, cũng lại là một vấn đề nên biết. Năm 1997, khi NguyễnMinh Triết được làm Phó Bí Thư Thành Ủy Saigon, một bà già bán trái cây tại chợ Búng nhìn thấy hình Triết đăng trên báo, thất thần la to lên: Thằng Kỉnh đây mà. Tôi biết nó. Người ta tin rằng bà già này không lầm. Nguyễn Minh Triết đúng là cái thằng kính ngày xưa. Trong tất cả các tiểu sử của Triết, bằng tiếng Việt hay tiếng Anh, đố ai tìm ra được tên cha mẹ của Triết. Tiểu sử của Triết không có cha, không có mẹ, không có anh chị em, bà con. Người ta chỉ thấy bản tiểu sử ghi rằng Nguyễn Minh Triết quê ở huyện Bến Cát, Bình Dương. Có bản còn chi tiết hơn một tí, viết Triết sinh tại xã Phú An, nhưng vẫn không cho biết cha mẹ tên gì, có anh chị em không, và tuổi thơ ấu ra sao. Giấy khai sanh cùng là học bạ của sinh viên (hay giáo sư) Nguyễn Minh Triết đã từng đi học hay dậy học tại Saigon ngày trước, chắc chắn có ghi tên tên cha mẹ chứ. Triết đã từng xin việc tại cơ quan cảnh sát VNCH, hồ sơ cũng phải có khai sinh, học bạ hay chứng chỉ chứ làm sao không. Vậy tại sao chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không dám khai ra? Lý do gì? Thời VNCH, ai đi học mà không có khai sanh, học bạ nào không ghi tên cha mẹ. Dư luận người dân Bình Dương không xa lạ gì với cái tên nhà quê thằng Kỉnh mồ côi, được một ông cha nuôi cho ăn học. Chẳng ai, kể cả ông linh mục, biết thằng Kỉnh là con ai và từ đâu đến. Chính nó cũng hoàn toàn mù tịt về thân phận mình. Ông cha nhận nuôi thằng Kỉnh làm con vào lúc nó khoảng 10 tuổi, và cho đi học cùng với người em trai của ông tên Nguyễn Minh Triết (Nguyễn, the Wise Guy). Cái tên thật đẹp và có ý nghĩa. Thằng Kỉnh là thứ cầu bơ cầu bất, trôi sông lạc chợ thì làm sao mà minh triết (wise) được. Nó học dưới Triết 4-5 lớp gì đó. Cậu sinh viên Nguyễn Minh Triết, em ông cha, chẳng may qua đời khi còn đang học tại Đại Học Khoa Học Saigon Ban Toán. Một thời gian ngắn sau khi sinh viên Nguyễn Minh Triết qua đời, thằng Kỉnh bỏ học, chôm khai sanh, học bạ, và các chứng chỉ của Triết, trốn ông cha, lên Saigon để xin việc. Lúc này nó đã đi theo Mặt Trận Giải Phóng của CS rồi. Nó thi vào khóa Biên Tập Viên Cảnh Sát, nhưng bị nghi ngờ là bằng giả và bị điều tra. Thực ra, cảnh sát không nghi ngờ bằng giả, mà là bằng thật người giả, vì căn bản hiểu biết của thằng Kỉnh không tương xứng với trình độ của bằng cấp mà nó có. Khi biết bị lộ tẩy, thằng Kỉnh chạy ra bưng theo CS luôn, và mang trên người cái tên Nguyễn Minh Triết, giáo sư toán tại Saigon, cho đến ngày nay. Thằng Kỉnh làm chủ tịch nước, nó là một tên Xuân Tóc Đỏ thời đại.
Điều trái khuáy là cái đời tư của người lãnh đạo nước của bọn VGCS cho đến nay chính thức vẫn kín như bưng, nhưng dân miền Nam thì không mấy người là không biết. Chuyện bị lộ tẩy ở chợ Búng thì tất nhiên rồi, nhưng chỉ cần suy luận dựa trên việc so sánh giữa sự hiểu biết và các hành động cùng lời ăn tiếng nói của Triết, chủ tịch nước, cũng đủ thấy nó là “Minh Triết” giả. Quả thật, nếu Nguyễn Minh Triết là người được ăn học tới nơi tới chốn, hay ít ra là con người thông minh nhậy bén, thì nó đã chẳng muối mặt đem cái mồi “con gái Việt Nam đẹp lắm” ra để mời mọc người ngoại quốc khi nó sang nước Mỹ chiêu dụ đầu tư. Chỉ có dân đầu đường xó chợ, vô học bất hạnh mới ăn nói như thế trong sứ mệnh đi làm ngoại giao. Lại nữa, chủ trương khuyến nông vào lúc này của Triết càng tố cáo nó là tên ngu dốt. Năm 1980, tên phi công Phạm Tuân được Liên Sô cho đi theo con tầu Soyuz bay vào vũ trụ, mang theo nắm bèo hoa dâu là thứ phân xanh để bón ruộng ở miền Bắc, thì bọn VGCS đã rất hí hửng đánh trống thổi kèn ba hoa rằng, năng suất lúa ở Thái Bình, quê hương của Phạm Tuân, đã đạt tới mức 15 tấn/1hecta. Ba chục năm qua, không lý nền nông nghiệp VN tụt hậu thê thảm đến nỗi VGCS phải cần đến cái bản mặt chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xuống ruộng làm canh điền để khuyến khích nhà nông chăm lo cầy cấy hay sao? Lễ hội Tịch Điền của Triết rõ ràng muốn tố cáo chuyện tên phi công Phạm Tuân bay vào vũ trụ, thí nghiệm bèo hoa dâu đem về phát triển nông nghiệp, là một màn bịp hoàn toàn lố bịch. Trên thực tế, nền nông nghiệp VN dưới thời VGCS diễn ra như sau: khi nhà nước CS cưỡng bách hợp tác hóa nông nghiệp, dân chết đói vì không có gạo ăn. Khi nhà nước CS thi hành chính sách khoán sản phẩm, dân bớt đói đi được phần nào. Cho đến bây giờ, nhà nước CS giao ruộng cho dân cầy (xin đừng lầm cho rằng VGCS đã tư hữu hóa ruộng đất), VN có dư gạo để xuất khẩu. Sự thể đi đến kết luận là, người nông dân càng được tự do canh tác bao nhiêu, thì năng suất ruộng đồng càng tăng lên bấy nhiêu. Đấy là hiện thực tất yếu. Như vậy thì, chỉ cần Nguyễn Minh Triết tư hữu hóa ruộng đất cho nông dân, để người dân được hoàn toàn tự do canh tác trên thửa ruộng của mình, mới là phương thức khuyến nông tốt nhất, chứ đâu cần nó phải xuống ruộng làm canh điền như một diễn viên hề trên sân khấu.
Nhận Định
1. Tại VN, đối với vấn đề ruộng đất của người dân, bọn VGCS chỉ có sử dụng hai chữ Tịch Biên và Tịch Thu. Hai chữ này đã gây ra biết bao khổ lụy cho người dân, biến người dân thành Dân Oan và Giáo Oan hết cả rồi. Lúc này rồi mà Nguyễn Minh Triết còn giả làm canh điền, lội xuống ruộng cầy để Tịch Điền là quá lố bịch, quá bịp rồi vậy.
2. Như trên đã viết, do tình cờ, chúng tôi vào internet rà tin tức trong đó nên mới khám phá ra trang blog “Trẫm Canh Điền”. Hôm sau, tôi vô trở lại blog này thì thấy nó đã biến mất. Tôi không tin người ta vì sợ nên mới làm blog chớp nhoáng như thế, mà cho rằng người dân trong nước, những người có kiến thức, đang sử dụng lối đánh du kích trong địa hạt văn hóa để tấn công bọn VGCS. Lối đánh này vừa bảo toàn được lực lượng, vừa làm cho VGCS khó đỡ, nhất là khi có nhiều vụ tấn công trong cùng lúc. Đánh du kích là một sở trường của VGCS. Nay người dân dùng lối đánh này để đánh lại chúng là đòn gậy ông đập lưng ông thôi. Chừng nào du kích chiến trở thành vận động chiến được với đủ loại vũ khí tân tiến, thì nhất định chiến thắng sẽ nằm trong tay người dân VN.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
No comments:
Post a Comment