Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Wednesday, December 30, 2009

NB Việt Thường -ÐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ GIAI THOẠI

ÐẠI TƯỚNG NGUYÊN GIÁP

GIAI THOẠI

VIET THUONG

Võ Nguyên Giáp là đại tướng đầu tiên của lực lượng quân sự cộng sản Việt Nam. Ông sinh đầu năm 1912 (tuổi Tân hợi), ở Quảng Bình, cùng quê hương của ông Ngô Ðình Diệm, tổng thống nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Xuất thân từ một gia đình nho học, quan lại lâu đời ở đất Quảng Bình nên thiếu thời ông Võ Nguyên Giáp có một cuộc sống đầy đủ so với phần lớn thanh niên Việt Nam lúc ấy, và được ăn học đến nơi đến chốn. Cái gốc nho gia của gia đình đã nuôi dưỡng ông trong tinh thần chống thực dân Pháp.

Tổ chức cách mạng đầu tiên Võ Nguyên Giáp tham gia là Tân Việt, một đảng chống Pháp có xu hướng mác-xít, thời kỳ nhà học giả Ðào Duy Anh làm tổng bí thư.

Do tham gia phong trào thanh niên học sinh chống thực dân Pháp, Võ Nguyên Giáp bị giặc Pháp bắt tù ở Hỏa Lò Hà Nội. Có tài liệu nói ông bị kết án 3 năm tù. Nhưng chính lời ông Giáp nói với người xung quanh thì ông chỉ bị giam vài tháng. Chính tài liệu của Phòng Nhì thực dân Pháp để lại là án 3 năm tù, nhưng thực tế ông chỉ bị có vài tháng tù, sau đó ông tiếp tục được đi học trở lại và lá đơn có bút tích của ông gởi cho chính quyền thực dân Pháp lúc đó, đã thành cái “mầm họa” để sau này những người chống ông trong đảng cộng sản Việt Nam đem ra làm vũ khí khống chế ông. Là học sinh trường Albert Sarraut, trường trung học nổi tiếng nhất Ðông Dương lúc bấy giờ, phần lớn học sinh là người Pháp, còn người Việt Nam, Lào hoặc Miên chỉ loáng thoáng những người hoàng tộc, như anh em hoàng thân Su-va-na Phu-ma, Su-va-na Phu-vông (của Lào) và số ít tầng lớp trên của xã hội Việt Nam lúc đó. Võ Nguyên Giáp đậu xuất sắc các bằng tú tài Tây (phần I và phần II) và tiếp tục theo học khoa luật ở trường đại-học Hà-Nội, trường đại học duy nhất cho toàn xứ Ðông Dương và đậu cử nhân luật. Tuy nhiên, Võ Nguyên Giáp rất yêu môn Sử và để có thêm tiền, ông đã vừa dạy môn Sử ở trường trung học Thăng Long, một trường tư thục nổi tiếng thời bấy giờ về tinh thần bài thực dân Pháp của học sinh và cả một số giáo sư của trường vừa theo học luật ở đại học. Hàng năm, cứ ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng được tổ chức chung với ngày kỷ niệm Jean d’Arc, là dịp để học sinh các trường Bưởi và Thăng Long... đánh nhau với học sinh Pháp ở trường Albert Sarraut.

Võ Nguyên Giáp say sưa với những gì liên quan đến Napoleon ngay từ khi còn là học sinh, cho đến ngày đeo quân hàm đại tướng. Có lẽ cuốn tiểu sử Napoleon mà ông thích nhất là cuốn do Tarlé biên soạn. Có khổ người cũng nhỏ con như Napoleon, cái mặc cảm về tầm vóc đó có thể làm cho Võ Nguyên Giáp tìm thấy chỗ dựa để bùng lên lòng tự tín nơi Napoleon. Và, cũng có thể ông còn dùng những mẫu chuyện tình của Napoleon để vừa tự bào chữa, vừa tự an ủi những chuyện tình của đời ông, cũng thật là éo le.

Lối giảng sử của Võ Nguyên Giáp vừa xúc tích về tài liệu, vừa thống thiết của một người đang sống trong men yêu nước, nên ông được học trò yêu mến và đồng nghiệp lớn tuổi hơn như Ðặng Thái Mai, Hoàng Minh Giám... nể vì. Võ Nguyên Giáp được Trường Chinh đưa vào đảng Cộng sản Ðông Dương. Ông được thường vụ trung ủy lúc bấy giờ coi trọng (gồm Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ v.v...) nhưng thực ra ông chưa giữ nhiệm vụ một cấp ủy nào.

Sau khi Mặt trận Bình Dân ở Pháp bị đổ, chính phủ Pháp năm 1939 đặt đảng Cộng sản Ðông Dương ra ngoài vòng Pháp luật, Võ Nguyên Giáp được cho qua Trung Hoa học quân sự ở trường Hoàng Phố, và cũng là lần đầu tiên Võ Nguyên Giáp được gặp Hồ Chí Minh, lấy bí danh lúc ấy là Vương. Học được vài tháng, vì tình hình mới lúc đó, Võ Nguyên Giáp được điều về hoạt động trong nước cùng một số đảng viên cộng sản khác.

Dưới quyền trực tiếp của Phùng Chí Kiên, ủy viên trung ương đảng cộng sản Ðông Dương, đã từng học trường quân sự cao cấp ở Nga-xô và đã từng phục vụ trong lực lượng hồng quân Nga, Võ Nguyên Giáp được phụ giúp vào việc tổ chức và huấn luyện (với cái vốn mấy tháng học ở Hoàng Phố) những người tự vệ đầu tiên, mà hầu hết là người Thổ hoặc Nùng.

Giữa năm 1944, Phùng Chí Kiên bị lực lượng của thực dân Pháp phục kích bắn chết. Cái chết này, đến nay còn là một nghi vấn mà các tài liệu của cộng sản Việt Nam hết sức né tránh nói đến. Ðương nhiên Võ Nguyên Giáp và Chu Văn Tấn cùng được cử thay thế Phùng Chí Kiên để lãnh đạo lực lượng vũ trang. Ngày 22-12-1944 tại Tân Trào thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung đội vũ trang đầu tiên của đảng cộng sản Ðông Dương làm lễ ra mắt. Hoàng Quốc Việt thay mặt thường vụ trung ương đảng cộng sản Ðông Dương làm lễ trao cờ và trao nhiệm vụ cho trung đội, lấy tên là “Ðội tuyên truyền giải phóng quân”, Võ Nguyên Giáp được cử làm trung đội trưởng và Chu Văn Tấn làm chính trị viên của trung đội.

Sự nổi dậy của nhân dân Việt Nam trên toàn quốc vào năm 1945 thực ra không hoàn toàn là công lao của Việt Minh, một tổ chức do Hồ Chí Minh cùng Hồ Tùng Mậu và vài đảng phái khác hợp thành để mang màu sắc toàn dân, mà nó là sự kế tiếp của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trong suốt 80 năm, từ Cần Vương đến Ðông Kinh Nghiã Thục; từ Phan Ðình Phùng và Trương Công Ðịnh; Từ Hoàng Hoa Thám và Nguyễn Thiện Thuật, rồi đến khởi nghiã Yên bái của Việt Nam QDÐ do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Tháng 8-1945 chỉ là trung tâm của thời điểm mà ngọn sóng thần dân tộc trổi dậy bởi cái động lực của nạn đói do phát-xít Nhật gây ra; bởi sự mâu thuẫn đảo chính lẫn nhau của Pháp-Nhật, đã làm rõ bộ mặt hèn yếu của những tên lính Pháp thực dân, cộng với hào khí của thanh niên học sinh Việt Nam được nuôi dưỡng âm ỉ qua những trang sử oanh liệt của dân tộc. Rất nhiều đô thị, nhân dân đã tự phát cướp kho thóc, gạo của phát-xít Nhật cũng như kho quân nhu của Pháp và hình thành những chính quyền tự quản trước khi các đảng phái khác đến “tiếp thu”. Thí dụ : ở Yên Bái, nhân dân đã tự động phá kho quân nhu ở Ðồn Cao, cướp gạo và quần áo và đã bầu viên chủ sự nhà giây thép tỉnh tạm thời làm tỉnh trưởng. Sau đó người của VNQDÐ theo quân đội Lư Hán sang giải giới quân Nhật mới tiếp thu chính quyền. Ở Phú Thọ thì chính quyền lâm thời trong tay viên tham tá tòa công sứ, Nguyễn Hữu Chỉnh, trước khi Việt Minh tới do một đội khố xanh giải ngũ làm quản lý đồn điền cho bác sĩ Lương ở Cẩm Khê, mới được kết nạp Việt Minh, đại diện thường được quen gọi là Ðội Phiên.

Cho nên cái lực lượng quân sự nhỏ bé của Võ Nguyên Giáp chỉ làm nhiệm vụ hậu thuẫn cho Hồ Chí Minh về Hà-nội và bảo vệ các cơ quan của Việt minh, đàn áp các lực lượng của các đảng phái khác như VNQDÐ, Ðại Việt, Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội v.v... Lúc đầu Võ Nguyên Giáp giữ bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ lâm thời của Hồ chí Minh. Khi thành lập chính phủ Liên hiệp, Võ Nguyên Giáp được giữ chức thứ trưởng quốc phòng mà ông Vũ Hồng Khanh giữ chức bộ trưởng. Nắm được lòng dân cũng như quốc tế “ngán” cộng sản, nên Hồ Chí Minh khôn ngoan “giả vờ” giải tán đảng cộng sản Ðông Dương, chuyển thành hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, do Trường Chinh đứng đầu. Ðó mới chính là bộ tham mưu và ban lãnh đạo quyền lực nhất ở sau lưng Hồ Chí Minh. Còn bề ngoài, Hồ Chí Minh tận dụng khối đảng viên cộng sản là trí thức hoặc những trí thức được móc nối để “nằm vùng” trong các đảng phái như Trần Huy Liệu, Trần Ðăng Khoa, Hoàng Minh Giám, Hoàng Hữu Nam, Cù Huy Cận và Võ Nguyên Giáp. Cần lưu ý là cho đến tận 1946, vị trí của Võ Nguyên Giáp được đề cao ở cả trong nước cũng như đối với Pháp, nhưng ông ta vẫn chưa được là thành viên của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Ðông Dương.

Võ Nguyễn Giáp, với kiến thức khá uyên bác của mình, với nhãn quan của một nhà sử học, với lòng yêu thích nghiệp võ, ông ta đã đóng góp rất to lớn và hiệu quả cho việc hình thành và phát triển các đơn vị vũ trang mới cho Việt Minh, núp dưới danh nghĩa của Chính phủ Liên hiệp đa đảng, như các khóa quân sự cấp tốc cho tự vệ, mở trường đào tạo sĩ quan lục quân đầu tiên mang tên Trần Quốc Tuấn v.v... Ðồng thời Võ Nguyên Giáp cũng hoạch định các kế hoạch cho quân chiếm lại chính quyền ở các địa phương mà các đảng phái khác đang nắm giữ như Huyện Thường Tín (Hà Ðông) do Ðại Việt giữ; Vĩnh Yên, Yên Bái, Lao Cai v.v... do VNQDÐ giữ. Cùng các tổ chức các đơn vị Nam tiến mà trong con mắt của những người công sản có thực quyền lúc ấy đã nhìn xa được rằng phải đem quyền lực của miền Bắc Việt Nam bằng quân sự vào Nam.

Hồ Chí Minh đã khôn ngoan chấp nhận cùng các đảng phái khác tham chính nhưng chỉ có tiếng mà không có miếng. Tất cả tổ chức của cộng sản là mượn cái danh của chính phủ Liên hiệp đa đảng để động viên các thành phần nhân dân, trong khí thế yêu nước bảo vệ Tổ quốc chống thực dân Pháp, thật là dễ dàng đưa họ vào lực lượng vũ trang để nắm lấy họ, sức mạnh thực sự của lúc giao thời và nhờ vào sức mạnh đó mà đã gạt được các đảng phái quốc gia, các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể và nhân sĩ trí thức yêu nước.

Những ngày Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Phạm Văn Ðồng, Phan Anh, Nguyễn Mạnh Hà v.v...qua họp với Pháp ở Fontainebleau thì Võ Nguyên Giáp với cương vị thành viên của chính phủ Liên hiệp đa đảng, dưới sự lãnh đạo của quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, một nhân sĩ yêu nước, là bộ mặt công khai của cộng sản về quốc phòng, chuẩn bị chiến tranh, mà Hà-nội và Hải-phòng được coi là trọng điểm. Công sản đem hết lực lượng toàn đảng ra đổ vào lĩnh vực quân sự. Bên cạnh Võ Nguyên Giáp, những nhân vật không tham gia chính phủ, nhưng đầy quyền lực trực tiếp ra mặt như Nguyễn Văn Trân và Nguyễn Khang ở Hà-nội; Lê Thanh Nghị ở Hải-phòng; Phan Ðiền ở Nam-định; vùng Lạng-sơn có Phùng Thế Tài; khu vực Lai-châu, Sơn-la có Bằng Giang; vùng Phú-thọ, Yên-bái, Lao-cai có Ngô Minh Loan, Trần Quang Bình, Việt Hồng, Lộc Giang. Nguyễn Chí Thanh và Trần Hữu Dực ở miền Trung; Trần Văn Trà, Tô Ký, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Giàu v.v... ở miền Nam, được bổ xung thêm những cán bộ đảng ở Bắc vào như Phan Trọng Tuệ (ở khu 5), Lê Hiến Mai ở Nam v.v...

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, vai trò của Võ Nguyên Giáp nổi bật, nhất là từ lúc được phong hàm đại tướng, giữ chức tổng tư lệnh. Ðó là giai đoạn được trọng dụng nhất của ông ta ở mức từ một trung đội trưởng nhảy lên vị trí đại tướng đầu tiên và giữ nhiệm vụ tổng tư lệnh; cũng như trong đại hội 2 của đảng Lao động (cộng sản trá hình), Võ Nguyễn Giáp nhảy thẳng vào bộ chính trị, ở ngôi vị thứ 4, nếu không kể Hồ Chí Minh, sau Trường Chinh, Lê Duẩn và Phạm Văn Ðồng. Xung quanh ông ta có các thiếu tướng Trần Ðăng Ninh (hậu cần), thiếu tướng Lê Liêm (tổng cục chính trị), Hoàng Văn Thái (tổng tham mưu), Trần Văn Quang (cục tác chiến), Nguyễn Trọng Vĩnh (tổ chức cán bộ). Và, trong các chiến dịch lớn như : biên giới và điện biên, được bổ xung thêm cán bộ đảng làm công tác chính trị là Nguyễn Văn Trân, phụ trách bí thư đảng ủy mật trận. Riêng ở trận điện biên, Nguyễn Chí Thanh cũng được phong hàm đại tướng và thay thế thiếu tướng Lê Liêm ở nhiệm vụ chủ nhiệm tổng cục chính trị. Ngược lại, Võ Nguyên Giáp được kiêm thêm nhiệm vụ bí thư đảng ủy mặt trận.

Giai đoạn oanh liệt nhất của Võ Nguyên Giáp là năm 1954, bước vào những chiến thắng đầu tiên ở mặt trận Ðiện-biên-phủ, người ta đã quên trận thua của ông trước tướng De Lattre ở Vĩnh Yên cũng như vẫn còn là cái bí mật về việc ông được đại tướng Trung cộng Trần Canh cố vấn trong trận biên giới, tướng La Quý Ba cố vấn trong xây dựng tổ chức, và ở Ðiện-biên thì có cả đại tướng Trần Canh, La Quý Ba và thêm nguyên soái Vi Quốc Thanh. Nhà thơ cung đình trước đó đã làm thơ ca ngợi Staline, Hồ Chí Minh, nay thì ca ngợi Võ Nguyên Giáp. Ông còn “vinh dự” được nhà thơ Bút Tre ca ngợi rằng :

“Hoan hô đại tướng Võ Nguyên

Giáp ta thắng trận Ðiện-biên lẫy lừng.”

Sau này, thanh niên học sinh ở miền Bắc Việt nam rất ít người biết bài thơ “nịnh” của Tố Hữu, mà chỉ nhớ hai câu trên của Bút Tre, cho đến cả các bà, các chị bán hàng ở chợ cũng đều nhớ, như họ nhớ đến đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người luôn đối đầu với Võ Nguyên Giáp, cũng trong hai câu thơ của Bút Tre :

“Anh Thanh, ơi hỡi anh Thanh,

Anh về phân bắc, phân xanh đầy chuồng”!!!

Dựa vào hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, chính phủ Hồ Chí Minh, tiếp quản Việt Nam từ vĩ tuyến 17 ra Bắc. Buổi ra mắt nhân dân thủ đô Hà-nội, Võ Nguyên Giáp là ngôi sao sáng sau Hồ Chí Minh trên lễ đài tạm thời dựng ở quảng trường Ba-đình. Ngoài ảnh Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Staline, Ma-len-cốp, Vô-rô-si-lốp, Mao Trạch Ðông, Chu Ðức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai được treo khắp cơ quan, phố phường, trong nước chỉ có ảnh Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp và Hoàng Quốc Việt. Cái hào quang ấy nhanh chóng tắt với cái báo hiệu nho nhỏ trên báo Nhân Dân rằng đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sang sân bay Gia Lâm đón đại tá Phạm Hùng từ miền nam tập kết ra Bắc, và chỉ một tháng sau thì ngôi thứ trong bộ chính trị có chút thay đổi : Phạm Hùng được bổ xung là ủy viên chính thức của bộ chính trị và xếp hàng thứ 4, đẩy Võ Nguyên Giáp xuống hàng thứ 5.

Những cuộc chỉnh quân, chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, trăm hoa đua nở v.v... đẩy mạnh cao trào “đấu tranh giai cấp”, khiến từ thành thị đến nông thôn đều tang hoang và tiêu điều. Nỗi hân hoan về chiến thắng Ðiện-biên-phủ không còn háo hức lòng dân nữa vì ai ai cũng lo sợ, cũng đói. Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị, chiến sĩ thi đua toàn quốc Giáp Văn Khương, tổ trưởng tổ xích hầu đã hạ chết trung úy Bernard de Lattre, không còn được báo đài nhắc đến nữa. Người anh hùng ở trận Ðiện-biên Nguyễn Quốc Trị bị qui kết thành phần địa chủ và Giáp Văn Khương can tội kiêu ngạo của tầng lớp tiểu tư sản. Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, người luôn tự hào vì mới chỉ học đến lớp 4 nổi lên và áp đảo Võ Nguyên Giáp.

Là một trí thức, lại giòng dõi quan lại nên Võ Nguyên Giáp mặc dù đã được “rèn luyện” trong cách mạng nhưng tác phong vẫn không phải là cái mẫu vô sản như Hồ Chí Minh, mặc bộ áo nông dân phanh cúc ngực, cổ quấn chiếc khăn mặt bông, hoặc như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, mặc bộ áo lính nhàu nát, bạc màu, vai không đeo sao, chân đi dép lốp và sẵn sàng ngồi ăn cơm với lính ngay dưới đất một cách thoải mái. Ông Giáp lúc nào cũng tề chỉnh mà theo quan niệm của ông, đó là tính “chính qui”, còn Nguyễn Chí Thanh thì chỉ nói đến tính “cách mạng” và lập trường “vô sản”. Trong quân đội, người ta phục tướng Giáp nhưng người ta yêu và gần gũi với tướng Thanh nhiều hơn. Nếu cho bỏ phiếu, chắc chắn tướng Giáp sẽ thua phiếu, nhưng bàn tay cầm cân nẩy mực của Hồ Chí Minh vẫn không cho tướng Thanh, dù được phép bắt giam những đại tá thân cận nhất của tướng Giáp, nhưng vẫn không được chiếm chỗ của tướng Giáp. Bên đại diện cho “hồng”, bên đại diện cho “chuyên” mâu thuẫn nhau liên tục là điều đảm bảo để Hồ Chí Minh nắm chắc được quân đội, không sợ có đảo chính từ phiá vũ trang.

Ngay từ trước 1960, cộng sản Hà-nội đã cho những đơn vị vũ trang chính qui thâm nhập miền Nam để phối hợp với những đơn vị cộng sản nằm vùng sau 1954 nhằm chiếm nốt miền Nam Việt Nam. Sĩ quan cao cấp nhất bị chết trước 1960 khi vượt quá vĩ tuyến 17 về phiá Nam là thiếu tướng Bùi Xuân Ðăng, từng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn độc lập 159, một sĩ quan rất được tướng Giáp yêu mến, hệt như Vũ Lăng, viên tướng từng là học sinh trường Thăng Long ở Hà-nội. Sự xáo trộn nhân sự từ khi có cuộc xâm lăng miền Nam khiến tướng Giáp bị tước tay chân; có lúc đã ngồi chơi xơi nước ở Ðồ Sơn trong tòa biệt thự mà công binh phải vất vả phá đi đập lại hai lần xây mới vừa ý tướng Giáp. Các lãng phí vô tội vạ trong lúc dân còn đói và thiếu chỗ ở, chẳng riêng gì của tướng Giáp, đã làm hình ảnh viên anh hùng (mặc dù là anh hùng có bệ đỡ) ở Ðiện-biên càng xuống giá trong lòng người dân miền Bắc Việt Nam. (Cần lưu ý là ngay Tôn Ðức Thắng cũng cho xây 1 biệt thự lớn ở Hải-dương, tỉnh kết nghĩa với Vĩnh-long, quê của Tôn Ðức Thắng, và khóa cửa bỏ đấy làm... cảnh.) Ðã thế lại có những chuyện từ trong quân đội kể ra là trong chiến dịch Ðiện-biên, đã có nhiều cô gái Thái đêm đêm được bí mật đưa đến chỗ tướng Giáp giúp cho ông ta được minh mẫn đầu óc. Cũng lúc ấy thì tướng Giáp muốn học piano để cho tinh thần được thư duỗi. Và ông ta đã chọn một người dạy cho mình tại nhà riêng : đó là vợ một nhà văn kiêm dịch giả cũng loại “thường thường bậc trung”, khá đẹp với cặp mắt lá răm và thân hình chắc lẳn. Câu chuyện đáng ra có thể ầm ỹ, nhưng may cho ông Giáp là cùng lúc thì nhiều tướng lĩnh và lãnh đạo đảng cao cấp cũng mắc phải cái chuyện bê bối ấy như Bộ trưởng phủ thủ tướng Nguyễn Khang; bí thư thành ủy Hà-nội Nguyễn Văn Trân; bộ trưởng nội vụ Ung Văn Khiêm; bộ trưởng vật tư Trần Danh Tuyên; thứ trưởng giao thông bưu điện Hông Xích Tâm; thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cố vấn tối cao cho thủ tướng Lào, Cay-xon Phôm-vi-hản và v.v... Và, người ta cũng thông cảm với tướng Giáp khi nhớ ra rằng bí thư thứ nhất của đảng là Lê Duẫn cũng ba vợ; trưởng ban tổ chức trung ương Lê Ðức Thọ cũng hai vợ và nhà thơ cung đình Tố Hữu, thường tung tin là bất lực, nhưng cũng có bồ. Chỉ cho đến khi mọi người xì xào cái tin tướng Giáp bị mọc sừng qua bài thơ truyền khẩu ở Hà-nội rằng :

“Phạm Huy Thông, Phạm Huy Thông

Giáo sư nổi tiếng tô hồng, bẻ hoa

Một tay bóp méo sử nhà

Một tay nắn bóp lệnh bà tướng công

Tướng bà dám cắm sừng chồng

Bởi chưng biết thóp tướng ông nhập nhèm

Chồng ăn chả, vợ ăn nem

Thôi thì cùng cảnh lèm nhèm như nhau

Tướng ông trong bụng rất đau

Nhưng Thông lại có đỡ đầu quan trên

Mưu sâu là chước lặng yên

Ðội mũ đạo đức, đeo kiềng nhân luân

Nghĩ rằng việc ở trong quần

Nào ngờ dân đã xa gần đều hay

Khen tài Thông : đúng là Tây !

Tất nhiên những chuyện truyền miệng như thế không qua được Cục bảo vệ chính trị và Cục bảo vệ văn hóa của bộ công an, cũng như Cục bảo vệ của quân đội dưới quyền tướng Kinh Chi. Nhưng, người ta chẳng những không tìm cách xóa bỏ mà còn khéo léo khẳng định bằng cách đưa Phạm Huy Thông về phụ trách Viện trưởng viện khảo cổ, rút Văn Trọng từ báo Nhân Dân về làm viện phó, nhưng thực quyền là ở trong tay ông viện phó này. Và, cái ghế bộ trưởng bộ đại học đáng ra là của Phạm Huy Thông được trao cho người khác. Những người còn “yêu” tướng Giáp bèn liên hệ đến việc Napoleon bị Joséphine cắm cho hàng tá sừng và họ kết luận đó là số phận dành cho “vĩ nhân”.

Thời kỳ đó, một cách tự phát, khi lòng tin của dân chúng vào đảng vào lãnh tụ không còn nữa, thì người ta quay về với tôn giáo, với tử vi và tướng số. Một số trong giới trí thức trẻ vội vào thư viện, xử dụng thẻ đặc biệt, để lén đọc các sách tử vi v.v... mới ngã ngửa ra là hầu hết các sách đó đã được thiếu tướng Vũ Kỳ, thư ký riêng của Hồ Chí Minh, mượn dài hạn !

Họ bình rằng tử vi của tướng Giáp : trong cung quan lộc có cách Vũ khúc, Văn khúc đồng cung lại gặp Hồng loan nên là người văn võ song toàn, thành danh lúc còn trẻ; cung mệnh có cách phiếm thủy đào hoa nên “lẳng lơ” là phải; cung thê có tham lang gặp hóa kỵ thì đúng với cảnh ngộ của tướng Giáp trăm phần trăm.

Có một sự thực là gần như chẳng ai chê trách những mẩu tình hoa lá của tướng Giáp, mà họ còn tô điểm, tiểu thuyết hóa, thi vị hóa. Phải chăng bên cạnh những chuyện tình của từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Le Ðức Thọ, Văn Tiến Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Văn Trân v.v... nó không bẩn thỉu đến như vậy.

Trong những chuyện tai tiếng mà người ta (dân Hà-nội) không tha thứ cho ông Giáp lại chỉ từ một câu chuyện cỏn con. Ðó là viên trung tá quân y, bác sĩ riêng của tướng Giáp được đưa về làm Giám-đốc Sở y-tế Hà-nội thay Lê Cương. Mới chân ướt chân ráo ở chức vụ Giám đốc, ông ta đã dụ dỗ một nữ y tá ở bệnh viện Saint Paul ra bờ đê, chân cầu Long Biên, “hội ý công tác đặc biệt”. Nào ngờ cả hai bị thanh niên cờ đỏ bắt được quả tang đang làm chuyện “con heo” ở bờ đê. Cô y tá khai là bị cưỡng bức để được cho lên lương và có thể được đi học đại học y khoa ở Thái Bình. Cả Hà-nội phẫn nộ. Ðúng lúc ấy tướng Giáp cho mời viên Giám đốc này lên nhà riêng ăn cơm thân mật trong gia đình. Mọi người tin chắc chí ít ra viên Giám đốc cũng bị thuyên chuyển, nhưng ai ngờ kẻ bị thuyên chuyển ra khỏi ngành y tế là cô y tá trẻ nhẹ dạ ở bệnh viện Saint Paul, còn viên trung tá bác sĩ quân y vẫn được giữ lại trên ghế Giám đốc Sở y tế Hà-nội. Người ta bảo :“Tướng Giáp thù phụ nữ !”

Chiến dịch đánh chiếm miền Nam vào năm 1975, nếu theo cuốn “Ðại thắng mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng (do Hồng Hà viết hộ) thì người ta thấy các nhân vật nổi lên trong công trạng xâm lăng này, trừ tướng Dũng, có đủ mặt Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm Văn Ðồng, Phạm Hùng. Còn Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp chỉ le lói bên lề. Phải nhiều năm sau, khi tranh cãi trong việc biên soạn lịch sử, những người “trung thực” mới công bố các bức điện do tướng Giáp ra lệnh và gỡ bí trong suốt 55 ngày của chiến dịch, và kết luận rằng tướng Giáp vẫn cứ là Napoleon còn tướng Dũng không thể hơn được Murat.

Ngôi sao quan lộc của tướng Giáp bị lu mờ dần từ đại hội 5 của cộng đảng ở Việt Nam. Nhưng trong lòng trí thức Hà-nội thì nó tắt ngấm từ lâu, từ những câu nói “nổi tiếng” của ông ta :”Dù cho cả nước có mặc quần xà lỏn vẫn phải làm bom nguyên tử”. Với cương vị phụ trách công tác khoa học kỹ thuật của đảng, ông ta đã không muốn nghe những lời nói chân tình của các tiến sĩ Phan Ðình Diệu, tiến sĩ Hoàng Phương v.v... Ông ta ủng hộ các tiến sĩ Nguyễn Ðình Tứ và Nguyễn Văn Hiệu... những người muốn Việt Nam phải có “sức mạnh nguyên tử”. Nhưng, những người được ông ta ủng hộ, khi có chỗ đứng, đã nhanh chóng quay lưng lại với ông ta để tìm chỗ dựa chắc chắn hơn, đó là gia đình nhà Lê Ðức Thọ. Dư luận cũng nói đến ngôi sao của tướng Giáp đã bị những bàn tay thế lực trong gia đình Lê Ðức Thọ che phủ. Có nhiều mâu thuẫn giữa hai người, nhưng có hai sự việc nhỏ như hạt cát nhưng lại có khả năng làm mù mắt (chứ không cần to như trái núi), đó là đã có lúc trên báo Nhân Dân (có 1 lần thôi) đưa nguyên văn tin của ban tổ chức trung ương, trong đó không biết vô tình hay hữu ý mà thứ tự trong bộ chính trị lại để tên Lê Ðức Thọ trên tên Võ Nguyên Giáp. Ngay lập tức, văn phòng tướng Giáp điện thoại khiển trách báo Nhân Dân và từ hôm sau cái thứ tự tướng Giáp trên Lê Ðức Thọ lại được duy trì. Còn hạt cát nhỏ thứ hai là khi nghe tin Lê Ðức Thọ được đề nghị nhận giải Nobel về hòa bình chung với Kissinger, tướng Giáp đã ngửa mặt cười khẩy !

Những vấp ngã trên bước đường quan lại mới đã làm cho tướng Giáp bước đầu hé mắt nhìn ra ngoài bốn bức tường giáo điều; hé mắt nhìn đến đời sống của lính, những người đã dùng xương máu xây đài vinh quang cho ông, có khi còn cao hơn cái Kim-tự-tháp mà Napoleon đã nói khi đánh sang Ai-cập :”Trên đỉnh Kim-tự-Tháp này, 20 thế kỷ sau họ còn chiêm ngưỡng chúng ta”. Người thay thế ông trong chức bộ trưởng quốc phòng là tướng Văn Tiến Dũng, có bà vợ từng là giao liên của thường vụ trung ủy, từng đóng vai vợ của Lý Chính Thắng để vào Nam chuyển chỉ thị của trung ương cho xứ ủy Nam-kỳ, từng là cán bộ của ban tổ chức trung ương (dưới quyền Lê Ðức Thọ) rất có “khiếu buôn bán, mánh mung”. Bà ta đã tổ chức một mạng lưới “mánh mung” trong quân đội để buôn bán, vận chuyển các hàng “quốc cấm”. Ðược bật đèn xanh bằng hành động của phu nhân bộ trưởng quốc phòng tầng lớp trên trong quân đội bung ra kiếm chác. Một vài phê bình của tướng Giáp về thực trạng đó, tuy còn yếu ớt, nhưng đã giúp ông lấy lại được chút ít uy tín trong quân đội. Lê Ðức Anh, viên đại tá ở khu 9 vọt lên đột ngột, thay thế Văn Tiến Dũng, nhưng cái gọi là những hành động “tiêu cực” càng phát triển mạnh như cỏ gặp mưa. Quân đội bán cả xe tăng, máy bay Mig, nhôm tấm lát sân bay, đạn đại bác, súng, xăng dầu, gỗ quý, vàng, hạt xoàn, đô-la Mỹ v.v... Doanh trại là kho chứa hàng lậu, dùng cả máy bay chở hàng lậu. Khu gia binh thành những điểm chiếu video con heo. Nhiều nhóm sĩ quan đã cho vợ hoặc họ hàng thành lập các “dịch vụ cầm đồ ma” để che bề thật là nơi cho vay nặng lãi : cả vàng, tiền Việt Nam và đô-la Mỹ. Chẳng còn gì là bí mật nữa vì khách hàng không chỉ là tư nhân mà còn là cơ quan, các công ty quốc doanh.

Thành phần yếu thế trong quân đội bất mãn và tướng Giáp được chọn làm “minh chủ” để... “chống đối”! Ðó là lý do trước đại hội 7 của cộng đảng, tướng Giáp sức khỏe còn tốt, sáng điểm tâm vẫn còn ăn được một tô lớn phở tái và hai hột vịt lộn, ra sức vận động cả trong và ngoài nước, nhưng ông ta đã thất bại thảm hại : bị đá ra khỏi trung ương đảng cộng. Kẻ thù của ông ta quá nhiều, quá giàu về tiền bạc, đàn em lắm, đầy quyền lực và đầy thủ đoạn hơn ông ta.

Mới đây, có những tin đồn từ Việt Nam rằng Võ Nguyên Giáp bị quản thúc tại nhà. Rồi lại tin nước ngoài cho hay ông ta được một trường đại học ở Mỹ mời cả hai vợ chồng qua “giảng bài”. Và, đi xa hơn, có nguồn tin rằng ông đại tướng đầu tiên của lực lượng vũ trang của cộng sản Việt Nam, đã 80 tuổi này, đã mua nhà ở Pháp để... an nghỉ tuổi già.

Nếu ghép lại với cái phần cuối của ký giả Pháp Jean Larteguy viết trên tờ Paris Match số ra ngày 18-6-1992 rằng :“Tương lai của Việt nam sẽ ra sao với dân số hiện nay là 67 triệu... nước Pháp vẫn duy trì những ràng buộc sâu đậm với Việt Nam, có thể sẽ đóng vai trò vị hoàng tử của người đẹp ngủ trong rừng...” Phải chăng viên đại tướng ngã ngựa, không phải vì địch mà vì đồng chí của mình, đã 80 tuổi này lại muốn làm “người dẫn đường” cho hoàng tử Pháp đi tìm người đẹp ngủ trong rừng... nguyên thủy Cúc Phương ở Ninh Bình, thuộc miền Bắc Việt nam ?

Ngày 7-7-1992

Võ Nguyên Giáp: Tên đồ tể khát máu của quê hương
Tác Giả : Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền

Lời Giới Thiệu: Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền là Giáo sư về khoa Giải phẫu Tiểu Nhi (Pediatric Surgery) tại đại học noi tieng McGill, Montreal, Canada. Tuy là môt chuyên gia bận rộn, nhưng ông là một trong số những ít bác sĩ quan tâm và viết đến những vấn đề đất nước. BS Duyên Lãng Hà Thượng Nhât, Nguyễn Tiến Cảnh học cùng lớp...

Nhà văn quân đội nổi tiếng Phan Nhật Nam đã gọi Võ Nguyên Giáp là một thiên tài của quê hương. Tôi chia sẻ ý kiến của ông, nhưng chỉ chia sẻ một nửa thôi.

Vâng, Võ Nguyên Giáp thực quả là một tên khốn kiếp, đã đẩy hàng triệu thanh niên đất Việt vào chỗ chết từ năm 1946 tới năm 1975, để thực hiện cho được việc áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản sắt máu trên toàn quê hương. Nhưng Y có là một thiên tài hay không, dù là một thiên tài khốn nạn của quê hương, thì cần phải xét lại. Sau mấy chục năm, các tài liệu về chiến tranh tại Việt Nam, các dữ kiện lịch sử đã được giải mật. "Huyền thoại Võ Nguyên Giáp" đã hết còn là một huyền thoại.

Võ Nguyên Giáp sanh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cha Y là Võ Quang Nghiêm, một hương sư dạy chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ và hành nghề Đông Y như phần lớn các nhà nho lỡ vận. Khi cuộc chiến Việt-Pháp bùng nổ, Ông Nghiêm bị Pháp bắt đưa về giam ở Huế rồi chết trong tù. Mẹ Giáp là Bà Nguyễn Thị Kiên.

Võ Nguyên Giáp là con thứ 6 trong số 8 người con của Ông Bà Võ Quang Nghiêm. Năm 14 tuổi (1925), Giáp vào Huế học trường Quốc Học. Hai năm sau, bị đuổi học, Giáp về quê tham gia Tân Việt Cách mệnh Đảng – một đảng có mầu sắc Cộng Sản được thành lập năm 1924 ở miền Trung.

Đầu tháng 10 năm 1930, Giáp bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phú ( Huế ).. Năm 1931, Giáp được thả ra khỏi nhà tù, ra Hà Nội học tại trường Albert Sarraut cho tới khi đỗ Tú tài.

Năm 1937, Giáp tốt nghiệp trường Luật tại Hà Nội.

Năm 1934, Giáp kết hôn cùng Nguyễn Thị Quang Thái, một đồng chí của ông. Bà Thái có với Giáp một người con gái, Võ Thị Hồng Anh. Năm 1943, Bà Thái bị Pháp bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội. Bà chết trong tù.

Tháng 5 năm 1939, Giáp bắt đầu dạy môn Sử tại trường tư thục Thăng Long tại Hà Nội. Theo lời thuật của một số người, Giáp là một giáo sư Sử giỏi và hùng biện.

Từ năm 1936 đến năm 1939, Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân Chủ Đông Dương. Võ Nguyên Giáp vào Đông Dương Cộng Sản đảng vào năm 1940, bắt đầu các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Giáp tham gia gây dựng cơ sở và huấn luyện quân sự ở Cao Bằng dù Giáp chưa từng được huấn luyện về quân sự.. Trong đảng Cộng Sản Đông Dương, có lẽ chỉ có Phùng Chí Kiên được theo học một thời gian tại trường Võ bị Hoàng Phố ở Trung Hoa.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo sự phân bố của Hồ Chí Minh, Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với 34 người. Theo tài liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đó là khởi thủy của đạo quân Cộng Sản Việt Minh sau này.

Tháng 8 năm 1945, Giáp được bầu vào Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Tháng 1 năm 1948, Giáp được Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại Tướng. Cùng được phong Tướng có một số tên như Văn Tiến Dũng, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Chí Thanh, Đinh Đức Thiện, Lê Trọng Tấn, Trần Đăng Ninh…
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ kéo dài cho tới năm 1954 và chấm dứt ở trận Điện Biên Phủ.

Trên :Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Quang Thuận, Hoàng Đăng Minh, Nhận, Bạch Ngọc Giáp, Sáng ---
Dưới: Lê Liêm, Giáp, Hồ, Trường Chinh, Đặng Việt

Từ năm 1945 cho đến năm 1991( năm Giáp nghỉ hưu, hết còn là ủy Viên Trung Ương Đảng) Giáp đã giữ những chức vụ như sau:
- Ủy Viên Bộ Chánh trị
- Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng
- Tổng Tư lệnh Quân Đội
- Phó Thủ Tướng
- Chủ Nhiệm Ủy Ban Khoa học nhà nước.
- Năm 1983, Chủ tịch Ủy Ban sanh đẻ có kế hoạch.
Chức vụ Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội là những chức vụ Giáp ở lâu nhất, từ năm 1945 đến năm 1980.

Chức vụ coi về sanh đẻ năm 1983 là môt hình thức hạ nhục Giáp do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ trương. Để nói về việc hạ nhục này, trong dân gian có truyền tụng hai câu thơ diễu cợt đượm đầy mỉa mai:

Ngày xưa Đại tướng cầm quân
Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em

Sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, sự hiện diện của người Pháp cáo chung, Võ Nguyên Giáp nổi tiếng như cồn. Sau cái gọi là Đại thắng mùa xuân năm 1975 – một may mắn bất ngờ cho đảng Cộng Sản Việt Nam ( một bất hạnh cho dân tộc Việt ) chiếm được miền Nam – trước mắt người ngoại quốc mù tịt về cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Võ Nguyên Giáp trở thành một huyền thoại.

Một số sách viết về Giáp như:
- General Giáp: Politician and Strategist của Robert j. O'Neil (Australia)
- Giáp: the Victor in Vietnam của Thiếu tướng hồi hưu Peter McDonald In năm 1993 ( British )
- Các bài viết rải rác của Douglas Pike thuộc University of California, Berkeley (USA)

Xin mở một dấu ngoặc ở đây về các sách viết về các lãnh tụ Công Sản Việt Nam cũng như các lãnh tụ của các nước Cộng Sản khác trên thế giới. Tác giả phải được sự chấp nhận của Bộ Chính trị và chỉ được viết những gì mà cơ quan quyền lực tối cao của Cộng Sản đưa ra mà thôi.

Giáp được các tác giả ca tụng như một thiên tài quân sự, một chiến lược gia tài tình của thế giới ( genius strategist, geniusgeneral of the world ). Từ mấy năm gần đây, các tài liệu mật về 2 cuộc chiến tại Việt Nam (1946-1954 và 1954-1975 ) được giải mật khiến ta thấy rằng "thiên tài Võ Nguyên Giáp" đã được các đồng chí nặn ra như các đồng chí đã nặn ra anh hùng Lê Văn Tám, chú Kim Đồng…..trong suốt chiều dài của cuộc chiến xâm nhập của chủ nghĩa Cộng Sản man rợ lên quê hương mà đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một lũ thừa sai.

Bản chất của những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ Hồ Chí Minh trở xuống, là gian hùng, dối trá, thâm độc và tàn bạo. Giáp có đầy đủ các "đức tính" đó.

Năm 1946, Hồ Chí Minh ký hòa ước với Pháp để quân Pháp trở lại Việt Nam. Các lãnh tụ Công Sản, trong đó có Giáp, đã thẳng tay tiêu diệt các người quốc gia (Losers are Pirates by James Banerian1984, p.69)

Năm 1946, khi cuộc chiến tranh Việt – Pháp sắp xẩy ra, Giáp là Bộ Trưởng Quốc phòng trong Chánh phủ liên hiệp. Tại Hà Nội, trong khi quân Pháp và Tự Vệ Thành đang gầm ghè nhau, Giáp và đồng bọn hứa hẹn là quân chánh qui của họ tức các đơn vị Vệ Quốc Đoàn tinh nhuệ đã kéo về đóng chung quanh Hà Nội, sẵn sàng làm cỏ quân Pháp.

Ngày 19 tháng 12, chiến tranh bùng nổ tại Hà Nội. Nhóm lãnh đạo Cộng Sản đã rút về Hà Đông từ mấy ngày trước. Vệ Quốc Đoàn đâu chẳng thấy, chỉ thấy các Tự Vệ Thành đánh vùi với quân Pháp trong các đường phố Hà Nội. Họ đã cầm cự với quân Pháp trong gần 2 tháng, thời gian đủ để dân chúng rời thành phố lánh nạn, đủ để đám Cộng Sản rút vào các an toàn khu Việt Bắc. Giáp và đồng bọn muốn mượn tay quân Pháp để thủ tiêu các thanh niên Hà Nội. Quả thực, Tự Vệ Thành là những thanh niên tiểu tư sản, phần lớn xuất thân từ các gia đình khá giả. Đám tiểu tư sản này là những thành phần không có chỗ đứng trong chế độ Cộng Sản. Càng lợi cho việc thiết lập chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam nếu họ bị Pháp tiêu diệt, bớt đi càng nhiều càng tốt cho chủ nghĩa Mac Xít Léninist dễ phát triển ở Việt Nam.

Giáp đã viết sách về chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân (được dịch ra tiếng Pháp; Guerre du peuple, l'Armée du peuple ), tự cho rằng mình và đảng Cộng Sản Việt Nam là nguồn gốc của quan niệm chiến lược, chiến thuật này.

Sự thực, quan niệm về chiến tranh nhân dân đã được Tướng Trần Canh, một trong ngũ hổ tướng của Mao Trạch Đông, du nhập vào Việt Nam kể từ trận chiến biên giới Cao Bằng Lạng Sơn năm 1950.

Giáp thực sự không phải là cha đẻ của quân đội Cộng Sản Việt Nam, tuy rằng cuối năm 1944, theo lệnh Hồ Chí Minh, Giáp thành lập đoàn Võ Trang tuyên truyền gồm 34 thành viên với trang bị rất thô sơ. Quân đội Trung Cộng mới thực sự là cha đẻ của quân đội nhân dân của Cộng Sản Việt Nam.

Tháng 3 năm 1946, 1 Trung Đoàn quân Cộng Sản Trung Hoa tràn qua biên giới, vào Việt Nam để tránh bị các Lộ Quân 46, 64 của Tưởng Giới Thạch tiêu diệt. Chính Trung đoàn quân Cộng Sản Trung Hoa này đã giúp Cộng Sản Việt Nam huấn luyện Quân đội. Tình báo của Mỹ đã đánh hơi thấy việc Trung Cộng huấn luyện quân đội Cộng sản Việt Nam từ những năm này.

Từ năm 1950, Trung Cộng không ngừng cung cấp người, võ khí và tiếp liệu cho Công Sản Việt Nam. Chính Võ Nguyên Giáp, trong cuốn Đường tới Điện Biên Phủ đã viết: Trong một buổi làm việc ở Moscou với Staline, Mao Trạch Đông, Mao đã hứa trang bị cho Việt Nam 10 sư đoàn. Mao nói: Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn (sư đoàn) để đánh Pháp. Trước mặt hãy trang bị 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc Việt Nam. Có thể đưa ngay một số đơn vị sang Trung Hoa nhận vũ khí. Tỉnh Quảng Tây sẽ
lả hậu phương trực tiếp của Việt Nam. Sau đó các đơn vị của quân đội nhân dân lần lượt được đưa sang Tầu để thụ huấn và nhận vũ khí.

Theo Giáp: những đơn vị sang Trung Quốc, ngoài việc trang bị lại vũ khí còn được huấn luyện thêm về chiến thuật công kiên, đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá. Trước đây, vì chưa có thuốc nổ, ta chưa hề xử dũng kỹ thuật này.

Cũng theo Giáp, chính Hồ Chí Minh đã yêu cầu Tầu Cộng gửi qua Việt Nam một đoàn cố vấn. Theo lời yêu cầu đó, một đoàn cố vấn Trung Cộng khoảng 80 người đã sang Việt Nam, giúp quân Cộng Sản Việt Nam: Lã Quí Ba, Ủy Viên Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, Trưởng đoàn Cố vấn; Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn Cố vấn về Quân sự: Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưu; Mã Tây Phu, Cố vấn về công tác hậu cần. Chính các Cố vấn Trung Cộng đã giúp Công Sản Việt Nam tổ chức 3 (ba) cơ chế chánh trong quân đội: Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục chánh trị và Tổng cục hậu cần. Tóm lại ngay trong công việc tổ chức quân đội của Cộng Sản Việt Namm, Giáp chỉ là người thừa hành.

Giáp là một tên hèn.

Năm 1983, Giáp bị đám Lê Đức Thọ, Lê Duẩn hạ nhục bằng cách cho đi làm Chủ tịch Ủy Ban sanh đẻ có kế hoạch. Giáp đã ngậm bồ hòn làm ngọt, ngoan ngoãn vâng lời. Trong vụ Nhân văn Giai phẩm xẩy ra tại miền Bắc năm 1955, nhiều người đã ở trong Quân Đội Nhân dân của Giáp như Trần Dần, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán…bị đem ra đấu tố, tù đầy. Giáp vẫn giữ im lặng. Trong vụ án chống đảng do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ mưu, các tướng Cộng sản đàn em của Giáp như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Nguyễn Văn Vịnh, các Đại tá thuộc cấp của Giáp như Lê Minh Nghĩa, Lê Vinh Quốc, Văn Dzoãn… bị hãm hại; Giáp vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.. Khi các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái (cũng là thông gia của Giáp) bị đột tử sau khi miền Nam đã bị cộng sản hóa. Giáp vẫn ngậm miệng, im lặng là vàng. Giáp đã để lộ rõ cái hèn, thủ khẩu như bình.

Giáp kệ mặc đàn em bị thảm sát, tù đày. Theo Bùi Tín, cựu Phó Tổng Biên tập của báo Cộng Sản Quân Đội Nhân dân, sở dĩ Giáp không bị đám Lê Đức Thọ, Lê Duẩn thủ tiêu vì Giáp biết thủ nghĩa là Giáp biết cách tránh né để bảo toàn mạng sống.

Khi được một ký giả ngoại quốc hỏi Giáp có hối tiếc gì về số 3-4 triệu người Việt Nam chết vì các cuộc chiến tranh, gọi là chiến tranh ý thức hệ, Giáp đã trả lời là y không hối tiêc gì cả (Non, pas du tout).

Mạng sống của thanh niên Việt Nam bị họ Võ coi như cỏ rác. Giáp sẵn sàng thí quân trong các trận chiến. Trong trận chiến tranh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn năm 1950, để tiêu diệt cứ điểm Đồng Khê do 262 lính Pháp trấn đóng, Giáp đã dùng tới 10.000 quân (đông hơn quân trú phòng 40 lần). Sau trận đánh, hơn 500 quân Việt tử trận, không kể số bị thương hàng ngàn. Trong trận đồng bằng Phủ Lý, Ninh Bình, Vĩnh Yên vào tháng giêng năm 1951, chiến thuật biển người của Giáp đã bị Tướng Pháp De Lattre de Tassigny dùng bom Napalm tiêu diệt. Quân Cộng sản, dưới sự chỉ huy của Giáp, đã bị nhiều tử vong, thất bại trong ý đồ đưa chiến tranh về đồng bằng. Số tử vong của quânđội cộng sản, khi tháo lui, là trên 6000 người. Số bị thương chắc chắn là gấp đôi, gấp ba con số 6000.

Trong chiến tranh Việt – Pháp 1946-1954, người thực sự chỉ huy các trận đánh lớn không phải là Giáp mà là các tướng Trung Hoa Cộng Sản như Trần Canh trong những năm 50, sau đó là đoàn cố vấn Trung Quốc đứng đầu là Vy Quốc Thanh, Lã Quí Ba. Hào quang chiến thắng của Giáp chỉ là một giả tạo, một hào quang do Trung Cộng ban cho.

Chiến dịch biên giới năm 1950.

Chiến dịch này nhằm mục đích đuổi quân Pháp ra khỏi biên giới của 2 nước Việt Nam-Trung Hoa để cho việc tiếp vận từ Trung Hoa Cộng Sản cho quân đội của Cộng Sản Việt Nam được dễ dàng. Tướng Trần Canh của Trung quốc sang Việt Nam ngày 22-7-1950. Trần Canh đã áp dụng học thuyết chiến tranh nhân dân của Mao vào chiến tranh Việt Nam.

Kế hoạch tiến công của Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch biên giới được thay thế bằng kế hoạch tác chiến của Trần Canh. Thay vì tấn công Cao Bằng như kế hoạch của Giáp, Trần Canh đề nghị kế hoạch tấn công Đông Khê, một đồn của Pháp nằm giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, để lùa quân Pháp ra khỏi hai tỉnh trên và sau đó phục kích tiêu diệt (công đồn đả viện). Hồ Chí Minh chấp thuận kế hoạch này. Kết quả trận đánh là quân Pháp thảm bại phải bỏ hết các tỉnh biên giới. Chiến thuật công đồn đả viện của Cộng Sản Việt Nam là do các cố vấn Trung Quốc, nhứt là Trần Canh, truyền thụ cho.

Từ năm 1951, nhóm cố vấn chánh trị do Lã Quí Ba cầm đầu đã giúp Hồ tạo lập luật lệ và chánh sách liên quan đến tài chánh, thuế khóa, quản lý báo chí và đài phátthanh cũng như các chánh sách đối với các dân tộc thiểu số…..

Chiến dịch Tây Bắc 1952

Sau các tổn thất ở đồng bằng sông Hồng Hà năm 1951, Việt Minh, theo sự cố vấn của các cố vấn Trung Quốc, mở chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Lã Quí Ba trách nhiệm hoạch định chiến dịch thay Vi Quốc Thanh về Tầu chữa bệnh. Hồ Chí Minh chấp thuận hoàn toàn đề nghị của Lã Quí Ba. Theo Qiang Zhai (China and the Vietnam wars 1950-1975) cuối tháng 9 năm 1952, Hồ bí mật sang BắcKinh để thảo luận về chiến dịch Tây Bắc cũng như chiến lược thắng quân Pháp.

Ngày 14-10 Việt Minh tập trung 8 tiểu đoàn tấn công Nghĩa Lộ và các đồn bót lân cận.

Ngày 16-10 Vy Quốc Thanh trở lại Việt Nam để cùng Lã Quí Ba chỉ đạo chiến dịch. Sau khi mất Nghĩa Lộ, quân Pháp chạy khỏi Sơn La ngày 21-11. Việt Minh hoàn toàn chiếm lĩnh một khu vực lớn ở Tây Bắc, cho phép họ có thể tiến hành các hoạt động ở Lào.

Đối phó với kế hoạch Navarre – Trận Điện Biên Phủ

Tháng 5-1953, tướng Henri Navarre đảm trách chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương với kế hoạch:

1- Kiểm soát vùng đồng bằng sông Hồng
2- Bình định các khu do Cộng Sản kiểm soát ở miền Trung và miền Nam
3- Mở tổng phản kích tiêu diệt các cứ địa của Việt Minh tại miền Bắc

Navarre cho thành lập các binh đoàn lưu động.

Việt Minh Cộng Sản, lúc đầu muốn tập trung quân tại vùng Tây Bắc và Lai Châu, nhưng sau Giáp từ bỏ ý định đó, muốn kéo quân tấn công quân Pháp ở đồng bằng sông Hồng Hà. Như vậy Giáp hạ thấp tầm quan trọng của chiến dịch ở Lào. Bắc Kinh không đồng ý với kế hoạch của Giáp. Bắc Kinh nhấn mạnh Việt Minh cần giữ nguyên kế hoạch tập trung vào Tây Bắc và Lào. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nếu thực thi chiến thuật này, Việt Minh Cộng Sản có thể chuẩn bị lực lượng cho công cuộc đánh chiếm đồng bằng sông Hồng và cuối cùng sẽ đánh bại Pháp ở Đông Dương.

Tháng 9, Bộ Chính trị của Cộng Sản Việt Nam, phủ quyết kế hoạch của Giáp để theo kế hoạch của các cố vấn Tầu.

Ngày 27 tháng 10 năm 1953, Vy Quốc Thanh trao cho ông Hồ một bản sao kế hoạch của Navarre mà tình báo Trung Cộng đã thu đoạt được. Sau khi xem xét, các lãnh đạo của Cộng sản Việt Nam nói đề nghị của Trung Quốc là đúng. Cộng Sản Việt Nam, nếu theo đúng kế hoạch của Trung Quốc, có thể phá vỡ kế hoạch của Navarre.

Khi Navarre đưa quân đến Điện Biên Phủ, Giáp và Bộ Tham mưu chưa nhận ra tầm quan trọng của vị trí này. Chính Vy Quốc Thanh là người đã thúc Giáp mở chiến dịch bao vây và tiêu diệt quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Trung Quốc nhấn mạnh chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ quan trọng về quân sự mà còn có ảnh hưởng quốc tế.

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị của Cộng Sản Việt Nam thông qua kế hoạch tác chiến ở Điện Biên Phủ. Giáp chỉ là người thi hành kế hoạch do cố vấn Trung Quốc Vy Quốc Thanh đề ra. Người hùng Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp đã được cố vấn Tầu nặn ra.

Chính các cố vấn Trung Cộng đã giúp Việt Minh trong các chiến dịch biên giới, Tây Bắc và Điện Biên Phủ. Trung Cộng đã chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ 8286 tấn tiếp liệu gồm võ khí, lương thực v.v… Cố vấn TC có mặt ở mọi đơn vị. Thí dụ họ đã giúp Việt Minh bố trí pháo binh trong các hào sâu trên sườn núi để tránh bị phi cơ Pháp phát hiện và phá hủy. Pháo binh của Việt Minh, được các cố vấn Trung Cộng điều khiển, là một bất ngờ cho quân đội Pháp. Nhưng sự tham dự tích cực của Trung Cộng vào sự thành công của chiến dịch không hề được Giáp nhắc tới trong các bài viết, trong các sách của y như cuốn Điện Biên Phủ: điểm hẹn lịch sử. (The Chinese support for the North Vietnam during the Vietnam War; The Decisive Edge by Bob Seals).

Sự giúp đỡ của Trung Cộng không ngừng ở chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân. Sự giúp đỡ vẫn được tiếp tục trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam 1954-1975.

Sám hối ?

Thay lời kết:

Người hùng Võ Nguyên Giáp, tướng huyền thoại của Cộng Sản Việt Nam chỉ là một nhân vật đại bịp trong số hàng trăm hàng ngàn tên bịp bợm (trong đó có cả tên Hồ), trong quá trình hiện hữu của đảng Cộng Sản Việt Nam. Y không phải là một thiên tài quân sự như đảng Cộng Sản Việt Nam thổi phồng.

Chính các cố vấn Trung Cộng do Vy Quốc Thanh, Lã Quí Ba cầm đầu đã đánh thắng quân Pháp trong cuộc chiến 1946-1954 chứ không phải là Giáp. Hào quang của Giáp là do Trung Cộng nặn ra, treo vào cổ Giáp. Sự thực các trận đánh lớn, có tính cách quyết định đều do các cố vấn Tầu Cộng thiết kê và điều khiển.

Giáp đã sống trong cái vỏ thiên tài đó trong hơn nửa thế kỷ. Đến nay thì sự thực đã được phơi bầy:

Trong suốt hai cuộc chiến 1946-1954, 1954-1975, Giáp và đảng Cộng Sản Việt Nam đã dựa vào Trung Cộng gần như toàn diện. Nay họ đã và đang trả món nợ đó, trả bằng cả số phận của dân Việt, bằng cả đất nước do tổ tiên để lại: quê hương đang mất dần vào tay người Trung hoa Cộng sản.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------