Sách mới của nhà văn Đặng Văn Nhâm từ Đan Mạch
Bài: ETCETERA °Ảnh: ĐOÀN TRỌNG
LTS: Vụ nghi án văn học “Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập thơ Vô Đề” được bà Đào Nương khui lại vào tháng 7, 2008 đã là một vụ nổ lớn, ồn ào suốt mấy tháng cho tới tận cuối năm. Kết quả tuy chưa được ngã ngũ, nhưng uy tín của ông Nguyễn Chí Thiện xem ra cũng bị ảnh hưởng nặng. Trong vụ này, đã có nhiều tiếng nói khác nhau lên tiếng, bình luận và biện giải. Khắp các diễn đàn đều có kẻ bênh người chống. Nhà văn Đặng Văn Nhâm từ Đan Mạch cũng góp tiếng nói rất sôi nổi. Cho tới nay, sự việc tạm lắng dịu, và tuần qua, nhà văn Đặng Văn Nhâm đã đến Little Saigon để cho ra đời cuốn sách mới mang tên “Nguyễn Chí Thiện… Kẻ cắp thơ?”. Việt Weekly đã gặp ông ở quán Zen, và được ông tặng một cuốn để đọc, tham khảo và giới thiệu qua một bài phỏng vấn tại chỗ. Một điểm thú vị hôm sau, cũng tại quán Zen, ông Nguyễn Chí Thiện có việc lò dò đi ngang, đang khi có nhà văn Đặng Văn Nhâm ngồi nhâm nhi uống café, phóng viên Đoàn Trọng đã giới thiệu hai người với nhau, cả hai đều ngỡ ngàng không biết nhau. Những bức ảnh trong trang báo này được phóng viên Đoàn Trọng chụp được cuộc hội kiến bất ngờ này. Sau đây là nội dung của cuốn sách về Nguyễn Chí Thiện, được nhà văn Đặng Văn Nhâm giới thiệu sơ lược. Bạn đọc muốn có cuốn sách, xin liên hệ các nhà sách trong vùng.
VW: Chào nhà văn Đặng Văn Nhâm, xin ông cho biết vài nét về cuốn sách mới về ông Nguyễn Chí Thiện của ông?
Đặng Văn Nhâm (ĐVN): Mục đích duy nhất của tôi qua Mỹ lần này, là để phát hành cuốn sách mới của tôi nhan đề: “Nguyễn Chí Thiện…Kẻ cắp thơ?” Sở dĩ tôi để dấu chấm hỏi (?), nếu không có dấu chấm hỏi, như vậy viết có tính cách xác định rõ rệt. Không phải vì tư liệu của tôi không đủ để tôi chắc chắn viết xác định. Mà vì tôi tôn trọng độc giả, tôn trọng dư luận hay nói rộng hơn nữa là những người ủng hộ hay bênh vực ông Nguyễn Chí Thiện, họ cho rằng ông ta là thật chứ không phải giả. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi cũng như một số người khác, sau khi cân nhắc và suy nghĩ kỹ, chúng tôi đi tới kết luận rằng, vấn đề ông Nguyễn Chí Thiện là thật hay giả, thuộc về lý lịch, không liên quan gì đến chúng tôi. Ông Thiện giả hay thật chỉ liên quan đến cảnh sát, hình sự. Tôi chỉ nhìn vấn đề Nguyễn Chí Thiện với con mắt của một người làm văn hóa, so chiếu ông Nguyễn Chí Thiện và tác phẩm Vô Đề mà thôi. Theo tôi, tác phẩm Vô Đề đã hình thành, là con đẻ của tác giả có tên gọi là Vô Danh. Trong lịch sử văn chương thế giới, cũng từng có nhiều tác phẩm Vô Đề.
VW: Khi tác phẩm Vô Đề được gởi ra từ trong nước, đã có những nghi vấn về tác giả của nó. Cho tới khi ông Nguyễn Chí Thiện được nhận diện và xác nhận tác phẩm là của mình, chuyện đó đã có từ nhiều năm qua. Những nghi vấn này từng được đặt thời kỳ đầu khi ông Nguyễn Chí Thiện mới qua, nhưng cao điểm là năm ngoái, 2008, khi bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo và hệ thống báo Saigon Nhỏ khui lại, mới nổ lớn. Cá nhân ông đã có những đánh giá nào từ trước hay chỉ là sau khi bà Đào Nương đặt vấn đề?
ĐVN: Tôi đã biết và nghe vụ nghi vấn này từ lâu rồi. Khoảng năm 1983-84. Vì tôi là bạn thân của ông Hồ Anh (Báo Văn Nghệ Tiền Phong), ông ấy có mời tôi qua Virginia để chăm sóc cho tờ báo trong lúc ông ấy bị bịnh hoạn. Trong cuốn sách tôi có đề cập đến chuyện gặp ông Hồ Anh, việc chúng tôi ở với nhau cả tháng trời, có thảo luận về nghi án Nguyễn Chí Thiện. Ông Hồ Anh có kể rõ sự tình của tập thơ Vô Đề và ông Nguyễn Chí Thiện với tôi. Lúc đó, ai cũng chỉ biết tác phẩm Vô Đề và tác giả là Vô Danh. Theo quan niệm của tôi và nguyên tắc của giới văn học, khi một tác giả đẻ ra một tác phẩm, người viết đó muốn đặt tên gì thì đặt, hay ký tên mình vào. Bằng không, cứ gọi nó là vô đề, và mình là vô danh. Vô danh không có nghĩa là vô chủ. Không có nghĩa là ai muốn nhận tác phẩm ấy cho mình thế nào cũng được. Một tờ giấy bạc rơi ngoài đường, không phải của mình, khi nhặt, về nguyên tắc phải trả lại cho chủ bị đánh rơi. Nếu không trả, có thể bị luật pháp phạt và trừng trị theo tội hình sự. Vì vậy, tập thơ Vô Đề, đã có một tác giả, mà tác giả này vì lý do gì đó như chính trị, an ninh cá nhân, đã không thể để tên mình được, đó cũng là một người.
Sau này, khi nghe ông Nguyễn Chí Thiện nhận tập thơ là của mình, lúc đó, như một số người khác, tôi đã tin là tác giả của tập thơ đã nhận ra tác phẩm thất lạc của mình. Khi đó, tôi đã vẽ hai bức tranh chân dung Nguyễn Chí Thiện bằng sơn dầu và bút lông để làm minh họa, như vậy, tôi muốn nói là mình có lòng ngưỡng mộ ông Nguyễn Chí Thiện. Tài liệu chân dung ông Thiện tôi dựa trên hình ảnh được phổ biến ở hải ngoại. Cho tới khi ông Thiện ra hải ngoại, ngày 1 tháng 11, 1995, ngay những cuộc nói chuyện và tuyên bố đầu tiên, tôi đã biết mình lầm. Đây là một lầm lẫn nghiêm trọng mà cả đời tôi chưa bao giờ bị như vậy. Tôi giận mình, và đã xé nát bức tranh sơn dầu vẽ ông Thiện. Tôi viết về ông Thiện không phải vì lòng thù oán, tôi không ganh tị gì về thơ ca với ông, cũng như không đụng chạm quyền lợi nào với ông Thiện, vì vậy, việc nghiên cứu và xác định ông Thiện không phải là tác giả tác phẩm Vô Đề của tôi là hoàn toàn vô tư.
VW: Ông lý giải thế nào về vấn đề suốt nhiều năm qua, tại sao không có một ai khác đứng ra nhận tác phẩm của mình, kể cả thân nhân của họ, ngoài ông Nguyễn Chí Thiện hiện nay?
ĐVN: Khi một người nhận tác phẩm nào đó là của mình, người đó phải chứng minh được cụ thể, hùng hồn về khả năng, dữ liệu về tác phẩm của mình mà không ai phản bác được. Đẻ một đứa con, người mẹ phải biết con mình ra sao. Giữa tác giả và tác phẩm phải có một sự luyến cảm sâu xa. Khi nghiên cứu về cuộc đời ông Nguyễn Chí Thiện, cũng như những bài thơ trong tác phẩm Vô Đề, dựa theo năm tháng cụ thể, tôi thấy ông Thiện không phải là tác giả. Sai từ cơ bản lý lịch, ngày tháng cho tới nội dung ý tưởng.
VW: Theo ông, trong cuốn sách của ông về Nguyễn Chí Thiện, ngoài những tư liệu, tài liệu, tập hợp những bài viết tranh luận đã được nghe, được biết, ông còn có thêm những phát hiện mới nào đáng chú ý?
ĐVN: Đúng, phải có những khám phá mới. Một cái nhìn mới. Phải có một lý luận vững chắc để chứng minh ông Thiện không phải là tác giả tập thơ Vô Đề. Sau khi tổng hợp và nghiên cứu tất cả các bài viết của nhiều tác giả khắp nơi trên thế giới về vấn đề ông Nguyễn Chí Thiện, tôi đã gom lại, và liên lạc về Việt Nam, với các thân hữu của tôi ở Hà Nội, vì tôi sinh trưởng ở Hà Nội, tôi đã nhờ các bạn tôi còn sinh sống ở đây nghiên cứu, vẽ lại cho tôi sơ đồ, bản đồ của khu có tòa đại sứ Anh, mà nơi đây, nằm trong khu hành chánh gần vườn hoa Con Cóc, là dinh toàn quyền cũ của Tây, bây giờ là Bắc Bộ Phủ và các cơ quan hành chánh trung ương của chính quyền cộng sản hiện nay. Theo nghiên cứu sơ đồ, bản đồ này, như lời mô tả của ông Nguyễn Chí Thiện đã cho tôi thấy rằng, ông ta không thể nào lọt vào được bên trong tòa đại sứ Anh một cách khơi khơi được. Khi vào cổng phải có lính canh, có phòng lễ tân. Nhân viên tòa đại sứ Anh làm việc trên lầu, chỉ có nhân viên thường ở dưới lầu. Ông Nguyễn Chí Thiện cà lơ thất thểu làm sao vào được bên trong một cách dễ dàng như ông ta nói. Tòa đại sứ nào cũng là tư dinh của ông đại sứ, luôn luôn được canh gác cẩn mật, không phải ai ra vào cũng được.
VW: Như vậy, những gì ông Thiện mô tả chi tiết vụ đột nhập vào tòa đại xứ Anh rất sống động, theo ông chỉ là chuyện tưởng tượng?
ĐVN: Đúng. Ông Thiện mô tả rất hấp dẫn, tôi có cảm tưởng coi một đoạn phim hành động trên cinéma! Ông Thiện chỉ phịa ra mình là anh hùng Zoro xách kiếm vào cơ quan công quyền của Mễ Tây Cơ để quậy tưng bừng. Nhưng theo nghiên cứu và nhận định của tôi, đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng.
VW: Ngoài ra, còn phát hiện nào mới nữa, thưa ông?
ĐVN: Thêm vào đó, tôi có một phát hiện mới là, chuyện ông Thiện cho rằng quẳng tập thơ vào tòa đại sứ Anh, khi đi ra ngoài bị bắt, là vô lý. Tập thơ đó giao cho ai? Người có thẩm quyền quyết định số phận tập thơ đó, chỉ là ông đại sứ. Khi nhận được tập tài liệu đó, ông đại sứ phải chuyển về bộ Ngoại Giao Anh. Nhưng không phải cái gì cũng được chuyển về bộ ngoại giao. Oång phải đọc trước, nhận định giá trị ra sao, có ảnh hưởng bang giao giữa hai nước Việt Nam và Anh Quốc hay không. Ngoài trách nhiệm bang giao, sẽ không chuyển về làm gì. Bà xã tôi là người từng làm cho bộ ngoại giao, từng đi làm việc cho nhiều sứ quán, nên bà cho biết rằng bộ ngoại giao luôn luôn tuyển nhân viên địa phương, thông thạo ngôn ngữ địa phương để đọc, dịch tài liệu liên quan đến vấn đề ngoại giao chung. Vì vậy, nếu nội dung tác phẩm Vô Đề được dịch sang tiếng Anh, để ông đại sứ thẩm định giá trị của tài liệu. Và tôi đoán chắc rằng không có bộ ngoại giao nào có một cơ cấu nào để dịch tài liệu thơ của ông Nguyễn Chí Thiện ra tiếng Anh cho ông đại sứ đọc hết. Tôi đánh giá đây là một câu chuyện bịa đặt, nên tôi đã viết thư gởi cho ông Tổng trưởng Ngoại Giao Anh, nhưng thơ không được hồi âm. Sau đó, tôi có trực tiếp gọi sang Bộ Ngoại Giao Anh, và được bên đó cho biết là họ không hề có nhận bất cứ một tác phẩm thơ nào kể từ mấy chục năm nay. Họ không hề được báo cáo về chuyện này. Bộ Ngoại Giao không hề có một hồ sơ lưu chiếu về vụ tập thơ Vô Đề.
VW: Như vậy, câu chuyện tập thơ viết tay, gởi qua tay người này người kia để chứng minh là tập thơ Vô Đề của Vô Danh và sau này của ông Nguyễn Chí Thiện đều là do ai đó dàn dựng?
ĐVN: Câu hỏi này rất chính xác. Tôi nhận xét vấn đề này không lòng vòng như ông Nguyễn Chí Thiện đã nói. Lối làm việc của người Tây Phương rất dứt khoát. Thơ gởi tới cho họ, chỉ trong vòng 1 tuần hay 10 này, là họ có phúc đáp, nếu họ thấy cần thiết và quan trọng. Còn không thì thôi. Dù có hay không, dù tích cực hay tiêu cực, họ đều trả lời. Sau này ông Nguyễn Chí Thiện kể là tập thơ được trao trả cho ông giáo sư này, nhà văn nọ, ông nhà báo kia v.v. tôi cho là đánh lạc hướng tạo hỏa mù. Trong vụ này, tôi thấy trực tiếp nhất là có Đỗ Văn (BBC), chứ không thể qua đại sứ Anh, hay qua Bộ Ngoại Giao Anh. Mới đây, khi vụ nghi án Vô Đề được đặt ra, ông Nguyễn Chí Thiện nói phải đợi cho đến 9 năm 2009, đúng 30 năm sau, hồ sơ về tập thơ mới được tòa đại sứ Anh giải mật, tôi cho rằng đây là một tuyên bố quan trọng hóa một cách lố bịch vì tập thơ có nghĩa lý gì tới an ninh quốc phòng mà phải giữ lại 30 năm! Một tác phẩm thơ viết tay, có gì đâu gọi là bí mật? Chẳng có mã số gì hết.
VW: Nói tóm lại, theo nghiên cứu và nhận định chung cuộc của ông về nhân vật Nguyễn Chí Thiện, theo ông là ai? Và tác phẩm Vô Đề có phải của ông Thiện hay không?
ĐVN: Qua tác phẩm này, tôi muốn độc giả đón nhận với tinh thần độc lập. Đừng vì cảm tính mà có thành kiến phe này hay phe khác. Cho nên, trong cuốn sách, tôi ghi lại tất cả quan điểm của hai phía bênh và chống ông Nguyễn Chí Thiện. Về phần tôi, với tính cách chủ quan của người viết, có nghiên cứu cặn kẽ, tôi đi tới kết luận là, ông Nguyễn Chí Thiện là người thật, nhưng tuyệt đối ông không phải là tác giả tập thơ Vô Đề. Sự mạo nhận mới là vấn đề. Còn ông Thiện là ai, làm gì, tôi không xem đó là quan trọng.
300)this.width=300" border="0" width="300">
” NGUYỄN CHÍ THIỆN, KẺ CẮP THƠ”
• NỘI DUNG TỔNG HỢP NHIỀU TÀI LIỆU CHÍNH XÁC, PHÂN TÁCH TỈ MỈ , LÝ LUẬN BIỆN CHỨNG ĐANH THÉP CHỨNG MINH RÕ RÀNG NGUYỄN CHÍ THIỆN ĐÚNG LÀ MỘT KẺ CẮP THƠ ![/color]
• MỘT PHÁT GIÁC BẤT NGỜ: TÒA ĐẠI SỨ ANH, BỘ NGOẠI GIAO ANH VÀ CẢ ĐÀI B.B.C. LUÂN ĐÔN ĐỀU KHÔNG CAN DỰ GÌ VÀO VỤ DÀN DỰNG NÊN NGUYỄN CHÍ THIỆN, NGOẠI TRỪ ĐỖ VĂN !!!
• SÁCH NÀY SẼ GỬI ĐẾN CÁC CƠ QUAN CÔNG QUYÊN ÂU MỸ, CÁC TỔ CHỨC VĂN HÓA, NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ, ĐỂ CẢNH GIÁC HỌ VỀ SAI LẦM TRONG VỤ VINH DANH NGUYỄN CHÍ THIỆN...
SÁCH DẦY NGÓT 400 TRANG, BIÀ IN NHIỀU MÀU RẤT ĐẸP. SỐ IN GIỚI HẠN.
SẼ PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 1.7.09, TẠI CALI. VÀ PHỔ BIẾN TOÀN CẦU, TỪ MỸ CHÂU QUA ÚC CHÂU VÀ ÂU CHÂU. XIN LIÊN LẠC ĐẶT MUA NGAY TỪ BÂY GIỜ TẠI CÁC TIỆM SÁCH QUEN BIẾT.
*
LỜI CỦA TÁC GIẢ ĐVN CHÚ NG TA VỐN QUEN THÓI QUÂN TỬ TÀU, THẤY NGƯỜI HOẠN NẠN THÌ THƯƠNG VÀ KHÔNG BÀO GIỜ ĐÁNH NGƯỜI DƯỚI NGỰA. NHƯNG TRONG VẤN ĐỀ NGUYỄN CHÍ THIỆN SOÁN ĐOẠT THI PHẨM ” VÔ ĐỀ” CỦA TÁC GIẢ VÔ DANH LẠI CÓ BÀN TAY ĐẠO DIỄN QUI MÔ CỦA ĐẢNG CSVN. VẬY, ĐÂY LÀ MẶT TRẬN ĐỐI CHIẾN TRỰC DIỆN GIỮA CHÁNH TRỊ BỘ CS VỚI LỰC LƯỢNG NGƯỜI QUỐC GIA TỊ NẠN. DO ĐÓ CHÚNG TA PHẢI VẬN DỤNG HẾT TÀI SỨC CHIẾN ĐẤU SINH TỬ ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG, ĐỂ RỬA MỐI HẬN NGÀY 30.4.75 !
No comments:
Post a Comment