Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, July 17, 2009

Tàu-Chủ nghĩa chuyên chế hiện đại của Tàu-Perry Link và Joshua Kurlantzick

Chủ nghĩa chuyên chế hiện đại của Trung Quốc

Perry Link và Joshua Kurlantzick

http://nguoivietboston.com/wp-content/uploads/2009/07/china1-300x223.gif(Bản dịch của một nhóm sinh viên cho viet-studies)

Sau cuộc trấn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989, Đảng Cộng Sản Trung Quốc có vẻ như đã phá sản về mặt đạo đức. Người dân Trung Quốc than phiền gay gắt về nạn tham ô và các đặc quyền dành cho lãnh đạo Đảng Cộng Sản, và ít người tin vào những khẩu hiệu mà Đảng vẫn hô hào về xã hội chủ nghĩa trong khi các quan chức nhà nước áp dụng chủ nghĩa tư bản không chút ngần ngại. Quân đội cũng mất mặt: Thảm sát ở Thiên An Môn cho thấy “quân đội nhân dân” có thể nổ súng vào chính nhân dân. Nền kinh tế thành thị dường như đã bị bó cứng trong một khuôn khổ vô hiệu quả và cực kỳ tham nhũng của chế độ công điểm xưa cũ. Không ai trong nước cũng như ngoài nước nhìn hệ thống chuyên chế của Trung Quốc như mô hình đáng noi theo.

Hai mươi năm sau, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo được sự ủng hộ mới của quần chúng qua thành tích đem lại một sự phát triển đáng kinh ngạc và vun đắp sự hồi sinh — và một hiểm nguy tiềm ẩn - ở chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Những thành tựu về vật chất của Trung Quốc, như thấy qua những tòa nhà lấp lánh trên nền trời các đô thị và khối lượng ngoại tệ dự trữ khổng lồ, thể hiện ưu tiên hàng đầu của chính phủ là tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng tính đa dạng về kinh tế xã hội trong xã hội Trung Quốc cho ấn tượng là chế độ hiện tại đang tìm cách tự do hóa và có thể một ngày nào đó sẽ mở cửa hệ thống chính trị của mình.

Đây là một ngộ nhận nguy hiểm. Ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng Sản vẫn như từ trước đến nay, đó là: sự nắm giữ quyền lực tuyệt đối. Tăng trưởng kinh tế không làm bộc phát những thay đổi dân chủ, khi mà chế độ độc đảng vẫn tồn tại. Bằng cách thích ứng một cách khôn ngoan hệ thống của họ - gồm cả việc dùng đòn bẩy thị trường để duy trì quyền lực chính trị - Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã hiện đại hóa chủ nghĩa chuyên chế của mình để thích nghi với thời đại.

Đảng Cộng Sản đã sử dụng một chiến lược tinh vi để duy trì sự cai trị của họ. Trong khi làm kinh tế tăng trưởng, họ đã giữ phần lớn tài sản trong tay một giai cấp “ưu tú” của các lãnh tụ kinh doanh, nhiều người trong nhóm này sẵn sàng chấp nhận một chế độ chuyên chế để đổi lại sự giàu có. Thay vì hình thành một giai cấp trung lưu có khả năng thách thức chính quyền, các nhóm này có lý do tiếp tay những người cai trị họ để trấn áp “sự bất ổn” trong dân chúng. Đồng thời, Đảng Cộng Sản cũng đã cố ý châm thêm lửa và uốn nắn chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, kết quả là rất nhiều người ở Trung Quốc ngày nay cảm thấy tự hào về mô hình phát triển chuyên chế của chính phủ, nhất là khi các mô hình tư bản chủ nghĩa tự do đang chao đảo do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Dù được mặc những bộ veste thời trang và có những nhà ngoại giao lịch lãm, Đảng Cộng Sản vẫn tiếp tục sử dụng một công cụ nồng cốt có từ thời Mao Trạch Đông trong việc duy trì sự phục tùng của dân chúng, một kỹ thuật được gọi là “công tác tư tưởng”. Ngày nay, sự ép buộc tư tưởng này được thực hiện một cách tế nhị hơn trong quá khứ, nhưng vẫn vô cùng hiệu quả. Nó ngấm ngầm — chẳng hạn nó sẽ thông qua các cú điện thoại “kín đáo” tới các chủ biên tạp chí hơn là trên các tựa đề bài báo. Và nó có những mục tiêu cụ thể: trong khi các chiến dịch trong thời đại Mao Trạch Đông là nhằm thay đổi xã hội và thậm chí bản chất con người, thì mục tiêu của công tác hiện tại là tập trung vào các vấn đề chính trị mang tính sống còn cho sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản, và bỏ qua những việc khác.

Tác động của công tác tư tưởng có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng. Các hoạt động của Đảng bao gồm công khai kiểm duyệt, nhưng đa phần còn lại của công tác tư tưởng là gồm sự tích cực vun đắp những quan điểm thuận lợi cho chính phủ trong giới truyền thông, giới doanh nhân và các lãnh đạo tư tưởng khác trong xã hội Trung Quốc. Phần chủ động này của công tác tư tưởng trở nên đặc biệt quan trọng vào những năm gần đây. Nhiều người Trung Quốc vẫn than phiền về cách quản lý của chính phủ đối với nền kinh tế, môi trường và hệ thống chính trị của đất nước. Đặc biệt ở vùng nông thôn, không khó tìm những người giận dữ đối với tham nhũng, các vụ chiếm đoạt đất đai, sự bóc lột công nhân, sự chênh lệch giàu nghèo và đàn áp có tính côn đồ.

Tuy nhiên, công tác tư tưởng đã đối phó với những sự bất bình này bằng hai cách. Cách thứ nhất là Đảng Cộng Sản khuyến khích dân chúng tin rằng cấp lãnh đạo trung ương vẫn là trong sạch và mọi tệ nạn đều do sự tham nhũng hoặc thiếu hiểu biết của các quan chức địa phương. Cách thứ hai, đơn giản là Đảng làm dân chúng sao lãng. Các đòi hỏi về thanh lọc không khí, chẳng hạn, được đáp lại bằng 52 huy chương vàng Olympic và chiến dịch tuyên truyền ồ ạt về Thế vận hội. Các hộ dân bị di dời nhà cửa thì được khuyến khích quan tâm đến việc Đạt Lai Lạt Ma “chia rẽ Tổ Quốc”.

Các biện pháp thích ứng của Đảng nhằm bẻ gãy và làm sao lãng đã giúp Đảng tiếp tục nắm giữ quyền lực trong giai đoạn biến chuyển nhanh chóng. Chúng cho thấy một mô hình cai trị chuyên chế lâu dài ở Trung Quốc. Đáng quan ngại hơn nữa là chính phủ Trung Quốc đang chuyển tải sự thành công của chính sách này ở Trung Quốc sang sự thành công ở nước ngoài, nơi mà “mô hình Trung Quốc” về chủ nghĩa tư bản chuyên chế ngày càng được nhiều nơi noi theo. Các chính phủ từ Syria đến Việt Nam đang tán tụng thành công ấy của Trung Quốc.

Điều đó không đáng ngạc nhiên. Những nhà lãnh đạo chuyên chế tìm kiếm các công thức để tiếp tục nắm giữ quyền lực đồng thời phát triển kinh tế quốc gia họ. Tại những nước nghèo, đang phát triển, đa số người dân thường dễ xiêu lòng bởi lối tuyên truyền này, cái lối tuyên truyền mà Trung Quốc phát tán bằng cách tăng cường viện trợ và đầu tư mà không có một ràng buộc nào về nhân quyền, tổ chức các chương trình huấn luyện cho các quan chức và sinh viên nước ngoài, mở các trung tâm văn hóa như học viện Khổng tử trong các trường đại học nước ngoài, và bao che về mặt ngoại giao cho các chế độ độc tài chuyên chế tại Liên Hiệp Quốc và nhiều nơi khác.

Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ hữu nghị với nhiều kiểu quốc gia khác nhau, từ những chế độ hà khắc ̶ trong đó có Sudan, Miến Điện, Uzbekistan, Bắc Hàn và Zimbabwe ̶ nơi mà những lãnh đạo chỉ muốn có viện trợ tài chính và sự ủng hộ trước Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế khác, cho đến một nhóm các quốc gia khác, đa dạng hơn, đang phát triển ở Châu Á, châu Mỹ La-tinh và châu Phi, những nước muốn thắt chặt quan hệ kinh tế, chính trị văn hóa với Trung Quốc. Mức độ của nỗ lực này của Trung Quốc thật khó có thể tính toán được. Ví dụ như hàng năm Trung Quốc giúp đào tạo ít nhất 1000 quan chức tòa án và cảnh sát cho khu vực Trung Á, hầu hết những người này có thể bí mật làm việc cho các cơ quan phản dân chủ. Trong dài hạn, Bắc Kinh cũng có kế hoạch tăng cường chương trình đào tạo cho các quan chức châu Phi. Rất khó ước đoán được phạm vi của các chương trình hỗ trợ của Trung Quốc, nhưng Ngân hàng Thế Giới ước tính rằng Trung Quốc hiện đang là chủ nợ lớn nhất của các nước châu Phi.

Mặc dù mô hình Trung Quốc là một mối đe dọa cho các giá trị dân chủ nhưng nó không phải là mô hình khống chế mọi mô hình khác. Sức hấp dẫn của Trung Quốc ở nước ngoài sẽ tùy thuộc phần lớn vào cách mà nền kinh tế Trung Quốc khắc phục sự suy thoái toàn cầu, và cách mà các nước đang phát triển nhận xét về những vấp váp của mô hình ấy. Về phía nội bộ, Đảng Cộng Sản Trung Quốc sợ hãi chính dân chúng của họ hơn là đa số nhà quan sát bên ngoài nghĩ. Người dân Trung Quốc ngày càng ý thức hơn về các quyền hiến định của mình, một hiện tượng không thích hợp với chủ nghĩa chuyên chế. Đảng Cộng Sản có thể được cảm tình của những lãnh đạo nước ngoài, song vẫn phải đối mặt với sự bất đồng quan điểm trong nước từ các tổ chức phi chính phủ địa phương, các tổ chức dân sự, và thành phần truyền thông.

Sau cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, giới lãnh đạo Trung Quốc đã hiện đại hóa nền kinh tế đất nước lẫn chủ nghĩa chuyên chế của họ. Và bởi lẽ sự hụt hẩng của chế độ ấy cũng rõ ràng như khả năng hồi phục của nó, sự thách thức của nó đối với dân chủ là một cuộc khủng hoảng theo nguyên nghĩa của từ này – khó thể tiên đoán rằng dòng chảy của tiến trình ấy sẽ theo hướng này hoặc hướng kia.

© Bản dịch của một nhóm sinh viên cho viet-studies

Nguyên Văn tiếng Anh của Perry Link và Joshua Kurlantzick, Wall Street Journal Asia

China’s Modern Authoritarianism
The Communist Party’s ultimate goal is to stay in power, not to liberalize.

In the wake of the 1989 crackdown on prodemocracy protesters in Beijing’s Tiananmen Square, the Chinese Communist Party seemed morally bankrupt. Average Chinese complained bitterly about graft and special privileges reserved for the Party’s elite, and few believed the Party’s sloganeering about socialism when officials practiced ruthless capitalism. The army, too, had lost face: The Tiananmen killings showed that the “people’s army” could open fire on the people themselves. The urban economy seemed locked within an inefficient and corrupt iron framework of the old work-unit system. No one either inside or outside China saw the country’s authoritarian system as a model to follow.

Twenty years later, the Chinese Communist Party has built a new popularity by delivering staggering economic growth and cultivating a revived — and potentially dangerous — Han Chinese nationalism. China’s material successes, as seen in its gleaming city skylines and piles of foreign currency holdings, suggest the government’s top priority is economic growth. The increasing socioeconomic diversity in Chinese society suggests that the regime seeks liberalization and might one day throw open its political system.

These are dangerous misconceptions. The Party’s top priority remains what it has always been: the maintenance of absolute political power. Economic growth has not sparked democratic change, as one-party rule persists. Through a sophisticated adaptation of its system — including leveraging the market to maintain political control — China’s Communist Party has modernized its authoritarianism to fit the times.

The Party has utilized a sophisticated strategy to maintain control of its populace. While growing the economy, it has kept the majority of wealth in the hands of an elite class of business leaders, many of whom have willingly accepted authoritarian rule in exchange for getting rich. Far from forming a middle class that might challenge authority, these groups now have reason to join their rulers in repressing “instability” among the people. Meanwhile, the Party has also deliberately stoked and shaped Chinese nationalism, and many inside China now feel pride in the government’s model of authoritarian development, especially as the model of liberal capitalism staggers in the wake of the global financial crisis.

Despite its tailored suits and suave diplomats, the Party also maintains a key tool in inducing popular obedience that dates to Mao’s era, a technique called “thoughtwork.” This ideological enforcement today operates more subtly than in the past, but it is still highly effective. It is covert — accomplished, for example, through confidential telephone calls to newspaper editors, rather than in banner newspaper headlines. And it is targeted: Whereas Mao Zedong-era campaigns aimed to transform society and even human nature, thoughtwork today focuses on political issues that are vital to the Party’s rule, and lets the rest go.

The effects of thoughtwork are far reaching. The Party’s activities include outright censorship, but much of the rest of thoughtwork entails the active cultivation of views that the government favors among the media, businesspeople and other opinion leaders in Chinese society. This assertive side of thoughtwork has become especially important in recent years. Many Chinese still harbor complaints about the government’s management of the economy, the environment and the country’s political system. Particularly in rural areas, it is easy to find people furious at corruption, land grabs, worker exploitation, the wealth gap and thuggish repression.

But thoughtwork counters these complaints in two ways. First, the Party encourages the belief that the central leadership remains pure and all of the problems are due to corrupt or uninformed local officials. Second, the Party simply distracts its citizens. Demands for clean air, for instance, are answered with 52 Olympic gold medals and massive propaganda about the Games. Displaced homeowners are encouraged to worry about the Dalai Lama “splitting the motherland.”

The Party’s adaptive methods of disruption and distraction have helped maintain control during a period of rapid change, suggesting a durable domestic model of authoritarian governance. Even more worryingly, the government is translating its success at home into success abroad, where the “China model” of authoritarian capitalism is gaining currency. Governments from Syria to Vietnam have sung its praises.

This shouldn’t come as a surprise. Authoritarian elites seek formulas for maintaining their power while also growing their economies. In poor developing countries, average citizens are vulnerable to this propaganda, which China spreads by extending aid and investment with no human rights strings, running training programs in China for foreign officials and students, opening cultural centers such as Confucius Institutes within foreign universities, and offering diplomatic cover to repressive regimes at the United Nations and elsewhere.

China has extended its hand of friendship to many different types of nations, from harsh regimes — including those of Sudan, Burma, Uzbekistan, North Korea and Zimbabwe — whose leaders are seeking only financial assistance and protection at the U.N. and other international bodies, to a diverse group of developing countries across Asia, Latin America and Africa that seek economic, political and cultural ties to China. The scale of this effort is difficult to calculate. For example, China trains at least 1,000 Central Asian judicial and police officials annually, most of whom could be classified as working in antidemocratic enterprises. Over the long term, Beijing plans to step up its training programs for African officials. The scope of China’s broader aid programs is similarly difficult to quantify, but the World Bank estimates that China is now the largest lender to African nations.

The China model, although a definite threat to democratic values, is no juggernaut. Its appeal abroad will depend in large part on how the Chinese economy weathers the global downturn, and how any stumbles it might encounter are perceived in the developing world. Back at home, the Party is more frightened of its own citizenry than most outside observers realize. Chinese citizens are increasingly aware of their constitutional rights; a phenomenon that does not fit well with authoritarianism. The Party may win the affection of foreign elites, but still faces dissent at home from local nongovernmental organizations, civil society and elements of the media.

Since the Tiananmen Square massacre in 1989, China’s leadership has modernized the country’s economy but also its authoritarianism. And because the system’s flaws are as glaring as its resilience, its challenge to democracy is a crisis in the original sense of the word — the course of events could turn either way.

Mr. Link co-edited “The Tiananmen Papers” (PublicAffairs, 2001) and holds the Chancellorial Chair for Teaching Across Disciplines at the University of California at Riverside. Mr. Kurlantzick is a Visiting Scholar at the Carnegie Endowment’s China Program. This article is adapted from a forthcoming essay, “Undermining Democracy: 21st Century Authoritarians” (Freedom House, Radio Free Asia and Radio Free Europe/Radio Liberty).


No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------