Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, July 19, 2009

Dân oan-RFA Trẻ Em là Dân Oan Việt Nam


Audio

Hiện trạng lao động trẻ em ở Việt Nam

2009-07-18

Lao động trẻ em là một thực trạng cần được quan tâm ở Việt Nam. Chính phủ mới đây mở một cuộc khảo sát về tình hình trẻ em tham gia lao động ở TP HCM. Nhã Trân có chi tiết và cập nhật về tình hình lao động vị thành niên ở Việt Nam.

Cuộc điều nghiên do Viện Khoa học Lao động và Xã hội đề ra được tiến hành vào hôm 13 tháng Bảy vừa qua. Đoàn công tác của Viện bắt đầu tiến hành việc khảo sát trực tiếp tình hình trẻ em đang làm việc, đồng thời tiếp xúc với các nhà quản lý về vấn đề lao động trẻ em trên địa bàn. Nhận xét sơ khởi cho thấy đang có đông đảo trẻ vị thành niên làm việc ở Sài Gòn và các vùng phụ cận, thường là trong các thương nghiệp nhỏ như quán ăn, cửa hiệu, công ty may mặc.

Ngày càng nhiều

ractrensong.vnn-200.jpg
Trẻ em nhặt rác trên sông. RFA file photo
Đây là lần đầu tiên một cơ chế như Viện Khoa học Lao động và Xã hội có một cuộc điều nghiên về lao động trẻ em. Lâu nay vấn đề lao động tuổi thơ được phụ trách chính yếu bởi Cục Lao động – Việc làm và Cục Bảo vệ - Chăm sóc Trẻ em, đồng thời được hỗ trợ bởi một số tổ chức nhân đạo như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF.

Chúng tôi không thể có số liệu cụ thể và chính xác nên không thể biết được hiện tình của lao động trẻ em ở VN.

Ông Trịnh Anh Tuấn

Trẻ em Việt Nam hiện chiếm khoảng 40% tổng dân số cả nước. Số trẻ vị thành niên ra xã hội mưu sinh, theo số liệu thống kê tạm thời của Cục Bảo vệ - Chăm sóc Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) tính đến tháng Sáu năm nay là hơn 3 triệu.

Sự hiện diện của tuổi thơ trong đội ngũ lao động tại mọi tỉnh, thành là điều được dễ dàng nhận ra. Nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống hay dịch vụ giải trí, vui chơi; cơ sở sản xuất, gia công như may mặc, đóng giầy; làng nghề như làm đồ gốm… có mặt những em trong độ tuổi lẽ ra phải cắp sách đến trường. Thậm chí tại một số hầm mỏ, bãi đào vàng cũng không thiếu sự tham gia của các em, mà tin tức cho hay thường là bị ép buộc. Nhận định của LHQ cho biết số trẻ tham gia vào đội ngũ lao động ở Việt Nam ngày càng nhiều hơn, theo lời của ông Trịnh Anh Tuấn, Phòng Truyền thông UNICEF tại Việt Nam:

Chúng tôi không thể có số liệu cụ thể và chính xác nên không thể biết được hiện tình của lao động trẻ em ở VN. Lao động trẻ em là mối quan tâm rất lớn của UNICEF nên chúng tôi đã làm việc với chính phủ VN về các vấn đề liên quan.”

Nạn nhân nhỏ bé

Trẻ em bị bóc lột sức lao động; không được trả lương hay đồng lương cực thấp; bị đánh đập hành hạ, thậm chí có khi bị giết hại, đó là mặt tiêu cực của lao động tuổi thơ ở Việt Nam lâu nay. Nhiều trẻ đã là nạn nhân của chủ lao động, dù trong trường hợp bị cưỡng bách hay tự nguyện làm việc kiếm sống. Tuổi đời non nớt, thường làm việc xa nhà, lại không biết gì về các quyền lợi lao động, trẻ dễ trở thành nạn nhân của những người chủ bất kể các điều luật về lao động. Đáng nói hơn, có những vụ vi phạm tuy xảy ra ngay trước mắt giới chức trách nhưng vẫn không được quan tâm khiến trẻ phải tiếp tục sống trong cảnh đọa đầy vì sự bàng quan của viên chức địa phương.

Chính sách Việt Nam

Những trẻ em đang cần giúp đỡ
Những trẻ em đang cần giúp đỡ
Cho đến giờ Việt Nam vẫn chưa kiện toàn khung pháp lý về thực thi luật pháp, và nhận thức trong việc bảo vệ tuổi thơ vẫn còn ở mức hạn chế, tuy từ năm 2006 đã nhận được sự hỗ trợ của LHQ trong việc lập chiến lược quốc gia nhằm bảo vệ trẻ hữu hiệu hơn. Trưởng phòng Truyền thông UNICEF tại Việt Nam, bà Caroline Den Dulk cho hay tổ chức này đã nhiều lần đặt vấn đề với chính phủ Việt Nam về tình hình lao động trẻ em và đề nghị cùng tìm cách giải quyết nhằm cải thiện tình trạng, tuy nhiên chưa gặt hái được bao nhiêu kết quả tính đến tháng Sáu vừa qua.

Việt Nam đã cam kết trong các công ước quốc tế về trẻ em, về việc bảo vệ để trẻ khỏi bị ngược đãi.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An

Chính sách và kế hoạch bảo vệ trẻ lao động ở Việt Nam có thể tóm tắt qua xác nhận của Phó cục trưởng cục Bảo vệ - Chăm sóc Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), Bác sĩ Nguyễn Trọng An:

Việt Nam đã cam kết trong các công ước quốc tế về trẻ em, về việc bảo vệ để trẻ khỏi bị ngược đãi. Hiện nay vấn đề lao động trẻ em do Cục Lao động-Việc làm phụ trách. Cục này đang thực hiện đề án về Quyết định 19 về phòng và ngăn ngừa các bóc lột đối với lao động trẻ em. Cục chúng tôi thì thực hiện việc bảo vệ, giám sát”

Theo quy định của Luật Bảo vệ và Chăm sóc, Giáo dục trẻ em của Việt Nam, những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm lạm dụng lao động trẻ em; sử dụng trẻ làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm; để trẻ tiếp xúc với chất độc hại; buộc trẻ làm những việc trái với quy định của Luật Lao động…. Liên đoàn Lao động TP HCM thì trước giờ vẫn nêu rõ là luật pháp Việt Nam quy định trẻ lao động phải được ít nhất 15 tuổi, và phải được hưởng các điều kiện làm việc chiếu theo quy định của Luật lao động.

Nguyên nhân

Nguyên nhân cội rễ của lao động trẻ em là sự nghèo đói. Những hoàn cảnh như gia đình đói ăn thiếu mặc, hoặc bản thân côi cút bơ vơ … là lý do đẩy tuổi thơ vào con đường mưu sinh lắm khi nặng nhọc, nguy hiểm, rủi ro hoặc bất công. Nếu không được bảo vệ các em có cơ bị rơi vào những tình huống đau thương, trở thành những nạn nhân thấp cổ bé miệng nhất. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, nhân Ngày Thế giới Chống nạn Lao động Trẻ em hồi năm ngoái, nhấn mạnh là lao động trẻ em liên quan chặt chẽ đến sự nghèo đói, và dẫn đến hậu quả là số trẻ được đến trường bị giảm, số trẻ thất học, mù chữ thì tăng.

Lao động trẻ em ở Việt Nam từng được Liên hiệp quốc nhận định là vấn nạn của cả một quốc gia. Lao động tuổi thơ có lẽ chỉ được giải quyết tận gốc khi an sinh xã hội được cải thiện. Khi sự túng đói không còn, khi trẻ mồ côi, trẻ bơ vơ được bảo vệ, nâng đỡ, lúc ấy lao động trẻ em mặc nhiên sẽ thôi là một vấn đề nhức nhối của xã hội.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------