Đặng Phúc
Hôm qua 12 tháng 2, 2012 các đài và báo của “đảng ta” (Vẹm ta cũng như Tàu) đã đồng loạt cho đăng tin ông “phó” Tập Cận Bình của Trung Cộng sẽ có chuyến “công du” đi Mỹ và sẽ được “nhà trắng” “tiếp đón nồng hậu” lắm, bản tin có lẽ vì “sure” như vậy nên các “đồng chí của ta” đã thi nhau đồng loạt viết bài gọi là “bình luận” về chuyến đi của họ Tập này chăng?!.
Trong các bài gọi là “bình luận” chúng ta phải để ý đến ông “bình luận gia” Gary Li, ông Li là trưởng nhóm Dự báo và phân tích chiến lược của Không quân và Hải quân, thuộc Trung tâm “độc quyền phân tích” (Exclusive Analysis), đang có trụ sở tại Luân Đôn. Đề tài của ông Li phân tích là: (Tập đoàn Việt Gian Cộng sản) “CSVN đang tận dụng địa lợi trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông”, Và có lẽ do hệ thống “dưa hấu” đã nằm sâu trong chương trình Việt ngữ của đài BBC, nên từ nhiều năm qua người ta quen gọi nhóm Việt Ngữ của đài BBC là Bọn Bú C… cũng không sai tí nào Chương trinh RFI tiếp tay bọn bút nô dùng hệ thống "dưa hấu" truyền thông binh luận.
Tựa đề bài “bình luận” này tuy có dài lê thê nhưng chung quy có một điểm chính là tác giả bài bình luận này đã cố tình đánh lừa người dân Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại đang quan tâm về tình hình chính trị Việt Nam. Vì hiện nay đang có tin cho biết chắc chắn rằng tập đoàn Việt Gian Cộng sản sẽ phải sụp đổ trong nay mai mà thôi, và ai hay thế lực “phản động” nào sẽ làm cho chúng sụp đổ, thì điều này chưa ai biết được bây giờ . Theo ông “phân tích gia” Gary Li thì tập đoàn Việt Gian Cộng sản “đang chuẩn bị vũ khí và quân đội để đánh Tàu Cộng”. Nhưng ông Li đã không hoàn toàn hiểu được cái thế “tiến khả công, thoái khả thủ” của Hà Nội như thế nào và chúng đã cùng tập đoàn Bắc Kinh xây dựng các căn cứ phòng thủ chiến lược này ở đâu để tấn công …. Hoa Kỳ cũng như phương Tây nếu cuộc chiến xảy ra trong nay mai .
Trước đây đã có những bài viết của tác giả Vân Anh, Việt Thường .v.v… đã cho biết rất rõ cái thế “Phòng Thủ” hay là cái thế “Phải Chết” của Hà Nội và Bắc Kinh ở điểm nào trong lãnh thổ Việt Nam cũng như trong “đất địa” của Trung Hoa.
(NB Viet Thuong- Mối Quan Hệ Mật Thiết Giữa Tàu và VGCS ) Gần đây hàng loạt các cơn “động đất” đã làm rung chuyển vùng rừng núi miền Trung Việt Nam đều do Cộng sản Tàu và Việt tạo ra. Hoàng loạt các cơn nổ hay “động” dưới lòng đất này chúng không thể chối cãi được dưới con mắt của các nhà am tường về Địa Lược Việt Nam cũng như Á Châu và người ta cũng thừa biết chúng xây dựng và cất dấu “đồ chơi” loại nào ở những nơi “nhậy cảm” đó. Xin tìm đọc các bài viết “tiến khả công, thoái khả thủ” của tác giả Vân Anh thì rõ hơn. Điểm rõ nhất hiện nay mà ai cũng biết là: Tập Đoàn Việt Gian Cộng sản chúng chỉ là bọn tay sai bán nước cho Trung Cộng, chúng đã bán nước Việt Nam cho Tàu từ khuya, bọn thảo khấu cầm quyền ngày nay như: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Trương Tấn Sang ..v.v… chỉ là những tên bù nhìn được Bắc Kinh dựng lên mà thôi, nên thực chất chúng chẳng còn quyền hành gì nửa cả .
Chúng ta nhớ rằng chỉ khoảng 2 tháng gần đây hay là cuối năm 2011, tên Tàu phù Tập Cận Bình có đến gọi là “tham quan” Việt Nam và bọn Việt Gian nói trên đã khấu đầu triều kiến tên thái thú họ Tập bằng cách cho in thêm một ngôi sao nữa vào lá cờ “mồng gà” (các ngôi sao tua tua mọc chung quanh sao lớn của Tàu Cộng nên người viết gọi lá cờ đỏ của Trung Cộng là “cờ mồng gà” cho nó gọn và “bệnh mồng gà” cũng là một loại bệnh thường có ở chị em ta) của Trung Cộng. Sự việc này mới xảy ra và người Việt Nam trên khắp thế giới (kể cả một số đảng viên Cộng sản) đều lên tiếng phản đối hành động bán nước này của tập đoàn Việt Gian Cộng sản nói trên. Nhưng có lẽ chỉ riêng ông “phân tích gia” họ Li đã vì lý do thầm kín nào đó ông lại chẳng thèm hiểu như vậy để phân tích cho đúng với sự thật; mà ông lại “bẻ lưỡi” nói rằng: Hà Nội “CSVN đang tận đụng địa lợi trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông”. Vậy xin hỏi ông Li nếu chống Bắc Kinh thì Hà Nội lấy cùi chỏ để chống chăng ?!. Nếu phải “phân tích” kiểu mù sờ voi như trên, thì tốt hơn ông Li đừng phân tích chi cả cho nó tiện . Người Việt Nam trên khắp thế giới họ chưa có mù để nhìn thấy lá cờ “mồng gà” (6 ngôi sao) của Trung Cộng mà họ không hiểu được dụng ý của bọn Việt Gian bán nước và bọn cướp nước Việt này chúng đang làm gì !.
Bọn Cộng sản Cuba nếu đem so sánh với Việt Nam thì nước này đã nhỏ mà lại yếu kém cho dù đã được Tàu Cộng ủng hộ vuốt ve hết mình, nhưng chúng nào có chịu sát nhập đất nước của chúng vào nước Tàu “vĩ đại” đâu!. Xem như vậy để những ai còn mơ mộng hay ảo tưởng sẽ o bế được tập đoàn Việt Gian Cộng sản nghiêng về phía mình, thì nên tỉnh mộng đi là vừa. Và đất nước Việt Nam ngày nay đã mất hẳn về tay người Tàu . Cho nên chỉ còn một điều duy nhất cho tất cả mọi người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại là muốn dành lấy lại đất nước Việt, thì một điều duy nhất là chúng ta phải tiêu diệt cho được bọn cầm đầu của tập đoàn Việt Gian Cộng sản trước đã, làm được như vậy thì tự nhiên các đảng viên khác họ sẽ bỏ đảng và sẵn sàng đứng hẵn về phía dân tộc Việt Nam .
Hiện nay Đặng Phúc có thể nói chắc chắn rằng 99.8% người dân Việt Nam trong và ngoài nước đã mang căm thù và oán ghét tập đoàn Việt Gian Cộng sản bán nước đến tận xương tủy. Bọn Việt Gian chúng đã cướp nhà cửa, ruộng đất của người dân Việt Nam đến trắng tay, chúng đem bán đổ bán tháo tài nguyên quốc gia và rửa tiền ra ngoại quốc làm của riêng cho gia đình con, cháu của chúng. Đó là lý do đã có nhiều quốc gia phương Tây đã đổ xô vào Việt Nam rửa tiền cho tập đoàn Việt Gian Cộng sản, nhưng họ lại ồn ào tuyên bố rằng họ đang “Ký” các “hiệp ước thương mại”, các “công ty mua bán”, các “chương trình viện trợ hay tái thiết” cho Việt Nam ..v.v… (VN- Danh Sách Mật 10 Ngân Hàng VIỆT NAM Sắp Xụp Tiệm?) Các trò rửa tiền và giúp đỡ cho tập đoàn tội ác Cộng sản sống vững (tập đoàn Việt Gian này sống thì họ mới tiếp tục nhiều chuyến rửa tiền nửa) đã không lừa gạt được gần 90 triệu người Việt Nam thầm lặng đang để mắt theo dõi. Thiết nghĩ người Việt Nam thầm lặng chúng ta nên ghi lại hết các quốc gia nào, các công ty hay các tập đoàn nào đã rửa tiền dùm cho bọn Việt Gian Cộng sản, để trong một ngày gần đây khi bọn cầm quyền Việt Gian sụp đổ, thì Chính Quyền sau này sẽ đại diện cho 90 triệu người Việt Nam đau khổ và nghèo đó nên đòi lại số tiền này cho người Việt Nam và tổng số tiền này khắp nơi phải được trả về cho nước Việt Nam và phải được chia đều cho toàn dân Việt Nam. (nghe nói chỉ riêng tập đoàn của Đỗ Mười mà thôi, chúng đã chuyển ra ngoài quốc khoảng 100 tỷ đô la hoặc hơn nữa). Riêng ngành xuất cảng cá trong năm 2011 không thôi chúng đã đem về hơn 2 tỷ đô la . Vậy hàng nghìn thứ khác trong mấy chục năm qua đã lên đến bao nhiêu trăm tỷ ?. Hỏi tức trả lời vậy .
Mỗi nhóm chúng thủ đắt hàng trăm tỷ đô la, thì đây cũng là câu trả lời cho tất cả chúng ta rằng tại sao con cháu của bọn đầu xỏ chóp bu Việt Gian Cộng sản chúng cho nhập vào Việt Nam các loại xe từ 1 triệu đến 1,5 triệu đô la mỗi chiếc, (chỉ riêng xe không thôi chứ chưa kể đến hàng nghìn các mặt hàng xa xỉ khác nửa). Nhà hàng Long Đình được dát vàng của chúng cũng là nơi ăn chơi riêng biệt của bọn Việt Gian lắm của thừa tiền.
Ngày nay cũng có thể lý do chính là: Tiền, Tiền và Tiền đô la của bọn Việt Gian Cộng sản quá nhiều và quá nhiều, nên điều này đã làm cho nhiều “quốc gia văn minh Tây phương” trên thế giới ngày nay quên đi tội ác chồng chất cao hơn núi của tập đoàn Việt Gian Cộng sản đối với toàn dân Việt Nam trong hơn 60 năm qua chúng cầm quyền rồi chăng ?.
Thế giới đã cố tình làm ngơ trước nỗi thống khổ triền miên của dân tộc Việt Nam, thế giới phương Tây đã làm cố vấn, bán vũ khí, giúp kỹ thuật, làm thông tin dưới những mỹ từ thương mại, ngoại giao để có dịp tập đoàn Việt Gian Cộng sản thẳng tay bóc lột, cướp tài sản đất đai cũng như tàn sát người dân Việt và dân thiểu số vô tội. Vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng hiện nay là một ví dụ rõ ràng nhất. Vậy Việt Nam dưới sự cai trị tàn bạo, tàn ác của bọn Việt Gian Cộng sản trong mấy mươi năm qua đã xảy ra bao nhiêu vụ Đoàn Văn Vươn mà chúng ta không được biết?!. Vậy lịch sử Việt trước đây, bây giờ và mai sau phải do chính con cháu người Việt Nam viết lại hay không ! hay viết lịch sử cho Việt Nam lại phải nhờ đến các “chiến lược gia” hay “phân tích gia” như ông Gary Li !!!
Qua vài dữ kiện trên đây thôi để “nhắc nhở” cho “nhà phân tích chiến lược” Gary Li rằng: người Việt Nam chúng tôi cũng như những người bạn ngoại quốc của chúng tôi vẫn còn tỉnh trí và chưa lẫn lú, để tin theo những gì ông Li “phân tích”. Nhân đây chúng tôi cũng đề nghị ông Gary Li nên dành một ít thời giờ xem lại các bài bình luận của Nhà Báo Việt Thường, của tác giả Vân Anh đã nói gì về âm mưu của tập đoàn Việt Gian Cộng sản và tập đoàn Cộng sản Bắc Kinh làm đã tàn phá đất nước, văn hóa của dân tộc Việt Nam như thế nào từ đầu thập niên 50’s cho đến nay. Là một nhà phân tích đúng nghĩa ông Gary Li không nên bẻ cong sự thật một cách trắng trợn như vậy. Không một ai bây giờ và sau này có thể che dấu được tội ác của tập đoàn Việt Gian Cộng sản được. Người viết thiết nghĩ với cương vị của một nhà Phân Tích Dự báo Chiến Lược Không Quân và Hải Quân ở Luân đôn, ông Gary Li nên thận trọng trong lời nói nếu ông muốn những điều phân tích của ông được nhiều người lắng nghe và kính phục tầm viễn kiến của ông . Nếu không làm được như vậy thì ông Gary Li nên tự mình hiểu lấy và cũng đừng nên tự phong cho mình chức vị “phân tích chiến lược”.
Đặng Phúc
xin bấm vào link những bài sau đây của Vân Anh và Nhà Báo Việt Thường
NB Viet Thuong- Mối Quan Hệ Mật Thiết Giữa Tàu và VGCS
NB Việt Thường- VGCS Xây Đường Cao Tốc Có Lợi Cho Ai
NB Viet Thuong- Tham Vọng của Nga-Tàu-CSVN dùng Chủ Nghĩa CS với mục đích khác nhau
xin bấm vào link những bài sau đây của Vân Anh và Nhà Báo Việt Thường
NB Viet Thuong- Mối Quan Hệ Mật Thiết Giữa Tàu và VGCS
NB Việt Thường- VGCS Xây Đường Cao Tốc Có Lợi Cho Ai
NB Viet Thuong- Tham Vọng của Nga-Tàu-CSVN dùng Chủ Nghĩa CS với mục đích khác nhau
Việt Nam tận dụng ‘địa lợi’ trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông
Gary Li
Head of Current Intelligence at Exclusive Analysis
- United Kingdom
- Think Tanks
Máy bay tuần tra loại Airbus C212 của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam.
Airbus Military
Vào trung tuần tháng 01/2012, Việt Nam loan báo việc đưa một chiến hạm mới do chính mình chế tạo vào hoạt động. Vài tuần lễ sau, báo chí Trung Quốc tiết lộ cuộc tham gia diễn tập đầu tiên của chiếc ‘mẫu hạm’ đổ bộ khổng lồ Tỉnh Cương Sơn thuộc Hạm đội Nam Hải. Các nỗ lực tăng cường võ trang trên đây không có gì lạ, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên vùng Biển Đông được coi là ngòi nổ tiềm tàng cho một cuộc xung đột Việt Trung.
Tính về tương quan lực lượng quân sự, Hà Nội không bì kịp Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược trang bị vũ khí theo hướng tranh thủ ‘địa lợi’, nhờ vị trí địa dư sát cạnh khu vực bị Trung Quốc tranh chấp, để sẵn sàng làm tiêu hao một đội quân đến từ xa. Chiến lược này được cho là có khả năng ‘răn đe’ đối với một lực lượng như của Trung Quốc hiện nay, vẫn chưa đủ năng lực bảo đảm một chiến dịch lâu dài xa hậu cứ.
Khai thác vị trí địa dư để chiếm thế thượng phong
Trong bài phân tích được mạng chuyên trách các thông tin về quân sự quốc phòng Defense News tại Hoa Kỳ công bố hôm 05/02/2012, ông Gary Li, trưởng nhóm Dự báo chiến lược Không quân và Hải quân, thuộc Trung tâm Exclusive Analysis, trụ sở tại Luân Đôn, đã nêu bật tính chất “phi đối xứng” trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam, khai thác nhân tố địa dư để giành thế thượng phong so với Trung Quốc.
Bài phân tích - tựa đề “Vietnam’s Asymmetrical Strategy: Location Offers Advantages Over China” - đã nêu bật các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Việt Nam trong thời gian gần đây, với mối quan tâm ngày càng tăng đối với lực lượng Hải quân. Giải thích về trọng tâm này, tác giả đã nhấn mạnh đến việc chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam bị Trung Quốc tranh chấp, vào lúc Hà Nội đang cần phải thúc đẩy việc khai thác dầu khí ngoài khơi để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của mình :
“Một số mỏ dầu lớn của Việt Nam như mỏ Bạch Hổ, dự kiến sẽ cạn kiệt vào năm 2020, đặt ra nhu cầu là phải cấp tốc tìm kiếm và khai thác. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chứng tỏ rằng họ có quyết tâm và năng lực phối hợp hành động giữa lực lượng hải quân và hải giám.để làm gián đoạn các hoạt động của Việt Nam. Trung Quốc đang trên đường hoàn tất việc xây dựng lực lượng hải quân hoạt động được ngoài biển khơi từ nay đến năm 2050, với chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ đã bắt đầu chạy thử”.
Trong tình hình đó, chuyên gia Gary Li ghi nhận ba hướng chính trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam. Đầu tiên hết là một loạt những cố gắng phát triển của Hải quân Việt Nam, mà bước ngặt quan trọng nhất là hợp đồng đặt mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga vào năm 2009, với trị giá lên đến 3,2 tỷ đô la, tiếp theo sau là việc tiếp nhận hai hộ tống hạm hiện đại Gepard-3.9, với 2 chiếc khác đã được đặt mua thêm.
Đối với chuyên gia này, Việt Nam không chỉ củng cố lực lượng Hải quân mà cũng quan tâm đến ngành cảnh sát biển, khi đặt mua nhiều tàu tuần tra từ Tập đoàn Damen của Hà Lan, trong đó có một chiếc có trọng tải hơn 1.000 tấn có thể mang theo trực thăng.
Chiếc tàu tuần tra kể trên sẽ thuộc loại lớn nhất của cảnh sát biển Việt Nam, mang lại cho đơn vị này một sức mạnh đáng kể trước đội tàu tuần tra trên 1000 tấn ngày càng đông đảo của lực lượng Hải giám Trung Quốc.
Việt Nam khéo phát huy lợi thế mua vũ khí từ phương Tây
Điểm đáng ghi nhận, theo chuyên gia Gary Li, là khi đặt mua phương tiện của phương Tây, Việt Nam đã tận dụng một lợi thế mà Trung Quốc không có được trong thời điểm hiện nay : Được chuyển giao công nghệ chế tạo vũ khí.
“(Việc mua tàu tuần tra từ Hà Lan) không đơn thuần theo kiểu ‘chìa khóa trao tay’. Kèm theo các hợp đồng mua tàu là giấy phép sản xuất các tàu tuần tra nói trên ngay tại Việt Nam, cùng với việc xây dựng các cơ sở bảo trì chuyên trách. Điều này cho phép Việt Nam hình thành một ngành nghiên cứu hải quân và phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghiệp đóng tàu quân sự trong nước.
Thời điểm hiện nay đang giúp Việt Nam có lợi thế hơn Trung Quốc, vì lẽ Bắc Kinh không thể nhập khẩu vũ khí từ các nước Phương Tây (một phần vì lệnh cấm vận vũ khí, một phần vì các nước sợ rằng các công nghệ tiên tiến của họ bị Trung Quốc sao chép như đã từng làm với Nga)”.
Thành tố thứ ba được ghi nhận là nỗ lực tăng cường hệ thống phòng thủ bờ biển. Gary Li ghi nhận sự kiện Ấn Độ, mà theo ông, đã đồng ý bán tên lửa siêu thanh Brahmos cho Việt Nam :
“Trong tháng 9/2011, Ấn Độ cho biết sẽ bán tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos cho Việt Nam, để nước này tăng cường năng lực răn đe từ bờ biển của mình, vốn đã được trang bị hệ thống tên lửa Bastion của Nga.
Quyết định của Ấn Độ không phải là ngẫu nhiên vì cùng lúc công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC đã công bố kế hoạch hợp tác với Việt Nam tìm kiếm và thăm dò dầu khí trên biển Đông, tại khu vực Hà Nội cho là thuộc chủ quyền của mình. Ấn Độ cũng cam kết giúp đỡ Việt Nam huấn luyện thủy thủ đoàn cho đội tàu ngầm Kilo sẽ được giao từ năm 2014”.
Các nỗ lực tăng cường tiềm năng quốc phòng và đặc biệt là hải quân của Việt Nam cũng được nhiều chuyên gia khác ghi nhận. Tất cả đều thấy là các cố gắng này không thấm vào đâu so với Trung Quốc.
Trung Quốc dùng Hải Nam làm bệ phóng xuống vùng Biển Đông
Trong bài "An ninh hàng hải tại Biển Đông, và tranh chấp về quyền trên biển", được Trung tâm nghiên cứu Center for a New American Security công bố tháng 01/2012, nhà nghiên cứu Mỹ Taylor Fravel đã lược qua tiến trình tăng cường tiềm lực hải quân của Trung Quốc nhằm vươn xuống Biển Đông :
"Cho dù Trung Quốc và Việt Nam đều hiện đại hóa lực lượng hải quân của họ trong thập niên qua, thế nhưng nỗ lực của Trung Quốc đã hơn hẳn Việt Nam.
Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc, đặt căn cứ tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, tập trung một số chiến hạm thuộc loại mạnh nhất trên biển hiện nay của Trung Quốc, trong đó có đến 5 trong số 7 khu trục hạm hiện đại mà Trung Quốc đã tự phát triển trong vòng 10 năm qua.
Hạm đội này còn bao gồm tàu đổ bộ Côn Luân Sơn, mẫu hạm đổ bộ đầu tiên của Trung Quốc, có lực rẽ nước 20.000 tấn, và có thể chở theo nguyên một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Nam Hải là hạm đội mạnh nhất trong số ba hạm đội hiện nay của Hải quân Trung Quốc. Từ năm 2008 đến nay, sáu tàu chiến Trung Quốc đã tham gia vào ít nhất là một chiến dịch hộ tống chống hải tặc ở vùng Vịnh Aden. Đấy là lần đầu tiên mà Hải quân Trung Quốc đi xa như thế, và Hạm đội Nam Hải là đơn vị đã tổ chức một nửa trong số 8 đội tàu đi đến Vịnh Ade.
Hạ tầng cơ sở của Hạm đội Nam Hải cũng đã được nâng cấp gần đây, trong đó có việc phát triển căn cứ Du Lâm, một căn cứ hải quân quan trọng ở Tam Á, phía nam đảo Hải Nam. Căn cứ này đã được mở rộng để thích nghi với đội tàu ngầm hiện đại đang ngày càng phát triển của Trung Quốc (bao gồm loại tàu ngầm lớp Tấn (Jin) đời mới được phát triển vào cuối thập niên 2000, được trang bị hỏa tiễn đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm). Căn cứ này cũng có thêm những bến mới dùng cho tàu nổi.
Theo nhiều nhà quan sát trong khu vực, việc mở rộng căn cứ Du Lâm là biểu tượng cho thấy sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, và trọng tâm của họ trên khả năng tỏa được sức mạnh hải quân tung ra khắp vùng Biển Đông.
Phải thấy rằng lý do chính đằng sau việc phát triển căn cứ Du Lâm là nhu cầu tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân của Trung Quốc (khi dùng nơi này làm căn cứ cho tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hạt nhân) và thiết lập một căn cứ cho đội tàu ngầm hùng hậu (sẽ đóng một vai trò then chốt trong trường hợp xẩy ra một cuộc chiến với Đài loan).
Tuy nhiên do vị trí của căn cứ nằm tại Hải Nam, một tỉnh nằm ở cực nam Trung Quốc chắn ngang vùng phiá bắc Biển Đông, việc phát triển Du Lâm cũng cho thấy những phương tiện mới mà Trung Quốc có thể sử dụng trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, cũng như khả năng triển khai nhiều lực lượng hơn nữa trong khu vực trong tương lai."
Đối với ông Taylor Fravel, đà hiện đại hóa của hải quân Việt Nam khiêm tốn hơn rất nhiều, với bước chuyển quan trọng là quyết định trang bị tàu ngầm.
"Trên một quy mô nhỏ hơn, Việt Nam cũng hiện đại hóa ngành không quân và hải quân của mình, chủ yếu băng cách mua vũ khí nước ngoài. Do nỗ lực hiện đại hóa quân đội, chi phí quốc phòng của Việt Nam tăng từ mức 1,9% GDP trong năm 2005 lên thành 2,5% GDP trong năm 2009.
Bước chuyển quan trọng nhất là quyết định của Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga vào tháng 12 năm 2009. Khi các chiếc tàu đặt mua được bàn giao vào năm 2014, thì Việt Nam sẽ có một đội tàu ngầm nhỏ nhưng tiên tiến. Việt Nam cũng đã đặt mua 2 tàu khu trục loại Gepard vào năm 2006 và đã được giao vào năm 2011, cùng với 37 chiến đấu cơ trong giai đoạn 2004 - 2010, trong đó có 24 chiếc Su-30MK hiện đại.
Nhìn chung, những phương tiện mà Việt Nam tìm cách trang bị cho mình cho thấy là Việt Nam đang phát triển những phương tiện hầu ngăn chặn Trung Quốc sử dụng hải quân trong tranh chấp ở Biển Đông."
Yếu tố địa lợi thiên hoàn toàn về phía Việt Nam
Đối với chuyên gia Gary Li, người ta có thể đặt nghi vấn về hiệu quả các nỗ lực nói trên của Việt Nam trước tiềm lực quân sự to lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, về mặt chiến lược, Việt Nam hiện có một số lợi thế so với Trung Quốc :
“Khác xa hình ảnh nước yếu hơn mà họ từng cho thế giới thấy, Việt Nam hiện nắm giữ một số đảo lớn và đa số bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa, trong khi Trung Quốc chỉ có không đầy một chục hòn đảo.
Lực lượng hải quân của Trung Quốc có vẻ lớn và hiện đại hơn, nhưng họ sẽ phải di chuyển xa hậu cứ để đến nơi có tranh chấp. Ngược lại, Việt Nam đòi hỏi các vùng ngay trước cửa nhà. Đội tàu tấn công cao tốc trang bị tên lửa và tàu ngầm có thể tùy nghi tiến hành tấn công và rút lui an toàn về các cảng dọc theo bờ biển, trong lúc hạm đội tấn công của Trung Quốc sẽ ít nhiều bị tổn thất."
Tóm lại, theo ông Gary Libya, Việt Nam không cần phải đấu với Trung Quốc về số lượng tàu chiến, mà chỉ cần áp dụng lý thuyết về chiến tranh du kích của mình trên đại dương. Một chiến lược phi đối xứng, phối hợp với việc tạo thế liên minh với các đối thủ của Trung Quốc, sẽ mang lại ưu thế cho Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột.
Tính về tương quan lực lượng quân sự, Hà Nội không bì kịp Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược trang bị vũ khí theo hướng tranh thủ ‘địa lợi’, nhờ vị trí địa dư sát cạnh khu vực bị Trung Quốc tranh chấp, để sẵn sàng làm tiêu hao một đội quân đến từ xa. Chiến lược này được cho là có khả năng ‘răn đe’ đối với một lực lượng như của Trung Quốc hiện nay, vẫn chưa đủ năng lực bảo đảm một chiến dịch lâu dài xa hậu cứ.
Khai thác vị trí địa dư để chiếm thế thượng phong
Trong bài phân tích được mạng chuyên trách các thông tin về quân sự quốc phòng Defense News tại Hoa Kỳ công bố hôm 05/02/2012, ông Gary Li, trưởng nhóm Dự báo chiến lược Không quân và Hải quân, thuộc Trung tâm Exclusive Analysis, trụ sở tại Luân Đôn, đã nêu bật tính chất “phi đối xứng” trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam, khai thác nhân tố địa dư để giành thế thượng phong so với Trung Quốc.
Bài phân tích - tựa đề “Vietnam’s Asymmetrical Strategy: Location Offers Advantages Over China” - đã nêu bật các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Việt Nam trong thời gian gần đây, với mối quan tâm ngày càng tăng đối với lực lượng Hải quân. Giải thích về trọng tâm này, tác giả đã nhấn mạnh đến việc chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam bị Trung Quốc tranh chấp, vào lúc Hà Nội đang cần phải thúc đẩy việc khai thác dầu khí ngoài khơi để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của mình :
“Một số mỏ dầu lớn của Việt Nam như mỏ Bạch Hổ, dự kiến sẽ cạn kiệt vào năm 2020, đặt ra nhu cầu là phải cấp tốc tìm kiếm và khai thác. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chứng tỏ rằng họ có quyết tâm và năng lực phối hợp hành động giữa lực lượng hải quân và hải giám.để làm gián đoạn các hoạt động của Việt Nam. Trung Quốc đang trên đường hoàn tất việc xây dựng lực lượng hải quân hoạt động được ngoài biển khơi từ nay đến năm 2050, với chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ đã bắt đầu chạy thử”.
Trong tình hình đó, chuyên gia Gary Li ghi nhận ba hướng chính trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam. Đầu tiên hết là một loạt những cố gắng phát triển của Hải quân Việt Nam, mà bước ngặt quan trọng nhất là hợp đồng đặt mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga vào năm 2009, với trị giá lên đến 3,2 tỷ đô la, tiếp theo sau là việc tiếp nhận hai hộ tống hạm hiện đại Gepard-3.9, với 2 chiếc khác đã được đặt mua thêm.
Đối với chuyên gia này, Việt Nam không chỉ củng cố lực lượng Hải quân mà cũng quan tâm đến ngành cảnh sát biển, khi đặt mua nhiều tàu tuần tra từ Tập đoàn Damen của Hà Lan, trong đó có một chiếc có trọng tải hơn 1.000 tấn có thể mang theo trực thăng.
Chiếc tàu tuần tra kể trên sẽ thuộc loại lớn nhất của cảnh sát biển Việt Nam, mang lại cho đơn vị này một sức mạnh đáng kể trước đội tàu tuần tra trên 1000 tấn ngày càng đông đảo của lực lượng Hải giám Trung Quốc.
Việt Nam khéo phát huy lợi thế mua vũ khí từ phương Tây
Điểm đáng ghi nhận, theo chuyên gia Gary Li, là khi đặt mua phương tiện của phương Tây, Việt Nam đã tận dụng một lợi thế mà Trung Quốc không có được trong thời điểm hiện nay : Được chuyển giao công nghệ chế tạo vũ khí.
“(Việc mua tàu tuần tra từ Hà Lan) không đơn thuần theo kiểu ‘chìa khóa trao tay’. Kèm theo các hợp đồng mua tàu là giấy phép sản xuất các tàu tuần tra nói trên ngay tại Việt Nam, cùng với việc xây dựng các cơ sở bảo trì chuyên trách. Điều này cho phép Việt Nam hình thành một ngành nghiên cứu hải quân và phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghiệp đóng tàu quân sự trong nước.
Thời điểm hiện nay đang giúp Việt Nam có lợi thế hơn Trung Quốc, vì lẽ Bắc Kinh không thể nhập khẩu vũ khí từ các nước Phương Tây (một phần vì lệnh cấm vận vũ khí, một phần vì các nước sợ rằng các công nghệ tiên tiến của họ bị Trung Quốc sao chép như đã từng làm với Nga)”.
Thành tố thứ ba được ghi nhận là nỗ lực tăng cường hệ thống phòng thủ bờ biển. Gary Li ghi nhận sự kiện Ấn Độ, mà theo ông, đã đồng ý bán tên lửa siêu thanh Brahmos cho Việt Nam :
“Trong tháng 9/2011, Ấn Độ cho biết sẽ bán tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos cho Việt Nam, để nước này tăng cường năng lực răn đe từ bờ biển của mình, vốn đã được trang bị hệ thống tên lửa Bastion của Nga.
Quyết định của Ấn Độ không phải là ngẫu nhiên vì cùng lúc công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC đã công bố kế hoạch hợp tác với Việt Nam tìm kiếm và thăm dò dầu khí trên biển Đông, tại khu vực Hà Nội cho là thuộc chủ quyền của mình. Ấn Độ cũng cam kết giúp đỡ Việt Nam huấn luyện thủy thủ đoàn cho đội tàu ngầm Kilo sẽ được giao từ năm 2014”.
Các nỗ lực tăng cường tiềm năng quốc phòng và đặc biệt là hải quân của Việt Nam cũng được nhiều chuyên gia khác ghi nhận. Tất cả đều thấy là các cố gắng này không thấm vào đâu so với Trung Quốc.
Trung Quốc dùng Hải Nam làm bệ phóng xuống vùng Biển Đông
Trong bài "An ninh hàng hải tại Biển Đông, và tranh chấp về quyền trên biển", được Trung tâm nghiên cứu Center for a New American Security công bố tháng 01/2012, nhà nghiên cứu Mỹ Taylor Fravel đã lược qua tiến trình tăng cường tiềm lực hải quân của Trung Quốc nhằm vươn xuống Biển Đông :
"Cho dù Trung Quốc và Việt Nam đều hiện đại hóa lực lượng hải quân của họ trong thập niên qua, thế nhưng nỗ lực của Trung Quốc đã hơn hẳn Việt Nam.
Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc, đặt căn cứ tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, tập trung một số chiến hạm thuộc loại mạnh nhất trên biển hiện nay của Trung Quốc, trong đó có đến 5 trong số 7 khu trục hạm hiện đại mà Trung Quốc đã tự phát triển trong vòng 10 năm qua.
Hạm đội này còn bao gồm tàu đổ bộ Côn Luân Sơn, mẫu hạm đổ bộ đầu tiên của Trung Quốc, có lực rẽ nước 20.000 tấn, và có thể chở theo nguyên một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Nam Hải là hạm đội mạnh nhất trong số ba hạm đội hiện nay của Hải quân Trung Quốc. Từ năm 2008 đến nay, sáu tàu chiến Trung Quốc đã tham gia vào ít nhất là một chiến dịch hộ tống chống hải tặc ở vùng Vịnh Aden. Đấy là lần đầu tiên mà Hải quân Trung Quốc đi xa như thế, và Hạm đội Nam Hải là đơn vị đã tổ chức một nửa trong số 8 đội tàu đi đến Vịnh Ade.
Hạ tầng cơ sở của Hạm đội Nam Hải cũng đã được nâng cấp gần đây, trong đó có việc phát triển căn cứ Du Lâm, một căn cứ hải quân quan trọng ở Tam Á, phía nam đảo Hải Nam. Căn cứ này đã được mở rộng để thích nghi với đội tàu ngầm hiện đại đang ngày càng phát triển của Trung Quốc (bao gồm loại tàu ngầm lớp Tấn (Jin) đời mới được phát triển vào cuối thập niên 2000, được trang bị hỏa tiễn đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm). Căn cứ này cũng có thêm những bến mới dùng cho tàu nổi.
Theo nhiều nhà quan sát trong khu vực, việc mở rộng căn cứ Du Lâm là biểu tượng cho thấy sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, và trọng tâm của họ trên khả năng tỏa được sức mạnh hải quân tung ra khắp vùng Biển Đông.
Phải thấy rằng lý do chính đằng sau việc phát triển căn cứ Du Lâm là nhu cầu tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân của Trung Quốc (khi dùng nơi này làm căn cứ cho tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hạt nhân) và thiết lập một căn cứ cho đội tàu ngầm hùng hậu (sẽ đóng một vai trò then chốt trong trường hợp xẩy ra một cuộc chiến với Đài loan).
Tuy nhiên do vị trí của căn cứ nằm tại Hải Nam, một tỉnh nằm ở cực nam Trung Quốc chắn ngang vùng phiá bắc Biển Đông, việc phát triển Du Lâm cũng cho thấy những phương tiện mới mà Trung Quốc có thể sử dụng trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, cũng như khả năng triển khai nhiều lực lượng hơn nữa trong khu vực trong tương lai."
Đối với ông Taylor Fravel, đà hiện đại hóa của hải quân Việt Nam khiêm tốn hơn rất nhiều, với bước chuyển quan trọng là quyết định trang bị tàu ngầm.
"Trên một quy mô nhỏ hơn, Việt Nam cũng hiện đại hóa ngành không quân và hải quân của mình, chủ yếu băng cách mua vũ khí nước ngoài. Do nỗ lực hiện đại hóa quân đội, chi phí quốc phòng của Việt Nam tăng từ mức 1,9% GDP trong năm 2005 lên thành 2,5% GDP trong năm 2009.
Bước chuyển quan trọng nhất là quyết định của Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga vào tháng 12 năm 2009. Khi các chiếc tàu đặt mua được bàn giao vào năm 2014, thì Việt Nam sẽ có một đội tàu ngầm nhỏ nhưng tiên tiến. Việt Nam cũng đã đặt mua 2 tàu khu trục loại Gepard vào năm 2006 và đã được giao vào năm 2011, cùng với 37 chiến đấu cơ trong giai đoạn 2004 - 2010, trong đó có 24 chiếc Su-30MK hiện đại.
Nhìn chung, những phương tiện mà Việt Nam tìm cách trang bị cho mình cho thấy là Việt Nam đang phát triển những phương tiện hầu ngăn chặn Trung Quốc sử dụng hải quân trong tranh chấp ở Biển Đông."
Yếu tố địa lợi thiên hoàn toàn về phía Việt Nam
Đối với chuyên gia Gary Li, người ta có thể đặt nghi vấn về hiệu quả các nỗ lực nói trên của Việt Nam trước tiềm lực quân sự to lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, về mặt chiến lược, Việt Nam hiện có một số lợi thế so với Trung Quốc :
“Khác xa hình ảnh nước yếu hơn mà họ từng cho thế giới thấy, Việt Nam hiện nắm giữ một số đảo lớn và đa số bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa, trong khi Trung Quốc chỉ có không đầy một chục hòn đảo.
Lực lượng hải quân của Trung Quốc có vẻ lớn và hiện đại hơn, nhưng họ sẽ phải di chuyển xa hậu cứ để đến nơi có tranh chấp. Ngược lại, Việt Nam đòi hỏi các vùng ngay trước cửa nhà. Đội tàu tấn công cao tốc trang bị tên lửa và tàu ngầm có thể tùy nghi tiến hành tấn công và rút lui an toàn về các cảng dọc theo bờ biển, trong lúc hạm đội tấn công của Trung Quốc sẽ ít nhiều bị tổn thất."
Tóm lại, theo ông Gary Libya, Việt Nam không cần phải đấu với Trung Quốc về số lượng tàu chiến, mà chỉ cần áp dụng lý thuyết về chiến tranh du kích của mình trên đại dương. Một chiến lược phi đối xứng, phối hợp với việc tạo thế liên minh với các đối thủ của Trung Quốc, sẽ mang lại ưu thế cho Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột.
No comments:
Post a Comment