http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/02/vn-war-xa-thu-long-trang-tqlc-hoa-ky-va.html
VN War :Xạ thủ Lông Trắng (TQLC) Hoa Kỳ và Apache nữ sát thủ Việt gian cộng sản
Cuộc đụng độ một mất một còn
Trúc Giang MN
Xạ thủ bắn tỉa cảnh sát Hoa Kỳ
1* Mở bài
Một cuộc đọ sức sống chết giữa tay súng bắn tỉa trứ danh của TQLC Hoa Kỳ, có biệt danh là Lông Trắng, với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache, diễn ra trong khu vực Đồi 55 thuộc mặt trận B5, vào năm 1968 trong Chiến Tranh Việt Nam. Tình báo quân sự Hoa Kỳ xác định, nữ xạ thủ Apache là mục tiêu số một phải tiêu diệt. Cái tên Apache cho biết, người VC gái nầy tra tấn tù binh Hoa Kỳ và VNCH một cách dã man, và thường để cho họ mất máu đến chết. Sở thích của y thị là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm.
2* Cuộc đụng độ giữa Lông Trắng và nữ xạ thủ Apache
Băng tầng truyền hình History Channel phát đi một loạt tài liệu tựa đề “Bắn tỉa: Những nhiệm vụ gây chết người nhất (Sniper: Deadliest missions) thông qua những lời tường thuật của tay xạ thủ khét tiếng Hoa Kỳ là Carlos Hathcock và Đại úy Edward James Land, chủ yếu nói về cuộc đụng độ nguy hiểm giữa Hathcock, có biệt danh là Lông Trắng (White Feather) với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache, xảy ra ở Đồi 55 (Hill 55) vào năm 1968 tại mặt trận vùng Cao Nguyên Trung phần, là mặt trận B.5 của Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam.
Cảnh tượng toát mồ hôi khi hai nòng súng bắn tỉa chỉa thẳng vào nhau, cùng nằm trên một đường đạn.
Xạ thủ Hoa Kỳ nhanh tay, bóp cò trước, bắn hạ nữ đối thủ, trong lúc hoảng sợ, chưa hoàn hồn.
2.1. Ngọn đồi 55 (Hill 55)
Cuộc chạm trán xảy ra trong khu vực ngọn đồi 55 (Hill 55), còn gọi là Núi Đất, nằm ở phía Tây Nam Đà Nẳng, tỉnh Quảng Nam.
Ngọn đồi có vị trí chiến thuật là kiểm soát được cả một vùng chung quanh, nên TQLC Hoa Kỳ mở cuộc hành quân chiếm lấy. Việt Cộng chôn mìn dầy đặc cả khu vực. Với sự yểm trợ của Tiều đoàn 3 Công Binh HK, TQLC phá mìn và tiến chiếm ngọn đồi vào đầu tháng 1 năm 1966. Sư Đoàn 1 BB đã đặt những khẩu đại bác 105mm trên căn cứ đó, đồng thời, Đại úy Edward James Land điều khiển một tổ bắn tỉa với xạ thủ trứ danh là Carlos Hathcock để bảo vệ căn cứ trên ngọn đồi.
2.2. Cuộc đụng độ sống chết
Ngoài việc treo giải thưởng 30,000 đồng cho cái đầu của Lông Trắng, Hà Nội còn điều một tổ bắn tỉa vào mặt trận B5, do tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy, với nhiệm vụ triệt hạ Lông Trắng.
“Ngày 1-5-1968, Bộ Tư Lệnh B5 ra lịnh cho trung đoàn 27 bao vây căn cứ Mỹ trên ngọn đồi. Một trung đội 25 người được giao nhiệm vụ. Sau khi xây dựng công sự, hầm hào chiến đấu, cấp trên sẽ điều một tổ bắn tỉa vào. Nhiệm vụ của trung đội là vừa gây tiếng nổ quấy phá, vừa bảo vệ tổ bắn tỉa, cách căn cứ Mỹ 1km.
Ngày 10-5-1968, tổ bắn tỉa từ Hà Nội đến, đã vào vị trí. Năm tay bắn tỉa với 5 khẩu súng Hungary vào vị trí ở suối Lăng Gô. Bộ đội đào công sự dưới những bụi tre trụi lá vì bom khai hoang. Ngày đầu tiên ra quân thắng lợi, nhưng đạn pháo Mỹ rải “liên thanh” không ngừng.” (Trích. Hồi Ký Quảng Trị-Quân sự VN.Net)
Về phía Hoa Kỳ, sau khi HN đưa đội bắn tỉa vào Nam, thì tất cả xạ thủ đều mang lông trắng trên mủ để đánh lừa đối phương, việc làm nầy rất nguy hiểm, đe dọa tánh mạng của những người mang lông trắng, vì Lông trắng là mục tiêu hàng đầu phải tiêu diệt.
Hôm đó, Hathcock và trợ thủ là John Roland Burke bị xạ thủ VC theo dõi và bám sát ở khu vực Đồi 55, cách Đà Nẳng 35 miles.
Hathcock nhìn thấy tia sáng, phản chiếu do ánh mặt trời, phát ra từ ống nhắm sau một bụi tre. Hathcock nhanh tay bóp cò trước, viên đạn xuyên qua ống nhắm trên thân súng, đi vào mắt, giết chết nữ xạ thủ ở khoảng cách 500 yards (457m).
Trường hợp nầy cho thấy 2 tay bắn tỉa đã nhắm đúng vào nhau, nhưng trời hại tên VC gái, vì tia sáng lóe lên do phản chiếu ánh mặt trời. Dù sao, Hathcock cũng hú hồn vì thoát chết trong cái tíc tắc.
Trong cuộc phỏng vấn của John Plaster, Hathcock cho biết: “Chỉ huy tổ bắn tỉa ở Đồi 55 là một phụ nữ có biệt danh là Apache, vì đã có thành tích tra tấn tù binh Mỹ và VNCH, để cho họ mất máu rồi chết. Đại úy Edward James Land thêm vào: “Tình báo quân sự Mỹ đã xác định, mục tiêu số một phải tiêu diệt, là nữ xạ thủ bắn tỉa VC có biệt danh là Apache, nổi tiếng về việt tra tấn tù binh một các tàn bạo.
Năm 1995, người thành lập Toán Đặc nhiệm HQ/HK SEAL, Team Six, ông Richard Marcinko, tường thuật rằng, Hathcock có cho ông biết, Apache có sở thích là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm.
2.3.Một nhiệm vụ khó khăn
Ba ngày trước khi mãn thời hạn ở VN, Hathcock tình nguyện thi hành một nhiệm vụ mà chi tiết không được cho biết, trước khi chấp nhận thi hành.
Anh ta phải bò 1,500 yards (1km374) để giết một tên tướng Việt Cộng. Phải cố hết sức bò không nghỉ, không ngủ suốt 4 ngày 3 đêm, tiến từng inch một, với lớp ngụy trang phủ cả thân mình. Ở một chỗ gần bụi tre, suýt bị con rắn lục mổ, nhưng vẫn tiếp tục tiến tới, hạn chế tối đa mọi rung động chung quanh.
Cho đến khi viên tướng ra khỏi lều, Lông Trắng nã một phát, trúng ngay giữa ngực.
Anh ta phải bò ngược trở về, vì VC bắt đầu lục soát khu vực.
Sau nầy, anh hối hận về việc ám sát hôm đó, vì quân VC tức giận, trả thù bằng một cuộc tấn công mãnh liệ,t gây thương vong khá cao cho binh sĩ HK trong căn cứ.
Carlos N. Hathcock sinh ngày 20-5-1942 tại Little Rock, Arkansas, là xạ thủ bắn tỉa TQLC/HK, đạt kỷ lục bắn hạ 93 địch quân trong Chiến Tranh VN. CSBV đã treo giải thưởng cái đầu của anh giá 30,000 đồng, một số tiền rất lớn so với những giải thông thường là 2,000 đồng bạc VN trong thời đó. VC gọi Hathcock là “Lông Trắng” vì anh thường cài cái lông trắng trên chiếc mủ ngụy trang.
2.4. Những xạ thủ bắn tỉa Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam
Vì lý do bí mật quân sự, nhiều xạ thủ bắn tỉa đã đạt nhiều thành tích nhưng không được biết đến, trong đó có Adelbert Waldron.
Trung sĩ Adelbert F. Waldron III (14-3-1933 – 18-10-1995) là tay súng bắn tỉa của QĐ/HK, phục vụ trong Sư đoàn 9 Bộ Binh.
Mãi đến năm 2011, Bộ Quốc Phòng HK mới công khai xác nhận kỷ lục đã hạ 109 địch quân trong Chiến tranh Việt Nam. Năm 1969, Waldron được thưởng hai huy chương về thành tích đã đạt.
Carlos Hathcock hạ 93. Chuck Mawhinney: 103
3* Xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất nước Mỹ
Chris Kyle là tay bắn tỉa cừ khôi nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.
Năm 2003, khi Hoa Kỳ tăng quân số ở Iraq, Chris Kyle, bang Texas, gia nhập Biệt kích HQ/HK (SEAL). Kyle được cử đến một đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ một tiểu đoàn TQLC trên đường tiến đến một thành phố Iraq. Một đám đông ùa ra chào đón họ ở thị trấn. Qua kính nhắm, Chris Kyle thấy một phụ nữ tay cầm một quả lựu đạn tiến về phía lính Mỹ, người phụ nữ đi cạnh một đứa trẻ.
“Đây là lần đầu tiên tôi sắp giết một người, một phụ nữ. Một ý kiến thoáng nhanh trong óc. Một là nhiều đồng đội của tôi phải chết, hoặc tôi phải bắn hạ người phụ nữ nầy”. Cuối cùng, anh ấy bóp cò. Kyle phục vụ trong quân đội đến năm 2009. Theo ngũ giác đải, thì Kyle đã bắn hạ 160 người, trở thành một xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất của QĐ/HK. Trong đó, Kyle ước tính, anh ta đã lấy mạng của 255 người. Riêng trong trận đánh ở thành phố Falulljah năm 2004, Kyle đã hạ 40 địch quân.
Nguồn tin tình báo cho biết, cái đầu của Kyle được treo giá 20,000 đô la và gán cho danh hiệu là Quỷ dữ (The Devil)
4* Lính Anh phá kỷ lục bắn tỉa ở chiến trường Afghanistan
Hồi tháng 11 năm 2010, hạ sĩ Craig Harrison thuộc quân đội Anh, thực hiện kỳ tích về kỷ lục bắn tỉa trên chiến trường Afghanistan.
Harrison đi trên chiếc Jacko 4x4, theo bảo vệ đoàn xe tuần tra, thì đoàn xe bị quân Taliban phục kích tấn công. Thấy đồng đội lâm nguy, Harrison nhảy ra khỏi xe, mang theo khẩu súng bắn tỉa tầm xa L-115A3, thuộc loại súng mạnh nhất của quân đội Anh.
Harrison kể lại trên tờ báo Times of London: “Điều kiện lúc đó hoàn hảo. Trời không gió, thời tiết dịu nhẹ, tầm nhìn thấy rõ. Tôi thấy 2 phiến quân, một mặc đồ đen, một màu lá cây với khẩu PKM đang nã đạn vào đoàn xe. Tài xế tên Cliff O’Farrell đóng vai trợ thủ. Cân chỉnh súng xong, Harrison xiết cò. Khoảng cách từ họng súng đến mục tiêu xa đến nổi, viên đạn 8.59mm bay với tốc độ gấp 3 lần âm thanh mà phải mất 3 giây mới tới đích. Viên đầu trúng bụng tên giữ súng, hắn ngã lăn ra chết. Viên đạn thứ hai trúng ngay vào sườn tên còn lại.”
Đây là một kỳ tích, đã bắn hạ địch ở khoảng cách 2km470. Điều đặc biệt là tầm sát hại của loại súng nầy chỉ ở 1km5, ngoài tầm nầy, viên đạn chỉ mang tính quấy rối mà thôi.
Do kinh nghiệm, để cho phù hợp với đường đạn bay quá xa như thế, Harrison đã điều chỉnh mũi súng cao 1.8m và lệch về bên trái 40cm.
Thành tích bắn xa như Harrison chưa có ai đạt tới được.
Sử gia Jack Granaststein nói với tờ Globe&Mail: “Tôi hoàn toàn kinh ngạc khi biết Harrison có thể bắn vào ai đó ở một khoảng cách quá xa mà vẫn trúng, thậm chí trúng cả 2 lần.”
Thiện xạ là yếu tố chính của bắn tỉa.
5* Kỹ thuật bắn tỉa
Cái lợi hại của bắn tỉa là khó phát hiện, khó tiêu diệt, vì nó ngụy trang khéo léo, kỹ thuật ẩn núp kín đáo và nhất là vì khoảng cách rất xa. Hệ thống vũ khí bắn tỉa rất đặc biệt và chính xác, đi đôi với khả năng thiện xạ.
Bắn tỉa đi từng cặp, một xạ thủ (Sniper) và một trợ thủ là người quan sát (Spotter), có thể trao đổi cho nhau khi mỏi mắt, vì phải theo dõi không ngừng có khi nhiều ngày. Súng bắn tỉa có ống nhắm được điều chỉnh phù hợp với ống dòm xác định vị trí mục tiêu, loại ống dòm đặc biệt, có thể trông thấy ban đêm.
Người bắn tỉa đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, có khả năng đánh giá đường đạn đi, bị tác dụng bởi sức hút của quả đất, khiến cho đầu đạn có khuynh hướng hạ dần xuống đất. Đầu đạn cũng bị tác dụng của hướng gió, sức gió và độ ẩm trong không khí. Việc huấn luyện xạ thủ bắn tỉa rất khó, nên số học viên bị loại thường chiếm tỷ lệ 60%.
Đối với xạ thủ bắn tỉa, mỗi viên đạn hạ một kẻ thù (one shot, one kill), tính ra rất rẻ, chỉ tốn vài đô la là cùng. Quan trọng nhất là gây tâm lý hoang mang, sợ hãi, khiến cho hoạt động của đối phương bị hạn chế hơn. Mục tiêu triệt hạ thường là những cấp chỉ huy, có thể tạo ra hỗn loạn như rắn mất đầu.
Xạ thủ bắn tỉa cũng thường bị săn lùng bởi xạ thủ bắn tỉa của đối phương, vì thế, những hoạt động bắn tỉa không được phổ biến, cho nên, chiến thuật bắn tỉa của HK trong chiến tranh VN ít có người biết đến, như trường hợp của Carlos Hathcock chẳng hạn.
6* Tay bắn tỉa sát nhân đền tội
6.1. Giờ đền tội
Lúc 9 giờ tối, giờ địa phương, ngày 10-11-2009, tại nhà tù Greenville ở Richmond, bang Virginia, tên bắn tỉa cuồng sát John Allen Muhammad đã bị hành quyết bằng cách chích thuốc độc, trước sự chứng kiến của nhiều thân nhân của nạn nhân trong phòng quan sát.
Ông Nelson Rivera chồng của nạn nhân Lori Ann cho biết: “Tôi đến đây để xem gương mặt của hắn ta biểu lộ như thế nào trước cái chết của chính hắn.”
Bảy năm sau sự kiện kinh hoàng, khi John Allen Muhammad dùng súng bắn tỉa hạ sát 10 người, làm bị thương 3 người, trong 3 tuần lễ liên tiếp, nay đến lúc hắn phải đền tội.
Tòng phạm là Lee Boyd Malvo, 17 tuổi khi gây tội ác, nên được xử theo luật của vị thành niên, bị kết 6 cái án chung thân liên tiếp mà không được hưởng ân xá.
6.2. Hành vi sát nhân
Ngày 2-10-2002, lúc 5giờ20 chiều, một viên đạn cảnh cáo bắn vào cửa sổ của tiệm bán bông hoa thủ công Michael’s ở Aspen Hill, thuộc Montgomery County, Maryland, không có ai bị thương. Khoảng 1 giờ sau, lúc 6giờ 30, John Allen Muhammad (41 tuổi) và Lee Boyd Malvo (17 tuổi), lái xe vào bãi đậu xe của một siêu thị, cả hai nằm trong xe, nhắm qua lổ nhỏ được khoét ra để thực hiện bắn tỉa ở phía sau của chiếc Chevrolet Caprice đời 1990 cũ kỹ. Muhammad đã hạ sát James Martin, 55 tuổi, là nhân viên phân tích của NOAA (National Oceanic and Atmosphere Administration).
Tiếp theo, chỉ trong 2 tiếng đồng hồ, 5 người nữa bị bắn chết ở nhiều địa điểm khác nhau.
Ngày 3-10-2002, James Buchanan, 39 tuổi, một người làm vườn ở ngoại ô Maryland bị bắn chết. Tại hiện trường, một đầu đạn được thu nhận. Khoảng 1 giờ sau, trong ngày 3-10, Premkumar Walekar, là tài xế taxi bị bắn chết tại một trạm xăng. Nửa giờ sau, bà Sarah Ramos bị bắn chết khi ngồi đọc sách trước cửa nhà. Nạn nhân kế tiếp là bà Lewis Rivera. Cuối ngày 3-10-2002, hai sát thủ đã giết ông Pascal Charlot, 72 tuổi, khi ông đang thả bộ trên đường phố Washington, D.C..
Ngày 4-10-2002, Caroline Seawell bị bắn trọng thương khi đang xếp những bao hàng vào xe tải ở Frederickburg, Virginia, cách D.C. 70km.
Các vụ bắn tỉa liên tiếp gây kinh hoàng ở thủ đô Hoa Kỳ. Bầu không khí căng thẳng, người lớn không dám ra khỏi nhà, trẻ em được tập dượt kỹ thuật tránh bắn tỉa như đi khom lưng, di chuyển bằng cách chạy zig zag theo hình chữ chi. Nhân viên an ninh tìm không ra dấu vết. Sau phát súng, khi cảnh sát đến thì quang cảnh bình thường.
Ngày 7-10-2002, lúc 8 giờ 09 phút sáng, học sinh Iran Brown, 13 tuổi bị bắn vào bụng trên đường đi đến trường Benjamin Tasker, ở Bowie, Maryland. Rất may mắn, học sinh sống sót. Trong vòng một tuần tiếp theo, 3 nạn nhân bị bắn chết ở Virginia, trong đó có ông Dean Meyers, một cựu chiến binh bị bắn trúng đầu khi đang đổ xăng.
Tổng cộng 10 người chết, 3 bị thương.
6.3. Thái độ ngạo mạn tự đưa đầu vào rọ
Giết người vô tôi mà chưa bị tóm, khiến cho tên sát nhân trở nên ngạo mạn, ngông cuồng, trêu ghẹo chọc tức cảnh sát và vì đó mà tự đưa đầu vào rọ.
Trong vụ giết người, tên sát nhân viết giấy để lại “Hãy gọi ta là thượng đế” (Call me God). Trong vụ bắn học sinh Iran Brown, Lee Boyd Malvo viết giấy để lại “Con cái các vị không còn được an toàn ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào”. Trên giấy còn in dấu tay của hắn.
Muhammad còn gọi điện thoại đến trêu chọc cảnh sát. Qua điện thoại, hắn khoe khoang sự thông minh của hắn trong vụ cướp của giết người trong tiệm rượu ở Montgomery, Alabama trước kia, mà cảnh sát vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Chính tiết lộ nầy dẫn đến việc hắn bị tóm cổ. Trong lúc điện đàm, cảnh sát theo dõi tìm vị trí điện thoại, nhưng hắn tinh ranh, cúp máy trước khi có thể bị phát hiện.
Trở lại vụ cướp tiệm rượu ở Alabama, nhân viên an ninh thu thập được dấu chỉ tay của thủ phạm, đem đối chiếu với dấu tay trên tờ giấy để lại trong vụ bắn học sinh Iran Brown, 2 dấu tay của chính Lee Boyd Malvo. Truy ra, phát hiện Malvo sống chung với Muhammad. Nhưng còn khó khăn là cả hai đều vô gia cư, không có địa chỉ.
Thế là một nổ lực săn người được phát động.
Sáng ngày 24-10-2002, Muhammad và Malvo bị bắt trong khi đang ngủ trong xe. Lục soát, tìm thấy khẩu súng bắn tỉa Bushmaster XM-15 cùng với cái giá súng 2 chân. Sau khi bắn thử, thì đầu đạn giống hệt như đầu đạn đã bắn vào ông James Buchanan ngày 3-10 trước kia. Chiếc Chevy Caprice được sửa lại cho thích hợp với việc bắn tỉa.
Trước kia, cảnh sát đã có một lần phát hiện cả hai ngủ trong xe nhưng rồi cho đi, vì lúc đó đang nổ lực tìm chiếc xe Van trắng mà một người đã gọi cho biết tình trạng đáng nghi ngờ của chiếc xe trắng đó.
6.4. Tóm tắt vài nét về Muhammad và Malvo
1). John Allen Muhammad
Sinh ngày 31-12-1960, bị xử tử ngày 10-11-2009. Muhammad tên là John Allen Williams, đến năm 1987 thì cải đạo, theo Hồi giáo và đến năm 2001, thì đổi họ lại thành Muhammad. Việc bắn tỉa gây kinh hoàng tại thủ đô HK, được hắn xem như một cuộc thánh chiến của Al-Qaeda và Taliban Hồi giáo.
Năm 1979, Muhammad gia nhập Vệ Binh Quốc gia của bang Louisiana. Năm 1986, tình nguyện nhập ngũ. Muhammad là tay thiện xạ về súng M-16, đã được cấp bằng thiện xạ. Bị giải ngũ năm 1994 với cấp bậc trung sĩ. Can nhiều tội hình sự về gian lận và sống trong trại vô gia cư với Malvo như cha con.
2). Lee Boyd Malvo
Lee Boyd Malvo sinh ngày 18-12-1985, con của bà Una Seeon James, sống trên đảo Antigo. Ở đó, Una gặp Muhammad và sống với nhau như vợ chồng. Sau đó, Una vượt biên sang Florida, bỏ Malvo ở lại sống với Muhammad. Năm 2001, Malvo nhập cư Floria trái phép, bị bắt và Muhammad đóng tiền thế chân 1,600USD nên được thả ra. Cả hai sống trong trại vô gia cư với giấy tờ giả là hai cha con.
Chính Malvo đã đánh cắp khẩu súng bắn tỉa Bushmaster XM-15 tại một cửa hàng bán súng ở bang Maine.
Malvo đã nhận tội giết 6 người lúc 17 tuổi, nên được xử theo tội vị thành niên, lảnh 6 cái án chung thân liên tiếp và không được hưởng ân xá.
7* Kết
Trong quân đội, binh chủng nào cũng cần có những đội bắn tỉa để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau, như đạn công phá để phá hủy phi cơ, đài phát tuyến, nguồn cung cấp xăng dầu, nước uống…Các binh chủng gởi người tới trường huấn luyện bắn tỉa, trường nổi tiếng nhất Hoa Kỳ là USMC Sniper School (USMC là United States Marine Corps)
Xạ thủ bắn tỉa là người cô độc trên con đường đi tìm con mồi của mình, cần phải có kỹ năng cao độ về thiện xạ, quan sát và lẫn tránh. Khả năng làm việc độc lập, tự đưa ra những quyết định đúng đắn.
Một sĩ quan huấn luyện viên nói: “Không có cái đầu lạnh thì đừng mong trở thành lính bắn tỉa”.
Trúc Giang
History Channel's Sniper: Deadliest Missions FULL
http://www.youtube.com/watch?v=ggg4RGAlpDM
No comments:
Post a Comment