“Điềm Trời” Báo Ứng
Chế Độ Cộng Sản Việt Nam Phải Sụp Đổ!.
Van Tran
Nếu chúng ta tin tưởng ở “điềm trời” hay “số trời”, thì có thể nói rằng mọi việc trên đời này dù nhỏ hay lớn, từ cá nhân đơn lẻ cho đến vận mệnh của một dân tộc đông đúc hàng tỷ người có chung một quốc gia cũng đều có “số mệnh” hoặc “cộng mệnh”, hay nói cho đúng hơn “điềm trời” hay là “số trời” đã định cho người đó cho chế độ đó hay cho một quốc gia nào đó. Cho nên từ xa xưa con người khi kết tụ với nhau để trở thành một xã hội, một quốc gia . Khi chọn cho họ người xứng đáng để lãnh đạo xã hội, thì họ tin tưởng rằng người đó đã được “mệnh trời” hay “số trời” đã phó thác việc quốc gia chính sự (trị) lên trên cá nhân người đó. Ngược lại nếu dùng cường quyền hay súng đạn để bắt người khác phải phục vụ cho cá nhân mình, cho đảng phái mình, cho thân tộc mình, thì trước hay sau gì cá nhân hay một tập thể đảng đó cũng sẽ bị “số trời” hay “mệnh trời” tiêu diệt họ qua hình thức “điềm báo” thiên tai như: bão lụt, động đất, núi trùi, bệnh tật, chim chết, cá chết, cây cổ thụ bị quật ngã, nước sộng hồ tự nhiên khô cạn, hay mây khăn tang, mây thành xuất hiện nhiều lần ..v.v..
Có lẽ vì hiểu rõ ràng như vậy nên từ xa xưa một vài người đã được “mệnh Trời” phó thác cho họ để làm công việc ghi lại những dữ kiện sẽ xảy ra , và việc ghi lại” điềm trời” hay “số trời” này người đời gọi nôm na là viết “Sấm Ký”. Sấm Ký được viết lại theo “Linh Cảm” và sự tính toán đi theo một phương pháp riêng biệt. “Sở học đặc biệt” này được truyền lại qua nhiều nghìn năm và đến nay vẫn còn tồn tại.
Như trên có nói là việc viết “sấm ký” theo “linh cảm” là môn “sở học đặc biệt”, nên Đông hay Tây đều có thể học được môn học này , nếu họ được “số trời” đã an định cho cá nhân đó. Nhưng một điều ít có người biết hay có thể nói trên thế giới này từ xưa cho đến nay chưa ai nói đến “Linh Ảnh” (linh ảnh là nhìn thấy tất cả các hình ảnh nào đó hiện ra trong tâm trí của mình trong một khoảng thời gian, không gian nhất định nào đó. Người nhìn được “linh ảnh” phải có một trí nhớ đặc biệt mới có thể nhớ hết các chi tiết trong khoảnh thời gian ngắn ngủi chỉ bằng 1/10 giây, nhiều khi lâu hơn). Trước đây và bây giờ môn học này không bao giờ được truyền bá rộng rãi và nếu có truyền bá thì người nào đó phải có “duyên” mới có khả năng để lãnh hội sở học này. Người ta chỉ dạy môn học này cho những người “nuôi Tâm” để giữ nước. Đó là lý do để giải thích tại sao ông Nguyễn Văn An “bị bắt” về Tàu năm 14 tuổi, nên ông chắc chắn không phải là một “kiến trúc sư” và ông chưa bao giờ ông theo học về môn học “kiến trúc” này. Vậy mà với sức người (làm bằng tay) ông Nguyễn An hay Nguyễn Văn An đã cho xây dựng cả một công trình đồ sộ như “Cấm Tử Thành” Bắc Kinh (xây đến 2 lần) mà ngày nay chúng ta còn thấy, khi ông tháp tùng Minh Thành Tổ đi về vùng Bắc Kinh. Nếu phải xây dựng một công trình như Cấm Tử Thành ngày nay, thì các “kiến trúc sư” của Đông phương và Tây Phương phải tốn bao lâu và phải sử dụng đến loại máy móc, dụng cụ hay thước đo nào để hoàn thành công việc này và trong bao lâu !.
Vì vậy ta nên hiểu “linh ảnh” hay “linh cảm” được để lại qua “Sấm Ký” cho đời sau chiêm nghiệm, và con cháu nên theo đó mà làm cho đúng. Và hiểu một cách rõ ràng như vậy, nên để cho phù hợp cách cai trị người dân một cách tàn ác hiệu quả tập đoàn Hồ Chí Minh (từ những ngày đầu cướp được chính quyền vào năm 1945 cho đến nay), chúng đã thêm bớt và sửa lại lời “Sấm” truyền để lừa bịp người dân Việt một cách có hệ thống, cũng như những lời “Sấm” có nói đến sự tàn lụi, sụp đổ của chế độ Cộng sản hiện nay. Chúng cho trộn lẫn những câu Sấm lại với nhau nếu người đọc không có kiến thức về lịch sử cũng như kinh lịch thì rất khó nhận diện được chân giả. Tương tự như việc một số tên đã ăn cắp tập thơ Vô Đề trộn lẫn với “tập thơ” Con Cóc Thổ Tả để “nặn” ra tập thơ “Hoa Địa Ngục” như chúng ta thấy ngày nay, và nếu không đọc tập thơ Vô Đề cũng như xem qua “tập thơ” Con Cóc Thổ Tả kia, cũng như không có kiến thức để hiểu mấy thằng ăn cắp có dụng ý gì, thì bạn đọc chắc chắn cũng sẽ bị chúng lừa bịp mà không biết!.
Làm (viết) thơ đã khó nên viết “Sấm” lại càng khó hơn và bí hiểm hơn nửa cho đến khi nào sự việc xẩy ra rồi, thì khi ngẫm nghĩ lại chúng ta mới thấy lời “Sấm” rất linh nghiệm. Điển hình là sách “Sấm” Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là loại sách quí, bản chính được Cụ viết bằng chữ nôm và được lưu truyền qua bao thời đại trong suốt hơn 500 năm qua. Cho nên lời “Sấm” nếu sai đi một nét thì có thể cả ý nghĩa của cấu “Sấm” đó sẽ bị hiểu sai đi hoặc giả thời gian có thể bị hiểu khác vì sai lệch . Vì quan trọng như vậy trong các câu “Sấm”; nên người “giải sấm” phải có một tầm hiểu biết rất lớn về lịch sử, phải “kinh lịch” cũng như tuổi đời phải trọng (có tuổi)
Trên đây là một vài ví dụ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của “Sấm Ký”, “Linh Cảm” hay “Linh Ảnh”, để chúng ta thấy rằng: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai đều bị ảnh hưởng ở “cơ Trời” hay là “Thiên Cơ” mầu nhiệm. Cho nên có những người hiểu biết chưa chắc họ đã dám nói ra nếu không đúng hay chưa đúng thời điểm để cho họ “tiết lộ cơ trời”. Vì vậy cho nên người xưa mới có câu “thiên cơ bất khả lậu” là ý đó!.
Để chứng minh “điềm trời” sẽ như thế nào cho chế độ Cộng sản ở Việt Nam bây giờ và trong những ngày tháng sắp tới, Van Tran xin nêu ra đây vài điểm nho nhỏ để cống hiến bạn đọc trong và ngoài nước niềm hy vọng đầu năm, cũng là lời cầu chúc cho dân Việt trong và ngoài nước hiểu được “cơ trời” và tự chủ đứng lên để làm một cái gì đó cho chính mình, cho gia đình mình, cũng như cho đất nước của mình được tự do, trường tồn; để đất nước Việt Nam sẽ không còn bóng dáng bọn chó ngao Việt Gian hay bọn ma quỷ Cộng sản nửa.
Đầu năm 1949 một vài người Mỹ “cư ngụ” ở Việt Nam có “thâm tình” với một vài người Việt Nam thời đó, cho nên họ rất giỏi về “dịch lý” cũng như “đoán điềm” và họ có thể hiểu được “cơ trời”. Đầu năm “gieo quẻ Dịch” họ đã đoán chắc rằng Mao Trạch Đông sẽ tổng tấn công để chiếm toàn bộ Hoa Lục và Mao cũng có thể chiếm luôn Đông Nam Á nếu tình hình thuận lợi cho họ Mao (lúc này Hồ Chí Minh và đỗng bọn đã chiếm được miền Bắc gần 5 năm)
Ngày 24 tháng 2 năm 1949 từ sáng sớm “người ta” đã thấy từng tầng “Mây Khăn Tang” lừng lững tỏa ra như một bức trường thành kéo dài từ Đông sang hướng Bắc rồi lan sang hướng Tây của lục địa Trung Hoa. Đám mây có mầu xám bạc kéo dài như những dãi khăn tang dọc theo các ngọn núi phía Tây Bắc của nước Tàu. Cùng lúc đám “Mây Thành” từ từ tỏa rộng ra rồi kéo lên đỉnh trời, sau đó lại lan tỏa ra và kéo xuống phương Nam. Từ sáng sớm cho đến sau buổi trưa, những giải Mây Khăn Tang và Mây Thành đã lan tỏa rất nhanh và đọng lại rất lâu trên bầu trời Hoa Lục. “Người ta” đã tiên đoán được Điềm Trời này, họ đã buồn bã và cùng nhau cuối đầu cầu nguyện cho số phận người dân Hoa Lục được bình an. Những ngày tháng kế tiếp sau đó cho chúng ta thấy Mây khăn Tang và Mây Thành tượng trưng cho những gì đau thương chết chóc đã trùm phủ lên cả lục địa Trung Hoa, những cảnh tang thương kéo dài như những dãi Mây Khăn Tang quyện vào số phận của người dân Hoa Lục cho đến tận ngày hôm nay. Cộng sản Tàu đã chiếm toàn bộ Hoa Lục và như vậy thì “Điềm Trời” đã không sai một ly nào cả.
Ngày 9, ngay 10 tháng 10 năm 1954 Việt Minh Cộng sản đã tiếp thu Hà Nội do người Pháp “giao” lại cho chúng. Từ sáng sớm cả vùng trời Hà Nội được bao phủ bằng nhiều tầng Mây Thành màu xám đục buồn thê lương, những đám Mây Thành xám buồn này đã nằm cố định (không di chuyển như những đám mây chúng ta thường thấy) trong vùng trời Hà Nội từ sáng sớm cho đến chiều tối. Thời tiết Hà Nội ngày hôm đó có gió lạnh cùng với những đợt mưa phùn nặng hạt đã làm cho bầu trời Hà Nội có vẻ như đang khóc một cách sầu thảm, ai oán. Những đợt mưa thưa thớt như đang khóc cho sự đau thương chia lìa khi phải chứng kiến cảnh thê lương đang trùm phủ lên nửa phần đất thân yêu của dân tộc Việt. “Mưa ơi! mưa gieo sầu cho nhân thế”. Mưa đang khóc cho một dân tộc đang bị thảm họa dưới sự cai trị của bọn Việt Gian Cộng sản. Nỗi đau khổ, đè nén, áp bức sẽ kéo dài trong nhiều thập niên. Mưa! mưa gieo sầu đang khóc cho sự điêu linh với nhiều sầu thảm, đắng cay, chua xót. Mưa! mưa cũng khóc cho một nửa dân tộc Việt sẽ phải chịu nhiều chết chóc, tan nhà nát cửa, tan tác chia ly trong nhiều thập niên. Mưa thật tình đã khóc cho Hà Nội sẽ phải tàn tạ, vận nước Việt đến lúc phải tan hoang tan nát, tang thương chỉ vì bọn Việt Gian Cộng sản đã đặt ách thống trị trên nửa phần đất nước.
Từ phố Bạch Mai từng toán quân của Việt Minh (gian) Cộng sản đã chầm chậm kéo ra mỗi ngã tư đường, trong khi đó các toán lính Pháp từ từ rút về hướng cầu Long Biên để sang sông Nhị. Tại cầu từng đoàn xe nối đuôi nhau để đi xuống Hải Phòng. Cả Hà Nội mọi nhà đều đóng cửa chặt vì trước đó đã có lệnh và cấm không ai được ra ngoài đường. Quân Việt Gian Cộng sản tiến đến đâu thì mọi người đều ngơ ngác, tâm tư chĩu nặng sự lo sợ cho một tương lai đầy bất trắc. Chứ người dân Hà Nội thời đó không chạy ra đường để “chào đón vui mừng” như bọn Cộng sản đã tuyên truyền. Nhiều người dân Hà Nội đã quyết định di cư vào Nam ngay sau khi họ thấy bọn Việt Minh Cộng sản tiến vào Hà Nội. Hà Nội trong màn sương trắng xám đục cho thấy tất cả là một sự im lặng lạnh lùng và Hà Nội đã im lặng hãi hùng như những trang giấy cuối cùng của một trang sử bùi ngùi được lật qua.
Từ trưa đến chiều ngày 6 tháng giêng năm Giáp Dần tức năm 1974 một giải sương trắng đục như nhữnggiải khăn tang (Mây Khăn Tang) đã bao trùm vùng thành phố Sài Gòn và nhất là khu trung tâm đường Trần Hưng Đạo (cũng là khu trung tâm đường Trần Hưng Đạo bây giờ). Một vài người thời đó họ đã biết rõ ràng là Điềm Trời cho thấy rằng: Phải có cuộc thay đổi chế độ (chế độ tốt hay xấu thì sau 30 tháng 4 năm 1975 thì mọi người đã rõ, nên Van Tran không cần nhắc lại ở đây). Nhiều người đã ngậm ngùi cảm thương cho thân phận của riêng mình, của những người dân miền Nam thân yêu của mình. Nhưng lúc đó thật không có mấy người có thể hiểu rằng vấn đề Cộng sản sẽ tiến vào và cưỡng chiếm miền Nam nhanh như mây khăn tang lan tỏa trong năm 1974.
Một vài người “biết chuyện” thì tự an ủi mình bằng cách nghĩ rằng có thể sẽ có đảo chánh thì may ra tình hình sẽ tốt hơn là bị Cộng sản Hà Nội thôn tính miền Nam bằng võ lực. Và một năm sau thì quả nhiên“Hồ binh bát vạn nhập ...” Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 hay là ngày 20 tháng 3 năm Ất Mão. Người dân Sài Gòn (nói riêng và toàn miền Nam nói chung) vào thời điểm đó cũng có cùng chung số phận cũng như suy nghĩ tương tự như người dân Hoa Lục vào đầu năm 1949, cả miền Nam đã chìm trong cảnh tang thương tang tóc .
Ngày 26 tháng 10 năm Giáp Dần hay là ngày 9 tháng 12 năm 1974, nhìn lên bầu trời miền Trung “người ta” thấy một giải mây dài như một tấm lụa màu trắng xám đục kéo dọc theo các triền núi từ Bắc chạy dài xuống phía Nam, có đoạn đã giăng ra khoảng quốc lộ I . Đây là điềm trời” báo cho biết rằng quân Cộng sản sẽ tiến chiếm miền Nam không còn xa nửa . Con đường “Mây Khăn Tang” đã mở cũng là điềm báo hiệu cảnh thê lương đang hiện đến cho giải đất Trung phần này.
Ngày 14 tháng giêng năm nay (Nhâm Thìn- 2012) từ sáng sớm cho đến xế chiều cả vùng Sài Gòn và nhất là khu vực trung tâm Sài Gòn (khu Trần Hưng Đạo Quận 5) mây mù dầy đặc và trắng đục giống như những giải khăn tang đã bao trùm cả vùng Sài Gòn gần trọn một ngày . Bốn (4) ngày sau .
Ngày 18 tháng giêng cũng từ sáng sớm người ta cũng lại thấy Mây Khăn Tang theo gió biển kéo về vây kín vùng Đảo Ngọc lan vào vùng Đông Bắc Hà Nội. Nhưng màng mây trắng đục như sửa bao trùm vùng Đảo Ngọc và phía Đông Bắc Hà Nội. Mây trắng đục cũng phủ kín chung quanh các dãy núi giống như những tấm khăn tang được quấn lên các ngọn núi vùng thị trấn Đống Bắc Hà Nội và thị trấn Cát Bà. “Điềm Trời” này đã làm cho nhiều người liên tưởng đến “điềm báo” rằng sẽ có cuộc loạn lạc làm thay đổi chế độ Cộng sản từ xấu sang tốt. Và “Điềm Trời” đã báo ứng như vậy.
Như vậy Mây Thành và Mây Khăn Tang như trên đã nói trên là Điềm Báo Tử cho chế độ Cộng sản đương cầm quyền không thể khác. Về phương diện siêu hình hay tiên đoán thì Mây Thành hay Mây Khăn Tang để chứng minh rằng Điềm Trời quả không sai. Mới đây người ta đã tìm được một “bảng” tiên tri của người Tây Tạng được các Lạt Ma viết ra từ thế kỷ thứ 19, trong “bảng” tiên tri này các Lạt Ma có nói đến “Thế Chiến” và “Mộc Long” (Nhâm Thìn (Long) 2012) trong cuối thế kỷ 20 hay là đầu thế kỷ thứ 21 này. Năm con Rồng này là năm Cộng sản trên thế giới sẽ bị tiêu diệt và tận diệt, thế giới sẽ đi vào một chu kỳ thịnh vượng khác, mọi dân tộc sẽ được sống trong cảnh thái bình qua nhiều trăm năm. Hơn 200 trăm triệu nạn nhân đã chết trên khắp thế giới này vì họa Cộng sản khởi thủy từ năm 1917, tất cả các oan hồn, uổng tử sẽ được siêu thoát. Đặc biệt là người Việt Nam khắp nơi ở hải ngoại sẽ được trở về quê hương trong cảnh thanh bình. Người người sẽ cùng nhau tái thiết và xây dựng lại quê hương Việt Nam đã hoang tàn đổ nát sau bao nhiêu năm bị đọa đày dưới ách cai trị của bọn Việt Gian Cộng sản.
Van Tran
----------------------
Mây “nuốt” cao ốc Hà Nội
Thời tiết mấy ngày nay khiến Hà Nội
trở nên nhầy nhụa, ướt nhép trong hơi nồm ẩm ướt khó chịu. Đặc biệt,
sáng nay 5/3/12, Hà Nội bị màn mây giăng trắng phủ kín tầm nhìn trên những
con đường, ngõ phố.
Trước
đó, chiều tối qua, Hà Nội đón trận mưa rào đầu tiên trong năm như một
tín hiệu chuyển mùa đầy khắc nghiệt của tiết trời những tháng ngày tới.
6 giờ sáng nay.
Trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Thời tiết "lạ" làm nhiều người ngạc nhiên.
Hồ Ngọc Khánh.
Tầm nhìn xa giảm xuống.
Các cao ốc nhấp nhô giống đỉnh núi miền sơn cước.
Nước đọng thành giọt bởi độ ẩm cao trong không khí.
Mây nuốt các cao ốc.
Hồ Tây lúc 9 giờ khi trời bắt đầu hửng nắng.
Vẫn rất mù mịt.
Sương giăng mặt hồ.
Chim le le trên mặt hồ Tây.
---------------
Hà Nội: Gần 30 chuyến bay bị trễ vì sương mù dày đặc
- Đã có ít nhất 26 chuyến bay nội địa
và quốc tế không thể cất - hạ cánh tại sân bay Nội Bài sáng nay 5/3 do
sương mù xuất hiện dày đặc ở Hà Nội.
Vietnam Airlines với
tần suất khai thác lớn nhất có tới 20 chuyến bay bao gồm cả quốc tế và
nội địa bị ảnh hưởng, trong đó có 15 chuyến đến và 5 chuyến đi. Ngoài
ra, hãng này cũng cho biết có 2 chuyến từ Paris (Pháp) và Frankfurt
(Đức) về Hà Nội cũng phải bay vào sân bay Đà Nẵng để hạ cánh.
Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng do sương mù tại Hà Nội
“Do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên hãng phải thực hiện các
phương án khác tốt nhất để đảm bảo an toàn cho hành khách, và hành khách
cũng rất thông cảm vì đây là tình huống bất khả kháng.” - đại diện
Vietnam Airlines cho hay.
Đối với Jetstar Pacific, có 2 chuyến bay cũng bị ảnh hưởng bởi hiện
tượng sương mù dày đặc, vì vậy Jetstar Pacific phải cho hạ cánh xuống
sân bay Vinh và Đà Nẵng, sau khi sương mù tanhãng đã khởi hành 2 chuyến
bay này để đưa khách về Hà Nội.
Một chuyến bay xuất phát từ Nội Bài lúc 6h15 của VietJetAircũng phải hoãn thời gian cất cánh2 tiếng rưỡi để chờ sương mù tan.
Phải tới khoảng hơn 9h sáng, khi trời hửng nắng và sương mù tan thì
hoạt động khai thác tại sân bay Nội Bài mới trở lại bình thường. Tuy
nhiên, do thời tiết không thuận lợi khiến nhiều hành khách bị chậm thời
gian khởi hành và các hãng bị ảnh hưởng khi phải điều chỉnh giờ của bay
các chuyến tiếp theo.
Được biết, với những chuyến bay phải hạ cánh xuống sân bay dự bị, các
hãng hàng không bị phát sinh chi phí 100 - 150 triệu đồng. Luật hàng
không quy định, trong những trường hợp chậm, hủy chuyến do lý do bất khả
kháng như thời tiết thì các hãng hàng không không phải bồi thường cho
khách hàng.
Trên thực tế, đây là ình hình thời tiết khá điển hình và xuất hiện từ
tháng 1 đến tháng 3 hàng năm tại khu vực phía Bắc, làm ảnh hưởng đến
hoạt động các sân bay như: Nội Bài, Vinh, Cát Bi.
Tuy nhiên, theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, loại sương mù này không nguy hại đến cây trồng, nhưng với tần suất sương dày đặc dễ tạo điều kiện cho sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, rầy nâu và rầy lưng trắng phát triển mạnh trên cây lúa. Bà con nông dân nên thường xuyên thăm đồng để có biện pháp bảo vệ cây trồng hiệu quả.
Sáng nay 5.3, Hà Nội và các tỉnh Bắc bộ chìm trong sương mù dày đặc. Tầm nhìn xa giảm xuống chỉ còn vài chục mét, có nơi chỉ 5-10 m, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tham gia giao thông.
Tầm nhìn xa giảm đáng kể - Ảnh: Q.D |
Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, không khí lạnh ẩm biến tính gặp mặt đất lạnh đã gây có sương mù bình lưu.
Loại sương mù này chỉ tồn tại vào buổi sáng, trưa chiều vỡ mây, trời hửng nắng.
Dự báo, sương mù sẽ còn giăng kín trời Bắc Bộ trên diện rộng trong 1-2 ngày nữa.
Những tòa nhà chung cư ẩn hiện trong sương mù - Ảnh: Q.D |
Khoảng ngày 9.3, sẽ có một đợt không khí lạnh cường độ trung bình tràn xuống miền Bắc, gây trời rét trong 2 - 3 ngày. Nhiệt độ ban ngày sẽ ở vào khoảng 19 - 21 độ C, ban đêm là 15 - 17 độ C.
Thêm một số hình ảnh Hà Nội sương mù do PV Thanh Niên Online ghi lại:
Theo nhiều người, đây là đợt sương mù dày đặc nhất kể từ đầu năm - Ảnh: Lê Quân Tòa nhà cao nhất Việt Nam Kengnam Landmark Tower chìm trong sương mù - Ảnh: Lê Quân Đứng dưới đất không thể nhìn thấy đỉnh các tòa nhà cao tầng- Ảnh: Lê Quân Ở khoảng cách khá gần nhưng không thể nhìn rõ mặt người do sương mù dày đặc - Ảnh: Lê Quân Những bông hoa cũng tươi hơn trong tiết trời sương mù- Ảnh: Lê Quân Người dân Hà Nội đi lại khá khó khăn trong tiết trời sương mù - Ảnh: Lê Quân Đoạn đường Hồ Tùng Mậu dưới chân cầu vượt có sương mù khá dày - Ảnh: Lê Quân |
Thừa Thiên-Huế: Sương mù dày đặc nhiều nơi
Từ 6 đến 8 giờ sáng 5.3, tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và TP.Huế (Thừa Thiên-Huế)… đã xuất hiện sương mù dày đặc, xe cộ lưu thông trên đường đều phải bật đèn.
Sương mù xuất hiện vào thời điểm lúa vụ mùa Đông Xuân 2011-2012 đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt, nhiều diện tích lúa mới được bà con nông dân dặm cấy đang trong giai đoạn để nhánh đã khiến cho không ít bà con nông dân lo lắng.
Sương mù xuất hiện dày đặc tại TP.Huế (ảnh chụp tại cầu Trường Tiền, vào lúc 7 giờ sáng 5.3) - Ảnh: Trọng Lợi |
Tuy nhiên, theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, loại sương mù này không nguy hại đến cây trồng, nhưng với tần suất sương dày đặc dễ tạo điều kiện cho sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, rầy nâu và rầy lưng trắng phát triển mạnh trên cây lúa. Bà con nông dân nên thường xuyên thăm đồng để có biện pháp bảo vệ cây trồng hiệu quả.
Hiện tượng sương mù xuất hiện không phải là điều mới xảy ra tại Huế. Tuy nhiên, dạng sương mù xuất hiện với tần suất dày đặc như sáng hôm nay là điều hiếm thấy từ trước đến nay.
Đầu năm mưa "rồng"
-Tại TP.Cần Thơ, mưa xuân đầu năm cũng ào xuống các quận, huyện Vĩnh
Thạnh, Cờ Đỏ, Bình Thủy, Ô Môn. Cơn mưa kéo dài, càng về sau càng nhỏ
dần và rơi lắc rắc. Cơn mưa nhẹ đã xua đi không khí oi bức.
-Cà Mau: Mưa to, sập cột điện làm 2 người bị thương
Vào lúc 15g ngày mùng 2 Tết 9 (tức ngày 24-1), trên địa bàn ấp Đông
Hưng, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, trên tuyến Quốc lộ 1A,
cách cầu Đầm Cùng 13 km, đã xảy ra một vụ sập cột điện.
Hai người đã bị thương khi đang ngồi trên xe đi ngang qua. Do cột
điện sập nên gần 1.000 ô tô, mô tô bị kẹt không lưu thông được.
Theo báo cáo sơ bộ từ ngành điện lực, nguyên nhân cột điện bị sập là
do hậu quả của cơn mưa rất lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ vẫn chưa dứt
hẳn. Đây là cơn mưa trái mùa hiếm thấy trên địa bàn này.
Mặc dù trong thời gian nghỉ Tết, nhưng lập tức nhân viên điện lực đã
được huy động tới hiện trường để khắc phục sự cố, trước mắt là bảo đảm
lưu thông thông suốt trước 20 giờ đêm nay, đồng thời khắc phục sự cố mất
điện trong thời gian sớm nhất.
-
Mưa trái mùa “làm khó” hoa kiểng
Liên tục trong hai ngày 16 và 17-1, tại nhiều tỉnh thành Nam bộ đã xuất hiện mưa với lượng phổ biến 10-20mm.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đây là đợt mưa trái mùa
xảy ra trên diện khá rộng. Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi nhiễu động trong
đới gió đông mang theo những đám mây dông vào đất liền, cộng với tác
động của không khí lạnh tăng cường từ miền Bắc.
-
Sương mù dày đặc miền Trung
Sáng 15/1, khắp khu vực miền Trung xuất hiện sương mù dày đặc, gần 8h
nắng bừng lên làm gia tăng nhiệt độ ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và
Bình Định từ 7 đến 9 độ C so với những ngày trước.
Sương mù dày đặc khắp nơi khiến phương tiện giao thông trên quốc lộ
1A và các tuyến tỉnh phải bật đèn để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Nhiều ôtô, xe máy phải giảm tốc độ. Đến gần 8h, sương mù tan dần, trời
nắng ấm, bầu trời trong xanh.
-
Xuất hiện lũ dị thường trên sông Hồng giữa mùa đông
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử địa phương, Trung tâm Khí tượng -
Thủy văn tỉnh Lào Cai ghi nhận được trận lũ bất thường giữa mùa đông.
Nhận định trên được kỹ sư Lưu Minh Hải, Phó Giám đốc trung tâm khí tượng
thủy văn tỉnh Lào Cai đưa ra với phóng viên trưa nay 15/1.
Theo ông Hải thời gian này của nhiều mùa đông trước, mực nước trên sông
Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai xuống thấp và nước sông chảy rất hiền hòa,
trong xanh.
Lũ lớn đột ngột xuất hiện trên sông Hồng ngày 15/1 ở khu vực thành phố Lào Cai
Nguyên nhân xảy ra lũ “dị thường” trên sông Hồng sáng ngày hôm nay
(15/1) là do đêm về sáng ngày hôm qua (14/1) thời tiết chịu ảnh hưởng
của hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh Lào Cai và phía thượng nguồn
sông Hồng thuộc địa phận Trung Quốc có mưa, mưa rào nhẹ trên diện rộng.
Riêng tỉnh Lào Cai lượng mưa thu được tính từ 19 giờ ngày 13/1 đến 7 giờ
ngày 15/1 phổ biến từ 15-25mm, trong đó nhiều nơi như Sa Pa , Bát Xát
mưa trên 30mm.
Mưa đều khắp đã gây ra một đợt lũ trên toàn bộ hệ thống sông suối Lào
Cai. Riêng sông Hồng do cũng có mưa diện rộng phía thượng nguồn nên
nước liên tiếp dồn về gây lũ bất thường đoạn chảy qua thành phố Lào Cai.
Lúc 4 giờ sáng ngày hôm nay, 15/1, trạm thủy văn thành phố Lào Cai đo
được mực nước sông Hồng chảy qua địa phận cao nhất lên tới 77m15, biên
độ lũ đạt mức 1m15, hiện lũ trên các sông Hồng đang giảm dần.
Nước lũ sông Hồng đe dọa những ruộng rau xanh trồng vên sông Hồng ở khu vực tổ 52 , phường Kim Tân ( thành phố Lào Cai )
Lũ về ảnh hưởng tới tiến độ thi công kè bê tông ven bờ sông Hồng từ
huyện Bát Xát xuống thành phố Lào Cai, đồng thời đe dọa nhiều diện tích
rau màu mà bà con nông dân trồng ven bãi bồi dọc hai bờ sông.
Tuy nhiên, lũ lớn giữa mùa đông lại tạo điều kiện cho vận tải trên
sông Hồng đang mùa cạn kiệt và tăng thêm nguồn nước cho đồng bằng Bắc Bộ
chuẩn bị gieo cấy lúa xuân. Riêng các trận mưa ở địa bàn tỉnh Lào Cai
mấy ngày qua được bà con nông dân và các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai
coi là trận mưa vàng vì tăng thêm lượng nước cho các đập thủy điện và
giảm hẳn nguy cơ cháy rừng mùa khô.
-
Khổ vì thời tiết bất thường
Khoảng một tuần nay, thời tiết khu vực Nam Trung Bộ đột ngột trở lạnh
kèm theo mưa phùn và gió bấc thổi mạnh làm xáo trộn cuộc sống của người
dân
Đến chiều 12-1, ngày thứ 3 liên tiếp tuyến giao thông đường thủy duy
nhất giữa huyện đảo Phú Quý với TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vẫn bị
gián đoạn do sóng to, gió lớn thổi mạnh trên biể
----------------------
Quảng Bình:
Chùm ảnh sương mù bao phủ Quốc lộ 1A
- Trong vài ngày trở lại đây, tình trạng sương mù xuất hiện dày đặc vào lúc sáng sớm và chiều tối đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho ngư dân ra biển và người tham gia giao thông tại địa bàn Quảng Bình.
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh ở miền Bắc, những ngày gần đây, ở Quảng Bình xuất hiện sương mù dày đặc. Tại các địa phương ven biển sương mù đã bao phủ nhiều tuyến đường, nhất là Quốc lộ 1A, nơi có nhiều người qua lại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tham gia giao thông.
Hiện tượng sương mù xuất hiện rất dễ phát sinh các bệnh về hô hấp, nhất là đối với trẻ em và người già. Đặc biệt, cần tránh hiện tượng sương mù dày đặc vào buổi sáng và buổi tối.
Tầm nhìn xa ra biển chỉ thấy khoảng vài chục mét
Chưa tối những cánh đồng đã phủ kín những dãi sương trắng dày đặc
Sương phủ dày đặc đã hạn chế tầm nhìn cho lái xe
Dù thành phố chưa đỏ đèn cao áp nhưng các phương tiện tham gia giao thông đã phải bật đèn
Sương mù giăng kín như thế này sẽ rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Sương mù xuất hiện dày đặc gây hạn chế tầm nhìn cho các phương tiện tham gia giao thông
Sương mù xuất hiện dày đặc còn ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân vùng biển. Tại các làng biển ở Quảng Bình sương mù phủ kín, tầm nhìn chỉ còn khoảng 5m, gây ảnh hưởng việc ra khơi của các ngư dân.
Sương mù xuất hiện những ngày gần đây còn ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân làng biển
Hiện tượng sương mù xuất hiện rất dễ phát sinh các bệnh về hô hấp, nhất là đối với trẻ em và người già. Đặc biệt, cần tránh hiện tượng sương mù dày đặc vào buổi sáng và buổi tối.
Dưới đây là chùm ảnh PV Dân trí ghi lại vào ngày 24/2:
Tầm nhìn xa ra biển chỉ thấy khoảng vài chục mét
Chưa tối những cánh đồng đã phủ kín những dãi sương trắng dày đặc
Sương phủ dày đặc đã hạn chế tầm nhìn cho lái xe
Dù thành phố chưa đỏ đèn cao áp nhưng các phương tiện tham gia giao thông đã phải bật đèn
Sương mù giăng kín như thế này sẽ rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Những làn sương mù như những dải lụa trắng theo gió xuân bủa vây kín các khu vực Đảo ngọc Cát Bà.
Những làn sương mù dày đặc kéo từ ngoài biển được gió xuân thổi vào vùng đảo Cát Bà, phủ kín các dãy núi và khu vực thị trấn Cát Bà. Từ trên cao nhìn xuống những làn sương mù như những dải lụa trắng vắt ngang các ngọn núi bay vào trong các khu dân cư tạo nên một khung cảnh hết sức lãng mạn, kỳ thú.
Thị trấn du lịch Cát Bà chìm dưới làn sương mù khổng lồ.
Sau một thời gian ngắn, bức màn sương kỳ vĩ đã rút về biển khơi.
link
Cấm Tử Thành Bắc Kinh là của người Việt xây 600 năm trước.
http://kn2000thoisubinhluan.blogspot.com/2011/01/cam-tu-thanh-bac-kinh-la-cua-nguoi-viet.html
-------------
-------------
Thừa Thiên-Huế: Sương mù xuất hiện dày đặc ở nhiều nơi
05/03/2012 9:41
(TNO) Từ 6 đến 8 giờ sáng 5.3, tại các huyện Phong Điền, Quảng
Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và TP.Huế (Thừa
Thiên-Huế)… đã xuất hiện sương mù dày đặc, xe cộ lưu thông trên đường
đều phải bật đèn.
Sương mù xuất hiện vào thời điểm lúa vụ mùa Đông Xuân 2011-2012 đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt, nhiều diện tích lúa mới được bà con nông dân dặm cấy đang trong giai đoạn để nhánh đã khiến cho không ít bà con nông dân lo lắng.
Tuy nhiên, theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, loại sương mù
này không nguy hại đến cây trồng, nhưng với tần suất sương dày đặc dễ
tạo điều kiện cho sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, rầy nâu và rầy lưng trắng
phát triển mạnh trên cây lúa. Bà con nông dân nên thường xuyên thăm đồng
để có biện pháp bảo vệ cây trồng hiệu quả.
Hiện tượng sương mù xuất hiện không phải là điều mới xảy ra tại Huế. Tuy nhiên, dạng sương mù xuất hiện với tần suất dày đặc như sáng hôm nay là điều hiếm thấy từ trước đến nay.
Sương mù xuất hiện vào thời điểm lúa vụ mùa Đông Xuân 2011-2012 đang trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt, nhiều diện tích lúa mới được bà con nông dân dặm cấy đang trong giai đoạn để nhánh đã khiến cho không ít bà con nông dân lo lắng.
Sương mù xuất hiện dày đặc tại TP.Huế (ảnh chụp tại cầu Trường Tiền, vào lúc 7 giờ sáng 5.3) - Ảnh: Trọng Lợi |
Hiện tượng sương mù xuất hiện không phải là điều mới xảy ra tại Huế. Tuy nhiên, dạng sương mù xuất hiện với tần suất dày đặc như sáng hôm nay là điều hiếm thấy từ trước đến nay.
No comments:
Post a Comment