Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Monday, December 19, 2011

Vũ khí chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương đo lường thắng bại




Tuần qua mạng Phòng tuyến số 2 Hoa Kỳ có bài viết cho rằng, hiện nay hải, không quân Mỹ đang hợp tác nghiên cứu vấn đề làm thế nào để ngăn chặn chiến tranh
(đặc biệt là chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương). Cuộc nghiên cứu này lấy đánh thắng một cuộc chiến tranh làm nền tảng.
Máy bay chiến đấu F-35A của Hoa Kỳ
Bài viết cho rằng, Mỹ và các đồng minh Thái Bình Dương có thể thắng trong chiến tranh Thái Bình Dương. Hải, Không quân và thuỷ quân lục chiến Mỹ cùng với quân đồng minh được trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu F-35 là yếu tố giành chiến thắng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng kỹ thuật, công tác nghiên cứu phát triển hoả tiển hành trình siêu âm đã bước vào giai đoạn cuối cùng, cần phải đưa vào trong kế hoạch tác chiến.
Do tiêu diệt hoả tiển hành trình siêu âm không phải dễ, cho nên chú trọng nghiên cứu lĩnh vực này có lợi cho giải quyết mối đe dọa của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Hải quân Trung cộng.
Hơn nữa, khi đối mặt với mối đe dọa hoả tiển hành trình siêu âm , quân đội Mỹ và đồng minh có thể sử dụng máy bay chiến đấu F-35 có tính năng tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ tấn công và phòng thủ.

Máy bay chiến đấu F-35B có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng

C4ISR-D “Z-Trục” của khoang điều khiển máy bay chiến đấu F-35 có thể xây dựng một mạng lưới

 
“Tổ ong” ISR ở Thái Bình Dương, cung cấp khả năng nhận biết môi trường mạnh, phòng ngừa mối đe dọa của hoả tiển hành trình siêu âm và hoả tiển đạn đạo tầm trung, hoặc thực hiện nhiệm vụ tấn công.
Tuy nhiên, tất cả mọi sự phát triển đều cần có thời gian, Mỹ và đồng minh cần có thời gian để phát triển kỹ thuật cho tác chiến hợp nhất không-hải quân trong thế kỷ 21.
Hơn nữa, việc thực hiện thành công tác chiến tấn công và phòng thủ “tổ ong” là trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu F-35.
F-35C
Trong khái niệm tấn công và phòng thủ mới này, máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Mỹ, máy bay chiến đấu F-35B của thuỷ quân lục chiến Mỹ và máy bay chiến đấu F-35C của Hải quân Mỹ là chủ lực,

tàu Aegis hoạt động như một lực lượng phụ còn


tàu ngầm hạt nhân đóng vai trò yểm trợ hoả lực
Việc sử dụng của máy bay chiến đấu F-35 của Không quân, Hải quân, thuỷ quân lục chiến Mỹ và các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương sẽ có thể tạo dựng thành công mạng lưới “Tổ ong” ISR. Máy bay F-35 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc đặc biệt quan trọng.
Nếu máy bay chiến đấu F-35 không tồn tại, chỉ huy tác chiến hợp nhất không-hải quân Mỹ cần phải tiếp tục nghiên cứu chế tạo hoặc cải tiến rất nhiều hệ thống đắt giá, phụ trách hoàn thành nhiệm vụ mà một máy bay có thể hoàn thành.
Giai đoạn đầu, máy bay chiến đấu F-35 có thể tạo thành mạng lưới chung với các hệ thống khác, trên thực tế trong tương lai, “hệ thống khác” sẽ phát triển xoay quanh sử dụng các khả năng của máy bay chiến đấu F-35.


Vấn đề then chốt hiện nay là ở chỗ, Mỹ cần xoay quanh khả năng

logo-TW.jpg

C4ISR-D “Z-Trục” của máy bay chiến đấu F-35, nghiên cứu chế tạo vũ khí và hệ thống kiểu mới, tăng cường khả năng tấn công tác chiến điện tử cho quân Mỹ, giám sát hoả tiển bay đến tấn công, đồng thời các loại vũ khí động năng phóng từ máy bay, tàu chiến… để ngắm trúng bắn hạ hoả tiển chưa kịp bay đến.
*************************************************

* Hoa Kỳ bước vào thời đại máy bay không người lái cho cuộc chiến tranh

Trước những thách thức an ninh mới, Ngũ Giác Đài đã có kế hoạch tăng số lượng máy bay không người lái lên 28.000 chiếc trong những năm tới.
Gần đây, cuộc khẩu chiến giữa Hòa Kỳ và Iran xoay quanh sự kiện máy bay không người lái RQ-170 Sentinel rơi đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Trong khi Iran kiên quyết không trả Sentinel và cho biết đã chuẩn bị giải mã công nghệ cao của nó, các chuyên gia quân sự đã đưa ra nhiều lời bình luận, đánh giá.
Vừa qua, Tổng biên tập tạp chí “Chiến tranh nhỏ” (Little War) là Robert Haddick đã có bài viết trên tạp chí “Chính sách Ngoại giao” cho rằng, với việc sử dụng nhiều máy bay không người lái trong chiến tranh tương lai, máy bay bị rơi và theo đó là sự tiết lộ bí mật công nghệ nhạy cảm sẽ phổ biến hơn,
mà đối mặt với xu thế khách quan không thể né tránh này, cách tốt nhất của các nhà hoạch định chính sách chính trị quân sự là nghiên cứu chế tạo và trang bị máy bay không người lái nhiều hơn, tính năng tiên tiến hơn, đồng thời học cách chấp nhận các loại rủi ro có thể xảy ra.
"Quái thú" RQ-170 của Mỹ vừa bị Iran bắn rơi
Hoa Kỳ chỉ có thể bị xui xẻo
Năm 2009, RQ-170 Sentinel được triển khai ở căn cứ không quân Mỹ tại Kandahar-Afghanistan. Trong mấy năm qua, loại máy bay không người lái này đã nhiều lần bí mật bay đến Pakistan do thám, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch đặc biệt tiêu diệt Osama bin Laden hồi tháng 5/2011.
Theo tờ “Nhật báo phố Wall”, trên thực tế, ngay từ trước khi “quái thú RQ-170” này xuất hiện trên đài truyền hình Iran, quân đội Hoa Kỳ đã biết nó rơi ở trong lãnh thổ Iran.
Lúc đầu, quan chức Hoa Kỳ từng dự định thực thi hành động bí mật để thu hồi hoặc phá huỷ xác Sentinel, nhưng khi tính toán đến những rủi ro có thể xảy ra, lực lượng an ninh Iran đã phát hiện trước xác chiếc máy bay này.
Tờ “Washington” cho biết, do không có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán tại Iran, Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) không thể phát triển mạng lưới gián điệp tại Iran.
Để thu thập tin tức tình báo về Iran, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ chỉ có thể dựa nhiều vào vệ tinh, máy bay không người lái và các thủ đoạn nghe trộm điện tử khác.
MQ-8B Fire Scout
Trong rất nhiều thủ đoạn, máy bay không người lái RQ-170 Sentinel được đặc biệt ưa chuộng. Loại máy bay này có thể thu được dữ liệu điện tử của hệ thống phòng không, hệ thống liên lạc quân sự và chính phủ Iran, đo từ xa các hệ thống vũ khí của nó, và quan sát các hành động trên mặt đất.
Máy bay không người lái RQ-170 Sentinel được Hoa Kỳ đặt tên là “quái thú Kandahar”, nhưng vừa bị rơi ở Iran, không thể không khiến cho người Mỹ cảm thấy thất vọng. Điều đáng buồn hơn là, khác với người Mỹ yêu cầu thả phi công sau khi máy bay do thám U-2 bị bắn rơi ở Liên Xô năm 1960, hiện nay Mỹ không có căn cứ pháp lý để đòi Iran trả máy bay.
Gul, chuyên gia phân tích của Viện Nghiên cứu Lexington cho rằng, Obama yêu cầu Iran trả lại máy bay hoàn toàn không cần thiết.
Nghiên cứu chế tạo nhiều thứ tốt đẹp hơn
So với nỗi lo sợ lộ bí mật mà cấp cao quân đội Hoa Kỳ vừa thể hiện quanh vụ rơi máy bay không người lái, Robert Haddick hầu như đã nói một cách khách quan và sáng suốt của một chuyên gia quân sự. Ông nói: “Khi bạn điều robot tham chiến, sự tổn thất ngẫu nhiên sẽ không thể tránh khỏi”.
Máy bay không người lái Switchblade
Theo Haddick, bài học mà Mỹ rút ra từ sự cố máy bay lần này không phải là ngăn chặn sử dụng máy bay không người lái. Mà cần phát triển và triển khai máy bay không người lái “thông minh” “giỏi giang”, đồng thời chịu các loại rủi ro do sử dụng máy bay không người lái gây ra.
Ông nói, máy bay không người lái có thể tiến hành quan sát, đeo bám liên tục các mục tiêu khả nghi, nắm chắc tin tức tình báo có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách giảm bớt phỏng đoán và phán đoán nhầm. Máy bay không người lái còn có thể bay với vượt qua cực hạn thời gian chịu đựng về sinh lý của phi công.
Khả năng bay với thời gian dài sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các căn cứ quân sự hiện đang đối mặt với mối đe dọa tấn công của tên lửa. Tàu sân bay trang bị máy bay không người lái sẽ giúp cho hải quân có khả năng tấn công tầm xa, đồng thời bảo đảm được an toàn cao nhất.
Ngoài ra, máy bay không người lái hoạt động trong thời gian dài có thể giúp cho lục quân tiến hành tuần tra độc lập, do thám liên tục và chi viện hỏa lực.
Máy bay trực thăng không người lái K-MAX
Haddick cho biết, CIA đã phát động một chiến dịch do thám trên không lâu dài và rộng khắp đối với Iran. Nếu không sử dụng máy bay không người lái, mà dùng máy bay có người lái thực hiện nhiệm vụ này, thì sẽ là một “canh bạc” đối với sinh mạng của phi công. Điều đó chắc chắn sẽ hạn chế phạm vi và tính lâu dài của hoạt động do thám.
Haddick cho rằng, Mỹ sở hữu máy bay không người lái tiên tiến, vì vậy có thể tiến hành bay do thám nhiều hơn, lâu hơn, qua đó “thu được nhiều tin tức tình báo hơn nhiều so với việc sử dụng các biện pháp khác”.
Nhưng, các chuyên gia quân sự cảnh báo, trong tương lai, máy bay không người lái sẽ đắt giá hơn, công nghệ cũng sẽ tiên tiến hơn, nhưng sẽ áp dụng phụ tùng và công nghệ nhạy cảm nhiều hơn, ngày càng nhiều máy bay rơi vỡ cũng sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Các nhà quyết sách sẽ buộc phải chấp nhận rủi ro này. Nếu muốn đạt được nhiều lợi ích hơn bằng cách sử dụng máy bay không người lái thì cần phải trang bị máy bay không người lái nhiều hơn.
Máy bay không người lái Predator C
Mỹ đã được nhiều lợi lộc từ việc sử dụng máy bay không người lái trong cuộc chiến chống khủng bố. Mỹ sẽ không vì Sentinel bị rơi ở Iran mà làm chậm tiến trình thử nghiệm và mua sắm máy bay không người lái.
Tạp chí “Flight International” và “Space defense” cho biết, Không quân Hoa Kỳ đã mua của Công ty General Atomics một chiếc máy bay không người lái Predator C để hoàn thành thử nghiệm tại Afghanistan.
Được biết, việc mua sắm được thực hiện theo “Kế hoạch hành động chiến dịch khẩn cấp”. Máy bay này bên trong có khoang vũ khí và bên ngoài có 8 giá treo vũ khí, lượng tải đạn có thể lên tới 907 kg.
A160 Hummingbird
Trước đây, các cuộc thử nghiệm máy bay không người lái của Không quân Mỹ như MQ-8B Fire Scout, Switchblade, K-MAX và A160 Hummingbird đều được hoàn thành tại Afghanistan.
Ngay khi mua Predator, Không quân Mỹ cũng đã ký với General Atomics hợp đồng mua 40 máy bay không người lái MQ-9 Reaper Block I. Được biết, Không quân Mỹ muốn mua tổng cộng 276 chiếc Reaper để thay thế Predator đang được trang bị hiện nay.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển không quân 30 năm tới của Ngũ Giác Đài, số lượng máy bay không người lái sẽ tăng từ 7.000 chiếc hiện nay lên 28.000 chiếc cho kế hoạch chiến tranh. Ngoài ra, kế hoạch cải tiến một phần máy bay có người lái thành máy bay không người lái cũng sẽ được gấp rút thực hiện.
MQ-9 Reaper Block I
Stark Aerospace Heron
X-47

*******************************************************



Chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Nhật

- Nhật đã quyết định mua chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 vào đầu tuần sau. Tokyo sẽ mua 40 chiếc chiến đấu cơ này từ hãng Lockheed Martin, với trị giá hợp đồng vào khoảng 7-8 tỉ USD. Một số bộ phận của chiếc máy bay chiến đấu này sẽ được sản xuất tại Nhật.
Các quốc gia khác như Anh, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Australia, Hàn Quốc, Israel cũng tham gia vào việc sản xuất và bày tỏ mong muốn sở hữu chiến đấu cơ này.
Thậm chí, Ấn Độ dù đang muốn sở hữu chiến đấu cơ Sukhoi T-50 của Nga, cũng vẫn muốn có chiếc F-35 trong bộ sưu tập máy bay chiến đấu của mình.
Ước tính, hãng Lockheed Martin có thể sẽ xuất xưởng tới gần 1.000 chiếc F-35 cho các khách hàng với tổng trị giá các hợp đồng lên đến cả trăm tỉ USD.
Hãng tin Reuters cho biết Lockheed Martin hiện đang có 32 chiếc F-35 hoàn thiện, và 18 chiếc khác đang được lắp ráp.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tàng hình, có thể tránh radar của đối phương. F-35 được kỳ vọng sẽ đảm bảo vị thế số một của Mỹ trên bầu trời trong những thập niên tới. Chương trình giờ đây dự kiến tiêu tốn khoản ngân sách khổng lồ lên tới khoảng 382 tỷ USD cho 2.443 chiếc F-35.
Tuy nhiên, tương lai đó có thể không kéo dài được lâu khi mà mới đây, Trung Quốc cũng cho ra mắt chiếc J-20 cũng có công nghệ tàng hình "made in China".
Hãng Lockheed Martin cũng đã hợp tác với Northrop Grumman (Mỹ) và BAE Systems (Anh) nhằm phát triển 3 phiên bản F-35, được thiết kế cho các cuộc tấn công trên bộ cũng sự các sứ mệnh do thám.
Trong đó, F-35A được thiết kế để thay thế F-16 và A-10 trong Không quân Mỹ, F-35C dự kiến được triển khai trên các tàu sân bay để thay thế F-18, và F-35B có khả năng cất cánh nhanh và hạt cánh thẳng đứng và dự kiến thay thế máy bay Harrier.
Mỹ cũng đang bắt tay vào nghiên cứu cho việc ra đời chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 6.
Richard Aboulafia - nhà phân tích công nghiệp hàng không thuộc Tập đoàn Teal - nhận định: “Mỹ muốn một chương trình F-35 toàn cầu hóa vì các lý do kinh tế và chiến lược. Nó giúp đơn giản hóa ngành hậu cần và huấn luyện trong các cuộc chiến của liên quân.
Thống trị ngành xuất khẩu hàng không quân sự chắc chắn cũng là một mục tiêu. F-35 giống một chính sách công nghiệp hơn một máy bay chiến đấu”.
Các hình ảnh về F-35:

**************************************************


Chiến đấu cơ tối mật của Hoa Kỳ


Chiến đấu cơ siêu đắt F-22 Raptor cuối cùng của Mỹ vừa rời khỏi dây chuyền sản xuất tại một nhà máy sản xuất máy bay. Quốc hội Mỹ cấm xuất khẩu máy bay này vì công nghệ của nó quá bí mật. 

Lễ tiễn chiếc máy bay cuối cùng diễn ra hôm 13/12 tại nhà máy sản xuất máy bay của Lockheed Martin ở căn cứ không quân dự bị Dobbins tại Marietta, Georgia. Quân đội Mỹ sẽ chuyển sự chú ý sang chiếc chiến đấu cơ ít tốn kém hơn là F-35. 

Trong thời gian qua ở Washington có nhiều lo ngại rằng chiếc F-22 có công nghệ quá cao. Quốc hội Mỹ đã cấm bán loại máy bay này sang nước ngoài vì công nghệ của nó liên quan tới những vấn đề quá nhạy cảm, không thể chia sẻ với các nước khác.
Được biết, có vô số chính phủ ngoại quốc muốn mua một chiếc F-22 của Mỹ. Trong khi đó, giới chỉ trích chiếc máy bay chiến đấu này nhận xét, giờ đây những máy bay kiểu đó là không còn cần thiết nữa.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------