Tự mình đi lấy, đừng ngồi xe lăn!
Nam Nhân
Nhân đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Michael Michalak, đại sứ Mỹ tại Hà nội, với phóng viên Hoài Hương của đài VOA, vào thứ Sáu, 30-4-2010 tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, khiến Nam Nhân tôi có đôi điều phải suy nghĩ.
Điều thứ nhất là khi Hoài Hương hỏi: Thưa ông, ông có thể nêu lên một vài tên tuổi mà Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến?
Đại sứ Michalak: “Trước đây, chúng tôi rất quan tâm đến số phận của Lm. Lý, và phải thừa nhận sự tích cực của chính quyền Việt Nam, khi họ phóng thích cha Lý vì lý do sức khỏe, tôi cho đây là một động thái tốt. Mới đây, bản án đối với cô Lê thị Công Nhân mãn hạn, và đã trả tự do cho cô, tôi cho rằng đó là những diễn biến tích cực. Thế nhưng cùng lúc, ông Lê Công Định và cô Trần Khải Thanh Thủy, cũng như nhiều người khác…. Tôi xin lỗi tiếng Việt của tôi không mấy hay, nhưng chúng tôi có một danh sách những người mà chúng tôi rất quan tâm đến, và bất cứ khi nào có dịp, chúng tôi đều tìm cách trao danh sách ấy lại cho chính phủ VN, và yêu cầu họ hãy trả tự do cho những người trong cuộc”.
"Sờ mũi, gãi đầu, tay nắm phôn
Rõ hay tai biến, đúng tin đồn
Nửa thân liệt cả, tay chân phải...
Thoáng chốc quên tuồng... Ô! hết khôn!"
Kể từ khi Nguyễn văn Lý được phóng thích “vì lý do sức khỏe”, cho đến hôm nay, đã cả tháng trời rồi, mà trong tư cách một vị đại sứ, ông Michalak thừa nhận rằng “Rất quan tâm đến số phận của Lm. Lý”, thế mà lại không biết rằng qua hình ảnh cũng như các đoạn video đã được chuyển tải lên hệ thống truyền thông toàn thế giới, kể cả của cộng đồng người Việt tỵ nạn việt-gian-cộng-sản tại hải ngoại, Nguyễn văn Lý hồng hào khỏe mạnh còn hơn thời gian ở An Truyền, Nguyệt Biều,cách nay cả chục năm. Nguyễn văn Lý, qua video, cũng cho thấy chẳng có một dấu hiệu nào của người bị đột quỵ, dù chỉ một lần, làm gì đến bốn lần như Nguyễn văn Lý từng khai báo.
Ông Mickalak “rất quan tâm” mà còn không nhìn ra sự thật đó, thì làm sao có thể biết được sự thật về những người cũng như những sự việc mà ông chỉ quan tâm hoặc là hơi quan tâm, hoặc không quan tâm?!
Không biết ông Michalak có quan tâm đến số phận của ông Nguyên Phong, là chủ tịch đảng Thăng Tiến, ông Nguyễn Bình Thanh, cô Anh Đào… là những người lãnh đạo chủ chốt của đảng Thắng Tiến hay không, và ông Michalak có biết rằng Nguyễn văn Lý đã dùng những người đó làm những con “dê” để đem tế cho “thần Việt-gian-cộng-sản”??? Vậy nếu rất quan tâm đến Nguyễn văn Lý, phải chăng vì Nguyễn văn Lý đã hợp tác với việt-gian-cộng-sản, để giăng bẫy bắt những người yêu nước, hay quan tâm vì một lý do nào đó mà chưa thể bật mí được???
Dù sao thì việc này cũng là một điều rất tốt, nó nhắc nhở cho những ai còn có lòng yêu nước hãy nhớ tới lời của Đức Phật, mà vừa qua khi tới VN, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa có nhắc lại chúng ta rằng: “Này các tỳ kheo, các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Ta chỉ là người mở đường, các con phải tự dấn bước. Bước đi bằng đôi chân và ý chí của mình”.
Cho nên những ai còn hy vọng vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, dân chủ, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, mà lại giả vờ bị đột quỵ liệt chân, liệt tay ngồi xe lăn, để các ông Tây bà Đầm đẩy giùm, thì chắc chắn không rớt xuống biển Đông thì cũng rớt xuống hồ Trúc Bạch (Hà nội) mà đến cá trong hồ cũng phải chết, nổi lềnh bềnh. Chỉ kẻ nào có sáu UV bộ chính trị việt-gian-cộng-sản, 700 trí thức việt-gian-cộng-sản, và hàng vạn vạn đảng viên việt-gian-cộng-sản âm thầm hỗ trợ, như Nguyễn văn Lý, thì mới xứng đáng ngồi xe lăn, toét miệng cười như Chí Phèo của Nam Cao mà thôi.
Điều suy nghĩ thứ hai: khi đọc đến đoạn đại sứ Michalak trả lời: “Chúng ta hãy nhìn đến sự phát triển của VN trong 20 năm qua, Ngân Hàng Thế Giới nói công tác xóa đói giảm nghèo tại VN đã được thực hiện ở một mức độ nhanh hơn so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Tôi tin rằng điều đó có nghĩa là đa số người Việt Nam được quyền có đủ cơm ăn, họ được quyền có một chỗ trú thân, và họ có quyền tự do gửi con đến học ở bất cứ trường nào. Thế cho nên tôi cho rằng đã có một sự cải thiện về tinh hình nhân quyền trong hai mươi năm qua. Tình hình có toàn hảo không? Không! Tôi mong muốn thấy ở VN có nhiều minh bạch hơn, tôi muốn thấy nạn tham nhũng được chú trọng nhiều hơn, và chắc chắn muốn thấy quyền tự do phát biểu được chú ý nhiều hơn. Chúng tôi có những kênh để nêu lên những vấn đề ấy một cách liên tục với VN, và chúng tôi tiếp tục để cập tới những vần đề này. Đó không phải là những vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tất cả mỗi người phải kiên nhẫn hơn”.
Chẳng biết ông Michalak, có biết rằng chính từ tài liệu của việt-gian-cộng-sản đưa ra, đã cho thấy ngay trong giai cấp công nhân, với tổng số 10 triệu thì chỉ có 1/5, tức là hai triệu, mới có mức lương trên dưới ba triệu đồng/tháng. Còn đại bộ phận thì ở mức lương mà việt-gian-cộng-sản phải thừa nhận rằng chỉ đủ sống cho bản thân ở mức khổ cực, không đủ sức để làm việc, nên đã ngất xỉu ở nơi làm việc. Cũng như với mức lương tối thiểu hiện nay mà việt-gian-cộng-sản quy định, thực hành từ mùng 1/5/2010, cũng chỉ đủ khôi phục được 60% năng lượng của người công nhân bỏ ra trong sản xuất. Đợt tăng lương vừa qua cho giai cấp công nhân, thuộc mức lương tối thiểu sau 35 năm “theo cách mạng", đã được một số tiền đủ để mua 4/5 mớ rau muống!!! Chẳng biết ông Michalak và các nhân viên của ông tại sứ quán Mỹ, ở Hà nội đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các nhà “Dân Chủ... CUỘI”, kể cả thân nhân của họ, không hiểu đã thu thập được những thông tin loại gì, mà không biết những điều nói trên, được đăng tải trên chính báo chí của việt-gian-cộng-sản.
Cũng xin lưu ý đến ông Michalak rằng, mới đầu năm nay thôi, từ báo chí của việt-gian-cộng-sản cũng cho biết, riêng ở miền núi trong niên khóa năm nay đã có 11 ngàn trẻ em phải bỏ học, vì thiếu trường lớp cũng như trường học ở quá xa (trên chục km). Còn về chuyện chỗ trú thân thì xin ông hãy tạm thời tiết kiệm những thời gian trao đổi với các nhà dân chủ CUỘI, mà hãy thu lượm hình ảnh ngay trên báo chí của việt-gian-cộng-sản, để biết về những làng “bốn không” (không điện nước; không trường học, bệnh viện, chợ búa; không giao thông bưu điện; và…. không cả hộ khẩu!!!); có những làng cư trú, sinh hoạt, nước ăn, nước tắm giặt là ngay trong các nghĩa địa v.v…
Không biết ông Michalack có bao giờ đặt ra một câu hỏi rằng, cái nhà nước của tập đoàn việt-gian-cộng-sản, tôn vinh giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, vậy mà công nhân thường xuyên biểu tình, vậy là thế nào???
Ngay khi viết tới đây, thì chúng tôi lượm được từ báo Hà Nội Mới của việt-gian-cộng-sản, ngày 4/5/2010 loan tin có những gia đình thuộc dân cư ngụ tại Hà nội kia đấy, mà tiền kiếm ăn được hàng ngày cho hai vợ chồng lao động cật lực, cũng chỉ kiếm được nửa đô la Mỹ cho bốn miệng ăn (có hai con), cho nên cả hai con đều không thể nào biết đến trường học là cái gì chứ đừng nói đến muốn học ở trường nào thì học như nhận xét của ông Michalak, đấy là một dẫn chứng mới toanh.
Còn chuyện ông Michalak "muốn thấy quyền tự do phát biểu được chú ý nhiều hơn" thì thật là mơ hồ! Chẳng lẽ ông Michalak không biết được rằng các nhà "Dân chủ Cuội" từ bao năm nay vẫn trả lời phỏng vấn đều đặn của các đài phát thanh ở hải ngoại, kể cả đài VOA, RFI cho đến các đài của người Việt Nam đang cư trú trên đất Mỹ, như VNHN, SBTN, Chân Trời Mới, Cánh Đồng Mây, Báo Người Việt... cũng như tự do tụ họp ăn nhậu mừng thắng lợi "cờ bạc bịp Dân chủ Cuội" ngay giữa trung tâm Hà nội, có chụp ảnh, quay phim hẳn hoi. Và tự do tham gia hội luận trong các Diễn Đàn PalTalk, Kể cả hội luận viễn liên có thông báo từ trước, như Tiểu Diên Hồng với Trần Khuê qua điện thoại viễn liên, từ VN, đã say sưa hội luận. Và gần đây nhất là vụ mới ra đến cửa "nhà tù" chưa được hai phút, thì như Lê thị Kim Thu đã được kỳ giả Tường Thắng của VietNamExodus, điện thoại phỏng vấn ngay lập tức và Lê thị Kim Thu thì trả lời thoải mái ngay trước mặt lũ cai tù. Phần Lê thị Công nhân cũng như Nguyễn văn Lý, sau khi được xe hơi đưa về vài tiếng đồng hồ thì đã trả lời phỏng vấn, lia chia mệt nghỉ, còn quay cả video nữa, từ trả lời điện thoại đến trả lời phỏng vấn cho đến cả khi tham dự Thánh lễ ở Thái Hà (như Lê thị Công Nhân). Rồi còn "tự do" hội luận như Lê thị Công Nhân với Nguyễn Đình Thắng và Cao Quang Ánh. Và mới đây nhất, Nguyễn văn Lý còn nói chuyện với Quốc Hội Canada!!!
Như vậy là những người được ông chú ý quan tâm đều "tự do" phát biểu rồi đấy. Có chăng chỉ đại đa số nhân dân VN là những người bị trị thực sự, tức nô lệ của tập đoàn việt-gian-cộng-sản, là không có cái quyền này mà thôi. Vì có ai thèm quan tâm đến họ đâu, kể cả các nhân vật bị Nguyễn văn Lý coi là "những con dê" để đem tế cho lũ việt-gian-cộng-sản, và số đó có tới gần cả chục ngàn, thì chẳng có một ai được trả lời phỏng vấn hay hội luận, tình tính tang gì cả???!!!
Kể ra thì còn nhiều lắm, nhưng đối với Nam Nhân tôi, chỉ nhìn vào các việc:
1.- Hình như chưa bao giờ ông quan tâm tới số phận của thương phế binh Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa (QLVNCH) còn ở lại Việt Nam. Đó chính là những người đã cả tin vào "đồng minh", để tự nguyện thành quân cờ, từ đó tạo ra cái gọi là Thông cáo Thượng Hải 72, của Nixon với Tàu cộng!!!
2.- Việc ông rất “quan tâm” đến Nguyễn văn Lý và Lê thị Công Nhân, để cho rằng đó là “động thái tốt”, “diễn biến tích cực” về phía việt-gian-cộng-sản, thì có thể hiểu được vì sao:
3.- Mỗi lần về Mỹ ông thường đến nhà Nguyễn Quốc Quân, kẻ đại diện cho Nguyễn Đan Quế. Chắc chắn ông phải biết rằng đó là hai tên nổi bật nhất trong đám “ăn cơm Quốc gia thờ ma cộng sản”. Đối với VNCH đó là những tên tội phạm. Qua bọn chúng để tìm hiểu về việt-gian-cộng-sản và người Việt tỵ nạn việt-gian-cộng-sản, thì Việt Nam chúng tôi có câu: “nói với đầu gối còn hơn”.
4.- Ông khuyên mỗi người cần kiên nhẫn. Chúng tôi nghĩ rằng đúng nếu là "kiên nhẫn đếm tiền lời thâu được" thì dễ lắm. Còn "kiên nhẫn" nhịn đói, nhịn khát, nhịn cảnh vợ con, anh em của mình chết mòn mỏi từng ngày, hay bị xuất cảng làm lao nô, làm đĩ điếm, làm nô lệ tình dục... thì ít nhất cũng đã 35 năm rồi đấy?! Còn với số phận của thương phế binh QLVNCH, trong 35 năm qua đã sống trong cảnh tủi nhục ngay trên quê hương của mình, đã có bao nhiêu người bệnh tật, đói khổ mà chết, uất ức vì bị tước đoạt tài sản mà phải tự tử, đến nay người "đồng minh tin cậy" cũng quên luôn, thử hỏi ông khuyên người ta kiên nhẫn tới bao giờ. Nếu tôi không lầm thì câu khuyên này rất là vô duyên. Bởi vì các ông có kiên nhẫn với tội ác của Bin Laden hay không???
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin được nhắn nhủ lại với quý bạn đọc, lời tâm tình của Đức Pháp Vương Drukpa, rằng: “Có một số người luôn đổ lỗi Phật, Trời , Chúa, đã mang lại bất hạnh cho chúng ta. Nhưng sự thực, cách nhìn của triết lý Phật giáo là không bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai. Người đáng đổ lỗi nhất chính là bản thân mình, là sự lười biếng, buông trôi của mình.”
Cho nên, Nam Nhân tôi không trách ông Michalak, không đổ lỗi cho ông Michalak, hoặc những người ngoại quốc với cương vị tương tự, về cách nhận xét và quan điểm của họ, đối với tập đoàn việt-gian-cộng-sản và tình hình VN ở trong và ngoài nước. Nam Nhân tôi luôn nhắc nhở mình, phải cố gắng không lười biếng, dùng cái đầu và đôi mắt của mình nghe ngóng và quan sát sự việc với tinh thần của một người Việt Nam mà không bao giờ buông trôi mình bởi những cơn lốc xoáy tuyên truyền lèo lái của những người không phải Việt Nam hay của những người mặt Việt Nam nhưng lòng dạ là cẩu trệ và đầu óc thì nô lệ nước ngoài, chỉ muốn làm thân tầm gửi, làm ký sinh trùng, hoặc giả bệnh đột quỵ ngồi xe lăn cho người ta đẩy, đi đâu thì đi, như kiểu Nguyễn văn Lý và đồng bọn!!!
Còn về kiên nhẫn, thì đương nhiên chúng ta phải kiên nhẫn trong chiến lược, còn trong chiến thuật thì phải chủ động đánh địch, tức tập đoàn việt-gian-cộng-sản và bè lũ tay sai, từng giờ từng phút không ngơi nghỉ, mà với tình hình hiện nay, thì quản bút phải là họng súng, câu chữ là đạn, đánh thật trúng kẻ địch, từ đó làm cho những người dân Việt Nam trong cảnh nô lệ, hiểu được kẻ thù của mình là ai, số phận của mình nếu muốn là một người với đúng ý nghĩa chữ Người thì phải đoàn kết nhau lại làm đảo lộn tình hình của số phận. Hãy tự cứu mình đừng đặt quá nhiều hy vọng hoặc chỉ một ít hy vọng nhỏ nhoi vào việc mơ hồ là ngồi xe lăn cho đồng minh đẩy cùng đám đảng phái ma trơi và lũ dân chủ CUỘI!!!
Anh quốc, ngày 06/5/2010
Nam Nhân
------------------------------ -----
http://www1.voanews.com/ vietnamese/news/vietnam/phong- van-dai-su-michalak-05-01- 2010-92576674.html
Phỏng vấn Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân ngày 30/4
Ðêm thứ Sáu 30 tháng Tư 2010, bên lề một cuộc tiếp tân (tại tư gia bác sĩ Nguyễn quốc Quân) ở thủ đô Washington, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak đã dành cho ban Việt ngữ đài VOA một cuộc phỏng vấn riêng, nhân 35 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam và 15 năm sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ bang giao. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn Đại sứ Michael Michalak do Hoài Hương thực hiện.
Hoài Hương | Washington D.C. Thứ Bảy, 01 tháng 5 2010
Hình: VOA - Hoài Hương
Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak
"Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã cải tiến vượt bực. Nếu nhìn lại 15 năm trước, chỉ có chưa tới 200 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ, ngày nay chúng ta có gần 13,000 sinh viên Việt Nam"
VOA: Thưa ông, đã 15 năm từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ bang giao, và đúng 35 năm từ ngày Saigon thất thủ, xin ông Đại sứ đánh giá hiện trạng mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, so với cách đây 15 năm?
Đại sứ Michalak: Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã cải tiến vượt bực. Nếu nhìn lại 15 năm trước, chỉ có chưa tới 200 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ, ngày nay chúng ta có gần 13,000 sinh viên Việt Nam. Năm 1995, kim ngạch mậu dịch hai chiều chỉ trên dưới 415 triệu đôla, ngày nay con số ấy sấp xỉ 16 ngàn tỉ đôla. Thế cho nên, theo tôi về mặt giáo dục, thương mại và nhiều chỉ dấu khác, tôi cho rằng quan hệ giữa hai nước đã cải thiện vượt bực. Quan hệ hai nước thoạt đầu khởi sự với các cuộc thảo luận về các vấn đề tù nhân chiến tranh (POWs), và binh sĩ Mỹ mất tích tại Việt Nam (MIAs), sứ mạng ấy vẫn tiếp tục cho tới ngày nay, và chúng tôi vẫn được sự hợp tác tốt đẹp từ phía Việt Nam. Tuy nhiên mối quan hệ giờ đây đã tiến lên từ các vấn đề POWs và MIAs, để bước sang các vấn đề kinh tế với việc ký kết hiệp định thương mại song phương năm 2001. Giờ đây Việt Nam muốn hòa nhập vào hệ thống toàn cầu, bằng cách trở thành thành viên WTO, chủ trì hội nghị APEC, đóng vai thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, rồi bây giờ là Chủ tịch ASEAN. Hơn thế nữa hồi năm 2008, khi ông Nguyễn tấn Dũng đến Hoa Kỳ, tôi tin rằng hai nước đã đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới.
Chúng tôi đã khởi sự thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh, tính tới nay hai bên đã mở hai vòng thảo luận rất thành công về các vấn đề này. Chúng tôi đang thảo luận vấn đề biến đổi khí hậu, ngoài quan hệ rất năng động về giáo dục. Thế cho nên tôi nghĩ rằng từ một khởi đầu rất khiêm tốn, mối quan hệ đã nở rộ thành một quan hệ nhiều mặt, cho phép chúng tôi thảo luận về bất cứ vấn đề nào, kể cả nhân quyền, với chính phủ Việt Nam.
VOA: Thưa ông, được biết lĩnh vực giáo dục là một điểm sáng trong quan hệ hai nước, nhất là dưới sự lãnh đạo của ông đại sứ. Thế nhưng, ngoài giáo dục, thưa ông có những lĩnh vực nào khác cần cải thiện hơn nữa, chẳng hạn, hợp tác quân sự và an ninh? Ông muốn thấy điều gì xảy ra khi nói tới các quan hệ này?
Đại sứ Michalak: Trong bất cứ mối quan hệ nào, cũng có những lĩnh vực cần được cải thiện. Chúng tôi có quan hệ hợp tác khá tốt đẹp giữa hai lực lượng quân đội, chúng tôi đang đề cập tới vấn đề hợp tác để tìm, cứu trợ, và giúp các nạn nhân khi thảm họa xảy ra, hợp tác trong lĩnh vực y tế quân đội...Tôi muốn thấy Việt Nam tích cực hơn một chút trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Tôi tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn là chỉ làm quan sát viên trong các cuộc thảo luận về vấn đề gìn giữ hòa bình. Tôi nghĩ Việt Nam có thể đóng một vai trò tương tự như Nhật Bản.
Tôi muốn thấy Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự. Hà nội đang hợp tác với chúng tôi về rất nhiều khía cạnh về hạt nhân dân sự, và chúng tôi muốn thấy chiều hướng này tiếp tục. Mới đây Việt Nam đã được Tổng Thống Obama mời tham dự hội nghị an ninh hạt nhân, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho hội nghị. Tôi tin rằng hai bên đã đạt được đồng thuận hơn về vấn đề giám sát các chuyến hàng chở vật liệu hạt nhân, tôi nghĩ là có nhiều cơ hội để tiếp tục chuyển từ sử dụng uranium tinh chế sang uranium ít tinh chế tại lò phản ứng hạt nhân ở Đàlạt. Tôi tin là có nhiều khả năng hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận cho phép các công ty Mỹ chuyển giao kỹ thuật và kiến thức, và cùng làm việc để xây dựng một khả năng hạt nhân dân sự tốt đẹp cho Việt Nam, Tôi tin là có nhiều cơ hội hợp tác về biến đổi khí hậu, và nhiều cách khác.”
VOA: Thưa ông đại sứ, mới đây Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Hormats đặc trách Kinh tế, Năng lượng và Canh nông nói vấn đề nhân quyền có khả năng gây trở ngại cho các quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực khác, xin ông cho biết quan điểm của ông về phát biểu đó?
Đại sứ Michalak: Tôi tin rằng ông Hormats nói rất đúng. Khi xét đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, chúng tôi thực sự có một số quan tâm về cách Việt Nam diễn dịch quyền tự do ngôn luận, về vấn đề minh bạch và nạn tham nhũng. Chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ về một số vấn đề, nhưng về vấn đề tự do ngôn luận, Việt Nam còn phải tiến thêm nhiều bước dài trước khi tình hình có thể cải thiện, cho phép các công dân bên trong Việt Nam được nói lên những gì họ nghĩ.
Tôi tin rằng tiếp tục sách nhiễu, đặc biệt các vụ bạo động đã xảy ra trong các tu viện, và bạo động đối với nhiều công dân có chính kiến bất đồng với chính phủ, cái hình ảnh ấy chắc chắn không mấy đẹp dưới con mắt của công luận tại Hoa Kỳ. Hiện giờ hình ảnh về Việt Nam vẫn là một hình ảnh đẹp, nhưng tôi e rằng tiếp tục đàn áp, nhất là đàn áp bạo động những người muốn phát biểu ý kiến có thể biến hình ảnh ấy từ tích cực sang tiêu cực. Tôi nghĩ ông Hormats có ý muốn nói hiện giờ thì điều đó không xảy ra, nhưng hãy thận trọng hơn trong tương lai bởi vì nếu xảy ra, thì rất khó có thể biến một hình ảnh tiêu cực thành tích cực.
VOA: Thưa ông, ông có thể nêu lên một vài tên tuổi mà Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến?
Đại sứ Michalak: “Trước đây, chúng tôi rất quan tâm đến số phận của Linh mục Lý, và phải thừa nhận sự tích cực của chính quyền Việt Nam, khi họ phóng thích Cha Lý vì lý do sức khỏe, tôi cho đây là một động thái tốt. Mới đây, bản án đối với cô Lê thị Công Nhân mãn hạn, và họ đã trả tự do cho cô, tôi cho rằng đó là những diễn biến tích cực. Thế nhưng cùng lúc, ông Lê Công Định và cô Trần Khải Thanh Thủy, cũng như nhiều người khác... tôi xin lỗi tiếng Việt của tôi không mấy hay, nhưng chúng tôi có nguyên một danh sách những người mà chúng tôi rất quan tâm đến, và bất cứ khi nào có dịp, chúng tôi đều tìm cách trao danh sách ấy lại cho chính phủ Việt Nam, và yêu cầu họ hãy trả tự do cho những người trong cuộc.”
VOA: Thưa ông đại sứ, mới đây trong một chuyến đi Châu Á, Tổng Thống Obama tuyên bố ông sẽ là vị “Tổng Thống Châu Á-Thái bình dương đầu tiên”, xin ông cho một nhận định về vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực Châu Á-Thái bình dương, trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực?
Đại sứ Michalak: “Tôi không biết về ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc, nhưng tôi có thể khẳng định với cô rằng Hoa Kỳ trong hơn 100 năm qua, đã là một cường quốc, và sẽ tiếp tục là một cường quốc trong vùng Thái bình dương. Chúng tôi đã từng ở Thái bình dương, chúng tôi đang ở Thái bình dương, và chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại Thái bình dương trong tương lai có thể tính được.” Vai trò của chúng tôi tại đây là giúp và làm việc với các đối tác trong khu vực, các đồng minh cũ và các đối tác mới, tôi tin Việt Nam là một trong các đối tác mới, để tạo điều kiện cho một khu vực ổn định, thịnh vượng và hòa bình. Đặc biệt, chúng tôi muốn thấy một Việt Nam phồn thịnh, hùng cường, và có khả năng đóng vai trò lãnh đạo tại Đông Nam Á, và là đối tác của Hoa Kỳ.
VOA: Thưa ông, nói tới Trung Quốc, nhiều người Việt Nam quan tâm về sự hiện diện của Trung Quốc tại Việt Nam liên quan tới việc khai thác các mỏ bauxite. Họ cho rằng có rất đông người Trung Quốc trên vùng Tây Nguyên. Có người nói chính phủ Việt Nam quá yếu mềm với Trung Quốc. Là một người có mặt ở Việt Nam và tận mắt trông thấy những thực tế tại đó, xin ông đưa ra một nhận định về tình trạng này?
Đại sứ Michalak: “Nhận định của tôi là: Thứ nhất, mọi người phải kiểm chứng sự kiện cho đúng, tôi đã nghe nói là có hàng ngàn công nhân Trung Quốc ở một số khu vực, thành thực mà nói tôi đã từng đến thăm những khu vực đó, và xác định rằng không có hàng ngàn công nhân Trung Quốc tại đó. Nhưng tôi tin rằng nên có một sự minh bạch và cởi mở hơn ở Việt Nam, Hà Nội nên cho phép nhiều các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng như báo chí lui tới các khu vực ấy để tận mắt trông thấy những gì thực sự xảy ra. Tôi cho rằng tình hình thực tế tại hiện trường có nhiều khác biệt, so với những câu chuyện gieo hoang mang sợ hãi mà tôi đã được nghe. Tôi tin là những câu chuyện ấy đã được...nói thế nào nhỉ, “thổi phồng”.
VOA: Thưa ông, còn sự có mặt của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa mà người Việt Nam gọi là biển Đông? Ông có tiên liệu một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp tại đó hay không?
Đại sứ Michalak: “Tôi tin rằng phải có một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp. Cá nhân tôi muốn thấy Tuyên bố về Cách Hành xử tại Biển Đông, thành một Bộ luật về Cách Hành xử trong vùng Biển này. Tôi muốn thấy tất cả các bên đã tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn phần hãy ngồi lại với nhau, và đưa ra một quyết định đa phương. Tôi tin rằng ASEAN là một diễn đàn tuyệt hảo cho việc này. Tôi hy vọng kêu gọi tất cả các bên liên hệ hãy sử dụng ASEAN và những công cụ của ASEAN, cũng như những công cụ của cộng đồng quốc tế như Nghị hội Liên hiệp quốc về Luật Biển, và ngồi xuống bên nhau mà giải quyết vấn đề.”
VOA: Thưa ông, cách đây 20 năm, bác sĩ Nguyễn Ðan Quế đã công bố bản Tuyên ngôn, đòi nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền làm người căn bản, chấp nhận hệ thống đa đảng và cho phép người dân được chọn thể chế chính trị. Tại Hoa Kỳ đã có nhiều ủng hộ tại lưỡng viện Quốc hội dành cho tuyên ngôn của bác sĩ Quế, đưa đến nghị quyết chọn ngày 11 tháng 5 làm Ngày Nhân Quyền Việt Nam, được tổ chức hàng năm tại Hoa Kỳ, theo ông đại sứ, những đòi hỏi của bác sĩ Quế đã được đáp ứng như thế nào?
Đại sứ Michalak: “Chúng ta hãy nhìn đến sự phát triển của Việt Nam trong 20 năm qua, Ngân hàng Thế giới nói công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam đã được thực hiện ở một mức độ nhanh hơn so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Tôi tin rằng điều đó có nghĩa là đa số người Việt Nam được quyền có đủ cơm ăn, họ được quyền có một chỗ trú thân, và họ có quyền tự do gửi con đến học ở bất cứ trường nào. Thế cho nên tôi cho rằng đã có một sự cải thiện về tình hình nhân quyền trong 20 năm qua. Tình hình có toàn hảo không? Không! Tôi mong muốn thấy ở Việt Nam có nhiều minh bạch hơn, tôi muốn thấy nạn tham nhũng được chú trọng nhiều hơn, và chắc chắn muốn thấy quyền tự do phát biểu được chú ý nhiều hơn. Chúng tôi có những kênh để nêu lên những vấn đề ấy một cách liên tục với Việt Nam, và chúng tôi tiếp tục đề cập tới những vấn đề này. Đó không phải là những vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tất cả mọi người phải kiên nhẫn hơn.
VOA: Thưa ông, những trở ngại nào khiến Việt Nam khó tiến gần hơn đến với Hoa Kỳ?
Đại sứ Michalak: “Trong 15 năm qua, hai nước đã vượt thắng một số vấn đề. Thử hỏi nền tảng của một quan hệ tốt đẹp là gì? Đó là sự tin tưởng và lòng tôn trọng lẫn nhau. Tôi tin rằng trong 15 năm qua, cả hai bên đều chứng tỏ cho nước kia thấy rằng là có thể tin tưởng nơi nhau. Hai nước tiếp tục làm việc với nhau, tôi tin rằng bằng cách có một tầm nhìn xa, để nhìn thấy phần thưởng quý giá là một quan hệ xây dựng tốt đẹp, chúng tôi tiếp tục làm việc mỗi ngày để đạt đến phần thưởng đó. Tôi thấy có một số tiến bộ từng bước, đây sẽ là một con đường rất dài và chông gai, nhưng là con đường mà cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều cam kết sẽ sánh bước”
VOA: Thưa ông, có tin cho rằng ông Lê Công Ẩn sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố HCM, ông có thể xác nhận tin ấy cho thính giả của Đài VOA không?
Đại sứ Michalak: Vâng, tôi xác nhận tin ấy, ông ấy đã được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự. Tôi không nhớ chính xác ngày, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nhận nhiệm sở vào mùa hè này.
VOA: Thưa ông, đến tháng 8 này là hết nhiệm kỳ Đại sứ của ông, thưa ông xin ông cho thính giả của đài chúng tôi biết liệu ông có lưu lại Việt Nam trong thêm một nhiệm kỳ nữa không?
Đại sứ Michalak: “Có lẽ cô nên hỏi Tổng Thống Obama điều đó!”
VOA: Thế thì thưa ông, nếu được Tổng Thống Obama yêu cầu, ông có nhận làm Đại sứ tại Việt Nam thêm một nhiệm kỳ nữa không?
Đại sứ Michalak: “Lẽ dĩ nhiên rồi! Tôi lấy làm rất hân hạnh, nếu có chỉ thị của Tổng Thống Obama.”
VOA: Cuối cùng, ông có điều gì muốn nói với thính giả và độc giả của đài VOA hay không?
Đại sứ Michalak: “Xin chào Việt Nam. Tôi có thể nói với quý vị rằng chính phủ Hoa Kỳ thực sự chú ý tới Việt Nam, và muốn phát triển, củng cố và đào sâu hơn quan hệ với Việt Nam. Tôi có thể nói với các bạn rằng trong tư cách là người đại diện của Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi sẽ gắng hết sức mình để thực hiện mục tiêu đó.”
No comments:
Post a Comment