Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, May 7, 2010

DLHTN-TỪ MỘT LỜI TÂNG BỐC HÀO NHOÁNG

TỪ MỘT LỜI TÂNG BỐC HÀO NHOÁNG

(bài tiếp)


Tin tức báo chí cho biết, Tòa Thánh đã chính thức bổ nhiệm GM Nguyễn Văn Nhơn làm TGM phó tổng giáo phận Hànội. Việc dư luận và báo chí đồn thổi rùm beng về sự bổ nhiệm thêm nhân sự tại TGP Hànội, nay đã trở thành hiện thực. Nói gì thì nói, tin tức của website Nữ Vương Công Lý, mà có người cho là phản gián của VGCS, là đúng. Nếu website này là phản gián của CS, thì người ta có thể khẳng định mà không sợ sai lầm rằng, Tòa Thánh không còn phải là người có quyền chọn các giám mục VN nữa, bởi vì việc chọn lựa các giám mục của Tòa Thánh là chuyện hoàn toàn bí mật, không ai biết được. Thẩm quyền này hiện nay là của Bộ Chính Trị đảng VGCS cho nên Website NVCL mới lanh tay lẹ miệng như thế được? Đức Giáo Hoàng chỉ endorse cho có lệ mà thôi. Điều đáng buồn cười là ngay sau khi GM Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm, thì TGM Ngô Quang Kiệt lại trấn an dư luận bằng một lời đưa đẩy rất hào nhoáng, đầy tính chất xã giao mầu mè rằng: “Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương kim Chủ tịch HĐGMVN là bậc đáng kính hoàn toàn xứng đáng nhiệm vụ Tổng giám mục.” Lời của TGM Ngô Quang Kiệt muốn nói vị tân phó TGM lên thay thế ngài chỉ là vấn đề thời gian. Như vậy ban lãnh đạo của tòa TGP Hànội có thể nói là đã trở nên lạm phát, vì ngoài 2 vị chánh và phó TGM, còn có đức cha Chu Văn Minh là một người xưa rầy hầu như bị "loại khỏi vòng chiến." Nhiều người Hànội cho rằng Đức cha Minh mới là một con người kín đáo, khôn ngoan, và đạo hạnh thật.


Từ một lời nói đưa tâng bốc mầu mè và đầy hào nhoáng của đức TGM Ngô Quang Kiệt nhằm che dấu một sự thật hết sức phũ phàng, chúng tôi thấy cần trở lại với vấn đề tìm hiểu nội tình của Giáo Hội Công Giáo VN hiện nay.


Trước đây hai năm, chúng tôi đã đưa ra nhận định cho rằng, nói chung GHCGVN đang dần dần biến thành một giáo hội quốc doanh mang sắc thái VN, mà chúng tôi gọi là một giáo hội quốc doanh phi quốc doanh. Lúc này đây, thực trạng đó càng hiển hiện rõ nét hơn. Do đó, chúng tôi xin được lần lượt gỏi đến quí bạn đọc 2 bài viết liên quan đến vấn đề này. Mặc dầu là bài cũ, nhưng thời gian vẫn không làm mất đi tính thời sự của các bài viết trong bối cảnh giáo hội và đất nước hiện nay.


Và dưới đây là bài thứ hai

CÔNG GIÁO VIỆT NAM

MỘT GIÁO HỘI QUỐC DOANH PHI QUỐC DOANH

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

(Đôi Lời Trần Tình - Tựa đề trên cũng như trong toàn nội dung bài viết, chúng tôi xử dụng cụm từ Công-Giáo Việt-Nam (GHVN) hoặc giả Giáo-Hội Công-Giáo Việt-Nam (GHCGVN) đều là điều bất đắc dĩ. Giáo-Hội là mọi người tin theo Chúa gồm giáo dân và giáo sĩ. Hiện nay, Hội đồng giám mục (HĐGM) là người chủ chăn tối cao, là tiếng nói chính thức và là người đưa ra mọi đường lối của GH. Toàn thể giáo dân và các linh mục chỉ là những ngưòi thuộc quyền thầm lặng. Chúng tôi hiểu rằng trong tập thể giáo dân cũng như hàng ngũ linh mục, có thể cả một số các đức giám mục nữa, có những vị không tán thành đường lối hiện nay của HĐGM. Quí vị này hoặc không nói hoặc không có tiếng nói. Do đó người viết chỉ còn cách nhìn vào và đánh giá GH qua cơ chế đại diện chung là HĐGM. Người viết hoàn toàn không có ý vơ đũa cả nắm. Kính mong các quí vị thực lòng yêu mến GH và thiết tha đến tiền đồ dân tộc thông cảm và tha lỗi cho. Cầu mong tất cả chúng ta luôn hiệp nhất trong tình yêu Chúa. Xin chân thành cám ơn).

- /// -

Quốc doanh đúng ra là ngôn ngữ của giới con buôn thời CS. Chữ này chỉ mới xuất hiện gần đây cùng với sự có mặt của đảng CS trên đất nước ta. Có lẽ chỉ có người Việt Nam ưa trào lộng, thích châm biếm, và thâm nho lắm mới có đủ trí tuệ để xử dụng thuộc từ quốc-doanh cho tôn giáo. Một tổ chức thần quyền mà chịu đem thân cho nhà nước thế quyền làm vật buôn bán đổi chác là đánh mất đi cái bản ngã của mình. Tổ chức đó không còn xứng danh là tôn giáo. Ghép chữ này bên cạnh tên của một giáo hội xem ra là một điều kỳ quặc, quá trần tục, và bất kính. Nhưng vì chỉ có nó mới có khả năng mô tả đúng thực chất của một tôn giáo tự hạ mình đi làm công cụ cho CS. Chữ nghĩa hóm hỉnh đến như thế thì đến Siêu, Quát, Tùng, Tuy cũng phải ngả mũ chào. Vì thế dân gian khoái xài nó. Nó trở thành phổ thông. Người viết tự nhiên cũng phải dùng đến nó bởi trong ngôn ngữ nước ta, nó là “độc bá võ lâm” rồi. Chữ này thường đựợc dịch sang tiếng Anh là state-run, nghĩa là do nhà nước quản lý, điều hành và chỉ đạo. Dịch thế chưa lột hết ý nghĩa thâm sâu của chữ Quốc-Doanh bên tiếng Việt. Nói state-run church dễ hiểu hơn. Nhưng phải thừa nhận người Việt Nam gọi Công Giáo quốc doanh, hay Phật Giáo quốc doanh vân vân, nghe cao siêu, thâm thúy và hàm xúc hơn nhiều, rất nhiều.

Giáo Hội Công Giáo VN: Quốc Doanh hay Không Quốc Doanh?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần thiết phải đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể thế nào là một giáo GHCG quốc doanh. Dựa vào các tiêu chuẩn đó để xem xét mới có thể xác định GHCGVN có phải là quốc doanh hay không. Những tiêu chuẩn đó là:

1. Không còn liên hệ với Tòa Thánh La Mã.

2. Giới lãnh đạo phải do CS đặt để.

3. Đứng trong hàng ngũ những tổ chức ngoại vi của đảng CS, sau cùng
và quan trọng hơn cả là,

4. Trung thành với đảng.


Ở Trung Quốc (TQ) có một giáo hội cũng tự nhận là công giáo với đầy đủ các đặc tính trên. Tiếng mọi người thường dùng để gọi là Giáo Hội Tự Trị. Nhưng tại Việt Nam tình trạng có hơi khác.

1. Liên hệ với Tòa Thánh : GHCGVN vẫn còn trung thành với Tòa Thánh, nhưng sự liên hệ chỉ có giới hạn. Nghĩa là chỉ liên hệ trong phạm vi những gì CS cho phép. Điều đáng nói là sự cho phép của CS không nhất thiết đặt trên một nguyên tắc hay luật lệ nào, mà toàn tùy thuộc vào những tính toán cho lợi ích chính trị của CS. Chẳng hạn một giám mục muốn sang triều kiến Đức Giáo Hoàng theo thông lệ ad limina. Nếu vị giám mục này đã có tên nằm sẵn trong sổ đen của công an, ngài khó có thể được CS cho phép đi. Nhưng nếu vào thời điểm mà sự xuất hiện của ngài ở ngoại quốc có lợi cho chế độ thì CS sẽ lại dễ dàng cho ngài ra khỏi nước. Sự liên hệ của GHVN với Tòa Thánh được đặt chung trong toàn bộ chính sách của nhà nước về vấn đề tôn giáo. Chính sách này được qui định trong cái gọi là Pháp Lệnh Tôn Giáo ban hành ngày 15-11-2005. Đọc Pháp Lệnh này người ta thấy được cái tài lưu manh xử dụng chữ nghĩa của VC. Pháp Lệnh qui định mọi sinh hoạt tôn giáo đều được tự do, nhưng phải xin phép trưóc và phải được chấp thuận. Đây là căn bản của Pháp Lệnh. Phân tách cặn kẽ cho thấy đây mới chỉ là quyền được “Tự Do Xin Phép”, chứ chưa phải là tự do hành đạo. Còn phải chờ. Được phép hay không lại là chuyện khác. Thực chất của Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam nó là như thế.

2. Đặt để người lãnh đạo : Đây là một vấn đề có thể nói là phức tạp nhất. Một tôn giáo chỉ có được tự do khi GH đó được quyền quyết định người lãnh đạo của mình. Thực tế cho thấy trong bất cứ tôn giáo nào, người lãnh đạo được CS dựng lên đều phải chịu sự sai khiến của CS, và phải làm việc cho CS. Mà việc của CS thì chẳng bao giờ phù hợp với lợi ích của tôn giáo. Tại VN, đảng CS tuyệt đối nắm quyền đặt để giới lãnh đạo của các tôn giáo. Riêng đối với CG, quyền này đựợc một chút nới lỏng. Nghĩa là còn có sự thương lượng giữa Tòa Thánh và nhà nước. Tuy nhiên nhà nước vẫn là người nắm quyết định cuối cùng. Thí dụ khi một giáo phận nào đó trống ngôi cần có giám mục mới để thay thế. Tòa Thánh chỉ được phép đề nghị người. Còn việc chấp thuận hay không lại là quyền của VC. Việc thương lượng giữa hai bên thường hết sức gay go. Bởi vì Tòa Thánh thì muốn chọn người theo tiêu chuẩn của GH. Còn VC muốn đặt để người mà chúng có thể tin tưởng được. Thường là VC đặt ra những điều kiện với ứng viên nếu muốn được chúng chấp thuận. Thí dụ trường hợp Lm Phan Khắc Từ có vợ con công khai nhưng vẫn được cai quản giáo xứ Vườn Xoài, Saigon . Địa vị và chức vụ của Lm Từ được bảo đảm tồn tại, theo tiết lộ trên báo chí, là do sự cam kết giữa đức HY Phạm Minh Mẫn với VC khi ngài được VC chấp thuận cho về làm tổng giám mục TGP Saigon.

3. Ngoại vi của đảng CS : Tuy GHVN không nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc nhưng mỗi giáo phận đều có một Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo làm việc. Uỷ ban này nằm trong Mặt Trận, gồm đủ thành phần giáo dân cũng như linh mục. Ủy ban đứng ngoài cơ cấu tổ chức của giáo phận. Nhưng có thể nói nó là cái đầu của giáo phận và đồng thời là tai mắt của nhà nước. Quyền uy của Ủy ban bao trùm lên trên tất cả mọi hoạt động của giáo phận. Nó kín đáo lèo lái và đều hành các công việc trong giáo phận. Tại tổng giáo phận Saigon, Lm Huỳnh Công Minh chỉ là tổng đại diện nhưng là người thực sự cai quản tổng giáo phận chứ không phải Đức HY Phạm Minh Mẫn, vì Huỳnh Công Minh là đảng viên CS, linh hồn của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo toàn quốc.

4. Dốc Lòng Theo đảng : Đây mới chính là chủ điểm của vấn đề quốc doanh. Kể từ sau ngày đức TGM Nguyễn Kim Điền bị đầu độc, GHVN tuyệt đối không còn một tiếng nói hay hoạt động nào đi ra ngoài đường lối chính sách của CS. Và cũng từ ngày đó, GHVN răm rắp đi theo đảng CS. Sự đi theo CS được biểu hiện qua nhiều cách thức:

a/ Tự Nguyện Hợp Tác : Lệnh của CS có thể là một chỉ thị, có thể là một yêu cầu. Nhiều dẫn chứng cho thấy một số thuộc hàng giáo phẩm đã thi hành mệnh lệnh của CS dưới dạng “tự nguyện hợp tác”. Xin kể một số thí dụ. Đ/C Nguyễn Văn Sang tham dự Diễn Đàn Quốc Tế về Hòa Bình tại Mạc Tư Khoa năm 1985 và Hội Nghị Hòa Bình tại Bruxelles, Bỉ, năm 1987. TGM Nguyễn Như Thể và GM Nguyễn Sơn Lâm được người đứng đầu ban tôn giáo nhà nước dắt đi dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Thiên Niên Kỷ về Hòa Bình tại NewYork năm 2001 để tuyên truyền rằng tại Việt Nam có tự do tôn giáo. Lùa dân đi bầu cử là việc của nhà nước CS. Nhưng Đ/C Nguyễn Minh Nhật tự nguyện thay mặt nhà nước làm công tác này: “Tôi mong anh chị em cố gắng sắp xếp công việc để tự mình đi bầu cử trong khu vực bỏ phiếu của mình, cũng như cộng tác với chính quyền và Mặt Trận địa phương để tham gia các công tác chuẩn bị và thực hiện bầu cự” (CG&DT số 1354-1355). Trong thư Mục Vụ tháng 10-1992, hàng giáo phẩm đã kêu gọi giáo dân hạn chế sinh đẻ theo kế hoạch hóa gia đình của nhà nước, vì nguy cơ của nạn nhân mãn, vì kinh tế khó khăn, và vì đẻ ít thì dễ dậy ……. Vào đúng tối Giáng Sinh 1993, TV phát hình buổi họp của Mặt Trận thành phố Đà Nẵng, có nhiều linh mục tham dự. CS ca ngợi GHCG: Nhờ sự tham gia của Giáo Hội Công Giáo, vừa qua đã có 85 chị em giáo dân tham gia đặt vòng xoắn ngừa thai. Đặc biệt nhất mà người viết đã nhiều lần nêu làm thí dụ là việc GM Bùi Tuần theo chỉ thị của CS, thân hành sang Roma yêu cầu Đức Giáo Hoàng ngưng phong thánh cho các vị tử đạo Việt Nam .

b/ Bợ Đỡ Để Lấy Lòng : Hành vi này hèn hơn việc thi hành chỉ thị một bậc về tư cách. Đ/C Nguyễn Sơn Lâm tuyên xưng niềm tin của ngài vào đảng CS rằng: “Đảng CSVN luôn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật.” (tham luận của Đ/C Lâm tại đại hội 8 đảng CSVN). Chẳng ai bắt ĐC Lâm phải tự lố bịch đến như thế. Liệu với lương tâm của một giám mục công giáo, Đ/C Lâm có tin điều ngài nói là đúng không? Một tờ báo Việt ở Pháp đã đánh giá lời tâng bốc đó là trâng tráo và vô liêm sỉ. Tỉnh An Giang là thánh địa của Phật Giáo Hòa Hảo, vùng đất quê hương có những cuộc đàn áp đẫm máu nhất từ sau năm 1975, và cũng là nơi những em bé gái vị thành niên bị bán làm nô lệ tình dục sang Cam Bốt nhiều nhất, thế mà Đ/C Bùi Tuần trước khi về hưu 2003 lại lớn tiếng ca tụng CS rằng: “Nhìn địa phương, tôi thấy có nhiều tiến triển rất tốt.”

c/ Bao Che Cho CS : Việc CS đập phá bức tượng Đức Mẹ Pieta tại Phát Diệm là một sự xúc phạm rất nặng nề đối với GHCG. Việc này có khả năng đưa đến một biến cố lớn ảnh hưởng đến chế độ. Thế nhưng HĐGM không vị nào lên tiếng. Riêng đức TGM Ngô Quang Kiệt lại hô hào sửa lại tượng và khép lại vấn đề. CS dựng lên những viện bảo tàng để trưng bầy những thứ mà chúng gọi là tội ác “Mỹ Ngụy”. TGM Nguyễn Như Thể chủ trương giữ nguyên trạng những vết tích bom đạn máy bay xạ kích VC ẩn núp trong thánh đường ĐM La-Vang cũng để ghi dấu tội ác “Mỹ Ngụy”. Đ/C Kiệt không đòi CS phá bỏ các bảo tàng kia đi, và không yêu cầu TGM Thể trùng tu lại thánh đường La-Vang, mà lại kêu gọi con chiên hủy đi chứng tích tội ác CS chống tôn giáo. Chắc ngài có lý do của ngài. Đức cha leo nhanh trèo cao như thế nên ngài đã trở thành ông thiên lôi chăng? Câu Latin nói rất đúng: Beneficium accipere libertatem est vendere (Xin tạm dịch: nhận ơn huệ của người ta là bán đi tự do của mình). Với đức tính khôn ngoan nhường ấy, không trách được con đường hoạn lộ của Đức Tổng cứ rộng mở thênh thang. Nếu giới lãnh đạo GH không đứng ra che chở cho CS, liệu giáo dân có bỏ qua cho tội ác này không?

d/ Vấn Đề Là Hèn Nhát : “Vấn nạn của Zimbabue là hèn nhát”, Đó là lời tự trách của đức TGM Pius Ncube, Zimbabue. Có nhiều sự việc xẩy ra trên thế giới đang đặt thành nghi vấn lớn lao cho HĐGMVN. Chẳng hạn hồi 1986 đức HY Jaime Sin, Phi Luật Tân dẫn đầu giáo dân xuống đường chống nhà độc tài Ferdinand Marcos. Đức TGM Peres, Venezuela kêu gọi lật đổ tổng thống Chavez, người đang mon men đem chủ nghĩa CS tròng lên đầu người dân xứ này. Và tại Zimbabue, đức TGM Pius Ncube cũng đang mạnh mẽ đòi hạ bệ chính phủ của tổng thống Mugabe vì đường lối cai trị tàn bạo thối nát của ông này. Câu hỏi đặt ra cho người CGVN là không biết các nhà lãnh đạo các nước Phi Luật Tân, Venezuela, Zimbabue có bán nước, có phạm các tội ác chống lại nhân dân nước họ bằng CSVN không. Câu trả lời đã có sẵn trên các tài liệu, báo chí và nhiều trang web. Xin cứ tìm đọc sẽ biết. Người VN biết rõ, những ông độc tài kia còn thua xa CSVN trên bình diện phạm tội ác. Trước những đàn áp, bất công, thối nát diễn ra hàng ngày trên đất nước, cụ thể trước mắt là việc cha Lý bị bịt mồm bịt miệng ngay trước tòa án, thế mà giáo dân VN không hiểu tại sao HĐGM, đức TGM Nguyễn Như Thể vẫn cứ im lặng được. Thật là đáng sợ. Họ không mong HĐGM đứng lên hô hào lật đổ CS, mà chỉ dám xin các ngài can đảm thực hành đúng chức năng rao giảng Tin Mừng là tố cáo bọn cường quyền, bênh vực những ngưòi bị đàn áp, đòi hỏi công lý cho những người bị áp bức v.v. Và cũng chỉ xin các ngài tốp bớt những lời tâng bốc, xu nịnh thí dụ như “chỉ có đảng CS là dám nói đúng sự thật”, vì những luận điệu dối trá này không xứng đáng thốt ra từ cửa miệng của các Tông Đồ của Chúa. Không thấy các ngài cho biết lý do các ngài phải giữ im lặng nên giáo dân nghĩ rằng các ngài sợ. Các GMVN tỏ ra rất tự hào là con cháu các vị tử đạo và thường khuyên bảo giáo dân nên bắt chước các bậc Thánh Cha Ông. Nhưng thật là khôi hài, chính các vị lại cúi đầu khiếp sợ trước mặt những kẻ đang muốn chôn sống các tôn giáo trên đất nước mình. Đức TGM Pius Alic Myundla Ncube thành thật tự trách mình rằng: “Vấn nạn của Zimbabue là hèn nhát, kể cả tôi.” Ngài dám đứng lên tranh đấu chứng tỏ ngài không hèn nhát, nhưng ngài vẫn khiêm tốn tự lãnh nhận trách nhiệm. Thật đáng kính phục. Sự sợ hãi ngày nay đã trở thành đặc tính của GHVN. Người ta không thể không tin rằng sự sợ hãi là cái chìa khóa CS dùng để “Run” HĐGM.

So sánh GH tự trị bên TQ với GHVN, chúng ta thấy, xét về mặt chính sách đối với các tôn giáo, CSVN rõ ràng trên cơ TQ rất nhiều. Chính sách của TQ cứng ngắc ít hiệu quả. Trong khi VC uyển chuyển nhưng đạt hiệu năng và ít gây va chạm, nhất là các va chạm quốc tế. Nhìn bên ngoài, GHVN không phải là một GH quốc doanh. Dựa vào những trình bầy trên để đánh giá, GH này có đáng được kể là một giáo hội công giáo quốc doanh hay không còn tùy mỗi người. Riêng đối với người viết, cho dù với rất nhiều bằng chứng về sự lệ thuộc của GH vào nhà nước CS, chúng tôi vẫn không dám khẳng định vấn đề. Tuy nhiên sự việc HĐGM họp đại hội rồi kéo nhau vào viếng lăng Hồ Chí Minh, sau đó còn đến yết kiến “chính phủ” (Thư Chung 1980 của HĐGMVN) đã cho phép chúng tôi nhìn vấn đề một cách chính xác hơn. Hẳn là không phải các GM vô lăng để kiếm ổ bánh mì như đám con nít đói ăn ngoài Hà Nội. Các ngài vô “kính viếng” cái xác chết của già Hồ là để chứng tỏ tấm lòng thần phục đối với chế độ. Sự thể rõ ràng như thế. Việc này cũng giống như ngày xưa thời phong kiến, vua ta cử phái đoàn sang chầu thiên triều TQ để tự xác nhận thân phận chư hầu của mình vậy.

Cũng có người cho rằng tại VN, chỉ có nhóm linh mục quốc doanh, mà không thể qui kết cả GH là quốc doanh. Nói như vậy là chỉ xét cái hình thức bên ngoài. Việc đánh giá và kết luận một vấn đề, dựa vào thực chất bên trong của nó mà phán đoán mới chính xác được. Trong dân gian có một câu nói rất ngộ: Nói vậy mà không phải vậy, nhưng đúng là như vậy. Câu này áp dụng vào tình trạng hiện nay của GHVN thật hết xẩy.


Trước Hoàn Cảnh Nghiệt Ngã

Từ 1954, sau khi chiếm được miền Bắc, Hồ Chí Minh nhiều lần cố gắng biến GHCG miền Bắc thành một giáo hội tự trị tách rời khỏi Tòa Thánh La Mã giống như bên TQ. Thế nhưng Hồ đã thất bại. Có 3 lý do khiến Hồ thất bại trong mưu toan này. Thứ nhất là tinh thần chống cộng của toàn thể GHCG miền Bắc lúc đó rất cao. Phần lớn giáo dân lại sống tập trung vào từng vùng nên CS làm gì cũng phải e dè cân nhắc. Thứ hai, nhóm linh mục quốc doanh tay sai CS lúc đó không bao nhiêu, chỉ khoảng 6,7 người, gồm có các linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Nguyễn Bá Trực, Hồ Thành Biên, Lê Quang Oánh v.v. Nhưng Lm Lê Quang Oánh đã bỏ di cư vô Nam. Nhóm này ít tính Marxit. Họ vừa người miền Bắc, vừa từ trong Nam tập kết ra, không đủ uy tín để gây ảnh hưởng và lũng đoạn Giáo Hội. Và thứ ba, đức HY Trịnh Như Khuê, người lãnh đạo giáo hội miền Bắc lúc đó là một con người rất cứng đầu, không dễ bị khuất phục. Giáo Hội miền Bắc từ 1954 đến 1975 vì thế được gọi là giáo hội sau bức màn sắt, kiên cường sống đạo trong chủ trương bất hợp tác với CS. Trong suốt hai thập niên, giáo hội này anh dũng chịu đựng để không xẩy ra điều gì tai tiếng.

Nhưng tình hình đã thay đổi sau khi CS chiếm được miền Nam . Ngay sau khi CS vào Saigon , một số khá đông các linh mục nổi lên làm loạn, đòi tống xuất đức Khâm Sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre và bãi chức đức cha Nguyễn Văn Thuận, TGM phó TGP Saigon. Nhóm này khoảng độ gần hai chục người. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là những linh mục này đều không phải là CS, cũng hầu như không có gốc gác gì với CS. Trừ Lm Hoàng Kim có một ông anh đang làm thứ trưởng gì đó ngoài Hanoi. Một vài người có tiếng tăm trong giới văn học và báo chí thời đó như Lm Thanh-Lãng, Nguyễn Quang Lãm, Hoàng Kim ảnh hưởng ít nhiều CS và thiên tả từ hồi du học Âu Châu. Nhóm này được CS xử dụng như một thứ công tác món. Xài xong rồi bỏ. Nhóm tự động tan rã rất nhanh. Sau đó nhóm quốc doanh Marxit chính hiệu con nai vàng, mà dư luận mỉa mai gọi là lũ 4 tên hay tứ nhân bang Minh-Cần-Từ-Bích mới chính thức ra mặt hành động để thi hành chính sách của đảng CS giao cho là tìm cách quốc doanh hóa toàn giáo hội. Sau nhiều lần thử thời vận, nhóm này đều thất bại. Nhưng rồi dần dần họ tìm được cách khống chế giáo hội theo một phương thức khác, không lộ liễu mà hữu hiệu. Nhóm quốc doanh có cầu chứng này không hung hăng ồn ào như đám linh mục người ta quen gọi là Cách Mạng 30 nói trên. Họ chiêu dụ được dưới cờ một số a tòng trong một thời gian rất ngắn để làm áp lực với đức TGM Nguyễn Văn Bình nói riêng và HĐGM nói chung.

Nên biết khi mới thu đoạt chính quyền, trước tiên bọn CS dùng biện pháp cái roi Attila (Thành Cát Tư Hãn. Ông này đem quân Mông Cổ chinh phục Âu Châu thế kỷ 4 và 5. Lịch sử gọi ông là The Scourge of God , cái roi của Thượng Đế) để trừng trị GH. Biện pháp này làm câm nín tất cả mọi tiếng nói của Giáo Hội. Đức TGM Nguyễn Kim Điền khi Ngài vừa lên tiếng liền bị CS chận họng ngay tức khắc bằng cách đầu độc ngài. Sau khi biện pháp hà khắc này tỏ ra hiệu nghiệm, CS cho nhóm quốc doanh từ từ tròng vào cổ giáo hội cái thòng lọng được ngụy trang bằng chiêu bài công-giáo-yêu-nước để khống chế và lũng đoạn. Phương pháp này thật là gian xảo, quỉ quyệt và tinh vi. Cho đến bây giờ kể như phương pháp này đã thành công. Nó đánh lừa và qua mặt được cả Tòa Thánh lẫn thế giới bên ngoài.

Thấm đòn của chiếc roi Attila, sau một thời gian sợ hãi và co cụm vì bị khủng bố và bị lột sạch, GH mới tạm hoàn hồn và tìm cách điều chỉnh lại lối sống cho thích hợp với tình thế mới. HĐGM năm 1980 hội họp ra một thư chung cho bổn đạo toàn quốc xác định hai điều quan trọng làm kim chỉ nam cho đời sống của giáo hội là: Sống Phúc Âm trong lòng dân tộc và đồng hành cùng dân tộc. Dân Tộc là ai, cái lòng dân tộc ở đâu, và đồng hành là đồng hành như thế nào thì không được giải thích rõ.

Dân Tộc được định nghĩa là một cộng đồng chủng tộc có chung một lịch sử, một lãnh thổ, một tiếng nói, một chính quyền, một nền văn hóa và thường còn có những điểm tâm lý giống nhau. Thế nhưng trong kinh điển Marx, nhất là tại VN hiện nay, người ta không thể tìm ra được khái niệm Dân-Tộc như nguyên ngữ của nó, mà chỉ có khái niệm Quốc-Tế-Vô-Sản. Thậm chí CS còn phủ nhận luôn cả Tổ-Quốc mà chỉ trung thành với tổ quốc Liên Sô. Trên tờ Paria (Người Cùng Khổ), tờ báo chợ để tuyên truyền tại Paris trước đây của Hồ Chí Minh, người ta cũng thấy rõ như thế. Và còn rõ ràng hơn, trong nhiều bài viết trên đó, Hồ hoàn toàn phủ nhận hai chữ Dân-Tộc. Hắn khẳng định người cộng sản không có dân tộc, mà chỉ có quốc tế vô sản, không có tổ quốc, mà chỉ có Quốc Tế 3 cộng sản, tức đế quốc đỏ Liên Sô. Lũ 4 Tên, nhất là Trương Bá Cần, người có bằng tiến sĩ sử học tại Pháp, biết rõ điều đó nhưng vẫn nhắm mắt chạy theo CS, hoạt động cho chúng.

Tuy Hồ và đảng CS chiến đấu cho Quốc Tế 3 nhưng lại luôn luôn giơ cao chiêu bài độc lập dân tộc để đánh lừa nhân dân VN. Thật là quỉ quyệt. Đây không phải là điều do những người VN thù ghét cộng sản vu oan cho Hồ và đảng CS của hắn, mà là nhận định của một người ngoại quốc, ông Jean-Francois Revel, triết gia, nhà văn và nhà báo: “Đáng lẽ Hồ Chí Minh đã là một vị anh hùng tạo lập một nước Việt Nam tân tiến và dân chủ. Khốn thay, mục tiêu của ông không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sát nhập nước này vào Quốc Tế Cộng Sản. Hồ Chí Minh là một trong những người thực hiện khắt khe nhất phương pháp mà chủ nghĩa CS đã dùng suốt thế kỷ 20. Đó là dùng sức mạnh nằm trong mong muốn tự nhiên của con người như tự do, độc lập, tiến bộ rồi xoay chuyển sức mạnh đó để phục vụ mục đích trái ngược với mục đích mà những người dân bị lợi dụng đã ước mong và theo đuổi …..” (Minh Võ: Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp, trang 216).

Cho đến sau khi đảng CS nắm vững quyền hành trên cả nước, từ ngữ Dân-Tộc được gián tiếp tu từ lại dưới hình thức khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Chữ nước ở đây có nghĩa là dân-tộc, và chủ nghĩa xã hội tức là đảng CS. Như vậy khẩu hiệu trên minh thị rõ ràng dân tộc chính là đảng CS. Ý nghĩa của chữ dân-tộc đã bị CS đánh tráo một cách cực kỳ lưu manh và thô bỉ. GHVN mặc nhiên bị vướng vào cái tròng “dân tộc” hắc ám này. Nhìn vào lối sống và đường lối hoạt động của giáo hội từ hơn ba chục năm qua, người tín hữu mới hiểu giáo hội của mình đã thực sự bị vướng vào tròng. Trong chế độ CS, người ta không lạ gì kiểu lừa bịp trắng trợn nhưng tài tình bằng chữ nghĩa như thế. Chẳng hạn, đi xâm lược Cam Bốt thì gọi là làm nhiệm vụ quốc tế, bỏ tù các công chức, sĩ quan QLVNCH thì nói là học đi tập cải tạo v.v.

Có lẽ đây là lần đầu tiên hai chữ Dân Tộc được đề cập đến trong văn thư chính thức và cả trong lối nói của những nhà lãnh đạo GH. Người CGVN thực sự không dám nghĩ rằng GH của mình lại có ảo tưởng sống Phúc Âm được trong lòng cái dân tộc quỉ quái kia, và hơn thế, còn dám đồng hành cùng nó nữa. Nhưng điều không dám suy nghĩ của con chiên bổn đạo nay đã trở thành hiện thực. Ai cũng nghĩ Huỳnh Công Minh và đám linh mục quốc doanh mớm cho HĐGM mấy chữ giao to búa lớn này. Có lẽ không sai, vì khi đó đảng CS đang lúc đắc thời đắc thế. Đám giáo sĩ tay sai được thể tha hồ làm mưa làm gió. HĐGM có lẽ chỉ có ý mượn đỡ của Huỳnh Công Minh và đám linh mục quốc doanh chữ dân tộc này để tạm che thân cho qua cơn bĩ cực, không ngờ bị bọn này tròng cái thòng lọng CS vào cổ mà không hay.

Nhưng rồi với hai khẩu hiệu đầy tính cách phô trương kia, GH xem ra càng ngày càng nghiện nặng cái bả dân tộc của CS. Khi cá đã cắn câu, CS mới ra tay nghĩa hiệp, vực GH dậy bằng cách bố thí cho một số ơn huệ vật chất là những thứ dễ làm cho con cái GH dính liền với lối sống trần tục hơn là nếp sống hợp với tinh tần Phúc Âm, như xây cất thánh đường, tu viện, du lịch nước ngoài, du học thoải mái, rước xách lễ lạc linh đình v.v. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, GH đã tạo được một bộ mặt có vẻ rạng rỡ nhưng lại không giống ai giữa cộng đồng các tôn giáo trên đất nước mình. Có thể nói đây là một thành công lớn của đảng CS với sự tiếp tay đắc lực của nhóm linh mục quốc doanh. CS không cần một GH tự trị để khỏi bị mang tiếng với thế giới, nhưng đã có được một GH thật dễ bảo. CS đã toại nguyện. GH qua sự lũng đoạn của nhóm linh mục quốc doanh, đã trở thành một GH Trình Diễn (cho đẹp mắt thiên hạ) chứ không còn là một GH của Tin Mừng Cứu Độ như chính nó phải là.

Từ Một Động Cơ Chính Đáng (?)

Một GH như thế nhưng lại được CS tâng bốc lên là một GH yêu nước. Người ta thừa biết cái ý đồ của CS là o bế GH để tìm đường hòa nhập vào cộng đồng quốc tế qua ngả Vatican . Lối mạ vàng đối thủ của CS tuy nhiên cũng không đủ sức để phủ nhận một sự thực là đã có không ít người lên tiếng phê phán tinh thần yêu nước của GHVN.

Người CGVN có yêu nước hay không là một vấn đề đã được đặt ra từ lâu. Vấn đề này phức tạp và đã có nhiều câu trả lời rồi, tuy vẫn chưa thỏa đáng lắm. Ông Nguyễn Gia Kiểng đã trả lời cho chúng ta rõ ràng nhưng vẫn còn chừa ra đôi chút kiêng nể: “Người Công Giáo coi trọng tôn giáo của họ hơn đất nước.” (Nguyễn Gia Kiểng: Tổ Quốc Ăn Năn , trang 68). Dĩ nhiên ở đây ông Kiểng đang bàn đến các vấn đề của Việt Nam . Một câu trả lời khác, linh mục Felix Wilfred, lời lẽ văn chương nhưng lại bộc trực hơn: Ironically, foreignness is one thing which characterizes all the local Churches in Asia ………The main reason why Christianity has been viewed as alien is because the local Churches in the countries of Asia have, by and large, kept themselves aloof from the mainstream of the life of the people, their history, struggles and dreams.” (Sixth Plenary Assembly of Federation of Asian Bishops’ Conference, FABC Papers No 69: Fr. Felix Wilfred). Xin tạm dịch: Thật là khôi hài, tính ngoại lai lại là nét đăc thù của tất cả các Giáo Hội địa phương tại Á Châu……… Lý do tại sao Thiên Chúa Giáo lại bị coi là đạo tây (alien) là bởi vì các giáo hội địa phương tại các quốc gia Á Châu, nói chung, đã tự tách mình khỏi dòng chẩy của cuộc sống của người dân, đứng bên lề lịch sử, cả những cuộc đấu tranh và những mơ ước của họ. Cha Felix Tuy nói đến các giáo hội tại Á Châu, nhưng GHVN không tránh khỏi là một điển hình đáng được đề cập đến nhất. Cũng phải nói đến nữa là hiện nay, trước thái độ triền miên im lặng của HĐGM trước các vấn đề nóng bỏng của đất nước, việc các ngài hành xử chức năng tôn giáo của mình một cách quá nhu nhược đối với CS, và nhất là trước việc Tòa Thánh Vatican sắp thiết lập bang giao với nhà nước CSVN, dư luận lại càng nẩy sinh ra một lối nhìn tiêu cực hơn về GHVN, cho rằng Công Giáo theo cộng Sản.

Đâu là nguyên nhân sâu kín làm phát sinh những tiếng nói buồn lòng đó? Có phải do lòng thù hận đối với Công Giáo? Không hẳn. Bởi vì cha Felix, một giáo sư thần học nổi tiếng, phát biểu trước Hội Đồng Các Giám Mục Á Châu thì không thể kết luận ngài nói vì lòng thù hận đối với Giáo Hội. Tin rằng có những phê phán do lòng thù hận thật. Nhưng cũng nên tìm hiểu sự thù hận đó từ đâu mà có. Những nhận định đến từ nhiều phía, bên ngoài có, và bên trong GH cũng có, chung qui cùng nói lên một điều là GHVN thiếu tinh thần yêu nước.

Qua gần một trăm năm Pháp thuộc, Công Giáo bị mang cái tiếng là đạo Tây. Tâm trạng này gây nhức nhối cho nhiều con cái GH. Nhóm linh mục quốc doanh ban đầu từ đó phát sinh. Nhóm này như trên đã đề cập, gồm có Nguyễn Bá Trực, Nguyễn Thế Vịnh, Lê Quang Oánh v.v. Có thể họ là những người yêu nước thực sự. Họ cảm thấy cần phải bôi xóa đi cái hình ảnh thiếu thiện cảm này nơi những người đồng đạo của họ và chính nơi bản thân họ. Họ nhìn ra, tưởng những người CS là những nhà ái quốc (sic). Thế là họ tự nguyện đứng chung hàng ngũ với VC. Họ xung phong đi hàng đầu trong mục đích đưa giáo hội của họ trở về con đường phụng sự dân tộc. Con đường dấn thân của họ có thể khởi đầu từ một động cơ chính đáng là lòng yêu nước.

Nhóm quốc doanh phát triển theo thời gian cùng với thế lớn mạnh của CS. Về sau nó qui tụ một số linh mục có học từ bên Tây trở về, được mệnh danh là nhóm Công Giáo và Dân Tộc (CG&DT). Những chữ nghĩa mầu mè và đầy sức quyến rũ này đã gây không biết bao nhiêu tranh cãi và khổ lụy cho Giáo Hội (GH). Nó thực chất là chiêu bài làm ăn của nhóm. Cái chiêu bài này ngụy danh là một tờ báo với chính cái tên Công Giáo và Dân Tộc. Trong khi cả GHVN không được phép ra một tờ thông tin nội bộ thì nhóm linh mục này được CS cho phép phát hành tờ báo nói trên, và còn được CS tài trợ. Nó tự nhận là báo đạo, nghĩa là tiếng nói chính thức của GHCG, mặc dầu không được HĐGM thừa nhận. Nó là báo đạo nhưng lại không thiếu những bài viết chống báng đạo. Nó được phân phối đến từng họ đạo. Hầu như không cha xứ nào không phải đọc nó.

Cốt cán của nhóm CG&DT là những Huỳng Công Minh, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần, Vương Đình Bích. Họ là linh mục nhưng đồng thời cũng là cán bộ cộng sản như chính họ thừa nhận. Họ ăn lương nhà nước và làm việc cho đảng cộng sản (CS) trong cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc. Vì thế người ta quen gọi họ là linh mục quốc doanh hay linh mục chính ủy. Danh sách “lính mới” của nhóm CG&DT càng ngày càng dài ra. Đếm không xuể. Sơ qua như thế đủ biết CG&DT là cái gì. Chữ nghĩa của mấy vị cha cố này đọc cần phải ý tứ cẩn thận. Không nên qua loa hời hợt mà có thể hố to. Công giáo ở đây có nghĩa là những người thờ Chúa nhưng cũng phải thờ luôn cả Hồ Chí Minh. Còn dân tộc không gì khác hơn là đảng cộng sản.

Người CG, linh mục hay giáo dân cũng thế, chạy theo đảng phái chính trị phản đạo chẳng phải chuyện mới mẻ gì. Thời nào cũng có. Nhóm CG&DT này cũng giống như một số tin lành tại nước Đức thời Quốc Xã trước đây. Trong thời kỳ Quốc Xã, nhiều mục sư và tín hữu trong các giáo hội Tin Lành có ưu thế tại Đức đã chấp nhận học thuyết Quốc Xã của Hitler như một phần của đức tin của họ. Herman Gruner, người phát ngôn của nhóm được biết dưới cái tên “German Christians” (Thiên Chúa Giáo Đức) đã khẳng định điều mà họ bảo vệ rằng: “The time is fulfilled for the German people in Hitler. It is because of Hitler that Christ, God the helper and redeemer, has become effective among us. Therefore National Socialism is positive Christianity in action …. Hitler is the way of the Spirit and the will of God for the German people to enter the Church of Christ .” (Ralph Martin: The Catholic Church at the End of an Age, p.19). Xin tạm dịch: Thời điểm dân tộc Đức trông chờ vào Hitler đã được đáp ứng. Nhờ Hitler mà Chúa Kitô, Thượng Đế, đấng trợ giúp và cứu chuộc, đã trở thành hiện thực giữa chúng ta. Do đó, chủ nghĩa Quốc Xã là Thiên Chúa giáo tích cực trong hành động ….. Hitler chính là đường lối của Thần Linh, là ý muốn của Thượng Đế cho dân tộc Đức để đi vào Giáo Hội của Chúa. Ở Việt Nam , Lm Trương Bá Cần cũng nêu lên một quan điểm tương tự khi ông viết: Ý định của Thiên Chúa quả đã bắt đầu được thực hiện trên đất nước VN nhờ công lao của Hồ Chủ Tịch. Nếu HCT muốn vào nước trời, Người sẽ vào trước ai hết (báo CG&DT tháng 5/76).

Đáng tiếc, con đường họ đi không tới đích được, vì họ đã đi sai đường. Thực tế và lịch sử đã chứng minh điều đó. Con đường này đã biến họ thành công cụ đắc lực của CS. Điều đáng ngạc nhiên là nhóm quốc doanh CG&DT, trong một GH có tiếng là kiên cường với đường lối Phúc Âm như GHVN, đã mau chóng phát triển và lớn mạnh đến không ngờ được. Ngày nay sức mạnh và ảnh hưởng của nó bao trùm lên GH. Nó lèo lái HĐGM biến GH thành công cụ của đảng CS. Lenin nói: Nhiệt thành cộng với ngu dốt trở thành phá hoại. Đúng. Không sai.

Nguyên Nhân Nào Đưa Đến Tình Trạng (CG) Quốc Doanh Tại Việt Nam?

Sau Thế Chiến thứ hai, nhiều quốc gia bị đặt dưới quyền thống trị của CS, trong đó có Việt Nam . Các GH tại các nước này đều lâm vào tình trạng bị đàn áp. Các chế độ CS có chung một chính sách là biến các GH thành tự trị. Nhưng chỉ có TQ làm được chuyện đó. Tuy nhiên bên cạnh GHTQ tự trị vẫn còn một GH trung thành với Tòa Thánh thường được gọi là GH hầm trú. Các GH tại Đông Âu tỏ ra rất kiên cường chịu đựng. Tuy thế không phải ai cũng vững chí cả. Nước nào cũng có những thành phần giáo sĩ đầu hàng làm tay sai cho CS. Thành phần này nhiều ít cho đến nay chưa thể biết chính xác. Riêng tại Ba-Lan, một GH chiếm 90% dân số toàn quốc, con số giáo sĩ quốc doanh được ước lượng là 15%.

GHVN chắc chắn thê thảm hơn nhiều so với các GH Đông Âu. Tình trạng ngô chẳng ra ngô, khoai chẳng ra khoai như hiện nay không thể nào ước lượng được. Ví HĐGM như một tảng băng trên mặt biển thì phần nổi đã chiếm tỷ lệ trên 15% rồi. Còn cái phần chìm bên dưới đố ai biết được là bao nhiêu. Đấy là chỉ nói đến hàng giám mục. Hàng linh mục càng bi đát và đáng thất vọng hơn. Đại đa số giáo dân VN, vì họ là những người trong cuộc nên hiểu rõ tình trạng bị quốc doanh hóa hiện nay của GH. Tình trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây.

1. Nhận Thức Ấu Trĩ

Xin kể một câu chuyện con nít để dẫn chứng. Hồi còn rất nhỏ, khoảng 6,7 tuổi gì đó, tôi đi học trường làng. Trường là một dẫy nhà gạch mái ngói 5 gian nền đất, nằm nối thước thợ (vuông góc) với đình làng. Đầu kia ngôi đình và đối diện với trường học là một dẫy tường gạch cao khoảng gần hai mét quét vôi trắng. Vào thời đó (sau tháng 8-1945), trên bức tường vôi, người ta viết rất nhiều khẩu hiệu. Trong số này có khẩu hiệu chữ đen rất lớn: Tổ Quốc Trên Hết.

Nhà tôi lại ở gần sát bên nhà thờ (Catholic church). Ngoài giờ đi học, tôi thường lê la bên nhà thờ chơi với lũ bạn bè con nít. Dọc theo hai bên hông nhà thờ là hai dẫy tường gạch dài cũng quét vôi trắng, và cũng có kẻ những khẩu hiệu. Có một khẩu hiệu hoàn toàn đối chọi với cái khẩu hiệu mà tôi đọc thấy ngoài đình làng. Khẩu hiệu ở đây viết: Thiên Chúa Trên Hết.

Một hôm, bọn ủy ban hành chánh kháng chiến xã họp trong đình. Bên ngoài có một tên du kích đứng gác với thanh mã tấu trong tay và một trái lựu đạn chầy giắt cạp quần. Tôi lân la làm quen với tên du kích. Tôi chỉ cái khẩu hiệu Tổ Quốc Trên Hết và nói với hắn: Cái kia viết sai rồi. Tên du kích trợn mắt hỏi lại tôi: Sai ở chỗ nào? Tôi trả lời: Thiên Chúa trên hết mới đúng. Tên du kích tức thì trợn mắt nạt tôi: Oắt con, muốn chết hả. Tôi nín khe lỉnh đi một mạch.

Vẫn chưa chịu. Tôi đem vấn đề hỏi ông thầy dậy bổn (giáo lý) ở nhà thờ. Tôi nói với ông: Ngoài đình người ta viết Tổ Quốc trên hết. Ở đây lại lại viết Thiên Chúa trên hết. Vậy chứ thật sự Tổ Quốc trên hết hay Thiên Chúa trên hết. Ông thầy nạt tôi bằng cặp mắt trợn ngược. Rồi khẳng định: Thiên Chúa trên hết chứ làm sao Tổ Quốc trên hết được. Nói bậy coi chừng ăn roi đấy. Tôi lại im re nuốt cái thắc mắc con nít này vào bụng. Không dám hỏi han gì nữa. Tôi hậm hực hoài vì không sao tìm ở đâu ra được câu trả lời.

Lớn lên tôimới ngộ ra được vấn đề. Nguyên nhân là do việc người CG thiếu hẳn nhận thức đúng về Thiên Chúa, không hiểu được CS, và cũng không hiểu được cả chính mình. Người CS vô thần, không tin có Thượng Đế, thần linh. Vì thế họ không có đối tượng để phụng thờ. Trên đời, người CS chỉ có đối tượng để phục vụ. Đó là tổ quốc. Tổ quốc là sông núi, là những con người. Tất cả đều là những thực tại hữu hình, cụ thể. Trong khi người CG có tín ngưỡng, tin vào Thiên Chúa. Thiên Chúa là đấng vô hình, tự hữu, và quyền năng (omnipotent). Do đó Thiên Chúa là đấng đáng được con người phụng thờ chứ không cần được phục vụ. Trong khi người công giáo đáng lý phải đặt Thiên Chúa làm đối tượng phụng thờ thì họ cũng lại coi Ngài là đối tượng để phục vụ. Đối với họ, phải phục vụ Thiên Chúa hơn phục vụ con người và đất nước. Nghĩa là trên hết tất cả. Bởi lẽ đa số người CGVN, kể cả hàng giáo sĩ, theo đạo và giữ đạo cứ thói quen mà rất ít người chịu tu đạo nên không hiểu về đạo, hay có hiểu thì cũng chỉ hiểu hời hợt bên ngoài. Vấn đề phải phục vụ Chúa hay phục vu con người thì kinh kệ đã chỉ rõ: “…để chúng tôi có sức làm trọn mọi việc chỉ vì mến Chúa, và hằng nhìn thấy cùng hầu hạ Chúa ngự trong mình anh em chúng tôi …” (Kinh Catena của hội Legio Mariae). Lời kinh chỉ rõ là phục vụ con người, phục vụ tha nhân mang hình ảnh của Thiên Chúa, chứ không phải phục vụ Thiên Chúa mà con mắt trần tục không nhìn thấy. Cái đạo lý này do chính Chúa dậy chứ không phải con người suy diễn ra: “Ta bảo thật các người, mỗi lần các người làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy” (Phúc Âm Mt 25,40). Giáo dân xưa nay chỉ biết có phục vụ Thiên Chúa, nhưng vì Chúa là đấng vô hình, nên thay vào đó dốc hết tâm huyết vào phục vụ những đối tượng cụ thể là nhà thờ, cha xứ v.v. Lối sống đạo chỉ biết có đạo đó làm cho giáo dân quên đi bổn phận đối với tổ quốc và đất nước. Ông Nguyễn Gia Kiểng nhận xét không sai: “Người CG coi trọng tôn giáo của họ hơn đất nước.”

Người CG nghĩ rằng CS vô thần mới đặt tổ quốc trên Thiên Chúa. Và vì thế họ phải chống. Chống tà thuyết vô thần. Đây là cốt lõi của vấn đề. Ông cha dậy thế và con chiên một mực tin như thế. Và chỉ có thế thôi, chứ không phải vì lý do nào khác. Tiếc rằng không một ai đặt vấn đề để tìm hiểu xem Tổ-Quốc hay Thiên-Chúa, ai trên hết, và trên hết như thế nào. Thật ra vô thần chỉ là lối sống vô tín ngưỡng chứ không phải là hành vi vi phạm luật pháp quốc gia. Nếu chống CS vì lý do vô thần thì đồng thời cũng phải chống hầu hết xã hội Tây Phương hiện đại. Ở Mỹ, ở Âu Châu, đa số người ta đã chối bỏ Thiên Chúa, thực hành lối sống vô thần. Sao không thấy ai chống?

Cũng còn nhiều mặt nhận thức ấu trĩ khác nữa như về phong hóa chẳng hạn. Việc cấm đoán tôn kính lễ bái các bậc tổ tiên, anh hùng dân tộc v.v. đã đẩy GH đứng ra ngoài tập quán xã hội và đứng bên lề lịch sử dân tộc như Lm Felix Wilfred nhận định. Tật nhận thức ấu trĩ và hẹp hòi ngoài ra còn đưa GH vào một lối sống bế môn tỏa cảng. Ở một xứ đạo, giáo dân sống quay quần bên trong lũy tre xanh. Lời Chúa hầu như không bao giờ thoát được ra ngoài. Bên ngoài là Phật. Bên trong là Chúa. Tiếng chuông chùa trầm trầm buông rơi vào lúc mặt trời gác núi có lẽ dễ khiến tâm hồn bay bổng hơn tiếng chuông giáo đường rộn rã buổi bình minh. Cứ như thế đời nọ qua đời kia, bên trong lũy tre Chúa vẫn cô độc. Người ta nhốt Chúa vì sợ ra ngoài Chúa lây nhiễm tà ma ngoại đạo!

Nếp sống này ngày nay tuy có đôi chút thay đổi nhưng chẳng bao nhiêu. Tại ngay cả những cộng đồng tỵ nạn ở hải ngoại này tình trạng cũng không khá hơn. Giáo dân VN vẫn giữ thói quen chỉ sinh hoạt chung quanh nhà thờ, không bao giờ tham dự vào các biến cố liên quan đến quê hương, dân tộc. Có linh mục VN hăng hái đi biểu tình đòi quyền di cư cho người Mễ nhưng lại tránh việc tham dự hội thảo, biểu tình đòi tự do tôn giáo, nhân quyền tại quê nhà. Những chuyện buồn lòng như thế không sao nói hết được. Người viết xin được giới hạn vì sợ đi quá xa đề tài.

Nhận thức ấu trĩ đã khiến GH ban đầu lao vào chủ trương chống CS với một lý do khờ khạo như đã nói trên. Khi CS nhả ra cho một vài ưu đãi vật chất hơn các tôn giáo khác thì đã vội cho rằng CS đã lột xác, CS bây giờ không còn là CS nữa v.v. Bởi ấu trĩ như thế nên GH khi chưa đem được đạo vào đời (CS), thì đã bị CS đem đời (quốc doanh) vào tràn ngập đạo rồi. GH bây giờ phải uốn lưỡi lại một cách vu vơ gượng gạo cho sự xoay chiều của mình, nào là phải thương yêu kẻ thù, nào là GH không làm chính trị … Thật sự phần lớn giáo dân bây giờ coi luận điệu này là những lời dối gạt người khác để che đậy sự nhu nhược của chính mình. Thương yêu kẻ thù, đúng Phúc Âm lắm. Nhưng không Phúc Âm nào dậy phải yêu quí cả cái phương tiện (tức chế độ CS) mà kẻ thù dùng để gây tội ác hại dân hại nước. Hãy lắng nghe Mẹ Giáo Hội chỉ đích danh CS là gì: “Tà thuyết đó một khi chấp nhận, nó sẽ tiêu diệt hết mọi nhân quyền, mọi định chế, mọi tư hữu, và nó sẽ tiêu diệt chính xã hội loài người.” (Đức Pio IX: Thông Điệp Qui Pluribus ngày 9-11-1846). Đem lời Chúa ra và giải thích một chiều để chống chế cho sự hèn nhát của mình chỉ là lố bịch và trẻ con. Lời Chúa đã có từ 2 ngàn năm rồi chứ đâu phải mới hôm qua, hôm nay đem ra áp dụng.

Lối biện luận rằng GH không làm chính trị cũng chỉ là lấp liếm. Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân của Công Đồng Vaticano II dậy rất rõ ràng: “Để đem đời sống Kyto giáo vào trật tự trần thế, nghĩa là “đem đạo vào đời” theo ý nghĩa là phục vụ con người và xã hội, các tín hữu giáo dân tuyệt đối không thể từ chối tham gia vào chính trị, nghĩa là các hoạt động nhiều sắc thái, kinh tế, xã hội, lập pháp, hành chánh, văn hóa, có mục đích cổ võ công ích một cách có cơ chế …” Có phải người ta muốn phủ nhận ngay cả Sắc Lệnh của Công Đồng?

Xin trở lại câu chuyện con nít “Ai trên hết”. Phải thành thật công nhận rằng người CS nghĩ đúng. Tuy nhiên họ làm không đúng. Lý tưởng phục vụ tổ quốc trên hết của họ là đúng, nhưng tổ quốc của người CSVN không phải là là đất nước VN và con người VN, mà là đất nước Sô Viết và giai cấp lao động trên toàn thế giới. Chính vì điểm này nên mới có cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài làm tiêu hao hàng triệu sinh mạng, làm tan nát hàng trăm ngàn gia đình, gây ra không biết bao nhiêu thống khổ cho dân tộc. Còn người công giáo VN nghĩ đã sai, làm lại càng sai hơn. Trước kia đã sai. Bây giờ lại càng sai lầm thê thảm hơn.

2. Thiếu Tinh Thần Tự Chủ

Ngày 5-3-2007, một phái đoàn Tòa Thánh do đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng bộ ngoại giao hướng dẫn, sang Việt Nam để bàn về việc thiết lập bang giao với CS Hà Nội. HĐGM nhân cơ hội này, đã họp và quyết định nhờ phái đoàn can thiệp với nhà nước trả lại cho GH đất thánh địa La-Vang đã bị CS chiếm dụng. Đó là yêu cầu duy nhất của HĐGM trao cho phái đoàn Tòa Thánh.

Đối với người công giáo VN, vấn đề HĐGM đòi đất là một tin tức đáng thất vọng. Chỉ cần đòi lại đất thôi ư? Thế còn những thứ khác quan trọng hơn thì sao? Đây thực sự là một băn khoăn lớn. Bởi vì, trong bối cảnh của một đất nước không có tự do tôn giáo như VN thì việc đòi (hay xin xỏ) đất được đặt ưu tiên trước việc đòi lại các quyền tự do dân chủ, nhất là tự do tôn giáo, là điều quá ư phi lý. Có thể đòi lại được đất nhưng không có tự do dân chủ cũng coi như chẳng có gì. Trái lại, có các quyền tự do dân chủ rồi thì lo gì không có đất? Vả lại, đây là vấn đề của người dân với nhà cầm quyền. Nhờ đến người ngoài can thiệp, dù người đó là Tòa Thánh, HĐGM tỏ ra thiếu tự chủ và tự tin. Cái đáng nhờ can thiệp lại không nhờ, mà chỉ nhờ cái đáng lý ra phải tự mình làm lấy. HĐGM còn tỏ ra thiển cận. Người ta chưa bao giờ thấy HĐGM đứng lên đòi hỏi CS trả lại quyền làm người cho giáo dân để họ có thể sống xứng đáng như một con người, mà lúc nào cũng chỉ thấy các ngài xin xỏ VC những ơn huệ vật chất. Vấn đề tôn giáo tại Việt Nam hiện nay hoàn toàn không phải nằm ở yếu tố thiếu thốn các phương tiện, mà trên hết là ở chỗ các giáo hội không được tự do hành xử các quyền tự do căn bản, nhất là quyền tự do tôn giáo. HĐGM ắt phải biết rõ điều này. Thật khó có thể hiểu được việc làm của các ngài.

Vấn đề đòi đất cho thấy sự thiếu tinh thần tự chủ của HĐGM. Tính thiếu tự chủ hay ỉ nại không phải là bản tính của dòng máu Việt. Dòng giống Việt quật cường. Tinh thần độc lập tự chủ rất cao. Sự thiếu tự chủ của GHVN phát sinh từ một nguyên nhân khác, Tòa Thánh Vatican . Thử so sánh giữa Phật Giáo và Công Giáọ. Cả hai tôn giáo đều từ bên ngoài truyền vào nước ta. Nhưng hai tôn giáo mang hai sắc thái khác nhau, và được đánh giá khác nhau. Phật giáo được xem là tôn giáo dân tộc. Công Giáo trái lại bị coi là đạo ngoại lai. Nhận định này do chính người công giáo, Lm Felix Wilfred, nêu ra như đã nói ở trên nên nó trung thực. Lý do không có gì khó hiểu. Phật giáo không có một trụ sở quốc tế (abroad headquarters) lãnh đạo và điều hành. Nó ví như một dòng nước chẩy đến đâu thì thấm xuống hoặc hòa tan đến đó. Nước chẩy chan hòa trên mặt đất, nhưng rồi nó biến đi, người ta không thấy nước, mà chỉ còn thấy đất. Nó không còn là nó nữa, mà trở thành cái mà nó gặp được trên dòng chẩy. Công Giáo, trái lại, có Tòa Thánh Vatican đứng đầu. Các giáo hội địa phương có thể xem như những chư hầu của đế quốc, phải tùy thuộc và bị chi phối bởi Tòa Thánh. GH giống như một cục đá, ở chỗ nào nó cũng trơ trơ riêng biệt. Phải nhờ tác động bên ngoài nó mới lăn đi được. Nằm đâu nó cũng là cục đá.

Trước mặt trấn thủ Philato, Chúa Giêsu khẳng định: “Nước tôi không thuộc về thế gian này …..” (Ga 18, 36). Thế nhưng không hiểu vì lý do gì Tòa Thánh La-Mã lại biến thành một quốc gia. Không phải là một quốc gia tầm thường mà là một đế quốc. Đế quốc Tòa Thánh xuất hiện từ thế kỷ VIII. Năm 756, vua Pepin nước Pháp đem quân sang giúp Tòa Thánh đang bị dân Lombard uy hiếp. Pepin dẹp yên được tình hình, còn tặng thêm cho đức giáo hoàng Stephano III năm thành trì và đặt tên cho lãnh địa này là Papal States (Các Lãnh Địa thuộc Giáo Hoàng). Nhưng phải đến năm 1929, nước Tòa Thánh mới thực sự trở thành một quốc gia được thế giới công nhận. Thỏa Ước Lateran Treaties ký kết ngày 11-2-1929 giữa nhà độc tài Mussolini và đức HY Gasparri đặt tân quốc gia này là State of The Vatican City mà ngày nay người VN quen gọi là nước Tòa Thánh. Nuớc Tòa Thánh rất nhỏ không đầy nửa cây số vuông (0.44 km2) với dân số khoảng 800 người. Tuy nhỏ bé, nhưng ảnh hưởng của Tòa Thánh lại rất lớn lao không ai phủ nhận được. Nước Tòa Thánh xưa kia thực sự là một đế quốc mang hai đặc tính đế quốc là tranh dành quyền lực và mở mang lãnh thổ. “Người ta ước lượng, vào cuối triều đại Merovê khoảng năm 715, các thánh đường và tu viện chiếm tới 1/3 đất đai trồng trọt được.” (Lm Bùi Đức Sinh: Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, Phần 1 trang 253. – Ghi chú thêm của người viết: Merovê tức triều đại Merovingians, Pháp, thời hoàng đế Charles Martel). Đạo Chúa vào Việt Nam đem theo luôn cả hai đặc tính đó. Về quyền hành, các linh mục VN coi xứ đều trở thành các ông vua hay lãnh chúa đầy quyền uy. Ngay trong hàng ngũ linh mục VN ở ngoại quốc, tinh thần vua quan, lối sống phong kiến xem ra cũng không mấy thay đổi. Về tài sản, tại mỗi xứ đạo, Đức Bà trở thành nhà địa chủ. Đất đai của thánh đường và nhà xứ thường chiếm tới 1/4 hay 1/5 diện tích thổ cư của cả làng. Giáo dân ở chen chúc nhau. Kẻ có được dăm ba sào ruộng đã kể là khá giả. Nhà nghèo không có nổi miếng đất cắm dùi. Trong khi đó Đức Bà có tới hàng đôi ba chục mẫu tòan là ruộng nhất đẳng điền. Tất cả ruộng của nhà thờ nhà xứ người ta gọi là ruộng Đức Bà. Thật oan cho Đức Bà. Người làm gì ra mà giầu có thế. Cũng may mà khi VC vô, nó chỉ tịch thu ruộng chứ không đem Đức Bà ra đấu tố.

Thực tế cho thấy Tòa Thánh đã hành xử như một đế quốc thực sự, cả về việc đạo lẫn việc đời. Việc đạo, chuyện nội bộ, là điều đương nhiên. Để duy trì sự hợp nhất trong GH, thống nhất đức tin và giáo lý là điều chính đáng và cần thiết. Nhưng về việc đời, chính trị thế giới, vấn đề không đơn giản. Đường lối cứng rắn của Tòa Thánh đem lại thành công lớn tại Ba Lan. Nhưng chính sách mềm dẻo tại VN xem chừng đang gặp phải thất bại. Những hành động đập tượng ĐM Pieta tại Ninh Bình, phá chùa Phật Giáo tại Bạc Liêu, cấm tổ chức lễ Phục Sinh tại Kontun sau ngày Tòa Thánh và VC trao đổi phái đòan ngoại giao nói lên điều đó. Vả lại điều tệ hại lớn trước mắt là đường lối của Tòa Thánh áp dụng tại VN tỏ ra càng ngày càng đẩy GHVN vào suy yếu và bế tắc. Đó là sự khuyến khích tính ỉ nại và làm thui chột tính độc lập và tự cường. Sự thực rõ ràng là hồi thập niên 1950 trở về trước, khi Tòa Thánh chủ trương chống cộng thì GHVN cũng chống VC rất dữ dội. Bây giờ không hiểu vì lý do gì Tòa Thánh hòa dịu với CS thì GHVN lại cũng xoay chiều hùa theo VC. Tòa Thánh thiết lập bang giao với nhà nước CSVN là việc riêng của nước Tòa Thánh. Việc này kéo theo cả GHVN vào là điều không thể chấp nhận được đối vói người công giáo. Trên cương vị là công dân, GH có bổn phận như những công dân khác. Đảng CSVN hiện nay đã bị lột mặt nạ là một tập đoàn bán nước, gây chiến tranh gết hại hàng triệu người dân, đưa đất nước vào bao nhiêu điêu linh thống khổ, phá hoại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, và đang trở thành một lũ mafia tư bản. GH trên cương vị là công dân của đất nước, có trách nhiệm phải giệt trừ đi cái chế độ hại dân hại nước này. Trên cương vị là giáo dân, GH phải bắt chước theo gương Chúa. Những người buôn bán trong đền thờ Jerusalem , Chúa không dậy các Tông Đồ hòa hợp sống chung với họ. Chúa không hủy diệt những người buôn bán, nhưng Ngài triệt hạ cái lối làm ăn gian dối, lối sống gian tham của bọn người này. Chúa dậy và làm gương như thế, Tòa Thánh lèo lái GH đi theo đường lối hợp tác với chế độ phi nhân không phải là nghịch lý sao?

Riêng đối với Tòa Thánh cũng có những chuyện mong được thấu hiểu. Trong cuộc chiến VN vừa qua, Tòa Thánh đã nhiều lần bầy tỏ thái độ thiên lệch rõ ràng có lợi cho kẻ xâm lăng là Cộng Sản Bắc Việt làm thương tổn cho dân tộc VN không ít. Nay việc nối kết bang giao trước mắt đã không thấy đem lại lợi ích gì cụ thể, nhưng rõ ràng làm mất đi cảm tình của người dân VN đối với GH, bôi đen hình ảnh của một tôn giáo được coi là tiếng nói của công lý, nơi nương tựa cho các dân tộc bị áp bức, hy vọng cho những con người bị mất niềm tin. Hành động của Tòa Thánh có khác gì đạp lên nỗi đau khổ của người khác mà đi.


Kết

Xin được nhắc lại câu chuyện nhỏ đã đề cập đến ở trên để nhờ đó đi đến kết luận cho bài viết. Chuyện là vào đúng tối Giáng Sinh 1993, TV phát hình buổi họp của Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Đà Nẵng, có nhiều linh mục tham dự. Đài này ca ngợi GHCG: Nhờ sự tham gia của Giáo Hội Công Giáo, vừa qua đã có 85 chị em giáo dân tham gia đặt vòng xoắn ngừa thai.” Cần nhấn mạnh chi tiết “có nhiều linh mục tham dự” trong mẩu tin. Theo luật GH, ngừa thai kiểu này là lỗi luật. Có tội. Thế mà có nhiều linh mục tham dự vào kế hoạch ngừa thai này. Sau đó GM giáo phận Đà Nẵnh, HĐGM chẳng thấy ai lên tiếng. Coi như là việc đáng làm và nên làm. Như thế được hiểu là GH từ trên xuống dưới đều đồng ý chấp thuận và tích cực tham gia vào chính sách ngừa thai trái luật đạo của CS. Chúa dậy: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ ……” (Mt 6,24). Sự việc cho thấy rõ ràng GH đã gắn bó với chủ CS hơn với Thiên Chúa. Tình trạng này là hậu quả tất nhiên của con đường làm quốc doanh mà GH đang theo đuổi.

Chúa là đường. Người đại diện của Chúa từng nơi, từng thời đại là con đường tiếp nối sau khi Chúa về trời. Ở nhiều khúc, con đường đã hư hao. Khúc đường Ba-Lan và một số nơi khác nghe nói đã bắt đầu sửa sang lại. Còn khúc Việt-Nam thấy cũng nhiều ổ trâu, ổ gà lắm rồi. Không biết có ai đứng ra lãnh sửa và bao giờ mới sửa đây.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------