GIÁO HỘI CGVN: MỘT BƯỚC ĐỒNG HÀNH CAY ĐẮNG
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Tân chủ tịch VG Nguyễn Thế Thảo và cựu chủ tịch Vg Nguyễn Quốc Triệu.
Sau khi Nguyễn Thế Thảo, chủ tich Ủy Ban Nhân Dân Hànội hằn học nói, bằng mọi cách phải bứng TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi thủ đô, thì toàn thể bộ sậu bọn VGCS trên dưới im re. Tưởng đâu Thảo chỉ hù chơi, nói cho hả giận chứ chẳng làm gì được. Không ngờ đùng một cái, quyết định từ Vatican bổ nhiệm GM Nguyễn Văn Nhơn từ ĐàLạt ra làm TGM phó Hànội với quyền kế vị. Nghĩa là Tòa Thánh đã có chủ trương thay thế đức TGM Ngô Quang Kiệt. Mặc dù ngài vẫn còn tại vị, nhưng việc ra đi của ngài chỉ là vấn đề thời gian. GM Nguyễn Văn Nhơn vớt vát một chút thể diện với các ma soeur rằng, việc bổ nhiệm đối với ông thật là bất ngờ. Bất ngời sao được, tin tức và dư luận đồn ầm ĩ ông sẽ ra Hànội thay thế đức cha Kiệt từ cả tuần lễ trước mà còn bất ngờ cái nỗi gì? Phận làm con chiên như kẻ hèn này không dám nói ông giám mục nói láo, sợ phạm tội bất kính. Nhưng quả thật GM Nguyễn Văn Nhơn nói không thật. Ông làm bộ ngây thơ cụ với mấy ma soeur khờ. Có lẽ họ tin, nhưng người khác thì chưa chắc.
Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt
|
Các giám mục Việt Nam |
|
Đức cha Nguyễn Văn Nhơn |
Cần phải nói cho rõ, đây là cuộc đọ sức giữa bè lũ cầm quyền tại thành phố Hànội với Tòa Thánh La Mã, chứ không phải với đức TGM Ngô Quang Kiệt, hay Giáo Hội Công Giáo VN, vì quyền bổ nhiệm một vị giám mục là quyền của Tòa Thánh. Màn so găng kể như đã ngã ngũ. Có thể có chuyển biến bất ngờ, nhưng dù sao giới viết lách cũng đã có thể làm tổng kết tình hình được rồi, và mục đầu tiên đáng tổng kết là:
Một Chuyện Lạ Đáng Sợ
Thời trung cổ, việc đặt để vị giám mục trông coi một giáo phận dưới áp lực không phải là chuyện lạ. Nhưng điều vừa xẩy ra tại Hànội vào thời hiện đại, GH dễ dàng chịu khuất phục do sự đòi hỏi của một tên chủ tịch thành phố thôi, chứ chưa phải là cấp trung ương, thì rõ ràng là chuyện chưa từng có. Điều càng làm ngạc nhiên hơn, theo như chính kẻ đòi đuổi đức TGM Ngô Quang Kiệt là tên chủ tịch thành phố bật mí, là chuyện này xử lý theo đường lối ngoại giao. Đường lối ngoại giao nào thì đây là vấn đề đáng nói.
Hiện nay giữa Tòa Thánh và VGCS chưa có bang giao chính thức, nên muốn thương lượng về một vấn đề gì đó giữa đôi bên, thường phải qua nhiều thủ tục nhiêu khê và phiền toái. Còn như qua trung gian một tòa đại sứ của một nước thứ ba tại Roma, thì lại càng không được, vì ai lại đi nhờ vả người ngoài giúp làm cái chuyện hết sức xấc xược và hỗn láo. Quí bạn đọc có thể tưởng tượng được việc đi nhờ một nhà ngoại giao quốc tế nói giúp vói Tòa Thánh để đuổi cổ một vị TGM ra khỏi giáo phận ngài đang cai quản là một hành vi ô nhục như thế nào. Vì thế, chỉ còn cách nhờ ngay người VN tại Roma là tiện nhất, linh mục VN làm việc tại Tòa Thánh không ít. Tên Thảo đã nghĩ ra. Đây là đường lối ngoại giao thiết thực và thích hợp nhất đối với hắn. Chuyện kín này lại do chính hắn úp úp mở mở bật mí ra mới là độc. Đi đời mấy ông cha nhà ta rồi còn gì. Tức thời ông GS Nguyễn Phúc Liên mò ra được những vết chim di (bài Diễm Xưa: làm sao em biết những vết chim di). Trong bài báo “Giáo Dân VN Phản Đối Vatican” ngày 02-5-2010, GS Liên đăng nguyên văn một lá thư từ trong nước gởi ra. Lá thư có đoạn viết:
……Về Dức Ông Dung (dưới tôi 6 lớp) thì quả thật từ lâu chúng tôi đã rất thất vọng. Bản thân cũng như gia đình Dung rất được CS o bế và ngược lại Dung cũng rất thân thiết với cán bộ CS. Mỗi lần về Huế (đặc biệt qua hai đám tang thân mẫu và thân phụ), Dung bao giờ cũng gặp mặt, tặng quà (hàng triệu đồng) cho mấy tên Công an tôn giáo (như trung tá Phạm Đức Thuận và trung tá Nguyễn Hồng Lam...). Lần đám tang thân mẫu của Dung, Đức Cha Thể ban đầu không muốn chủ sự lễ an táng (như ý Dung mời), nhưng khi nghe Dung nói là chính quyền và công an tôn giáo tỉnh đã đến phân ưu, Đức Cha liền thay đổi thái độ, nhân làm chủ tế.
Lần Dung về Hà Nội ngày 15-02-2009 cùng với Đức Ông Parolin và Đức Ông Nguyễn Văn Phương, chúng tôi đã nghe rằng Dung có lập trường đẩy Đức Cha Kiệt khỏi Hà Nộị. Lần đó phái đoàn không ở Tòa Giám mục mà ở nhà khách chính phủ, và CS đã cho xe vào Huế chở mấy em của Dung ra Hà Nội cho Dung gặp, ở lại nhà khách chính phủ cùng với Dung.
Mỗi lần về Huế, Dung chỉ gặp Đức Cha Thể và gặp những cha nào có lập trường thỏa hiệp với CS thôi, không bao giờ gặp cha Giải (thầy dạy), cha Lý và ..... (cùng cha bảo trợ, cùng giáo xứ, cùng chủng viện). Thậm chí hôm đám tang thân phụ (ông Cao Minh Hiếu), Dung cũng không mời cha Giải và ...... đồng tế vì sợ liên lụy.
GS Liên còn cho biết ông đã cẩn thận check lại nguồn tin rồi mới xin phép đăng. Theo ông Liên, nguồn tin là một linh mục có uy tín. Một linh mục, và là linh mục có uy tín, tiết lộ về một linh mục khác thì khẳng định không phải là chuyện dèm pha nói xấu. Phải nói là chuyện thật. GS Nguyễn Phúc Liên xưa nay có tiếng là người thẳng ruột ngựa. Những người loại này không biết nói láo. Theo cách đánh giá của ngành an ninh thì tin tức này có giá trị A1, nghĩa là xác suất đáng tin cậy cao nhất. Chúng ta thấy, chỉ chi có 3 triệu bạc tiền VNCH cho bọn tướng bất lương mà CIA giết được anh em TT Ngô Đình Diệm và tiêu diệt được cả một chế độ là một cái giá quá hời. Nguyễn Thế Thảo nếu chỉ tốn công sức chút đỉnh như lá thư trên tiết lộ mà xúi được Tòa Thánh bứng đi chiếc ghế của một vị TGM được lòng dân thì quả là hắn lời quá lớn. Affair này hời hơn của CIA rất nhiều.
Những Hậu Quả Của Sự Việc
Việc thay đổi nhân sự tại tòa TGM Hànội đối với đại đa số tín hữu VN bị coi như một sư đầu hàng của Tòa Thánh. Chính quyền Mỹ giết TT Diệm để dần dần giao VNCH cho VGCS. Bứng đức TGM Ngô Quang Kiệt đi, không lẽ Tòa Thánh cũng có ý định giao GHVN cho bọn giặc cờ đỏ? Hai sự việc, một ý nghĩa. Thật sự người giáo dân VN không thể ngờ được chuyện xẩy ra đến nông nỗi này. Nhưng không tin cũng không được, vì đức TGM Ngô Quang Kiệt phải ra đi khỏi Hànội là điều rõ như ban ngày. Những hệ lụy của sự việc đang và sẽ dồn tới, đặc biệt hai vấn đề quan trọng người tín hữu không thể không lo lắng.
1. Tòa Thánh Mất quyền chọn giám mục - Hệ lụy đầu tiên là Tòa Thánh mất đi quyền chọn giám mục. Một vị giám mục được truyền chức và bổ nhiệm cai quản giáo phận, ngài phải lựa ngay, thường là 3 ứng viên linh mục có thể kế quyền mình, và gởi lên cho Tòa Thánh để phòng khi bất trắc. Khi cần thiết phải có người thay thế vị giám mục, thì Đức Giáo Hoàng sẽ chọn 1 trong 3 vị được đề nghị. Việc lựa chọn là thế, nhưng dưói chế độ VGCS, Đức Giáo Hoàng chỉ còn quyền đề nghị các ứng viên, quyền chọn lựa nay đã chuyển qua tay đảng VGCS. Thường thì Tòa Thánh phải đề nghị các ứng viên cho tới khi CS chọn được người vừa ý chúng mới thôi. Như thế tức là Tòa Thánh đã mất quyền tự do lựa chọn và bổ nhiệm các giám mục của mình. Một tên chủ tịch thành phố thôi mà bàn tay đã che được trời như vậy, thì cả cái guồng máy mà hắn phục vụ, sức mạnh của nó ghê gớm tới đâu! Quyền tự do tôn giáo quan trọng này đã bị mất đứt vào tay bọn VGCS.
Từ việc CS có quyền lựa chọn những người lãnh đạo cho GH, đạo CG tại VN trở thành một giáo hội quốc doanh là việc đương nhiên. Nhưng đúng ra chỉ nên nói là quốc doanh phi quốc doanh, bởi vì các giám mục vẫn còn phục quyền Đức Giáo Hoàng. Với tình trạng này, GH cho dù có hiệp thông với Tòa Thánh thì đó chỉ là việc làm chiếu lệ. Các giám mục làm tôi hai chủ thì ông chủ cụ thể và quyền uy ngay bên cạnh hẳn có thế giá hơn Chúa ở đâu không thấy, lại là Đấng vô hình. Khi các giám mục thuần phục CS rồi thì hàng ngũ linh mục cũng cứ thế mà theo, vì đầu đã xuôi không lẽ cái đuôi lại không lọt. Hệ quả tất yếu của việc CS được quyền lựa chọn giám mục là, khi một giám mục được CS che chở có lỗi, Tòa Thánh không thể tự tiện truất quyền. Theo qui luật đó, khi các linh mục coi xứ được bọn cầm quyền địa phương bao che thì dù có thế nào các giám mục cũng đành chịu bó tay. Trường hợp “Phan Khắc Từ” là một điển hình. Tình trạng có thể xẩy ra tức cười thế này là, ông linh mục bố sản xuất ra hàng lô linh mục con, và cứ thế cha truyền con nối mà cai quản họ đạo. Những chuyện vui nho nhỏ khác thì vô kể. Thân thiết với cán bộ, ăn nhậu với công an, tụ tập hát karaoke với đủ hạng người để vui chơi giải trí hầu mua sự dễ dãi cho các công việc của giáo xứ. “Không vào hang hùm sao bắt được cọp con”, đó là phương châm của không ít linh mục trẻ sử dung để mở mang nước Chúa. Kể cũng có lý, ngày xưa Chúa đã chẳng ăn uống với bọn thu thuế, lê la gần hạng người tội lỗi là gì!
2. Giáo Hội Mất niềm tin của giáo dân - Việc Tòa Thánh truất quyền lãnh đạo của đức TGM Ngô Quang Kiệt được coi là cú shock mạnh đập vào toàn thể khối giáo dân trong cũng như ngoài nước. Thứ nhất là đức cha Kiệt không có tội tình gì cả. Đức TGM Ngô Quang Kiệt làm đúng mà bị bay chức, trong khi Phan Khắc Từ phạm giáo luật công khai thì vẫn ung dung coi xứ. Như vậy có phải là trong GH có hai tiêu chuẩn (standard) luân lý không? Và thứ hai là Tòa Thánh không có lý do gì phải khuất phục bọn cường quyền vô đạo một cách dễ dàng như thế. Tình trạng mất niềm tin của giáo dân vào GH còn gây ra bởi 2 nguyên nhân khác nữa là sư chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo GH, và sự tha hóa nếp sống đạo đức của một số vị về các mặt chức tước và quyền lực. Hiện tượng chia rẽ giữa các giám mục đã phô bầy ra hiển nhiên, cho dù nói thế nào cũng không thể lấp liếm được. Cứ nhìn vào chủ trương và cung cách hành xử của hai vị HY Phạm Minh Mẫn và giám mục Cao Đình Thuyên thì thấy được. Trước những biến cố đau thương xẩy ra cho GH, HY Mẫn vẫn tỉnh queo tự tại: “Tôi cố gắng đi theo con đường mới Công đồng Vatican II đã mở ra, là đối thoại và hợp tác với mọi tổ chức văn hoá và tôn giáo, kinh tế và chính trị trong cộng đồng xã hội, trên cơ sở sự thật và công ích.” Trong khi đức cha Thuyên đanh thép: “Việc của Thái Hà là việc của chúng tôi”. Và: “Giáo phận Vinh không chỉ có một Cao Đình Thuyên, mà có những 300.000 Cao Đình Thuyên”. Hai lập trường và hai chủ trương hành động như nước với lửa trong cùng một cơ cấu như thế thì làm sao gọi là có đoàn kết nhất trí được.
Thế nhưng nguyên nhân quan trọng nhất làm cho giáo dân mất dần tin tưởng vào GH là tính nô lệ vào Tòa Thánh của một số lãnh đạo, lúc này đây lại được phụ họa và cổ võ ồn ào bởi một vài phần tử cuồng tín tại hải ngoại. Thật vậy, những vị như HY Phạm Minh Mẫn, giám mục Bùi Văn Đọc luôn trình bầy Tòa Thánh Vatican như một đế quốc có quyền hoạch định đường lối chính sách mà GHVN phải tuân theo, trong đó việc đối thoại với VGCS như một đường lối bắt buộc. Nếu thế thì TGM Ngô Quang Kiệt và đức Cha Cao Đình Thuyên phải kể là những vị phản lại Tòa Thánh hay sao? Chẳng ai tin rằng Tòa Thánh lại áp đặt đường lối riêng của mình cho các GH địa phương để giải quyết các vấn đề đất nước của họ. Mỗi GH địa phương có những khó khăn riêng và có quyền áp dụng đường lối riêng phù hợp để giải quyết những khó khăn của mình. Lại nữa, nếu đối thoại là nguyên tắc của Phúc Âm như các ông hiểu, thì các ông lại quên mất rằng Chúa đã khiển trách các kinh sư và bọn Pharisieu giả hình và mù quáng. Ngài nguyền rủa chúng là thứ mồ mả tô vôi bên ngoài cho đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Chúa cũng còn phẫn nộ xua đuổi những kẻ buôn bán súc vật trong đền thờ vì họ lạm dung nơi tôn nghiêm để làm giầu và chia lợi tức cho bọn kinh sư và Pharisieu. Giả sử như nếu Chúa chịu khó đối thoại với bọn đầu lãnh trong đền thờ thì nhất định Ngài đã chẳng bị chúng giết, mà biết đâu chúng còn giúp đỡ để Chúa có điều kiện mà truyền đạo cho thong thả.
Tư tưởng mất gốc trong GH còn được cổ võ ồn ào bằng những lời lẽ đao to búa lớn của một vài phần tử cuồng tín rất hung hăng tại hải ngoại. Bọn này kẻ thì ra rả thóa mạ và bôi bác những tiếng nói của những người có lương trị. kẻ thì huênh hoang lòe bịp thiên hạ với những tổ chức không tưởng của chúng, nào là Đạo Binh Giáo Hoàng, nào là Khối Công Dân Công Giáo, rồi thì triều đình Vatican v.v. Không biết cái đạo binh hay cái khối của bọn này có được mấy ngoe. Tòa Thánh Phêrô bị chúng trần tục hóa một cách bẩn thỉu như nơi hội họp quan lại của một thời phong kiến đã đi vào dĩ vãng. Cái đạo binh Giáo Hoàng bon này thiết lập ra để làm gì. Giáo Hoàng có cần đến đạo binh của chúng không? Theo Ts Joel Richardson, trước năm 2001 thì hàng năm có khoảng 25.000 người Mỹ bỏ Thiên Chúa Giáo đi theo Hồi Giáo. Sau vụ tấn công World Trade Center ngày 11-9-2001 con số tăng lên gấp 4 lần. Và từ đó người Hoa Kỳ đi theo đạo Hồi tăng lên phi mã. Tại các nước Tây Âu cũng tương tự. 80% các nguời Mỹ theo đạo Hồi được giáo dục tại các trường học Thiên Chúa Giáo (Joel Richarson: The Islamic AntiChrist, p.4-5). Bọn cuồng tín có nên suy nghĩ về hiện tượng cải đạo này và những con số, rồi đặt ra câu hỏi là tại sao không. Đường lối sai, lối sống trần tục hóa, hành động cuồng tín há chẳng phải là những nguyên nhân trực tiếp sao? Phải chăng bọn cuồng tín muốn lập đạo binh Giáo Hoàng để phát động chiến tranh chống lại người Hồi Giáo?
Xét cho cùng thì cả lãnh đạo mất gốc lẫn con chiên cuồng tín đều phát sinh từ một nguyên nhân là người ta đã chẳng hiểu đạo là gì, và đời là gì. Lẫn lộn tùm lum giữa các khái niêm về tôn giáo và dân tộc. Tín ngưỡng nói nôm na là niềm tin vào một đấng linh thiêng vô hình, có quyền năng tuyệt đối. Tín ngưỡng của một số đông được định chế thành văn hoặc bất thành văn, cụ thể thành tôn giáo. Tôn giáo cần được quản trị và phát triển nên tự động lập nên giáo hội. Mỗi cá nhân trong một quốc gia đều mang trong mình hai con người, một là con người công dân của một quốc gia, và hai là con người tín hữu của một giáo hội nào đó. Hai con người trong một cá nhân này cần phân bìệt nhau. Con người công dân phải chu toàn trách nhiệm và bổn phận đối với đất nước. Trong khi con người tín hữu phải làm tròn các giao kết tinh thần đối với đấng thiêng liêng theo luật lệ mà giáo hội đặt ra. Lãnh đạo vong bản và con chiên cuồng tín cứ ù ù cạc cạc cho rằng việc nào cũng là việc đạo cả, việc quốc gia cũng phải theo chỉ thị của Giáo Hoàng mà thi hành. Hã trả cho Caezar những gì của Caezar và cho Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa. Đó là lời Chúa dậy. Cái may mắn nhất cho con người là con người có thuộc tính tín ngưỡng. Trái lại điều bất hạnh nhất cho con người là con người đấu tranh với nhau vì lý do tín ngưỡng, hoặc lợi dụng tín ngưỡng cho những dục vọng riêng tư.
Kết : Phép Lạ Ông Thần Tài
Mọi người đều cho rằng cộng sản vô thần, nhưng kẻ hèn này thì không. Hồ Chí Minh mong ước sau khi chết được gặp Marx, Lenin. Phạm Văn Đồng về già sớm tối gõ mõ tụng kinh. Thằng thiếu tá trại trưởng trại tù nơi tôi bị nhốt, lúc đặt cây đòn giông của cái hội trường mới cất, bắt lính chạy đi mua nhang để cúng kiếng lấy hên. Chả biết nó cúng ai, nhưng dù sao cũng là cúng. Những tên đầu sỏ tôn thờ chủ nghĩa duy vật mà không vô thần thì còn ai là vô thần nữa? Ba tên loại đầu sỏ vô thần không nói lên biểu hiện về một dạng tín ngưỡng nào đó là gì? Ngày xưa thì chưa thấy, nhưng bây giờ người ta đã thấy rõ ràng, CS có tín ngưỡng. Thượng đế chúng thờ là Ông Thần Tài. Cứ theo như tin tức của GS Nguyễn Phúc Liên đưa ra thì đúng là ông Thần Tài đã ban ơn giúp cho Nguyễn Thế Thảo đẩy được đức TGM Ngô Quang Kiệt đi khỏi Hànội. Nếu tên này lấy lòng thành mà cầu thì có thể sẽ được những ơn to lớn về lâu về dài nữa. Chẳng hạn, đức ông Cao Minh Dung sẽ hoặc là được bổ nhiệm là giám mục phó, rồi TGM phó vói quyền kế vị tại Hànội, vì TGM Nguyễn Văn Nhơn đã 72 tuổi rồi, hoặc đức ông sẽ được cử sang làm đại sứ Tòa Thánh tại Hànội. Chuyện đoán mò này rất có khả năng trở thành hiện thực, nếu các tin tức về đức ông Cao Minh Dung do GS Nguyễn Phúc Liên phổ biến là xác thực. Những việc tiên đoán như vậy nếu xẩy ra thì phải hiểu là do tác động của thượng đế là ông Thần Tài chứ kông phải do Chúa Thánh Thần, bởi vì như triết gia Nietzsche người Đức cho biết, ở nơi đó Thiên Chúa đã chết rồi.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Các Đức ông: Pietro Parolin, Cao Minh Dung, Nguyễn Văn Phương
— 1-
Trong buổi lễ phong 117 Thánh Tử Vì Đạo VN tại Vatican, ngày 19/06/1988, cách nay gần 22 năm. Trong đoàn hành hương của Bỉ có một phụ nữ đáng tuổi mẹ của ông CMD, bà mặc chiếc áo dài có hình lá cờ VN màu vàng ba sọc đỏ trên ngực, ông CMD (lúc đó là linh mục) đã đến chỉ vào lá cờ và hằn học bảo :
"bà mang làm gì cái thứ cờ ba que này!".
Ông ta nói điều đó trước mặt nhiều người, và những nhân chứng đó hôm nay vẫn còn.
2- Tìm kiếm trên mạng, tôi thấy được đoạn lý lịch của ông CMD trên trang http://www.clubgaribaldi.org.nz/global/files/Newsletters/Garibaldi-Newsletter-2007-May.pdf . Nếu những điều này là đúng, thì lai lịch của CMD có điều đáng ngờ: là một chủng sinh, bị kẹt lại VN sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, thế mà con đường tu học cua CMD lại vô cùng hanh thông. CMD chịu chức LM năm 27 tuổi. Theo như thông tin này thì CMD được gởi đi Roma để tu học vào khoảng 1979 - 1980. Giai đoạn ấy VN hoàn toàn bị cô lập với thế giới tự do, vậy thì ai gởi, gởi cách nào, thật khó hiểu!
Con đường nào của Tòa Thánh Vatican áp dụng vào thực tế hiện nay ở Việt Nam? | | | |
Đăng bởi Paul |
Thứ tư, 05 Tháng 5 2010 21:41 |
Lạy Chúa ! con đường nào Chúa đã đi qua . Con đường nào Ngài ra pháp trường . Mão gai nào hằn lên đau xót. Lạy Chúa ! thánh giá nào Ngài vác trên vai . Đau thương nào phủ kín tâm tư, Đường tình đó Ngài dành cho con ! Đây là một đoạn của bài thánh ca “Con đường nào Chúa đã đi qua”, của LM Nhạc sĩ Văn Chi, vẫn được cất lên trong các thánh lễ của Mùa Chay theo phụng vụ, cũng như trong thánh lễ Suy tôn Thánh giá. Tôi đã hát bài này trong giờ nguyện kinh chiều tại nhà, và rồi tôi khóc khi suy niệm về Giáo Hội Công Giáo, cách riêng Giáo Hội ở Việt Nam , từ thời kỳ đầu, nhất là từ khi Việt Minh nổi lên. Những ngày vừa qua, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam gặp phải một cơn chấn động tâm lý trầm trọng, khi cái tin Tòa thánh Vatican bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, đương kim chủ tịch HĐGMVN, làm Tổng Giám mục phó TGP Hà Nội với quyền kế vị, chính thức được một số cha sở trong Sài-gòn nói với giáo dân trên bục giảng. Các ngài xin giáo dân cầu nguyện cho Đức cha Nhơn. Nhưng Đức cha Nhơn đã gây ra vết thương cho Giáo Hội Việt Nam, vì ngài đã “Xin” chính quyền cấp đất để xây Trung tâm Mục vụ của Giáo phận Đà Lạt, họ đã chấp thuận, cấp số đất nhiều gấp 3 lần số ngài xin. Sau đó, họ đã lấy lại nhiều gấp trăm lần hơn số đất cấp cho ngài, bằng cách chiếm luôn Giáo hoàng Học viện Pi-ô X ! Như vậy, Đức cha Nhơn trong vai trò Chủ tịch HĐGMVN đã hành động ngược với vị Tổng thư ký của cơ quan cao cấp nhất trong Giáo Hội VN này, là Đức cha Ngô Quang Kiệt, TGM Giáo phận Hà Nội. Trong một phong cách tự nhiên, bình thản, Đức cha Ngô Quang Kiệt đã nói tại trụ sở UBND Hà Nội ngày 21-9-2008 : “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho”. Rõ ràng là có mâu thuẫn giữa Chủ tịch và TTK/ HĐGMVN trong một vấn đề cốt lõi của sinh hoạt tôn giáo, đó là Tự do ! Nay, vị TTK đòi có “tự do” tôn giáo ra đi và ngài Chủ tịch thì phải “xin”(một hành động phù hợp với sách lược và cơ chế Cộng sản) lại bước lên cái ghế, sẽ là ghế Tổng Giám mục Hà Nội, một cái ghế chắc sẽ làm cho nhiều con tim còn nhuốm bụi trần mơ ước. Không còn phải nghi ngờ về Đức cha Nhơn, con đường ông chọn để “phục vụ” Giáo Hội Việt Nam, sẽ là con đường đưa giáo hội vào con đường rộng thênh thang với nhiều đặc ân so với các giáo hội khác. Đó chính là sách lược hiểm độc của nhà cầm quyền Việt Nam, nhằm chia rẽ tôn giáo, chia rẽ các thành phần khác nhau trong cùng một giáo hội, vì có người mến Giám mục này, người mến Giám mục kia. Con đường Đức cha Nhơn đang đi là con đường không phù hợp với Tin Mừng. Con đường của Tin Mừng là con đường hẹp, đường Thánh giá ! Vậy mà, Tòa thánh Vatican lại chọn một Giám mục và có một quyết định trái ngược với người Công Giáo Việt Nam, một sự quyết định hình như giản dị, đến nỗi có thể gây hiểu lầm là Tòa thánh coi thường giáo dân Việt Nam. Vì rõ ràng, người CGVN qua các trang báo điện tử, trong nước cũng như ngoài nước, đã biểu lộ một tấm lòng trìu mến với TGM Ngô Quang Kiệt, trong khi rất bất mãn với Đức cha Nguyễn Văn Nhơn và một số Giám mục khác có khuynh hướng ngả theo chiều gió. Điều này tất nhiên dẫn đến mấy câu hỏi : 1/ Tòa thánh Vatican chọn giáo dân Việt Nam hay chọn nhà cầm quyền Cộng sản qua quyết định thay người ở vị trí Giám mục chính tòa Tổng giáo phận Hà Nội ? 2/ Nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện được đúng nghị quyết của chúng là đẩy TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Vậy họ sẽ ném cho Giáo hội Việt Nam những gì ? 3/ Thử có một tưởng tượng về quyết định của Tòa thánh Vatican và con đường của Giáo Hội CGVN. Dù có được thêm lợi lộc, ưu đãi, thì Giáo hội đã mất một vị mục tử chân chính được nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị yêu mến, một việc rất khó tạo được trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Vị mục tử này là Đức cha Ngô Quang Kiệt. Vừa mất đi một mục tử gương mẫu, đồng thời Giáo hội cũng mất thêm tín nhiệm và tôn kính., vốn đã mong manh. Nay Đức cha Kiệt vừa xóa nhòa đi niềm chua xót này, thì lại nửa đường chia ly ! Trong lịch sử của Giáo Hội, không phải là không có những thời kỳ có sai lầm nghiêm trọng. Nhưng đấy là từ bản chất của con người, dù đó là vị Giáo Hoàng. Với vấn đề thay người ở Tòa Giám mục Hà Nội lúc này, dư luận nói đến Đức ông Cao Minh Dung, một vị được Hà Nội o bế, đã đóng góp vào việc Đức cha Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội. Nếu vậy thật đáng sợ hãi. Chúng tôi không muốn tin ở dư luận này, vì chẳng lẽ Tòa thánh Vatican chỉ tham khảo một mình Đức ông Dung ! Nếu điều này là sự thật thì đây là một sự thật đáng sợ nhất trong bối cảnh toàn cầu tràn ngập thông tin nhiều chiều. Chúng tôi cũng không muốn tin vào những “thương lượng” giữa Tòa thánh Vatican với CSVN về việc thay người trên đây. Tòa thánh không dễ bị đánh lừa trong vấn đề bổ nhiệm một Giám mục ở một vị trí quan trọng như Hà Nội . Cũng không phải vì chuyện tông du Việt Nam của Đức Thánh Cha Biển Đức mà ngài miễn cưỡng ký bổ nhiệm Đức cha Nhơn theo “thương lượng”(?) Có không chuyện này ? Cũng sẽ không phải Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ có những cái “được” khác mà lâu nay hàng giáo phẩm Việt Nam đã có thư gửi cho Nhà nước Việt Nam, yêu cầu thực hiện, như việc giáo dục, tôn giáo được phép mở trường học các cấp, từ Tiểu học đến Đại học, được xuất bản một tờ báo, mở nhà xuất bản v.v…Những cái này nếu nói là “được” thì cũng chẳng có gì quan trọng, bởi chưng chính sách giáo dục vẫn phải là của Nhà nước, thành phần giảng dạy phải được Nhà nước chấp thuận, một số Giáo sư sẽ là người của họ ! Đấy là một vài vấn đề thường được nói đến. Thật cũng chẳng hay tí nào. Vì đấy là khuynh hướng đang được thực hiện tại các nước không Cộng Sản Giáo Hội Công Giáo, riêng ở Việt Nam phải đi con đường nhập thế khác. Đó là con đường “đồng hành” với người nghèo, người bị áp bức, bị buôn bán làm nô lệ cho kẻ nhiều tiền v.v… Dứt khoát không ngả theo chiều gió, là đi với kẻ cầm quyền. Con đường “đồng hành” theo Thư chung năm 1980 HĐGMVN đang đi phản lại ý nghĩa đích thực của nó. Cho nên chúng tôi chống lại. Vì không đi đúng đường, nên mới gây nên cơn khủng hoảng niềm tin,rồi từ đây nảy ra khủng hoảng nội bộ. Có dư luận trong giới giáo sĩ là một số Giám mục và Linh mục muốn Hồng y Phạm Minh Mẫn về nghỉ hưu đi. Nhưng không có ai nghĩ rằng ngài sẽ về lúc này vì ngài còn trong cái tuổi dự mật tuyển bầu giáo hoàng ! Chúng tôi không tin có việc “trao đổi” (theo cách nói của ngành an ninh nội chính), thế nhưng vì Chính quyền Hà Nội đã nói trước việc TGM Ngô Quang Kiệt ra đi, tại cuộc họp báo mà lại có mặt đại diện ngoại giao, ngày 15-10-2008 tại Hà Nội, nên dư luận không có cách nghĩ nào khác, mà trang Web của HĐGMVN khi phủ nhận việc “mặc cả” còn gây ngộ nhận nhiều và bị chống đối mạnh, chỉ vì việc thay người đã diễn ra đúng theo lời nói của Chính quyền Hà Nội . Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng Tòa thánh Vatican, trước khi ký giấy bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội làm TGM phó quyền kế vị, có lẽ cũng biết việc này sẽ gây ra xôn xao và dư luận không tốt đối với Tòa thánh, nhưng đành chấp nhận như một cử chỉ chịu đựng và hy sinh vì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã và đang chịu nhiều thách đố, nhiều ngộ nhận, nhiều chống đối ngay với việc hình thành,có lúc bởi chính một thành phần giáo sĩ Thừa sai ngoại quốc, đã có những quyết định chống lại truyền thống người Việt Nam có lòng thờ kính Ông Bà Tổ Tiên. Cho nên, nếu vì việc phải để một Tổng Giám mục được lòng dân, nhưng không được lòng nhà cầm quyền phải rời vị trí hiện nay của ngài, để Tòa thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam có quan hệ ngoại giao bình thường, thì mọi chuyện rối ren, nghi ngờ, mâu thuẫn, chống đối, ngăn cản công việc hành đạo, sống đạo của giáo hữu VN, sẽ được giải quyết hoặc trở nên bình thường trong một xã hội bình thường. Vì sớm muộn gì, CSVN buộc lòng phải đi vào con đường này, Mà nếu đấy là một sự CÓ THỂ, thì Tòa Thánh Vatican với Đức Giáo Hoàng đương kim, sẽ đi vào lịch sử thế giới, cách riêng là lịch sử Đạo và Đời ở Việt Nam. Nhưng nếu điều tưởng tượng này của chúng tôi là viển vông thì chúng tôi còn một cách nghĩ khác, ấy là Đức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn ở lại, ngài sẽ không từ chức và Tòa thánh cũng không chấp thuận việc này. Tòa thánh Vatican và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang đi con đường của Thầy Giêsu đã đi, là đường Thánh Giá, đường bị chống đối ! Ngày 04/5/2010 Nguyễn An-Tôn |
Phái Đoàn Tòa Thánh đã tới Hà Nội và tuần tới sẽ làm việc với Nhà cầm quyền Việt Nam
VietCatholic News (15 Feb 2009 11:18)
HÀ NỘI - - Sáng Chúa Nhật hôm nay, ngày 15 tháng 2 năm 2009, nhận lời mời của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, phái đoàn của Bộ Ngoại giao Tòa Thánh đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 16 đến 21 tháng 2.15 giờ chiều ngày 15 tháng 2 năm 2009, tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã diễn ra nghi thức chào đón phái đoàn Tòa Thánh đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
|
Các Đức ông: Pietro Parolin, Cao Minh Dung, Nguyễn Văn Phương |
Phái đoàn gồm có Đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng Ngoại giao của Tòa Thánh, đặc trách các vấn đề quan hệ với các quốc gia, làm trưởng Phái đoàn cùng với Đức ông Phanxico Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á Châu của phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền Giáo.
Phái đoàn đã được chính phủ Việt Nam đón tiếp và sắp xếp chỗ ăn nghỉ tại một khách sạn ở gần Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.
Từ năm 1989 đến nay, các phái đoàn của Tòa Thánh đã có 16 chuyến thăm Việt Nam để thảo luận các vấn đề hợp tác giữa hai bên. Đây là chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần thứ tư của Đức ông Pietro Parolin. Trong tất cả 16 chuyến thăm và làm việc đều có sự tham dự của Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương. Trước đó, tháng 6/2008, Đức ông Parolin đã dẫn đầu phái đoàn Vatican đến Hà Nội và làm việc với Chính Phủ Việt Nam, gặp gỡ Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm, Ban Tôn giáo Chính phủ, đồng thời viếng thăm Thánh Địa Lavang và giáo phận Đàlạt.
Phái đoàn Vatican thăm Việt Nam lần này có thêm nhân sự mới là Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung. Đức ông Dung là người được đào tạo chuyên nghiệp về ngành ngoại giao của Tòa Thánh, sau khi được đào tạo và tốt nghiệp Trường Ngoại giao của Tòa thánh Vatican. Trên 20 năm qua, Ngài đã được bổ nhiệm đi làm việc tại các Tòa Đại Sứ của Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó gồm cả Tòa Khâm Sứ Vatican ở Hoa Thịnh Đốn. Mới đây Đức ông Dung đã được bổ nhiệm về làm việc tại chính phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và đặc trách vùng Đông Nam Á Châu.
Cũng nên nhắc lại rằng, trong chuyến thăm Cộng hòa Italia cuối tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Tòa Thánh và có cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Benedicto XVI. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng đã nói qua về viễn ảnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao và việc Đức Giáo hoàng sang thăm Việt Nam. Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Tòa Thánh sẽ có các cuộc gặp gỡ và làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường làm trưởng đoàn. Trong khuôn khổ những cuộc tiếp xúc giữa Tòa Thánh và Chính phủ Việt Nam trong vài ngày tới đây, việc xúc tiến các công việc để tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên sẽ là chủ đề được chú trọng hàng đầu.
Được biết đây là cuộc làm việc đầu tiên của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican. Chương trình làm việc giữa hai phái đoàn sẽ diễn ra tại Hà Nội.
việt gian Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao việt gian Cộng Sản , trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 11-02-2009 tại Hà Nội, cũng cho biết mục đích cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp này là “để trao đổi về vấn đề thiết lập quan hệ” giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican. Tuy nhiên, trong các lần gặp gỡ trước, vấn đề nhân sự cũng được đề cập đến và hiện nay vẫn còn một số giáo phận trống toà như Phát Diệm, Buôn Mê Thuột. Đức cha Fx. Nguyễn Văn Sang – Giám mục Thái Bình - cũng đã được Toà thánh chấp thuận về hưu cho đến khi tìm được người kế vị. Đức cha Cao Đình Thuyên của giáo phận Vinh cũng đã bước qua tuổi 82 mà chưa có người thay thế.
Không phải ở Việt Nam thiếu nhân sự đủ khả năng. Vấn đề này, theo nhiều nguồn tin cho biết, còn nhiều bế tắc là do chưa tìm được sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội về các ứng viên.Trong chương trình chuyến thăm lần này, bên cạnh những buổi làm việc với Bộ ngoại giao, Ban Tôn giáo của chính phủ việt gian Việt Nam, phái đoàn Tòa Thánh cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ gỡ với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam và đến thăm hai giáo phận Thái Bình và Bùi Chu.
Giuse Trần Ngọc Huấn
Thông Cáo Chung Kết Thúc Cuộc Làm Việc Giữa Bộ Ngoại Giao Vatican Và việt gian Việt Nam
18.02.2009 17:53
Toàn văn bản thông báo:
Thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ việt gian Cộng Sản Việt Nam và Tòa thánh Vatican, cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp việt gian Cộng Sản Việt Nam – Vatican đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 16 đến 17/2/2009 để trao đổi quan điểm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao việt gian Nguyễn Quốc Cường và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Đức ông P.Parolin đã chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng việt gian Nguyễn Quốc Cường đã nêu rõ chính sách nhất quán của Việt Nam về tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng như thành tựu và thực tế tình hình công tác tôn giáo trong thời gian qua ở Việt Nam.
Thứ trưởng việt gian Nguyễn Quốc Cường bày tỏ mong muốn Tòa thánh Vatican đóng góp tích cực vào đời sống Công giáo ở Việt Nam, tăng cường quan hệ đoàn kết giữa các tôn giáo và qua đó tới khối đoàn kết toàn dân ở Việt Nam, làm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc và đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước.
Về phía Tòa thánh, Thứ trưởng Parolin ghi nhận trình bày của phía việt gian Cộng Sản Việt Nam về việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thừa nhận những tiến bộ tích cực đã đạt được trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam và mong muốn các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt nam và Vatican sẽ được giải quyết bằng thiện chí thông qua đối thoại chân thành.
Thứ trưởng Parolin khẳng định chính sách của Tòa thánh là tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, trong đó các hoạt động tôn giáo của Giáo hội hoàn toàn không vì mục đích chính trị. Thứ trưởng Parolin nhấn mạnh giáo lý của Giáo hội kêu gọi tín đồ phải là công dân tốt, phấn đấu vì lợi ích chung của đất nước.
Nhóm công tác hỗn hợp Việt gian Cộng Sản Việt Nam – Vatican đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ giữa hai bên trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hai bên ghi nhận chiều hướng phát triển đáng khích lệ của mối quan hệ giữa việt gian Việt Nam và Tòa thánh từ năm 1990 tới nay. Hai bên cho rằng cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp là một bước tiến mới quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh và nhất trí tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương.
Hai bên nhất trí sẽ tiến hành phiên họp thứ hai của Nhóm công tác hỗn hợp. Thời gian và địa điểm phiên họp sẽ được xác định sau.
Cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp việt gian Việt Nam – Vatican đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Nhân dịp tới Hà Nội tham dự cuộc họp Nhóm công tác hỗn hợp, đoàn Tòa thánh Vatican cũng sẽ tới chào Ban Tôn giáo Chính phủ, thăm giáo phận Thái Bình, Bùi Chu và một số công trình văn hóa, lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam.
"bà mang làm gì cái thứ cờ ba que này!".
Ông ta nói điều đó trước mặt nhiều người, và những nhân chứng đó hôm nay vẫn còn.
2- Tìm kiếm trên mạng, tôi thấy được đoạn lý lịch của ông CMD trên trang http://www.clubgaribaldi.org.nz/global/files/Newsletters/Garibaldi-Newsletter-2007-May.pdf . Nếu những điều này là đúng, thì lai lịch của CMD có điều đáng ngờ: là một chủng sinh, bị kẹt lại VN sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, thế mà con đường tu học cua CMD lại vô cùng hanh thông. CMD chịu chức LM năm 27 tuổi. Theo như thông tin này thì CMD được gởi đi Roma để tu học vào khoảng 1979 - 1980. Giai đoạn ấy VN hoàn toàn bị cô lập với thế giới tự do, vậy thì ai gởi, gởi cách nào, thật khó hiểu!
Lạy Chúa ! con đường nào Chúa đã đi qua .
Con đường nào Ngài ra pháp trường .
Mão gai nào hằn lên đau xót.
Lạy Chúa ! thánh giá nào Ngài vác trên vai .
Đau thương nào phủ kín tâm tư,
Đường tình đó Ngài dành cho con !
Đây là một đoạn của bài thánh ca “Con đường nào Chúa đã đi qua”, của LM Nhạc sĩ Văn Chi, vẫn được cất lên trong các thánh lễ của Mùa Chay theo phụng vụ, cũng như trong thánh lễ Suy tôn Thánh giá.
Tôi đã hát bài này trong giờ nguyện kinh chiều tại nhà, và rồi tôi khóc khi suy niệm về Giáo Hội Công Giáo, cách riêng Giáo Hội ở Việt Nam , từ thời kỳ đầu, nhất là từ khi Việt Minh nổi lên.
Những ngày vừa qua, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam gặp phải một cơn chấn động tâm lý trầm trọng, khi cái tin Tòa thánh Vatican bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, đương kim chủ tịch HĐGMVN, làm Tổng Giám mục phó TGP Hà Nội với quyền kế vị, chính thức được một số cha sở trong Sài-gòn nói với giáo dân trên bục giảng.
Các ngài xin giáo dân cầu nguyện cho Đức cha Nhơn. Nhưng Đức cha Nhơn đã gây ra vết thương cho Giáo Hội Việt Nam, vì ngài đã “Xin” chính quyền cấp đất để xây Trung tâm Mục vụ của Giáo phận Đà Lạt, họ đã chấp thuận, cấp số đất nhiều gấp 3 lần số ngài xin. Sau đó, họ đã lấy lại nhiều gấp trăm lần hơn số đất cấp cho ngài, bằng cách chiếm luôn Giáo hoàng Học viện Pi-ô X !
Như vậy, Đức cha Nhơn trong vai trò Chủ tịch HĐGMVN đã hành động ngược với vị Tổng thư ký của cơ quan cao cấp nhất trong Giáo Hội VN này, là Đức cha Ngô Quang Kiệt, TGM Giáo phận Hà Nội.
Trong một phong cách tự nhiên, bình thản, Đức cha Ngô Quang Kiệt đã nói tại trụ sở UBND Hà Nội ngày 21-9-2008 : “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho”. Rõ ràng là có mâu thuẫn giữa Chủ tịch và TTK/ HĐGMVN trong một vấn đề cốt lõi của sinh hoạt tôn giáo, đó là Tự do ! Nay, vị TTK đòi có “tự do” tôn giáo ra đi và ngài Chủ tịch thì phải “xin”(một hành động phù hợp với sách lược và cơ chế Cộng sản) lại bước lên cái ghế, sẽ là ghế Tổng Giám mục Hà Nội, một cái ghế chắc sẽ làm cho nhiều con tim còn nhuốm bụi trần mơ ước.
Không còn phải nghi ngờ về Đức cha Nhơn, con đường ông chọn để “phục vụ” Giáo Hội Việt Nam, sẽ là con đường đưa giáo hội vào con đường rộng thênh thang với nhiều đặc ân so với các giáo hội khác. Đó chính là sách lược hiểm độc của nhà cầm quyền Việt Nam, nhằm chia rẽ tôn giáo, chia rẽ các thành phần khác nhau trong cùng một giáo hội, vì có người mến Giám mục này, người mến Giám mục kia. Con đường Đức cha Nhơn đang đi là con đường không phù hợp với Tin Mừng.
Con đường của Tin Mừng là con đường hẹp, đường Thánh giá ! Vậy mà, Tòa thánh Vatican lại chọn một Giám mục và có một quyết định trái ngược với người Công Giáo Việt Nam, một sự quyết định hình như giản dị, đến nỗi có thể gây hiểu lầm là Tòa thánh coi thường giáo dân Việt Nam.
Vì rõ ràng, người CGVN qua các trang báo điện tử, trong nước cũng như ngoài nước, đã biểu lộ một tấm lòng trìu mến với TGM Ngô Quang Kiệt, trong khi rất bất mãn với Đức cha Nguyễn Văn Nhơn và một số Giám mục khác có khuynh hướng ngả theo chiều gió. Điều này tất nhiên dẫn đến mấy câu hỏi :
1/ Tòa thánh Vatican chọn giáo dân Việt Nam hay chọn nhà cầm quyền Cộng sản qua quyết định thay người ở vị trí Giám mục chính tòa Tổng giáo phận Hà Nội ?
2/ Nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện được đúng nghị quyết của chúng là đẩy TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Vậy họ sẽ ném cho Giáo hội Việt Nam những gì ?
3/ Thử có một tưởng tượng về quyết định của Tòa thánh Vatican và con đường của Giáo Hội CGVN. Dù có được thêm lợi lộc, ưu đãi, thì Giáo hội đã mất một vị mục tử chân chính được nhiều thành phần xã hội, tôn giáo và chính trị yêu mến, một việc rất khó tạo được trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Vị mục tử này là Đức cha Ngô Quang Kiệt. Vừa mất đi một mục tử gương mẫu, đồng thời Giáo hội cũng mất thêm tín nhiệm và tôn kính., vốn đã mong manh. Nay Đức cha Kiệt vừa xóa nhòa đi niềm chua xót này, thì lại nửa đường chia ly !
Trong lịch sử của Giáo Hội, không phải là không có những thời kỳ có sai lầm nghiêm trọng. Nhưng đấy là từ bản chất của con người, dù đó là vị Giáo Hoàng. Với vấn đề thay người ở Tòa Giám mục Hà Nội lúc này, dư luận nói đến Đức ông Cao Minh Dung, một vị được Hà Nội o bế, đã đóng góp vào việc Đức cha Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội. Nếu vậy thật đáng sợ hãi.
Chúng tôi không muốn tin ở dư luận này, vì chẳng lẽ Tòa thánh Vatican chỉ tham khảo một mình Đức ông Dung ! Nếu điều này là sự thật thì đây là một sự thật đáng sợ nhất trong bối cảnh toàn cầu tràn ngập thông tin nhiều chiều.
Chúng tôi cũng không muốn tin vào những “thương lượng” giữa Tòa thánh Vatican với CSVN về việc thay người trên đây. Tòa thánh không dễ bị đánh lừa trong vấn đề bổ nhiệm một Giám mục ở một vị trí quan trọng như Hà Nội .
Cũng không phải vì chuyện tông du Việt Nam của Đức Thánh Cha Biển Đức mà ngài miễn cưỡng ký bổ nhiệm Đức cha Nhơn theo “thương lượng”(?) Có không chuyện này ? Cũng sẽ không phải Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ có những cái “được” khác mà lâu nay hàng giáo phẩm Việt Nam đã có thư gửi cho Nhà nước Việt Nam, yêu cầu thực hiện, như việc giáo dục, tôn giáo được phép mở trường học các cấp, từ Tiểu học đến Đại học, được xuất bản một tờ báo, mở nhà xuất bản v.v…Những cái này nếu nói là “được” thì cũng chẳng có gì quan trọng, bởi chưng chính sách giáo dục vẫn phải là của Nhà nước, thành phần giảng dạy phải được Nhà nước chấp thuận, một số Giáo sư sẽ là người của họ ! Đấy là một vài vấn đề thường được nói đến. Thật cũng chẳng hay tí nào. Vì đấy là khuynh hướng đang được thực hiện tại các nước không Cộng Sản Giáo Hội Công Giáo, riêng ở Việt Nam phải đi con đường nhập thế khác. Đó là con đường “đồng hành” với người nghèo, người bị áp bức, bị buôn bán làm nô lệ cho kẻ nhiều tiền v.v…
Dứt khoát không ngả theo chiều gió, là đi với kẻ cầm quyền. Con đường “đồng hành” theo Thư chung năm 1980 HĐGMVN đang đi phản lại ý nghĩa đích thực của nó. Cho nên chúng tôi chống lại. Vì không đi đúng đường, nên mới gây nên cơn khủng hoảng niềm tin,rồi từ đây nảy ra khủng hoảng nội bộ.
Có dư luận trong giới giáo sĩ là một số Giám mục và Linh mục muốn Hồng y Phạm Minh Mẫn về nghỉ hưu đi. Nhưng không có ai nghĩ rằng ngài sẽ về lúc này vì ngài còn trong cái tuổi dự mật tuyển bầu giáo hoàng !
Chúng tôi không tin có việc “trao đổi” (theo cách nói của ngành an ninh nội chính), thế nhưng vì Chính quyền Hà Nội đã nói trước việc TGM Ngô Quang Kiệt ra đi, tại cuộc họp báo mà lại có mặt đại diện ngoại giao, ngày 15-10-2008 tại Hà Nội, nên dư luận không có cách nghĩ nào khác, mà trang Web của HĐGMVN khi phủ nhận việc “mặc cả” còn gây ngộ nhận nhiều và bị chống đối mạnh, chỉ vì việc thay người đã diễn ra đúng theo lời nói của Chính quyền Hà Nội .
Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng Tòa thánh Vatican, trước khi ký giấy bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội làm TGM phó quyền kế vị, có lẽ cũng biết việc này sẽ gây ra xôn xao và dư luận không tốt đối với Tòa thánh, nhưng đành chấp nhận như một cử chỉ chịu đựng và hy sinh vì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã và đang chịu nhiều thách đố, nhiều ngộ nhận, nhiều chống đối ngay với việc hình thành,có lúc bởi chính một thành phần giáo sĩ Thừa sai ngoại quốc, đã có những quyết định chống lại truyền thống người Việt Nam có lòng thờ kính Ông Bà Tổ Tiên.
Cho nên, nếu vì việc phải để một Tổng Giám mục được lòng dân, nhưng không được lòng nhà cầm quyền phải rời vị trí hiện nay của ngài, để Tòa thánh Vatican và Nhà nước Việt Nam có quan hệ ngoại giao bình thường, thì mọi chuyện rối ren, nghi ngờ, mâu thuẫn, chống đối, ngăn cản công việc hành đạo, sống đạo của giáo hữu VN, sẽ được giải quyết hoặc trở nên bình thường trong một xã hội bình thường. Vì sớm muộn gì, CSVN buộc lòng phải đi vào con đường này, Mà nếu đấy là một sự CÓ THỂ, thì Tòa Thánh Vatican với Đức Giáo Hoàng đương kim, sẽ đi vào lịch sử thế giới, cách riêng là lịch sử Đạo và Đời ở Việt Nam. Nhưng nếu điều tưởng tượng này của chúng tôi là viển vông thì chúng tôi còn một cách nghĩ khác, ấy là Đức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn ở lại, ngài sẽ không từ chức và Tòa thánh cũng không chấp thuận việc này.
Tòa thánh Vatican và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang đi con đường của Thầy Giêsu đã đi, là đường Thánh Giá, đường bị chống đối !
Ngày 04/5/2010
Nguyễn An-Tôn
Phái đoàn gồm có Đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng Ngoại giao của Tòa Thánh, đặc trách các vấn đề quan hệ với các quốc gia, làm trưởng Phái đoàn cùng với Đức ông Phanxico Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á Châu của phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền Giáo.
Phái đoàn đã được chính phủ Việt Nam đón tiếp và sắp xếp chỗ ăn nghỉ tại một khách sạn ở gần Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.
Từ năm 1989 đến nay, các phái đoàn của Tòa Thánh đã có 16 chuyến thăm Việt Nam để thảo luận các vấn đề hợp tác giữa hai bên. Đây là chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần thứ tư của Đức ông Pietro Parolin. Trong tất cả 16 chuyến thăm và làm việc đều có sự tham dự của Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương. Trước đó, tháng 6/2008, Đức ông Parolin đã dẫn đầu phái đoàn Vatican đến Hà Nội và làm việc với Chính Phủ Việt Nam, gặp gỡ Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm, Ban Tôn giáo Chính phủ, đồng thời viếng thăm Thánh Địa Lavang và giáo phận Đàlạt.
Phái đoàn Vatican thăm Việt Nam lần này có thêm nhân sự mới là Đức ông Phanxicô Cao Minh Dung. Đức ông Dung là người được đào tạo chuyên nghiệp về ngành ngoại giao của Tòa Thánh, sau khi được đào tạo và tốt nghiệp Trường Ngoại giao của Tòa thánh Vatican. Trên 20 năm qua, Ngài đã được bổ nhiệm đi làm việc tại các Tòa Đại Sứ của Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó gồm cả Tòa Khâm Sứ Vatican ở Hoa Thịnh Đốn. Mới đây Đức ông Dung đã được bổ nhiệm về làm việc tại chính phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và đặc trách vùng Đông Nam Á Châu.
Cũng nên nhắc lại rằng, trong chuyến thăm Cộng hòa Italia cuối tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Tòa Thánh và có cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Benedicto XVI. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng đã nói qua về viễn ảnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao và việc Đức Giáo hoàng sang thăm Việt Nam. Phái đoàn của Bộ Ngoại giao Tòa Thánh sẽ có các cuộc gặp gỡ và làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường làm trưởng đoàn. Trong khuôn khổ những cuộc tiếp xúc giữa Tòa Thánh và Chính phủ Việt Nam trong vài ngày tới đây, việc xúc tiến các công việc để tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên sẽ là chủ đề được chú trọng hàng đầu.
Được biết đây là cuộc làm việc đầu tiên của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican. Chương trình làm việc giữa hai phái đoàn sẽ diễn ra tại Hà Nội.
việt gian Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao việt gian Cộng Sản , trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 11-02-2009 tại Hà Nội, cũng cho biết mục đích cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp này là “để trao đổi về vấn đề thiết lập quan hệ” giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican. Tuy nhiên, trong các lần gặp gỡ trước, vấn đề nhân sự cũng được đề cập đến và hiện nay vẫn còn một số giáo phận trống toà như Phát Diệm, Buôn Mê Thuột. Đức cha Fx. Nguyễn Văn Sang – Giám mục Thái Bình - cũng đã được Toà thánh chấp thuận về hưu cho đến khi tìm được người kế vị. Đức cha Cao Đình Thuyên của giáo phận Vinh cũng đã bước qua tuổi 82 mà chưa có người thay thế.
Không phải ở Việt Nam thiếu nhân sự đủ khả năng. Vấn đề này, theo nhiều nguồn tin cho biết, còn nhiều bế tắc là do chưa tìm được sự đồng thuận giữa chính quyền và giáo hội về các ứng viên.Trong chương trình chuyến thăm lần này, bên cạnh những buổi làm việc với Bộ ngoại giao, Ban Tôn giáo của chính phủ việt gian Việt Nam, phái đoàn Tòa Thánh cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ gỡ với đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam và đến thăm hai giáo phận Thái Bình và Bùi Chu.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao việt gian Nguyễn Quốc Cường và Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Đức ông P.Parolin đã chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng việt gian Nguyễn Quốc Cường đã nêu rõ chính sách nhất quán của Việt Nam về tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng như thành tựu và thực tế tình hình công tác tôn giáo trong thời gian qua ở Việt Nam.
Thứ trưởng việt gian Nguyễn Quốc Cường bày tỏ mong muốn Tòa thánh Vatican đóng góp tích cực vào đời sống Công giáo ở Việt Nam, tăng cường quan hệ đoàn kết giữa các tôn giáo và qua đó tới khối đoàn kết toàn dân ở Việt Nam, làm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc và đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước.
Về phía Tòa thánh, Thứ trưởng Parolin ghi nhận trình bày của phía việt gian Cộng Sản Việt Nam về việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thừa nhận những tiến bộ tích cực đã đạt được trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam và mong muốn các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt nam và Vatican sẽ được giải quyết bằng thiện chí thông qua đối thoại chân thành.
Thứ trưởng Parolin khẳng định chính sách của Tòa thánh là tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, trong đó các hoạt động tôn giáo của Giáo hội hoàn toàn không vì mục đích chính trị. Thứ trưởng Parolin nhấn mạnh giáo lý của Giáo hội kêu gọi tín đồ phải là công dân tốt, phấn đấu vì lợi ích chung của đất nước.
Nhóm công tác hỗn hợp Việt gian Cộng Sản Việt Nam – Vatican đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ giữa hai bên trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hai bên ghi nhận chiều hướng phát triển đáng khích lệ của mối quan hệ giữa việt gian Việt Nam và Tòa thánh từ năm 1990 tới nay. Hai bên cho rằng cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp là một bước tiến mới quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh và nhất trí tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương.
Hai bên nhất trí sẽ tiến hành phiên họp thứ hai của Nhóm công tác hỗn hợp. Thời gian và địa điểm phiên họp sẽ được xác định sau.
Cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp việt gian Việt Nam – Vatican đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Nhân dịp tới Hà Nội tham dự cuộc họp Nhóm công tác hỗn hợp, đoàn Tòa thánh Vatican cũng sẽ tới chào Ban Tôn giáo Chính phủ, thăm giáo phận Thái Bình, Bùi Chu và một số công trình văn hóa, lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam.