'Người Hmong bị đàn áp rất tàn nhẫn'
Phỏng vấn giám đốc CPPA về vụ Mường NhéHà Giang
LTS: Trong thông cáo báo chí gửi đi ngày 9 tháng 5, 2011, Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis, viết tắt là CPPA) ở Hoa Thịnh Ðốn, cho biết nhà cầm quyền Việt Nam tăng phái một trung đoàn để đàn áp các người Hmong đứng lên đòi tự do tôn giáo, cải cách ruộng đất ở huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên cách đây hơn một tuần lễ. Theo cơ quan này, thêm 14 người Hmong thiệt mạng, nâng tổng số người biểu tình bị sát hại lên thành 63 người chưa kể hàng trăm người mất tích, hay bị bắt.
CPPA khẳng định là đã dựa vào các nguồn tin từ tỉnh Ðiện Biên và cả từ tỉnh Phongsali của Lào để đưa ra những dữ kiện mà họ nói là “rất đáng tin cậy.”
Giám đốc điều hành của CPPA, cũng là cựu cố vấn cho An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, ông Philip Smith, dành cho ký giả Hà Giang của nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn về việc này.
-Hà Giang (NV): Xin ông vui lòng tóm tắt vài nét về “Center for Public Policy Analysis,” cũng như nguồn tài trợ cho tổ chức?
-Philip Smith: Vâng, được chứ. Ðược thành lập năm 1988, và hoạt động tại Washington, DC, Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (CPPA) là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, phi chính phủ, tập trung vào chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia, người tị nạn và các vấn đề nhân đạo quốc tế, và đóng vai trò cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ về các chính sách đối ngoại quan trọng. Ngân sách làm việc của chúng tôi hoàn toàn do cá nhân hay các tổ chức tư nhân đóng góp. Chúng tôi hoàn toàn không nhận được sự trợ giúp nào của chính phủ.
-NV: Ông có thể cho biết CPPA đã biết tin về những người Hmong tại Mường Nhé bị đàn áp bắt đầu từ bao giờ?
-Philip Smith: Chúng tôi có đại diện tại Bangkok, Thái Lan, Lào, Việt Nam và ngay ở tỉnh Ðiện Biên. Chúng tôi cũng làm việc với nhiều cộng đồng người Việt gốc Hmong ngay ở tại Hoa Kỳ, cũng như cộng đồng người Lào gốc Hmong, và nhiều tổ chức khác. Vì thế, khi sự kiện vừa xẩy ra là chúng tôi nhận được tin và có mặt tại chỗ và chứng kiến cảnh những người Hmong biểu tình một cách ôn hòa bị đàn áp rất thẳng cánh, rất tàn nhẫn. Dĩ nhiên chúng tôi nghiên cứu đời sống của người Hmong đã hơn 20 năm rồi, nên hiểu rõ cảnh sống của họ trước và sau khi nhà nước CSVN lên cầm quyền.
Ông Philip Smith (giữa) trong một buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ liên quan đến tình hình nhân quyền tại Lào vào tháng 4 vừa qua. (Hình: website www.kaydanes.wordpress.com)
-NV: Khoảng 5,000 người Hmong theo đạo Công Giáo, đạo Tin Lành và cả người thờ Thần Vật đã đứng lên đòi tự do tôn giáo và cải cách ruộng đất. Theo ông thì điều gì là chất xúc tác đã tạo nên một cuộc biểu tình lớn lao, với cả hàng ngàn người tham dự như vậy?
-Philip Smith: Ðể trả lời câu hỏi này một cách thấu đáo, tôi phải nói thẳng ra như thế này. Những cán bộ cao cấp trong Bộ Chính Trị đảng CSVN cũng như những tướng lãnh quân đội CSVN thành lập nhiều công ty thật ra thuộc sở hữu của họ. Họ tự tiện chặt cây đốn rừng, và đuổi người Hmong ra khỏi đất đai mà họ, và tổ tiên họ đã sinh sống, canh tác, từ đời này đến đời khác. Không những bị mất đất đai, mất phương tiện sinh sống, người Hmong còn tự nhiên bị bắt phải xin phép chính quyền mới được tự do thờ phượng, tự do hành đạo theo những tôn giáo mà họ đã có từ bao lâu nay.
Một điều nữa cần phải được nhắc lại là dù luôn phải đối diện với đời sống khó khăn, dân tộc Hmong rất yêu nước, rất nhiều người biểu tình có cha anh là cựu chiến binh của quân đội Nhân Dân Việt Nam, đã dùng đất đai, lúa gạo của họ để tham gia chiến đấu chống cuộc xâm lược của Trung Quốc vào năm 1979. Họ đứng lên vì họ là những nạn nhân bị dồn nén lâu ngày bởi những bất công của xã hội, và vì cảm thấy bị phản bội.
-NV: Ông đã giất rõ hoàn cảnh sống của người Hmong, nhưng vẫn chưa nói đến yếu tố đã châm ngòi cho cuộc biểu tình lớn lần này. Có phải là vì nghèo đói, không đủ ăn nên họ đã đứng lên?
-Philip Smith: Vâng, cám ơn câu hỏi rất xác đáng. Nghèo đói, hoàn cảnh túng quẫn chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến người Hmong bất mãn. Theo tin mà chúng tôi chưa tiết lộ với ai, thì những Hmong đã tụ tập một phần là vì họ muốn gặp nhau để ăn mừng dịp Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ đệ II được phong thánh, đó là lý do tại sao họ tụ tập vào hai ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5. Khi tưởng nhớ đến Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ đệ II thì họ cũng nhớ đến và được hứng khởi bởi lời nói của ngài: “Các con đừng sợ hãi.” Chúng tôi cho rằng họ cũng muốn được giống như người Ba Lan, đứng lên đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền và công bình trong việc đất đai. Rất tiếc là họ đã bị CSVN thẳng tay đàn áp, đã mang súng máy đến bắn chết.
-NV: Ông vừa cho biết là tổ chức CPPA cố vấn cho Quốc Hội Hoa Kỳ, như vậy thì chính phủ Hoa Kỳ đã phản ứng như thế nào trước hàng loạt thông cáo báo chí mà tổ chức của ông đã đưa ra về sự kiện này?
-Philip Smith: Chính quyền Hoa Kỳ đã có những phản ứng kịp thời. Thí dụ như tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngưng ngay việc bạo động, một yêu cầu mà tiếc thay nhà nước Hà Nội đã bỏ ngoài tai. Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ cũng cho hay họ đang điều tra về sự kiện sắc tộc Hmong đã bị CSVN điều động quân đội đến để đàn áp gây khiến nhiều người Hmong bị thiệt mạng. Trước phản ứng này của Hoa Kỳ, Hà Nội càng nhanh chóng tìm cách dẹp đoàn người biểu tình. Hiện giờ không những khu vực biểu tình đã bị phong tỏa, không một ký giả ngoại quốc hay độc lập nào được phép đặt chân đến để tìm hiểu sự thật, mà chúng tôi được biết rằng Hà Nội cũng dùng ảnh hưởng của mình để phong tỏa một khu vực của nước Lào, khiến không nhà báo nào có thể len lỏi từ Lào vào được Mường Nhé.
Hiện giờ thì hàng trăm người đã bị bắt ném lên các công xa đưa đi. Chúng tôi được biết xe đi về hướng Nam, nơi có những nhà tù bí mật của quân đội nhân dân VN. Sẽ không ai được biết là bao nhiêu người sẽ bị bí mật thủ tiêu hay giam cầm tại những nhà giam bí mật này.
-NV: Ông nghĩ gì về chuyến đi thăm Mường Nhé vừa qua của phó thủ tướng Việt Nam, ông Trương Vĩnh Trọng, và lời khiển trách của ông ta với chính quyền địa phương là “không nên để dân bị đói.”?
-Philip Smith: Ðó chỉ là một hành vi lừa đảo, một lời nói dối lớn trắng trợn, một cố gắng để đánh lạc dư luận thế giới. Người dân Hmong nghèo khổ là vì nhà nước Việt Nam làm cho họ nghèo, là vì lãnh đạo Việt Nam phung phí tài nguyên của quốc gia, tước đất tước nhà của người dân để làm giầu cho cá nhân, là vì họ lấy tiền thế giới giúp cho việc chống đói giảm nghèo bỏ vào túi riêng. Sở dĩ họ đàn áp những người Hmong này tàn ác như thế là vì họ sợ ảnh hưởng của cách mạng hoa nhài, họ sợ thế giới sẽ biết sự thật.
-NV: CPPA dự định sẽ làm gì trước tình thế này?
-Philip Smith: Chúng tôi sẽ tiếp tục mang vấn đề này ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Sẽ đặt vấn đề với Liên Hiệp Quốc để kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, và sẽ cố gắng tiếp tục đưa những tin tức này ra công luận để thế giới biết rõ số phận hẩm hiu của những người dân nghèo khổ ở Việt Nam.
-NV: Cảm ơn ông Philip Smith đã dành thì giờ cho chúng tôi về cuộc phỏng vấn này
Tố giác Việt Nam đàn áp sắc tộc Hmong
Hình: REUTERS
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, và nhóm Hmong Advance nói rằng có mấy mươi người Hmong biểu tình đã bị giết và hàng trăm người khác bị thương kể từ khi có cuộc đàn áp hồi cuối tháng Tư trong tỉnh Điện Biên.
CPPA tường trình khuya Chủ nhật có thêm 14 người chết, nâng số người chết bây giờ thành 63.
Các con số này chưa được kiểm chứng bởi các nhà báo phương Tây, họ đã bị cấm không được đến khu vực.
Tuần trước, đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói đang nghiên cứu các tin này, và kêu gọi các phe tránh bạo động.
Christy Lee, phát ngôn viên của Hmong Advance nói rằng cuộc đàn áp mở ra ngày 30 tháng Tư tại huyện Mường Nhé vùng biên giới Lào Việt Nam trong lúc có khoảng 8.500 người Hmong tụ tập cầu nguyện và đòi cải cách ruộng đất cũng như nới rộng tự do tôn giáo.
Hằng trăm người đã bị bắt, một số người được đưa đến những địa điểm bên trong Việt Nam và bên Lào.
Các giới chức Việt Nam tuần trước nói bộ đội đã được điều tới để giải tán cuộc biểu tình hiếm thấy trong khu vực, nhưng nhà chức trách nói chỉ có xô xát nhỏ và không có ai bị bắt.
Việt Nam: 130 người bị bắt trong cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên
Đám cưới của người Hmong (Ảnh :Oliver Spalt / en.wikipedia.org)
Theo tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, (Christian Solidarity Worldwide – CSW), trong cuộc biểu tình của người Hmong, 130 người đã bị bắt giữ và quân đội vẫn tiếp tục được điều động lên tỉnh Điện Biên, để phong tỏa nơi mà những người Hmong, thuộc một giáo phái, đã biểu tình và bị giải tán hồi tuần trước.
Mặc dù chính quyền Việt Nam tuyên bố tình hình huyện Mường Nhé, tại tỉnh Điện Biên, phía Tây Bắc đã yên ổn, nhưng các cơ quan truyền thông và tổ chức bảo vệ nhân quyền, đấu tranh cho tự do tín ngưỡng vẫn tiếp tục đưa tin về cuộc biểu tình của người Hmong.
Hôm nay, 10/05/2011, tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, (Christian Solidarity Worldwide – CSW) có trụ sở tại Anh Quốc, cho biết là trong cuộc biểu tình của người Hmong, 130 người đã bị bắt giữ và quân đội vẫn tiếp tục được điều động lên tỉnh Điện Biên, để phong tỏa nơi mà những người Hmong, thuộc một giáo phái, đã biểu tình và bị giải tán hồi tuần trước. Hàng ngàn người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị đưa về bản quán, nhưng hiện vẫn còn khoảng 3000 người tụ tập biểu tình.
Vẫn theo nguồn tin của CSW, thì có hai người cầm đầu giáo phái đã chạy trốn vào rừng và bị quân đội bắn chết. Trong khi đó, giới phóng viên và ngoại giao nước ngoài vẫn không được phép lên tỉnh Điện Biên. Điện thoại liên lạc với khu vực này bị cắt. Điều đáng lo ngại là những người còn tụ tập biểu tình ở huyện Mường Nhé phải sống trong hoàn cảnh bị cô lập, bên ngoài không thể vào được, điều kiện vệ sinh tồi tệ, quân đội hiện diện đông đảo. Chính quyền Việt Nam cho biết có ba trẻ nhỏ đã thiệt mạng.
Các lãnh đạo Tin Lành tại Việt Nam nói với CSW rằng họ lo ngại là những người Hmong theo đạo Tin Lành đích thực bị đánh đồng với những người theo các giáo phái. Lý do là vì một website của chính phủ Việt Nam đã nhầm lẫn khi coi những người Hmong biểu tình là tín đồ của đạo Tin Lành.
Trong khi đó, Harold Camping, học giả Thiên chúa giáo, phụ trách một đài phát thanh ở Mỹ tuyên bố rằng 21/05 là ngày tận thế và kêu gọi người Hmong tụ tập nghe thuyết giảng giáo phái và phân phát các tài liệu bằng tiếng Hmong. Thêm vào đó, có hai người tự xưng là Đấng Cứu Thế « Messiah » xuất hiện tại huyện Mường Nhé. Hàng ngàn người Hmong, từ nhiều nơi, kể cả từ Cao Nguyên Trung phần Việt Nam, kéo về đây nghe thuyết giảng. Người Hmong tin rằng Đấng Cứu Thế Messiah sẽ xuất hiện và lập vương quốc riêng cho họ.
Theo tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới thì Tây Bắc là một trong những nơi mà quyền tự do tôn giáo bị bóp nghẹt nhất Việt Nam. Mặc dù tình hình chung được cải thiện trong những năm qua, nhưng tác động tích tụ, dồn nén của các chính sách hạn chế tự do tôn giáo, ngăn cản thuyết giảng, in ấn Kinh thánh đối với người Hmong đã tạo ra những điều kiện làm xuất hiện và lan rộng các cuộc tập hợp nghe thuyết giảng của các giáo phái.
Đại diện CSW, ông Andrew Johnston kêu gọi chính phủ Việt Nam tự kiềm chế và bảo đảm các quyền của những sắc dân thiểu số trong thời điểm căng thẳng hiện nay. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo của công dân.
Thứ năm 05 Tháng Năm 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 06 Tháng Năm 2011
Hôm nay, 10/05/2011, tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, (Christian Solidarity Worldwide – CSW) có trụ sở tại Anh Quốc, cho biết là trong cuộc biểu tình của người Hmong, 130 người đã bị bắt giữ và quân đội vẫn tiếp tục được điều động lên tỉnh Điện Biên, để phong tỏa nơi mà những người Hmong, thuộc một giáo phái, đã biểu tình và bị giải tán hồi tuần trước. Hàng ngàn người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị đưa về bản quán, nhưng hiện vẫn còn khoảng 3000 người tụ tập biểu tình.
Vẫn theo nguồn tin của CSW, thì có hai người cầm đầu giáo phái đã chạy trốn vào rừng và bị quân đội bắn chết. Trong khi đó, giới phóng viên và ngoại giao nước ngoài vẫn không được phép lên tỉnh Điện Biên. Điện thoại liên lạc với khu vực này bị cắt. Điều đáng lo ngại là những người còn tụ tập biểu tình ở huyện Mường Nhé phải sống trong hoàn cảnh bị cô lập, bên ngoài không thể vào được, điều kiện vệ sinh tồi tệ, quân đội hiện diện đông đảo. Chính quyền Việt Nam cho biết có ba trẻ nhỏ đã thiệt mạng.
Các lãnh đạo Tin Lành tại Việt Nam nói với CSW rằng họ lo ngại là những người Hmong theo đạo Tin Lành đích thực bị đánh đồng với những người theo các giáo phái. Lý do là vì một website của chính phủ Việt Nam đã nhầm lẫn khi coi những người Hmong biểu tình là tín đồ của đạo Tin Lành.
Trong khi đó, Harold Camping, học giả Thiên chúa giáo, phụ trách một đài phát thanh ở Mỹ tuyên bố rằng 21/05 là ngày tận thế và kêu gọi người Hmong tụ tập nghe thuyết giảng giáo phái và phân phát các tài liệu bằng tiếng Hmong. Thêm vào đó, có hai người tự xưng là Đấng Cứu Thế « Messiah » xuất hiện tại huyện Mường Nhé. Hàng ngàn người Hmong, từ nhiều nơi, kể cả từ Cao Nguyên Trung phần Việt Nam, kéo về đây nghe thuyết giảng. Người Hmong tin rằng Đấng Cứu Thế Messiah sẽ xuất hiện và lập vương quốc riêng cho họ.
Theo tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới thì Tây Bắc là một trong những nơi mà quyền tự do tôn giáo bị bóp nghẹt nhất Việt Nam. Mặc dù tình hình chung được cải thiện trong những năm qua, nhưng tác động tích tụ, dồn nén của các chính sách hạn chế tự do tôn giáo, ngăn cản thuyết giảng, in ấn Kinh thánh đối với người Hmong đã tạo ra những điều kiện làm xuất hiện và lan rộng các cuộc tập hợp nghe thuyết giảng của các giáo phái.
Đại diện CSW, ông Andrew Johnston kêu gọi chính phủ Việt Nam tự kiềm chế và bảo đảm các quyền của những sắc dân thiểu số trong thời điểm căng thẳng hiện nay. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo của công dân.
Thứ năm 05 Tháng Năm 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 06 Tháng Năm 2011
Quân đội Việt Nam dùng võ lực giải tán người Hmong biểu tình tại Điện Biên
Người Hmong
Reuters
Theo AFP, một nguồn tin từ giới quân đội Việt Nam ngày 5/5/11 xác nhận sự kiện binh lính được tăng viện lên tỉnh Điện Biên, miền Tây Bắc Việt Nam, để góp sức giải tán hàng ngàn người Hmong tập hợp biểu tình. Sự việc nổ ra từ nhiều ngày qua, nhưng mãi đến hôm nay mới được báo chí quốc tế loan tải.
Nguồn tin trên cho biết là các cuộc biểu tình đã khởi sự cách nay vài ngày tại tỉnh giáp giới Lào và Trung Quốc. Những người Hmong, còn gọi là Mèo, đã đòi quyền được thành lập vùng tự trị và quyền tự do tôn giáo. Theo nguồn tin này : “Một số vụ xô xát nhỏ đã xẩy ra giữa người biểu tình và lực lượng an ninh tại chỗ, buộc quân đội phải can thiệp để tránh không cho bạo động lan rộng”.
Một quan chức địa phương ở huyện Mường Nhé, cách thị xã Điện Biên khoảng 200 km về phía tây bắc, đã xác định với AFP rằng hôm nay, vẫn còn hơn 3.000 người Hmong tụ tập. Dù công nhận là tình hình phức tạp, nhưng viên chức này đã phủ nhận việc người Hmong biểu tình để phản đối chính quyền khi nói rằng : “Chúng tôi không biết họ muốn gì”.
Hãng AFP cũng đã tìm hiểu thông tin nơi lãnh đạo ngành công an tỉnh Điện Biên, nhưng điện thoại đã bị cúp ngay sau khi có câu hỏi về cuộc biểu tình.
Nguồn tin từ giới quân đội Việt Nam mà AFP trích dẫn ở trên cho biết thêm là chính quyền địa phương đã bắt giữ một số người và cho mở điều tra. Theo nguồn tin này, người Hmong đã bị một số phần tử tại địa phương "kích động" nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/05/1954. Viên chức này cũng tỏ ý hết sức quan ngại trước nguy cơ tình hình xấu đi thêm : “Hôm nay thứ Năm tình hình nói chung là ổn định, nhưng chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai”.
Dẫu sao thì tình hình tại chỗ căng thẳng đến mức chính quyền đã phải điều thêm quân từ Hà Nội lên tăng viện cho bộ đội địa phương. Theo nhận định của AFP, có lẽ đây là cuộc biểu tình phản đối chính quyền nghiêm trọng nhất của các sắc dân thiểu số tại Việt Nam từ sau phong trào nổi dậy rầm rộ trong hai năm 2001 và 2004 của các nhóm ít người tại vùng Tây Nguyên Việt Nam. Vào khi ấy, chính quyền đã mạnh tay trấn áp khiến cho khoảng 1.700 người Thượng đã phải chạy qua lánh nạn tại Cam Bốt.
Riêng lần này, theo một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong mang tên Trung tâm Phân tích Chính sách Công (Center for Public Policy Analysis), có trụ sở tại Washington, thì đã có 28 người Hmong biểu tình bị thiệt mạng và hàng trăm người mất tích. Số liệu này tuy nhiên không thể được kiểm chứng một cách độc lập.
Vấn đề khiến giới quan sát lo ngại là lịch sử quan hệ không mấy tốt đẹp giữa chế độ Việt Nam hiện nay với người Hmong. Trong cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975, người Hmông là một sắc dân đã giúp lực lượng Mỹ chống lại lực lượng Cộng sản Việt Nam cũng như Lào. Ngoài ra, trong thời gian qua, tại các vùng hẻo lánh xa xôi, hiện tượng cường hào địa phương hay các hành vi ép buộc bỏ đạo không phải là hiếm hoi. Đó là những mầm mống dễ gây bất mãn.
Trong số 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, tổng cộng khoảng 10 triệu người, theo Ngân Hàng Thế Giới, có gần 790.000 người Hmong. Một trong những yếu tố đáng quan ngại, theo định chế tài chánh thế giới, là tỷ lệ đói nghèo của người thiểu số cao hơn năm lần so người Kinh.
Cho đến trưa nay (05/05), chính quyền Việt Nam chưa thấy xác nhận nguồn tin nói trên, trong lúc báo chí trong nước hoàn toàn im tiếng.
Một quan chức địa phương ở huyện Mường Nhé, cách thị xã Điện Biên khoảng 200 km về phía tây bắc, đã xác định với AFP rằng hôm nay, vẫn còn hơn 3.000 người Hmong tụ tập. Dù công nhận là tình hình phức tạp, nhưng viên chức này đã phủ nhận việc người Hmong biểu tình để phản đối chính quyền khi nói rằng : “Chúng tôi không biết họ muốn gì”.
Hãng AFP cũng đã tìm hiểu thông tin nơi lãnh đạo ngành công an tỉnh Điện Biên, nhưng điện thoại đã bị cúp ngay sau khi có câu hỏi về cuộc biểu tình.
Nguồn tin từ giới quân đội Việt Nam mà AFP trích dẫn ở trên cho biết thêm là chính quyền địa phương đã bắt giữ một số người và cho mở điều tra. Theo nguồn tin này, người Hmong đã bị một số phần tử tại địa phương "kích động" nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/05/1954. Viên chức này cũng tỏ ý hết sức quan ngại trước nguy cơ tình hình xấu đi thêm : “Hôm nay thứ Năm tình hình nói chung là ổn định, nhưng chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai”.
Dẫu sao thì tình hình tại chỗ căng thẳng đến mức chính quyền đã phải điều thêm quân từ Hà Nội lên tăng viện cho bộ đội địa phương. Theo nhận định của AFP, có lẽ đây là cuộc biểu tình phản đối chính quyền nghiêm trọng nhất của các sắc dân thiểu số tại Việt Nam từ sau phong trào nổi dậy rầm rộ trong hai năm 2001 và 2004 của các nhóm ít người tại vùng Tây Nguyên Việt Nam. Vào khi ấy, chính quyền đã mạnh tay trấn áp khiến cho khoảng 1.700 người Thượng đã phải chạy qua lánh nạn tại Cam Bốt.
Riêng lần này, theo một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong mang tên Trung tâm Phân tích Chính sách Công (Center for Public Policy Analysis), có trụ sở tại Washington, thì đã có 28 người Hmong biểu tình bị thiệt mạng và hàng trăm người mất tích. Số liệu này tuy nhiên không thể được kiểm chứng một cách độc lập.
Vấn đề khiến giới quan sát lo ngại là lịch sử quan hệ không mấy tốt đẹp giữa chế độ Việt Nam hiện nay với người Hmong. Trong cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975, người Hmông là một sắc dân đã giúp lực lượng Mỹ chống lại lực lượng Cộng sản Việt Nam cũng như Lào. Ngoài ra, trong thời gian qua, tại các vùng hẻo lánh xa xôi, hiện tượng cường hào địa phương hay các hành vi ép buộc bỏ đạo không phải là hiếm hoi. Đó là những mầm mống dễ gây bất mãn.
Trong số 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, tổng cộng khoảng 10 triệu người, theo Ngân Hàng Thế Giới, có gần 790.000 người Hmong. Một trong những yếu tố đáng quan ngại, theo định chế tài chánh thế giới, là tỷ lệ đói nghèo của người thiểu số cao hơn năm lần so người Kinh.
Cho đến trưa nay (05/05), chính quyền Việt Nam chưa thấy xác nhận nguồn tin nói trên, trong lúc báo chí trong nước hoàn toàn im tiếng.
Cuộc biểu tình của hàng ngàn người Hmong ở Điện Biên bị giải tán
Hình: REUTERS
Tin AP đánh đi từ Hà Nội ngày 9/5 trích thuật phát biểu của mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội trưởng Hội Thánh Tin lành miền Bắc Việt Nam hôm nay nói rằng ông liên lạc thường xuyên với những người trong cuộc và được cho biết như vừa kể.
Một cư dân địa phương cho đài VOA biết tối ngày 9/5:
“Mọi người đã về nhà, về quê hết rồi, hiện giờ không còn gì nữa. Có một số người thiệt mạng trong đó có trẻ em vì đói khát, không ăn uống gì, nhưng không rõ số thiệt mạng là bao nhiêu.”
Một người Hmong cư ngụ tại Mường Nhé, Điện Biên xác nhận với VOA Việt Ngữ:
“Em là một người dân tộc tại Mường Nhé, Điện Biên. Không biết họ làm gì nhưng thấy rất nhiều, rất nhiều người dân tộc đi vào trong đó nhưng hiện nay mọi người đã về hết rồi.”
Chính phủ Việt Nam không cung cấp nhiều thông tin về sự kiện này, đồng thời không cho phép báo chí và các nhà ngoại giao nước ngoài được đến khu vực.
Tin của nhà nước Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ về sự kiện này trái ngược nhau. Việt Nam nói một nhóm người tập trung vì nghe đồn sẽ xuất hiện một “thế lực siêu nhiên” và các phần tử xấu đã lợi dụng việc này để kích động họ biểu tình đòi thành lập “vương quốc riêng”.
Các hãng thông tấn quốc tế như Reuters, AFP, và DPA mấy ngày nay loan tin từ ngày 30/4 có hàng ngàn người Hmong tụ tập biểu tình đòi tự trị và chính quyền địa phương đã điều động hàng ngàn binh sĩ tới giải tán người biểu tình bằng võ lực.
Hội trưởng Hội Thánh Tin lành miền Bắc Việt Nam nói với hãng thông tấn AP ngày 9/5 rằng các thành viên trong Hội Thánh cho biết có tới 5 ngàn người Hmong tụ tập.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, tình hình nhân quyền, và các vấn đề về an ninh quốc gia cho biết đã có hàng chục người thiệt mạng khi lực lượng công quyền tới đàn áp những người biểu tình đòi đất đai và quyền tự do tôn giáo.
Ông Philip Smith, giám đốc điều hành Trung tâm tại Washington phát biểu với đài VOA ngày 6/5:
“Số người chết đã cao hơn. 28 người chết trong ngày 5/5 và 22 người khác thiệt mạng trong số hơn 7 ngàn người Hmong tham gia biểu tình tại Điện Biên. Chúng tôi đã kêu gọi chính phủ Mỹ đề cập vấn đề này với chính quyền Việt Nam ở mức độ cao nhất. Chúng tôi đã có thư yêu cầu gửi tới Tòa Bạch Ốc và Ngoại trưởng Mỹ đề nghị lên tiếng để ngăn chặn tình trạng đẫm máu hơn nữa. Chúng tôi cũng đã nêu vấn đề với một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, và một số thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ. Mặt khác, chúng tôi hy vọng cũng sẽ lưu ý Liên hiệp quốc về vấn đề này.”
Hãng thông tấn Đức DPA ngày 9/5 trích thuật nguồn tin từ các giới chức Việt Nam xác nhận có 3 trẻ em bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên kéo dài cả tuần nay.
Ông Lò Văn Sung, một giới chức trong đảng cộng sản, cho biết nhiều người ngã bệnh vì các điều kiện tồi tệ trong các lều trại của người biểu tình. Ông Sung thừa nhận hơn 5.000 người biểu tình không có đủ thức ăn, nước uống, và 3 đứa trẻ thiệt mạng đều dưới 1 tuổi. Ông Sung nói quân đội đã giải tán người biểu tình và phủ nhận không có trường hợp nào thiệt mạng do chính quyền đàn áp.
Vẫn theo DPA, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hơn 40 người tình nghi đã xúi giục biểu tình. 3 người được thả hôm chủ nhật, nhưng không rõ những người còn lại hiện đang bị giam giữ ở đâu.
Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam nằm ở khu vực rừng núi hẻo lánh giáp với Lào và Trung Quốc, với 170 ngàn người Hmong sinh sống tại đây, chiếm khoảng 35% dân số trong vùng.
Nguồn: AP, The Canadian Press, Vietnam News, DPA, Noticias.com, VOA
Thứ tư 11 Tháng Năm 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 11 Tháng Năm 2011
Việt Nam: 130 người bị bắt trong cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên
Đám cưới của người Hmong (Ảnh :Oliver Spalt / en.wikipedia.org)
Mặc dù chính quyền Việt Nam tuyên bố tình hình huyện Mường Nhé, tại tỉnh Điện Biên, phía Tây Bắc đã yên ổn, nhưng các cơ quan truyền thông và tổ chức bảo vệ nhân quyền, đấu tranh cho tự do tín ngưỡng vẫn tiếp tục đưa tin về cuộc biểu tình của người Hmong.
Hôm nay, 10/05/2011, tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, (Christian Solidarity Worldwide – CSW) có trụ sở tại Anh Quốc, cho biết là trong cuộc biểu tình của người Hmong, 130 người đã bị bắt giữ và quân đội vẫn tiếp tục được điều động lên tỉnh Điện Biên, để phong tỏa nơi mà những người Hmong, thuộc một giáo phái, đã biểu tình và bị giải tán hồi tuần trước. Hàng ngàn người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị đưa về bản quán, nhưng hiện vẫn còn khoảng 3000 người tụ tập biểu tình.
Vẫn theo nguồn tin của CSW, thì có hai người cầm đầu giáo phái đã chạy trốn vào rừng và bị quân đội bắn chết. Trong khi đó, giới phóng viên và ngoại giao nước ngoài vẫn không được phép lên tỉnh Điện Biên. Điện thoại liên lạc với khu vực này bị cắt. Điều đáng lo ngại là những người còn tụ tập biểu tình ở huyện Mường Nhé phải sống trong hoàn cảnh bị cô lập, bên ngoài không thể vào được, điều kiện vệ sinh tồi tệ, quân đội hiện diện đông đảo. Chính quyền Việt Nam cho biết có ba trẻ nhỏ đã thiệt mạng.
Các lãnh đạo Tin Lành tại Việt Nam nói với CSW rằng họ lo ngại là những người Hmong theo đạo Tin Lành đích thực bị đánh đồng với những người theo các giáo phái. Lý do là vì một website của chính phủ Việt Nam đã nhầm lẫn khi coi những người Hmong biểu tình là tín đồ của đạo Tin Lành.
Trong khi đó, Harold Camping, học giả Thiên chúa giáo, phụ trách một đài phát thanh ở Mỹ tuyên bố rằng 21/05 là ngày tận thế và kêu gọi người Hmong tụ tập nghe thuyết giảng giáo phái và phân phát các tài liệu bằng tiếng Hmong. Thêm vào đó, có hai người tự xưng là Đấng Cứu Thế « Messiah » xuất hiện tại huyện Mường Nhé. Hàng ngàn người Hmong, từ nhiều nơi, kể cả từ Cao Nguyên Trung phần Việt Nam, kéo về đây nghe thuyết giảng. Người Hmong tin rằng Đấng Cứu Thế Messiah sẽ xuất hiện và lập vương quốc riêng cho họ.
Theo tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới thì Tây Bắc là một trong những nơi mà quyền tự do tôn giáo bị bóp nghẹt nhất Việt Nam. Mặc dù tình hình chung được cải thiện trong những năm qua, nhưng tác động tích tụ, dồn nén của các chính sách hạn chế tự do tôn giáo, ngăn cản thuyết giảng, in ấn Kinh thánh đối với người Hmong đã tạo ra những điều kiện làm xuất hiện và lan rộng các cuộc tập hợp nghe thuyết giảng của các giáo phái.
Đại diện CSW, ông Andrew Johnston kêu gọi chính phủ Việt Nam tự kiềm chế và bảo đảm các quyền của những sắc dân thiểu số trong thời điểm căng thẳng hiện nay. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo của công dân.
Hôm nay, 10/05/2011, tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới, (Christian Solidarity Worldwide – CSW) có trụ sở tại Anh Quốc, cho biết là trong cuộc biểu tình của người Hmong, 130 người đã bị bắt giữ và quân đội vẫn tiếp tục được điều động lên tỉnh Điện Biên, để phong tỏa nơi mà những người Hmong, thuộc một giáo phái, đã biểu tình và bị giải tán hồi tuần trước. Hàng ngàn người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã bị đưa về bản quán, nhưng hiện vẫn còn khoảng 3000 người tụ tập biểu tình.
Vẫn theo nguồn tin của CSW, thì có hai người cầm đầu giáo phái đã chạy trốn vào rừng và bị quân đội bắn chết. Trong khi đó, giới phóng viên và ngoại giao nước ngoài vẫn không được phép lên tỉnh Điện Biên. Điện thoại liên lạc với khu vực này bị cắt. Điều đáng lo ngại là những người còn tụ tập biểu tình ở huyện Mường Nhé phải sống trong hoàn cảnh bị cô lập, bên ngoài không thể vào được, điều kiện vệ sinh tồi tệ, quân đội hiện diện đông đảo. Chính quyền Việt Nam cho biết có ba trẻ nhỏ đã thiệt mạng.
Các lãnh đạo Tin Lành tại Việt Nam nói với CSW rằng họ lo ngại là những người Hmong theo đạo Tin Lành đích thực bị đánh đồng với những người theo các giáo phái. Lý do là vì một website của chính phủ Việt Nam đã nhầm lẫn khi coi những người Hmong biểu tình là tín đồ của đạo Tin Lành.
Trong khi đó, Harold Camping, học giả Thiên chúa giáo, phụ trách một đài phát thanh ở Mỹ tuyên bố rằng 21/05 là ngày tận thế và kêu gọi người Hmong tụ tập nghe thuyết giảng giáo phái và phân phát các tài liệu bằng tiếng Hmong. Thêm vào đó, có hai người tự xưng là Đấng Cứu Thế « Messiah » xuất hiện tại huyện Mường Nhé. Hàng ngàn người Hmong, từ nhiều nơi, kể cả từ Cao Nguyên Trung phần Việt Nam, kéo về đây nghe thuyết giảng. Người Hmong tin rằng Đấng Cứu Thế Messiah sẽ xuất hiện và lập vương quốc riêng cho họ.
Theo tổ chức Đoàn kết Kitô giáo Thế giới thì Tây Bắc là một trong những nơi mà quyền tự do tôn giáo bị bóp nghẹt nhất Việt Nam. Mặc dù tình hình chung được cải thiện trong những năm qua, nhưng tác động tích tụ, dồn nén của các chính sách hạn chế tự do tôn giáo, ngăn cản thuyết giảng, in ấn Kinh thánh đối với người Hmong đã tạo ra những điều kiện làm xuất hiện và lan rộng các cuộc tập hợp nghe thuyết giảng của các giáo phái.
Đại diện CSW, ông Andrew Johnston kêu gọi chính phủ Việt Nam tự kiềm chế và bảo đảm các quyền của những sắc dân thiểu số trong thời điểm căng thẳng hiện nay. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Việt Nam tôn trọng các quyền tự do tôn giáo của công dân.
No comments:
Post a Comment