Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Thursday, May 5, 2011

RFI:Quân đội (VGCS) Việt Nam dùng võ lực giải tán người Hmong biểu tình tại Điện Biên

 LTS: Trong suốt 36 năm qua VGCS khủng bố,đàn áp, tra tấn,bỏ tù, xử tử hàng ngàn trăm ngàn người Hmong và ngưởi sắc tộc và hàng triệu nhân dân VN Miền Nam. Gần đây dân tộc Hmong lại một  bị cô lập, tàn sát dã man đến gần như diệt chủng thì đài VOA có thái độ gì?. Đài VOA (được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ) chỉ quan tâm đến vài cá nhân như Dân Chủ cuội như Lm Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, phản tỉnh cuội Bùi Tín , Nguyễn Thanh Giang  v..v...  Ngày 4 , ngày 5 tháng 5,2011 đài VOA mau mắn loan tin "cứu khổ, cứu nạn" đòi tự do cho nhà thơ Bùi Chát. Cũng như ông Marchant "ăn rỗi ở thì" sẳn sàng đưa tấm lưng thớt thịt chịu đòn bọn Công An để đánh bóng vai  trò "dân chủ giả hiệu" Lm Nguyễn Văn Lý. Chuyện tân đại sứ Hoa kỳ tại VN là bình mới rượu cũ, đại sứ David Shear đến Quộc Hội Hoa kỳ nêu "công trạng việt gian" cho con trai của Cù Huy Cận ( Thích Quảng Độ quảng cáo Cù huy Hà Vũ là con giòng cháu giống NÒI GIAN đồng cảnh ngộ với  Quảng Độ ) luôn luôn trung thành với tên đại việt gian Hồ Chí Minh.
Hình như thế giới Phương Tây vẻ con đường tiến đến dân chủ cho dân tộc Việt Nam giống như ông Marchant đem cái áo cũ rít size extra large XXL với nhản hiệu "dân chủ"  để bố thí cho dân tộc nhỏ bé VN chỉ mặc vừa vặn size petite/small.
Người dân Hoa Kỳ không quên tội ác của bọn khủng bố Bin Laden  và 911, nên chính quyền Hoa Kỳ có hành động thực tiển tiêu diệt Bib Laden đòi công lý cho nạn nhân. Còn dân tộc Việt nam trước bọn khủng bố việt gian cộng sản kéo dài từ năm 1945 cho đến nay chưa đòi đuợc công lý vì cán công lý tại Việt nam bị thế giới Phương Tây chà đạp,  đẩy nghiêng về phía Việt Gian CS.

-------------------------

 Ngày  05 Tháng Năm 2011 -
Quân đội (VGCS)Việt Nam dùng võ lực giải tán người Hmong biểu tình tại Điện Biên 
Người Hmong
Người Hmong
Reuters
Trọng Nghĩa
Theo AFP, một nguồn tin từ giới quân đội Việt Nam ngày 5/5/11 xác nhận sự kiện binh lính được tăng viện lên tỉnh Điện Biên, miền Tây Bắc Việt Nam, để góp sức giải tán hàng ngàn người Hmong tập hợp biểu tình. Sự việc nổ ra từ nhiều ngày qua, nhưng mãi đến hôm nay mới được báo chí quốc tế loan tải.
Nguồn tin trên cho biết là các cuộc biểu tình đã khởi sự cách nay vài ngày tại tỉnh giáp giới Lào và Trung Quốc. Những người Hmong, còn gọi là Mèo, đã đòi quyền được thành lập vùng tự trị và quyền tự do tôn giáo. Theo nguồn tin này : “Một số vụ xô xát nhỏ đã xẩy ra giữa người biểu tình và lực lượng an ninh tại chỗ, buộc quân đội phải can thiệp để tránh không cho bạo động lan rộng”.
Một quan chức địa phương ở huyện Mường Nhé, cách thị xã Điện Biên khoảng 200 km về phía tây bắc, đã xác định với AFP rằng hôm nay, vẫn còn hơn 3.000 người Hmong tụ tập. Dù công nhận là tình hình phức tạp, nhưng viên chức này đã phủ nhận việc người Hmong biểu tình để phản đối chính quyền khi nói rằng : “Chúng tôi không biết họ muốn gì”.
Hãng AFP cũng đã tìm hiểu thông tin nơi lãnh đạo ngành công an tỉnh Điện Biên, nhưng điện thoại đã bị cúp ngay sau khi có câu hỏi về cuộc biểu tình.

Theo nguồn tin quân sự của AFP, chính quyền địa phương đã bắt giữ một số người và cho mở điều tra. Theo ông, người Hmong đã bị một số phần tử tại địa phương "kích động" nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/05/1954. Viên chức này cũng tỏ ý hết sức quan ngại trước nguy cơ tình hình xấu đi thêm :
“Hôm nay thứ Năm tình hình nói chung là ổn định, nhưng chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai”.
Dẫu sao thì tình hình tại chỗ căng thẳng đến mức chính quyền đã phải điều thêm quân từ Hà Nội lên tăng viện cho bộ đội địa phương. Theo nhận định của AFP, có lẽ đây là cuộc biểu tình phản đối chính quyền nghiêm trọng nhất của các sắc dân thiểu số tại Việt Nam từ sau phong trào nổi dậy rầm rộ trong hai năm 2001 và 2004 của các nhóm ít người tại vùng Tây Nguyên Việt Nam. Vào khi ấy, chính quyền đã mạnh tay trấn áp khiến cho khoảng 1.700 người Thượng đã phải chạy qua lánh nạn tại Cam Bốt.
Riêng lần này, theo một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong mang tên Trung tâm Phân tích Chính sách Công (Center for Public Policy Analysis), có trụ sở tại Washington, thì đã có 28 người Hmong biểu tình bị thiệt mạng và hàng trăm người mất tích. Số liệu này tuy nhiên không thể được kiểm chứng một cách độc lập.
Vấn đề khiến giới quan sát lo ngại là lịch sử quan hệ không mấy tốt đẹp giữa chế độ Việt Nam hiện nay với người Hmong. Trong cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975, người Hmông là một sắc dân đã giúp lực lượng Mỹ chống lại lực lượng Cộng sản Việt Nam cũng như Lào. Ngoài ra, trong thời gian qua, tại các vùng hẻo lánh xa xôi, hiện tượng cường hào địa phương hay các hành vi ép buộc bỏ đạo không phải là hiếm hoi. Đó là những mầm mống dễ gây bất mãn.
Trong số 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, tổng cộng khoảng 10 triệu người, theo Ngân Hàng Thế Giới, có gần 790.000 người Hmong. Một trong những yếu tố đáng quan ngại, theo định chế tài chánh thế giới, là tỷ lệ đói nghèo của người thiểu số cao hơn năm lần so người Kinh.
Cho đến trưa nay (05/05), chính quyền Việt Nam chưa thấy xác nhận nguồn tin nói trên, trong lúc báo chí trong nước hoàn toàn im tiếng.

Hàng ngàn người Hmong biểu tình, nhốt cán bộ
Wednesday, May 04, 2011 6:44:06 PM Bookmark and Share


HÀ NỘI (TH) - Một số đông đảo dân chúng thuộc sắc tộc thiểu số Hmong ở huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên đã biểu tình và bắt giữ một số cán bộ nhà nước từ mấy ngày qua.


Hình trực thăng bay lên Ðiện Biên do một trang mạng xã hội đăng tải trước khi bị đóng. (Hình: BBC)

Bản tin điện tử của đài BBC và một vài blogs đưa tin như vậy về tình hình ở tỉnh Ðiện Biên, một tỉnh phía Tây Bắc của Việt Nam giáp giới với Lào và Trung Quốc.
Theo một blogger thuật lại thì nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội đã gửi tới tăng cường cho lực lượng quân sự và an ninh địa phương 3 chiếc trực thăng và 200 quân, nhiều phần là Cảnh Sát Cơ Ðộng chống biểu tình, bạo động.

Vụ việc xảy ra ở Mường Nhé trong nhiều ngày nhưng truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng. Cho đến sáng Thứ Năm, 5 tháng 5 (giờ Việt Nam), kể cả báo in lẫn báo điện tử tại Việt Nam đều không có tin tức.
Một nhà báo ở Sài Gòn cho báo Người Việt biết, ‘Mấy vụ này không mong gì truyền thông trong nước có thông tin. Báo chí sẽ được lệnh không được dây vào cho đến khi cấp trên cho phép.’
Không có một nguồn tin nào để kiểm chứng tình hình cũng như nguyên nhân dẫn đến biến cố nhưng theo tin đài BBC, số người tham dự vào cuộc biểu tình ở huyện Mường Nhé có thể tới 5,000 người.
BBC đã phỏng vấn ông Giàng A Dình, chủ tịch huyện Mường Nhé và được ông này xác nhận “có ngàn người” và lên án hành động này “chỉ gây ra đổ máu.”
Theo BBC: “Người Hmong cũng bắt giữ một số cán bộ địa phương khi đưa ra yêu sách đòi tự do tín ngưỡng và lập vương quốc riêng.”
Chuyện người Hmong ở Mường Nhé “đòi lập vương quốc tự trị” có đúng vậy không hay chỉ là lời của quan chức địa phương mở đường cho đàn áp thẳng tay?
Nhưng ít nhất, người ta có thể hiểu về một phong trào đòi tự do tín ngưỡng ở các sắc dân thiểu số. Họ xưa nay đã bị dồn nén, đàn áp, cấm đạo mà tin tức chỉ được lộ ra rất rải rác.


Quang cảnh THCS Nà Khoa, xã Nà Khoa, huyện Mường Nhé. (Hình: Ðỗ Việt Khoa)

Từ khẩu lệnh đến văn bản ép buộc người dân theo đạo Công Giáo và Tin Lành phải viết giấy cam kết bỏ đạo, các buổi lễ, sinh hoạt tôn giáo bị cấm cản gồm cả đánh đập, bắt bớ đã được tường thuật tuy không thấy hàng ngày nhưng cũng đủ hé ra cho thấy có đàn áp tôn giáo không ngừng nghỉ tại Việt Nam. Ðặc biệt là các khu vực xa xôi hẻo lánh.
Ngày 14 tháng 6, 2010, báo Công An Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền của Bộ Công An có bài viết bôi bác “Người dân huyện Mường Nhé (Ðiện Biên) chờ được lên... trời.”
Bài viết của CAND nói: “Lực lượng công an phát hiện một số người lén lút tụ tập ở các bản giáp biên... Xác minh được biết hầu hết là những đối tượng bất mãn, tiêu cực, thường xuyên vắng nhà không có lý do... Có hiện tượng này là do một số đối tượng tung tin lừa gạt người nhẹ dạ là sắp có người về đón bay lên... giời.”
Bài báo này kêu gọi người dân địa phương “không mắc mưu kẻ xấu.”
Tỉnh Ðiện Biên, theo thống kê dân số có khoảng 491,000 người gồm 21 sắc tộc. Tỉ lệ sắc tộc Thái khoảng 38%, kế đến là người Hmong với 30% và người Kinh chỉ chiếm 20%, sau đó là các sắc dân khác như Tày, Dao, Giáy, Hà Nhì, Lào, Cống, Si La...
Từ Hà Nội tới thành phố Ðiện Biên là 474km nhưng tới huyện Mường Nhé phải khoảng 700km.
Huyện Mường Nhé là một trong những huyện nghèo nhất trong 62 huyện nghèo trên cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo đói ở đây chiếm khoảng 66.18%.
Theo ông giáo Ðỗ Việt Khoa viết trên Blog của ông, hồi năm 2007, giáo viên ở Chua Ta huyện Mường Nhé đã lặn lội về Hà Nội tố cáo tham nhũng trong ngành giáo dục ở địa phương. Ông viết rằng: “Tiếc rằng giáo viên đó đã tốn công vô ích bởi cuộc chiến chống tham nhũng ở Chua Ta không bao giờ có kết quả.”


Trời rét, học sinh lớp 1, của một trường tiểu học ở huyện Mường Nhé, đi chân đất và ngồi trong những phòng học tranh tre tuềnh toàng. (Hình: Ðỗ Việt Khoa)

Các năm 2001 đến 2004, hàng chục ngàn các sắc tộc người Thượng biểu tỉnh ở các tỉnh Tây Nguyên đòi tự do tôn giáo và đất canh tác truyền thống đã bị đàn áp đẫm máu. Hàng ngàn người đã trốn vào rừng sâu hoặc chạy sang Cambodia xin tị nạn.
Nay mới chỉ có tin tức sơ khởi về sự chống đối nhà cầm quyền của người Hmong ở huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên.
Thống kê dân số của nhà cầm quyền cho thấy huyện Mường Nhé có khoảng 52,600 người với khoảng 36,800 người thuộc sắc tộc Hmong.


Quân đội VN đàn áp biểu tình của người Hmong
Thursday, May 05, 2011 6:49:30 PM Bookmark and Share

ĐIỆN BIÊN (TH) -
Nhà cầm quyền Việt Nam đã điều động quân đội đến đàn áp cuộc biểu tình của người Hmong mà tin tức từ ngày hôm qua cho hay số lượng người chống đối có thể lên đến 5,000 người.


Những phụ nữ người Hmong đạp máy may ở một làng trong tỉnh Ðiện Biên. Huyện Mường Nhé, nơi có cuộc biểu tình của người Hmong và đàn áp đẫm máu, có khoảng 36,000 người Hmong cư ngụ. (Hình: AFP)
Trung tâm Phân Tích Chính Sách Công (Center for Public Policy Analysis) ở Hoa Kỳ, một tổ chức tích cực hỗ trợ người Hmong, cho hay 28 người đã bị chết và hàng trăm người mất tích. Những tin tức này không thể phối kiểm để đo lường sự chính xác.
Ðây là diễn biến mới nhất xảy ra tại huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên, một tỉnh ở góc Tây Bắc Việt Nam giáp giới với Lào và Trung Quốc diễn ra gần một tuần qua.
Christy Lee, giám đốc điều hành chiến dịch Hmong Advance của trung tâm vừa nói cho biết bà đã dựa vào các nguồn tin địa phương đáng tin cậy để đưa ra con số.
Theo lời bà Lee cho hay trong một bản tuyên bố, cuộc đàn áp của nhà cầm quyền nhắm vào khối người Hmong đòi cải cách chính sách ruộng đất và người Hmong cũng chống các vụ khai thác gỗ lậu “hay vì họ là những người theo đạo Tin Lành độc lập, hoặc tín ngưỡng thờ thần vật.”
Thông tấn AFP dựa vào nguồn tin quân sự của Việt Nam nói hàng ngàn người Hmong ở Mường Nhé đã biểu tình đòi được tự do hơn và tự do tôn giáo.
Quân đội được tăng phái đã giải tán cuộc biểu tình bằng bạo lực, theo nguồn tin quân sự cho biết và không đưa chi tiết về sự tổn thất nào hoặc số lượng lính được gửi tới.
“Có xung đột nhỏ giữa người Hmong và lực lượng an ninh.” Viên chức cho tin nói.
Không có con số tương đối chính xác về số lượng người Hmong tham gia chống đối nhưng chỉ được biết lên đến nhiều ngàn người nên “quân đội đã can thiệp để ngăn chặn rắc rối phát tán rộng thêm ra,” nguồn tin cho biết.
Những ngày qua, hệ thống báo đài tại Việt Nam đã nhận được lệnh cấm thông tin cho tới ngày Thứ Năm thì Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đánh lạc hướng dư luận bằng cách đưa bản tin “Tin đồn nhảm gây mất an ninh huyện Mường Nhé.”
Bản tin TTXVN dẫn lời ông Lê Thành Ðô, phó chủ tịch tỉnh kiêm chánh văn phòng UBND tỉnh Ðiện Biên “cho biết thời gian gần đây, trong một bộ phận người Hmong ở tỉnh Ðiện Biên, chủ yếu là ở Mường Nhé, có thông tin lan truyền, rằng trong những ngày đầu tháng 5, tại Mường Nhé sẽ xuất hiện một ‘thế lực siêu nhiên.’ ‘Thế lực’ này sẽ mang bà con về ‘một miền đất hứa,’ ở đó mọi người sẽ được ban sức khỏe, hạnh phúc, sự giàu sang và phú quý...”
TTXVN nói tiếp là: “Từ đầu tháng 5, một số bà con do nhẹ dạ cả tin vào những thông tin bịa đặt, lừa bịp của kẻ xấu, đã rủ nhau cùng tụ tập về Mường Nhé để chờ đón sự xuất hiện của ‘thế lực siêu nhiên.’ Lợi dụng tình hình đó, một số phần tử xấu đã kích động, vận động đòi thành lập ‘vương quốc’ riêng của người Hmong, gây mất trật tự, an ninh, an toàn ở địa phương.”

Một phụ nữ người Hmong và người con ngồi trước nhà tại một làng trong tỉnh Ðiện Biên. (Hình: AFP)

Người Hmong theo đạo Tin Lành ngày càng đông đảo vượt quá sự kiểm soát của nhà cầm quyền dù đã cố gắng bắt ép người ta ký giấy bỏ đạo. Các vụ nhà cầm quyền địa phương cho công an giải tán các buổi lễ, cầu nguyện hay học kinh thánh, thậm chí đánh đập và bắt giữ, từng được nhiều nguồn thông tin khác nhau tường thuật rất nhiều lần trên các hệ thống thông tin độc lập.
Bản tin TTXVN chỉ nói “chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt, lừa bịp cùng các luận điệu sai trái...” Bản tin này không hề nói gì đến lực lượng quân đội đã được điều động tới đàn áp mà hãng thông tấn AFP cho hay có nhiều người đã bị bắt giữ.
Một viên chức huyện Mường Nhé cho AFP hay là cho đến ngày Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011, vẫn còn khoảng 3,000 người Hmong tụ tập chứ chưa chịu giải tán.
AFP thuật theo lời viên chức quân sự địa phương nhìn nhận một số người đã bị bắt để điều tra.
Người này nói dân Hmong bị kích động bởi người địa phương muốn tổ chức kỷ niệm ngày 7/5 là ngày chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954.
“Chúng tôi rất quan tâm.” Nguồn tin nói với AFP. “Người Hmong đòi hỏi tự do tôn giáo và lập một khu tự trị ở địa phương.”
Theo nhận định của Giáo Sư Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, việc phải gửi quân đội tăng phái tới đàn áp một cuộc biểu tình ở Mường Nhé là một diễn biến rất khác thường. Bởi vì ở Việt Nam, nhà cầm quyền các cấp có nhiều thứ lực lượng để đối phó với quần chúng như dân phòng, công an cảnh sát, cảnh sát cơ động chống biểu tình, và cả lực lượng quân sự của tỉnh nữa.


Vietnam troops 'use force' at rare Hmong protest


Vietnam troops 'use force' at rare Hmong protest AFP/File – Soldiers march in front of the mausoleum of late president Ho Chi Minh during a military parade in Hanoi. …
by Ian Timberlake Ian Timberlake – Thu May 5, 8:19 am ET
HANOI (AFP) – Vietnamese soldiers clashed with ethnic Hmong after thousands staged a rare protest in a remote mountain area calling for greater autonomy and religious freedom, a military source said Thursday.
The Vietnamese army sent troop reinforcements after the demonstrations broke out several days ago in Dien Bien province in the far northwest of the communist nation, near the border with China and Laos.
Soldiers "had to disperse the crowd by force", according to the military source, who did not provide details of any casualties or the number of troops involved.
"Minor clashes occurred between the Hmong and security forces," he added.
Protesters numbered in their thousands and "the army had to intervene to prevent these troubles from spreading", the source said.
It is Vietnam's worst known case of ethnic unrest since protests in 2001 and 2004 in the Central Highlands by the Montagnards. About 1,700 of them fled toCambodia after troops crushed protests against land confiscation and religious persecution.
Government officials did not immediately respond to a request for comment.
The mainly Christian Hmong are a Southeast Asian ethnic group who helped US forces against North Vietnam during the secret wartime campaign in Laos. They faced retribution after the communist takeover.
The isolated but scenic Dien Bien region is normally popular with Vietnamese travellers, some of whom warned each other on a Web chatroom to stay away from the area because of a "Hmong uprising".
Other postings on the same topic had been removed, as sometimes happens in Vietnam when controversial issues are reported online.
A foreign diplomat said he heard various versions of what sparked the protest, including "that all of a sudden some guy sort of declared himself king and gathered people together."
Some Hmong have previously called for a separate Hmong Christian state, he said.
The US-based Center for Public Policy Analysis, an outspoken supporter of the Hmong cause, said 28 protesters had been killed and hundreds were missing. The claims cannot be independently verified,
In a statement from the Center, Christy Lee, executive director of the Washington-based campaign group Hmong Advance, cited "credible reports" of a major crackdown.
The operation was in response to Hmong people's protests for land reform, their opposition to illegal logging, "or because of their independent Christian and Animist religious beliefs", Lee said.
A local official in Muong Nhe district, about 200 kilometres (125 miles) northwest of Dien Bien town, told AFP that more than 3,000 Hmong were still gathered on Thursday.
"The situation is complicated," he said, denying their action was a protest. "We don't know what they want."
Local authorities had detained several people and opened an investigation, the military source said, adding the Hmong were "incited" by local people wishing to exploit the May 7 anniversary of Vietnam's victory over French colonial forces at Dien Bien Phu in 1954.
"We are very concerned," the military source said. "On Thursday the situation is generally stable but we don't know what will happen tomorrow.
"The Hmong called for freedom of belief and the setting up of a locally autonomous region."
Carl Thayer, a Vietnam specialist at The University of New South Wales in Australia, said sending military reinforcements would be "quite extraordinary" given Vietnam's multi-layered security apparatus which includes local militias and troops, and mobile riot police.
Vietnam is a one-party state where public gatherings are strictly controlled and all traditional media are linked to the regime.
A World Bank report in 2009 listed almost 790,000 Hmong in Vietnam, and said ethnic minorities have a poverty rate more than five times that of the majority Kinh group.
In recent years the government has said reducing ethnic poverty is a priority.


Vietnam troops clash with Hmong protesters

By Ian Timberlake, Agence France-Presse
Posted at 05/06/2011 12:06 AM | Updated as of 05/06/2011 12:06 AM

HANOI, Vietnam - Vietnamese soldiers clashed with ethnic Hmong after thousands staged a rare protest in a remote mountain area calling for greater autonomy and religious freedom, a military source said Thursday.
The Vietnamese army sent troop reinforcements after the demonstrations broke out several days ago in Dien Bien province in the far northwest of the communist nation, near the border with China and Laos.
Soldiers "had to disperse the crowd by force," according to the military source, who did not provide details of any casualties or the number of troops involved.
"Minor clashes occurred between the Hmong and security forces," he added.
Protesters numbered in their thousands and "the army had to intervene to prevent these troubles from spreading", the source said.
It is Vietnam's worst known case of ethnic unrest since protests in 2001 and 2004 in the Central Highlands by the Montagnards. About 1,700 of them fled toCambodia after troops crushed protests against land confiscation and religious persecution.
In a statement citing Le Thanh Do, a senior provincial official, the Ministry of Foreign Affairs said Hmong had gathered since early May and camped in unsanitary conditions believing that a "supernatural force" would arrive to lead them to "a promised land."
"Abusing the information, some people instigated and campaigned for the establishment of a separate kingdom of Hmong people, causing disorder, insecurity and an unsafe situation," it said.
The mainly Christian Hmong, among Vietnam's poorest people, are a Southeast Asian ethnic group who helped US forces against North Vietnam during the secret wartime campaign in Laos. They faced retribution after the communist takeover.
A foreign diplomat said he heard "that all of a sudden some guy sort of declared himself king and gathered people together."
Some Hmong have previously called for a separate Hmong Christian state, he said.
A local official in Muong Nhe district, about 200 kilometers northwest of Dien Bien town, told AFP that more than 3,000 Hmong were still gathered on Thursday.
The scenic Dien Bien region is normally popular with Vietnamese travellers, some of whom warned each other on a Web chatroom to stay away from the area because of a "Hmong uprising".
The U.S.-based Center for Public Policy Analysis, an outspoken supporter of the Hmong cause, said 28 protesters had been killed and hundreds were missing. The claims cannot be independently verified.
In a statement from the Center, Christy Lee, executive director of the Washington-based campaign group Hmong Advance, cited "credible reports" of a major crackdown.
The operation was in response to Hmong people's protests for land reform, their opposition to illegal logging, "or because of their independent Christian and Animist religious beliefs," Lee said.
Local authorities had detained several people and opened an investigation, the military source said, adding the Hmong were "incited" by local people wishing to exploit the May 7 anniversary of Vietnam's victory over French colonial forces at Dien Bien Phu in 1954.
"We are very concerned," the military source said. "The Hmong called for freedom of belief and the setting up of a locally autonomous region."
Carl Thayer, an Australian-based Vietnam analyst, said sending military reinforcements would be "quite extraordinary" given Vietnam's multi-layered security apparatus which includes local militias and troops, and mobile riot police.
The foreign ministry statement made no mention of military involvement. It said "cadres" were dispatched to persuade the people not to believe "distorted" information.
"At present some of the people have returned home," it said.
Vietnam is a one-party state where public gatherings are strictly controlled and all traditional media are linked to the regime.

 ---------------

US lodges strong protest with Vietnam after beating of American diplomat
By Marianne Medlin, Staff Writer

Christian Marchant and Fr. Nguyen Van Ly

.- The U.S. State Department lodged a sharp protest with the Vietnamese government after a U.S. diplomat was beaten in the country for attempting to visit an ailing Catholic priest who is under house arrest.
The recent incident joins a string of human rights abuses involving Vietnamese police using violence against the country's inhabitants.
Radio Free Asia reported on Jan. 5 that the U.S. has lodged a "strong protest" with the Vietnamese government after local policemen attacked Christian Marchant – a political officer with the U.S. embassy in Hanoi –  while he was trying to visit a Catholic priest.
Marchant, a practicing Mormon who lives in Hanoi, Vietnam with his wife and two children, was allegedly beaten outside a home for retired priests in Hue, where 63 year-old Father Nguyen Van Ly, a pro-democracy activist, is being held under house arrest. Father Ly was released from prison on medical parole last year. The diplomat had a pre-arranged meeting with Father Ly, who later told the RFA that he witnessed Marchant being wrestled to the ground, placed in a police vehicle and driven away. Police reportedly shut a car door numerous times on Marchant's legs.
“The United States Government, both here in Hanoi and in Washington, has lodged a strong, official protest with the Government of Vietnam,” said U.S. Ambassador Michael W. Michalak at a press conference concluding his three year term in the country on Jan. 6. “We are waiting for an official response from the Government of Vietnam.”
Mark Toner, a spokesman for the U.S. State Department, reported in a Jan. 6 briefing that although Marchant was “injured during that incident,” the diplomat was “up and walking around now.”
The U.S. State Department has summoned the Vietnamese ambassador in Washington to protest the incident, Toner said.

Officials from the Vietnamese embassy to the U.S. in Washington, D.C. did not respond to a request for comment from CNA.
Reports on human rights abuses in Vietnam – particularly against religious minorities such as Catholics – have caused an outcry among U.S. political leaders.
Rep. Chris Smith (R-N.J.) recently condemned violence against Catholics by the Vietnamese government and appealed to President Obama  for a resolution designating Vietnam as a Country of Particular Concern.
Beatings, Church raids, arrests – and even deaths –  are some of the violent incidents that have been inflicted on Catholics by authorities in Vietnam over increased conflict related to property rights. Throughout the last several decades, in provinces throughout the country, tensions have mounted between the Communist government and local parishioners as officials have repeatedly attempted to claim land where Catholic churches and facilities are situated.
Rep. Smith said in his remarks to Congress in Dec. 2010 that although Vietnam was listed as a Country of Particular Concern in 2004 and 2005 – with demonstrable progress for Catholics in the area during that time – the country has since been removed. He claimed that the Vietnamese government promising concrete actions as well as a major trade agreement with the U.S. led to Vietnam being taken off of the CPC list.
After this, he said, many “religious believers who expected a thaw and reform and openness were arrested or rearrested and sent to prison.”
He added that the Country of Particular Concern designation – and the penalties described by the International Religious Freedom Act – have in the past and “can be again a useful tool in performing reform in Vietnam.”
“Congress, the president, and all those who espouse fundamental human rights ought to be outraged at Vietnam's turn for the worse,” he added. “We should stand with the oppressed, not the oppressor.”

Vietnamese police manhandle and detain US Diplomat


Christian Marchant wearing suit and tie
Newscast Media HANOI, Vitenam — An American political officer at the US embassy in Hanoi, Vietnam has been detained by police in central Vietnam, Radio Free Asia reports.
Radio Free Asia, which is funded by Washington, reported on Thursday that the diplomat was trying to visit the home of a Vietnamese dissident in the city of Hue when police stopped him.
Christian Marchant continued to try to reach Thadeus Nguyen Van Ly, with whom he had an appointment, and was reportedly then wrestled to the ground and driven away in a police car.
“It’s a clear violation of the Vienna Convention” which governs the protection of diplomats, a US official, who declined to be named, said. “We’re quite concerned by it.”
Ly, a dissident Catholic priest, was sentenced to eight years in prison in 2007 on charges of trying to undermine the Communist government.
The US embassy in Hanoi confirmed only that the diplomat had been manhandled. Police in Hue did not comment on the incident. http://newscastmedia.com/vietnamattack.html



 Tin của VOA

Tân Đại sứ Mỹ lên tiếng ở Thượng viện về vụ ông Cù Huy Hà Vũ

Thưa quý vị, ông David Shear, người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm làm Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, hôm qua cho hay, Mỹ ‘đang theo dõi chặt chẽ tình hình’ liên quan tới bản án 7 năm tù giam đối với luật sư Cù Huy Hà Vũ, và vụ bắt giam hai nhà bất đồng chính kiến sau đó. Trong buổi điều trần để xem xét chuẩn thuận ông Shear tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 6/4, giới chức hiện là Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói ông muốn tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực với Việt Nam, điển hình là giáo dục, kinh tế và quân sự, nhưng đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục ‘thúc ép’ Hà Nội tôn trọng nhân quyền. Mời quý vị theo dõi tường thuật của Nguyễn Trung trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.
Tân Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam David Shear
Hình: Nguyễn Trung
Tân đại sứ nói quá trình hợp tác của hai nước hiện đã ‘lên tới mức khó mà có thể tưởng tượng được chỉ vài năm trước’.


Tân Đại sứ Hoa Kỳ nói: 'Việt Nam sẽ không tận dụng được toàn bộ tiềm năng của mình nếu không cho thấy tôn trọng nhân quyền hơn nữa, và hồ sơ nhân quyền gây quan ngại của nước này sẽ giới hạn tốc độ phát triển mối quan hệ'.
Nhà ngoại giao kỳ cựu cho biết ông theo dõi các sự kiện xảy ra ở Việt Nam gần đây, nhất là vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù giam vì ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’.

Ông Shear lặp lại tuyên bố hôm 5/4 của Bộ Ngoại giao Mỹ, ‘thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức ông Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác’.

Ông cũng nêu lên trường hợp hai nhà bất đồng chính kiến khác mới bị bắt sau phiên xử luật sư Vũ là Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân, đồng thời cho biết ‘đang theo dõi chặt chẽ’ tình hình.

Trong khi đó, hôm 5/4, Hà Nội tuyên bố Hoa Kỳ ‘can thiệp vào công việc nội bộ’ và nhấn mạnh ‘không có cái gọi là tù nhân lương tâm ở Việt Nam’.

Trong phiên điều trần với sự chủ tọa của Thượng nghị sĩ có nhiều duyên nợ với nước Việt,  ông Jim Webb, ông Shear còn cho hay, nếu được Thượng viện chuẩn thuận, ông sẽ ‘làm việc chặt chẽ với Quốc hội để thúc đẩy quyền lợi của Mỹ ở Việt Nam’.

Nhà ngoại giao kỳ cựu cũng nói quá trình hợp tác của hai nước hiện đã ‘lên tới mức khó mà có thể tưởng tượng được chỉ vài năm trước’.

Ông Shear nêu ra một loạt các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam mà ông dự tính sẽ tiến hành trong nhiệm kỳ tại Hà Nội.


Thượng nghị sĩ Jim Webb
Nguyễn Trung
Thượng nghị sĩ Jim Web chủ trì buổi điều trần xem xét việc chuẩn thuận ông David Shear.
Ông nói: ‘Nếu được chuẩn thuận (làm đại sứ), tôi sẽ tiếp tục tăng cường sự tham gia (của Hoa Kỳ) trong các lĩnh vực như an ninh khu vực, vấn đề không phổ biến vũ khí, thực thi luật pháp, y tế, biến đổi khí hậu, khoa học và công nghệ'.
Nhà ngoại giao này nói thêm: 'Tôi cũng cam kết gia tăng trao đổi giáo dục và giao lưu nhân dân. Ngoài ra, thương mại vẫn sẽ tiếp tục là một lĩnh vực chủ chốt trong mối quan hệ với Việt Nam. Bang giao quốc phòng cải thiện cũng sẽ góp phần củng cố mối quan hệ song phương’.

Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, từ con số vài trăm triệu đôla hơn 10 năm trước, thương mại hai chiều năm 2010 tăng lên hơn 18 tỷ đôla, và hiện có hơn 10 nghìn sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ.

Tuy nhiên, ông Shear cũng lưu ý rằng, trong khi phát triển mối quan hệ chiến lược với Hà Nội, Washington cũng cần ‘gia tăng thúc ép chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo’.
Ông nói: ‘Hiện vẫn còn có quan ngại sâu sắc về việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến, tình trạng giới hạn báo chí và Internet, cũng như việc sách nhiễu các tổ chức tôn giáo'.
Ông Đại sứ đánh giá: 'Việt Nam sẽ không tận dụng được toàn bộ tiềm năng của mình nếu không cho thấy tôn trọng nhân quyền hơn nữa, và hồ sơ nhân quyền gây quan ngại của nước này sẽ giới hạn tốc độ phát triển mối quan hệ. Nếu được chuẩn thuận (làm đại sứ), tôi sẽ coi vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo là một phần trọng tâm trong các cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo cũng như người dân Việt Nam’.

Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho Ban Việt Ngữ, Đài VOA, trước khi rời Việt Nam, người tiền nhiệm của ông Shear, cựu đại sứ Michael Michalak cũng nói rằng nhân quyền là một trong các thách thức mà hai bên ‘cần phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết’.

Về kỳ vọng đối với nhiệm kỳ sắp tới của Tân đại sứ David Shear, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên Đảng Việt Tân, tổ chức bị Việt Nam coi là ‘khủng bố’, nói ông hy vọng ‘Hoa Kỳ sẽ luôn quan tâm về vấn đề nhân quyền’.
Ông Duy nhận định: ‘Hiện nay hai chính phủ có quan hệ bang giao, nhưng mà điều quan trọng là trong tương lai, làm sao chúng ta luôn luôn để vấn đề nhân quyền trong quan hệ. Một trong những điều chúng tôi để ý ngày hôm nay là ông Shear cũng hứa là ông sẽ luôn luôn lắng nghe tiếng nói của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ’.

Trong phần trình bày của mình, ông Shear đã cho biết sẽ liên hệ chặt chẽ với cộng đồng người Mỹ gốc Việt vì ‘họ đóng một vai trò quan trọng trong mối bang giao giữa hai quốc gia’.

Liên quan tới các vấn đề trên bình diện khu vực, ông Shear cũng đề cập tới tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông).

Ông cho rằng quan điểm mà Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu ra hồi năm ngoái tại Hà Nội, về quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ trong việc giải quyết tranh chấp ở vùng biển này, ‘có tác dụng’, khi Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành hai tới ba cuộc họp để bàn thảo giải pháp.

Trả lời trước Ủy ban An ninh và Kinh tế Trung – Mỹ tại Hạ viện Hoa Kỳ hồi năm 2010, nhà ngoại giao kỳ cựu thông thạo tiếng Hoa từng nhấn mạnh rằng Washington muốn Bắc Kinh ‘hòa hợp’ với các nước láng giềng, vì điều đó ‘hỗ trợ cho các quyền lợi của Hoa Kỳ’.

Ông Shear đảm nhận chức Phó trợ  lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương từ năm 2009.

Tổng thống Barack Obama thông báo đề cử ông vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hồi cuối năm ngoái.

Nếu được Thượng viện chuẩn thuận, ông Shear sẽ là vị Đại sứ thứ 5 nhận nhiệm vụ tại Hà Nội kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ.
Mời quý vị đọc thêm các bài về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, từng được phát sóng trong chuyên mục 'Câu chuyện Việt Nam':

Mỹ rút ra bài học gì từ quan hệ giữa Nga với ASEAN và Việt Nam?
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ: ‘Giới chức VN hiểu những gì tôi nêu ra’
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ: ‘Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép VN về nhân quyền’

Đại sứ Hoa Kỳ: ‘Mạng xã hội là một phần cuộc sống ở Việt Nam’

1 comment:

Anonymous said...

36 năm Đảng Việt Gian Cộng Sản đã chiếm toàn bộ nước Việt Nam,mà chúng nó không lo nổi một trường học cho trẻ em cấp sách đi học,thì thử hỏi Đảng Việt Gian có thể làm gì cho đất nước và thế hệ trẻ tương lai.(nhìn tấm hình trên mà tui thấy nóng mặt) 36 năm về trước,trước ngày 30-04-75 những mái trường tiểu học,trung học khang trang sạch sẽ trường nào cũng có trồng cây bàng và phượng vỹ,học sinh thì đồng phục chỉnh tề cùng với phù hiệu tên của mỗi trường. Không lật đổ và tiêu diệt bọn Việt Gian Cộng Sản thì đất nước Việt Nam không thể nào chuyển mình vương lên được.(hãy cẩn thận coi chừng dân chủ cuội)

Nguyen huu Phuoc

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------