Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Wednesday, May 18, 2011

RFI- Bảo vệ môi trường và chống khai thác khi đá phiến tai PHAP

 LTS  Bảo vệ thiên nhiên là mục đích tối quan trọng của nhân lọai. , tìm nguồn năng lượng mới là nhu cầu cấp bách cho nên nhân lọai cần những bộ óc sáng tạo để tìm ra năng lượng mới , sạch, đa dụng, phù hợp với môi trường, tiện lợi cho mọi điều kiện sinh họat. Những phương thức cổ điển "rút ruột trái đất" khí gas, dầu thô, than đá, năng lượng nguyên tử v..v.. gây nhiều tác hại cho trái đất như hiện tượng rút ruột quả đất " quả bóng xì hơi" sẽ thay đổi hình dạng mặt đất, các châu lục gãy đôi v..v...chúng tôi nghĩ rằng nhân lọai có nhiều nhân tài nhưng chưa được tận dụng đúng  mức vì khoa học hiện đại vẫn còn những bộ máy cồng kềnh, đầu óc đặt sệt, tham lam của thởi trung cổ điển hình như :Leonnard De Vinci bị xem như " thầy phủ thủy", Galileo bị kềm kẹp, giam lỏng cho đến chết, hàng ngàn sáng chế của Tesla bị xem là "thù nghịch" của tiến hóa, là trò cười cho giới thất phu..v..v..Nhân lọai càng tăng dân số, nhu cầu càng cao, tinh thần phục vụ cho nhân lọai cần những bộ óc đột phá , đột biến, sáng tạo, với châm ngôn: ÁI HOA ( yên nhân loại) sáng tạo để phục vụ cho nhân lọai.

Thứ tư 18 Tháng Năm 2011
Khai thác khí đá phiến, chủ đề gây tranh luận tại Pháp
Sơ đồ khai thác khí đá phiến bằng khoan nước
Sơ đồ khai thác khí đá phiến bằng khoan nước
@ Reuters
Trọng Thành
Trong tình hình giá cả dầu mỏ tăng cao, trên thế giới đang nổi lên xu hướng quay sang tìm kiếm các loại năng lượng mới. Một trong các tài nguyên được nói đến khá nhiều trong thời gian gần đây là « khí đá phiến » (gaz de schiste). Phong trào khai thác khí đá phiến, một tài nguyên vốn đã được khai thác ngày càng mạnh từ 8 năm nay tại Mỹ, giờ đây đang lan sang Pháp.
Đầu năm nay, một số địa phương tại Pháp đã bất ngờ phát hiện thấy nhiều giấy phép khai thác và thăm dò khí đá phiến đã được cấp bởi chính phủ Pháp cho một số công ty. Cụ thể là cách đây một năm, đã có các giấy phép thăm dò được cấp cho công ty dầu mỏ Total và công ty Hoa Kỳ Schuepbach Energy, có liên kết với GDF Suez, cho phép tiến hành các nghiên cứu trên một diện tích hơn 10.000 km² thuộc năm tỉnh miền đông nam nước Pháp. Trên thực tế, theo RFI, năm 2007 sau khi xác định được một lượng dự trữ khí đá phiến khá lớn tại Pháp, đã có 31 giếng khoan đi vào hoạt động.
Phát hiện về các giấy phép được cấp một cách lặng lẽ cho các công ty thăm dò khí đá phiến đã gây ra một phản ứng rất dữ dội ở nhiều nơi trên đất Pháp. Nỗi lo ngại lớn nhất thường được nói đến, là các thảm nước ngầm dưới lòng đất bị nhiễm độc, giống như trường hợp đã xảy ra tại tiểu bang Hoa Kỳ Pennsylvania. Bên cạnh đó, lượng nước sử dụng cho việc khai thác khí đá phiến là rất lớn.
Theo giải thích của các nhà địa chất học, khí đá phiến là một loại khí đốt tự nhiên nằm sâu trong lòng đất khoảng từ 2.000 mét trở lên. Loại khí này mặc dù đã được khai thác tại Hoa Kỳ từ gần một thập kỷ nay, nhưng trên phương diện quốc tế vẫn được coi là một tài nguyên ngoài quy ước (non-conventionnel), vì đòi hỏi các kỹ thuật khai thác đặc biệt. Khác với khí đốt thông thường nằm gọn trong lòng đất, "khí đá phiến", như tên gọi của nó, nằm sâu dưới nhiều lớp đá. Như vậy, để có thể khai thác được loại khí này, cần phải phá vỡ các lớp đá bao bọc bằng cách phóng vào đó một khối lượng nước, cát và hóa chất lớn. Kỹ thuật được gọi là khoan phá bằng nước (fracturation hydraulique) rất tốn kém, chứa đựng nhiều khả năng gây ra tai biến, và vì vậy đây là một trong các yếu tố bị chỉ trích mạnh mẽ nhất trong hoạt động thăm dò và khai thác loại khí đốt này. Bên cạnh sự tốn kém vì chi phí, một điểm nữa trong việc khai thác tài nguyên này, cũng bị nhiều luồng dư luận phản đối, đó là việc các giếng khoan với số lượng rất lớn sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường.
Đá phiến lộ thiên, tại tỉnh Aveyron (miền đông nam nước Pháp)
RFI/Flickr/Caue
Trả lời những quan ngại này, ngày 4/2/2011, bà Nathalie Kosciusko-Morizet, bộ trưởng Bộ Môi trường, đã ra quyết định hoãn lại việc khai thác dầu và khí đốt nằm dưới các lớp đá phiến, trong khi chờ tiến hành một nghiên cứu về các tác động môi trường.


Chống khai thác khí đá phiến trên quy mô toàn quốc
Để tìm hiểu về phong trào phản kháng chống lại việc nghiên cứu thăm dò và khai thác khí đá phiến tại Pháp, đầu tháng 3/2011, RFI đã tiến hành thực hiện một phóng sự lớn do phóng viên Arnaud Jouve thực hiện.
Đầu tháng Ba, tại thị trấn Doue, tỉnh Seine-et-Marne, thuộc vùng Ile-de-France, cách Paris khoảng 60 km, một cuộc tập họp lớn của những người phản đối việc khai thác khí đá phiến đã được tổ chức. Đây cũng chính là nơi có đề nghị cấp giấy phép tiến hành thăm dò. Tham gia cuộc tập hợp này, có nhiều nhà hoạt động chính trị đương chức hay đã từng giữ các chức vụ quản lý trong chính quyền trong lĩnh vực môi trường. Bà Michèle Rivasi, nghị sĩ Quốc hội Châu Âu thuộc phong trào sinh thái Châu Âu, một thành viên tích cực của phong trào cho biết nhận xét của bà về ý nghĩa của cuộc tập hợp này và mục tiêu mà phong trào hướng đến :
« Cuộc đấu tranh này là rất quan trọng đối với nước Pháp ở cấp độ quốc gia. Tất cả các vùng của nước Pháp, nơi có các giấy phép khai thác khí đá phiến đều có mặt tại đây hôm nay, để hợp lại các phương tiện mà chúng tôi có trong tay.

Chúng tôi đã hợp lại các thông tin, nhiều nhà khoa học có mặt tại đây, chúng tôi có những người hiểu biết về khí đá phiến và những hậu quả của việc khai thác đối với môi trường.

Tiếp theo đó, là sự phối hợp về phương diện pháp lý. Làm thế nào có thể tiến hành được các vụ kiện ? Rất nhiều luật sư có mặt tại đây để hỗ trợ chúng tôi. Vấn đề thứ ba là tài chính. Chúng tôi sẽ lập ra một hiệp hội, để làm sao các quà tặng từ các tổ chức và các cá nhân có thể đóng góp dồi dào vào một quỹ chung ấy giúp cho vụ kiện được tiến hành.
Thực sự là chúng tôi đang tiến hành lập ra một « bộ máy chiến tranh » (machine de guerre). Điều này cho thấy, càng đông thì càng mạnh. Nếu có được các phương tiện hoàn thiện nhất có thể được, thì chúng ta có thể ngăn chặn được việc khai thác và điều tra thăm dò khí đá phiến.
Tuy nhiên, chỉ trên phương diện pháp lý là không đủ, cần phải huy động sự tham gia của các công dân, thậm chí có thể cần phải nằm ra đường để ngăn những chiếc xe tải lại. Thật sự là, phải đến lúc người Pháp nói rằng, việc khai thác khí đá phiến đã bị áp đặt cho chúng tôi từ trên xuống, chúng tôi không hề được biết gì về các hệ quả và các hiểm họa của nó. Các nghiên cứu thăm dò và dự báo khí đá phiến sẽ không thể nào được phép tiến hành. »
Biểu tình tại làng Nant thuộc tỉnh Aveyron phản đối khai thác, 17/4/2011.
AFP/Eric Cabanis
Trong cuộc họp của phong trào phản đối khai thác khí đá phiến tại Seine-et-Marne, có cả sự tham gia của một nhà hoạt động môi trường đến từ vùng Quebec, Canada. Vị khách Bắc Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến tác động của các điểm khoan đến cảnh quan môi trường :
« Tôi đến đây để chia sẻ một số kinh nghiệm tại Quebec với các bạn Pháp. Mục tiêu chủ yếu là để họ thấy họ không đơn độc, trước các luận điểm được các tập đoàn công nghiệp và các chính phủ khẳng định một cách đầy sức nặng. Đây là dịp thể hiện sự đoàn kết và chúng tôi cũng có nhiều điều học hỏi được. Hiện nay tình thế đã thay đổi, mọi người sẵn sàng chấp nhận bất cứ các dự án nào, một cảm nhận mới về môi trường đang hình thành. Bối cảnh kinh tế cũng rất nhiều thay đổi.
Một khía cạnh khác là, thông thường theo tôi biết, người ta thường chỉ để ý đến một chiếc giếng khoan, mà vấn đề là, để có được khí đá phiến, phải có hàng chục chiếc tại một địa điểm, như vậy dự kiến sẽ phải có hàng nghìn giếng khoan như thế, tại thung lũng Saint-Laurent hay thũng lũng Drôme. Vấn đề chủ yếu là như vậy. »
Tại Quebec, ngày 8/3, chính quyền địa phương đã ra một quyết định ngừng lại việc khai thác loại tài nguyên này, cùng với các tài nguyên khác trong lòng đất. Một nghiên cứu dự trù sẽ được tiến hành và kéo dài từ 18 đến 30 tháng. Trong suốt quá trình này, các thăm dò và nghiên cứu bằng phương pháp khoan phá nước sẽ chỉ được cho phép nhằm mang lại các hiểu biết khoa học.
Khai thác khí đá phiến, nhưng không ảnh hưởng đến môi trường
Bị phản đối mạnh trong công luận, đặc biệt là sự kháng cự từ phía phong trào bảo vệ môi trường, trong giới khai thác dầu khí Pháp có nhiều phản ứng cho rằng việc chỉ trích tác hại của việc khai thác khí đá phiến bằng phương pháp khoan nước trên thực tế không dựa trên các bằng chứng xác thực. Sau đây là ý kiến của ông Jean-Louis Schilansky, chủ tịch Tổ chức khai thác dầu mỏ Pháp (UFIP) :
"Về tác động của phương pháp khai thác khoan phá bằng nước (fracturation hydraulique), từ này để lại ấn tượng về một tác động thô bạo. Nhưng cần thận trọng với các từ ngữ. Các biện pháp này hoặc mạnh nhiều, hoặc mạnh ít, nhưng theo tôi, không nên suy luận theo các hình ảnh hay các biểu tượng. Tại Hoa Kỳ, việc khai thác đã được tiến hành mà hoàn toàn không để lại ảnh hưởng gì đến môi trường. Hơn nữa, đây không phải là các kỹ thuật mới, mà chúng đều đã được sử dụng từ lâu. Rõ ràng kỹ thuật khoan phá bằng nước để khai thác khí đá phiến đang bị người ta bôi xấu. Điều này chúng tôi cho là không công bằng.

Dù gì chăng nữa, sẽ không có chuyện khai thác hay thăm dò nếu các hoạt động này có ảnh hưởng đến môi trường. Chính phủ Pháp sẽ không để cho những chuyện đó xảy ra, cũng như chưa bao giờ để xảy ra chuyện đó. Đây cũng là mong muốn của chúng tôi.

Chúng ta cần phải tìm ra được một tiến trình, một cách làm để có thể khai thác được tiềm năng khoáng sản này, như tôi đã nói là rất quan trọng, mà vẫn bảo vệ được môi trường. Điều cần làm là hãy để cho chúng tôi thực hiện các mũi khoan thăm dò để có thể đánh giá được trữ lượng dưới lòng đất. Bởi vì, nếu như chúng ta không có được các ước định về tiềm năng dầu lửa hay khí đốt, thì các suy luận vẫn chỉ là suy luận mà thôi, về cơ bản, chúng không dựa trên cơ sở cụ thể nào cả."
Bản đồ phân bố khí đá phiến
Bổ sung cho điều này, Hội các nhà khoan dầu khí Pháp giải thích kỹ thuật khoan nước rõ ràng cần đến nhiều nước, nhưng nước này sau đó có thể lấy lại và tái xử lý. Nếu như công việc được tiến hành tốt, các hóa chất được sử dụng sẽ không làm ô nhiễm ra khu vực xung quanh, điều này càng đúng hơn, trong trường hợp các vách đá bao bọc khí đặc biệt rắn chắc. Một thành viên của hiệp hội này cũng nhấn mạnh, trường hợp ô nhiễm như ở Mỹ sẽ khó xảy ra tại Pháp, vì ở Pháp việc cấp phép rất nghiêm ngặt và các nghiên cứu thẩm định tác động môi trường là bắt buộc. Và cho dù việc thăm dò và khai thác khí đá phiến có bị cấm tại Pháp, trào lưu này đang lan mạnh tại một số khu vực trên thế giới. Ngay ở châu Âu, tại Ba Lan, đã có 90 giấy phép được cấp.
Phong trào chống khai thác khí đá phiến tại địa phương
Trong khi chờ đợi quyết định của chính giới, tại các địa phương, phong trào phản kháng bắt đầu tổ chức những buổi mít tinh để cổ động cho chủ trương cấm hoàn toàn việc khai thác cũng như nghiên cứu thăm dò về khí đá phiến. Tại Ardèche, một trong năm tỉnh nơi có giấy phép thăm dò khí đá phiến, vào đầu tháng Ba, một cuộc tập hợp với hàng ngàn người tham gia đã được tổ chức. Có mặt trong cuộc tập hợp này, ông Pascal Terrasse, đại biểu Quốc hội, chủ tịch Hội đồng đại biểu dân cử tỉnh Ardèche, đã cho biết ý kiến:
"Tỉnh này được xếp là tỉnh đứng đầu nước Pháp về ý thức môi trường. Chúng tôi gắn bó với mảnh đất của chúng tôi, gắn bó đến mức các bạn không thể tưởng tượng được nổi.

Tôi rất xúc động khi thấy hàng nghìn người Ardèche đến đây để bảo vệ các giá trị : bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên, bảo vệ chất lượng cuộc sống, đơn giản là như vậy.

Tôi nói một cách long trọng rằng : nếu như, chính phủ tiếp tục cưỡng lại, họ sẽ làm bạo lực bùng nổ tại tỉnh chúng tôi. Sẽ không có gì có thể cản được chúng tôi."
Cuộc phản kháng chống lại việc khai thác khí đá phiến đã lôi cuốn nhiều người thuộc giới trẻ địa phương, có thiện cảm với ý thức hệ bảo vệ môi trường. Phản ứng đầy xúc cảm của người trả lời phỏng vấn dưới đây cho thấy, đối với cô, việc khai thác khí đá phiến có thể phá hoại môi trường tại địa phương là nằm trong một xu thế phát triển bất chấp tác động môi trường nói chung.
"Người ta đang ở trong một tầm nhìn ngắn hạn. Còn một chút dầu lửa, vậy thì cứ tiếp tục khai thác đi ! Việc này dù có làm ô nhiễm môi trường, nhưng không sao đâu, cứ tiếp tục đi !
Ta hoàn toàn mặc kệ tác động của biến đổi khí hậu đến các thế hệ sau. Ta đã xử sự như thế đấy. Người ta cứ nhắm mắt đi về phía trước, để mặc phía sau. Kiểu gì, lúc đó chúng ta cũng không còn đó nữa, vậy thì mặc kệ !
Thế đấy, làm như thế khác gì người ta nhạo báng chúng tôi. Tôi rất lấy làm tiếc, nhưng tôi cảm thấy điều này là vô cùng phi lý. Thực trạng này buộc chúng ta phải nổi giận, buộc chúng ta phải nổi dậy".
Dự luật cấm khai thác khí đá phiến bằng kỹ thuật khoan nước được Quốc hội Pháp thông qua
Cuối tháng Ba, nhóm nghị sĩ thuộc đảng UMP, đảng đa số trong Quốc hội Pháp đã trình ra một dự luật đề nghị hủy bỏ các giấy phép khai thác khí đá phiến với kỹ thuật khoan phá bằng nước và cấm việc khai thác cũng như thăm dò trên toàn bộ lãnh thổ. Sau một thời gian đàm phán và tranh luận, ngày 11/5, dự luật về việc cấm khai thác khí đá phiến bằng phương pháp khoan nước, đã qua sửa đổi, được thông qua tại Quốc hội Pháp với 287 phiếu thuận, 186 phiếu chống. Dự luật này còn phải được đưa ra tranh luận tại Thượng viện vào đầu tháng 6.
Theo bình luận của một số chuyên gia, việc một bộ luật như vậy được thông qua thể hiện mối lo lắng của chính giới Pháp đối với các tác động môi trường của việc khai thác khí đá phiến. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng và chi phí năng lượng tăng cao, tạo nên một áp lực ngày càng lớn, khiến việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tại chỗ là một cơ hội hết sức hấp dẫn khó lòng bỏ qua. Trong khi đó, về phía nhiều người hoạt động môi trường cũng như khá nhiều các nghị sĩ, luật này vẫn còn mang tính nửa vời, vì để ngỏ cho việc nghiên cứu thăm dò và khai thác khí đá phiến bằng các phương pháp khác.



Le gaz de schiste sur la sellette en France
De nombreux écologistes et élus s’interrogent sur les impacts sur l’environnement d’une exploration de gaz et de pétrole non conventionnels.
De nombreux écologistes et élus s’interrogent sur les impacts sur l’environnement d’une exploration de gaz et de pétrole non conventionnels.
AFP/DAMIEN MEYER
Par Myriam Berber
Suite aux interpellations d’écologistes et d’élus, la ministre de l’Ecologie Nathalie Kosciusko-Morizet suspend l’exploration des gisements de gaz et de pétrole contenus dans le schiste. Une mission sur les enjeux environnementaux va être réalisée.
Sensible aux inquiétudes manifestées au sujet des conséquences que pourrait avoir le développement de cette industrie en France, le gouvernement suspend les projets d’exploration de gaz de schiste. « Aucune autorisation de travaux ne sera donnée, ni même instruite avant le résultat de la mission interministérielle», a déclaré le ministre français de l’Ecologie Nathalie Kosciusko-Morizet. Un rapport préliminaire sera rendu en avril et la version définitive du document en juin.
Depuis plusieurs mois, de nombreux écologistes et élus, dont le président socialiste du Conseil régional Rhône-Alpes Jean-Jacques Queyranne et les députés européens Michèle Rivasi et José Bové (Europe Ecologie-Les Verts), s’interrogent sur les impacts sur l’environnement d’une éventuelle exploration de gaz et de pétrole non conventionnels. Invoquant la dangerosité écologique du procédé d’extraction, ces écologistes dénoncent « le risque de pollution  des nappes phréatiques par métaux lourds, particulièrement toxiques » et demandent « le gel des prospections ».
Un fort impact sur l’environnement
En mars 2010, la France a accordé trois permis d’exploration de gaz au groupe pétrolier Total et à l’Américaine Schuepbach Energy, associée à GDF Suez, autorisant leur recherche sur des territoires qui s’étendent sur plus de 10 000 km2 sur les départements de l'Hérault, de l'Aveyron, de la Lozère, de l'Ardèche et de la Drôme. L’exploitation du gaz de schiste, amalgamé dans la roche à des profondeurs de 2 000 à 4 000 mètres, permettrait à la France de produire à nouveau du gaz naturel. Près de 98% du gaz consommé en France est importé.

Ces types de gaz sont dits non conventionnels parce qu'ils ne peuvent pas être exploités avec les modes de production classiques, mais grâce à une nouvelle technique de forage : la fracturation hydraulique. Le gaz de schiste est extrait  grâce à des forages horizontaux qui fracturent la roche (les schistes) en injectant des millions de mètres cubes d’un mélange d’eau, de sable et de multiples produits chimiques (benzène, chlorite d’ammonium) à très haute pression.

Les Etats-Unis champions du gaz de schiste  

Cette technique de fracturation hydraulique nécessite d’énormes quantités d’eau et comporte un risque de pollution des nappes phréatiques. Entre 15% et 80% de l’eau utilisée remonte en surface, soit pour être réinjectée, soit après traitement, remis dans les eaux de surface. La multiplication des forages et des puits affectent également le paysage, car la zone de drainage autour des puits étant faible, il peut y avoir un puits tous les 500 mètres.

Très polluant pour l'environnement, le gaz de schiste est à l’origine d'une manne énergétique qui a fait des Etats-Unis le premier producteur mondial de gaz naturel. Outre-Atlantique, le gaz de schistes représente actuellement plus de 10 % de la production gazière contre seulement 1% il y a dix ans. Cet essor s’explique également par une législation américaine très laxiste qui veut que le propriétaire du sol soit aussi celui de son sous-sol, ce qui permet de forer sans demander une série de permis. Mais ces forages sont de plus en plus remis en cause. Le film américain Gasland sur l’industrie du gaz de schiste est d’ailleurs en lice pour l’Oscar du meilleur documentaire.

mercredi 09 mars 2011
Exploitation du gaz de schiste en France : la résistance s’organise
En France, la population redoute les impacts négatifs d'une exploration de gaz et de pétrole non conventionnels. Ici, forage de puits de pétrole, à Poligny (France) en 2005.
En France, la population redoute les impacts négatifs d'une exploration de gaz et de pétrole non conventionnels. Ici, forage de puits de pétrole, à Poligny (France) en 2005.
AFP/DAMIEN MEYER
Par Arnaud Jouve
Face à l'augmentation du prix du pétrole, les compagnies se tournent de plus en plus vers le gaz de schiste. Une ressource fossile déjà exploitée aux Etats-Unis, et qui va l'être prochainement en France dans de multiples régions. Des programmes miniers qui soulèvent de très vives réactions chez les populations qui craignent une forte dégradation de l'environnement, des problèmes sanitaires, et plus simplement un retour en arrière vers une source d'énergie polluante et non durable. Le Grand reportage d'aujourd'hui nous emmène à la rencontre de cette résistance citoyenne qui s'organise et monte en puissance dans toute la France pour dire «Non à l'exploitation du gaz de schiste».

La fièvre du gaz de schiste a gagné la France
Roche schisteuse des Monts de Lacaune dans l’Aveyron (France, sud-ouest)
Roche schisteuse des Monts de Lacaune dans l’Aveyron (France, sud-ouest)
Flickr/Caue
Par RFI
Rien ne distingue le gaz de schistes du gaz naturel classique si ce n'est son mode d'exploitation. Trois vastes zones de forage de la roche sont actuellement prospectées dans le sud de la France. Manne énergétique ou calamité écologique? Les oppositions se radicalisent mais toujours est-il que plusieurs autres zones d'exploitation pourraient suivre.
Grand reportage sur l'exploitation du gaz de schiste
La résistance s’organise en France autour de l'exploitation du gaz de schiste... Un reportage nous entraîne de la Seine et Marne à la Drôme puis à l’Ardèche ... Selon un géologue il peut y avoir des massifs calcaires qui ont piégé du gaz dans des régions non identifiées comme des zones pétrolières ...
 

08/03/2011 par Arnaud Jouve
A la différence du gaz naturel, le gaz de schistes ne se situe pas dans une poche mais il est piégé dans des roches très peu perméables. Pour l'exploiter, il faut donc
pratiquer une série de forages de deux à trois kilomètres et fracturer la roche en injectant d'énormes quantités d'eau, de sable et de produits chimiques.
  • Selon l'Institut français du pétrole, les réserves mondiales représenteraient plus de quatre fois les ressources de gaz conventionnel. Le sous-sol de la France, comme du Canada, de la Pologne, du Royaume-Uni, ou encore de l'Allemagne, en est aussi doté.
  • Les Etats-Unis sont, de loin, les premiers à utiliser cette ressource et, grâce à une exploitation croissante depuis trois ans, elle représente désormais de 15 à 20% de leur production totale de gaz.
En mars 2010, le gouvernement a octroyé des permis de prospection dans trois zones qui couvrent une partie des départements de l'Hérault, de l'Aveyron, de la Lozère, de l'Ardèche et de la Drôme.
Par ailleurs, « huit à neuf demandes sont en cours de traitement », majoritairement dans le sud-est du pays, selon le responsable exploration pétrolière France au ministère de l'Ecologie, Claude Lamiraux. Risques de contamination des nappes phréatiques ...
Risques de contamination des nappes phréatiques, besoins d'eaux énormes, pollution visuelle, et manque de transparence dans la procédure... passés relativement inaperçus à l'époque, ces permis entraînent une crispation croissante sur le terrain et « l''inquiétude monte » du côté des riverains. Reconnaissant des « inquiétudes et des interrogations légitimes et grandissantes », la ministre française de l'Ecologie Nathalie Kosciusko-Morizet a assuré qu'il n'était « pas question » de suivre l'exemple américain où « des techniques dangereuses pour l'environnement » sont utilisées. Toutefois, les assurances du gouvernement ne semblent pas convaincre : « Il est surprenant d'entendre la ministre dire qu'en France, on ne fera pas pareil, qu'on n'utilisera pas de techniques sales, c'est un voeu pieux car les brevets
et la technologie sont américains », assure le porte-drapeau de la contestation, le député européen José Bové.
De son côté, l'Amicale des foreurs, s’insurge contre la polémique environnementale : « Certes, la fracturation hydraulique nécessite d’importantes quantités d’eau, insiste-elle, mais cette eau est récupérée et retraitée. Et si les travaux sont bien faits, l’injection de produits chimiques [qui se fait aussi dans le cas de forages "classiques"] ne risque pas de polluer, d’autant moins que les roches concernées sont très compactes. S’il y a parfois eu des problèmes de pollution aux États-Unis, c’est "justement parce que les législations dans ce domaine y sont laxistes et n’ont rien à avoir avec celles beaucoup plus élaborées et contraignantes en France", explique Jacques Sallibartant :"Les demandes de permis chez nous exigent une procédure très longue et complexe mais rassurante et les études d’impact sont obligatoires", rappelle-t-il.
Passée la phase de l'étude des échantillons, les premiers forages de prospection pourraient intervenir rapidement.
Des controverses sur les impacts et le bilan environnemental ...
« Du gaz de schiste est produit depuis des années dans certains schistes fracturés naturellement, mais les schistes ont une faible perméabilité à la matrice. L'exploitation commerciale à grande échelle nécessite donc une fissuration du schiste pour en augmenter la perméabilité ; l'essor du gaz de schiste ces dernières années a été stimulé par des techniques nouvelles de fracturation hydraulique, qui créent de vastes fractures artificielles autour des puits et conduits de forage horizontal.» ...

Exploration des réserves de gaz de schiste : le Québec freine les ardeurs
Affleurement de schistes au Canada
Affleurement de schistes au Canada
Jean-Marie Dubois/Ccdmd
Par RFI
Le gouvernement du Québec a donné le 8 mars 2011 un coup de frein à l'exploration des réserves de gaz de schiste dans la province francophone canadienne en soumettant cette filière industrielle naissante à une vaste étude pour déterminer son impact sur l'environnement.
Les conclusions du rapport d'un organisme officiel, le Bureau d'audiences publiques en environnement (BAPE) -qui a mené depuis l'automne dernier une vaste consultation sur le sujet-, est sans ambiguïté : « Le manque de connaissance requiert de la part du gouvernement un encadrement serré et une très grande prudence », a déclaré le ministre de l'Environnement de la province du Québec, Pierre Arcand.
Plusieurs des questions soulevées par les membres du BAPE sont restées sans réponse et le ministre estime qu'une « évaluation environnementale stratégique » sur l'exploitation de ces réserves de gaz non conventionnel s'impose : « Le Québec se doit d'approfondir l'expertise sur le plan technique et scientifique, notamment en matière de géologie, d'hydro-géologie, de traitement des eaux usées, d'aménagement du territoire et de cohabitation harmonieuse avec la population », a-t-il dit. Un projet bien accueilli par les écologistes et les ingénieurs
Cette étude d'impact sur l'environnement sera lancée cet été et durera de 18 à 30 mois, a-t-il ajouté. De plus, pendant toute la durée de l'étude, « les nouveaux forages et les opérations de fracturation hydraulique (de la roche renfermant le gaz) ne seront autorisées que pour les fins d'acquisition de connaissances scientifiques ».
L'industrie n'a pas immédiatement réagi à cette annonce mais la Fédération des chambres de commerce du Québec a estimé qu'elle équivalait à « un moratoire de facto », pendant qu'écologistes et l'association des ingénieurs du Québec accueillaient plutôt bien la décision du gouvernement.
Depuis la découverte en 2007 de vastes réserves de gaz non conventionnel dans la vallée du Saint-Laurent, 31 puits d'exploration ont été forés par l'industrie, suscitant des craintes de contamination des nappes phréatiques, comme cela s'est produit dans l'Etat américain de Pennsylvanie (nord-est).


1 comment:

Unknown said...

Cảm ơn bài chia sẻ của bạn.
.....................................................
Sunpo cung cấp các dòng máy nước nóng năng lượng mặt trời được liên doanh Úc & Israel cho ngôi nhà thân yêu của bạn.

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------