Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Wednesday, May 4, 2011

Nam Nhân -Tam Nông hay “Tam Không”?


Tam Nông hay “Tam Không”?

Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)
 

Xét trong lịch sử Việt nam, kể từ khi có tập đoàn việt-gian cộng-sản ra đời năm 1930, thì nông dân Việt Nam đã trở thành nạn nhân của chúng.
 
Thí dụ vụ Sô Viết Nghệ Tĩnh là một điển hình, cũng như trước đó, việc các thanh niên nông dân ra hải ngoại tìm đường cứu nước, khi gặp Hồ chí Minh, thì Hồ đã bắt những nông dân trẻ với lòng yêu nước này phải kê khai chi tiết lý lịch bản thân, tên cha mẹ, họ hàng thân thích cũng như tên tuổi địa chỉ bốn người bạn thân nhất của họ. Dựa vào những hồ sơ chi tiết này, Hồ đã dùng để bán cho thực-dân Pháp lấy tiền mà thực thi sứ mạng làm việt-gian cho Nga xô của hắn. Đồng thời cũng là cách để hắn chọn lựa những phần tử có xu hướng làm việt gian như hắn, sau đó tập hợp lại và cho ra đời cái gọi là đảng cộng-sản Đông-Dương.
 
Có lẽ đây là điều mà ít người lưu ý tới tại sao Hồ lại cung cấp cho mật thám Pháp danh sách, lý lịch của những thanh niên nông dân ra hải ngoại để được huấn luyện, nhưng khi về nước thì đã cùng bị bắt với tất cả những người thân trong gia đình và họ hàng. Cho nên vào thời gian ấy, rất nhiều thanh niên nông thôn đã phải bỏ trốn sang các nước lân cận như Thái Lan, Cam-bốt. Chủ yếu là sang Thái Lan, cùng các tỉnh biên giới với Tàu.
 
Những món tiền Hồ đã quen mui bán từ Cụ Phan Bôi Châu cho thực dân Pháp, và sau này, hắn bán cả những thanh niên nông dân yêu nước, Hồ đã dùng những món tiền đó để làm gì? Cho tới khi cái gọi là cách mạng tháng Tám xảy ra vào năm 1945, và tiếp theo đó. Những người đã từng sống trong thời gian trên, hiện còn sống rất nhiều. Họ đều hiểu rằng, bản chất của cuộc chiến tranh vào thời gian đó là cuộc chiến nhằm thay thầy, đổi chủ. Nghĩa là cuộc chiến mà Hồ chí Minh lèo lái chính là cuộc chiến của Nga sô và Tàu cộng, là một cuộc chiến giành thuộc địa với thực dân Pháp trên bán đảo đông Dương bằng xương máu của chính nhân dân ba nước Đông Dương,  mà sự hao tổn xương máu của người dân Việt Nam là chính.
 
Tiếp đó, nông dân Việt Nam cũng là những nạn nhân đầu tiên để tập đoàn việt-gian cộng-sản Hồ chí Minh, thực thi điều mà chúng đã hứa với bộ thuộc địa của Nga xô. Đó là qua cải cách ruộng đất, chúng đã thực thi việc gọi là bonsevick hóa hay có nghĩa là nô lệ hóa nông dân Việt nam cho Nga xô và sau này thêm cả Tàu cộng.
 
Sau năm 1954, chúng lại tận dụng khẩu hiệu “người cày có ruộng” làm mồi nhử nông dân, để tiếp tục thực thi việc tiến hành cải cách ruộng đất và tiến hành sửa sai cải cách ruộng đất. Mục đích cuối cùng của chúng là nhằm loại bỏ những nông dân còn có tư tưởng quốc gia dân tộc. Mà chúng chỉ chừa lại những phần tử đã được tẩy não và chấp nhận thân phận là nô lệ đỏ dưới bàn tay cai trị của tập đoàn việt-gian cộng-sản. Rồi sau đó, họ lại bị tước đoạt hết những thứ gọi là “quả thực” trong cải cách ruộng đất, để gia nhập cái gọi là hợp tác xã, thế là nông dân ở miền Bắc Việt Nam trở thành nô lệ hoàn toàn, vì họ đã thực sự bị biến thành vô sản. Ngoài túp lều để trú ngụ, họ không còn gì cả. Và bản thân họ cũng trở thành nô lệ, để tập đoàn việt-gian cộng-sản có thể thông qua cái gọi là luật hôn nhân và gia đình, tách người phụ nữ nông dân ra khỏi gia đình, để làm những công việc mà trước đó thuộc về nam giới. Còn đàn ông nông dân, trở thành binh nô đỏ để chết cho chủ nghĩa bành trướng đỏ của Nga xô và Tàu cộng. Đó là cuộc chiến vũ trang xâm lược nước Việt Nam Cộng Hòa.
 
Cho tới cuối tháng Tư năm 1975, sau khi tập đoàn việt-gian cộng-sản đã chiếm trọn vẹn cả nước, và đặt ách thống trị lên cả ba miền nước Việt, thì với khẩu hiệu: Miền Bắc phải tiếp tục củng cố chế độc xã hội chủ nghĩa, còn miền Nam thì phải tiến ngay lên chủ nghĩa xã hội. Đấy là khẩu hiệu để bắt đầu việc vô sản hóa và bonsevick hóa tầng lớp nông dân ở nước Việt-Nam Cộng-Hòa.
 
Kể từ đó, nông dân trên toàn cõi Việt Nam chịu chung một số phận, mọi khó khăn đều dồn lên vai người nông dân. Nhất là cuộc xâm lăng bành trướng đỏ sang nước láng giềng Campuchia.
 
Sau khi cái gọi là mở cửa đổi mới, thì số phận người nông dân cũng vẫn ở tận đáy cùng của xã hội. Đến nay, bước vào Đại hội việt-gian cộng-sản lần thứ 10, chúng đưa ra chính sách gọi là “Tam Nông”, nghĩa là: “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân.” Nói nghe thì màu mè, lả lướt, nhưng thực tế, cái gọi là chính sách “Tam Nông”, chỉ là những biện pháp làm thế nào để ép buộc người nông dân phải lao động cật lực. Làm cách nào để biến những lao động dư thừa của nông dân thành những người thường trực đói khổ, từ đó, họ chấp nhận phục vụ các công tác tạp dịch trong việc đô thị hóa, phục vụ cho tầng lớp tư bản đỏ trong nước cũng như những kẻ có tiền và thành phần tài phiệt ngoại quốc.
 
Còn đối với người nông dân, thì dù sau khi kết thúc chiến tranh xâm lược nước Việt Nam Cộng Hòa của tập đoàn việt-gian cộng-sản, đến nay đã gần bốn chục năm, họ vẫn còn bị gắn chặt với thân phận nô lệ. Thực tế, nó còn khủng khiếp hơn thế, vì khi phát triển và đô thị hóa, thì nông dân bị cướp ruộng vườn, đất đai. Tức là phương tiện quan trọng và duy nhất để sản xuất. Vì thế, lao động thừa bị dư ra và khiến gia đình nông dân trở nên thường xuyên xa cách nhau. Con cái xa cha mẹ. Tình trạng trong gia đình từ đó nhất định có chồng hoặc vợ phải đi làm ăn xa.
 
Tình hình sau cái gọi là chính sách “Tam Nông” đến nay, kết quả ra sao, chúng tôi chỉ đơn cử thí dụ tại tỉnh Lào Cai. Thì hiện nay, theo số liệu mới nhất tại tỉnh Lào Cai, tỷ lệ gia đình nghèo ở mức 42,99% (đây số liệu chính thức của việt-gian cộng-sản đưa ra. Cứ hai gia đình, thì có một gia đình nghèo đói. Thực tế con số chắc chắn phải hơn nhiều.). Lao động qua đào tạo chỉ đạt được 27%, và đừng quên rằng tiềm năng đất đai nông nghiệp cũng giống như đất rừng vẫn tiếp tục bị cưỡng chiếm để mở mang các dịch vụ du lịch, và việc bán rừng cho Tàu cộng đã ảnh hưởng đến đời sống của nông dân. Nhất là những người ở vùng xa và những người ở miền núi. Không những thiếu đất canh tác, mà thiếu cả đất trồng cây và nơi chăn nuôi. Vì thế, kết quả chính sách “Tam Nông” của tập đoàn việt-gian cộng-sản hiện nay chỉ là một biện pháp nhằm tạo ra sức lao động thừa:
1-    Mục tiêu thứ nhất là dùng vào việc xuất cảng lao động. Trong phần xuất cảng lao động, thì có phần xuất cảng phụ nữ để giải quyết nô lệ tình dục.
2-    Có sẵn lực lượng lao động dư thừa để sẵn sàng thay thế cho thành phần công nhân ở đô thị. Không được phép đình công hay nổi dậy, dù có bị bóc lột đến tận xương tủy. Đó là lực lượng đe dọa với những công nhân giác ngộ quyền lợi của mình, vì sợ mất việc mà không dám đấu tranh đến cùng.
 
Đấy mới đích thực mục tiêu chính của chính sách “Tam Nông”.
 
Ngoài hai mục tiêu chính nói trên, việt-gian cộng-sản cũng dựa vào chính sách “Tam Nông” nhằm bần cùng hóa nông thôn như vậy, để chuẩn bị, nếu như có một cuộc nổi dậy hay một cuộc chiến cục bộ, thì đấy là lực lượng mà chúng bắt lính, để chết cho quyền lợi của tập đoàn việt-gian cộng-sản và các tập đoàn tài phiệt khác trên thế giới, mà bọn chúng có cùng lợi ích.
 
Xét cho cùng, chính sách “Tam nông” của việt-gian cộng-sản chỉ là tấm áo lòe loẹt che đậy kế hoạch “Tam không” của chúng đối với nông dân. Có nghĩa là:
 
-         Không đất đai canh tác, chăn nuôi.
-         Không đầy đủ công ăn việc làm.
-         Không tương lai.
 
  
     image

   image

image

image     image  

image    

image   image

 Nam Nhân tôi, xin báo động tới đồng bào trong nước cần tỉnh táo, nắm đầy đủ về tình hình xã hội, văn hóa, sản xuất ở nông thôn. Và, điều quan trọng nhất, là sự gắn bó giữa những người nông dân với công nhân ở thành thị. Phải đoàn kết lại, cùng nhất tề đứng lên thì mới có đủ sức mạnh làm chủ ruộng đồng, làm chủ cuộc đời, ngõ hầu để lại cho con em một tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
 
 
Anh quốc, ngày 4 tháng 5 năm 2011
  
Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------