Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Tuesday, May 31, 2011

Tàu : Âm Mưu bóp cổ Đông Nam Á do Đập Tam Khẩu gây tác họa cho Tàu

Hạn hán nghiêm trọng, hồ lớn nhất Trung Quốc thành “thảo nguyên”
- Hồ nước lớn nhất Trung Quốc, hồ Phàn Dương, vốn được mệnh danh là “ Tam giác quỷ phương Đông”, có diện tích vào mùa mưa khoảng 4.000 km2 nhưng hiện đang bị cạn nước nghiêm trọng do hạn hán.


Tại vùng lòng hồ cỏ dại phát triển nhanh chóng đang giết chết loài cua, cá thường sống ở đây. Làng chài thôn Nam Thạch, huyện Tân Kiến, tỉnh Giang Tây trước kia cứ mỗi mùa mưa nước dâng lên đều biến thành một hòn đảo trong lòng hồ và người dân muốn đi lại phải sử dụng thuyền nhưng nay lòng hồ xung quanh đã biến thành đồng cỏ.

Một thuyền đánh cá lớn bị mắc cạn dưới lòng hồ Phàn Dương vốn đã biến thành đồng cỏ.


Tại thôn Hồng Vệ, huyện Nam Thạch, cỏ đã mọc cao nơi lòng hồ.


Trước kia, vào tháng 5 hàng năm, người dân địa phương đều tổ chức lễ hội đua thuyền rồng, nhưng hiện nay nước đã cạn, xung quanh đều biến thành đồng cỏ. Người dân ở đây sống dựa đánh bắt cá trong hồ nhưng đợt hạn hán này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ.


Có một cơn mưa nhưng lượng mưa nhỏ chỉ đủ làm ẩm đáy hồ.


Các em nhỏ đang chơi dưới lòng hồ Phàn Dương khô cạn.


Ảnh trên là lòng hồ khô cạn hiện tại và ảnh dưới là một bến thuyền cũng tại vị trí đó vào tháng 5/2010.

Hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng tới 35 triệu người ở Trung Quốc
(Dân trí) - Bộ Các vấn đề Dân sự Trung Quốc vừa công bố báo cáo mới nhất cho thấy gần 35 triệu người đang bị ảnh hưởng do đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ 50 năm qua ở các tỉnh miền trung và miền đông nước này.


Các vùng bị hạn hán nặng nhất nằm dọc sông Dương Tử.
Các quan chức ngày càng cảm thấy lo ngại về tình trạng khô hạn vẫn tiếp diễn từ mấy tuần qua.
Nước uống đang ngày càng cạn dần, và các nhà nông đang bỏ hoang đồng ruộng. Giá lương thực đã tăng lên nhanh chóng và hiện các nhà máy thủy điện không có nhiều nước để vận hành, khiến tình trạng thiếu điện càng trở nên nghiêm trọng.
Các vùng bị nặng nhất nằm dọc sông Dương Tử. Hạn hán kéo dài ở vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử, dòng sông dài nhất châu Á, đã làm 4,23 triệu dân trong vùng lâm vào cảnh thiếu nước uống trầm trọng.
Theo tin từ Xinhua, chỉ riêng dọc sông Dương Tử, thiếu nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thủy lợi và cung cấp nước. Thiệt hại kinh tế vào thời điểm hiện tại đã lên đến 14,94 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,29 tỷ đô-la).
Chính quyền khu vực đã chi hơn 55 triệu nhân dân tệ (8,4 triệu đô-la) để khắc phục hậu quả thiên tai tại các vùng chịu ảnh hưởng.
Lượng mưa năm nay chưa bằng một nửa lượng mưa thông thường các năm và các kỹ sư đã phải xả nước từ hồ chứa khổng lồ sau Đập Tam Hiệp, nhưng một số người nói rằng bản thân đập này cũng một phần gây ra tình trạng trên.
Chính phủ cũng thừa nhận con đập đã gây tác động tới nguồn nước cho hạ lưu. Khu vực này nay lâm vào cảnh hạn hán tồi tệ nhất trong vòng nửa thế kỷ qua.



Hạn hán nặng gây thiếu điện nghiêm trọng tại Trung Quốc
 Nhiều nơi ở phía nam và trung Trung Quốc đang trải qua những ngày khô hạn kỷ lục. Giới chức dự báo hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu điện có thể vượt mức năm 2004, năm được coi là thiếu điện nghiêm trọng nhất trong lịch sử.


Lượng nước mưa tại lưu vực sông Dương Tử trong 4 tháng đầu năm nay chỉ còn bằng 40% so với mức trung bình năm của nửa thế kỷ qua.


Tại tỉnh Hồ Bắc, nằm phía dưới con đập Tam Hiệp, hàng nghìn hồ chứa nước đã bị khô kiệt.


Sông Hán, sông nhánh của Dương Tử, thuộc tỉnh Hồ Bắc cho thấy, đập Danjiangkou cạn trơ đáy.


 Hạn hán nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua, đang ảnh hưởng đến các tỉnh ở dọc sông Dương Tử, có thể tiếp tục đe dọa cả khu vực miền trung Trung Quốc.


Tỉnh Giang Tây cũng bị ảnh hưởng và ở miền trung thì có tỉnh Hồ Nam.


Rất nhiều tàu bè đã bị mắc kẹt ở khúc sông qua thành phố Yueyang thuộc tỉnh Hồ Nam.


Đập thủy điện Tam Hiệp, được xây một phần là để khắc phục tình trạng lưu lượng nước bất thường của tỉnh này và các khu vực xung quanh, trước cơn hạn hán hiện nay, đã trở thành đối tượng chỉ trích như là một trong các yếu tố chính làm khô hạn trở nên nghiêm trọng.


Các chuyên gia Trung Quốc hôm qua tuyên bố “không có bằng chứng” là con đập lớn nhất thế giới này là thủ phạm tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Nhưng theo một nhà địa chất học Trung Quốc, tác động của đập Tam Hiệp phức tạp hơn nhiều so với các hình dung ban đầu.


Hạn hán khiến cho sản lượng điện từ các các nhà máy thủy điện tụt giảm làm các doanh nghiệp bị đình đốn.

Cuối tuần trước, Su Shengxin, một trong các công ty điện lực hàng đầu của Trung Quốc, đã công bố lượng điện bị thiếu hụt là 40 GW, tương đương với 24 lò phản ứng hạt nhân EPR. Dự báo, nếu khô hạn vẫn cứ tiếp tục, lượng điện thiếu hụt sang năm sẽ tăng lên tới 50 GW.


Nông dân tại khu vực hạn hán trông chờ vào kế hoạch làm mưa nhân tạo của Nhà nước. Phương pháp này đã được sử dụng trong kỳ Thế vận hội 2008, nhưng chi phí của biện pháp này là quá cao.

Thứ năm 26 Tháng Năm 2011
Trung Quốc : Đập Tam Hiệp xả nước chống hạn
Một người đánh cá cố dùng thuyền di chuyển trên những lạch nước đang cạn dần, nơi vốn là hồ Hồng (Honghu), tỉnh Hồ Bắc, 20/5/2011.
Một người đánh cá cố dùng thuyền di chuyển trên những lạch nước đang cạn dần, nơi vốn là hồ Hồng (Honghu), tỉnh Hồ Bắc, 20/5/2011.
REUTERS/Stringer
Thụy My
Kể từ thứ Sáu tuần trước, đập Tam Hiệp đã xả hàng trăm ngàn mét khối nước về phía vùng hạ lưu sông Dương Tử, theo lệnh chính phủ. Đây là lần thứ hai, đập thủy điện lớn nhất thế giới đã phải xả nước khẩn cấp trong vòng 5 năm qua, nhằm chống lại nạn hạn hán ở miền trung Trung Quốc, được đánh giá là thuộc loại khắc nghiệt nhất từ nửa thế kỷ nay.
Tại một số khu vực ở An Huy, Giang Tô, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, và tại thành phố Thượng Hải, lượng mưa dưới mức bình thường đến 80%. Mực nước của hơn 1.300 hồ nước ở Hồ Bắc xuống quá thấp, không thể cung ứng nước cho nông nghiệp.
Nạn hạn hán tại miền trung Trung Quốc đang đe dọa vụ mùa, có nguy cơ làm tăng lạm phát, đặc biệt là đối với giá lương thực thực phẩm vốn đang tăng cao. Bên cạnh đó, còn làm nguồn điện thêm thiếu thốn, vì thủy điện là nguồn cung ứng điện thứ hai sau than đá. Từ hồi tháng Ba, đã phải cúp điện luân phiên tại nhiều tỉnh như Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI, Stéphane Lagarde tường trình :
"Đập Tam Hiệp há hốc cả miệng để xả nước. Kể từ thứ Tư cho đến ngày 10/6 tới, lưu lượng nước từ cống xả năm tầng của đập thủy điện lớn nhất thế giới sẽ tăng lên 12.000 mét khối mỗi giây. Nhà chức trách khẳng định số lượng này đủ để lấp đầy hai triệu hồ bơi thế vận. Đã đến lúc rồi !
Dòng sông dài nhất Trung Quốc cũng là một trong những kênh tưới nước chủ yếu. Thế nhưng từ đầu năm nay, lượng nước mưa mà sông Dương Tử nhận được đã giảm đến 40% so với mức trung bình quan sát được trong cùng thời kỳ, trong vòng 50 năm qua. Việc trồng trọt, chăn nuôi, cũng như cuộc sống thường ngày của dân chúng đều bị ảnh hưởng. Gần 4,5 triệu người tại miền trung Trung Quốc không còn có được nước sạch để uống.
Hạn hán đã biến hồ Bà Dương (Poyang) thành một chiếc khăn lau nhà bẩn thỉu. Hồ chứa nước ngọt lớn nhất nước chỉ còn có 1 phần 10 diện tích, theo các chuyên gia ở Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Tờ China Daily cho biết, đến lượt loài cá heo trên sông Dương Tử đang bị đe dọa. Để tưới cho ruộng đồng, nông dân đã lấy nước từ sông bơm vào, và cá heo không còn đủ nước để vùng vẫy. May mắn là các nhà dự báo thời tiết đã loan báo từ ngày mai, sẽ có mưa trở lại."

Thứ hai 23 Tháng Năm 2011
Bắc Kinh công bố kế hoạch khắc phục hậu quả của đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử (AFP)
Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử (AFP)
Trọng Thành
Theo Le Monde hôm nay, trong cuộc họp của chính phủ Trung Quốc, ngày 18/5 dưới sự chủ tọa của thủ tướng Ôn Gia Bảo, một kế hoạch 10 năm khắc phục các hậu quả sinh thái, địa chất và xã hội của đập Tam Hiệp đã được phê chuẩn. Nếu như, các chi tiết của kế hoạch này không được công bố, thì vẫn có thể thấy giọng điệu chính thức của nhà nước Trung Quốc về ảnh hưởng của đập Tam Hiệp đã thay đổi hoàn toàn.
Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh đến việc cần phải giải quyết một cách khẩn cấp nhiều vấn đề trong các lĩnh vực « tái định cư, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa các thảm họa địa chất ». Bản kế hoạch này cũng thừa nhận tác động của con đập đối với « giao thông đường thủy, thủy lợi và việc cung cấp nước cho các vùng đồng bằng và trung du của sông Dương Tử ».
Thực ra, các hiểm họa kể trên đã được các nhà khoa học hay các nhà hoạt động xã hội báo động từ rất lâu. Kể từ năm 2006, khi đập Tam Hiệp hoàn thành và từ năm 2009, khi đập đi vào hoạt động, rất nhiều vấn đề đã ập đến nhanh một cách đáng kinh ngạc và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Từ năm 2009, chính quyền Trung Quốc đã phải tuyên bố sẽ chi ra 100 tỷ yuan (tương đương 11 tỷ euro) từ đó đến năm 2020, để giải quyết các vấn nạn bắt nguồn từ con đập lớn nhất thế giới này.
Trong số các vấn nạn đó, có nạn rác rưởi tích đọng lại ở phần sông phía trên con đập, hay đất lở xảy ra thường xuyên tại khu vực xung quanh hồ chứa nước lớn. Bên cạnh đó là việc 1,4 triệu cư dân bị di dời sau khi con đập hoàn thành chỉ được đền bù một cách hết sức hà tiện, và từ đó nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Và cuối cùng là việc nạn thiếu nước tại khu vực hạ lưu trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa khô.
Tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn năm nay, với thời tiết khô hạn đạt đến mức kỷ lục. Tại tỉnh Hồ Bắc, nằm phía dưới con đập, hàng nghìn hồ chứa nước đã bị khô kiệt. Tỉnh Hồ Nam và Giang Tây cũng bị ảnh hưởng. Lượng nước mưa tại lưu vực sông Dương Tử trong bốn tháng đầu năm nay, chỉ còn bằng 40% so với mức trung bình năm của nửa thế kỷ qua.
Không thể nào quy tất cả mọi tội lỗi cho đập Tam Hiệp. Việc con đập này đi vào hoạt động có mặt tích cực là tăng lượng nước cho khu vực hạ lưu, tuy nhiên, bản thân nước từ thượng nguồn cung cấp cho đập cũng đã bị giảm đi rất đáng kể.
Tóm lại, theo một nhà địa chất học Trung Quốc, tác động của đập Tam Hiệp phức tạp hơn nhiều so với các hình dung ban đầu. Nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu, như tác động của đập đến các mạch nước ngầm nằm dưới hạ lưu, hay tác động của biến đổi khí hậu làm các băng hà trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy, hàng chục đập thủy điện nằm ở thượng nguồn con sông Dương Tử và các sông nhánh ảnh hưởng đến lượng nước. Các vấn đề này càng nan giải hơn hơn, khi các chủ đập không muốn hợp tác với nhau.
Theo Le Monde, dẫn lời các nhà sinh thái Trung Quốc, hệ thống sinh thái của sông Dương Tử vốn hết sức mong manh và một sự tập trung cao độ các cơ sở hạ tầng tại đây càng cho thấy, rất cần phải có những công trình nghiên cứu nghiêm túc. Việc nghiên cứu tác động của đập Tam Hiệp đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia của nhiều ngành khoa học. Tuy nhiên, hiện tại rất ít dữ liệu được mở ra cho công chúng, nhiều dữ liệu còn được xếp loại « bí mật công nghiệp » hay « bí mật quốc gia ».


1 comment:

Anonymous said...

Bọn chó Tàu và bọn chó của chó Tàu là VGCS đang gây xôn xao dư luận nữa kìa mấy ông ơi. Có phải bọn này đang bị Tàu dồn ép trên biển Đông thiệt không? Hay là chúng nó diễn kịch với nhau? Hay là VGCS bị dồn ép nhưng nó nói nó kiện Tàu là nó diễn kịch cho nhân dân coi? Có thể nào nó kiện thật nhưng chơi chiêu để hợp pháp hóa việc bán nước không? Con chẳng muốn đọc báo của tụi nó nữa. Con muốn được nghe nhận định của mấy ông lắm. Xin ông Vân Anh và ông Văn Trần cho cao kiến. Ông Việt Thường có khỏe không ông ơi? Ông nghĩ sao về vụ này?

XX A_

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------