Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Saturday, July 14, 2012

Việt Thường-Cái Chết Của Các Tướng Việt Gian Cộng Sản Việt Nam

LTS -đang bổ túc hình ảnh

Cái Chết Của Các Tướng Việt Gian Cộng Sản Việt Nam
Việt Thường
1992
Những ngày gần đây, dư luận cả ở trong và ngoài Việt Nam cùng ồn ào về những cái chết bí ẩn của một số tướng lãnh của cộng sản Việt Nam. Đó là các đại tướng Lê trọng Tấn, Hoàng văn Thái; trung tướng Đinh đức Thiện và thiếu tướng Phan Bình.

Trong những luồng dư luận khác nhau đó, có luồng mập mờ, chẳng biết có cố ý không, tạo ra hào quang giả xung quanh mấy viên tướng xấu số đó; làm như họ là yêu nước hoặc cấp tiến; làm như họ là những cánh tay đắc lực của nhân vật Võ nguyên Giáp - kẻ mà đã có tác giả viết sách cố bôi vẽ như là người duy nhất hiện nay có thể lái con tàu Việt Nam vượt qua được “tam giác quỷ” vậy !

Bộ máy tuyên truyền kiểu “rỉ tai” của công ty Đỗ Mười-Lê đức Anh-Võ văn Kiệt cũng nhanh nhạy, vội vận hành cả ở trong và ngoài Việt Nam để hướng sự chú ý của dư luận vào mấy cái chết tào lao ấy mà quên mất hướng đấu tranh chính của dư luận hiện nay là đòi hỏi tập đoàn cộng sản tiếm quyền ở Việt Nam phải trả tự do cho các ông Nguyễn đan Quế, Nguyễn Mộng Giao, Nguyễn Hộ và tất cả các tù chính trị khác; phải trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân, nghĩa là hủy bỏ chế độ độc đảng trị của cộng sản, phải có chính sách rõ ràng nhằm bảo vệ tài nguyên và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam v.v... Nhất là dư luận cả ở trong và ngoài Việt Nam càng cần vạch rõ bộ mặt gian manh, lòe bịp của tập đoàn cộng sản tiếm quyền ở Việt Nam trong lúc ra nghị quyết “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất” thì đã bắt giam ông Nguyễn Hộ, một cựu đảng viên cộng sản lão thành vì đã “dám” có ý kiến về việc chung của đất nước !!!

Vậy sự thực về cái chết của mấy viên tướng ấy là thế nào ?

VẪN LÀ TUỒNG CHÈO CỘNG SẢN

Chế độ cộng sản thì ở nước nào cũng vậy, việc thanh toán nhau theo kiểu ma-phi-a là chuyện thông thường. Từ Nga, Tàu, Cu-ba cho đến Bắc-hàn đều là như vậy. Việt Nam cũng không qua qui luật đó. Tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh ngay từ lúc chưa tiếm được quyền thống trị cho đến lúc làm được cuộc đảo chính “nhẹ nhàng” để xóa bỏ chính phủ Liên hiệp chống Pháp ở Việt Nam, thực hiện độc tài đảng trị của cộng sản, bao giờ cũng coi chân lý “chính quyền được đẻ từ họng súng” là bất di bất dịch và “đảng cộng sản phải độc quyền lãnh đạo và quản lý lực lượng vũ trang”. Đấy chính là bi kịch của các viên tướng cộng sản ở Việt Nam.


Người đầu tiên bị làm vật hy sinh là Phùng chí Kiên. Bởi vì Phùng chí Kiên nguyên là thiếu tướng của hồng quân Nga-xô, được bổ xung vào ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Đông dương và đặc trách lực lượng quân sự. Kẻ nào tố cáo để lính của thực dân Pháp phục kích bắn chết Phùng chí Kiên vào giữa năm 1944 ở Việt Bắc có thể cũng là kẻ chỉ điểm cho Pháp bắn chết trung tướng Nguyễn Bình ở miền Nam Việt Nam sau này.


Vì Phùng chí Kiên chết nên lực lượng vũ trang của tập đoàn Hồ chí Minh mới được trao cho Võ nguyên Giáp và Chu văn Tấn phụ trách. Để sau này trung đội trưởng Võ nguyên Giáp và chính trị viên trung đội Chu văn Tấn được Hồ chí Minh phong cho kẻ là đại tướng tổng tư lệnh, kẻ là thượng tướng. Nghiễm nhiên qua hai nhân vật này mà Hồ chí Minh đã củng cố được quyền lực cá nhân một cách trọn vẹn. Cho nên dù Trung cộng có cho Nguyễn Sơn là một đại tướng của hồng quân Trung hoa trở về thì Hồ chí Minh vẫn chỉ gắn cho lon trung tướng, đứng sau cả Chu văn Tấn lẫn Võ nguyên Giáp và cử vào khu 4 (cũ) cho cách xa với biên giới Việt Nam.

Bước vào chiến dịch Điện biên phủ 1954, để tranh thủ sự ủng hộ hết mình của Trung cộng và cũng để ngăn ngừa dần uy tính và quyền lực của Võ nguyên Giáp, Hồ chí Minh đã lôi Nguyễn chí Thanh từ khu Năm ra, cho đeo lon đại tướng, giữ chức chủ nhiệm tổng cục chính trị kiêm phó bí thư quân ủy trung ương, phụ trách cả về tổ chức trong quân đội. Để một đại tướng đi học trường Tây thuộc địa (Albert Sarraut), có cử nhân luật đứng chung mâm cỗ với một đại tướng xuất thân cố nông và thiếu học lại còn ghét nhau như chó với mèo, cho nên Hồ chí Minh không còn sợ quân đội làm phản.


Sau chiến thắng Điện-biên phủ 1954, uy tín của đại tướng Võ nguyên Giáp lên như cồn ở cả trong nước và ngoài nước. Bởi vì lúc đó ít ai biết rằng Điện-biên phủ của Võ nguyên Giáp có mặt các cố vấn Trung cộng là tướng La quy Ba về tổ chức và đại tướng Trần Canh cùng nguyên soái Vi quốc Thanh chỉ đạo về chiến dịch và tác chiến. Vì thế, thông qua bàn tay của của đại tướng cố nông Nguyễn chí Thanh, Hồ chí Minh đã tỉa bớt vây cánh của Võ nguyên Giáp. Đó là việc các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng bộ quốc phòng; đại tá Đỗ đức Kiên, cục trưởng tác chiến; đại tá Lê trọng Nghĩa, cục trưởng quân báo... bị bắt. Trước đó là việc đề cử Văn tiến Dũng vào ghế tổng tham mưu trưởng thay chỗ của Hoàng văn Thái, một trung tướng được coi là thân cận nhất của Võ nguyên Giáp, và ghế chủ nhiệm tổng cục hậu cần thì vào tay thiếu tướng Nguyễn thanh Bình, cháu rể của Lê đức Thọ (sau này Nguyễn thanh Bình, dưới thời Nguyễn văn Linh, leo lên ghế ủy viên bộ chính trị, phụ trách thường trực ban bí thư).

Cần nhớ rằng, từ lúc đảo chính lật đổ chính phủ Liên hiệp Hồ chí Minh đã quân phiệt hóa chính phủ của ông ta. Cụ thể là :
- đại tướng Võ nguyên Giáp là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng; 
-đại tá Phạm Hùng, phó thủ tướng phụ trách tài mậu;
- đại tá Hà kế Tấn, bộ trưởng bộ thủy lợi; 
-thiếu tướng Phan trọng Tuệ, bộ trưởng bộ giao thông và bưu điện;
- thiếu tướng Ngô minh Loan, bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ; 
-thiếu tướng Lê Liêm, thứ trưởng thứ nhất kiêm bí thư đảng đoàn bộ văn hóa (bộ trưởng Hoàng minh Giám chỉ là bù nhìn); 
-thiếu tướng Đỗ Mười, phó thủ tướng; 
các trung tướng Phạm Kiệt và - thiếu tướng Viễn Chi, đại tá Nguyễn công Tài giữ ghế thứ trưởng bộ công an; 
-thiếu tướng Dương quốc Chính, bộ trưởng bộ nội vụ (còn có tên là thiếu tướng Lê hiến Mai, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị); 
-trung tướng Hoàng văn Thái và đại tá Nguyễn văn Quạn giữ các ghế chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao trung ương; 
-thiếu tướng Trần đại Nghĩa, phó chủ nhiệm ủy ban khoa học nhà nước; 
-thượng tướng Chu văn Tấn, phó chủ tịch quốc hội; 
-trung tướng Trần tử Bình, đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Trung cộng; 
-thiếu tướng Thiết Hùng, đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Bắc Hàn; 
-thiếu tướng Trần Sâm, bộ trưởng bộ vật tư v.v... 
Và, ngay cái gọi là hội đoàn quan trọng cũng do quân đội nắm giữ như 
-đại tá Nguyễn đình Thi, tổng thư ký hội liên hiệp văn học nghệ thuật; 
-đại tá Đỗ Nhuận, tổng thư ký hội âm nhạc; 
-trung tá Hà minh Tuân, giám đốc Nhà xuất bản văn học.
- Ngay cả Vũ Kỳ, thư ký riêng của Hồ chí Minh cũng là thiếu tướng. 
Sự thật là thế đấy, nhưng cả trong nước lẫn ngoài nước ít ai quan tâm đến tính chất quân phiệt của chính quyền Hồ chí Minh từ đó cho đến tận bây giờ.

Lính và công an là công cụ chuyên chính của Tập Đoàn Cộng Sản "tiếm quyền", là chỗ dựa để họ có thể tồn tại. 
      Cho nên cả Nga-xô và Trung-cộng đều muốn vươn tay nắm lấy lực lượng vũ trang của chư hầu. Đó là việc thiếu tướng hồng quân Nga-xô Phùng chí Kiên được cho về Việt Nam cũng như tướng Trung cộng Nguyễn Sơn vậy. Ở trong nước thì từ Hồ chí Minh cho đến Lê Duẩn, rồi Nguyễn văn Linh và nay là Đỗ Mười, tất cả đều cố nắm lấy binh lính và công an, càng độc quyền bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đấy chính là nguyên nhân khiến cho dưới chế độ cộng sản một số nhân vật trong lực lượng vũ trang được nhảy vượt cấp nhanh như tên lửa, kiểu như Võ nguyên Giáp, Nguyễn chí Thanh, Lê đức Anh, Lê khả Phiêu v.v... và số khác thì bị chết không kèn không trống như Đặng kim Giang, Chu văn Tấn, Nguyễn văn Vịnh v.v... hoặc chết một cách mờ ám như Phùng chí Kiên, Nguyễn Bình, Nguyễn chí Thanh, Hoàng văn Thái, Lê trọng Tấn v.v...

SỰ ĐỘC TÀI CỦA HAI CHÀNG HỌ LÊ

Có một số người ly khai đảng cộng sản Việt Nam đã viết sách phê phán những sai lầm của tập đoàn cầm quyền chóp bu của đảng cộng sản nhưng vẫn tránh né kẻ phạm tội lớn nhất là Hồ chí Minh. Thậm chí qua cách mô tả của những vị ấy thì Hồ chí Minh cũng bất lực trước sự “tả khuynh” của tay chân như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê đức Thọ v.v... Thậm chí trong cuộc họp của trung ương đảng Hồ chí Minh còn bị thiểu số tán thành như về biểu quyết Nghị quyết 9 (khóa 3) chẳng hạn. Có thể các vị đó đã mô tả đúng sự thật của hiện tượng và qua hiện tượng đó mà đồng nhất với bản chất của sự việc. Mà cũng có thể vì còn nằm trong sự quản lý của cộng sản nên “tạm thời” nhắm mắt làm ngơ một số sự việc cụ thể để núp dưới cái thây ma của Hồ chí Minh mà “đấu tranh” với đệ tử của ông ta. Nhưng thật là khó hiểu khi có vị úp mở đề nghị “không nhắc đến những người đã quá cố vì họ không có khả năng tự bảo vệ nếu họ bị lên án”(!) Kiểu lý luận này có lẽ nên đốt hết các sách nói về từ Tần thủy Hoàng đến Hitler, Staline và ở Việt Nam thì đừng “nhắc đến” Lê chiêu Thống, Nguyễn Ánh và Hồ chí Minh v.v... Vậy mà vị đó hay khoe kiến thức, “nhắc đến” đủ cả Marx, cả v.v..!!!

Chỉ cần một sự thông minh bình thường, một sự can đảm vừa đủ và chịu khó quan sát thì sẽ thấy Hồ chí Minh chính là một thứ Staline ở Việt Nam. Cái trò khóc trong “sai lầm” của cải cách ruộng đất rồi tự “giáng chức” của mình chẳng khác nào kiểu Tào Tháo tự cắt râu để trừng phạt việc để ngựa dẫm vào lúa của dân. Cả cái bộ xậu chóp bu của cộng đảng khi đứng trước Hồ chí Minh đều ngoan như cừu non trước sói dữ. Có hai người duy nhất là Hồ chí Minh không gọi bằng chú và xưng là bác, đó là ông già Tôn đức Thắng, lớn hơn Hồ chí Minh hai tuổi và người thứ hai là Lý Ban, ủy viên dự khuyết trung ương của đảng cộng sản Việt Nam nhưng lại là ủy viên trung ương chính thức của Trung cộng. Vì thực chất Lý Ban là phái viên của Mao bên cạnh Hồ. Cho nên Hồ chí Minh gọi Lý Ban là tiên sinh. Còn tất cả đều bị gọi là “chú” và tự xưng là “bác” hoặc “bác Hồ”. Với nhân dân thì dù từ đứa trẻ sơ sinh cho tới cụ già bằng tuổi anh cả của mình, Hồ chí Minh đều xưng là bác và ngang ngược đến mức các bài viết công khai đều ký tên là “Bác Hồ” (nếu ai đó cố quên thì hãy xem lại báo Nhân dân lúc Hồ còn sống thử xem, hay là điều này cũng không nên “nhắc đến”?). Khái niệm “Bác” của Hồ chí Minh chính là đồng nghĩa với “Trẫm” hoặc “Cô” của các vua ngày xưa vậy!

Với những người cách mạng chân chính, muốn có sự công bằng ở nông thôn Việt Nam thì “cải cách ruộng đất” là cần thiết và cách thức đã tiến hành cải cách ruộng đất là sai lầm. Nhưng, với Hồ chí Minh thì “cải cách ruộng đất” là cái bánh vẽ còn cách thức tiến hành cải cách ruộng đất là thủ đoạn để củng cố quyền lực cá nhân; hạn chế uy tín và anh hưởng của một số nhân vật cộng sản như Trường Chinh, Hoàng quốc Việt; vùi dập các đảng phái, các tôn giáo, các nhân sỹ trí thức yêu nước khác nhằm vô hiệu hóa quốc hội khóa 1, trấn áp các thành viên chính phủ Liên hiệp không là cộng sản để làm đảo chính nhẹ nhàng chuyển giao quyền lực của một chính quyền liên hiệp đa đảng vào tay cộng sản độc đảng trị.. Và, Hồ chí Minh đã nắm trong tay quyền lực tuyệt đối : chủ tịch đảng cộng, chủ tịch nước, chủ tịch hội đồng quốc phòng và thủ tướng chính phủ !!! Đó là một sự thật cần phải “nhắc đến”. Cho nên nếu quả thực Hồ chí Minh thực tâm nhận thâý cách thức tiến hành cải cách ruộng đất sai lầm thì chẳng cần chảy nước mắt cá sấu và tự cách chức (mà vẫn cứ là nhân vật số 1 tuyệt đối, vì Hồ không làm chủ tịch đảng cộng, lùi xuống làm tổng bí thư đảng cộng, nhưng có ai khác ngồi vào cái ghế chủ tịch đảng cộng đâu; Hồ vẫn là chủ tịch nước, chủ tịch hội đồng quốc phòng và thủ tướng chính phủ). Mà, cùng với việc sửa sai ở nông thôn cũng như hạ chức một số nhân vật như Trường Chinh (thôi chức tổng bí thư đảng cộng nhưng vẫn là ủy viên bộ chính trị và chủ tịch quốc hội); Hoàng quốc Việt (từ dự khuyết bộ chính trị xuống ủy viên trung ương đảng cộng); Hồ viết Thắng (thôi là ủy viên trung ương đảng cộng); Nguyễn đức Tâm (thôi là ủy viên dự khuyết trung ương) v.v... thì phải chí ít cũng giữ nguyên chức cho các vị đã có công phát hiện ra sai lầm trong tiến hành cải cách ruộng đất như bộ trưởng tư pháp Vũ đình Hòe; luật sư Nguyễn Mạnh Tường, chủ tịch hội luật gia, ủy viên trung ương Mặt trận Liên Việt; thứ trưởng bộ Văn hóa Đỗ đức Dục và v.v... chứ có đâu lại thải hồi luật sư Nguyễn mạnh Tường, cất chức thứ trưởng của ông Đỗ đức Dục, xóa bỏ bộ tư pháp và huyền chức bộ trưởng của ông Vũ đình Hòe, cũng như ra lệnh không cho các đảng Dân chủ và Xã hội được kết nạp đảng viên mới. Đã thế lại còn thành lập một chi bộ cộng sản ngay trong lòng các đảng Dân chủ và Xã hội để lãnh đạo... “đảng bạn”!!! Trong khi đó Hoàng quốc Việt giữ chức chủ tịch Tổng công đoàn kiêm chủ tịch Mặt trận Liên Việt; Hồ viết Thắng sau đó giữ chức bộ trưởng bộ lương thực và thực phẩm (thay Ngô minh Loan) rồi lại sang làm bí thư đảng đoàn của ủy ban Khoa học và Kỹ thuật; còn Nguyễn đức Tâm từ chức tổng cục trưởng tổng cục thống kê chuyển ra lên chức bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh để đến khóa 6 cộng đảng leo lên ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư, phụ trách trưởng ban tổ chức trung ương (giữ cái ghế của Lê đức Thọ) và nay già khọm mà vẫn được là cố vấn cho ban chấp hành đảng cộng nữa kia. Đây cũng là một sự thật rành rành dù mù mà không điếc thì cũng nghe loa phát thanh ông ổng cả ngày hay điếc mà không mù thì sách báo nào cũng nói đến, viết đến những điều đó. Vậy có nên “nhắc đến” không, hay vì Hồ chết không thể tự bào chữa thì nên quên đi cho có vẻ công bằng và quân... tử ?(!)

Hồ chí Minh là kẻ đem mầm bệnh AIDS cộng sản vào Việt Nam. Cũng chính Hồ chí Minh là kẻ nghĩ ra và tổ chức cuộc đảo chính của cộng đảng lật đổ chính phủ Liên hiệp, vô hiệu hóa quốc hội khóa 1, phản bội lại nguyện vọng của toàn dân Việt Nam, phản bội các đảng phái quốc gia, các tổ chức tôn giáo, các nhân sỹ trí thức yêu nước để tiếm quyền thống trị ở Việt Nam, dựng nên một mô hình chính quyền độc tài toàn chế, hiếu chiến, khát máu mà lịch sử Việt Nam chưa từng có.

     

Khi Hồ chết, đã để lại cẩm nang cai trị độc tài cho hai anh chàng họ Lê. Đó là Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hai người này đều do Hồ chí Minh “giới thiệu”, Lê Duẩn thì giữ ghế bí thư thứ nhất đảng cộng hộ Hồ vì Hồ “quá bận” nên trở lại làm chủ tịch đảng; còn Lê đức Thọ thì từ cái ghế phó ban tổ chức trung ương (dưới Lê văn Lương, là người thân cận của nhóm Trương Chinh, Hoàng quốc Việt) nhảy lên ghế trưởng ban tổ chức trung ương, làm xếp của Lê văn Lương; chẳng qua bầu bán gì. Đã thế Lê Duẩn lại còn được Hồ chỉ định giữ thêm ghế bí thư quân ủy trung ương với hai phó bí thư là Võ nguyên Giáp và Nguyễn chí Thanh, nghĩa là Võ nnguyên Giáp “tự dưng” từ ghế bí thư quân ủy tụt xuống phó bí thư cho ngang với Nguyễn chí Thanh, tuy rằng vẫn còn là bộ trưởng quốc phòng và đại tướng tổng tư lệnh. Cho nên ai đó không muốn “nhắc đến” sự thật trên mới ngộ nhận cho rằng Hồ ưu ái định đưa Võ nguyên Giáp lên ghế tổng bí thư cộng đảng vì thấy Võ nguyên Giáp có uy tín lớn, đã thay mặt đảng trấn an được lòng dân sau “sai lầm” của cải cách ruộng đất. Sự thực là vì thấy Võ nguyên Giáp có uy tín cao nên Hồ chí Minh mới để Lê Duẩn vào ghế bí thư thứ nhất và cho chiếm luôn ghế bí thư quân ủy của Võ nguyên Giáp. Đưa Võ nguyên Giáp ra thay mặt đảng xin lỗi về “sai lầm” cải cách ruộng đất là Hồ chí Minh muốn kiểm tra lại mức độ uy tín của Võ nguyên Giáp với nhân dân như thế nào để quyết định có lợi nhất cho sự độc tài của bản thân. Lê Duẩn được Hồ chí Minh lựa chọn vì : 
-1) bản thân Lê Duẩn không có uy tín lớn trong đảng cộng như Trường Chinh, Lê văn Lương, Hoàng quốc Việt, nhất là chẳng có tí công lao nào trong cái gọi là cách mạng tháng tám (vì Lê Duẩn lúc đó vẫn còn bị tù ở Côn đảo);
- 2) ngay từ dưới thời Nguyễn văn Cừ làm tổng bí thư cộng đảng thì trong báo nội bộ, Lê Duẩn là người đầu tiên đã viết bài ca ngợi Hồ chí Minh, trước cả Trường Chinh, Võ nguyên Giáp và nhà thơ “ống đu đủ” Tố Hữu.

Đặt Lê Duẩn vào chức vụ quan trọng nhất của đảng và của quân ủy, Hồ chí Minh biết rằng Lê Duẩn thiếu chân rết làm chỗ dựa, vì thế đã đưa Lê đức Thọ vào ghế trưởng ban tổ chức trung ương để tạo dựng vây cánh cho Lê Duẩn. Bởi vì Lê đức Thọ là người có công “phát hiện” ra Lê Duẩn bị xếp bất hợp lý ở chức trưởng phòng dân quân Nam bộ, đã giới thiệu và ủng hộ Lê Duẩn vào ghế bí thư trung ương cục miền Nam. Về tình cảm thì còn đi xa hơn nữa. Đó là nữ “thư ký riêng” của Lê đức Thọ được giới thiệu sang làm thư ký cho Lê Duẩn và sau đó thành bà vợ hai của Lê Duẩn. Còn cô gái miền Nam xinh đẹp được tổ chức giới thiệu làm thư ký cho Lê Duẩn thì Lê đức Thọ nhận về “đào tạo lại” và lấy làm vợ hai của mình. Cả hai đều “đạo đức cách mạng sáng ngời”, đều nói thì “giải phóng phụ nữ, một vợ một chồng” nhưng bản thân lại theo chế độ đa thê, nghĩa là nói một đằng làm một nẻo hệt như Hồ chí Minh vậy. Đây cũng là một sự thật rành rành, rất nên “nhắc đến”.

Vị viết sách “khuyên” rằng không nên “nhắc đến” người đã chết lại còn tài đến mức đoán được ý nghĩ của Hồ trong thâm cung cân nhắc, nặng về phía Lê Duẩn hơn Võ nguyên Giáp vì tuy rất yêu Võ nguyên Giáp nhưng Lê Duẩn lại có “thâm niên” ở tù ! Nếu quả là có sự lựa chọn mà tiêu chuẩn phải ỡ tù nhiều năm và được Hồ yêu thì tại sao không lựa Phạm văn Đồng ? Ai cũng biết Phạm văn Đồng ở đủ các nhà tù, kể cả Côn đảo, lâu không kém gì Lê Duẩn, lại còn bị lao teo một bên phổi (hơn Lê Duẩn rồi đấy), lại cũng là ủy viên bộ chính trị, lại là phó của Hồ trong cái ghế phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, lại là người đi theo Hồ suốt nhiều năm tháng khi Hồ bôn ba bên Tàu (hơn cả Lê Duẩn và Võ nguyên Giáp) và được Hồ yêu “công khai” đến mức ai đã ở Bắc Việt Nam từ 1954-1969 đều biết.

Dám nhìn thẳng vào cuộc đời hoạt động của Hồ chí Minh sẽ thấy rằng Hồ bao giờ cũng nghĩ và làm thế nào để đưa lợi ích cho bản thân trước hết, hoàn toàn gạt chuyện tình cảm ra ngoài. Một thí dụ rõ nhất là việc Hồ chỉ điểm cho thực dân Pháp bắt cụ Phan bội Châu. Hồ đã tạo ra nhóm Lê Duẩn, Lê đức Thọ chính là để quân bình với lực lượng Trường Chinh, Lê văn Lương, Hoàng quốc Việt trong đảng và với Võ nguyên Giáp trong quân đội. Hai phe tự kiềm chế nhau khiến Hồ xử dụng cả hai phe lúc hơi “tả”, lúc hơi “hữu” để giữ yên cái ghế độc tài của Hồ, né mọi toan tính của cả Kremlin lẫn Bắc-kinh làm ảnh hưởng đến quyền lực của Hồ.

Từ khi được Hồ chí Minh cất nhắc, hai anh chàng họ Lê ra sức củng cố lực lượng, cả trong Nam, cả ngoài Bắc. Quân đội, công an và cơ quan tuyên huấn được quan tâm đến nhiều và trước nhất. Mua chuộc một số chân tay của Trường Chinh như Tố Hữu, Hoàng Tùng. Hoán chỗ một số khác như chuyển thiếu tướng Ngô minh Loan, đang là thứ trưởng bộ công an, sang bộ công nghiệp nhẹ; đưa tướng Trần Độ (nguyên là bảo vệ của Trường Chinh) vào Nam; đưa trung tướng Trần tử Bình sang làm đại sứ tại Tàu cộng, thiếu tướng Thiết Hùng sang làm đại sứ Bắc Cao-ly. Các tướng Vương thừa Vũ, Trần quý Hai cho ngồi chơi xơi nước; trung tướng Đặng kim Giang cho vào tù; quản thúc trung tướng Nguyễn văn Vịnh trong tòa biệt thự ở đường Cao bá Quát (Hà-nội) v.v... Các đệ tử ruột của Võ nguyên Giáp cũng bị cho đi Nam như trung tướng Hoàng văn Thái, các thiếu tướng Lê trọng Tấn, Vũ Lăng v.v... Lôi kéo được nhóm như thượng tướng tổng tham mưu trưởng Văn tiến Dũng; trung tướng Song Hào (chủ nhiệm tổng cục chính trị sau Nguyễn chí Thanh); thiếu tướng Lê hiến Mai, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị; Phùng thế Tài, tổng tham mưu phó kiêm tư lệnh phòng không không quân và v.v... Dùng Trần hữu Dực, ủy viên trung ương đảng làm phó thủ tướng kiêm trưởng ban nội chính để kèm Trần quốc Hoàn là bộ trưởng công an, ủy viên dự khuyết bộ chính trị. Đỗ Mười được nâng lên ghế phó thủ tướng, còn cái ghế bộ trưởng nội thương được trao cho cháu rể Lê đức Thọ là Nguyễn thanh Bình (sau sang nắm bộ thủy lợi). Tướng Đinh đức Thiện, em ruột của Lê đức Thọ, được trao ghế chủ nhiệm tổng cục hậu cần. Khu tự trị Việt Bắc tuy trong tay các đàn em của Trường Chinh là thượng tướng Chu văn Tấn và thiếu tướng Bằng Giang, nhưng trái tim của khu tự trị Việt Bắc là khu gang thép Thái Nguyên lại do tướng Đinh đức Thiện làm bí thư đảng ủy ! Tuy chỉ đeo lon đại tá, nhưng Phạm Hùng được đưa vào bộ chính trị và ngồi bên cả đại tướng Võ nguyên Giáp, đồng thời giữ ghế phó thủ tướng phụ trách tài mậu (tài chính và mậu dịch). Quảng Ninh là một tỉnh biên giới với Trung cộng, lại là vùng than đá, mảnh đất tập trung của “giai cấp công nhân” đột nhiên được đón nhận một cán bộ miền Nam tập kết còn nằm trong ẩn số là Nguyễn thọ Chân ra làm bí thư tỉnh ủy, thay cho Hoàng Chính, một đệ tử ruột của Trường Chinh, bị kéo về trung ương ngồi đánh... cờ tướng cả ngày. Sau đó Nguyễn thọ Chân được đưa qua Nga-xô làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì tay đao phủ của cải cách ruộng đất, đã bỏ Trường Chinh thờ hai chàng họ Lê, là Nguyễn đức Tâm, được cho giữ chức bí thư tỉnh ủy !

Cái mầm độc tài Hồ chí Minh bén rễ, nảy cành; cái mầm bệnh Aids cộng sản do Hồ chí Minh lây truyền, đã làm mất khả năng đề kháng trên mọi bình diện, những gì là truyền thống Việt Nam, được bắt đầu và phát triển như sơ lược tóm tắt ở trên. Đấy là những sự thật rành rành mà ai cũng có thể đọc được trong các sách báo của cộng sản ở Việt Nam “sản xuất”, chắc chắn là đã có tô hồng và bóp méo rồi đấy. Nếu nghe theo “nhà cách mạng cơ hội” mà không “nhắc đến” thì chẳng cứ lứa tuổi thanh niên của người Việt Nam ở hải ngoại mà ngay cả ở trong nước cũng sẽ chẳng biết đến những sự thật đã là nguyên nhân khiến Việt Nam nghèo khổ như ngày nay và v.v... Không “nhắc đến” những sự thật đó, có lợi cho ai, có hại cho ai ? Mọi người có thể thấy rõ diện mạo của cái vị tự phong đủ mọi thứ cho mình.

Tổ tiên chúng ta đã dạy phải “ôn cố tri tân”. Nếu bỏ quên những bài học lịch sử mà không “nhắc đến” thì chắc chắn thế hệ thứ ba của người Việt Nam chúng ta hiện nay và cả thế hệ thứ tư nữa, cũng sẽ lại tiếp tục rơi vào tay các loại cạm bẫy của cộng sản, chỉ vì đi theo tấm bảng chỉ đường của các loại cò mồi, cơ hội, hoạt đầu chính trị đang ra sức vo ve như ruồi nhặng, trước bộ xương gầy còm cõi của Việt Nam, đang bị tụi mại bản đỏ Đỗ Mười - Lê đức Anh - Võ văn Kiệt câu kết với các ngoại bang xanh, đỏ để bòn tỉa và hút máu.

CÓ CHẾT NHƯNG KHÔNG BÍ ẨN

Đảng cộng sản Việt nam vẽ ra cho mình mấy ngày thành lập. Lúc thì ngày 6-1, lúc thì ngày 3-2.

Hồ chí Minh vẽ ra mấy di chúc để tiện dùng cho các đệ tử, tùy thời, tùy lúc.

Bộ chính trị cộng sản vẽ cho Hồ mấy ngày chết. Lúc thì ngày 3-9, bây giờ lại là ngày 2-9. Và v.v..., hàng vạn thứ vẽ !!!

Cộng sản là thế đấy. Cái gì cũng mập mờ và bí ẩn. Nhưng thực ra thì tất cả đều tào lao, cũng như cái chết của các tướng Hoàng văn Thái, Lê trọng Tấn, Đinh đức Thiện và Phan Bình vậy.


Đại tướng Hoàng văn Thái là sui gia với đại tướng Võ nguyên Giáp. Quen biết nhau từ khi Võ nguyên Giáp được Hồ chí Minh giới thiệu vào học ở trường quân sự Hoàng Phố (bên tàu) và cho đến ngày Võ nguyên Giáp được trao quyền tư lệnh quân đội thì chính đại tướng Võ nguyên Giáp đã lựa chọn và giới thiệu với Hồ chí Minh để cho Hoàng văn Thái giữ chức tổng tham mưu trưởng. Lúc đó vì cần có sự thống nhất và đoàn kết trong bộ tư lệnh và tham mưu nên Hồ chí Minh chấp nhận để hiệu quả đánh đấm của quân lính được cao nhất. Xung quanh tướng Giáp lúc đó, ngoài Hoàng văn Thái, giữ ghế tổng tham mưu trưởng, còn có các cấp tá xuất thân học sinh, sinh viên như Đỗ đức Kiên, Lê minh Nghĩa, Vũ Lăng, Lê trọng Nghĩa v.v... các tướng thao lược như Thiết Hùng, Vương thừa Vũ v.v... và cả cục trưởng cục tác chiến Trần văn Quang rất cần cù, tận tuỵ (người dính đến báo cáo về tù nhân Mỹ ở Việt Nam sau 1975).

Sau chiền thắng quân lính thực dân Pháp 1954 ở Điện-biên phủ, tiếng tăm của Võ nguyên Giáp lừng lẫy cả ở trong và ngoài Việt Nam. Cho nên Hồ chí Minh đã nghĩ đến việc khống chế viên đại tướng tổng tư lệnh, có tầm thước của Napoléon và cũng rất “mê” Napoléon này, bằng cách tỉa chân tay. Vì thế, ngay 1957, chẳng có lỗi lầm gì mà Hoàng văn Thái (lúc đó là trung tướng) bị giáng chức từ tổng tham mưu trưởng xuống tổng tham mưu phó và Văn tiến Dũng đang là đại đoàn trưởng đại đoàn đồng bằng được đặt lên ghế tổng tham mưu trưởng, đeo lon thượng tướng. Vợ Văn tiến Dũng là Đặng thị Kỳ được ngồi ở ban tổ chức trung ương, dưới trướng Lê đức Thọ.

Những việc công khai đều được đăng trong tiểu sử của Hoàng văn Thái, ngày bị chết, ở hầu hết các báo hàng ngày của cộng sản Việt Nam. Còn những điều riêng tư thì chỉ số ít có dịp “quan sát” mới thấy. Đó là Hoàng văn Thái chẳng hề có tinh thần cởi mở hoặc vì dân, vì nước chút nào. Mà tất cả đều vì cái ghế ngồi của bản thân. Từ sự ngậm miệng ăn tiền, luôn luôn ngoan ngoãn theo cái gậy chỉ huy của cấp trên cho đến quan tâm cả đến những gì mà cấp trên thích thú. Thí dụ : thời gian vào Nam chỉ huy quân lính, Hoàng văn Thái được nghe phổ biến về sự “thống nhất đặc biệt” của ba nước Đông dương cả chính trị, quân sự lẫn kinh tế v.v... Nào là trại bò giống ở Ba Vì (Hà-tây) có nhiệm vụ cung cấp tinh trùng viên để cải tạo toàn thể đàn bò của Việt-Miên-Lào; nào là hết bí thư trung ương đảng cộng Hoành Anh rồi lại ủy viên trung ương đảng cộng Võ thúc Đồng thay nhau lãnh đạo ủy ban nông nghiệp trung ương cùng với bộ trưởng đặc trách kỹ thuật nông nghiệp Nghiêm xuân Yêm và Viện trưởng khoa học nông nghiệp Bùi huy Đáp, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch trông ngô ở cao nguyên Bô-lô-ven (cứ làm như đấy là đất của cộng sản Việt Nam) v.v... Cả bộ xậu trong bộ chính trị cộng đảng cho đến các nhân vật nòng cốt từ miền Nam ra họp đều thi nhau đi thăm trại bò giống. Hoàng văn Thái cũng thế, có thể cưỡi trực thăng lên Ba-vì, cả ngày âu yếm ngắm những con bò đực nặng gần một tấn, được ăn ở sung sướng gấp ngàn lần cán bộ công nhân viên của trại. Thế nhưng lại không thể có một phút nào rảnh rỗi để thăm hỏi những thương bệnh binh từ Nam chuyển tải ra, mặc dù xương máu của những người đó đã đánh bóng những ngôi sao cấp tướng của Hoàng văn Thái. Cũng giống Võ nguyên Giáp, lúc nào cũng bộ đồ cấp tướng màu cỏ úa sẫm, nếp là thẳng tắp, giày da đen bóng đến có thể soi gương, bộ mặt phì nộn trông hoàn toàn xa lạ với mặt xanh bủng, gầy ốm của binh lính dưới quyền. Hoàng văn Thái có biệt tài là, khác với tướng lãnh khác, không hề lúc hứng chí “làm thơ” hoặc bàn về “văn học nghệ thuật” (như kiểu đại tá Đặng Tính). Hoàng văn Thái chỉ chuyên tâm về quân sự mà nếu có nói và viết thì cũng là những điều cấp trên đã bàn đến như thế, như thế v.v... Chưa bao giờ Hoàng văn Thái dám thắc mắc về những “bão táùp” xảy ra trên đất nước, như tướng Vương thừa Vũ thắc mắc về cách thức tiến hành cải cách ruộng đất; như tướng Đặng kim Giang về vấn đề dân chủ; như trung tướng Nguyễn văn Vịnh về chính sách ở miền Nam hoặc như tướng Tô Ký về việc hành quyết một số tân binh gọi là “vô kỷ luật” v.v... Lúc nào cũng âm thầm, không chơi trội. Đó là đặc tính của Hoàng văn Thái cũng như một đặc tính nữa là rất “cảnh giác cách mạng” cũng như tuy to béo nặng nề mà lại nhanh hơn chuột lắt. Như trong bữa tiệc chiêu đãi cầu thủ bóng đá của các nước Việt Nam (phía Bắc), Bắc Cao-ly và Tàu cộng ở cửa hàng du lịch ở Hà-nội (nhà hàng Ritz cũ ở góc Hàng Khay - Bà Triệu), Hoàng văn Thái chủ trì buổi chiêu đãi với tư cách chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao trung ương. Tiệc đang rôm rả đột nhiên mất điện. Đèn chỉ bị tắt trong khoảng... hai phút thì sáng trở lại. Ấy thế mà khi đèn sáng lại, tất cả đều ngồi yên tại chỗ, kể cả các đại tá Nguyễn văn Quặn, phó chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao trung ương; đại tá Lê Hiền, tư lệnh đơn vị bảo vệ Hà-nội kiêm giám đốc Sở thể dục thể thao Hà-nội và trung tá Ngô Luân, tổng thư ký ủy ban thể dục thể thao trung ương, còn chỗ Hoàng văn Thái thì... bỏ trống. Mọi người ngạc nhiên trước sự biến mất của Hoàng văn Thái thì, bỗng thấy cái thân hình đẫy đà đó, đang núp từ xó cửa cuối phòng ăn, đi ra. Vẫn đường bệ và mặt không hề... biến sắc. Đúng là tướng có khác !

Ngoan ngoãn, an phận, ngậm miệng ăn tiền, cuối cùng thì Hoàng văn Thái cũng bò lên được tước hiệu đại tướng. Nhưng ngoan mà chẳng khôn nên Hoàng văn Thái vào lúc có thể ngồi vào cái ghế bộ trưởng quốc phòng của cộng sản thì lăn quay ra chết - mà theo thân nhân thì là bị mưu sát. Chẳng công bố thì ai cũng biết có bàn tay của Lê đức Thọ và Văn tiến Dũng. Thực ra Hoàng văn Thái chẳng phải là cái gai lớn hoặc ở tầm vóc để nhóm Lê đức Thọ lo ngại. mà vì “cảnh giác cách mạng”, đã gạt Võ nguyên Giáp khỏi chức bộ trưởng quốc phòng, lẽ nào lại để sui gia của tướng Giáp nắm được chức vụ cốt lõi của quân lính, cái bệ của quyền lực. Tốt nhất là cho đi theo họ Hồ để hầu hạ Marx và Lénine.

Đại tướng Lê trọng Tấn cũng vậy. Xuất thân từ thiếu sinh quân (enfant de troupe) của Pháp và đeo lon đội của lính thực dân Pháp ở Việt Nam, Lê trọng Tấn đã đi theo quân đội của chính phủ Liên hiệp kháng Pháp. Khi Hồ chí Minh làm đảo chính để cướp quyền của chính phủ Liên hiệp thì quân đội cách mạng Việt Nam bị biến thành công cụ chuyên chính của cộng sản, trong đó Lê trọng Tấn cũng như mọi người lính khác, trở thành công cụ của Hồ chí Minh và các kẻ kế nghiệp. Có giòng máu lính trong người, Lê trọng Tấn chỉ biết tuân theo thứ bực quân giai. Lê trọng Tấn là một người lính chuyên nghiệp, một thứ thiên lôi, chỉ đâu đánh đấy. Niềm vui lớn lao là được chém giết và được cấp trên khen ngợi. Tất nhiên cũng là đảng viên cộng đảng, nhưng Lê trọng Tấn là mẫu “chuyên” chứ không “hồng”. Khác với cả Võ nguyên Giáp lẫn Hoàng văn Thái, không béo tốt, trắng trẻo của lính văn phòng, Lê trọng tấn trông khắc khổ, rắn rỏi, đúng là mẫu lính đánh đấm ngoài chiến trường. Đúng là một mẫu người máy... không tim. Một thí dụ : sau khi theo tinh thần hiệp định Genève 1954 về Việt Nam, tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh được tạm quyền quản lý phía Bắc Việt Nam cho đến vĩ tuyến 17. Trong vùng của Hồ chí Minh kiểm soát, tai họa bi đát giáng xuống đầu người dân Việt Nam. Nào sóng thần ở Đồ Sơn cuốn cả xã ra biển. Nào vỡ đê Mai Lâm. Nào dịch rầy nâu, Nào bão. Nào hạn hán kéo dài. Nào dịch cúm, dịch sốt xuất huyết. nào dịch trâu bò lở mồm, long móng v.v... Cùng với những tai họa đó là những dịch “cách mạng” đủ kiểu của tập đoàn Hồ chí Minh nặn ra. Thôn quê, thành thị tiêu điều. Nhà tù mới mọc lên như nấm. Nhiều người bị tù mà chẳng được biết phạm tội gì với dân, với nước. Trong số đó có anh ruột của Lê trọng Tấn . Khi chị dâu và các cháu đến năn nỉ Lê trọng Tấn - lúc đó là một thiếu tướng cộng sản sáng giá - để can thiệp cho biết anh của Lê trọng Tấn đi tù vì tội gì và phải tù bao lâu thì được Lê trọng Tấn thản nhiên trả lời, đại ý :”Cách mạng đã bắt thì chắc chắn phải có tội. Còn được tù bao lâu là tùy thái độ học tập cải tạo ra sao, có thấy tội lỗi với “Đảng”, với “Bác” không, có ăn năn gột bỏ tội lỗi không, có đầu hàng giai cấp công nhân không và có chịu tiếp thu tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân không ?” Lê trọng Tấn là như thế đó và người anh ruột của Lê trọng Tấn đành nằm ở hết các trại tù Suối Hai cho đến Ấm Thượng để “ăn năn, gột bỏ tội lỗi” mà chẳng biết là tội gì, cho nên bị tù “không tội” ngót 10 năm trời. Với anh ruột còn như vậy nên tất nhiên xương máu lính dưới quyền chỉ là người dưng, nước lã thì còn có nghĩa lý gì. Lê trọng Tấn chỉ thích có chiến tranh để được... đánh nhau, dù là loại chiến tranh gì đi nữa.

Được thực dân Pháp đào tạo từ nhỏ trong kỷ luật lính... thực dân; được cộng sản truyền cho máu sát nhân; được qua Nga-xô học tập thêm về kiến thức chiến tranh hiện đại, Lê trọng Tấn là một mẫu lý tưởng của tướng cộng sản. Sau khi hoàn thành cuộc vũ trang xâm lược miền Nam Việt Nam và áp đặt thể chế chính trị cộng sản lên cả nước Việt Nam, theo lệnh của Kremlin, Lê trọng Tấn được cử sang Nga-xô báo cáo về diễn biến và kết quả của cái gọi là “chiến dịch Hồ chí Minh”. Báo cáo của Lê trọng Tấn được các quan chức ở Kremlin đánh giá rất cao cũng như họ nhìn nhận tài năng quân sự của Lê trọng Tấn. Đấy chính là cái mầm chết mờ ám của Lê trọng Tấn sau này, mặc dù Lê trọng Tấn được gắn lon đại tướng và chút xíu nữa thì ngồi ghế bộ trưởng quốc phòng của cộng sản Việt Nam, nếu không... chết ngang xương !!!

Sau khi Lê trọng Tấn chết được vài tháng thì đến lượt trung tướng Đinh đức Thiện, ủy viên trung ương đảng cộng, chủ nhiệm tổng cục hậu cần, phó tổng tham mưu trưởng kiêm bộ trưởng dầu khí cũng lăn quay ra chết.

Đinh đức Thiện tên họ thật là Phan đình Dinh, em ruột của Lê đức Thọ (Phan đình Khải) và là anh ruột của Mai chí Thọ (Phan đình Đống). Dư luận hành lang đồn rằng chính Đinh đức Thiện đã nắm giữ một số tù binh Mỹ để phục vụ trong công tác nghiên cứu về hậu cần cho binh lính cộng sản Việt nam.

Anh em nhà Lê đức Thọ, Đinh đức Thiện và Mai chí Thọ là điển hình của cộng sản Việt Nam về gia đình trị như kiểu anh em nhà Fidel Castro ở Cuba; cha con nhà Kim nhật Thành ở Bắc Cao-ly hay vợ chồng, con cái Lâm Bưu của Tàu cộng.

Lê đức Thọ nắm trong tay các chức vụ : ủy viên bộ chính trị kiêm ủy viên ban bí thư cộng đảng, ủy viên quân ủy trung ương, ủy viên hội đồng quốc phòng, trưởng ban tổ chức trung ương, phụ trách luôn cả về an ninh, tình báo. Là loại hoạt đầu chính trị vừa tàn bạo vừa tham quyền, không thủ đoạn nào mà không dám làm; tính tình điềm đạm. Hai con mắt sắc lạnh lùng và cười với hàm răng xin xít, những cái răng to như răng ngựa. Có lẽ Lê đức Thọ chỉ thực sự “sợ” có hai người là Hồ chí Minh và bà vợ hai xinh đẹp của Lê đức Thọ. Khi bà vợ hai này đẻ nằm ở bệnh viện C (Hà-nội), dù bận trăm công nghìn việc, Lê đức Thọ vẫn đều đặn ngày hai buổi vào bệnh viện thăm vợ, săn sóc trong hai bữa ăn chính.

Mai chí Thọ là em út trong gia đình Lê đức Thọ, được lôi từ cái ghế bí thư khu ủy khu 8 về lãnh đạo ngành công an ở khu vực miền Nam cùng với Lâm văn Thê, sau này ở phía Bắc bổ xung thêm Nguyễn công Tài. Mai chí Thọ trông tốt tướng hơn Lê đức Thọ và cuộc đời tình ái cũng rất hoang đàng, bắt bồ phần lớn trong giới nghệ sỹ cả kim cả cổ, tuy chính thức chỉ một vợ chứ không đa thê như Lê đức Thọ.

Tướng Đinh đức Thiện thì khác cả anh là Lê đức Thọ và em là Mai chí Thọ. Đây là viên tướng chửi tục, nói nhảm nhất trong binh lính của Hồ chí Minh. Nếu Lê đức Thọ và Mai chí Thọ có tác phong quan cách như mẫu Võ nguyên Giáp, ăn nói bay bướm văn vẻ bao nhiêu, thì ngược lại, Đinh đức Thiện thô lỗ, cục cằn; về ăn mặc, đi đứng thì đúng là mẫu của viên đại tướng Nguyễn chí Thanh, nghĩa là giản dị xuề xòa. Đinh đức Thiện bắt chước tướng Nguyễn chí Thanh cả thói quen giải quyết công việc, tính xục xạo xuống từng đơn vị. Như có lần tướng Đinh đức Thiện đi kiểm tra đột ngột một số binh trạm, kho tàng ở vùng Quảng Trị,đến một binh trạm thì viên thương úy phụ trách binh trạm đi sang một đơn vị nữ thanh niên xung phong chơi, ở nhà chỉ có một thượng sỹ trực. Đinh đức Thiện hỏi tình hình và viên thượng sỹ báo cáo rành mạch các số liệu của binh trạm. Vừa lúc đó viên thượng úy đi chơi về. Đinh đức Thiện đã nhân danh tổng tham mưu phó lột lon của viên thượng úy gắn cho viên thượng sỹ - nhảy một lúc bốn cấp -, và lấy lon của viên thượng sỹ gắn cho viên thượng úy - giáng bốn cấp. Câu chuyện này được truyền nhanh như điện vào suốt các binh trạm hậu cần từ Bắc đến Nam, đã khiến các hạ sỹ quan cố gắng nắm vững tình hình binh trạm, hy vọng có ngày gặp Đinh đức Thiện để nhảy cấp. Còn các chỉ huy binh trạm thì ít ai dám rời binh trạm, tất cả đều sợ viên tướng mắt ốc nhồi râu quai nón này.

Vận dụng “tư tưởng Hồ chí Minh” - đương nhiên được Hồ cho phép - tướng Đinh đức Thiện đã có “sáng kiến” cất dấu vũ khí, xăng dầu, quân nhu v.v... vào đền chùa, nhà thờ, bệnh viện, trường học, khu chung cư của nhân dân. Như thế, nếu Mỹ tiến công vào đó thì dân sẽ bị chết theo và phía cộng sản Hà-nội tha hồ tố cáo Mỹ ném bom bắn phá giết hại dân lành, trẻ em; phá hoại bệnh viện, trường học đền chùa, nhà thờ v.v... Thí dụ như vụ ném bom vào bệnh viện Bạch Mai, vào trường mẫu giáo ở Trạm Chôi (Hà-nội) v.v... vì thật ra những chỗ đó đã được Đinh đức Thiện để lẫn vũ khí, quân nhu. Bệnh viện Bạch Mai bị sập một bộ phận, nhiều người bị chết, trong đó có chị ruột của giáo sư khoa sử trường đại học tổng hợp Hà-nội, là Trần quốc Vượng, một bồi bút hoạt đầu của cộng sản, đã bị Dương thu Hương chửi khéo trong “Anh hùng tỉnh lẻ”. Còn ở trường mẫu giáo ở Trạm Chôi thì cả các cháu bé lẫn cô dạy trẻ, lẫn mẹ các cháu đi thăm con sơ tán bị chết gần hai chục mạng, trong đó có em nhỏ vẫn hát trên đài (ở phiá Bắc trước 1975) bài :

“Bé bé bằng bông
Hai má hồng hồng
Bé đi sơ tán
Bế em đi cùng...”

Phóng viên nước ngoài đã đến quay phim, chụp ảnh những nơi đó và cả trong và ngoài nước Việt Nam đều chửi Mỹ, nhưng người ta đã quên chửi tướng Đinh đức Thiện và các cấp lãnh đạo của hắn.

Đinh đức Thiện là viên tướng ít về thăm vợ con. Những người không biết chuyện thì khen tướng Thiện mẫn cán, lo việc quân quên việc nhà. Sự thật không phải vậy. Nguyên nhân là do tính thô bạo, cục cằn nên có lần Đinh đức Thiện đã đánh đứa con trai duy nhất của mình đến mức bị mù một mắt, điếc một bên tai và trở thành điên điên, khùng khùng. Từ đó Đinh đức Thiện rất hãn hữu mới về nhà vì không dám nhìn đứa con tàn phế do chính mình gây ra.

Thô bạo, cục cằn nhưng Đinh đức Thiện cũng rất ma giáo và biết lợi dụng người khác khá tài tình. Thí dụ, sau 30-4-75, chính Đinh đức Thiện đã biết gọi tiến sỹ Nguyễn văn Hảo làm cố vấn kinh tế cho mình. Trong ban cố vấn còn cả Chung đức Mai. Và, tướng Thiện đã bày trò mở lớp nghiên cứu chính trị cho trí thức miền Nam, có khả đủ các khuôn mặt sắc nước của miền Nam cũ, như phó thủ tướng Nguyễn văn Hảo, thẩm phán tối cao pháp viện Trần thúc Linh, chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh, dân biểu Ngô công Đức, Lý quý Chung, Kiều mộng Thu (về sau là nhân tình của Xích Điểu - tức Trần minh Tước, từng là tổng thư ký Hội nhà báo của cộng sản Hà-nội), Chung đức Mai v.v..., làm như trí thức miền Nam sắp có chỗ đứng “khả ái” trong xã hội cộng sản ! Có biết đâu, đó là bài bản đầu tiên mà Đinh đức Thiện biểu diễn để xem những trí thức đó “thức” hay “ngủ”, giữa lúc cộng sản còn chưa hoàn toàn làm chủ được về trị an. Cái lớp học mà một bên học sinh là các trí thức có hạng và “giáo sư” chính là me-xừ Vũ Khiêu, mới học hết cấp hai phổ thông trung học; nguyên là giáo viên tiểu học của trường miền núi Lạng Sơn (trước 1945). Sau 1945 vớ được cái ghế chủ nhiệm Việt Minh của thị xã Lạng Sơn, và đến phong trào Nhân văn - Giai phẩm (sau 1954) nhờ vào làm tà-lọt năng nổ ở cửa Tố Hữu nên được lôi cổ lên cái ghế Viện trưởng Viện mỹ học Marx-Lénine !!! Vậy mà cũng phải thảo luận, viết thu hoạch tự xỉ vả bản thân và xỉ vả lẫn nhau. Một số bản thu hoạch đầy ăn năn hối lỗi (đã chậm chấp nhận thân phận nô lệ cho cộng sản) được trích đăng trên báo Đại đoàn kết (Sài-gòn), như bài của thẩm phán Trần thúc Linh, Kiều mộng Thu, Lý quý Chung. Lớp học kết thúc, Đinh đức Thiện cho ra đời cái Hội trí thức yêu nước mà chủ tịch là vị tiến sỹ quê ở Sa-đéc, viết báo khoe thành phần lý lịch rằng bố đẻ làm nghề quét rác ở chợ thị xã Sa-đéc !!! Ô hô ! Thương hại quá thay cho ông tiến sỹ Lê văn Thới !!!

Đinh đức Thiện nổi tiếng nói tục và ngang bướng (chắc ỷ anh em, họ hàng làm lớn) đến độ có lần cùng đi công tác chung với Tố Hữu, ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư trung ương cộng đảng phụ trách trưởng ban tuyên huấn trung ương, tướng Thiện vẫn chửi lính, nói tục, khiến Tố Hữu quê với thuộc hạ. Tố Hữu lựa lời nói với tướng Thiện :”Bao giờ anh mới bớt nói tục hả anh Thiện ?”. Tướng Thiện cười vào mặt Tố Hữu mà rằng :”Bao giờ anh thôi làm thơ thì tôi bớt nói tục.” Tố Hữu bẻ mặt, đánh bài lờ. Và để chứng minh tính cách độc đáo của mình, khi trở về qua Nam Hà, gặp một cuộc họp báo của tỉnh, tướng Thiện cười khà khà :

- Tụi mày chỉ dám đăng thơ của anh Tố Hữu, còn thơ của tao có báo nào dám đăng không ?

Rồi tướng Thiện đọc luôn :
“Thế gian nhất đẹp là l...
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền.”

Và thấy cái ảnh của lão nghệ sỹ nhiếp ảnh Võ an Ninh chụp các nữ xã viên đang hái chè trên đồi chè Đào Giã (Phú thọ), tướng Thiện đề nghị nên chú thích vào tấm ảnh đó như sau :

“Em đi lên núi hái chè
Gặp thằng bỏ mẹ nó đè em ra
Nó bóp rồi nó lại xoa
Ngoảnh đi ngoảnh lại nó đút cái mả cha nó vào !”

Tất nhiên cả hội nghị cười hề hề, kể cả Lê Điền, bí thư tỉnh ủy Nam-hà, người đang chủ trì cuộc họp báo.

“Nhất khôn là tiền”, quả thật đó là sự mơ ước của tất cả những tụi cộng sản chóp bu từ thời kỳ đó, cho đến sau này là các Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ văn Kiệt v.v... Đương nhiên trong đó có ba anh em nhà Lê đức Thọ, Mai chí Thọ và Đinh đức Thiện.

Thời gian ở Sài-gòn sau 30-4-75, tướng Thiện đã thường xuyên đến tòa biệt thự của ông Đức Âm, ở đường Gia-long để “chiêm ngưỡng” kho tàng đồ cổ ở đó. Và, cuối cùng thì gần như trọn vẹn đồ cổ của nhà Đức Âm, chủ Đại Nam ngân hàng, lọt hết vào tay Đinh đức Thiện !

Mặc thì xuề xòa, nhưng tướng Thiện ăn và chơi lại hết sức xa hoa, đúng kiểu của Hồ chí Minh. Vốn tính thích đi săn, nên tướng ra Thiện ra lệnh cho tổng cục hậu cần cộng quân sản xuất những loại đạn đặc biệt cho khẩu súng săn đặc biệt để đi săn ngỗng trời, vịt trời trên sông Hồng. Tướng Thiện hay đi săn với tướng Phan trọng Tuệ, bộ trưởng giao thông và bưu điện. Nhà riêng trần thiết như cung điện của vua. Ăn thì ngọc dương, yến sào, bào ngư, gan gà thiến; rượu thì uống rượu ngâm nhung, sâm, cắc kè, rắn hổ v.v... hoặc huyết chim sẻ.

Sau cái chết của đại tướng Lê trọng Tấn ít tháng thì tướng Đinh đức Thiện đột ngột lăn ra chết. Tin chính thống thì nói tướng Thiện ngộ nạn khi đi săn. Nghĩa là bị một viên đạn bắn vào đầu. Cách giải thích đó nghe có vẻ hợp lý vì tướng Thiện là người hay đi săn. Nhưng nó không đầy đủ ở chỗ ai bắn tướng Thiện ? Hay tự tướng Thiện bắn vào đầu mình ? Với cây súng săn dài gần hai mét đó sao ?

Ngót nghét bốn chục năm lăn lộn ngoài chiến trường mà không bị thương vì bom đạn, thế mà cuối đời, trung tướng Đinh đức Thiện, bộ trưởng bộ dầu khí kiêm tổng tham mưu phó cộng quân; kiêm chủ nhiệm tổng cục hậu cần công quân; là ủy viên dự khuyết trung ương cộng đảng từ khóa 3 và đến khóa 4 là ủy viên trung ương chính thức trong số 101 ủy viên chính thức của ban chấp hành trung ương cộng đảng, lại chết vì đạn bắn... vịt trời.

Đúng là quả báo nhãn tiền. Bởi cái sự thật mà cộng đảng Việt Nam cố tình che dấu về cái chết của Đinh đức Thiện cuối cùng cũng lộ ra ngoài. Kẻ bắn chết tướng Thiện chính là đứa con trai duy nhất của tướng Thiện. Đứa con bị tướng Thiện đánh mù mắt, hỏng một tai và trở thành khùng khùng đó đột nhiên lên cơn điên, xách khẩu súng săn mà Đinh đức Thiện đang chuẩn bị đi săn vịt trời, bắn vào đầu Đinh đức Thiện, viên tướng thân cận của họ Hồ, cò bề dày tội ác với nhân dân và đất nước Việt Nam. Thiện mà ác nên phải chết thảm khốc như vậy, lẽ trời thật là công bằng.

Trời công bằng đến mức cha con thiếu tướng Phan Bình cũng bị đạn của “đồng chí” mình hạ sát.

Phan Bình là một viên tướng nắm về tình báo quân đội của cộng sản Việt Nam. Nói một cách khác thì Phan Bình dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lê đức Thọ.

Từ sau 1975, Lê đức Thọ càng quan tâm đến quân đội nhiều hơn. Từ việc đưa tên đao phủ tàn sát giáo dân ở Ba làng an là Đồng sỹ Nguyên vào bộ chính trị giữ ghế phó thủ tướng đến việc cho Lê đức Anh thoát ra ẩn số để nay leo lên đến chức chủ tịch nước, Lê đức Thọ lo củng cố bộ máy tình báo quân đội, dùng làm công cụ giám sát Miên, Lào cũng như mở rộng sự hoạt động ra các nước láng giềng, bởi Lê đức Thọ không hoàn toàn tin tưởng vào cơ quan an ninh của ngành công an là nơi còn nặng dấu ấn Trần quốc Hoàn và phe cánh Trường Chinh. Chẳng thế mà vụ tên Tàu Hồng-kông in bạc giả ở Sài-gòn bỏ trốn mà an ninh của ngành công an bất lực. Sau phải nhờ đến tình báo quân đội của Phan Bình và Bạch Vân mới tóm được cổ tên in bạc giả đang trên đường lẩn trốn ở đất Miên.

Cũng sau 1975, các vụ âm mưu binh biến của đại tá Huỳnh văn Nghệ cho đến các vụ lớn nhỏ khác, hầu hết do tình báo quân đội phát hiện cho Lê đức Thọ. Việc Văn tiến Dũng ngồi ghế bộ trưởng quốc phòng để bà vợ Đặng thị Kỳ công khai khánh thành các dịch vụ buôn lậu trong quân đội đã tạo ra một loạt các nhà tư sản quân sự đỏ, cho đến việc “cái bí mật về 16 tấn vàng” mà Nguyễn văn Hảo, phó thủ tướng chính quyền Nguyễn văn Thiệu, khoe là đã giữ lại được cho ngân khố “quốc gia” (của cộng sản) cũng như việc mua bán máy bay của Tổng cục hàng không khiến cho viên tướng giữ ghế Tổng cục trưởng bị bắt giam không thời hạn, cho đến những cái chết của các đại tướng Hoàng văn Thái và Lê trọng Tấn, kể cả cái chết đột ngột của Phạm Hùng lúc đang giữ chức thủ tướng mà trong dân gian đã thắc mắc rằng :

“Nghe tin đồng chí Phạm Hùng
Chết ngã lăn đùng, chưa rõ nguyên nhân”.

Chắc chắn đều có bàn tay của Lê đức Thọ. Như thế có nghĩa là bàn tay Lê đức Thọ đã ra lệnh cho bộ hạ thi hành. Là một tướng tình báo quân đội, dưới quyền trực tiếp của Lê đức Thọ, tướng Phan Bình có thể thi hành lệnh của Lê đức Thọ mà cũng có thể là người biết về những “bí ẩn” đó. Đấy là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cha con tướng Phan Bình.

Những chuyện nêu trên một lần nữa thức tỉnh toàn dân Việt Nam (và thế giới) rằng mô hình cộng sản ở Việt Nam là như thế nào. Thân phận người dân đã đành, đến như thân phận của lính và công an, là công cụ chuyên chính của tập đoàn cộng sản chóp bu tiếm quyền, cũng chỉ là những con tốt đen sẵn sàng bị thí bỏ vì một nước cờ nào đó của tụi tiếm quyền.

Những kẻ đã chết, dù bị “đồng chí mình” làm thịt hay bị con đẻ bắn chết, đều chưa xứng tội ác của họ đối với nhân dân Việt Nam. Họ là những tên đao phủ tự nguyện, đã giết hại biết bao thanh niên ưu tú của cả hai miền của Việt Nam. Trong họ, chưa một ai là viên tướng chân chính, vì cả bọn đều lợi dụng tình nghĩa đồng bào để đánh lừa những người đối lập, đẩy vào ngục tù một cách hèn hạ. Những tướng lãnh của từ Trần Hưng Đạo, Lê Lợi đến Quang trung cũng không tàn bạo với quân xâm lược phương Bắc bại trận mà đều hành xử đúng tinh thần thượng võ và nhân đạo.

Kẻ chết cũng đã chết rồi, nhưng kẻ sống vẫn còn đang gây tội. “Nhắc đến” kẻ đã chết để cùng nhau tỉnh táo đừng để “kẻ sống” lừa phỉnh, chia rẽ mà làm suy yếu lực lượng dân chủ, tự do ở cả trong và ngoài Việt nam.
Việt Thường - 1992



Tình đồng chí Cộng Sản ( thanh toán lẫn nhau) và những bản án tử hình
 
Trúc Giang
1* Ai giết Trung tướng Nguyễn Bình?

Ngày 29-9-1951, Trung tướng Nguyễn Bình cùng đoàn tùy tùng 22 người trên đường ra Bắc theo lịnh của Trung Ương, đã bị toán lính Miên do một trung úy người Pháp chỉ huy, phục kích tấn công, và Nguyễn Bình bị tử thương tại làng Srépok, huyện Se San, tỉnh Stung Streng, Cam Bốt.
Sự thật rõ ràng là Nguyễn Bình bị Tây bắn chết, nhưng sau đó, Nam Bộ lại lan truyền câu hỏi “Ai giết Nguyễn Bình?”. Câu hỏi được truyền miệng trong bộ đội miền Nam và trong dân gian, từ đó, xuất hiện những bài viết về bí mật cái chết của Nguyễn Bình, “một tướng lãnh được xem như tài ba lỗi lạc, tận trung với Đảng, hết lòng yêu nước, được Tổ quốc ghi công và dân tộc sùng bái”. Thế nhưng, những bài viết tựa đề: “Ai giết Nguyễn Bình”, “Tôi giết Nguyễn Bình”, “Những bí ẩn về cái chết của Nguyễn Bình” trực tiếp hoặc gián tiếp ám chỉ chính đảng CSVN là thủ phạm đã giết đồng chí của mình. Một số bài viết mang tính tuyên truyền, thanh minh thanh nga cho đảng, nhưng tất cả đều xoay quanh cái chết của Nguyễn Bình.

Không có tài liệu nào chính thức nêu bằng chứng cụ thể, vì nó nằm trong những âm mưu của Đảng mà những người liên hệ, tuy còn sống cũng không dám hé răng.

2* Việt Cộng công nhận Nguyễn Bình là một đảng viên trung kiên yêu nước

Tháng 12 năm 1945, nhận thấy Nam Bộ có nhiều đơn vị kháng chiến không chịu nhận lịnh của Cộng Sản, nên Hồ Chí Minh cử Nguyễn Bình vào Nam để “thống nhất các lực lượng vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”, những ai đầu phục thì thu nhận rồi tìm cách ám sát sau, dưới những lý do “hy sinh” hoặc “tử trận”. Nguyễn Bình được phong chức Khu trưởng Khu 7, miền Đông Nam Bộ. Hồ Chí Minh nói: “Bác trao miền Nam cho chú đó”.

Ngày 25-1-1948, Nguyễn Bình được phong chức Trung tướng, là trung tướng đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân. Trong đợt phong chức nầy, Võ Nguyên Giáp là Đại tướng và 9 người khác như Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiếu Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa và Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Nguyễn Bình là trung tướng đầu tiên, có nghĩa là Võ Nguyên Giáp từ đâu nhảy ngang vào chức Đại tướng và cũng có thể Nguyễn Bình cũng nhảy ngang vào chức Trung tướng.

Ngày 21-3-1949, Hồ Chí Minh ký Sắc lịnh số 18-SL, cử trung tướng Nguyễn Bình làm Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Nam Bộ, lãnh đạo lực lượng vũ trang miền Nam chống Pháp.

Sau nầy, Thượng tướng Trần Văn Trà đánh giá: “Nguyễn Bình là người Cộng Sản trung kiên, một tướng lãnh quả cảm, nghĩa hiệp và tài thao lược. Công lao mãi mãi sáng ngời trên đài Tổ Quốc Ghi Công”.

GS Trần Văn Giàu, nguyên là Bí thư Xứ Ủy Nam Kỳ cho biết: “Đó là một vị tướng có tâm và tài trí của Nam Bộ”.

Ngày 21-1-2000, QĐ số 52/BQP/QĐ cho thành lập đoàn công tác đi Campuchia tìm hài cốt Nguyễn Bình. Và ngày 26-2-2000, hài cốt Nguyễn Bình được mang về VN, làm tang lễ theo lễ nghi một tướng lãnh. Được truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang” và huân chương Hồ Chí Minh.

Một tướng tài trung với đảng, một lòng yêu nước như thế thì tại sao phải bị khai trừ, thủ tiêu? Dư luận cũng thắc mắc tại sao phải chờ tới 49 năm, khi có nhiều người nhắc nhở, đề nghị thì đảng mới cho đi tìm hài cốt, và tại sao không tặng huân chương và danh hiệu anh hùng ngay sau khi bị Tây bắn chết?

3* Trung Ương gọi Nguyễn Bình ra Bắc

3.1. Nguyễn Bình lo lắng bất thường

Vào tháng 5 năm 1951, Nguyễn Bình nhận được một bức thơ vắn tắt của Võ Nguyên Giáp nguyên văn như sau: “Đồng chí thân mến, Đồng chí sẽ được một toán hộ tống 30 người gồm nhân viên tùy tùng và bảo vệ. Tôi tin rằng đồng chí sẽ hoàn thành nhiệm vụ nầy. Đồng chí sẽ đi đường rừng băng qua các tỉnh Kompong Chàm, Kratié, Stung Streng.”

“Những người trong văn phòng anh ba Bình không hiểu lý do triệu hồi một viên tướng mà chính bác Hồ đã từng giao Nam Bộ trong những ngày “ngàn cân treo sợi tóc” (“Bác trao miền Nam cho chú đó”)

“Hai Giỏi, thư ký cũng là người bảo vệ, thấy anh Ba đăm chiêu, nghĩ ngợi, có vẻ lo lắng bất thường, trước lệnh của Trung Ương”.

3.2. Dường như có linh tính báo trước

Dường như có linh tính báo trước chuyến đi nầy may ít rủi nhiều, là một khúc quanh quan trọng trong cuộc đời, tuy Nguyễn Bình không nói ra, nhưng những người chung quanh nghĩ như thế.

Nguyễn Bình lo lắng “việc ra Bắc” vì chính ông trước đây cũng đã ký những lịnh “đi Bắc” để đưa những đồng chí thân yêu lên đường đi vào cửa tử, đến bên kia thế giới.
Trung tướng Nguyễn Bình khoác binh phục, đang ngồi trên lưng ngựa
Trước khi lên đường, Nguyễn Bình (NB) đã viết thơ “tạm biệt” cho các bạn đã từng sống chết với nhau trên chiến trường.

“Anh Ba nhớ đến người bạn đã chết như luật sư Lê Đình Chi, chẳng may bị máy bay bắn chết. Anh không quên luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, người đã giúp anh đột nhập Sài Gòn năm 1946. “Ông Vĩnh đã yêu cầu mình cho một tiểu đội hộ tống về nhà tổ phụ ở Trung Lương (Mỷ Tho) đào 200 lượng vàng để làm công quỹ nuôi quân trong lúc cạn tiền”. Anh Ba soạn một số ảnh chụp chung với ông Vĩnh trong buổi lễ tấn phong trung tướng ở bờ kinh Dương Văn Dương, dán vào album nhỏ, gọi là lưu niệm chia tay. Ngoài ra, anh cũng viết thơ 5, 6 trang từ giã ông Lâm Thái Hoà, phụ trách pháo binh, bày tỏ nỗi lòng của người ra đi không còn hy vọng gặp lại. Tất nhiên là không quên Tám Nghệ, người có tài vừa đánh giặc vừa làm thơ.

Anh Ba yêu cầu Trung Ương cho khu trưởng Khu 7 Huỳnh Văn Nghệ (Tám Nghê) cùng đi về Việt Bắc, nhưng đề nghị đó không được chấp thuận.

Anh Ba kiểm điểm lại tất cả những việc làm, từ thành tích, chiến công đến những va chạm với mọi người, với cấp trên.

Nguyễn Bình nhớ lại Hoàng Thọ.

“Vụ Hoàng Thọ, mình đã quá nuông chiều cậu nầy. Nuông chiều vì một lẽ: nó là thằng em út đồng hương Hải Phòng, có nhiều điểm giống mình, anh hùng hảo hán, trung thực, ăn nói ngay thẳng. Khi Hoàng Thọ bất mãn bỏ tiểu đoàn 303 thì mình nhận được lịnh trên phải đưa nó ra Trung Ương để báo cáo. Mình biết “ra TW” là con đường chết, là một bản án tử hình đối với những đồng chí có nhiều uy tín và chiến công trong đơn vị. Mình hết sức khổ tâm. Nó đã nhiều lần cứu mình thoát chết, không có Hoàng Thọ, thì mình đã mồ xanh cỏ từ lâu. Tuy biết rằng đó là hạ sách, nhưng lịnh trên khó cãi, và mình cũng phải tránh tội bao che cho đàn em làm bậy. Mình phải ký giấy đi đường và cho lộ phí.”

4* Vụ Hoàng Thọ

4.1. Sự khủng bố của Việt Minh

Trong thời buổi loạn lạc, các tay anh chị giang hồ lấy câu “tứ hải giai huynh đệ” kéo bè kết đảng, nổi lên xưng hùng xưng bá, mỗi nhóm một cõi bách hại dân lành. Họ tự cho mình là nghĩa hiệp sống bằng dao búa, giải quyết tranh chấp theo luật giang hồ. Đứng bến, đâm thuê chém mướn, dân đen có chút tiền của, ngày đêm nơm nớp lo sợ bọn đạo tặc, cướp ngày đó…

Lúc bấy giờ Việt Minh nổi lên, thu phục bọn giang hồ dao búa làm tay chân. Những kẻ cướp của giết người ngày hôm trước, thì bỗng nhiên, ngày hôm sau thay hình đổi dạng trở thành bộ đội kháng chiến, như những tướng cướp Bảy Viễn, Ba Dương, Mười Trí, Nguyễn Phương Thảo là em kết nghĩa của nhà văn tướng cướp Sơn Vương, Trương Văn Thoại. Nguyễn Phương Thảo sau trở thành Trung tướng Nguyễn Bình, tư lệnh lực lượng võ trang chống Pháp Nam Bộ.

Thủ đoạn của Việt Minh là, một mặt tuyên truyền mị dân, một mặt khủng bố trấn áp làm cho dân khiếp sợ mà phải phục tùng. Thành phần Việt Minh (VM) ban đầu rất phức tạp, người đàng hoàng thì ít, mà kẻ lưu manh thì nhiều. Thủ đoạn đó được các tay giang hồ dao búa thực hiện bằng cách chụp mũ “Việt gian, Phản động”. Hai cái tội nầy chỉ có con đường chết, và nhiều người dân chết tức tưởi, chết oan chết ức, chỉ vì chủ trương khủng bố dằn mặt để tạo uy thế, và sự vâng lời. Thế rồi, vào những đêm tối trời, một đám người mã tấu, đến gõ cửa, bịt mắt dắt đi. Người phải giết thì chặt đầu, cắt cổ, mổ bụng dồn trấu, cho đi mò tôm, bên cạnh xác chết có một bản án hày tội việt gian, phản động. Người cần phải thả để tuyên truyền thì cho học tập chính trị vài ngày rồi thả về để tuyên truyền và chứng minh VM sáng suốt, không giết lầm người.

Chính sách dùng “bạo lực cách mạng” và vừa đánh vừa xoa, bao giờ cũng thành công đối với đám dân ngu khu đen, mua gánh bán bưng, chân lấm tay bùn ở nông thôn.

Người dân ở Tây Ninh mà nghe đến tên Hoàng Thọ thì sợ xanh mặt, đối diện, thì rụng rời tay chân, kẻ yếu bóng vía thì són đái ra quần.

4.2. Về Hoàng Thọ

Hoàng Thọ là tay anh chị thủ lãnh băng đảng cảng Hải Phòng, dáng người vạm vỡ, vai u thịt bắp, râu quai nón. Nhà nghèo, nên từ nhỏ phải vào nương tựa cửa Phật để có hai bữa ăn. Nhà sư thấy thương thằng bé siêng năng nhanh nhẹn, nên dạy võ nghệ để sau nầy dễ bề kiếm ăn. Năm 17 tuổi, Thọ cởi trần gánh nước, trên ngực lún phún một chùm lông. Thấy vậy, nhà sư im lặng quay đi, và từ đó chỉ dạy gõ mõ tụng kinh. Thọ nản lòng, cuốn gói từ biệt nhà chùa. Nhà sư lẩm bẩm: ‘râu rìa lông ngực là tôi phản thần”.

4.3. Thủ lãnh bọn đầu gấu cảng Hải Phòng

Thọ vào đời, xông xáo múa võ sinh nhai. Trên giang hồ Hải Phòng, Thọ nổi tiếng là tay tàn độc. Một lần, đụng độ với gã thủ lãnh bến tàu tên Luân Mặt Ngựa. Thọ hạ độc thủ. Đối thủ bị gãy chân nằm dài dưới đất, nhưng vẫn giữ phong độ thủ lãnh, giương mắt trừng trừng nhìn Thọ, có vẻ không phục hoặc hứa hẹn sẽ trả thù. Thọ đứng nhìn một hồi rồi lên tiếng: “Mẹ kiếp! Dứt điểm mầy luôn để trừ hậu hoạ”. Nói xong, Thọ quỳ xuống, giương thẳng cánh tay với thế song chỉ đoạt ngọc châu, dùng 2 ngón tay phóng mạnh vào ổ mắt của Luân Mặt Ngựa. Cặp tròng lòi ra, máu me ướt cả mặt. Thọ lấy tay chụp, ném mạnh xuống đất, rồi dùng chân chà đạp. Thọ dạng chân ra, vạch quần đái vào mặt người bại trận, trước sự chứng kiến của đám đàn em đang mặt mày tái mét, im thin thít, bất động.

Thọ thản nhiên bỏ đi. Và mấy ngày sau trở lại, nghiễm nhiên là thủ lãnh bọn đầu gấu của cảng Hải Phòng.

Khi Nhật đảo chánh Pháp, tàu Nhật cặp bến Hải Phòng. Trước sự hùng mạnh của đạo quân Thiên Hoàng, băng đảng tan rã, phân tán tứ phương.

Chớp lấy cơ hội, Hoàng Thọ xin vào hải quân Nhật, được dạy làm thợ điện.

Ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, tàu Nhật rút lui. Hoàng Thọ thu thập đám đàn em, quay lại nghề cũ, với cái tên mới là Thọ Mạch Lô (Tiếng Pháp Matelot là lính thủy).

Khi Việt Minh cướp chính quyền, Thọ theo đoàn quân Cứu Quốc. Từ đó, trôi giạt vào Nam, làm tay chân của tướng Nguyễn Bình.

4.4. Hung thần của Cao Đài tỉnh Tây Ninh

Cả tỉnh Tây Ninh, ai nghe đến danh Hoàng Thọ cũng đều e dè khiếp sợ. Địa bàn hoạt động của Thọ là hai quận Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng, và mục tiêu là những chức sắc Cao Đài, những người làm việc cho Pháp và những kẻ bị kết tội Việt gian, phản động.

Người chết dưới tay của Hoàng Thọ đếm không xuể. Hành tung của Thọ vô cùng bí ẩn, thoáng hiện, thoáng biến khó lường.

Trong thời loạn lạc, bóng đêm là thế giới của ma quỷ và tội ác. Khi mặt trời vừa tắt, Thọ nương theo khí âm trở về, xuất hiện dưới một bóng dáng oai hùng lẫm liệt. Hông trái với gươm dài, hông phải súng ngắn, trang bị theo cấp chỉ huy của quân đội xứ Phù Tang. Gươm ra khỏi vỏ là phải có máu. Thọ xuất hiện như tử thần, đi đến đâu là có đổ máu đến đó. Giết người trong chớp mắt mà không nháy mắt.

Cắt cổ, chặt đầu, mổ bụng dồn trấu và cho đi mò tôm là sở trường thiện nghệ của Hoàng Thọ và của Việt Minh, trong khi thi hành mệnh lệnh của Nguyễn Bình và Trần Văn Giàu (bí thư xứ ủy Nam Kỳ, chủ tịch Ủy Ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ)

Khúc sông Vàm Cỏ Đông chảy qua 2 quận Trảng Bàng và Gò Dầu Hạ, là mồ chôn những nạn nhân của Việt Minh và nạn nhân của bọn thực dân Pháp.

Người dân sống hai bên bờ sông, cứ vài ngày thì thấy một “thây ma chết sình” gọi là “chà chổng” nổi lình bình trên mặt nước.

Nhìn vào vết tích của thi thể thì biết ngay thủ phạm là ai, VM hay là Tây sát hại. Tây thì trói thúc ké, đưa ra cầu Vên Vên, bắn xong hất xác xuống sông. Việt Minh thì không phí đạn, cắt cổ hay đập đầu.

Việt Minh đã tấn công vào Tòa Thánh Tây Ninh, lực lượng bảo vệ do Trịnh Minh Thế chỉ huy, bị thất bại, nên một trung đội VM đã hạ sát đàn bà, trẻ em tại các nhà dân cách Tòa Thánh 100m.

4.5. Trận đánh cuối cùng kết thúc cuộc đời binh nghiệp của Hoàng Thọ

Hoàng Thọ còn có biệt tài đánh trận. Nổi tiếng gan lì, từng gây tổn thất lớn lao cho bọn thực dân Pháp. Hoàng Thọ được trung tướng Nguyễn Bình phong chức Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn ba lẻ ba (303), thuộc khu 7, miền Đông.

Tiểu xảo phô trương lực lượng

Vào đêm tối trời. Thọ cho quân di chuyển chung quanh làng. Cũng bao nhiêu quân đó mà cứ tiếp tục đi vòng quanh làng từ đầu hôm đến sáng. Từ đầu trên xóm dưới, chó sủa suốt đêm, kết hợp với tuyên truyền, dân chúng tin rằng “Đạo quân ông Thọ” lên tới hàng ngàn người.

Trận đánh cuối cùng

Hoàng Thọ mê chuyện Tàu, khoái nhân vật Hạng Võ, chủ trương quân cần tinh, không cần đông, hành quân thần tốc, dàn quân theo thế tử chiến, phía trước là địch quân, phía sau là chướng ngại vật không còn đường rút lui, như sông ngòi chẳng hạn, buộc binh sĩ chỉ có con đường là “cầm gươm ôm súng xông tới”, tìm chiến thắng và sự sống trong cái chết.

Tiểu đoàn ba lẻ ba thường phục kích các đoàn công voa tiếp tế của Pháp theo chiến thuật như thế, và đã đạt được thắng lợi, thu hoạch được nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng. Nhiều lần lập được công lớn. Nguyễn Bình hài lòng và thương mến.

Trong đời cầm binh, Thọ chỉ thất bại có một lần duy nhất, và cũng là báo hiệu chấm dứt cuộc đời của Hoàng Thọ.

Theo chiến thuật cũ, Thọ đưa quân về Vên Vên Trà Võ, phục kích đoàn xe tiếp tế của Pháp.

Nửa đêm, quân của tiểu đoàn ba lẻ ba đào hố cá nhân, ngụy trang độn thổ. Phía sau là sông Vàm Cỏ Đông, phía trước, bên kia con lộ là rừng cao su bạt ngàn, chạy về tới Cầu Khởi, tiếp giáp với chiến khu Bời Lời.

Lúc 10 giờ sáng. Ba chiếc ôtô blindé (xe bọc sắt) mở đường vừa qua khỏi, thì đoàn công voa trờ tới. Thọ chờ cho cả đoàn xe lọt trọn vào ổ phục kích, liền nổ súng khai hỏa. Quân lính từ hố cá nhân tràn lên, giáo mác, súng mút cà tông (Mousqueton: súng trường, còn gọi là “quảnh tầm sào”, vì dài như cây sào) xung phong ào ạt, khí thế mãnh liệt như chẽ tre. Nhiều xe bị cháy, nhiều chiếc lật xuống bên kia lề đường. Quân tiểu đoàn 303 làm chủ tình thế.

Bỗng nhiên, từ trong rừng cao su trước mặt, bọn lính Lê Dương xuất hiện, tấn công mãnh liệt, vũ khí tự động như mi trai dết, tôm song (Thompson), đã đè bẹp giáo mác và “quảnh tầm sào” bắn từng phát một với hộp đạn 5 viên.

Tiểu đoàn Hoàng Thọ thất thế, không có đường rút lui, mà phía trước là hoả lực mạnh mẽ của Lê Dương, nên phải đánh cận chiến. Cảnh hỗn loạn xảy ra. Đội hình tan rã, hệ thống chỉ huy không còn, mạnh ai nấy đánh và tìm đường thoát thân. Tiếng la hét, súng liên thanh nổ dòn, những cây thịt ngã xuống. Trong cảnh hỗn loạn, không ai thấy Hoàng Thọ đâu nữa.

Mưu mô, xảo trí và nhanh nhẹn như con sóc, không ai biết Hoàng Thọ thoát thân bằng cách nào. Chuồn về mật khu Bời Lời, kiểm điểm quân số, thì dưới tay Hoàng Thọ chỉ còn lại hơn 30 mạng, và gần 120 bỏ xác tại chiến trường. 

“Thói quen trong chiến thuật” đại kỵ đối với người cầm binh, không biết Hoàng Thọ có hiểu ra cái lý lẽ đó không? Chỉ có một bài bản, xử dụng tới lui, xào qua, nấu lại, thì “đi đêm có ngày gặp ma”.

4.6. Hoàng Thọ giết đảng viên Năm Chiếu

Sau thất bại chua cay, Hoàng Thọ nghi ngờ có gián điệp nằm vùng làm nội tuyến. Người mà Hoàng Thọ chiếu tướng là Lê Minh Chiếu, tự Năm Chiếu.

Năm Chiếu là tay chân thân tín của Nguyễn Bình hoạt động nội thành, thường ra vào mật khu để báo cáo và nhận chỉ thị.

Hoàng Thọ cho người phục kích bắt Năm Chiếu trên đường trở về thành, đem đến cái lều hoang giữa rẫy bắp ở ven rừng.

Thọ mình trần, ngồi trên chõng tre dõng dạc hỏi tội Năm Chiếu. Năm Chiếu mặc đồ đen, khăn rằn quấn cổ, mặt không hể đổi sắc:

- Loạn rồi! ông biết tôi là ai không mà dám nói thế?
- Mầy là thằng điềm chỉ cho Tây.
- Ông không đủ tư cách để nói câu đó! Năm Chiếu cười mỉa.

- Tao đập đầu mầy như đập một con chó phản bội, Thọ gầm lên. Nói xong, Thọ ra lệnh trói Năm Chiếu lại và dẫn đi.

Năm Chiếu quay lại nói: “Anh em có mặt ở đây xin báo cáo việc nầy lên đồng chí Nguyễn Bình”. Hoàng Thọ xô Năm Chiếu chúi nhủi về phía trước và nói: “Nguyễn Bình không cứu nổi mầy đâu”. Thọ dẫn Năm Chiếu đến cái giếng lạn ven rừng, đưa khúc gỗ đập mạnh vào ót và đạp xác xuống giếng.

Khi Hoàng Thọ trở lại lều, có người nói: “Năm Chiếu là đảng viên đó”. Thọ vung tay bất cần: “Đảng cái con buồi tao!”

Ít lâu sau đó, Hoàng Thọ được gọi về gặp Nguyễn Bình.

- Sao giết Năm Chiếu? Nguyễn Bình hỏi.
- Hắn là gián điệp cho Tây.
- Hồ đồ! Năm Chiếu là người của Đảng, chú dám tự tiện ra tay, không cần chỉ thị cấp trên. Chú đương là đối tượng được đề nghị kết nạp, nhưng vô kỷ luật không còn xứng đáng nữa!.

Thọ quen thói du côn, coi trời bằng vung, không biết sợ là gì: “Thọ nầy đi kháng chiến vì dân vì nước, không cần Đảng. Đảng chỉ là bọn bè phái bênh vực cho nhau”. Lời vừa ra khỏi miệng, Thọ biết đã lỡ lời.

Nguyễn Bình cười nhạt, đuổi Thọ ra ngoài chờ chỉ thị.

Hoàng Thọ được chỉ thị ra Trung Ương nhận công tác mới. Con cáo tinh ranh biết được đường ra Bắc là đường không có điểm đến, đó là con đường chỉ có cửa tử, mà Thọ cũng đã nhiều lần đẩy người khác trên con đường đó vào cõi chết.

Nhớ lại vụ Kiều Đắc Thắng, một hung thần đã từng thi hành những bản án “Việt Gian”, Phản Động” mà Trần Văn Giàu và Nguyễn Bình kết tội. Kiều Đắc Thắng đã ám sát ông Phan Văn Hùm tại quê của ông là Bún, Lái Thiêu vào tháng 10 năm 1945. Về sau, thấy Thắng quyền hành quá lớn, muốn vượt qua mặt Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn (Bảy Trấn) nên Nguyễn Bình đã gởi Kiều Đức Thắng “ra gặp bác Hồ”. Kiều Đắc Thắng được đổi tên là Vũ Tùy Nhàn, rồi người bị giết trên đường đi là Vũ Tùy Nhàn nên không gây xôn xao trong ba quân.

Thọ rời kháng chiến, đi biệt tích, xem như cái tên Hoàng Thọ không còn tồn tại trên đời nầy nữa.

Một năm sau.

Có một người khách từ miền Bắc đến Mỹ An. Khách nói năng hoạt bác, sành đời. Khách mở một quán lá bên đường, ven bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp, làm kế sinh nhai. Người dân Đồng Tháp Mười gọi chủ quán là ông Bắc Kỳ.

Một năm sau nữa.

Có một người khách lỡ đường, ghé quán ông Bắc Kỳ xin trọ qua đêm. Trời chiều. Con kinh chạy dài hai bên bờ dừa nước mênh mông vắng lặng. Chủ khách nói chuyện tâm đắc bên ly rượu nồng.

Khách nhận xét chủ quán, ông có phong cách của người chỉ huy quân sự, ăn nói lớp lang, rành mạch, dứt khoát rõ ràng, đâu ra đó.

Ông Bắc Kỳ cười, đáp: “Lấy hình tướng để xét thực tướng là cái sai nhất của người đời”.

Ông khách đáp: “Ở đời, thực giả lẫn lộn nhau, qua cái giả để nhận ra cái thật, qua hiện tượng để nhận ra bản chất”.

Nửa đêm hôm ấy, ông Bắc Kỳ chủ quán bị bắt đem đến kinh 12, Đồng Tháp Mười. Ông khách nửa đùa nửa thật: “Năm Chiếu ở Suối vàng gởi lời thăm Hoàng Thọ và nhắn xuống dưới chơi.”

- Mầy là ai? Ông Bắc Kỳ hỏi.
- Tôi là bạn của Năm Chiến, được chỉ thị của đồng chí Nguyễn Bình đi tìm Hoàng Thọ bấy lâu nay.

Biết cuộc đời chấm dứt, Hoàng Thọ lớn tiếng chửi Đảng, tàu xà lúp chở không hết.

Thọ bị đập đầu ngã xuống đất, cơ thể co giật như thằn lằn đứt đuôi, địt tèn tẹt, cứt già cứt non bắn ra ướt cả đáy quần.

Ông khách cho lịnh phá nát khuôn mặt Hoàng Thọ để không còn ai nhận ra được danh tánh, và Đảng đã đứng ngoài việc thanh toán cựu công thần nầy.

Chuyến đi nầy thật sự không còn Hoàng Thọ trên đời nầy nữa. Nợ máu phải trả bằng máu.

5* Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bình

5.1. Tóm tắt tiểu sử

Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1906 tại xã Tịnh Tiến, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Năm 11 tuổi về ở với người anh cả làm công chức ở Hải Phòng. Năm 17 tuổi thôi học năm thứ hai trung học, sau đó làm thủy thủ trên chiếc tàu Pélican của hảng Messagenés Maritimes chạy tuyến Sài Gòn-Marseille (Pháp). Sau đó, bỏ tàu, về sống ở Khánh Hội.

5.2. Kết nghĩa anh em với tướng cướp Sơn Vương

Phương Thảo có máu giang hồ, thích phiêu lưu mạo hiểm nên kết nghĩa anh em với nhà văn-tướng cướp Sơn Vương, Trương Văn Thoại. Tham gia vụ cướp tiền của tên Tây René Gaillard, phó giám đốc đồn điền cao su Mimot, Cam Bốt, giáp ranh với Tây Ninh, thu được số tiền 50 ngàn đồng. Phương Thảo mở tiệm giặt ủi Thảo Sơn ở ĐaKao. Sau vụ cướp, Sơn Vương bị đi tù Côn Đảo.

5.2. Nguyễn Phương Thảo gia nhập Việt Nam Quốc Dân đảng

Phương Thảo kết bạn với nhà báo Trần Huy Liệu và được Liệu móc nối vào Việt Nam Quốc Dân đảng. Sau vụ khởi nghĩa thất bại ở Yên Bái, VNQDĐ bị phân tán. Trần Huy Liệu và Nguyễn Phương Thảo bị bắt, án tù 5 năm, đày đi Côn Đảo. Trong tù, Trần Huy Liệu được tù CS móc nối nên có khuynh hướng CS. Vì thế, tù VNQDĐ lên án tử hình và cắt cổ, nhưng Trần Huy Liệu thoát chết. Phương Thảo bị móc một mắt bằng bàn chải đánh răng mài nhọn. “Bị mất con mắt trái bởi đồng đảng, nhưng Phương Thảo như sáng ra, nhận thấy việc tham gia VNQDĐ là sai lầm, chủ nghĩa tam dân chỉ là lý thuyết suông”.

Từ đó, kinh nghiệm sống dựa trên nguyên tắc “Đánh lưỡi 7 lần trước khi nói”, “động não 7 lần trước khi quyết định tham gia đảng chính trị”. Vì thế, sau khi mãn tù về Hải Phòng, Phương Thảo đã từ chối đề nghị của Trần Huy Liệu, quyết không vào đảng Cộng Sản.

5.3. Nguyễn Bình lập căn cứ chống Pháp

Năm 1936, khi mãn hạn tù, bị trục xuất về nguyên quán Hải Phòng, Phương Thảo tuyên bố ly khai VNQDĐ, đổi tên thành Nguyễn Bình và cũng quyết định không vào đảng CSVN. Nguyễn Bình lập căn cứ Đông Triều chống Pháp, uy thế gia tăng. Theo Việt Minh sau cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tháng 12 năm 1945, Hồ Chí Minh cử Nguyễn Bình vào Nam Bộ.

Năm 1948 được kết nạp vào đảng CSVN. Ngày 29-9-1951, bị Tây phục kích giết chết trên đường ra Việt Bắc.

6* Những trang nhật ký cuối cùng

Ngày 26-7-1951, khi được lịnh ra Bắc, Nguyễn Bình cùng 22 nhân viên khởi hành từ Tân Uyên qua Cam Bốt để ra Bắc. Nhật ký của Nguyễn Bình viết:

“Đi từ Sốcky đến Suối Đá, rồi từ đó đi Tà Nốt, tôi phải nằm trên xe bò vì bịnh ngày càng nặng. Bác sĩ ở Cam Bốt cho biết, phải tạm nghỉ 2 tháng nếu không muốn ngã quỵ trên đường đi. Tôi nghĩ, phải nghỉ 2 tháng, rồi đến 3 tháng mùa mưa nữa mới tới TW ở Việt Bắc thì không thể được, vì một năm không hoạt động trong tình hình kháng chiến ác liệt, nên tôi quyết định ra đi. 80% đoàn bị sốt rét, 4 chiếc xe bò chở không hết. Gạo sắp hết. Giữa đường xe bò bị gãy trục là một điềm xấu.

Ngày 21-9-1951, tất cả đều bịnh, tôi phải vào bếp nấu cơm cho cả đoàn. Hai trinh sát viên đi liên lạc có thể đã bị bắt cho nên các đồng chí ở Nackor đã không hay biết gì đến chúng tôi.

Ngày 23 tháng 9, tôi quyết định thay đổi lộ trình để tránh gặp địch. Ngày 24, không còn gì ăn. Ngày 25, 26, 27 anh em câu được vài con cá đem nấu canh me.

Ngày 29-9-1951, sáng ra, cho người đi mua khoai sắn nhưng không có.”

Trưa ngày 29-9-1951, trung tướng Nguyễn Bình bị phục kích và hy sinh. Nhật ký chấm dứt.

8* Tại sao Cộng Sản giết Nguyễn Bình

Đây là một âm mưu giết hại “công thần” cho nên được xếp vào loại tuyệt mật.

8.1. Phái đoàn Nam Bộ ra Bắc báo cáo tình hình

Năm 1948, một phái đoàn Nam Bộ do Trần Văn Trà hướng dẫn ra Bắc báo cáo tình hình kháng chiến Nam Bộ. Nguyễn Bình cử người thân tín là Lương Văn Nho tháp tùng, và căn dặn, sau khi báo cáo phải xin phép về miền Nam liền. Thế nhưng, khi Nho xin phép, thì Võ Nguyên Giáp yêu cầu ở lại làm bản “đánh giá công tác vận động giang hồ tham gia kháng chiến”. Bản đánh giá được xem như bằng chứng mà Nguyễn Bình đã xử dụng đám lưu manh, đầu trộm đuôi cướp vào cuộc kháng chiến và đã phá hoại uy tín của Đảng, tạo lý do khai trừ.

Sau khi viết xong bản đánh giá, Lương Văn Nho cũng không được về Nam Bộ, mà được cử đi học ở Liên Xô.

8.2. Thành lập lực lượng chỉ đạo kháng chiến Nam Bộ

Thay ngựa giữa dòng

Sau khi nghe Trần Văn Trà báo cáo tình hình, thì đảng thành lập ban chỉ đạo kháng chiến Nam Bộ do Lê Đức Thọ lãnh đạo với sự tham dự của tướng Lê Hiếu Mai, Minh Đạo và đầy đủ thành phần các ban bệ như tình báo, chính trị, các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ… Lực lượng chỉ đạo nầy vào Nam thay thế Nguyễn Bình.

Đồng thời, Nguyễn Bình được triệu hồi ra Bắc. Nói cụ thể là loại trừ Nguyễn Bình, là người đã hết vai trò xử dụng. Thay ngựa giữa dòng.

8.3. Giả thuyết về những biện pháp loại trừ Nguyễn Bình

- Có ý kiến cho rằng Hồ Chí Minh chỉ muốn đưa Nguyễn Bình ra Bắc còn sống, nghĩa là không chận giết dọc đường.

- Cũng có ý kiến cho rằng Trung Ương đã mật báo cho Tây biết lộ trình của Nguyễn Bình để mượn dao giết người, ném đá giấu tay.

- Một ý kiến khác cho rằng Mao Trạch Đông yêu cầu Hồ Chí Minh cải tổ đảng, loại trừ những thành phần trước kia là đảng viên các đảng chính trị khác, như Nguyễn Bình đã từng là đảng viên VNQDĐ, lý do nầy không vững, vì Trần Huy Liệu trước kia cũng là đảng viên VNQDĐ, nhưng không bị khai trừ.

Nói chung, Nguyễn Bình đã chết dưới tay của đảng CSVN.
Nguyễn Bình bị thủ tiêu trong nội bộ rồi cũng lập mộ bia để đánh lận con đen
9* Kết
Nguyễn Bình đã giết đồng đội của mình là Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Kiều Đắc Thắng và tới phiên hắn, cũng bị các đồng chí Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp diệt trừ. Đó là điển hình của tình đồng chí Cộng Sản và những bản án tử hình.

Và đó cũng là truyền thống của các đảng Cộng Sản thế giới. Đứng đầu là Staline của đảng Cộng Sản ở Nga. Người mà Tố Hữu của đảng Cộng Sản VN ca ngợi và noi gương:

“Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xích Ta Lin bất diệt!” (Tố Hữu)

Chỉ trong 2 năm 1937 và 1938, Staline đã cho xử bắn 1,548,367 người, tính ra trung bình có 1,000 người bị giết mỗi ngày.

14 trong 15 đồng chí Bolshevik (trừ Staline ra) bị xử bắn và thủ tiêu.

3 trong 5 nguyên soái bị tử hình. 3 trong 5 Tổng tư lịnh QĐ bị tử hình. 10 Phó tư lịnh bị tử hình. 57 trong 85 tư lịnh quân đoàn bị tử hình. 110 trong 195 tư lịnh sư đoàn bị tử hình.

Ở Trung Cộng, Mao Trạch Đông đã giết những đồng chí thân cận nhất của hắn, như Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu…

Cộng Sản VN thì nhẹ nhàng và kín đáo hơn. Vụ 7 tướng lãnh trong đó có tướng Đào Trọng Lịch bị chết tai nạn trong chuyến bay công tác sang Lào. Đoàn cán bộ cao cấp quân đội chết nạn trong chuyến bay thăm đảo Sơn Trà. Cái chết đột tử của 2 đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn. Hoàng Văn Hoan phải đào tẩu mới sống sót.

Khi gọi nhau bằng “đồng chí” trong các câu chuyện đối đáp nhau thì báo hiệu là sẽ có vấn đề sanh tử, và đồng chí đi liền với đồng rận. Chí và rận cùng loại như nhau.
Trúc GiangMinnesota ngày 13-7-2012

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------