SỰ BẤT QUÁ BAO NHIÊU LẦN MỚI ĐỦ?
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Trong cái túi khôn của người xưa có một câu rất đáng học là “Sự bất quá tam.” Ba lần thôi, đủ rồi. Phạm lỗi. Xin lỗi, đấm ngực ăn năn cũng chẳng ai tin được nữa, nếu sự việc xẩy ra quá 3 lần. Mẹ Tăng Sâm nghe người ta nói con bà giết người, đến lần thứ ba thì bà không thể nào không tin. Có lỡ thì cũng lỡ đến lần thứ ba, chứ ai lầm lỡ đi, lầm lỡ lại cùng một sai lỗi đến lần thứ bốn, thứ năm, thứ sáu … và biết đâu sẽ còn dài dài?
Tờ báo Người Việt phạm lỗi, đăng bài của độc giả Sơn Hào bá vơ nào đó xúc phạm đến danh dự của cộng đồng người Việt tỵ nạn, cho là những tên làm tay sai cho Mỹ, tức là bán nước, tính ra lần này là lần thứ tư. Đấy là chưa kể đến chuyện Đỗ Ngọc Yến, chủ nhiệm sáng lập tờ báo Người Việt, ngồi chủ tọa bàn việc lớn với những tên chóp bu VGCS là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phong v.v. Chưa hết, những người ở xa không đọc báo Người Việt nên không biết, nhưng theo tiết lộ của chủ báo Saigon Nhỏ, bà Hoàng Dược Thảo, thì chuyện báo Người Việt thì thụt nâng bi bọn VGCS xưa nay xẩy ra dài dài, chỉ tại người ta không để ý đến mà thôi.
Chủ báo Saigon Nhỏ viết: “Từ 20 năm qua, tôi đã lột mặt nạ báo Người Việt nhiều lần. Từ thập niên 80, báo Người Việt đã sưu tầm tài liệu cho Việt Cộng khi cho tổ chức cuộc thi viết về nạn đói năm Ất Dậu song song với tin Việt Cộng kiện Nhật bản đòi đền bù cho nạn nhân nạn đói năm Ất Dâu (1945). Toà soạn báo Người Việt đã bị đốt sau khi đài truyền hình của Người Việt phát hình cờ Việt Cộng chạy trên sông Thủ Thiêm. Sau mỗi lần bị lột mặt nạ, báo Người Việt lại sa thải người chịu trách nhiệm biên tập. Sa thải kiểu “đèn trống quân” vì sau một thời gian, khi mọi việc lại lắng dịu thì người bị sa thải này lại được thu hồi vào vị trí cũ.”
Chủ báo Saigon Nhỏ viết: “Từ 20 năm qua, tôi đã lột mặt nạ báo Người Việt nhiều lần. Từ thập niên 80, báo Người Việt đã sưu tầm tài liệu cho Việt Cộng khi cho tổ chức cuộc thi viết về nạn đói năm Ất Dậu song song với tin Việt Cộng kiện Nhật bản đòi đền bù cho nạn nhân nạn đói năm Ất Dâu (1945). Toà soạn báo Người Việt đã bị đốt sau khi đài truyền hình của Người Việt phát hình cờ Việt Cộng chạy trên sông Thủ Thiêm. Sau mỗi lần bị lột mặt nạ, báo Người Việt lại sa thải người chịu trách nhiệm biên tập. Sa thải kiểu “đèn trống quân” vì sau một thời gian, khi mọi việc lại lắng dịu thì người bị sa thải này lại được thu hồi vào vị trí cũ.”
Lần này cũng vậy, báo Người Việt sỉ nhục đồng bào đã đíu rồi, ông chủ nhiệm Phan Huy Đạt mới mời một số “fan” đến để xin lỗi. Đúng ra cũng là một điều hay, thế nhưng “rằng hay thì thực là hay, xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” ấy.
Này nhá, hãy nói về lá thư xin lỗi của ông chủ nhiệm trước. Ông là một luật sư, hẳn biết rõ luật báo chí và cách thức làm báo. Luật pháp cho phép báo chí bảo mật nguồn tin. Nhưng xin nhớ, nguồn tin chứ không phải là nguồn (tác giả) bình luận. Cho rằng tác giả đăng bài bình luận trong mục “ý kiến độc giả” là người phải chịu trách nhiệm về những điều mình viết ra. Nhưng, tờ báo không thể nào đăng bài của một người, nhất là bài phê phán, mạ lỵ người khác hay một tập thể, mà không biết rõ tác giả là ai. Trường hợp như thế, tờ báo sẽ, hoặc là không biết làm báo, hoặc tắc trách, hoặc là vì một lý do nào khác, bị áp lực, bị đe dọa, hoặc bị mua chuộc bằng tiền bạc, quyền lợi v.v. nên phải bảo vệ bí mật cho người viết. Tác giả Sơn Hào là ai, tại sao báo Người Việt không dám công khai danh tánh của người này cho dư luận biết. Nếu ông luật sư chủ nhiệm quả thực không biết Sơn Hào là thằng cha căng chú kiết nào thì quả thực ông không biết làm báo, hoặc ông tắc trách. Còn nếu biết mà ông không dám vạch mặt chỉ tên tên Sơn Hào, lại đứng ra nhận lỗi và xin lỗi thay cho hắn để bảo vệ bí mật cho hắn thì vì lý do gì, chủ đích gì? Những người bị Sơn Hào mạ lỵ cũng cần phải được biết chứ.
Vấn đề thứ hai không kém quan trọng trong lá “Thư Xin Lỗi” của ông Ls chủ nhiệm Phan Huy Đạt là cách dùng chữ của ông trong mạch văn của lời xin lỗi. Rõ ràng toàn bài viết là một lời xúc phạm (insult) làm mất thanh danh (defamation) của nền Cộng Hòa miền Nam VN trong đó ông là một thành viên, mà ông chỉ cho đó là một lời lẽ hàm hồ thì ngưòi tỵ nạn như chúng tôi thật sự không hiểu nổi. Hoặc là ông không biết rành tiếng Việt, hoặc là ông cố tình chạy tội chứ không phải xin lỗi. Viết như Sơn Hào mà ông chỉ cho là “hàm hồ.” Vậy chứ hàm hồ nghĩa là gì ông có biết không? Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu (p. 466) thì chữ “hàm hồ” có nghĩa là: cổ họng (hóc?) nói năng không được rành mạch. Sơn Hào trong bài viết của hắn nói rất rõ ràng, minh bạch chứ có cái gì hàm hồ đâu. Ông luật sư cứ đọc lại mà xem. Nếu ông có cách nào đó buộc Sơn Hào phải viết cho rành mạch hơn ý tưởng của hắn cho ông xem thực sự hắn muốn nói gì rồi ông hãy cho biết quan điểm của tờ báo có phải hay hơn không. Việc gì ông phải hấp tấp xin lỗi sớm thế. Nếu ông luật sư chủ nhiệm không làm được như vậy thì chỉ còn có thể hiểu được là ông tìm cách làm giảm nhẹ đi vấn đề và xin lỗi cho xong chuyện. Cách này là cố tình chạy tội.
Việc báo Người Việt tổ chức họp cộng đồng để đưa ra lời xin lỗi cũng là một vấn đề khó hiểu khác. Theo nhà báo Hà Giang (của Người Việt) thì khách mời có khoảng 5 chục người, gồm thân hào, nhân sĩ, đại diện các đoàn thể, và nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Little Saigon. Cho đến lúc này, những người quan tâm theo dõi vấn đề chỉ được đọc bài tường thật buổi họp của chính báo Người Việt qua nhà báo Hà Giang là phóng viên viết tin và lãnh lương của Người Việt. Ngoại giả không thấy một cơ quan ngôn luận nào khác đưa tin hay tường thuật về buổi hội họp này. Báo Người Việt gây biến cố, rồi báo Người Việt mời “nhân dân” đến họp, rồi cũng báo Người Việt tường thuật buổi họp và loan tin. Như vậy thì nền tự do báo chí của tờ Người Việt xem ra cũng không khác gì nền tự do báo chí của VGCS là mấy. Người bình dân thường gọi hành động vừa đá bóng vừa thổi còi này là “báo chí lề phải” đấy ông chủ nhiệm ạ.
Vả lại, những người được mời đến dự buổi họp là những ai, họ thuộc thành phần và huynh hướng nào, đại diện cho tập thể nào hoặc cơ quan ngôn luận nào thì không được ký giả Hà Giang viết rõ ràng, rành mạch. Nghĩa là cũng hàm hồ luôn. Nhưng có một điều không hàm hồ và rất rõ là những người chống đối mạnh mẽ nhất khi sự việc xẩy ra như các ông Ngô Kỷ, bà chủ báo Saigon Nhỏ Hoàng Dược Thảo, Đ/T Thomas Trần v.v. không được mời, mà chỉ thấy những người không hề lên tiếng về việc này, lại nữa có nhiều người xưa nay được coi là “fan” của tờ Người Việt có mặt. Những Fan này được mời đến để làm gì, có phải để họ hợp thức hóa sự xin lỗi vờ của ông Phan Huy Đạt?
Một số từ ngữ và câu văn trong những lời phát biểu của cử tọa hoặc Ban Điều Hành tờ Người Việt có thể giúp soi sáng đưọc phần nào thắc mắc trên. Chẳng hạn, ông Ls chủ nhiệm trong phần trình bầy sự việc chỉ cho rằng đối với ông và tờ báo của ông, đây là một “tai nạn.” Sao lại là tai nạn? Tai nạn là một việc đáng tiếc gây ra vì vô tình, hoàn toàn không có chủ tâm. Một bài báo quan trọng qua tay hàng loạt nhân vật có trách nhiệm từ thư ký tòa soạn, đến phụ tá tổng thư ký, đến tổng thư ký, đến phụ tá chủ bút, rồi đến chủ bút là người sau cùng quyết định, như vậy mà là tai nạn được sao? Đúng là miệng lưỡi của ông luật sư. Còn ông phụ tá chủ bút Vũ Quí Hạo Nhiên biện hộ cho việc tờ Người Việt bằng một câu biện luận khá ngộ nghĩnh thế này: Thời buổi này còn có kẻ bênh vực CS ngu dốt như vậy thì phải cho thế giới thấy. Hiểu theo ông Vũ Quí Hạo Nhiên thì đây là phương pháp báo Người Việt làm cho những kẻ bưng bô cho CS như tên Sơn Hào phải tự lột mặt nạ mình. Không biết nên gọi cái chiến thuật này là “gậy ông đập lưng ông” hay “lấy mỡ nó để rán nó” mới được. Hay lắm, nhưng xin hỏi toàn thể Ban Điều Hành báo Người Việt câu này là, việc ông chủ nhiệm sáng lập ra tờ Người Việt Đỗ Ngọc Yến chủ tọa buổi họp với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phong, tại sao Người Việt lại giấu nhẹm đi, đến khi bị phát giác lại còn bào chữa? Trường hợp Đỗ Ngọc Yến tại sao Người Việt không phô bầy ra cho cả thế giới thấy? Sao không lấy mỡ của Đỗ Ngọc Yến rán Đỗ Ngọc Yến cho đúng với chủ trường của tờ Người Việt? Rồi đến câu hỏi của ông Phan Tấn Ngưu mới thật là khôi hài. Ông Ngưu hỏi báo Ngưòi Việt có chịu áp lực của thế lực nào không. Không lẽ một nhân vật hoạt động cộng đồng tên tuổi như ông Phan Tấn Ngưu kém thông minh đến độ không biết trước được câu trả lời của ông Đinh Quang Anh Thái, đại diện cho tờ Người Việt, ra sao? Như vậy thì ông Phan Tấn Ngưu hỏi để làm gì?
Và cuối cùng theo bài tường thuật của ký giả Hà Giang thì nhà báo công giáo Trần Phong Vũ, chủ bút nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân đã “rửa tội” cho tờ báo Người Việt bằng một lập luận rất ư là chí lý. Ông Vũ nói: Chỉ cần đọc những bài bình luận hàng ngày của ông Ngô Nhân Dụng trên nhật báo Người Việt thì cũng hiểu rõ chủ trương của tờ báo. Nêu bằng chứng này, ông Trần Phong Vũ muốn dùng uy tín của ông để đưa ra sự bảo kê cho lập trường và đường lối chính trị của tờ báo Người Việt mà ông chủ nhiệm, luật sư Phan Huy Đạt đã minh định trong lá Thư Xin Lỗi trước đó: Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức … tiếp tục cùng toàn thể đồng bào đấu tranh xóa bỏ chế độ CS độc tài, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do. Đọc lời lẽ của ông Trần Phong Vũ, kẻ viết bài này cảm thấy buồn và tiếc hùi hụi việc ngày xưa Đức Cha Lê Hữu Từ đã từ chối rửa tội cho Hồ Chí Minh quá sức. Giá Đức Cha chịu khó rửa tội cho tên giặc già này thì Dân Tộc VN ngày nay đâu có đến nỗi phải điêu đứng như thế này? Do “phép rửa” của nhà báo công giáo Trần Phong Vũ, tờ Người Việt thể nào cũng được sạch tội trước mặt một số người. Chỉ tiếc một điều là ông Vũ lấy có một lon nước Ngô Nhân Dụng để rửa thì có lẽ hơi thiếu nước đấy. Giá như ông lấy cả hồ nước (ban biên tập) của tờ Người Việt gồm những nhà văn, nhà báo, nhà bình luận lớn, những sĩ quan chiến tranh chính trị có uy tín để rửa cho tờ Người Việt thì tội gì của Người Việt từ trước tới nay mà không được rửa sạch.
Thập niên 50 trong vụ Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc, Hồ Chí Minh giết mấy trăm ngàn mạng người rồi xin lỗi là xong. Cái chết thể xác nó nhẹ như lông hồng. Ngày nay tờ Người Việt giết chết danh dự của hàng triệu người rồi cũng xin lỗi, lại được một nhà báo công giáo lớn rửa tội cho thì mọi chuyện cũng sẽ qua đi thôi. Nhưng cái chết tinh thần vì mất danh dự nó đeo đẳng con người ta suốt cả cuộc đời. Nó nặng nề lắm.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
link nhung bai lien quan
Ðại diện Người Việt gặp gỡ cộng đồng
Friday, July 13, 2012 9:34:12 PM
Hà Giang/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Chiều 13 Tháng Bảy, tại nhật báo Người Việt, khoảng 50 thân hào, nhân sĩ, đại diện các đoàn thể và nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Little Saigon đã có cuộc gặp gỡ với đại diện Ban Ðiều Hành Nhật Báo Người Việt, liên quan đến một bức Thư Ðộc Giả đăng trên tờ báo này.
Một phần quang cảnh buổi gặp gỡ giữa đại diện Nhật Báo Người Việt và đại diện hội đoàn, đoàn thể, báo chí cộng đồng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Mục đích của buổi gặp gỡ là để Nhật Báo Người Việt trình bày nguyên ủy sự việc lá thư của độc giả ký tên Sơn Hào, với nội dung, lời lẽ xúc phạm đến tập thể người Việt tị nạn, và tuyên truyền cho chế độ Cộng Sản, được đăng trong mục Thư Ðộc Giả, số báo ra ngày Chủ Nhật, 8 Tháng Bảy.
Gửi lời chào cử tọa, Luật Sư Phan Huy Ðạt, Chủ Nhiệm nhật báo Người Việt, trình bày rằng, sự xuất hiện của lá thư này trên Nhật Báo Người Việt là một “tai nạn” và là “lỗi lầm nghiêm trọng,” gây nhiều phẫn nộ trong cộng đồng; và đại diện Nhật Báo Người Việt, ông “chân thành xin lỗi đến toàn thể độc giả, các đoàn thể, tổ chức cựu quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa”.
“Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của quý vị, sự bận tâm của quý vị. Chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng sự việc, đồng thời ghi nhận ý kiến và lời khuyên bảo của quý vị.” Luật Sư Ðạt nói.
Ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ Bút nhật báo Người Việt, trình bày rằng lá thư gây phẫn nộ cho cộng đồng là do một độc giả gửi vào, bàn về bài viết “Vết Thương Ngày 30 Tháng Tư,” của tác giả Nguyễn Gia Kiểng, đăng trên trang Diễn Ðàn Người Việt ngày 17 Tháng Tư, 2012.
Ông Thiện Giao cho biết, ngay sau khi lá thư được đăng ra, tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi bày tỏ sự phẫn nộ; và khi được hỏi tại sao lại đăng lá thư đó, ông được ông Vũ Quí Hạo Nhiên, Phụ Tá Chủ Bút, người phụ trách mục Thư Ðộc Giả, giải thích rằng: “Thời buổi này còn có kẻ bênh vực Cộng Sản ngu dốt như vậy thì phải cho thế giới thấy.”
“Khi chọn đăng lá thư này, người phụ trách đã phạm lỗi lầm lớn là đăng bức thư độc giả mà không đăng kèm theo lời giải thích, tạo sự ngỡ ngàng cho độc giả.” Ông Thiện Giao trình bày.
Luật Sư Phan Huy Ðạt nói với cử tọa, ngay trong những ngày sau đó, Hội Ðồng Quản Trị và Hội Ðồng Chủ Biên của công ty Người Việt đã có buổi họp khẩn, thừa nhận đây là lỗi lầm lớn, cần phải có lời xin lỗi chính thức và chân thành đến tất cả cựu quân nhân VNCH và độc giả.
Trong lời xin lỗi đăng trên số báo ngày Thứ Năm, 12 Tháng Bảy, Nhật Báo Người Việt thừa nhận lá thư độc giả có “lời lẽ hàm hồ có lợi cho chế độ Cộng Sản và còn xúc phạm toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa”.
Cũng trong lời xin lỗi ấy, Luật Sư Phan Huy Ðạt tái xác định trong cuộc gặp gỡ cộng đồng, rằng các biện pháp kỷ luật đã được đưa ra. Người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc để lá thư độc giả ấy xuất hiện trên mặt báo, là Phụ Tá Chủ Bút Vũ Quí Hạo Nhiên, phải thôi việc; đồng thời Hội Ðồng Quản Trị đã có khiển trách nghiêm khắc cùng biện pháp chế tài đối với hai người liên đới trách nhiệm, là chủ nhiệm và chủ bút.
Mở đầu phần ý kiến và câu hỏi của cử tọa, Bác Sĩ Trần Văn Cảo, thuộc Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân, phát biểu rằng “lời xin lỗi (được đăng trên báo Người Việt ngày 12 Tháng Bảy) là không chân thành, không đúng mức, và không đúng lúc”.
Bác Sĩ Trần Văn Cảo, thuộc Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân, cho rằng “lời xin lỗi (được đăng trên báo Người Việt ngày 12 Tháng Bảy) là không chân thành, không đúng mức, và không đúng lúc”. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Bác Sĩ Cảo nêu ý kiến rằng, phải đến Thứ Năm mới có thư xin lỗi là quá chậm; và chữ “ngưng việc” ông Vũ Quí Hạo Nhiên là không có ý nghĩa rõ ràng, vì hàm ý sau này, khi hết ngưng, người đó sẽ làm việc lại.
Phần phát biểu tiếp theo, cựu Trung Tá Phạm Ðình Cung, Binh Chủng Nhảy Dù, nói rằng ông đến để “nghe xem lời xin lỗi có thành thật không,” và nay thì hài lòng khi “được nghe rõ là ông Vũ Quí Hạo Nhiên đã được cho nghỉ việc”. Ông Cung nhấn mạnh, đăng lá thư nói trên là thái độ “coi thường mọi người” giữa một cộng đồng tỵ nạn toàn cựu tù cải tạo.
“Sa thải rồi thì tôi cám ơn, đó là một việc làm đúng. Còn việc đụng một cái là mình hăm he biểu tình, thì để làm gì? Có chống được Cộng Sản không?” Cựu Trung Tá Cung nhấn mạnh.
Ông Phan Tấn Ngưu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, tâm sự rằng ông tuy đã lớn tuổi, vẫn không lúc nào quên chiến sĩ VNCH, và chủ trương luôn tận tụy bảo vệ danh dự bằng mọi giá.
“Tôi muốn cộng đồng mình thực sự mạnh, đoàn kết, chứ nếu cứ chia 5 xẻ 7 thì làm sao hỗ trợ được việc đấu tranh đòi dân chủ ở Việt Nam.”
Hướng về phía đại diện nhật báo Người Việt, ông hỏi thẳng: “Công ty Người Việt có chịu áp lực của bất cứ thế lực nào không?”
Ðại diện nhật báo Người Việt, ông Ðinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm, khẳng định rằng “Nhật Báo Người Việt chưa bao giờ, không bao giờ, và mãi mãi sẽ không bao giờ chịu áp lực hay nhận yểm trợ của bất cứ thế lực nào.”
Chủ Nhiệm Phan Huy Ðạt cũng nhân câu hỏi ấy, trình bày rằng công ty Người Việt có quy chế “ESOP” (Employees Stocks Ownership Plan), có nghĩa là công ty do Quỹ Hưu Bổng Nhân Viên Người Việt làm chủ, và vì vậy “không thể có thế lực bên ngoài ảnh hưởng vào”. Ngoài ra, với quy chế làm việc tập thể, “mọi quyết định đều phải được mang ra bàn thảo và bỏ phiếu, Việt Cộng muốn lọt vào công ty này cũng khó lắm, và nếu có lọt vào được thì cũng không làm gì được, vì làm gì cũng phải ‘vote.’”
Tác giả Huy Phương, một cộng tác viên kỳ cựu của nhật báo Người Việt, nhận xét rằng “quyết định để cho ông Vũ Quí Hạo Nhiên nghỉ việc như vậy cũng là quyết định nhanh,” nhưng khuyến cáo ban biên tập tương đối trẻ của Nhật Báo Người Việt là “đừng cao ngạo” và phải “rất cẩn trọng trong công việc”.
Một số người trong cử tọa cho rằng lời giải thích lý do lá thư độc giả xuất hiện trên mặt báo là “không được thỏa đáng” khiến Chủ Bút Phạm Phú Thiện Giao phải giải thích nhiều lần, rằng đây là một “lỗi lầm về phán đoán,” vì khi đăng lá thư, người chọn đăng nghĩ rằng độc giả sẽ phản ứng với những lời viết hàm hồ xuẩn động của tác giả lá thư, nhưng không ngờ đã gây phẫn nộ cho độc giả.
“Chúng tôi rút kinh nghiệm, và sẽ cẩn trọng trong cả cách thức trình bày nội dung, để mọi điều đều nằm trong một ngữ cảnh trọn vẹn.” Ông Thiện Giao nói với cử tọa.
Bác Sĩ Trần Văn Cảo, ông Nguyễn Tấn Lạc, phóng viên Khúc Minh (Radio Bolsa) bày tỏ “sự thất vọng” với Chủ Bút Phạm Phú Thiện Giao, và cho rằng chỉ sa thải Vũ Quí Hạo Nhiên thôi thì nhẹ quá, và đề nghị là cả chủ bút cũng phải chịu trách nhiệm, và “nên từ chức”.
Là người phát biểu cuối cùng, ông Trần Phong Vũ, thuộc Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân, nói rằng chỉ cần đọc những bài bình luận hàng ngày của ông Ngô Nhân Dụng trên nhật báo Người Việt thì cũng hiểu rõ chủ trương của tờ báo, và ông mong mọi người đừng để biến cố này khiến cộng đồng thành một nơi “đánh qua đánh lại”.
Cựu Trung Tá Nhảy Dù Phạm Ðình Cung nói rằng ông hài lòng về các biện pháp kỷ luật đối với nhân sự chịu trách nhiệm trong vụ lá thư độc giả xuất hiện trên mặt báo. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
|
Và rồi ông tỏ ra phẫn nộ về sự có mặt của hai nhân vật trong phía cử tọa. Ông Trần Phong Vũ hỏi phía Nhật Báo Người Việt: “Hai ông Etcetera Nguyễn, tổng thư ký tờ Việt Weekly, và Nguyễn Phương Hùng, là hai người ai cũng biết đã công khai hợp tác với phía bên kia, tại sao lại có mặt ở đây?”
Ông Ðinh Quang Anh Thái trả lời rằng, “Hai nhân vật nói trên không có trong danh sách mời tham dự buổi gặp gỡ, nhưng vì tinh thần tự do báo chí, Nhật Báo Người Việt không thể cấm cửa hay ngăn cản sự có mặt của họ, cho dù họ đã chọn một chiến tuyến khác với tập thể người tị nạn.”
Kết thúc buổi họp, Luật Sư Phan Huy Ðạt cảm ơn sự có mặt của cử tọa. Và ông tái xác định lời xin lỗi của tờ báo: “Ðây là một sự việc hết sức đau buồn, tôi chỉ biết một lần nữa gửi lời xin lỗi chân thành đến quý vị.”
Trước khi ra về, một cụ bà lớn tuổi, cũng có mặt trong giới cử tọa, nói với phóng viên Nhật Báo Người Việt: “Phải hết sức cẩn thận, đừng đụng vào những vết thương còn mưng mủ, hãy để yên cho nó lành.”
Thư xin lỗi của Chủ Nhiệm nhật báo Người Việt Kính gửi quý độc giả, quý đoàn thể, tổ chức cựu quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Nhật báo Người Việt mới phạm một lỗi nặng nề nên chúng tôi viết thư này để xin lỗi toàn thể cộng đồng. Ngày Chủ Nhật vừa qua, mục Thư Độc Giả trên báo Người Việt đã in một lá thư với lời lẽ hàm hồ có lợi cho chế độ cộng sản và còn xúc phạm toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Những ý kiến và lời lẽ đó hoàn toàn trái ngược với lập trường mà nhật báo Người Việt vẫn theo đuổi từ hơn 30 năm qua. Chúng tôi trân trọng gửi tới quý vị cùng toàn thể đồng bào lời xin lỗi chân thành của cá nhân tôi và nhật báo Người Việt. Lỗi lầm đáng tiếc trên xảy ra là do nhân viên phụ trách chọn Thư Độc Giả. Sau khi tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã quyết định ngưng việc người phạm lỗi. Ngoài ra, Hội Đồng Quản Trị Công Ty Người Việt đã nghiêm khắc khiển trách và chế tài những người liên đới trách nhiệm, gồm Chủ Nhiệm và Chủ Bút. Chúng tôi sẽ cố gắng có thêm biện pháp ngăn ngừa những sai lầm như vậy trong tương lai, tiếp tục cùng toàn thể đồng bào đấu tranh xóa bỏ chế độ cộng sản độc tài, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, tự do. Chúng tôi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn quý độc giả và thân hữu đã cho biết ngay phản ứng về lá thư độc giả nêu trên trong mấy ngày qua; và một lần nữa mong toàn thể quý vị lượng thứ. Phan Huy Đạt |
No comments:
Post a Comment