xem phần tin sau đây
Mạng xã hội Baidu Tieba phiên bản tiếng Việt hiện đã chính thức hoạt động và ẩn chứa không ít vấn đề đáng lo ngại.
Ngày 16.7, Công ty internet hàng đầu Trung Quốc Baidu chính thức ra mắt mạng xã hội mang tên “Baidu Tieba” phiên bản tiếng Việt. Tên gọi trên được thay đổi so với quảng cáo trước đó là “Baidu Trà đá quán”; đồng thời mạng xã hội này sử dụng tên miền quốc tế vn.tieba.com thay vì tên miền “.vn” hay “.com.vn”. Tuy nhiên khi người dùng truy cập vào các tên miền trước kia của “Baidu Trà đá quán” (tieba.baidu.com.vn hay tradaquan.vn) thì đều được tự động trỏ về trang mạng mang tên miền mới.
Hiện tại, mạng Baidu Tieba tiếng Việt cung cấp dịch vụ thảo luận nhóm. Ngoài ra, trang mạng này còn hoạt động như một cổng thông tin điện tử với các chuyên mục như: Thế giới sao, Điện ảnh, Công nghệ, Thể thao, Giải trí… có nội dung được “xào nấu” lại từ các báo mạng Việt Nam. Như Thanh Niên từng phản ánh, Baidu còn cung cấp dịch vụ hỏi đáp thông tin trực tuyến tại địa chỉ http://zhidao.baidu.com.vn/ và mạng tìm kiếm, các dịch vụ tiện ích trực tuyến tại địa chỉ http://vn.hao123.com. Mặc dù hoạt động rầm rộ như vậy nhưng Bộ Thông tin - Truyền thông cho hay chưa nhận được bất cứ hồ sơ đăng ký liên quan đến việc Baidu chuẩn bị cho ra mắt mạng xã hội này.
Mặt khác, hoạt động của Baidu Tieba ẩn chứa một số vấn đề đáng quan ngại khác đối với cộng đồng mạng Việt Nam. Đầu tiên, Baidu giới thiệu mạng xã hội Baidu Tieba tiếng Việt là: “sân chơi mà bạn có thể tự do chia sẻ quan điểm” nhưng lại không cho phép thiết lập các chủ đề liên quan đến chủ quyền Việt Nam. Sau khi đăng ký thành viên của Baidu Tieba, Thanh Niên tiến hành thiết lập các chủ đề thảo luận Trường Sa và Hoàng Sa thì đều bị từ chối với thông báo: “Xin lỗi! Box này đã bị khóa vì vi phạm quy định pháp luật hoặc có nội dung không phù hợp”. Trong khi đó, các chủ đề Tây Sa (tên Trung Quốc gọi Hoàng Sa) và Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa) thì được phép tạo lập. Điều này ẩn chứa nguy cơ Baidu Tieba trở thành phương tiện truyền bá sai trái, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Ngày 16.7, Công ty internet hàng đầu Trung Quốc Baidu chính thức ra mắt mạng xã hội mang tên “Baidu Tieba” phiên bản tiếng Việt. Tên gọi trên được thay đổi so với quảng cáo trước đó là “Baidu Trà đá quán”; đồng thời mạng xã hội này sử dụng tên miền quốc tế vn.tieba.com thay vì tên miền “.vn” hay “.com.vn”. Tuy nhiên khi người dùng truy cập vào các tên miền trước kia của “Baidu Trà đá quán” (tieba.baidu.com.vn hay tradaquan.vn) thì đều được tự động trỏ về trang mạng mang tên miền mới.
Hiện tại, mạng Baidu Tieba tiếng Việt cung cấp dịch vụ thảo luận nhóm. Ngoài ra, trang mạng này còn hoạt động như một cổng thông tin điện tử với các chuyên mục như: Thế giới sao, Điện ảnh, Công nghệ, Thể thao, Giải trí… có nội dung được “xào nấu” lại từ các báo mạng Việt Nam. Như Thanh Niên từng phản ánh, Baidu còn cung cấp dịch vụ hỏi đáp thông tin trực tuyến tại địa chỉ http://zhidao.baidu.com.vn/ và mạng tìm kiếm, các dịch vụ tiện ích trực tuyến tại địa chỉ http://vn.hao123.com. Mặc dù hoạt động rầm rộ như vậy nhưng Bộ Thông tin - Truyền thông cho hay chưa nhận được bất cứ hồ sơ đăng ký liên quan đến việc Baidu chuẩn bị cho ra mắt mạng xã hội này.
Mặt khác, hoạt động của Baidu Tieba ẩn chứa một số vấn đề đáng quan ngại khác đối với cộng đồng mạng Việt Nam. Đầu tiên, Baidu giới thiệu mạng xã hội Baidu Tieba tiếng Việt là: “sân chơi mà bạn có thể tự do chia sẻ quan điểm” nhưng lại không cho phép thiết lập các chủ đề liên quan đến chủ quyền Việt Nam. Sau khi đăng ký thành viên của Baidu Tieba, Thanh Niên tiến hành thiết lập các chủ đề thảo luận Trường Sa và Hoàng Sa thì đều bị từ chối với thông báo: “Xin lỗi! Box này đã bị khóa vì vi phạm quy định pháp luật hoặc có nội dung không phù hợp”. Trong khi đó, các chủ đề Tây Sa (tên Trung Quốc gọi Hoàng Sa) và Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa) thì được phép tạo lập. Điều này ẩn chứa nguy cơ Baidu Tieba trở thành phương tiện truyền bá sai trái, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Trang mạng Baidu Tieba phiên bản Việt và thông báo không cho phép khởi tạo chủ đề “Hoàng Sa” (ảnh nhỏ) - Ảnh: Chụp từ màn hình máy tính (ngày 21.7.2012) |
Ngoài ra, các diễn đàn công nghệ thông tin trong nước thời gian qua không ngớt bàn tán về nghi vấn những dịch vụ của Baidu can thiệp trái phép vào máy tính tại Việt Nam. Theo đó, máy tính người dùng bị xâm nhập bởi phần mềm gián điệp khi cài đặt ứng dụng TTplayer và Hao123 từ Baidu. Phát biểu với Thanh Niên về thông tin này, đại diện Diễn đàn An ninh mạng HVA khẳng định TTplayer là phần mềm tự cài đặt, thay đổi trái phép trang chủ người dùng vì mục đích quảng cáo. Đồng thời, Hao123 là phần mềm có hành vi tải các đoạn mã khác từ internet về mà không có bất kỳ thông báo nào đối với người dùng.
Đại diện Diễn đàn an ninh mạng HVA cho biết thêm rằng TTplayer và Hao123 có thể tạo một “cổng hậu” trên máy người dùng để tạo cơ hội tải về các mã độc nếu có về sau. Điều này ẩn chứa nguy cơ máy tính người dùng bị can thiệp mà chủ nhân không hề hay biết. Ngoài ra, trong các điều khoản sử dụng, Baidu nhắc đến việc sử dụng cookies và “các công nghệ khác”, trong đó cho biết Baidu sử dụng cookies để giúp người dùng đăng nhập, cài đặt những dịch vụ riêng biệt. Đây là một điều khoản khá mập mờ có thể cho phép Baidu xâm nhập máy tính của người dùng “hợp pháp”.
Đại diện Diễn đàn an ninh mạng HVA cho biết thêm rằng TTplayer và Hao123 có thể tạo một “cổng hậu” trên máy người dùng để tạo cơ hội tải về các mã độc nếu có về sau. Điều này ẩn chứa nguy cơ máy tính người dùng bị can thiệp mà chủ nhân không hề hay biết. Ngoài ra, trong các điều khoản sử dụng, Baidu nhắc đến việc sử dụng cookies và “các công nghệ khác”, trong đó cho biết Baidu sử dụng cookies để giúp người dùng đăng nhập, cài đặt những dịch vụ riêng biệt. Đây là một điều khoản khá mập mờ có thể cho phép Baidu xâm nhập máy tính của người dùng “hợp pháp”.
No comments:
Post a Comment