Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Thursday, November 5, 2009

Dân oan-Phú Yên XHCN Xây đập - xả đập tùy tiện dân chết mặc dân

Hồ thủy điện xả lũ dồn nước làm Phú Yên ngập nặng

Ngày 2/11, bão Mirinae đổ bộ vào Phú Yên gây mưa rất to. Cùng ngày, hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả với lượng nước gấp đôi hôm trước. Đêm ấy, đập Đá Vải ở hạ nguồn bị vỡ, nhấn chìm thị xã Sông Cầu và nhiều vùng ở huyện Tuy An.

Gần 70 người dân Phú Yên đã thiệt mạng trong bão lũ (tính đến trưa ngày 5/11) khiến nhiều người đau lòng, bức xúc đổ lỗi cho Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã xả nước không đúng thời điểm và không báo trước cho dân. Anh Hoàng, một người dân sống ở Sông Cầu nói: "Nếu hồ thủy điện không xả nước, có thể Phú Yên không ngập nặng và nhiều người chết như trong đợt bão lũ này".

Chi cục trưởng Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên Dương Văn Hưởng chiều nay cho biết, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã xử lý đúng quy trình xả lũ trong những ngày qua. Kế hoạch xả lũ cũng đã được đơn vị thủy điện thông báo cho tỉnh để chuyển đến các địa phương. "Trong tình hình mưa bão lớn như vừa qua, thậm chí đến 10 thủy điện Sông Ba Hạ cũng không thể ngăn nước lũ tràn về hạ lưu, trong khi cần phải đảm bảo an toàn cho hồ thủy điện", ông Hưởng nói.

Theo ông Hưởng, trước khi bão đến, dự đoán lũ lên cao, tỉnh đã làm việc với đơn vị thủy điện, yêu cầu xả lũ đi bằng với lưu lượng nước đến. Ông khẳng định: "Thủy điện Sông Ba Hạ đã điều tiết tốt việc xả lũ, vì với lưu lượng hiện nay trên dòng sông này, nếu Ba Hạ xả một lần với hơn 10.000 m3 một giây thì chỉ trong tích tắc toàn hạ lưu sẽ đầy nước".

Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ thuộc địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, rộng 54,66 km2, mực nước dâng bình thường 105 m với dung tích toàn bộ 349,7 triệu m3, trong đó dung tích hữu ích gần 166 triệu m3. Lưu lượng qua nhà máy gần 55 m3 một giây; lượng nước về hồ mỗi năm 5-7 tỷ m3.

Hôm nay, trả lời phỏng vấn về quá trình xả lũ của hồ thủy điện trên sông Ba này trong những ngày bão lũ vừa qua, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ Võ Văn Tri cho biết, đã xả lũ đúng quy trình và thông báo trước cho lãnh đạo tỉnh kế hoạch cụ thể.

- Nhiều người cho rằng Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ ngay lúc bão lũ là bất thường, gây ngập nặng vùng hạ lưu và là tác nhân làm vỡ các đập ở Tuy An, Sông Cầu. Ông nói như thế nào về điều này?

- Tôi xin trả lời ngay, chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ về việc xả lũ, đó là điều bất khả kháng nhưng phải làm. Nếu hồ Thủy điện Ba Hạ không xả lũ thì sẽ là một thảm họa lớn hơn nếu đập thủy điện bị vỡ.

Thủy điện Ba Hạ nằm ở cuối sông Ba, là bậc thang cuối cùng trên sông, chúng tôi không thể nào tự điều tiết được lũ vùng hạ lưu với dung tích hồ chứa nước chỉ có 349,7 triệu m3. Trong khi đó các hồ thủy điện khác trên dòng sông này đã đồng loạt xả lũ, khiến lưu lượng nước trên sông Ba lên rất cao, có lúc đạt mức 20.000 m3 một giây. Nếu Ba Hạ không xả lũ thì không thể an toàn.

- Nghĩa là các thủy điện trên sông Ba không có sự phối hợp với nhau trong việc điều tiết lũ?

- Đúng vậy. Trên sông Ba có tất cả 5 thủy điện đang hoạt động. Tuy nhiên, mới chỉ có 2 thủy điện cùng đặt trên địa bàn tỉnh Phú Yên là Krông Năng và sông Hinh (các nhánh đổ vào hồ thủy điện sông Ba Hạ) là đã xây dựng quy chế liên hồ.

Các thủy điện còn lại là An Khê, Ka-nak, Ayun Hạ thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn chưa có quy chế phối hợp liên hồ trong việc xả lũ. Họ muốn xả vào lúc nào, lưu lượng bao nhiêu, phía hạ lưu chúng tôi không biết. Nếu các hồ thượng nguồn cứ đầy thì xả mà không báo, thì hồ cuối cùng như chúng tôi lãnh đủ.

Đập thủy điện Sông Ba Hạ. Ảnh: Báo Phú Yên

- Người dân đã được thông báo trước về việc xả lũ này của Thủy điện Ba Hạ?

- Từ ngày 1/11, sau khi nhận được thông báo lưu lượng lũ vượt ngưỡng cho phép từ thượng nguồn đổ về của Trung tâm khí tượng thủy văn, chúng tôi đã có báo cáo với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh để chỉ đạo các địa phương thuộc vùng hạ lưu có phương án phòng tránh, nhất là di dân ra khỏi vùng rốn lũ.

Quá trình xả lũ, chúng tôi cũng đã cố cầm cự để xả từ từ, tránh trường hợp người dân quá bất ngờ. Ngày 1/11 xả với lưu lượng 600 m3 một giây, ngày 2/11 là 1.200 m3 giây, ngày 3/11 khi lũ trên sông Ba từ đầu nguồn đổ về đạt xấp xỉ mức báo động, chúng tôi buộc phải xả với lưu lượng 6.000 m3 một giây.

Đúng ra với lượng xả lũ trong các ngày 1-2/11, nếu điều kiện thời tiết bình thường thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vùng hạ lưu. Tuy nhiên, việc xả lũ này lại đúng vào lúc có mưa to, triều cường nên lũ đạt đỉnh và thiệt hại là không thể tránh khỏi.

- Như vậy, theo ông, Thủy điện Ba Hạ đã lường trước được hậu quả của việc xả lũ đối với người dân ở vùng hạ lưu Phú Yên. Hiện thiệt hại về người và của Phú Yên trong cơn lũ lịch sử này rất lớn. Trách nhiệm của đơn vị thủy điện như thế nào?

- Chúng tôi đã báo trước thời điểm và khối lượng xả lũ. Các địa phương phải tự mình đánh giá tình hình để tiến hành, lên các kế hoạch đề phòng, trong đó có cả việc phải tự lên kế hoạch di dời dân thôi.

Tuy nhiên, chứng kiến cảnh hàng vạn người dân và tài sản ngập chìm trong bão lũ, chúng tôi vô cùng đau xót.

- Nước lũ thượng nguồn vẫn liên tiếp đổ về hạ lưu sau bão Mirinae. Liệu sẽ có nguy cơ hồ xả lũ gây ngập tiếp tục trên diện rộng ở Phú Yên hay không, thưa ông?

- Hiện nay, nước trong hồ vẫn cao trên mực nước bình thường. Do đó, chúng tôi vẫn đang tiếp tục xả lũ với lưu lượng 3.000 m3 một giây. Với lượng xả này nếu các vùng hạ lưu chưa bị ngập thì không ảnh hưởng gì. Nhưng do nhiều khu vực vẫn chưa thoát hết nước nên sẽ gây khó khăn không nhỏ cho người dân trong việc khắc phục hậu quả bão, lũ. Do đó, chúng tôi đang cố gắng giảm tối đa lượng nước xả xuống hạ lưu.

Sáng nay, khi chúng tôi kiểm tra thì các hạng mục công trình thủy điện vẫn an toàn. Chúng tôi đã bố trí lực lượng túc trực 24/24 giờ để khắc phục những sự cố xấu có thể xảy ra.

- Như ông nói, việc phối hợp giữa các thủy điện trên sông Ba vẫn còn bất cập, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân ở hạ lưu. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

- Khoảng 3 tháng trước, chúng tôi đã đề nghị UBND tỉnh Phú Yên có sự phối hợp với tỉnh Gia Lai để có được quy chế phối hợp liên hồ. Thế nhưng đến nay vẫn chưa thấy có phản hồi gì.

Là bậc thang cuối cùng trên sông Ba, chúng tôi chỉ biết thông qua đơn vị khí tượng thủy văn để điều tiết lượng nước trong hồ. Tuy nhiên, các thông số này mới chỉ là tương đối và chỉ áp dụng được trong từng thời điểm.

Hồ chứa nước của thủy điện sông Ba Hạ là hồ chứa nước cuối cùng của các công trình thủy điện bậc thang, trong khi diện tích nó quá nhỏ để tích nước cắt lũ mà phía trên thượng nguồn thì các thủy điện khác có thể xả bất cứ lúc nào.

Nói thật, nhiều khi chúng tôi vẫn thường xuyên phải chịu cảnh “trên đe dưới búa”, vì thủy điện liên quan đến hai địa phương (Phú Yên và Gia Lai). Không kịp xả lũ thì thượng nguồn không thể thoát được nước, yêu cầu phải xả lũ. Xả lũ hạ lưu ngập thì kêu phải giữ lại.

Chúng tôi đang rất đau đầu để làm sao cân đối được mực nước ổn định, an toàn, hài hòa cho cả hai. Chỉ có quy chế phối hợp liên hồ thì mới giải quyết được điều nay.


Vỡ đập tại Phú Yên, người dân hoảng loạn

"Mọi người đang ngủ, nước bỗng ào vào nhà, chẳng mấy chốc tới cổ, ai nấy hoảng hồn cuống cuồng chạy lũ", chị Hương ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, bàng hoàng kể về cơn lũ được cho là kinh hoàng nhất 30 năm qua.

Dòng lũ từ thượng nguồn xuống, kết hợp với mưa to trong bão tạo thành sức mạnh dữ dội khiến con đập nhỏ không thể chịu đựng nổi.

Là người sống ở Sông Cầu gần 30 năm qua, người phụ nữ này thảng thốt cho biết chưa bao giờ chứng kiến cơn lũ kinh hoàng đến thế. Bố mẹ và họ hàng nhà chị đều khóc lóc và "bay hết hồn vía" khi chứng kiến dòng nước cuồn cuộn tấn công cư dân trong thị xã.

Chị Hương kể lại, khi mọi người trong nhà đã lên hết trên tầng thượng an toàn tránh lũ, nhìn ra phía đường cái, chị lạnh cả người khi thấy nhiều người dân từ những gian nhà lụp xụp của xóm tháo chạy ra ngoài để tìm nơi cao ráo hơn. Ngay lúc đó có một chiếc xe tải trờ tới, dòng người cứ thế kêu khóc van xin và đu theo để tìm hướng thoát thân. "Nhìn cảnh này không thể nào cầm được nước mắt", chị nói.

Theo người phụ nữ này, khu dân cư Long Bình, cũng thuộc thị xã Sông Cầu, chỉ toàn nhà thấp, nước cứ cuồn cuộn dâng. Nhiều người trèo kịp lên mái để trú, suốt ngày nay đang không có gì để ăn nên chỉ còn cầu may chờ cứu trợ.

Nhiều ngôi nhà ở Phú Yên sập đổ hoàn toàn sau bão Mirinae. Ảnh: Xuân Hiếu.

Thống kê của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên, đến 16h30 hôm nay, tỉnh có 16 người chết, 11 người bị thương, 51 tàu cá và 1 sà lan gỗ bị chìm, 21 tàu bị trôi ra biển. Hầu hết nhà lợp tôn, ngói đều bị tốc mái, trong đó có 140 nhà sập hoàn toàn. Nhiều hồ nuôi tôm bị vỡ, hàng trăm ha hoa màu bị ngập. Tỉnh đã phải cầu viện Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đưa 2 máy bay trực thăng đến cứu hộ dân vùng bị ngập trong nước.

Theo đại diện Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Phú Yên đang ứ đọng 3.000 người không thể di chuyển đến các tỉnh lân cận do đường sá bị tắc nghẽn. Hiện tỉnh đã phát lệnh cấm lưu thông để đảm bảo an toàn, điều ca nô từ Bình Định và Ninh Thuận đến hỗ trợ. Lưu thông trên Quốc lộ 1A đoạn qua Phú Yên bị ách tắc nhiều nơi.

Mưa lớn kéo dài, cộng với thủy triều dâng cao khiến nhiều vùng dân cư ở Sông Cầu, Tuy An và Đồng Xuân bị chia cắt. Chiều nay vẫn còn nhiều người kẹt trong vùng nước lũ. Tại xã An Hải (huyện Tuy An) nước biển đã xâm thực vào đất liền 2-3 m với chiều dài hơn 3 km, hàng trăm hộ dân phải sơ tán khẩn cấp. Hầu hết các khu vực mất điện, đến cuối ngày do nước vẫn còn dâng cao nên các công ty điện lực, viễn thông vẫn chưa nối lại điện, điện thoại.

Lực lượng cứu hộ đang ứng cứu người dân trong dòng nước chảy xiết và địa hình bị chia cắt. Ảnh: Báo Phú Yên.

Hầu hết các tỉnh Nam Trung bộ đều chịu thiệt hại nặng sau bão Mirinae. Tại Bình Định, vùng đồng bằng hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn ngập trong biển nước 1-5 m. Giao thông tê liệt ở nhiều tuyến đường.

Theo đại diện cơ quan phòng chống lụt bão tỉnh, dù đã được chi viện thêm lực lượng, máy bay, nhưng do địa hình quá phức tạp và lượng dân cần hỗ trợ quá lớn nên việc cứu hộ bằng canô và cả máy bay trực thăng cũng gặp khó khăn. Đến chiều tối nay, nhiều người dân vẫn chưa thể đến nơi an toàn.

Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến 15h, 5 người dân Bình Định chết do bão Mirinae, 2 người mất tích, 15 người bị thương, 127 nhà sập hoàn toàn, gần 5.000 ngôi nhà hư hỏng, ngập nước, 1 trạm y tế và 116 phòng học bị tàn phá nặng.

Lũ dâng cao cũng khiến hàng nghìn hecta lúa, hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ. Nhiều tuyến đê sạt lở, kênh mương bồi lấp, phá hủy hàng loạt tuyến đường giao thông. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính 81 tỷ đồng.

Nước tràn vào nhà, cuốn trôi đồ đạc của người dân. Ảnh: Kiều Mi.

Tại Khánh Hòa, tính đến 16h30 hôm nay, mưa lũ làm thiệt mạng 4 người, 4 người mất tích và 7 người bị thương. Mực nước dâng cao ở mức báo động 3 tại sông Dinh (Ninh Hà), sông Cái (Nha Trang) và chưa có dấu hiệu giảm.

Tại Quảng Ngãi, mưa lớn hai ngày qua gây sạt lở núi, làm ách tắc giao thông, cô lập nhiều đường nhiều đường từ trung tâm huyện về các xã ở các huyện miền núi. Riêng hệ thống thông tin liên lạc của huyện miền núi Sơn Tây vẫn chưa liên lạc được.

Mưa lớn gây sạt lở nặng tại đèo Viôlăc (huyện Ba Tơ). Chiều nay trời vẫn còn mưa to, nhiều khả năng núi sẽ tiếp tục sạt lở gây ách tắc giao thông.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, đến chiều 3/11, bão số 11 đã làm một trường hợp bị thương nặng do chằng chống nhà cửa. Hơn 20 nhà dân ở huyện miền núi Trà Bồng và Sơn Hà bị sập hoàn toàn, hư hại nặng, nhiều trụ sở cơ quan bị tốc mái, đê bị sạt lở và nhiều tuyến giao thông miền núi bị hỏng.

Lũ cuốn trôi nhiều cây gỗ từ thượng nguồn về sông Trà Khúc, tấp vào bờ khiến nhiều người dân kéo nhau đi thu lượm. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho dân trong tình hình lũ lớn quá nhanh và dữ dội, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi đã phải ban hành lệnh cấm người dân ra bờ sông nhặt củi.

Tính đến 16h30, đã có 25 người chết, 31 người bị thương vì bão Mirinae tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, số liệu thống kê từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương này.

Nhóm phóng viên




Thủy điện xả lũ, Tuy Hòa lãnh đủ

- Như vụ thủy điện A Vương xả lũ làm ngập Quảng Nam hồi bão số 9, hôm qua tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ cũng thừa nhận đã xả lũ từ ngày 2-11. Điều đó đã góp phần nhấn chìm thành phố Tuy Hòa...

Trên hệ thống sông Ba có đến năm nhà máy thủy điện đang hoạt động gồm: An Khê - Kanak, Ayun Hạ, Krông H’Năng, Sông Hinh và Sông Ba Hạ - Đồ họa: VĨ CƯỜNG

Tối 2-11, bất thần lũ dữ tràn về, nhanh đến mức hàng vạn người dân phía hạ lưu sông Ba ở Phú Yên chỉ kịp leo lên nóc nhà. Chuyện gì đã xảy ra? tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ Võ Văn Tri. Ông Tri nói:

- Ngày 2-11, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã xả lũ với lưu lượng 800 - 1.000m3/giây, nếu bình thường thì lưu lượng xả như thế không ảnh hưởng lắm đối với hạ lưu. Nhưng khi lũ xảy ra, mưa to, triều cường thì tất nhiên nó góp phần nâng cao đỉnh lũ.

* Nhiều chuyên gia cho rằng công trình thủy điện Sông Ba Hạ không hoàn thành nhiệm vụ là điều tiết lũ, cắt lũ đối với hạ lưu?

Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ được xây dựng trên địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên có hai tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 110 MW với điện lượng trung bình 825 triệu kWh/năm. Ngày 24-10-2009, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam) đã tiến hành khởi động chạy không tải tổ máy số 2 trong 10 ngày để kiểm tra, hiệu chỉnh trước khi chính thức phát điện hòa vào điện lưới quốc gia vào đầu tháng 11-2009.

- Nhận định đó là đúng. Chúng tôi cũng biết rõ điều đó ngay từ khi xây dựng công trình này. Làm sao cắt lũ, điều tiết lũ được khi dung tích hồ chứa nước của thủy điện Sông Ba Hạ chỉ 349,7 triệu m3. Ngay từ lúc khảo sát, bên tư vấn đã đặt vấn đề dung tích hồ phải chứa được 1 tỉ m3 nước, ít nhất phải 800-850 triệu m3. Nhưng vấp phải sự phản ứng từ tỉnh Gia Lai ở phía trên. Để tích được 1 tỉ m3 nước thì thêm một phần lớn diện tích đất sản xuất của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai ngập trong lòng hồ.

Nói thẳng ra, ngay từ đầu chúng ta thiếu một nhạc trưởng để điều hành thủy điện bậc thang trên sông Ba. Nhà máy nằm trên đất Phú Yên mà lòng hồ chiếm quá nhiều diện tích trên đất Gia Lai. Họ phản đối và giải pháp xây hồ chứa nước quá nhỏ như hiện tại là sự lựa chọn cuối cùng. Đó là giải pháp bất đắc dĩ. Tôi thừa nhận thủy điện Sông Ba Hạ không thể làm được nhiệm vụ cắt lũ, điều tiết lũ đối với hạ lưu.

Hơn nữa, ngay cả các nhà máy thủy điện trên sông Ba hiện vẫn chưa có sự phối hợp với nhau. Trên sông Ba hiện có chín công trình thủy điện, đã có năm nhà máy chính thức hoạt động. Chưa bao giờ chúng tôi nhận được thông báo về kế hoạch xả lũ của họ. Hồ chứa nước của thủy điện Sông Ba Hạ là hồ chứa nước cuối cùng của các công trình bậc thang, trong khi nó quá nhỏ để tích nước cắt lũ mà phía trên thì họ có thể xả bất cứ lúc nào.

* Như vậy, chuyện xả lũ khủng khiếp của thủy điện Sông Ba Hạ trong hai ngày 2 và 3-11 đã làm Phú Yên chìm trong biển nước là tất yếu?

- Sáng 3-11, lũ đổ về quá nhanh, chúng tôi xả lũ 8.000m3/giây, đến trưa đã xả 10.000m3/giây. 18g ngày 3-11, lũ đổ về lòng hồ quá lớn và nhà máy quyết định xả 14.450m3/giây, kéo dài suốt tám giờ. Đến chiều 4-11, vẫn đang xả 9.000m3/giây. Việc xả lũ trong tình hình những ngày vừa qua là giải pháp buộc lựa chọn, bởi đó là cách duy nhất để đảm bảo an toàn, nếu không làm thế chắc chắn thảm họa sẽ khủng khiếp hơn nhiều đối với hàng vạn người dân ở hạ lưu. Nhìn hàng ngàn bà con bị ngập lụt tôi cũng xót xa lắm chứ, nhưng không còn cách nào khác.

Trong khả năng của mình, chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, kịp thời thông báo về diễn biến xả lũ để chính quyền di dời dân trong các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, hàng ngàn nhà dân chìm trong lũ như những ngày qua là bất khả kháng.

B.TRUNG - T.LỘC thực hiện

-----------------------------

Đối mặt với đói và khát

98 người chết, 20 người mất tích

- Phú Yên: 69 người chết, 16 người mất tích.

- Bình Định: 13 người chết, 3 người mất tích.

- Khánh Hòa: 12 người chết, 1 người mất tích.

- Gia Lai: 4 người chết.

* Trong ngày 4-11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thị sát vùng ngập lũ ở Phú Yên và Bình Định. Phó thủ tướng yêu cầu Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu cho tỉnh Phú Yên. Tại Bình Định, Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh tập trung giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt, trong đó chú trọng công tác vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước và phòng chống dịch bệnh.

Đã có 98 người chết do lũ. Người sống thì đang đối mặt với lũ, đói và khát. Nặng nề nhất là Phú Yên. Đến tối 4-11, toàn bộ TP Tuy Hòa (Phú Yên) vẫn tê liệt do ngập sâu trong nước.

Phú Yên: lũ vẫn lên

Thiệt hại nặng nhất là huyện Đồng Xuân với 30 người chết; tiếp đến là huyện Tuy An 22 người, thị xã Sông Cầu 13 người, còn lại ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa. Có gần 500 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, gần 5.600 ngôi nhà hư hỏng nặng, 22 tàu thuyền đánh cá bị trôi mất.

Trong ngày 4-11, lũ tiếp tục dâng cao nhấn chìm hàng vạn ngôi nhà trong biển nước. Ngập nặng tại các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa. Đến tối 4-11, toàn bộ khu vực TP Tuy Hòa vẫn tê liệt, hàng ngàn ngôi nhà, hầu hết các đường phố bị ngập sâu từ 1m trở lên, nhiều hoạt động bị đình trệ. Huyện Đồng Xuân vẫn bị cô lập hoàn toàn, phần lớn huyện Tuy An bị chia cắt. Trong khi đó, lũ trên sông Ba tiếp tục dâng cao.

Trong ngày, tỉnh Phú Yên tiếp tục sơ tán hơn 16.000 người ở ven sông, vùng trũng. Theo UBND tỉnh Phú Yên, tình hình nguy cấp nhất hiện nay là hàng ngàn người dân trong các vùng lũ bị thiếu ăn do nhà cửa ngập sâu trong nước.

Sáng 4-11, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã chi viện ba chiếc trực thăng đến Phú Yên để cứu nạn, cứu trợ thực phẩm cho người dân tại các vùng lũ.

Từ chiều 4-11, quốc lộ 1A qua Phú Yên lại bị tắc. Ông Phạm Văn Hóa, giám đốc Công ty Quản lý - sửa chữa đường bộ Phú Yên, cho biết lũ đã làm vỡ hai cống thoát nước trên tuyến tránh qua TP Tuy Hòa, khiến nền đường bị sụt lún nghiêm trọng, các phương tiện giao thông không thể qua lại. Hàng ngàn ôtô bị ùn tắc ở hai đầu đường. Theo ông Hóa, phải mất 2-3 ngày mới có thể khắc phục các điểm sụt lún. Trong khi đó từ trưa 4-11, nước lũ bắt đầu dâng cao, tràn lên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Đông Hòa. Đã có hai cống trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa) bị vỡ, có nguy cơ gây ách tắc giao thông kéo dài.

Thành phố Tuy Hòa chìm trong biển nước bởi cơn lũ lớn nhất trong lịch sử - Ảnh: PHI LONG (chụp từ trực thăng cứu trợ)

* Bình Định: khát và đói

Đến chiều 4-11, cả tỉnh đã có 311 nhà sập hoàn toàn, 144 phòng học và 3.549 nhà dân hư hỏng, 41.750 nhà ngập nước... Tổng thiệt hại tại tỉnh ước tính lên đến 887 tỉ đồng. Tỉnh Bình Định vẫn còn nhiều nơi như huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ... chìm trong lũ.

Chiều 4-11 mưa tạnh, nước bắt đầu rút. Nhiều tuyến đường chính tại TP Quy Nhơn bị nước lũ phá tan tành. Tại những vùng trũng, người dân bắt đầu dọn dẹp lại những căn nhà đổ nát. Hàng ngàn người dân đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Hơn 100 bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Bình Định nháo nhác trong cơn đói khát khi lũ vừa rút. Nước vừa rút, nhiều xe bồn chở nước tưới cây xanh và xe cứu hỏa hú còi inh ỏi trên các tuyến phố. Tất cả chở đầy nước để ứng cứu hàng ngàn dân đang thiếu khát tại Nhơn Bình và Nhơn Phú.

* Nha Trang: bờ biển ngổn ngang củi, rác

Tại Khánh Hòa, trong số người chết có 4 người ở huyện Ninh Hòa, 3 người ở huyện Cam Lâm, 1 người ở huyện Diên Khánh và 1 người ở huyện Vạn Ninh. Bãi biển Nha Trang toàn củi, gỗ, rác. Sáng 4-11, lãnh đạo UBND và ban ngành huyện Ninh Hòa (Khánh Hoà) đã đến thăm hỏi, động viên và tặng 300.000 đồng/hộ cho các gia đình bị sập nhà do bão lũ tại thị trấn Ninh Hòa và hai xã Ninh An, Ninh Sơn. Tính đến thời điểm này, toàn huyện có 37 căn nhà bị sập, 125 nhà hư hỏng, 28ha lúa, 24ha hoa màu bị ngập, 120ha đìa tôm cá bị trôi...


Nhờ ông Hùng, hơn 20 người thoát chết trong lũ dữ”

(Dân trí) - Về xóm Trường, thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân (Phú Yên), người dân nơi đây níu tay chúng tôi kể: “May nhờ có ông Hùng mà mấy mươi người thoát chết”.

Ông Nguyễn Văn Hùng (áo đen) và cụ Trương Tám - một trong những người ở xóm Trường được ông Hùng cứu sống
Một mình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, thường trú tại xóm Trinh, thôn Triêm Đức) đã chèo xuồng ra vào vùng lũ dữ hiểm nguy cứu hơn 20 người thoát nạn trong cơn thiên tai dội xuống xóm Trường đêm 2/11.

Cụ Trương Tám (84 tuổi) run run kể lại: “Lũ lên nhanh quá, chạy lũ không kịp, một mình tôi dùng chút sức tàn cố bám vào cành cây. Trong cơn tuyệt vọng, anh Hùng đã bơi xuồng ra cứu kịp, chứ không thì giờ này tôi chẳng còn đứng đây đâu”.

Chị Hạnh, con ông Tám, nói về ông Hùng với ánh mắt tri ân: “Nhờ ông ấy mà tôi còn có cha. Hàng mấy mươi người dân xóm Trường nhớ ơn ông Hùng”.

Đêm lũ tràn về xóm Trường, đâu đâu cũng nghe tiếng kêu cứu, một mình ông Hùng chèo xuồng lần mò trong biển lũ cuồn cuộn đổ về. Ông đi theo tiếng người kêu mà cứu nạn.

Hỏi ông Hùng vì sao lại liều mình đến vậy, ông cười xoà hiền lành: “Ai trong cảnh ấy cũng như tôi thôi. Chẳng lẽ nghe bà con chòm xóm kêu cứu mà mình làm ngơ sao đành. Lúc đó tôi không nghĩ gì hết, chỉ cố làm sao mà cứu được bà con”.


Quặn lòng những cái chết trong nước lũ

- Bão lũ đánh vỡ đập, nước xối thẳng, cuốn trôi cả ngôi nhà anh Tùng. Anh bám được vào bẹ chuối, chị quàng người qua dây điện, thoát nạn; nhưng cả hai đứa con của anh chị đều bị lũ cuốn phăng. “Tìm đâu được lại con đây!”, nước mắt chị dài hơn nước lũ.
Sáng ngày 4/11, chúng tôi đến thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất sau trận bão lũ vừa qua, đâu đâu cũng một cảnh hoang tàn, tang thương đến nát lòng.


Mặt cầu Thị Thại bị lũ "cứa" đứt đôi.

Ngay sau cơn bão số 11, lũ từ đầu nguồn đổ về kết hợp với triều cường trong đêm 2/11 đã quần nát thị xã Sông Cầu. Tính đến thời điểm này, đã có ít nhất 13 người chết, 1 người mất tích, hàng chục người bị thương; trong đêm 2/11, hàng trăm tàu thuyền neo đậu trú bão gần khu vực cửa sông Tam Giang bị lũ quét đánh đứt neo, trôi dạt ra biển… Cơn lũ quét kinh hoàng được cho là “dữ dội chưa từng thấy” đã đánh tan gần 50 mét đập Đá Vải - tấm bình phong chắn lũ, khiến hơn 300 nhà dân bị sập đổ, cuốn trôi. Lũ đánh nghiêng cầu Tam Giang, đánh đứt đôi mặt cầu Thị Thại, thiệt hại ước tính 50 tỷ đồng. Nặng nề nhất là toàn bộ lúa gạo, hoa màu, gia súc, gia cầm vùng thuần nông bị mất trắng, hàng trăm tỷ đồng mồ hôi, nước mắt của nhà nông đã trôi theo cơn lũ kinh hoàng.


13 nguời dân thiệt mạng tại thị xã Sông Cầu hầu hết đều ở những nơi thuộc vùng cao của thị xã, là nơi mà “trước đây, lũ cao mấy cũng chưa dính xíu nước” như lời ông Bùi Ngọc Minh, trưởng Công an thị xã Sông Cầu, nói.

Bàng hoàng nhất là cái chết của 2 cháu nhỏ con anh Huỳnh Thanh Tùng và chị Nguyễn Thị Ái Mỹ. Đập Đá Vải bị đánh vỡ, lũ tông thẳng qua mặt đường quốc lộ đoạn gần cầu Thị Thại, xô thẳng và cuốn trôi hoàn toàn ngôi nhà cấp 4 khá kiên cố của vợ chồng anh Tùng. Vợ chồng anh bị lũ cuốn phăng trong khi đang chạy nạn. Anh bám được vào bẹ chuối thoát chết, chị quàng người qua dây điện, được người dân cứu kịp thời, nhưng hai cháu Huỳnh Ái Vân (15 tuổi) và Huỳnh Thị Thanh Nguyên (9 tuổi) bị lũ cuốn phăng, đến chiều tối ngày 3/11 mới tìm thấy xác.

Ngay giáp khu phố Long Hải Nam, nơi gia đình anh Tùng gặp nạn, cũng đầy rẫy những cảnh tang thưuơng đến quặn lòng. Anh Đỗ Kim Hùng thẫn thờ bên xác vợ, chị Đặng Thị Thuỷ (28 tuổi), vừa được tìm thấy; cạnh đó là thi hài đứa con trai duy nhất của anh chị, cháu Đỗ Quốc Trung (8 tuổi).

Đi sâu vào trong khu phố Long Bình, phường Xuân Phú, thị xã Sông Cầu, dưới một mái nhà xiêu vẹo, vợ chồng anh Võ Ngọc Giàu và chị Nguyễn Thị Thơm đang vật vã khóc thương con. Nước mắt không ngừng rơi, chị Thơm thảm thiết: “Nhà cửa mất rồi, con cũng mất, cả hai đứa con tôi đều bị lũ cuốn trôi. Tìm đâu được lại con tôi bây giờ!”. Bà nội của các con chị (cháu Võ Thị Kim Quyền 3 tuổi và Võ Kim Quân 7 tuổi) tựa vào cột nhà khóc không thành tiếng. Không chỉ 2 đứa cháu nội, đứa cháu ngoại duy nhất của bà cũng bị lũ cuốn trôi mất xác…
Người bà này cứ ôm cột mà khóc không thành tiếng. Thủy thần đã cướp đi của bà cả 3 đứa cháu.

Sau những nỗi đau mất người là nỗi lo thiếu cái ăn. “Lá lành đùm lá rách”, những người dân nghèo trắng tay sau lũ mấy ngày qua san sẻ cho nhau từng sợi mì tôm.

Buộc xác chồng trên mái nhà

Anh Nguyễn Đình Mỹ sau hơn 12 giờ chống chọi với thủy thần, đến trưa 3/11 đã chết cóng trên mái nhà. Sợ nước cuốn trôi mất xác chồng, chị Nhung vợ anh đã dùng dây buộc xác chồng trên mái nhà rồi đưa con gái nhỏ theo canô cứu hộ ra ngoài. Sáng 4/11 chị mới quay về đưa xác anh xuống được. Nhà sập, trôi mất đàn heo nái, ba triệu đồng làm của hồi môn cho con và hơn 20 chục bao lúa vừa gặt, chị chỉ còn hai bàn tay trắng.

Cũng tại khu phố Ngân Sơn, bà Phạm Thị Thừa chết từ trưa 2/11, người nhà đã cột xác bà vào cửa sổ nhưng sáng 4/11 về xác đã trôi đi mất, mọi người bủa đi tìm mà chưa thấy

Người dân vùng lũ đang cần được tiếp nước sạch và lương thực - Ảnh: Tấn Vũ

* Ninh Thuận: nho, bắp, lúa... chìm trong nước

Hôm qua 4-11, mưa đã ngớt nhưng hàng nghìn gốc nho của TP Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn... vẫn còn chìm trong biển nước do lượng mưa lớn và nước đầu nguồn các con sông đổ về từ ngày hôm qua. Nhiều xã, thôn của huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam... bị cô lập do mực nước vẫn còn cao.


Đường đã thông, tàu vẫn tắc

* Quốc lộ 1 đã thông xe lúc 8g30 ngày 4-11, theo Bộ GTVT. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường bị hư hỏng nặng. Cụ thể, tại cầu Thị Thạc (Phú Yên) nước lũ làm xói lở đường dẫn phía nam, tắc giao thông. Cầu Tam Giang (Phú Yên) trụ cầu bị xói lở đường dẫn, sập một nhịp, đã thông xe cho xe thô sơ và môtô. Chân đèo Cù Mông phía Phú Yên sụt taluy dương. Tại quốc lộ 19 (Quy Nhơn - Gia Lai), cầu Phú Phong bị trôi trụ tạm, dầm của nhịp số 3, 4 bị sập. Hiện nay giao thông cho đi một làn theo hướng Gia Lai - Quy Nhơn.

* Tuyến đường sắt từ ga Tuy Hòa đi ga Diêu Trì vẫn tắc ở nhiều đoạn. Theo ông Nguyễn Hữu Tuyên - trưởng ban kinh doanh vận tải của Tổng công ty Đường sắt VN, tính đến ngày 4-11 đã phối hợp với sở GTVT Phú Yên, Bình Định trung chuyển 2.920 khách của chín đoàn tàu bị mắc kẹt ở ga Diêu Trì đến các tỉnh phụ cận. Đêm 4-11 tiếp tục chuyển tải số khách của hai đoàn tàu nữa. Thiệt hại ước tính đối với đường sắt khoảng 12 tỉ đồng.

* Các chuyến bay đến các tỉnh bị bão lũ được khôi phục hoàn toàn trong ngày hôm qua. Vietnam Airlines đã tăng bốn chuyến bay đến Nha Trang để chuyển các hành khách bị mắc kẹt trong những ngày qua - ông Lê Hoàng Dũng, người phát ngôn của Vietnam Airlines, cho biết.

T.PHÙNG

Những cái chết đau lòng

Bà Phạm Thị Hồng chỉ lên trần nhà, nơi anh Mỹ bị chết ngạt - Ảnh: Quang Phương

Nhìn từ trực thăng, cả TP Tuy Hòa (Phú Yên) như một biển nước rộng mênh mông với hàng chục tuyến đường vẫn bị nước nhấn chìm từ đêm 3-11, chỗ sâu nhất hơn 1,5m và người dân chỉ có thể di chuyển bằng thuyền, trong khi nhiều xã vẫn còn bị nước lũ cô lập, chia cắt.

20 giờ ngày 4-11, nhiều người dân TP Tuy Hòa vẫn chưa thể quen với cảnh sống trong một thành phố đầy nước. Cụ ông Nguyễn Hội vừa dò dẫm từng bước chân vừa phân trần với chúng tôi: “Đời tui có bao giờ thấy nước trong thành phố nhiều đến thế này. Giờ đi đâu cũng thấy nước, cứ như là sống ở một vùng quê nào đó”.

Nước đã bắt đầu xuất hiện trên các tuyến đường vào sáng 2-11 chỉ vài tấc, nhưng hôm sau khi nước từ thượng nguồn sông Đà Rằng đổ về ngày càng nhiều thì cả thành phố thật sự trở thành một biển nước. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên nằm trên trục lộ chính là đường Trần Hưng Đạo cũng bị nước bao vây tứ bề khiến hoạt động nơi đây bị đảo lộn. Một canô đã được huy động ứng trực trước cổng bệnh viện để cấp cứu các ca bệnh nặng vì giao thông giờ đây chỉ dành cho xuồng bè.

Con đường nhỏ vào khu phố Ngân Sơn, thị trấn Chí Thạnh (Tuy An) sau cơn lũ kinh hoàng tối 3-11 vẫn còn đầy bùn đất trơn trượt, rác và cây cối ngổn ngang. Ở cuối hẻm, tiếng trống, tiếng kèn đám ma, tiếng khóc của người vợ mất chồng, người con mất cha mẹ… làm não nề cả khu dân cư nhỏ.

Ông Nguyễn Lặt, một người hàng xóm của ông Trần Phương Thẻ (93 tuổi), kể lại:

“Vợ chồng ông Thẻ chỉ có một người con gái nhưng đã có chồng và sống cách xa 10km. Sáng nay khi tui qua gõ cửa thì không thấy động tĩnh gì trong nhà cả. Tui đành đập cửa vào thì phát hiện vợ chồng ông đã chết”.

Tối 3-11, khi hai vợ chồng ông Thẻ và bà Nguyễn Thị Nhàn (85 tuổi) đang ngủ trong nhà thì nước lũ tràn vào bất ngờ lên tận nóc nhà. Tuổi già sức yếu không thể chống chọi, hai vợ chồng ông chết ngay trong căn nhà của mình.

Cách đó chừng 500m, ở cuối hẻm là đám tang của anh Nguyễn Đình Mỹ (43 tuổi). Một người hàng xóm cho biết: tối 3-11, khi anh Mỹ cùng vợ và đứa con gái út đang ngủ trong nhà thì khoảng 22g30 nước lũ ập vào. Khi nước lên tới bụng thì anh dỡ ngói đưa vợ và con lên mái tránh lũ. Phần anh bám ở dưới mái nhà. Không may con gái Nguyễn Thị Chi (học lớp 9) bị trượt chân và té từ trên mái nhà xuống. Nước lũ hung hãn cuốn trôi con gái anh.

Nghe tiếng vợ kêu cứu con, anh vội buông tay định cứu con nhưng không còn kịp nữa, nước đã tràn lên tới mái nhà. Anh bị chết ngạt ở dưới mái nhà. May thay, con của anh sau đó được những người dân trong khu vực cứu sống. Bà Phạm Thị Hồng, mẹ vợ anh Mỹ, nghẹn ngào: “Nó là trụ cột trong nhà. Giờ nó chết, không biết vợ con sống thế nào đây?”.


Tổng công ty Sông Đà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Tổng công ty Sông Đà
Song Da Corporation
Loại hình Tổng công ty nhà nước
Thành lập 01 tháng 6 năm 1961
Trụ sở Nhà G10, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Thành viên chủ chốt Lê Văn Quế, Chủ tịch
Dương Khánh Toàn, Tổng giám đốc
Ngành nghề Xây dựng,
Điện,
Vật liệu,
Các dịch vụ khác
Sản phẩm Xây dựng,
Điện thương phẩm,
Vật liệu xây dựng
Website [1]

Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, tên tiếng AnhSong Da Corporation. Tổng công ty được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi ban đầu là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà.



  • Ngày 01 tháng 6 năm 1961 Tổng công ty Sông Đà được thành lập với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà.
  • Từ năm 1979 - 1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình. Đây là công trình thế kỷ của Việt Nam nằm trên dòng sông Đà. Sau đó tên mới của công ty là công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà.
  • Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà.
  • Ngày 11 tháng 3 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà.

Cơ cấu Tổ chức

  1. Khối cơ quan công ty mẹ - Tổng công ty:Gồm các Ban chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
  2. Các công ty thành viên[1]
  • Đơn vị hạch toán phụ thuộc
    • Công ty BOT hầm đường bộ qua Đèo Ngang
  • Đơn vị sự nghiệp
    • Trường Công nhân kỹ thuật - Sông Đà
    • Trường Công nhân kỹ thuật Việt - Xô Sông Đà
  • Công ty TNHH một thành viên
    • Công ty TNHH điện Xê- Ka - Man 3
    • Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 1
    • Công ty TNHH nhà nước một thành viên Sông Đà 4
    • Công ty TNHH nhà nước một thành viên Sông Đà 8
  • Công ty do Tổng công ty nắm cổ phần chi phối
    • Công ty Cổ phần Bao Bì Sông Đà
    • Công ty cổ phần Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại Sông Đà (SIMCO)
    • Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO)
    • Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sông Đà
    • Công ty Cổ phần May xuất khẩu Sông Đà
    • Công ty Cổ phần PCCC và ĐTXD Sông Đà
    • Công ty Cổ phần SOMECO Sông Đà
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 10
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 11
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 12
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 19
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 2
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 25
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 3
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 5
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 6
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 7
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 9
    • Công ty Cổ phần Thanh Hoa Sông Đà
    • Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý Sông Đà
    • Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn
    • Công ty cổ phần Thuỷ điện Nà Lơi
    • Công ty Cổ phần Thuỷ điện Ry Ninh II
    • Công ty Cổ phần tư vấn Sông Đà
    • Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long
    • Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà Hoà Bình
    • Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà Ialy
    • Công ty CP Sông Đà 17
  • Công ty do đơn vị thành viên góp vốn
    • Công ty cổ phần Sông Đà 207
    • Công ty Cổ phần Tự Động Hóa và CNTT Sông Đà( SONGDA-AIT)
    • Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà Sao
    • Công ty CP Vật liệu xây dựng Sông Đà
    • Công ty CP Cao nguyên Sông Đà
    • Công ty CP công trình giao thông Sông Đà
    • Công ty CP đầu tư và xây lắp Sông Đà
    • Công ty CP sản xuất Bao bì
    • Công ty CP Sông Đà - Thăng Long
    • Công ty CP Sông Đà 1.01
    • Công ty CP Sông Đà 10.1
    • Công ty CP Sông Đà 505
    • Công ty CP Sông Đà 6.04
    • Công ty CP Sông Đà 606
    • Công ty CP Sông Đà 7.02
    • Công ty CP Sông Đà 9.01
    • Công ty CP Sông Đà 906
    • Công ty CP Sông Đà 909
    • Công ty CP SXVL Sông Đà
    • Công ty CP TĐ Nậm Mu
    • Công ty CP và Vận tải Sông Đà
    • Công ty xây lắp và đầu tư Sông Đà
  • Công ty cổ phần có vốn góp của Tổng công ty
    • Công ty CP đầu tư phát triển khu công nghiệp Hải Hà
    • Công ty CP SXVLXD Trường Sơn
    • Công ty cổ phần Bảo Minh
    • Công ty CP Quản lý quỹ & Quỹ CN & Năng lượng Việt Nam
    • Công ty Quản lý Quỹ Việt nam
  • Các công ty cổ phần thành lập
    • Công ty CP Xi măng Hạ Long
    • Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 2
    • Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thuỷ điện Sê San 3A
    • Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Điện Miền Bắc 1
    • Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Điện Miền Trung
    • Công ty Cổ phần Điện Việt - Lào
    • Công ty Cổ phần Sông Đà 27
    • Công ty Cổ phần Thuỷ điện Bình Điền
    • Công ty Cổ phần Thuỷ điện Cửa Đạt
    • Công ty Cổ phần Thuỷ điện Hương Sơn
    • Công ty Cổ phần Thuỷ điện Nậm Chiến
    • Công ty Cổ phần Thuỷ điện Sử Pán 2
    • Công ty CP Sông Đà 27
  • Công ty liên doanh
    • Công ty liên doanh Sông Đà - Jujoong
    • Công ty Liên doanh TNHHTVXD Sông Đà - Ucrin
    • Công ty Liên doanh Tư vấn kỹ thuật Việt Nam - (Canada)
Thành lập Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ
Thứ tư, 2/1/2008,

Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ cho biết: Công ty đã tổ chức Đại hội Cổ đông lần đầu thông qua Điều lệ họat động, kế hoạch sản xuất kinh doanh và bầu Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty nhiệm kỳ 2007 – 2012.

Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ có vốn điều lệ 1.280 tỷ đồng được chia thành 128.000.000 (một trăm hai mươi tám triệu) cổ phần phổ thông với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần. HĐQT gồm 5 thành viên do ông Đặng Văn Tuần làm Chủ tịch HĐQT và ông Võ Văn Tri làm Tổng Giám đốc. Các cổ đông sáng lập gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực 2, Công ty Điện lực 3 và các cổ đông khác: Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai; Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi; Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực...

Theo ngành nghề sản xuất – kinh doanh đã đăng ký, bên cạnh các lĩnh vực liên quan đến điện như: Sản xuất và kinh doanh điện năng, đầu tư và quản lý các dự án nguồn điện, tư vấn giám sát thi công các công trình điện, vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện và trạm biến áp, thí nghiệm thiết bị điện, Công ty còn kinh doanh vật tư - thiết bị cho các công trình điện, bất động sản, du lịch và các dịch vụ kèm theo...

Đặc biệt, hiện Công ty đang quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sông Ba Hạ nằm trên sông Ba (thuộc hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai), có tổng mức đầu tư trên 4.000 tỷ đồng, công suất lắp máy 220 MW. Khi đi vào hoạt động trong năm 2008, nhà máy dự kiến sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình 825 triệu kWh/năm.(Nguồn: TTX, 2/1)

Đón Tết trên công trường Thuỷ điện Sông Ba Hạ

Thứ Ba, 27/01/2009
,

“Chúng tôi nghĩ rằng, toàn bộ công trình hàng ngàn tỷ đồng của nhân dân bỏ ra vì lợi ích chung, thì riêng mình có hy sinh một cái Tết xa gia đình thì có nghĩa lý gì”. Xác định như vậy nên hàng ngàn người lao động trên công trường nhà máy Thuỷ điện Ba Hạ vẫn miệt mài lao động trong những ngày Tết.

Thủy điện Sông Ba Hạ là một trong những thủy điện lớn nhất của miền Trung được quy hoạch trên địa bàn 15 xã miền núi thuộc 3 huyện Sông Hinh, Sơn Hoà (Phú Yên) và huyện Krông Ba (Gia Lai).

Toàn cảnh công trình thuỷ điện Sông Ba Hạ. Ảnh: T.K

Sau 20.000 ngày lao động cật lực của hàng vạn kỹ sư, công nhân trên khắp mọi miền đất nước, đến Tết Kỷ Sửu này, thuỷ điện Sông Ba Hạ chuẩn bị vận hành đưa dòng điện hoà vào lưới điện quốc gia. Hai tổ máy phát điện đang được khẩn trương lắp đặt để đến cuối tháng 2/2009 sẽ chạy thử tải và chính thức phát điện vào cuối tháng 3/2009.

Vì mục tiêu đó nên những ngày giáp Tết, không khí lao động trên công trường vẫn hết sức khẩn trương. Công ty Cổ phần Lắp máy 45-4 thuộc Tổng công ty Lắp máy là đơn vị thi công lắp đặt thiết bị 2 tổ máy phát điện đang quyết tâm đảm bảo tiến độ.

Kỹ sư Hoàng Văn Hà – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lắp máy 45-4 đang có mặt trên công trường cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch cho anh em đón Tết trên công trường, những ngày này phải làm ca 3. Công ty cũng đảm bảo các chế độ cho công nhân, cũng như có kế hoạch tổ chức đón Tết một cách vui vẻ, hầu hết anh em công nhân đều quyết tâm vì nhiệm vụ chung và yên tâm ở lại trên công trường”.

Ngày Tết, nhưng công nhân trên công trường vẫn miệt mài với công việc. Ảnh: T.K

Theo chân một cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án thủy điện Sông Ba Hạ, chúng tôi bước từng bậc thang dẫn vào lòng đất - “trái tim” của Nhà máy. Ở độ sâu âm 25 m hiện ra tuốc-bin nguyên khối nặng 60 tấn nằm giữa gian phòng đáy nhà máy. Tại đây, hàng chục công nhân với màu áo xanh của Công ty Cổ phần Lắp máy LILAMA 45-4 đang làm việc .

Dự án công trình thủy điện Sông Ba Hạ được khởi công tháng 4/2004, nhà máy có hai tổ máy với công suất 220MW, sản lượng điện trung bình 825 triệu Kwh/năm, tổng mức đầu tư 4.275 tỷ đồng.

Trong tiếng máy rộn rã, khí thế lao động khẩn trương, a

nh Thân Vĩ Tuyến - công nhân bậc 6/7 - người đã có mặt ở nhiều công trình thuỷ điện lớn trong cả nước như thuỷ điện Thác Mơ, Trị An cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng toàn bộ công trình hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước, của nhân dân bỏ ra vì lợi ích chung, thì riêng mình có hy sinh một cái Tết xa gia đình thì có nghĩa lý gì...”.

Vóc dáng của công trình thủy điện có công suất thiết kế 220 MW bề thế đang dần hiện ra giữa màu xanh ngút ngàn của núi rừng trong mùa xuân này. Ở đây, núi đã được bạt ra, sông được ngăn lại bởi con đập dâng dài 808m vắt qua sông Ba, cao 110m so mặt nước biển.

Tất cả các hạng mục đều cố gắng hoàn thành đúng tiến độ. Ảnh: T.K

Tất cả các hạng mục đồ sộ đã và đang bắt đầu khởi động đúng vào dịp đầu xuân Kỷ Sửu. Kỹ sư Võ Văn Tri, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ nói: “Cái đích đang ở rất gần, khối lượng công việc còn lại chưa đến 2% nhưng công việc còn bộn bề lắm. Mặc dù, trọng tâm chính là công tác lắp máy, nhưng để phát điện được tổ máy số 1 yêu cầu các công việc khác từ đập đầu mối, kênh dẫn, cửa lấy nước, đường hầm áp lực đế trạm phân phối điện ngoài trời đều phải hoàn thành đồng bộ".

Đến thời điểm này, tổ hợp thiết bị tổ máy số 1 đã lắp đặt hoàn chỉnh đang chạy không tải ổn định là tin vui mừng xuân đối với những người đang miệt mài lao động tại đây. Còn tổ máy số 2, việc lắp đặt sẽ nhanh hơn, rút ngắn khoảng một nửa thời gian vì có kinh nghiệm từ việc lắp tổ máy số 1. Như vậy toàn bộ công trình sẽ hoàn thành vào quý II/2009”.

Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ

Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ
(08/10/2009)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1

Ông Đặng Văn Tuần Chủ tịch HĐQT

2

Ông Võ Văn Tri Uỷ viên HĐQT

3

Ông Nguyễn Minh Khoa Uỷ viên HĐQT

4

Ông Thái Văn Thắng Uỷ viên HĐQT

5

Ông Nguyễn Hữu Phương Uỷ viên HĐQT

BAN KIỂM SOÁT

1

Ông Bùi Văn Nghiêm Trưởng ban

2

Ông Đoàn Ngọc Tuấn Uỷ viên

3

Ông Dương Minh Văn Uỷ viên

BAN GIÁM ĐỐC

1

Ông Võ Văn Tri Tổng Giám đốc

2

Ông Nguyễn Đức Phú Phó Tổng Giám đốc



Tỉnh Phú Yên

Tỉnh Phú Yên phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Đông là Đông Hải, phía Nam là Khánh Hòa, phía Tây giáp Phú Bổn. Diện tích chiếm 3.819 cây số vuông. Tỉnh lỵ đặt tại Tuy Hòa.

Dãy núi lớn Cù Mông ở phía Bắc tỉnh, đỉnh Chóp Dung cao 676 thước; đèo Cù Mông là ranh giới hai tĩnh Bình Định-Phú Yên, dài sáu cây số, cao 245 thước. Sau đó là các núi quanh tỉnh: Hòn Nhọn 1.282 thước, Hòn Chúa 1.010 thước, núi Ông 1.104 thước, Hòn Kê 863 thước, Tryan 1.331 thước, Phước Long 590 thước, Ca Te 575 thước.... Phía Nam sát với tỉnh Khánh Hòa là đèo Cả, dài hơn 12 cây số, có bảy đường hầm xuyên qua núi, đường hầm Đá Đen dài hơn một cây số.

Sông chính của tỉnh là sông Ba, dài 300 cây số, sông dài nhất phía Đông-Nam dãy Trường Sơn, khúc sông gần chảy ra biển còn có tên là Đà Rằng. Ngoài ra là những sông Cái (sông Kỳ Lộ), Đông Bo, Bánh Lai, Trong; các suối Đá Đen, suối Cái.... Bờ biển có nhiều vũng rộng tiện cho việc giao thông đường thủy như vũng Lâm, vũng Sông Cầu, vũng Cù Mông, vũng Xuân Đài. Một số hải đảo ngoài khơi: Đảo Ma Nha, đảo Dừa, đảo Gam-bi.

Khí hậu Phú Yên nóng và khô, mưa tương đối ít. Lúc mưa nhiều thường gây lụt vào những tháng cuối năm. Nhiệt độ trung bình là 26 độ bách phân.

Quốc lộ 1 và hai liên tỉnh lộ 6, 7 là những đường giao thông quan trọng, nối Phú Yên với các tỉnh khác. Tỉnh có ba phi trường tại Sơn Hòa, Tuy Hòa và Sông Cầu.

Dân Cư - Kinh Tế

Đồng bào Kinh sống đa số trong tỉnh; ngoài ra còn có đồng bào Thượng sắc tộc Bahnar, Jarai, Ê Đê, Roglai, Chàm.... Các tôn giáo chính là đạo Phật, Thiên Chúa, Tin Lành, Hòa Hảo, thờ phụng Tổ tiên và Thần linh.

Hoa màu chính là lúa, trồng nhiều quanh tỉnh lỵ Tuy Hòa. Các hoa màu phụ như khoai, sắn, ngô, đậu...; sắn trồng nhiều tại Đồng Xuân. Cây kỹ nghệ có mía, thuốc lá, bông, dừa (rất nhiều), dâu tằm. Cây ăn quả gồm xoài, chuối, vú sữa, dứa, thanh long trồng khắp tỉnh. Đồng Xuân nổi tiếng có xoài ngon và nhiều mía, cây thuốc lá. Thuốc lá Sơn Hòa cũng nổi tiếng.

Rừng Phú Yên mang lại các loại gỗ trầm, lim, gụ, gỗ sơn, giáng hương, mây, trắc, cây dược liệu; đặc biệt là cây dầu rái.

Phú Yên có bờ biển và nhiều đầm vụng cho nhiều loại tôm cá như cá thu, cá ngừ, cá hồng, cá ngừ, mực, sò huyết, rong biển.... Dân ta còn làm ruộng muối. Hai vùng Tuyết Diêm và Lệ Uyển có nhiều ruộng muối phẩm chất tốt.

Di Tích - Thắng Cảnh

Phú Yên có những thắng cảnh như sau:

Bãi biển Phú Yên: Bãi biển này rất đẹp với cát trắng phau, cộng với những hàng dừa xanh chạy dọc theo bờ biển.

Vũng Cù Mông: Đây là bến thuyền chở muối. Đặc biệt là muối vùng Lệ Uyển rất trắng. Ban đêm có trăng, nhìn những đồng muối như phát dạ quang.

Vũng Sông Cầu: Khá lớn, dừa trồng quanh bãi biển, phong cảnh nên thơ. Phía Tây Bắc có thành Phú Yên ngày xưa.

Vũng Lâm: Là cửa biển lớn, hàng dừa xanh bên những núi đá, cảnh đẹp. Cách đó là La Hai, có nhiều suối nước nóng.

Vũng Xuân Đài: Sông nước hữu tình. Phía trong đất liền là Đồng Xuân nổi tiếng có xoài ngon.

Trong tỉnh ly có cầu Tuy Hòa dài 1.100 thước và trên một đồi cao có tháp Chàm, tên gọi là tháp Nhạn, xây bằng gạch, cao khoảng 15 thước.



Thủy điện Sông Ba Hạ và nỗi lo ngày phát điện (01-07-2009 09:36:26)

Sau hơn 5 năm thi công, ngày 20-6 vừa qua, Thủy điện Sông Ba Hạ (nằm trên địa bàn hai huyện Sơn Hòa, Sông Hinh của Phú Yên và huyện Krông Pa của Gia Lai) đã phát điện tổ máy số một, hòa vào điện lưới quốc gia, với sản lượng điện trung bình 412 triệu kWh/năm. Nhưng bên cạnh niềm vui của ngày nhà máy sản sinh ra những dòng điện đầu tiên là một nỗi lo canh cánh… Nhiều ngôi nhà, đất sản xuất, hoa màu của người dân ở các xã Suối Trai, Krông Pa (huyện Sơn Hòa) nằm ngoài cao trình nước dâng 105m của lòng hồ Thủy điện Sông Ba Hạ đã bị ngập nước trong khoảng một tháng qua, khi thủy điện này tích nước để khởi động, chạy các tổ máy.

Nhà, đất, hoa màu bị ngập

Vài ngày sau khi Thủy điện Sông Ba Hạ phát điện, chúng tôi đến buôn Xây Dựng (xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên), nước hồ thủy điện lem lém phía sau ngôi nhà chị Hờ Tin, một ngôi nhà nằm trên mặt tiền con đường đá cấp phối xương sống của buôn này.

Chuồng bò của nhà chị thì nước đã ngập gần tới đầu gối. Ba đứa con tuổi thiếu niên của chị Hờ Tin phấn khích kết bè chuối chèo chơi ngay trên vùng đất mà trước đây là đám vườn sau nhà. Nhưng đôi mắt, cái bụng người mẹ Ê Đê ngoài 40 tuổi, góa chồng của chúng thì không yên ổn chút nào.

Chị Hờ Tin kể: “Cách đây hơn 1 tháng, sau một đêm ngủ dậy, tôi hãi hùng khi thấy nước tràn vào nhà sau của mình! Bếp, củi, soong, chén… đều nằm trong nước. Nước tràn lên chuồng bò khiến lũ bò phá chuồng, chạy đến đám đất gần đường mà đứng. Nước cũng lên sàn nhà trên luôn”.

Dòng nước lạ lùng ấy “ở chơi” trong nhà chị Hờ Tin nhiều ngày, chúng đã 3-4 lần rút xuống rồi dâng lên lại. Chị Hờ Tin nói, những ngày nước ngập, nhà chị phải dời ông Táo ra… đường để nấu ăn. Tối thì cũng ngủ trong nhà nhưng không yên giấc như trước vì sợ nước “kéo” cả nhà lẫn người đi mất.

Nước lòng hồ thủy điện dâng lên sau nhà chị Hờ Tin

Trong khi đó, anh Ma Lang ở buôn Hoàn Thành (xã Suối Trai) thổ lộ: “Tôi có 5,7ha đất sản xuất, khi đo đạc thống kê thì có 3,9ha thuộc vùng lòng hồ thủy điện. Diện tích này tôi đã được đền bù nhưng hơn một tháng nay, nước lòng hồ “ăn” luôn phần lớn trong số diện tích còn lại của tôi, trong đó có hoa màu sắp thu hoạch”.

Ma Lang kể, mỗi sáng, nhìn con suối Két bên hông nhà nước lớn dần lên, mấy đám mè trồng đã hai tháng, mấy đám sắn đã sắp thu hoạch chìm dần mà lòng dạ anh như lửa đốt. Con đường chừng 100m từ nhà đến rẫy chìm trong nước, Ma Lang đâu biết cách nào để lội qua được mà nhổ sắn vớt vát. Con nước lớn lên, diện tích đất sản xuất của Ma Lang “tóp” lại, mà theo anh đến giờ chỉ còn được khoảng trên dưới 3 sào (3.000m²).

Theo số liệu của UBND huyện Sơn Hòa, sau khi tích nước hồ thủy điện Sông Ba Hạ đạt cao trình 105m, huyện nhận đến 100 đơn khiếu nại của dân, trong đó xã Krông Pa 84 đơn và xã Suối Trai 16 đơn, vì diện tích, vật kiến trúc, hoa màu của họ không có trong bản đồ lòng hồ lại bị ngập nước.

Được biết, đại diện Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường Phú Yên cùng UBND các xã có người dân khiếu nại đã phối hợp tổ chức kiểm tra cụ thể.

Ông Ma Phơi, cán bộ địa chính xã Suối Trai, người trực tiếp tham gia đoàn kiểm tra cho biết: “Qua kiểm tra, đa số các hộ có diện tích đất sản xuất nằm ngoài cao trình nhưng vẫn bị ngập 1-3 sào. Bên cạnh đó, có 19 hộ dân ở hai buôn Xây Dựng và Đoàn Kết hiện không có đường đi vô rẫy vì nước ngập. Hiện chưa có số liệu tổng diện tích ngoài cao trình ở xã Suối Trai bị ngập phát sinh, vì phải chờ kết quả đo đạc cụ thể, chính xác của Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường Phú Yên”.

Nước hồ dâng do… mưa?

Lo lắng và bức xúc nhất là những hộ dân có nhà bị ngập nước. Cả 23 hộ dân bị ngập hoặc bị ảnh hưởng này đều mong muốn các đơn vị chức năng sớm tổ chức di dời nhà của họ đến những vùng đất an toàn để họ yên tâm sống và sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa Nguyễn Quốc Hoàn cho biết: “Trước những khiếu nại của người dân liên quan đến việc nước dâng vượt mức cao trình 105m, UBND huyện đã đề nghị Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ có biện pháp hỗ trợ ngay cho những hộ dân bị nước ngập để đảm bảo đời sống cho dân. Đồng thời phối hợp với tổ công tác của huyện tiến hành kiểm kê xác định nhà cửa, tài sản, cây trồng, gia súc, gia cầm do nước ngập bị hư hỏng để có kế hoạch bồi thường, hỗ trợ cho dân ổn định cuộc sống. Riêng 23 trường hợp nhà bị ngập hoặc bị ảnh hưởng do nước lòng hồ thủy điện, quan điểm của huyện là giải quyết định cư lâu dài, để bà con ổn định đời sống”.

Trao đổi với chúng tôi, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ Võ Văn Tri cho biết: “Hồ thủy điện Sông Ba Hạ tích nước đạt cao trình 105m từ ngày 22-1-2009. Do năm nay có mưa bất thường nên lượng nước trong hồ vượt so với cao trình khoảng 25-30cm, gây ngập úng một số diện tích hoa màu của người dân hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai. Hiện chúng tôi đang triển khai thống kê để đền bù hoa màu cho dân”.

Riêng về việc tái định cư cho 23 hộ ở xã Suối Trai, ông Tri nói rằng phương án dự kiến của công ty là chuyển 3 hộ bị ngập nhà đến khu phụ trợ của Công ty Xây lắp điện 1, bố trí đất để họ làm nhà; các hộ khác, công ty sẽ đổ đất nâng cấp vườn và sau này sẽ tiến hành làm đê bao khu vực này để nước lòng hồ không gây ngập.

Tuy nhiên, theo ông Ma Phơi, quá trình đi kiểm tra cho thấy nhiều nơi nước chưa đến được mốc cao trình 105m nhưng cũng có nhiều nơi cột mốc cao trình bị ngập mất, có nơi ngập mốc đến 70-80cm. Điều đó cho thấy phải chăng việc đo đạc cắm mốc cao trình chưa hoàn toàn chính xác? Và việc nhà, đất, hoa màu của dân bị ngập sẽ là chuyện “lâu dài” chứ không phải là do mưa lớn như lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ nói?

Hiện mốc 105m mới là mức nước dâng đảm bảo hoạt động của hai tổ máy Thủy điện Sông Ba Hạ nhưng vào mùa mưa bão, nước lũ xuất hiện thì chắc chắn nhà ở, đất đai, hoa màu của người dân sẽ còn bị ngập nặng hơn nữa. Đó là những vấn đề cần sớm phải giải quyết để “an dân”.




No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------