Những người dân oan Việt Nam bị cướp đất
nhắn gì với giới đầu tư Tư bản Tài phiệt.
nhắn gì với giới đầu tư Tư bản Tài phiệt.
TríchTừ RFA
Những nạn nhân muốn nhắn gì với giới đầu tư nước ngoài?
Trân Văn, phóng viên đài RFA2009-10-31
Trong vài ngày qua, một số người dân từng bị phá nhà, thu hồi đất, nhằm xây dựng Khu Công nghệ cao TP.Sài gòn đã kéo đến trụ sở UBND quận 9 để phản đối việc cắt điện, cắt nước tại nơi họ đang tạm cư. Thậm chí có người dự định tự thiêu ...
Photo: RFA
Hình ảnh đuổi nhà cưỡng chế đât ở Thủ Thiêm năm 2005. Ảnh minh họa
Những tình tiết và ý kiến quanh việc xây dựng Khu Công nghệ cao TP.Sài gòn có thể xem như điển hình của một vấn nạn nhức nhối, kéo dài nhiều năm. Đó là thu hồi đất rồi giao cho giới đầu tư nước ngoài xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí,… khiến người dân bị đẩy vào cảnh khốn cùng.
Mức độ trầm trọng của vấn nạn vừa kể luôn tỷ lệ nghịch với niềm tin của dân chúng vào chính quyền. Trong bối cảnh như thế, các nạn nhân mong gì?
Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình phần đầu của loạt bài: Những nạn nhân muốn nhắn gì với giới đầu tư nước ngoài?
Sau khi dự án xây dựng Khu công nghệ cao TP.Sài gòn được phê duyệt vào khoảng đầu năm 2000, hơn 3.000 gia đình có nhà, đất thuộc phạm vi tác động của dự án này ở khu vực quận 9, TP.Sài gòn đã bị phá nhà, thu hồi đất, buộc phải di dời.
Kể từ đó đến nay, việc định giá bồi thường - thu hồi – cưỡng chế giải tỏa nhà, đất của dân chúng để giao cho Ban Quản lý dự án Khu Công nghệ Cao đã trở thành nguyên nhân chính, dẫn tới nhiều vụ khiếu nại, tố cáo và một số vụ án hình sự.
Vào tháng 7 năm ngoái, chín nông dân khiếu nại chính quyền cưỡng đoạt nhà đất của họ, trái với các qui định hiện hành để xây dựng Khu Công nghệ cao đã bị Tòa án quận 9 kết án tù vì “gây rối trật tự công cộng”.
Bị thiệt thòi nhưng vẫn chưa yên thân
Tuy nhiên điều đó không thể dập tắt sự phản kháng. Khu vực quanh địa điểm triển khai dự án xây dựng Khu Công nghệ cao hiện rất nóng. Đang có hàng chục gia đình, với hàng trăm con người đã từng bị chính quyền phá nhà, thu hồi đất, dồn vào khu tạm cư để xây dựng Khu Công nghệ cao TP.Sài gòn , không có điện và nước để sinh hoạt.
Các nạn nhân bảo rằng, tuy họ đã gánh chịu vô số thiệt thòi vì sự ra đời của Khu Công nghệ cao TP.Sài gòn , song họ vẫn chưa yên thân. Dù chưa được bồi thường và đang phải tạm cư nhưng chính quyền lại đang tiếp tục dồn đuổi họ ra khỏi chỗ tạm cư để tiếp tục lấy đất xây dựng trung tâm thương mại...
Chúng tôi đã mất công ăn việc làm, mất nguồn thu nhập. Bây giờ chính quyền cắt điện, nước luôn để buộc chúng tôi ra khỏi khu đó. Tức là dồn chúng tôi vào đường cùng.
Bà Nguyễn Thị Hồng Sương
Cách nay vài ngày, những nạn nhân, đại diện cho các gia đình đang ngụ tại khu tái định cư và bị cắt toàn bộ điện, nước đã liên tục kéo đến UBND quận 9 để phản đối. Bà Nguyễn Thị Hồng Sương, một nạn nhân kể: “Chúng tôi đã trình bày hết với chính quyền rồi, chính quyền dùng quyền lực để mà cưỡng chế chúng tôi, trái với quy định của luật pháp Việt Nam rồi đưa chúng tôi vào một khu tạm cư. Chúng tôi đã mất công ăn việc làm, mất nguồn thu nhập. Bây giờ chính quyền cắt điện, nước luôn để buộc chúng tôi ra khỏi khu đó. Tức là dồn chúng tôi vào đường cùng. Chúng tôi lên ủy ban, chúng tôi đòi hỏi ủy ban phải giải quyết vấn đề này, bởi vì con người sống phải có sinh hoạt, điện, nước, ăn ở, mà bây giờ cắt nguồn điện và cắt nguồn nước luôn. Hỏi vậy thì ai sống được? Ai sống được? Ủy ban có ai sống được không? Mọi người lắc đầu hết nhưng mà lắc đầu là để đó thôi chứ không giải quyết.”
Một nạn nhân khác, ông Nguyễn Xuân Ngữ cho biết thêm: “Có một người định tự thiêu, hôm qua bà ấy mua 20 lít xăng, bà định đốt nhưng người ta giằng can xăng ra vì sợ khổ bà ấy. Đại khái là thế.” Thế nhưng chuyện có thể sẽ không ngừng ở đó. Theo ông Ngữ: “Dân chúng can thì bà ấy không nghe rồi. Còn chính quyền thì đang canh bà ấy nhưng bà ấy tử thủ ở trong nhà. Chính quyền có xuống thì chồng bà ấy ra còn bà ấy ở trong nhà. Bà ấy sẽ đốt khu tái định cư rồi đốt mình luôn.”
Tại sao lại có những cá nhân – vốn là công dân của một chính quyền thường tự giới thiệu là luôn nỗ lực xây dựng một “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” – phải chọn lối phản kháng mang sắc thái của một sự tuyệt vọng đến cùng cực như vậy, trong khi Việt Nam có một chính quyền hoàn chỉnh từ phường xã đến trung ương?
Tôi dùng từ là một chính sách vô nhân đạo của chính phủ …
Ông Phạm Tiến Duy
Chính sách vô nhân đạo
Một cư dân quận 9, ông Phạm Tiến Duy, giải thích: “Tôi cũng bị cưỡng chế rồi, cũng trái pháp luật và tôi cũng đấu tranh gần bốn năm nay rồi. Nói chung là việc đã ngã ngũ rồi. Vấn đề là tính cố chấp của chính quyền. Người ta không chịu nhận sai và người ta không chịu trả lại đất cho tụi tôi.
Riêng phần cắt điện, nước thì ở góc độ của tôi, tôi nhìn nhận vấn đề nó hơi khác một chút xíu so với chị Sương. Tôi cũng bị cưỡng chế nhưng mà tôi vẫn còn nhà để ở. Còn các anh chị như ông vừa trao đổi đó thì họ ở khu tạm cư. Nơi tạm cư thì cũng là một cái nhà vách bằng gạch, trên là mái tôn thôi, không còn cái gì hết. Bây giờ cắt điện, nước.
Tôi nhìn nhận ở góc độ khác. Đây là một chính sách. Tôi dùng từ là một chính sách vô nhân đạo của chính phủ, trong trường hợp cụ thể này là của ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.Sài gòn và tiếp theo là ông Lê Hoàng Quân, đương kim Chủ tịch UBND TP.Sài gòn . Vấn đề là chính sách tạm cư đó chưa có luật pháp nào ở Việt Nam quy định! Phải nói rõ là chính chính sách tạm cư của ông Lê Thanh Hải dẫn tới tình cảnh của bà con hiện nay, dẫn tới cấp dưới là cấp quận làm sai như vậy. Người ta tống bà con vào khu tạm cư.
Tôi nhìn nhận ở một góc độ khác với bà con. Đó là như thế này. Bà con bị cưỡng chế, bị đuổi về khu tạm cư là do chính ông chủ tịch hoặc bà chủ tịch ký quyết định cưỡng chế đó chứ không phải là Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, không phải là Ban Quản lý Khu Công nghệ cao nên quận phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình chứ không phải là ban này hay ban kia. Bây giờ cho người ta về tạm cư rồi lấy lý do người ta không đóng tiền điện, tiền nước, cắt điện, cắt nước... Đó là một hành vi vô cùng tàn ác. Tôi cảm giác tính người không còn nữa. Con của chị Gái thì mới đẻ có mười mấy ngày. Con dâu tương lai của bà Sương đang mổ tim. Hành vi như thế thì tôi cũng không biết dùng từ ngữ nào hơn.
Thế nhưng tất cả phải nhìn nhận ở góc độ thành phố. Từ thời ông Lê Thanh Hải là Chủ tịchUBND thành phố, bây giờ ông ấy là Bí thư Thành ủy, Ủy viên Bộ Chính trị đó! Đó là chính sách của ông ấy và cái sai cơ bản từ đó! Kỳ này là đại hội Đảng các cấp, chúng tôi sẽ tố cáo vấn đề này ra Đại hội Đảng.”
Luật pháp, chính quyền ở đâu
Vậy luật pháp và chính quyền trung ương ở đâu? Ông Phạm Tiến Duy tâm sự: “Ở Việt Nam thì có pháp lệnh công chức, công chức chỉ được phép làm những gì luật pháp quy định. Luật pháp đâu có quy định chế độ tạm cư. Việt Nam làm theo chỉ đạo của cấp trên chứ không làm theo quy định của pháp luật. Rõ ràng trường hợp của chúng tôi là như vậy. Chúng tôi đã ra ngoài Hà Nội. Văn phòng Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã gửi công văn yêu cầu ông Chủ tịch Lê Hoàng Quân tiếp và giải quyết nhưng mà ông ta không tiếp, không giải quyết mà họ lần lữa hẹn hoài rồi cứ làm. Làm thì làm bậy chứ không làm đúng...”
Bà ấy sẽ đốt khu tái định cư rồi đốt mình luôn.
Ông Nguyễn Xuân Ngữ
Thật ra những tình tiết liên quan đến việc xây dựng – thực hiện Dự án xây dựng Khu Công nghệ cao cũng như những suy nghĩ, tâm sự của bà Nguyễn Thị Hồng Sương, ông Nguyễn Xuân Ngữ, ông Phạm Tiến Duy không mới.
Ai cũng có thể nghe, ghi nhận những tình tiết, suy nghĩ, tâm sự như vậy, khi tìm hiểu về các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí,… đã và đang được thực hiện trên khắp Việt Nam. Sự khác biệt nếu có chỉ là thời gian và không gian, tên, tuổi nạn nhân.
Vậy thì vụ việc mà quý vị đang nghe tường thuật còn có gì mới. Đó sẽ là nội dung phần sau. Mời quý vị đón nghe.
Những nạn nhân muốn nhắn gì với giới đầu tư nước ngoài? (Phần 2)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-11-01
Lần trước, quý vị đã nghe Trân Văn tường trình về những diễn biến liên quan đến việc thực hiện dự án xây dựng Khu công nghệ cao. Theo đó việc thu hồi đất, cưỡng chế phá dỡ nhà ở để thực hiện dự án này tại quận 9, TP.Sài gòn có rất nhiều điểm tương đồng với vô số dự án khác đã cũng như đang triển khai trên khắp Việt Nam…
Photo: RFA
Hình ảnh đuổi nhà cưỡng chế đât ở Thủ Thiêm năm 2005. Ảnh minh họa
Câu chuyện về dự án xây dựng Khu công nghệ cao còn điểm nào đặc biệt, đáng chú ý? Mời quý vị nghe Trân Văn tường thuật tiếp…
Vi phạm pháp luật
Tuy đã được phê duyệt hàng chục năm song dự án xây dựng Khu Công nghệ cao vẫn chưa hoàn tất vì bị dân chúng phản đối kịch liệt. Điều đáng nói là dù có rất nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm hại các quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của hàng ngàn công dân song những hành vi ấy không được ngăn chặn.
Nói cho nó gọn, chúng tôi đã bị cướp đất, bị phá nhà, hủy diệt sự sống của vật nuôi, cây trồng…Bây giờ nhà thì tan, đất thì chúng tôi vẫn phải giữ đến cùng. Vì chưa có cái luật nào tự nhiên lại vào ăn cướp. Bởi vì đất của chúng tôi không bán, không cho, không nhượng.
Ông Nguyễn Xuân Ngữ
Hồi giữa tháng 4, luật sư Nguyễn Thu Giang, gửi một lá thư báo với UBND quận 9 rằng, một số quyết định liên quan đến việc định giá để bồi thường, hoặc cưỡng chế hành chính mà cơ quan này ban hành hoàn toàn trái pháp luật. Ông Giang đã giới thiệu lá thư vừa kể trên blog của ông, đồng thời lấy tư cách cựu chiến binh, cựu Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.Sài gòn , kêu gọi: Các đồng chí có quyền lực giám sát UBND quận 9 thực thi đúng pháp luật. Đừng để những cơ quan có thẩm quyền, có lực lượng, công cụ trong tay muốn làm gì thì làm, không thượng tôn pháp luật.
Thậm chí, báo giới trong nước cũng không thể làm ngơ. Ông Nguyễn Xuân Ngữ, một nạn nhân, kể: “Có bảy tờ báo lên tiếng, báo Pháp Luật Việt Nam, báo Pháp Luật TP.Sài gòn , báo Văn Hóa – Thể Thao, báo Tài Nguyên – Môi Trường, báo Tuần Tin Tức,… có đăng hết rồi đấy!”
Bất công, phi lý
Đã có khá nhiều bài viết, mô tả chi tiết những bất công, phi lý đã làm rất nhiều gia đình mất sạch nhà cửa, đất đai, người thân bị bắt, bị kết án tù do khiếu nại đòi công lý, hoặc tan nát theo đúng nghĩa đen của từ này. Chưa kể khá nhiều người phát điên.
Ông Nguyễn Xuân Ngữ, một nạn nhân, tóm tắt bi kịch đã xảy ra đối với hàng ngàn gia đình cùng cảnh ngộ với ông: “Nói cho nó gọn, chúng tôi đã bị cướp đất, bị phá nhà, hủy diệt sự sống của vật nuôi, cây trồng…Bây giờ nhà thì tan, đất thì chúng tôi vẫn phải giữ đến cùng. Vì chưa có cái luật nào tự nhiên lại vào ăn cướp. Bởi vì đất của chúng tôi không bán, không cho, không nhượng. Chính quyền cũng không mua, không trưng thu và cũng không xin. Tự nhiên đến tàn phá đất của chúng tôi thành ra chúng tôi phải giữ đất nhưng mà nhà cửa thì tan hoang hết rồi. Bây giờ họ dồn chúng tôivề cái chỗ gọi là khu tái định cư… Họ cắt điện, cắt nước, mục đích là chuẩn bị ép dân để lấy đất, xây khu thương mại.”
Hiện giờ, hình như là các nhà đầu tư nước ngoài đang bất chấp số phận, bất chấp cảnh tang thương của chúng tôi. Tôi nói thẳng ra là người ta lợi dụng việc chính quyền này ăn cướp của bà con chúng tôi để người ta thuê đất rẻ. Đầu tư vào đó là lợi dụng tiền thuê đất rẻ mạt giống như cho.
Ông Phạm Tiến Duy
Còn ông Võ Đắc Danh, một nhà báo, tác giả bài viết “Trở lại đồng bưng sáu xã”, vừa đăng trên tờ Văn Nghệ Trẻ, thì nêu thắc mắc: Thật tình, tôi không hiểu mục tiêu của dự án Công nghệ cao là gì? Lợi nhuận thuộc về ai mà hậu quả trước mắt là nhân tình ta thán, hàng trăm hộ nông dân mất đất, hàng ngàn con người chìm trong uất nghẹn, oan khiên, u tối với tương lai, hàng chục người phải vào tù chỉ vì đấu tranh cho công lý, cho quyền lợi chính đáng của mình.
Viên chức có trách nhiệm?
Đài Á châu Tự Do đã cố gắng liên lạc với các viên chức có trách nhiệm. Mời quý vị nghe cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi với ông Nguyễn Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND quận 9:
Trân Văn: Thưa ông tôi là Trân Văn ở Đài Á Châu Tự Do. Tôi muốn hỏi thăm một số chuyện liên quan đến việc cưỡng chế thu hồi đất của bà con ở quận 9. Theo bà con cho biết thì việc cưỡng chế thu hồi đất của họ trái với các quy định hiện hành và Thanh tra Chính phủ cũng đã có công văn yêu cầu chính quyền TP.Sài gòn và chính quyền quận 9 sửa sai. Cho đến nay thì việc sửa sai như thế nào rồi ạ?
Ông Nguyễn Văn Thành: Ơ… Tui mời anh, anh đến cơ quan để có gì trao đổi thông tin cho cụ thể nha…
Trân Văn: Ông có thể trả lời cho thính giả của Đài chúng tôi biết…
Ông Nguyễn Văn Thành: Bây giờ tui trao đổi với anh cũng không, không hết ý được. Ngoài giờ nữa cho nên tui mời anh, giờ hành chánh đến cơ quan… Bây giờ là tôi không trể trả lời cho anh được… thông tin… A… Tui… tui mời anh đến cơ quan…Trong giờ hành chánh… Tui sẽ trả lời cho anh…Để tui chuẩn bị… giờ không có hồ sơ ở đây…
Trân Văn: Trực tiếp chỉ đạo vụ này, không lẽ ông không nhớ bất kỳ thông tin nào có liên quan đến chuyện này?
Ông Nguyễn Văn Thành: Tui mời anh đến cơ quan, có gì rồi… anh em mình trao đổi nha…
Nhìn rộng hơn, dù đã được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt vấn nạn xã hội như: gia tăng đói nghèo, đe dọa an ninh lương thực, phát sinh bất công, dẫn tới bất ổn xã hội, song tại Việt Nam, việc thu hồi đất để thực hiện những dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí,… giống như dự án Khu Công nghệ cao vẫn không giảm, bất kể hiệu quả hoạt động của chúng rất thấp.
Đất sạch, đất bẩn
Còn dân chúng, những nạn nhân của các dự án này nghĩ gì? Một trong những nạn nhân của dự án Khu Công nghệ cao là ông Phạm Tiến Duy kể rằng: “Tôi cũng hy vọng là qua quý Đài có thể cho bạn nghe Đài gần xa biết được tình hình vô cùng nóng bỏng ở Khu Công nghệ cao và phải nói rõ luôn, Hiện giờ, hình như là các nhà đầu tư nước ngoài đang bất chấp số phận, bất chấp cảnh tang thương của chúng tôi. Tôi nói thẳng ra là người ta lợi dụng việc chính quyền này ăn cướp của bà con chúng tôi để người ta thuê đất rẻ. Đầu tư vào đó là lợi dụng tiền thuê đất rẻ mạt giống như cho. Đó là một cuộc cạnh tranh không công bằng với những hãng xưởng khác khi mà người ta ở ngoài Công nghệ cao. Phải nói rõ là như vậy. Ví dụ như hãng Intel đang đầu tư vào Khu Công nghệ cao. Tôi tin rằng hãng AMD phải có hành vi nào đó đối với Intel bởi vì Intel mướn đất ở đây cực kỳ rẻ như là cho. Lúc đó, sản phẩm của Intel bán ra sẽ thấp hơn và lúc đó thì hãng AMD phải biết làm gì với sản phẩm của Intel. Đó tôi nói ví dụ như vậy…”
Nếu quả thật đó là đất bẩn thì các nhà đầu tư hãy hiểu rằng, nhà máy tọa lạc ở đó không tồn tại lâu. Bởi vì chúng tôi đấu đến chết. Nếu tôi chết, con tôi đấu tiếp. Không bao giờ tôi ngơi nghỉ. Không bao giờ tôi khuất phục chính quyền.
Ông Phạm Tiến Duy
Ông Duy khẳng định: “Tôi muốn nói với các nhà đầu tư nước ngoài, nếu các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu đất mà người ta cho rằng thuộc Công nghệ cao thì các nhà đầu tư nước ngoài phải hiểu rõ rằng, đất mà chính quyền Việt Nam giao cho các nhà đầu tư là đất sạch hay đất bẩn. Các nhà đầu tư phải chuẩn bị cho kỹ. Nếu quả thật đó là đất bẩn thì các nhà đầu tư hãy hiểu rằng, nhà máy tọa lạc ở đó không tồn tại lâu. Bởi vì chúng tôi đấu đến chết. Nếu tôi chết, con tôi đấu tiếp. Không bao giờ tôi ngơi nghỉ. Không bao giờ tôi khuất phục chính quyền. Tôi nói rõ như vậy. Bằng bất cứ giá nào, bất cứ ở tòa án nào, quốc tế hay ở Việt Nam, chúng tôi đều sẵn sàng ra hầu Tòa. Các nhà đầu tư nên nhớ rõ, các nhà đầu tư đang sinh lợi trên mồ hôi, xương máu, sự hy sinh của chính chúng tôi. Các nhà đầu tư phải nhớ rõ như vậy và họ không dễ dàng hưởng được cái lợi mà chính phủ Việt Nam ban phát cho họ đâu! Phải nhớ rõ như vậy.
Tôi chỉ mong các ông hiểu đất sạch là gì và đất bẩn là gì? Hiện giờ, các nhà đầu tư vào công nghệ cao là đầu tư vào đất bẩn. Tôi nói rõ như vậy và tôi chịu trách nhiệm lời nói của tôi.”
Liệu các nạn nhân có thể sử dụng những quy định hiện hành tại nhiều quốc gia và các quy phạm của nhiều tổ chức quốc tế để ngăn chặn việc liên kết khai thác đất bẩn, đang tạo thêm bất công cũng như đói nghèo tại Việt Nam? Đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này có thể là chủ đề của những loạt bài khác.
Bị áp bức quá một phự nữ đòi tự thiêu
Khánh An, phóng viên đài RFA
2009-10-30
Hai ngày vừa qua, những người dân tạm cư ở khu vực Quận 9, TP Sài gòn , đã phải sống trong cảnh sống dở chết dở vì bị cắt tòan bộ điện nước sinh họat. Họ là những người trong số 150 hộ dân trước đây đã khởi kiện UBND - TP Sài gòn về quyết định thu hồi đất mà theo họ là trái pháp luật.
Photo: RFA
Hình ảnh đuổi nhà cưỡng chế đât ở Thủ Thiêm năm 2005. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Tòa Án Nhân Dân TP đã bác bỏ đơn khởi kiện của những hộ dân này. Sau đó, họ lần lượt bị cưỡng chế vào khu vực tạm cư tập trung.
Sức chịu đựng cũng có hạn
Vào ngày 27 tháng 9, điện nước ở khu vực này bị cắt tòan bộ. Các hộ dân đồng lọat khiếu kiện lên UBND-Quận 9, đồng thời kêu gọi báo chí lên tiếng giúp nhưng cho đến khi cuộc phỏng vấn này diễn ra, vẫn không có một phản hồi nào cho vấn đề này quá bức xúc, một người dân ở đây đã có ý định tự thiêu.
Khánh An hỏi chuyện anh Nguyễn Được, chị Hằng và chị Phạm Thị Lan, người đã mua xăng để tự thiêu. Chị Lan bức xúc nói:
Chị Phạm Thị Lan : Bây giờ đó hả, em cũng biết kêu ai, chỉ có kêu trời cũng hổng thấu, kêu đất đất cũng hổng nghe. (Khóc) Chánh quyền ở đây thì không quan tâm tới đời sống của dân. Nó chí nói nó lo cho dân chớ nó hổng có lo. Em mới nói là dân quyền, dân quyền ở đâu ra? Chánh quyền chớ dân đâu có quyền đâu?
Bây giờ đó hả, em cũng biết kêu ai, chỉ có kêu trời cũng hổng thấu, kêu đất đất cũng hổng nghe. (Khóc) Chánh quyền ở đây thì không quan tâm tới đời sống của dân. Nó chí nói nó lo cho dân chớ nó hổng có lo. Em mới nói là dân quyền, dân quyền ở đâu ra? Chánh quyền chớ dân đâu có quyền đâu?
Chị Phạm Thị Lan
Khánh An: Thưa chị Hằng, chị có thể nói rõ hơn sự việc xảy ra thế nào không?
Chị Hằng : Tại chị biết làm sao không? Lúc đầu thì tụi em về đấy ở thì bắt đóng tiền điện tới 2.000 một kilowat, còn nước tới 10.000 một khối lận. Chúng em mới thấy là vô lý quá đi. Người dân người ta đi thuê nhà mà người ta cũng còn được đóng giá tiền điện nước giá thấp, mà trong khi đó quyết định của thành phố ban hành đó là điện nước - chi phí nơi tạm cư là do chủ đầu tư phải chi trả.
Cái Quyết Định 121 đó, mà trong khi đó bắt người dân đóng tiền điện nước giá cao như thế, thế là tụi em mới quyết định là không có đóng nữa. Một năm nay là không có đóng tiền điện tiền nước nữa. Đã nhiều lần người ta hù doạ lắm rồi.
Chúng em cũng có đơn gửi lên quận này kia dó thì nhờ quận can thiệp. Thế rồi lần này là cắt luôn hai ngày nay rồi, đến ngày hôm nay là ngày thứ ba mà không có cho xài điện nước nữa, chị ạ.
Khánh An: Vậy còn ông Nguyễn Được, ông đã ra ở chỗ tạm cư từ lúc nào?
Ông Nguyễn Được : À, năm rồi.
Lúc đầu thì tụi em về đấy ở thì bắt đóng tiền điện tới 2.000 một kilowat, còn nước tới 10.000 một khối lận. Chúng em mới thấy là vô lý quá đi. Người dân người ta đi thuê nhà mà người ta cũng còn được đóng giá tiền điện nước giá thấp, mà trong khi đó quyết định của thành phố ban hành đó là điện nước - chi phí nơi tạm cư là do chủ đầu tư phải chi trả.
Chị Hằng
Khánh An: Trước đó người ta có thông báo gì không?
Ông Nguyễn Được : A, thì nó có thông báo gì đâu, nó nói đất mình nằm trong khu công nghiệp cao, mà đất mình không nằm trong khu công nghiệp cao. Đất mình nằm ở ngoài khu công nghiệp cao, có ranh giới đàng hoàng rồi, nhưng mà UBND quận này nó lấy phân lô bán nền thôi. Mình biết được vậy đó, mình mới đi ra ngoài trung ương, đi 3 lần ngoài Hà Nội rồi mà cũng không thấy gì hết .
Khánh An: Rồi người ta có bồi thường cho ông khi người ta lấy đất đó không ạ?
Ông Nguyễn Được : Bồi thường thì bồi thường vái giá 300 ngàn, với lại 150 ngàn, còn 200 mét thì giá 1 triệu hai. Nhưng mà mình nói đất mình không nằm trong khu đó nên mình không lấy tiền
Khánh An: Nghĩa là người ta đồng ý bồi thường nhưng ông không chấp nhận?
Ông Nguyễn Được : Dạ. Tại vì bồi thường mà bồi thường cái mức không thể cất nhà được .
Khánh An: Giá thực của nó là bao nhiêu?
Ông Nguyễn Được : Giá thực hiện tại bây giờ ở đó là từ 10 triệu đến 15 triệu một mét vuông. Cái đó là tới 30 triệu, 27 triệu một mét.
Khánh An: Nhà ông có đầy đủ giấy tờ không?
Ông Nguyễn Được : Có đầy đủ hết.
Khánh An: Nhà ông đã ở bao lâu rồi?
Ông Nguyễn Được : Đất của ông bà ở từ hồi Tây tới giờ lận
Khánh An: Trước đây, khi thu hồi đất, người ta có thông báo ngày nào phải dời đi không?
Ông Nguyễn Được : Mình nói đất mình không nằm trong khu công nghiệp cao, mình không đi, thì chính quyền mới đưa cái giấy, đưa cái giấy nó nói trong vòng 15 ngày phải dở nhà đi, không dở nhà đi thì nó cưỡng chế. Nhưng mà trong vòng 15 ngày đó mình cùng không biết chính quyền mà nói trong vòng 15 ngày đi thì phải cho mình biết là mình tạm trú ở chỗ nào thì mình mới dở nhà đi chớ. Thì nó nói là trong vòng 15 ngày mà không dở nhà thì nó vô nó cưỡng chế, thì đúng 15 ngày nó vô nó cưỡng chế thôi.
Bồi thường thì bồi thường vái giá 300 ngàn, với lại 150 ngàn, còn 200 mét thì giá 1 triệu hai. Nhưng mà mình nói đất mình không nằm trong khu đó nên mình không lấy tiền.Giá thực hiện tại bây giờ ở đó là từ 10 triệu đến 15 triệu một mét vuông. Cái đó là tới 30 triệu, 27 triệu một mét.
Ông Nguyễn Được
Khánh An: Người ta có cưỡng chế các hộ khác không?
Ông Nguyễn Được : Cưỡng chế một số, còn một số thì tự động người ta lên người ta lấy tiền
Hành động của kẻ cướp
Khánh An: Còn nếu không lấy tiền thì bị cưỡng chế?
Ông Nguyễn Được : Cưỡng chế!
Khánh An: Người ta cưỡng chế như thế nào ạ?
Ông Nguyễn Được : Cưỡng chế như nhà tôi thì nó đem khoảng chừng 200 người đủ các cấp ban ngành đoàn thể hết, nó lại đó rồi công an, chữa lửa, cứu thương, cứu hỏa đồ tùm lum hết, rồi cần cuốc đồ vô nhà nó cào nhà tanh bành hết. Rồi tôi cự quá trời thì mấy ổng nói cự bắt nhốt nữa à, thành ra tôi nói giờ mình bó tay thôi chớ mình không có vũ khí, mình không có gì hết. Mà dân số đông quá nó cưỡng chế thì phải chấp nhận .
Khánh An: Sau đó thì sao?
Ông Nguyễn Được : Lúc mà cưỡng chế xong rồi thì mới đưa ra cái chỗ tạm cư này nè.
Khánh An: Cái nhà hiện nay mà ông ở thì nó lớn bao nhiêu?
Ông Nguyễn Được : Hai mươi mấy mét vuông à.
Khánh An: Nhà ông có mấy người?
Ông Nguyễn Được : Mười người. Nói ra mười người mà cho ở có hai phòng à, mà đồ đạc quá trời luôn. Tôi nói chung là nhà không lớn gì mấy mà cả năm nay từ ngày cưỡng chế đã một năm rồi, tôi than phiền hoài, tôi nói là mấy ông ở ác quá.
Khánh An: Vậy bây giờ người ta có hứa khi nào sẽ bồi thường tiền nhà cho ông không?
Ông Nguyễn Được : Không có hứa gì hết trơn hết trọi. Bây giờ nó biểu mình cứ đi kiện đi thưa đi. Mình đi kiện đi thưa hoài à, mà quận thì nó đổ thừa thành phố, xuống thành phố thì nó hổng trả lời. Quận thì nó nói nó làm theo chỉ đạo của cấp trên. Mình hỏi nó cấp trên nào thì nó hô thành phố thôi chớ không có biết ông nào hết.
Cưỡng chế như nhà tôi thì nó đem khoảng chừng 200 người đủ các cấp ban ngành đoàn thể hết, nó lại đó rồi công an, chữa lửa, cứu thương, cứu hỏa đồ tùm lum hết, rồi cần cuốc đồ vô nhà nó cào nhà tanh bành hết. Rồi tôi cự quá trời thì mấy ổng nói cự bắt nhốt nữa à, thành ra tôi nói giờ mình bó tay thôi
Ông Nguyễn Được
Luật pháp ở đâu
Khánh An: Ông có ý định lấy tiền bồi thường không?
Ông Nguyễn Được : Bây giờ bao nhiêu đất tôi không nằm trong quy hoạch thì trả lại đất tôi thôi
Khánh An: Sao ông biết là nó không nằm trong quy họach?
Ông Nguyễn Được : Tại vì cái khu công nghiệp cao nó đã chia ranh giới rồi. Nó đã xây tường rào rồi. Đất của mình thì nằm ở ngoài vùng quy hoạch rồi. Tại vì mình ra ngoài trung ương đó, trung ương đảng mới đưa cho mình cái văn bản về biểu Lê Hồng Quân là chủ tịch đó, là phải tiếp xúc với gia đình mình. Nhưng mà về thì ông Lê Hồng Quân không tiếp. Nhưng mà khi cưỡng chế xong rồi thì ông Lê Hồng Quân này mới thựơng một cái bản đồ, ổng thượng bản đồ một năm mấy ba lên, ổng mới nói là đất của mình 18.75 nằm trong dự án khác.
À, là mình biết đất của mình không nằm trong khu công nghiệp cao rồi, bởi vậy mình mới nói với chính quyền Quận 9 là mấy ông tàn nhẫn lắm, đất tôi không nằm trong đó mà mấy ông đã cố tình đi cướp đất tôi để phân lô bán nền. Và đồng thời khi cưỡng chế tôi xong đàng hoàng trong vòng được 3 tháng thì ông Lê Hồng Quân này thượng bản đồ lên là đất tôi nằm ngoài dự án, thì bây giờ Quận 9 trả lời tôi biết là đất tôi 18.75 này thuộc dự án nào, ai là chủ đầu tư, mấy ông cho biết tôi giao đất. Nhưng mà rút cục đàng hoàng rồi thì không ai trả lời hết. Khu trả lời không được.
À, là mình biết đất của mình không nằm trong khu công nghiệp cao rồi, bởi vậy mình mới nói với chính quyền Quận 9 là mấy ông tàn nhẫn lắm, đất tôi không nằm trong đó mà mấy ông đã cố tình đi cướp đất tôi để phân lô bán nền.
Khánh An: Vâng. Còn chị Lan, cuộc sống chị như thế nào kể từ khi dời về khu tạm cư?
Chị Phạm Thị Lan : Nó bắt buộc mình vô chung cư ở, nhưng mà chủ trương của nhà nước nói rằng người dân bị thu hồi đất, đi ở chỗ mới từ bằng tới hơn, nhưng mà bây giờ không có thấy bằng, mà hơn thì không thấy rồi, mà bằng cũng không thấy, mà giờ mình còn đổ nợ nữa. Căn hộ chung cư nó bán là 650 triệu mà phải trả trước 10% thì tính ra là 200 triệu, con thiếu nợ 400 lẻ mấy triệu nữa, hỏi chị coi tự nhiên tiên ăn còn không có mà rốt cuộc đổ nợ mà nhà lai mất, đất mất. Kiểu đó thì làm sao bây giờ. Mà em sống em khổ sở từ hồi đó tới giờ, cực khổ lắm mới mua được miếng đất cất nhà. Trước dây em ở bên kia nhà rộng em giữ trẻ. Em giữ được 4 đứa trẻ thì có thu nhập thêm. Bây giờ qua đây ở 7 người mà chỗ ở chỉ 27 mét vuông thôi, nhưng mà không có giữ được em bé, đâu có thu nhập gì đâu, thành thử ra đâu có tiền đâu mà trả tiền điện nước.
Khánh An: Chị Hằng thì sao?
Chị Hằng : Em thì may mắn hơn những người khác mà em còn có công ăn việc làm. Còn những người dân thì tội nghiệp lắm vậy đó. Có bao nhiêu tiền người ta xài hết rồi mà giờ vào đấy người ta lấy gì người ta sinh sống. Toàn đàn bà với trẻ em không à, phụ nữ không à, mà những người lớn tuổi nữa.
Khánh An: Vâng. Cảm ơn các anh chị. Hy vọng là chính quyền Quận 9 sẽ sớm giải quyết thỏa đáng những vấn đề bức xúc của các anh chị.
No comments:
Post a Comment