Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, August 2, 2009

Leonard Magruder-Việt Nam Và Giới Truyền Thông Hoa Kỳ


Audio 1


Audio 2

Việt Nam Và Giới Truyền Thông Hoa Kỳ
Leonard Magruder8/21/2006

Việt Nam

Và Giới Truyền Thông Hoa Kỳ

Leonard Magruder

Chuyển Dịch: Nguyễn Phượng Hoàng

LTS: Nhân dịp ngày Quốc Hận 30 tháng 4, sau đây là 5 phần của loạt bài viết 10 phần của Giáo Sư Leonard Magruder về sự thiên vị, cố tình bóp méo sự thật của giới truyền thông Hoa Kỳ cùng với Phong Trào Phản Chiến của các sinh viên và giáo sư thiên tả tại các viện đại học Hoa Kỳ đã góp phần rất lớn trong việc làm mất Miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Loạt bài này dẫn chứng, đưa ra các tài liệu phá vỡ huyền thoại về sức mạnh của quân đội Miền Bắc Việt Nam mà thường được chính họ ca tụng cũng như che dấu sự thật thảm bại của mình. 5 phần sau sẽ được đăng tiếp trong Tạp Chí Cách Mạng số 28. Phần Kết Luận, phần 10, của một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, và sau trở thành một sử giả, kể lại cuộc chống trả oai hùng của các khoá sinh Thiếu Sinh Quân 12, 13 tuổi trong ngày cuối cùng của Miền Nam Việt Nam khiến người đọc không khỏi bùi ngùi xúc cảm, nhưng vẫn bị dấu nhẹm bởi giới truyền thông Hoa Kỳ.

Văn Khố của cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam cho việc Cải Cách Học Đường (Vietnam Veterans for Academic Reform - V.V.A.R)

Phần 1 - Dan Rather Từ Chối Tranh Luận Các Vấn Đề

Qua việc bê bối cách đây vài tháng liên quan đến ông Dan Rather và vụ gây quỹ của đảng Dân Chủ, chúng tôi quyết định chia sẻ một việc liên quan đến ông ta trong năm 1986. Ông Magruder, Chủ Tịch V.V.A.R, vì từ lâu đã dính dáng đến các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã được Tiến Sĩ Theodore Kennedy, Giáo Sư ngành Khảo Cổ của viện Đại Học New York ở Stony Brook, nhờ giúp đỡ trong việc tổ chức một buổi Hội Luận Chuyên Đề (symposium) lớn nhất từ xưa tới giờ về Việt Nam. "Là một Điều Hợp Viên Toàn Quốc, ông Magaruder có trách nhiệm giúp soạn thảo chương trình, liên lạc và mời một số những người nổi tiếng trong giai đoạn Việt Nam để thuyết trình." (Lawrence Journal World, Oct. 10, 1986) "Buổi tổ chức đầu tiên trong nước và là một mô thức cho những viện đại học khác" (Newsday, Sept 6, 1986). Đây là một cuộc tổ chức quy mô để kiểm điểm toàn diện và sâu sắc về cả hai cuộc chiến ở Việt Nam và "mặt trận tại hậu phương (home front)", đặc biệt là bởi vì có sự tham dự của gần 800 cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam.

Có khoảng 60 thuyết trình viên từ khắp nơi trong nước, đại diện quân đội, giới truyền thông, giới phản chiến, chính quyền, và học đường. Trong số những người được mời và thuyết trình có ông Bruce Hare, Giáo Sư Triết của Viện Đại Học Stony Brook, ông Kenneth Steadman - Giám Đốc VFW, Tướng William C. Westmoreland, Jan Scruggs - Vietnam Veterans Memorial, Leroi Jones (Baraka) - nhà thơ và là nhà hoạt động chính trị, Florynce Kennedy - đồng Sáng lập Viên, N.O.W, Allen Ginsburg - Nhà thơ và nhà hoạt động chính trị, Nghị Sĩ Eugene McCarthy, David Horowits - đồng Chủ Bút tờ Ramparts, Hồ Văn Hưng - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và William Gibbon - Sư Đoàn Phòng Vệ Quốc Gia.

Đại diện giới truyền thông thiếu vắng khá nhiều. Lúc ban đầu, Tiến Sĩ Kennedy nói qua điện thoại nhiều giờ với những người đại diện giới truyền thông tầm mức quốc gia ở New York, nhấn mạnh sự quan trọng tầm mức quốc gia của cuộc hội thảo chuyên đề này và nhu cầu có mặt của họ. Sau khi thất bại, ông Magruder đã viết một bức thư ngỏ tới ông Dan Rather, ôn lại sự trình chiếu của đài CBS trong thời chiến và thách ông ta tranh luận trong cuộc hội thảo chuyên đề này. Những bản sao của bức thư đã được các sinh viên đưa tận tay tới tất cả giới truyền thông ở New York.

"Kính gửi ông Rather,

Như ông có lẽ đã biết, nhiều cuộc nghiên cứu xã hội đã ghi nhận sự thật là trong suốt thập niên 60 hệ thống truyền hình đã rất thiên vị phe cấp tiến/tả khuynh trong vấn Việt Nam mà các trường đại học đã đào tạo ra các phóng viên. Cuộc nghiên cứu hay nhất trong các cuộc nghiên cứu này là "Những Bóp Méo Tin Tức" (The News Twisters) của Edith Efron, một cuốn sách mà đài CBS đã cố gắng một cách vô vọng để ngăn chận. Số lượng dữ kiện trong cuộc nghiên cứu này và các cuộc nghiên cứu khác cho thấy rằng hệ thống truyền hình đều đặn thông tin sai lạc và ngay cả nói dối với quần chúng Hoa Kỳ. Những bản tường trình bởi đài CBS, ABC, và NBC trong một thời kỳ dài lâu của năm 1968 cho thấy sự cổ võ thường xuyên của những tiếng nói chống chính quyền, kết hợp lại để đánh phá cuộc chiến. Chỉ một ít hay hầu như không một ý kiến nào ủng hộ cuộc chiến đã được cho phép nói trên cả ba hệ thống truyền hình ngay mãi tới tháng 10 năm 1969 đa số dân Mỹ, theo thống kê viên Lou Harris, hãy còn ủng hộ một cuộc chiến thắng bằng quân sự ở Việt Nam.

Những dữ kiện cũng cho thấy các hệ thống truyền hình không bao giờ để quan điểm thật sự của phe tân phát xít và những chiến thuật của phe tân tả và phe S.D.S cho mọi người biết, bảo vệ chúng như chúng chỉ là bộ phận của một cơ cấu "vô hại" hay "lý tưởng" của tuổi trẻ, và dùng họ để tô phóng hình ảnh "tuổi trẻ chống đối chiến tranh" và một cách tổng quát đã tích cực giúp đỡ việc đề cao quan điểm Marxist của họ về cuộc chiến. Các dữ kiện cho thấy, qua sự thiên vị chọn lựa những bài xã luận, quan điểm của giới khuynh tả đã thực sự bóp chặt những ý kiến về cuộc chiến. Thật ra, các phóng viên và quan điểm của kẻ thù đã hình thành một quan điểm của đa số trong việc cổ võ một cuộc ngưng dội bom đơn phương. Trong 37 lời tuyên bố kêu ngưng dội bom, một phần ba là của địch. Theo Nghị Sĩ Margaret Chase Smith thì "Giới báo chí đã trở nên đồng tình với kẻ địch hơn là với chính quyền lợi quốc gia của chúng ta" (Congressional Record, June 16, 1971). Theo Theodore White, vị tác giả được kính trọng của chương trình "Tạo Nên Một Tổng Thống (The Making of the President)" thì "Có một giới trí thức với quan điểm mới thống trị những cao điểm của truyền thông trong nước và đã khinh bỉ chính dân mình và truyền thống của mình."

Trong vài trường hợp, chẳng hạn như cuộc chiến Việt Nam, các viện đại học và giới truyền thông đã hành động như mình là chính quyền đối kháng không do dân cử, nhất định là chỉ họ biết điều gì hay nhất cho tổ quốc. Nhưng nếu quan điểm của thế giới mà họ thấy thật ra thì gần gũi với những giả định triết lý căn bản của chế độ chuyên chế hơn là của đa số Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo (Judeo-Christian), điều nguy hiểm thì rất rõ ràng, họ có thể thông tin thất thiệt và hướng dẫn sai lạc đất nước. Vì vậy đó là điều sợ hãi ghê gớm ở khắp nơi trong một nước khi có một cuộc khủng hoảng, các viện đại học và giới truyền thông báo chí, trừ phi đã được cải cách, có thể để bị lợi dụng bởi sự tuyên truyền của kẻ địch một lần nữa hay khai thác cuộc khủng hoảng để phát triển những quyền lợi ý thức hệ có hại đến quyền lợi quốc gia.

Một trong những hậu quả đáng kể nhất của sự xung đột Việt Nam là sự vạch trần điều tan vỡ đã xẩy ra trong giới trí thức và báo chí liên quan đến việc khách quan và sự thật. Sự thật là giới tuyền thông cấp tiến phe tả, đã thông tin những sự kiện xẩy ra trên thế giới trong bản phân tích của mình làm suy thoái các tri giác đạo đức bằng chủ nghĩa thế tục và thù địch với truyền thống đạo đức của dân tộc Hoa Kỳ, và mong muốn Hà Nội thắng cuộc chiến để chứng tỏ những đạo đức đó là sai lầm, giữ lại các thông tin không cho dân Mỹ biết trong suốt cuộc chiến. Thí dụ họ tạo nên một hình ảnh "tai họa" của cuộc Tổng Tấn Công Mậu Thân (15 năm sau đó gây ra một sai lầm trong cuốn Kẻ Địch Không Kể - The Uncounted Enemy của đài CBS) bởi vì nó phục vụ mục đích ý thức hệ, ngay trước cả những tin chiến thắng chuyển về từ bãi chiến trường. Ông Ronald Regan đã phải nói: "Đài CBS trong thời Đệ Nhị Thế Chiến chắc chắn bị kết tội phản quốc".

Triết lý sống rành rành không đếm xỉa đến sự thật thì đầy rẫy khắp nơi trong giới truyền thông ỏ New York và giới học đường ở miền đông. Như Theodore White đã nói trên tờ Newsweek, "Tôi xem khoảng cách ngày gia tăng giữa giáo phái thống trị tư tưởng trí thức ở New York của ngày nay, và thực tại lĩnh hội bởi những người trầm tư ở nơi khác, như là một sự kiện chính trị tối quan trọng và nguy hiểm."

Một phần của vấn đề, chẳng nghi ngờ gì nữa, đã được bà Carolyn Lewis, cựu Phó Khoa Trưởng Khoa Báo Chí của Đại Học Columbia nói đến khi bà ta vừa viết trên tờ Washington Montly rằng "Thiếu căn bản trí thức trong chương trình giảng dậy ngành báo chí của đại học Columbia là sinh viên có thể học qua toàn chương trình mà không cần phải đọc đến một cuốn sách".

Một phần khác của vấn đề được khơi tỏ trong hai cuộc nghiên cứu nổi tiếng của viện đại học Columbia và George Washington cho thấy những người trong giới truyền thông, hầu hết có trình độ đại học và cấp tiến, "không chỉ những khác biệt sâu đậm trên các vấn đề đạo đức với quần chúng, mà còn bãi bỏ tôn giáo và tích cực tìm cách để thay đổi xã hội theo quan niệm của họ". Viện Nghiên Cứu, trong một cuộc nghiên cứu nổi tiếng về sự quan trọng của tôn giáo trên cơ quan Lập Pháp cho biết "Một yếu tố quan trọng của sự vô ý thức về tôn giáo trên toàn quốc của chúng ta về cơ quan Lập Pháp... là giới báo chí trên toàn quốc. Một đặc tính nổi bật của giới truyền thông thượng lưu là cách nhìn thế tục của họ. Dĩ nhiên, những người phóng viên và những nhà bình luận thì không có khả năng nhận biết được sự ảnh hưởng của tôn giáo khi mà họ thấy điều đó."

Điều này có nghĩa là họ cũng không có khả năng để nhận biết sự nguy hiểm thật sự của một ý thức hệ như là chủ thuyết vô thần Cộng Sản. Đó không phải là một điều ngẫu nhiên mà Howard K. Smith, người đọc tin tức nổi tiếng của đài truyền hình, cảnh báo trong suốt thập niên 60 rằng "giới truyền thông không cho thấy hình ảnh thực sự về Việt Nam", và những phóng viên thì "đặc biệt đần độn về những mưu đồ của Cộng Sản và Hồ Chí Minh". Thiên vị trong giới truyền thông, ông ta nói, thì "rộng lớn" và "chống Mỹ".

Những sự kiện cho thấy rõ ràng. Các hệ thống truyền hình bị thống trị bởi một quan niệm coi thường những truyền thống đạo đức của đa số và họ tích cực tìm cách áp đặt những quan niệm của họ trên toàn nước Mỹ. Khi làm điều này, họ đã phục vụ như một cánh tay tuyên truyền của các cơ sở học đường. Kết luận, hình như là "cấp tiến" ngày nay có nghĩa vô học thức, không am hiểu và ngây thơ. Trong giới truyền thông, với quyền lực mà họ có, không có một sự hiểu biết về những sự kiện đáng kể hiện đại khiến họ trở nên một lực lượng nguy hiểm trong xã hội Hoa Kỳ và rõ ràng cần được truyền phát vấn đề một cách hoàn toàn.

Tôi hy vọng ông sẽ nhận lời mời của tôi để cùng tôi truyền phát vấn đề này ở Hội Luận Chuyên Đề - Dũng Cảm."

Leonard Magruder

Ông Rather đã không trả lời bức thư. Và khi Hội Luận Chuyên Đề chấm dứt, bản thông tin báo chí viết bởi ông Magruder tổng kết những nhận định của Hội Luận Chuyên Đề đã bị tất cả giới truyền thông ở New York tẩy chay.

Phần 2: Sự Ngăn Chận Bản Tường Trình Chung Kết Tới Nhân Dân Hoa Kỳ Của Hội Luận Chuyên Đề Lớn Nhất Toàn Quốc Về Việt Nam Ở Viện Đại Học Stony Brook, NY.

Trong phần 1 của loạt bài về cách nào giới truyền thông ngăn chận những câu chuyện liên quan đến Việt Nam, ông Magruder kể lại Dan Rather từ chối lời mời để tranh luận về nhiều vấn đề liên quan đến sự thực hiện của giới truyền thông trong suốt cuộc chiến Việt Nam tại Hội Luận Chuyên Đề Về Việt Nam năm 1986 tại viện đại học Stony Brook.

"Giới truyền thông phớt lờ toàn bộ buổi tổ chức," ông Magruder, người Điều Hợp Viên Toàn Quốc, nói "và khi tôi gửi bản chung kết thông tin báo chí tổng kết những nhận định của buổi Hội Thảo Chuyên Đề, buổi tổ chức lớn nhất từ xưa tới nay, nó hoàn toàn bị giới truyền thông toàn quốc ở New York vờ đi như không biết".

Sau đây là những đoạn trích ra từ bản thông tin báo chí đó:

"Điểm chính thành công của buổi Hội Luận Chuyên Đề là đây là lần đầu tiên hàng trăm các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam và các sinh viên đã được quy tụ với nhau trong một môi trường học hỏi trực tiếp, khích động bởi một thuyết trình đoàn xuất sắc, tất cả 60 người, từ khắp nơi trên toàn quốc đại diện quân đội, giới truyền thông, chính quyền, các hiệp hội cực chiến binh, học đường, và nhừng người phản chiến. Quỹ cho chương trình này đến từ các tư nhân. Hơn $35,000 đô được gây quỹ để trả cho những khoản tiền thù lao và thuyết trình.

Mỗi phần của Hội Luận Chuyên Đề, hầu hết với một số thuyết trình viên, nói về những chủ đề liên quan đến cuộc chiến Việt Nam. Bao gồm:

1) Lịch Sử Việt Nam Và Sự Tham Chiến Của Người Mỹ

2) Những Thanh Niên Hoa Kỳ Đáp Lời Gọi Ra Sao

3) Những Quan Điểm Của Các Hiệp Hội Cựu Chiến Binh (VVA, VFW, American Legion, v.v...)

4) Cuộc Chiến Dưới Cái Nhìn Của Tướng Westmoreland

5) Biểu Tình Và Phản Biểu Tình Tại Hậu Phương

6) Lối Làm Việc Của Giới Truyền Thông

7) Những Điểm Xoay Chiều Của Cuộc Chiến

8) Sự Trở Lại Của Các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tham Chiến Ở Việt Nam

9) Câu Chuyện Về Bức Tường Tưởng Niệm Của Những Người Sáng Lập

10) Sự Điều Chỉnh Và Tái Hòa Đồng Của Các Cựu Chiến Binh

11) Vấn Đề Tù Binh Và Mất Tích POW/MIA

12) Những Quan Điểm Của Miền Nam Việt Nam

13) Những Bài Học Từ Cuộc Chiến

14) Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tham Chiến Tại Việt Nam Trong Vai Trò Lãnh Đạo

Một cách tổng quát, ông Magruder trả lời trong một cuộc phỏng vấn, những đại diện của quân đội và chính quyền không những đáp lời mời tham gia một cách tích cực, tất cả họ đóng góp công sức không lấy một khoản tốn phí nào. Hầu hết những những người phản chiến cũ đều được mời, ông ta kể, một là từ chối hai là đòi tiền thù lao mà trong nhiều trường hợp bị cấm đoán. Những đại diện của giới truyền thông được mời như Dan Rather, Mike Wallace, Tom Brokaw, Sam Donaldson, Peter Jennings, và Ted Koppel đã không trả lời, khiến giới truyền thông thiếu một cách khác thường.

Những phương diện của cuộc chiến bị lãng quên hàng nhiều năm đã được trình bầy bởi các nhà thuyết trình ở Hội Luận Chuyên Đề bao gồm; sự nhân đạo và những chiều duy tâm của người Mỹ khi tham chiến, những phương diện phá vỡ phong trào "hoà bình" trong nhà trường, những mưu đồ thật sự của Cộng Sản Miền Bắc Việt Nam xâm chiếm toàn vùng Đông Nam Á, những chiến thuật ác độc và mọi rợ của Việt Cộng, sử dụng truyền thông Hoa Kỳ để ảnh hưởng ý kiến quần chúng chống cuộc chiến, sự chống trả không nổi của giới báo chí và trí thức Hoa Kỳ qua tuyên truyền của Hà Nội, lòng quả cảm và những chiến thắng ghi nhận của quân nhân Hoa Kỳ, động lực chân thật cho sự tự do của những người Miền Nam Việt Nam, sự từ bỏ Miền Nam bởi các nghị viên cấp tiến, những quan điểm của các cựu quân nhân về những người phản chiến và giới truyền thông, hiện trạng thật sự của vấn đề tù binh và mất tích POW/MIA.

Khi được hỏi ông ta nghĩ những đề tài nào là đề tài chính nổi bật trong buổi Hội Luận Chuyên Đề, ông Magruder cho biết là dù ông ta không thể nói thay cho Tiến Sĩ Kennedy hay những người cựu chiến binh, và vì là một nhà tâm lý và xã hội học, những đề tài chính mà ông ta thấy trong buổi Hội Thảo Chuyên Đề có vẻ bao gồm những ít nhất năm điểm sau đây:

1) Đa số tất cả các cựu chiến binh hoàn toàn hiểu rằng nhiệm vụ của họ ở Việt Nam là ngăn chặn sự gây hấn của những người Cộng Sản từ Miền Bắc, không xem nhiệm vụ của họ ở Việt Nam là điều "vô đạo đức", có một mức độ kiêu hãnh trong việc hoàn tất trách nhiệm ở chiến trường, và hãnh diện được phục vụ tổ quốc của họ. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với hình ảnh tạo ra ở những học đường và trong giới truyền thông là các cựu chiến binh bị "bịp" bởi "đế quốc" Mỹ, đang chờ được những người phản chiến tới cứu họ.

2) Đa số các cựu chiến binh không xem những kẻ phản chiến là "những kẻ duy tâm" hay "những anh hùng đạo đức", và coi sự diễn dịch của họ về cuộc chiến là ngây thơ, sai lầm, và gây nguy hại đến những nỗ lực của họ. Hầu hết họ nhận biết rằng những kẻ phản chiến đã được vạch ra bởi tư tưởng Marxist và những ý thức hệ khác ở học đường bởi những kẻ theo phe Hà Nội và lợi dụng những học sinh cả tin để dẫn đến việc thủ lợi cho cả hai nhóm.

3) Đa số các cựu chiến binh bầy tỏ lòng quan tâm đến sự kiện nhiều người trốn quân dịch và phản chiến hiện nay giữ những địa vị quan trọng ở học đường và tiếp tục những bài viết, thuyết giảng để tạo ra một sự hiểu biết không đúng về cuộc chiến và những người cựu chiến binh, biến họ thành những kẻ "đạo đức cao quý" trước sinh viên, trong khi đó lại cố tránh tranh luận về các vấn đề với những cựu chiến binh.

4) Một số đông cựu chiến binh trông có vẻ rất thất vọng với giới truyền thông, đặc biệt là giới truyền hình trên toàn quốc, vì đã tạo ra một hình ảnh của cuộc chiến đồng tình nhiều với những kẻ phản chiến hơn là đa số dân chúng Hoa Kỳ mà bao gồm cả họ. Họ đặc biệt rất bất mãn khi những chiến công oanh liệt của họ như ở Huế, Khe Sanh, những chiến trường khác ở Tết Mậu Thân hay những cuộc tấn công quy mô khác đã bị giới truyền thông mô tả tới dân chúng Hoa Kỳ một cách tiêu cực, hay như là một sự thất trận, và những hình ảnh này vẫn chưa được cải chính.

5) Một số đông cựu chiến binh xem chừng quy cho học đường và giới truyền thông chịu trách nhiệm phần nhiều về kết quả của cuộc chiến đau thương đó, và đổ lỗi cho hai cơ sở này đã tạo ra một hình ảnh sai lầm về họ và cuộc chiến khiến họ sống rất khó khăn sau khi hồi hương.

Khi được hỏi sự đóng góp nào là đáng kể nhất trong buổi Hội Luận Chuyên Đề, ông Magruder nói chắc chắn là sự thay đổi khái niệm bởi giới sinh viên về những cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam qua những hình ảnh rập khuôn sai lầm của phong trào phản chiến và giới truyền thông đến những công dân thi hành trách nhiệm theo tiếng gọi của bổn phận, những người chiến đấu thành công trong một cuộc chiến đầy khó khăn đưa đến một hiệp định hòa bình, và những người trở về nhà bị đối xử một cách đầy bất công chỉ vì hậu quả của những thông tin sai lạc truyền bá bởi học đường và giới truyền thông.

Quan trong không kém, ông ta nói, là sự thay đổi khái niệm của giới sinh viên về những kẻ phản chiến và trốn quân dịch không như những hình ảnh họ đã tạo ra cho chính họ, và kết quả được nhận biết, ở buổi Hội Thảo Chuyên Đề, là ý thức hệ và thường tư lợi chính là những động lực đàng sau những hành động của họ.

Khi được hỏi về những trở ngại mà buổi Hội Luận Chuyên Đề đã gặp phải, ông Magruder nói rằng trở ngại lớn nhất là giới truyền thông làm phóng sự, viết bài một cách ít ỏi và thiên vị. Họ có đến, chính là chỉ để quay hình Tướng Westmoreland, và ba bài trên tờ báo của trường đại học này đã chỉ trích một cách quá đáng và lỗ mãng, khiến một số các cựu chiến binh nhận định rằng nhiều người trong giới học đường, và trong giới truyền thông, đã cố gắng tránh né vấn đề.

Đã vậy, ông ta nói, còn có vài cuộc phá phách của những người Marxist và khuynh tả trong giới học đường. Một vị giáo sư, một người nổi tiếng khuynh tả, đã thuyết trình một bài dài ngoằng về "đầu tư quyền lợi kinh tế" đàng sau cuộc chiến, (một ý kiến hoàn toàn bị các cựu chiến binh huýt sáo phản đối), đã dặn đám sinh viên của ông ta đồng loạt đứng lên hoan hô, đã khuyến khích đám sinh viên của ông ta hỏi chọc tức những người khác trên sân khấu, và đã điền đơn khiếu nại vị Khoa Trưởng của trường về việc dùng cờ Hoa Kỳ để chào vinh danh Tướng Westmoreland.

Ông Magruder là Chủ Tịch của Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Cho Sự Cải Cách Học Đường, một tổ chức tầm vóc quốc gia và là hội bổ trợ sinh viên ở Viện Đại Học Kansas. Hôm nay trong buổi nói chuyện ở Lawrence, ông ta công bố: "Nhìn lại, nó đang trên bờ thảm kịch quốc gia khi một cuộc tổ chức tầm vóc như vầy, được tổ chức với nhiều sự đóng góp bằng thời gian, nỗ lực, và tiền bạc của quá nhiều người, và được hoạch định để giúp dân tộc Hoa Kỳ đi đến một vài kết luận đứng đắn về lịch sử liên quan đến cuộc chiến, đã bị phớt lờ bởi giới truyền thông và nhiều người trong ban giảng huấn của nhà trường đã lảng tránh buổi tổ chức này."

Những hiểu biết sâu sắc đáng kể về Kỷ Nguyên Việt Nam qua Tướng Westmoreland, David Horowitz, Nghị Sĩ Eugene McCarthy, Bobby Seale và Al Santoli và nhiều người khác đã không được tường trình bởi giới truyền thông, và họ cũng không cả gửi người đại diện đến để đối thoại. Không khác trước mấy. Tôi để ý hôm qua, một bài báo vừa ra của ông Richard Kolb, Chủ Bút tờ tạp chí VFW, có trích dẫn lời của một cựu chiến binh Hoa Kỳ, Milt Copulos, nói rằng "Có một bức tường cao 10 dặm và dầy 50 dặm giữa chúng tôi, những người tham chiến và những người không tham chiến, và bức tường đó thì sẽ không bao giờ vỡ đổ." Và cựu chiến binh David Carrad viết trên tờ Wall Street Journal rằng "Cho tới khi thế hệ của tôi không còn nữa, tôi ngờ sẽ không bao giờ có những quan điểm hòa giải giữa những người tham chiến và những người không tham chiến." Mặc cảm tội lỗi của những người đã không tham chiến sẽ luôn luôn là nguyên nhân khiến các nỗ lực hàn gắn ở một buổi Hội Luận Chuyên Đề không được thành công như ý muốn. Đã 30 năm, một loạt dối trá được nói bởi những người không chịu thi hành quân dịch đã làm thối rữa trái tim của xã hội này. Hãy xem kinh nghiệm của David Horowitz ở trường đại học Brown và trường đại học Arizona. Tinh thần của đám tội phạm khuynh tả của thập niên 60 hãy còn tới bi giờ với chúng ta. Trong ba chục năm các trường đại học vẫn không có thể chấp nhận một quan điểm bất đồng, hay tranh luận một vấn đề một cách hữu lý, tiếp tục là những kẻ dối trá như Paul Hollander, một nhà xã hội học nổi tiếng ở viện đại học Massachusette, viết "những hồ chứa văn hóa thù địch to lớn."Tại sao các trường đại học của chúng ta không dám đối đầu với sự thật về Việt Nam, quay trở lại và giúp xã hội đang tàn dần của chúng ta?"



Phần 3 - Làm Sao Giới Truyền Thông Tầm Vóc Quốc Gia Dối Trá Về Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân

Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân đã được giới truyền thông cấp tiến ở New York tạo ra hình ảnh như là một cuộc bại trận của Hoa Kỳ thật ra, như Tướng Westmoreland và tất cả các nhà sử học đồng ý, hầu như là một cuộc bại trận thảm khốc của Miền Bắc Việt Nam. Không những họ mất một nửa số 90,000 quân mà họ mang ra trong các cuộc đánh, mà Việt Cộng hầu như hoàn toàn bị tiêu diệt.

Trái ngược với sự trù liệu của Miền Bắc, dân chúng Miền Nam đã không làm gì giúp những kẻ xâm lăng. Thay vào đó, họ đã nổi dậy trong sự đột ngột và chống trả, chính quyền và dân chúng lần đầu tiên đã khích động thành một khối và nhiều người tình nguyện vào quân lực VNCH gần gấp hai.

Ở Hoa Kỳ, những sự kiện rõ ràng trong cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, cuộc chiến không phải là cuộc "nội chiến", Miền Nam rõ ràng không muốn sống dưới sự cai trị của Cộng Sản và muốn người Mỹ viện trợ, và người Miền Bắc Việt Nam là người đưa đến sự "diệt chủng" và "gây hấn" qua vụ thảm sát tại Huế và phóng hỏa tiễn vào những thường dân tay không, chính ra đã chấm dứt những luận điệu của phong trào "hòa bình". Đó là những giây phút của sự thật cho những người ở các trường đại học và giới truyền thông. Họ đã rớt cuộc thi. Những dối trá được tiếp tục tái diễn một cách điên tiết.

Giới truyền thông New York, thấy một cơ hội để lợi dụng tin tức hầu xen lẫn những quan điểm chiến tranh của mình một cách hữu hiệu tới quần chúng Hoa Kỳ giờ đây tạo nên, và cố tình duy trì, một hình ảnh "thảm khốc", ngay cho dù hình ảnh đó trái ngược với những tường trình được gửi về từ chiến trường. Hình ảnh này đã được các vị cố vấn của Tổng Thống Johnson tin một cách nghiêm trọng đã làm thay đổi hoàn toàn kết cục của cuộc chiến ở ngay giây phút chiến thắng đã có thể xẩy ra. Tự do truyền thông đã cướp đi khả năng phán đoán nghiêm trọng của chính quyền và dân chúng Hoa Kỳ về những quyền lợi an ninh sống còn của họ trong thời chiến.

Lý do đau thương thật sự khiến chính sách thay đổi sau cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, được thấy trong lời Tổng Thống Johnson nói với Tướng Westmoreland lúc bấy giờ là theo đuổi cuộc chiến mạnh bạo hơn không thích hợp với khung cảnh chính trị, và ông đã "chẳng có sự lựa chọn nào ngoài việc cố xoa dịu những kẻ phản chiến để họ khỏi bất thình lình đòi người Mỹ rút ra một cách hèn hạ" (American in Vietnam, Levy, 1978). Một trong những hiện tượng không thể tin được trong lịch sử chiến tranh, trong thời kỳ này, đã phải cám ơn giới truyền thông, là không có một sự tương quan hợp lý nào giữa những gì thật sự đang xẩy ra ở Việt Nam và phản ứng tại mặt trận hậu phương. Phản ứng từ sự chiến thắng là nỗi tuyệt vọng. Đây là những gì mà giới truyền thông gọi là "chiến thắng tâm lý" do chính họ tạo ra.

Và sự nhục nhã suốt đời của họ, phong trào "hòa bình" đã đối lại với bất cứ dấu hiệu thành công nào bởi lực lượng Hoa Kỳ trong Trận Mậu Thân là sự hốt hoảng, sợ quốc gia của chính mình sẽ thắng cuộc chiến. Như ứng cử viên tổng thống George McGovern đã nói với cựu chiến binh Hoa Kỳ và là cựu Bộ Trưởng Hải Quân James Webb rằng "Ông không hiểu là tôi không muốn chúng ta thắng cuộc chiến đó" (American Enterprise Mag. May/June 1997).

Tờ The National Vietnam Veteran's Review, số tháng 4 -6 năm 1986, có 1 bài báo đăng nơi trang nhất (có hình ảnh) tựa đề "Giáo Sư Kêu Gọi Quốc Hội Điều Tra Về Sự Đối Xử Của Báo Chí Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam". Trong suốt thời kỳ đó, ông Magruder đã phân phát một bản "Yêu Cầu Quốc Hội" tới hầu hết các vị Dân Biểu, Nghị Sĩ kêu gọi Quốc Hội điều tra vì làm sao mà một cuộc chiến thắng rộng lớn của người Mỹ đã bị tường trình tới dân chúng Hoa Kỳ như là một cuộc bại trận. Điều yêu cầu này đã được 12 hiệp hội lớn của cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam và Tướng Westmoreland ủng hộ. Như được nói trong bài báo đăng trong tờ N.V.V.R, "Tướng Westmoreland, người đã gọi điện thoại cho Ủy Ban Chỉ Đạo (Streering Committee), công bố trước công chúng trong tuần này, đề án của Giáo Sư Magruder là một vấn đề cực kỳ quan trọng và tôi ủng hộ những nỗ lực của ông ta 100%".

Những bản sao tài liệu mà ông Magruder gửi tới Quốc Hội đã được phân phát tới tất cả các cơ quan báo chí qua trụ sở Báo Chí Quốc Gia ở Washington, nhưng không một tờ nào đăng lại trên báo. Giới truyền thông luôn luôn cố gạt bỏ lời buộc tội đã sạo sự về cuộc Tổng Tấn Công Tết như một sự tưởng tượng kỳ quặc của cánh hữu, nhưng trong tài liệu phân phát tới Quốc Hội của ông Magruder đã trích dẫn từ 21 tiêu chuẩn lịch sử và những lời bình luận về cuộc chiến Việt Nam như sau:

"Quân địch bị tổn thất nặng nề, ông ta gửi tổng cộng 84 ngàn quân. Ông ta mất 40 ngàn quân bị tử thương." (Bản báo cáo của Tướng Earl G. Wheeler, Tổng Tham Mưu Trưởng, trong cuộc Tổng Tấn Công Tết. Ngày 27 tháng 2 năm 1968) (Ghi chú: quân đồng minh tổn thất 927. Đây là một sự thảm khốc cho Miền Bắc VN song le đài CBS lại gọi là "một sự bế tắc")

"Quân đồng minh phản công sau Tết tiêu hủy cơ sở của Việt Cộng và là một sự thất trận lớn lao của Miền Bắc. Tuy nhiên mạc dù chiến thắng như vậy, giới báo chí ở Hoa Kỳ đã biến Tết thành một cuộc thất trận của Hoa Kỳ." (Những Trận Chiến Lớn của Thế Kỷ 20 - Great Battles of the 20th Century - Sir Basil Liddell Hart).

"Việt Cộng bị thương vong nặng nề... nhưng trường hợp này không phải là điều phản ảnh trên những bản tường trình báo chí hay trên những đài truyền hình ở Hoa Kỳ." (The Unmaking of a President - Hebert Schandler).

"Tiếp theo Tết, quân địch đã bị hoàn toàn thất thế (nhưng) quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới đã không có sức mạnh của ý chí để trực diện tình hình." (Strategy for Defeat - Admiral Sharpe)

"Quân đội chính quy Miền Bắc Việt Nam và quân du kích Việt Cộng đã hoàn toàn thất trận trên chiến trường. Công nhận là Hoa Kỳ ưu việt hơn lúc đó, ít nhất các lực lượng Miền Bắc Việt Nam bị tiêu diệt" (Crossroads of Modern Warfare - Drew Middleton).

"Ấn tượng tạo ra bởi giới báo chí và truyền hình phóng sự về cuộc tổng tấn công là một sự thất trận lớn lao cho nhân dân Hoa Kỳ và và Miền Nam Việt Nam." (Why We Were in Vietnam - Norman Podhoretz).

"Cuộc chiến hãy còn có thể mang lại nhiều lợi thế sau này, sau cuộc thất trận của cuộc Tổng Tấn Công Tết của quân địch. Nhưng điều này đã không xẩy ra. Giới báo chí và truyền hình đã tạo ra một hào quang, không phải chiến thắng, mà là bại trận" (A Soldier Reports - General William Westmoreland).

"Giới báo chí chống lại lời tuyên bố chính thức về sự bại trận của Cộng Sản bằng cách nói rằng ngay cho dù điều đó là đúng (điều mà họ phủ nhận dù chính họ đếm sự tổn thất chính thức của quân địch) Cộng Sản đã chiến thắng cuộc chiến tranh tâm lý" (The Vietnam War - an international panel of historians).

"Đây là cuộc chiến duy nhất bị thua trên những cột báo của tờ New York Times. Họ đã tạo ra một hình ảnh Miền Nam Việt Nam quá xa vời sự thật, ngay là một bức tranh biếm họa cũng dở. Có những kẻ đặt điều, bóp méo sự thật và dối trá". (Certain Victory - Dennis Warner)

"Du khách viếng thư viện Lyndon Johnson được nghe, "trong khi Tổng Thống đang đọc những bản tường trình từ cuộc chiến cho biết rõ ràng là quân địch đã bị tổn thất quân sự nặng nề (Tết), báo chí và truyền hình tạo ấn tượng là chúng ta bị tổn thất và việc bại trận không thể tránh được." (New York Times News Service)

"Liên Quân Khu, Tổng Hành Dinh của Việt Cộng, trong bản tường trình số 6 của họ, tháng 3 năm 1968, đã công nhận cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân đã thất bại: "Chúng ta thất bại trong việc đoạt một số các mục tiêu chính. Chúng ta cũng đã thất bại giữ đóng những vùng đã chiếm được. trong lãnh vực chính trị, chúng ta đã thất bại thúc đẩy nhân dân đứng lên làm cuộc khởi nghĩa." (The Magruder Expose - Leonard magruder).

"Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, kết quả của một cuộc chiến được quyết định không phải trên bãi chiến trường mà trên những trang giấy in và những màn ảnh truyền hình - chưa bao giờ trước đây Việt Nam có một chính sách chung mà giới truyền thông lục kiếm, bằng hình ảnh và bóp méo sự thật không ngừng nghỉ, cuộc chiến thắng của quân địch của những phóng viên bên chính mình." (Encounter-British journalist Robert Elegant).

"Đó là sự thất bại quân sự lớn lao của Việt Cộng và Miền Bắc VN đã chứng minh chỗ rẽ chính trong sự quyết tâm của Hoa Kỳ. Nói theo kiểu quân đội đó là sự bại trận lớn lao của Giáp. Tuy nhiên, trên những màn ảnh truyền hình của Hoa Kỳ, Tết đã trở thành một cuộc chiến thắng của những người Cộng Sản." (Vietnam - Ian Beckett).

"Ông Jack Fern của đài NBC đưa ý kiến với vị chủ nhiệm chương trình của NBC, ông Robert Northfield, là làm một cuốn phim tài liệu trình chiếu về Tết rõ ràng là một cuộc chiến thắng không thể chối cãi của Hoa Kỳ.""Chúng ta không làm được," ông Northfield nói, "Tết đã được kiến lập trong đầu của quần chúng như là một sự bại trận". (Between Fact and Fiction - Edward J. Epstein)

"Khi Tướng Westmoreland công bố với quần chúng là cuộc Tổng Tấn Công Tết là sự thất trận lớn lao của Cộng Sản và là một sự thắng trận to lớn cho những lực lượng Đồng Minh, một sự kiện rõ ràng cho bất cứ ai xem sự kiện đó một cách bình thản, ông ta đã bị coi như là một thằng ngu tự lừa dối mình qua giới báo chí truyền thông." (Battles and Campaigns - Tom Carhart)

"Cuộc Tổng Tấn Công Tết đã là tai họa cho những kế hoạch của chúng tôi. Thật là một điều mỉa mai cho cuộc chiến Việt Nam là sự tuyên truyền của chúng tôi đã biến điều tai họa này thành một sự chiến thắngxuất sắc. Thật ra chúng tôi trả giá bằng nửa lực lượng trong vụ Tết. Sự tổn thất của chúng tôi quá to lớn đến nỗi chúng tôi đã không thể thay thế đủ với số tân binh mới." (Trương Như Tảng - Minister of Justice - Vietcong Provisional Revolution Government - The New York Review, Oct. 21, 1982)

"Sự xung đột giữa quân đội và đoàn báo chí Saigon đã là cuộc thử thách trong việc tranh luận về Chiến Lệnh (Order of Battle). Nhưng đài CBS đã không chịu thông dò thêm về sự xung đột đó - vì để làm điều đó, đài phải đưa ra những văn thư lưu trữ của mình trong thời kỳ đó, bao gồm cả việc những lời bình luận quan trọng của Walter Cronkites tuyên bố, sau vụ Tết, rằng sự chiến thắng của Hoa Kỳ khó có thể xẩy ra và một sự ngưng bắn phải được thương lượng." (A Matter of Honor - Don Kwit)

"Mặc đù đó là cuộc chiến thắng oanh liệt của Miền Nam VN và Hoa Kỳ, hầu như tất cả phóng sự của giới truyền thông cùng một chủ đề chung là chúng ta đã bị thua thảm khốc. Những tiếng trống khua thường xuyên của những câu chuyện không đúng này đã thuyết phục được hàng triệu người Mỹ là chúng ta đã thua trận lớn." (No more Vietnam - Richard Nixon)

"Huyền thoại được tạo ra (bởi giới truyền thông) rằng cuộc chiến này không thể thắng được, và điều đó đã ảnh hưởng rõ ràng đến quyết tâm của người Hoa Kỳ." (War in Peace - Sir Robert Thompson)

"Hiếm khi nào có một cuộc khủng hoảng báo chí hiện đại xẩy ra, nhớ lại, đã cách quá xa sự thật. Về cơ bản, những chủ đề ngự trị của lời nói và phim ảnh về Việt Nam đã cộng lại thành một hình ảnh bại trận cho Đồng Minh. Những sử gia, trái lại, đã kết luận là Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân kết cục là một thất trận nặng nề về cả hai mặt quân sự và chính trị cho Hà Nội ở Miền Nam Việt Nam. Để tạo nên một hình ảnh với một cuộc thất trận như vậy của bên này thành một sự bại trận của bên kia - trong một cuộc khủng hoảng ngoài nước - không thể tính như là một sự huy hoàng của giới báo chí Hoa Kỳ... và nó có thể xẩy ra như vậy nữa." (Big Story - 2 vols. - Peter Braestrup)

"Nếu có sự điều tra liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc điều tra nên về lý do tại sao sự tuyên truyền của kẻ địch lại trải khắp trên nước này, và tại sao kẻ địch lại có thể uốn nắn công chúng tới mức độ mà giới có học nhất trong dân chúng của chúng ta lại tin vào những luận điệu không thể nào tin được." (Final Report - Chief of Military History - U.S Government)

Khi nào cuộc điều tra này được bắt đầu? Trong bốn năm cuối cùng của cuộc chiến, nhiều mạng người đã mất, và sự bỏ rơi cuối cùng của Hoa Kỳ với dân chúng miền Nam Việt Nam, Lào và Căm Bốt, đã là cái giá phải trả cho hành động chiều theo sự thịnh nộ của phong trào "hoà bình" nơi học đường và giới tự do báo chí ở New York. Nước Mỹ, qua sự thiếu vắng một nền tảng đạo đức và sự trí thức ngụy biện của nền tự do học đường và những nhà báo đã chịu không nổi nỗ lực tuyên truyền thành công nhất từ xưa tới giờ trên thế giới. Làm cách nào mà giới học đường và giới truyền thông đã dối trá về Việt Nam là một chấn thương to lớn trong chuỗi kiện lịch sử Hoa Kỳ chưa bao giờ gặp.

Phần 4: Làm Thế Nào Đài CBS Đã Ém Nhẹm Việc Trình Bầy Của Magruder Về "Kẻ Địch Không Kể"

"Ông đã hoàn thành một công trình nghiên cứu hết sức tỉ mỉ và Tôi chúc mừng ông" - Tướng William C. Westmoreland

Ngày 23 tháng 1 năm 1982, 8 tháng sau khi Giáo Sư Magruder xin từ nhiệm tại viện đại học Suffolk, N.Y để phản đối giới truyền thông và học đường đã nói dối về Việt Nam, đài CBS cho trình chiếu một cuốn phim tài liệu dài 90 phút trong giờ chính trên đài truyền hình với tựa đề ""Kẻ Địch Không Kể: Một Sự Lừa Đảo Việt Nam", sản xuất bởi George Crile và được thuật lại bởi Mike Wallace. Chương trình này buộc tội rằng giới an ninh tình báo quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam bị Tướng Westmoreland ra lệnh, đã toa rập để lừa Tổng Thống Johnson, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Quốc Hội và dân chúng Hoa Kỳ bằng cách đều đặn báo cáo những tin thất thiệt về sức mạnh của quân thù và làm như là Tướng Westmoreland đang thắng cuộc chiến. Theo đài CBS thì điều này được thực hiện qua việc giảm thiểu gấp năm lần khi phỏng đoán quân địch trà trộn 5 tháng trước cuộc Tổng Tấn Công Tết, và đã không kể trong sổ Chiến Lệnh (Order of Battle) thường dân ở các làng ủng hộ Việt Cộng; Dân Quân Tự Vệ (villager self defense) và các cán bộ nằm vùng (secret self defense). Mục đích của sự lường gạt này, theo đài CBS, là để dẫn dắt dân chúng tin là Hoa Kỳ đang thắng cuộc chiến trong khi đó thật ra, theo đài CBS, là Hoa Kỳ đang thua. "Mưu đồ" này, ông Mike Wallace nói, đã đưa đến việc hoàn toàn không chuẩn bị cho việc Tổng Tấn Công Tết, lính Hoa Kỳ thương vong một cách oan uổng, và trong phần phân tích cuối, đã làm thất chiến.

Chương trình này đã được hầu hết giới báo chí Hoa Kỳ tin tưởng không cả dè dặt. "Từ tờ The Nation đến tờ Wall Street Journal" như lời của Renata Adler nói trong cuốn "Bất Chấp Bạt Mạng" (Reckless Disregard), "Không một ký giả hay một tờ báo nghiêm chỉnh nào đặt câu hỏi về bất cứ điều gì trong chương trình 90 phút đó. Các nhà bình luận, một cách đơn giản, coi cuộc phát hình đó là sự thật." Đây là một bằng chứng hùng hồn về sự dốt nát không biết gì của đất nước về cuộc chiến Việt Nam, qua nhiều năm bị bóp méo sự thật bởi giới truyền thông. Họ nói dối về chủ đề này nhiều đến nỗi chính họ cũng ở trong đám sương mờ.

Giáo Sư Magruder tức khắc thấy được những điều không nhất quán một cách nghiêm trọng và những điều dối trá trắng trợn trong cuốn phim đó. Một cách kinh ngạc, ông ta thấy rằng đài CBS vừa là một thí dụ cũ rích về sự dối trá, mà ông ta vừa mới từ nhiệm để phản đối, và ngay lập tức bắt đầu cuộc tìm tòi tài liệu để vạch trần cuốn phim.

Ngày 28 tháng Ba năm 1982, 150 bản thảo của một bài viết dài 21 trang ghi lại hàng loạt những dối trá từ đầu đến cuối của cuốn phim của đài CBS, đã được ông Magruder và các sinh viên của ông ta mang đưa tận tay tới tất cả giới truyền thông thượng lưu, cao quý ở New York, kể cả việc gửi qua ngã bưu điện. Những người được gửi đến ở đài CBS gồm các vị giám đốc đài, Mike Wallace, Dan Rather và George Crile. Những vị giám đốc và những nhà đọc tin như Frank Reynolds, Sam Donaldson, Roger Mudd, Peter Jennings, Tom Brokaw, và John Chancellor của đài ABC và đài NBC cũng được gửi các bản thảo cùng với các giám đốc, các vị chủ bút, và những nhà bình luận của của tờ New York Times, Newsweek, Newsday và tờ Washington Post. Khoảng ba chục bản sao đã được đưa cho những nhà bình luận như Tom Wicker, Harriet Van Horne, và Anthony Lewis.

Bài viết ghi lại đầy đủ, chứng minh là đài CBS đã dối trá với quần chúng Hoa Kỳ với một tầm mức trọng đại, giống như họ thường xuyên dối trá trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và nhất là trong suốt cuộc Tổng Tấn Công Tết, đã lập tức được toàn thể các cơ sở tự do báo chí ở New York dấu nhẹm.

Ngày 29 tháng 5 năm 1982, 2 tháng sau khi dấu nhẹm việc phô bầy của Magruder, câu chuyện được loan ra trên tờ bìa của tờ TV Guide, viết bởi Don Kowit và Salley Bedell, dựa trên bản thảo của những cuộc phỏng vấn của đài CBS cho cuốm phim. Bài báo, mặc dù không dài và chi tiết như bài viết của Magruder, đã quá đủ để chứng minh rằng cuốn phim tài liệu của đài CBS bị rắc rối nghiêm trọng.

Bài báo chứng minh rằng đài CBS đã trả tiền và dặn người ta phải nói những gì, đã cố tình chọc tức ông Westmoreland khiến ông ta giống như kẻ phạm tội trên cuốn phim, đã từ chối không chịu để trong cuốn phim những sửa sai như ông ta yêu cầu, từ chối không chịu để những chứng cớ mà ông Walt Rostow đưa ra để chứng tỏ ông Jonhson đã được thông báo đầy đủ về sự gia tăng xâm nhập, cuộc Tổng Tấn Công Tết sau đó, và vụ cãi cọ về Chiến Lệnh, đã dối trá về những nỗ lực để liên lạc với Tướng Phillip Davidson, người cầm đầu cơ sở tình báo ở Việt Nam, và đã chối từ lời khai của George Carver, người cầm đầu tình báo CIA ở Việt Nam mà chắc chắn sẽ làm mất giá trị những luận điểm của cuốn phim của đài CBS. Bài báo cũng đã chứng minh rằng, trong cuốn phim, những lời của Đại Tá Gains Hawkins nói về con số ước lượng cao nhất của địch quân mà ông Westmoreland cho ông ta biết đã mâu thuẫn gấp 4 lần qua lời nói từ ông Hawkins với ông George Crile như đã được thấy trong cuốn phim, và đài CBS đã cố tình nhét phần trả lời của Tướng Westmoreland vào chỗ không đúng của cuốn phim, trong nỗ lực làm giảm uy tín của ông ta.

Khi Tướng Westmoreland nhận được bản bạch hóa của ông Magruder, ông ta đã viết cho Giáo Sư Magruder một bức thư riêng, nói rằng "Ông đã hoàn thành một công trình nghiên cứu hết sức tỉ mỉ và tôi chúc mừng ông. Tôi đang gửi thư của ông và những tài liệu đính kèm đến luật sư của tôi." (bức thư đề ngày 13 tháng 9 năm 1982).

Trong bản bạch hóa của Magruder cho biết trong cuốn phim, ông Mike Wallace đã không nói cho khán giả biết rằng luận điệu từ đầu đến cuối của cuốn phim của đài CBS, dựa trên những lời kết tội của Sam Adam, một phân tích viên của CIA, đã được điều tra hoàn toàn và miễn bỏ bởi Ủy Ban Đặc Biệt của Hạ Viện về Tình Báo năm 1975 và đã được truyền thông đầy đủ lúc đó qua giới báo chí. Adams, một người xuất thân từ trường đại học Harvard, cảm tình viên về quan điểm khuynh tả của những kẻ lãnh đạo phong trào phản chiến, và người đã ra chứng nhận cho Daniel Ellsberg lúc ra tòa, đã hy vọng rằng qua sự ước đoán 600,000 quân Việt Cộng của mình sẽ khiến ông Johnson phải rút ra khỏi cuộc chiến. Ông này tin tưởng dữ dội vào quan điểm "cách mạng nhân dân" của những người Marxist, và luôn luôn cố chứng minh qua những con số của mình là chính "người dân" là những người đang đấu tranh, không được sự trợ giúp nào từ Miền Bắc, cùng một huyền thoại ngây thơ được tuyên truyền tại các học đường bởi phong trào "hòa bình" và giáo phái báo chí New York.

Wallace cũng đã không cho khán giả biết rằng Adams, trong 1 bài báo của tờ Tạp Chí Harper số Tháng Năm, 1975 và một lần nữa trong cuộc điều tra của Quốc Hội, đã chú tâm là CIA, không phải Tướng Westmoreland, đã loại bỏ sự ước đoán của ông ta về sức mạnh của Việt Cộng. Phụ đề của bài báo của ông ta là "Một Mưu Toan Của CIA chống Lại Chính Tình Báo Của Mình". Theo ông Rufus Taylor, Phó Tổng Giám Đốc cơ quan CIA từ năm 1966 tới năm 1969, trong 1 bức thư trả lời bài báo của Adams đăng trong số Tháng 7, 1975 của tờ Harper, "Chúng tôi thấy chẳng có một giá trị gì để giới thiệu Sam hay lời kết luận của anh ta với Tổng Thống." Ông James Graham, một thành viên của Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia, viết về cùng vấn đề của bài báo trên tờ Harper, "anh ta giả định rằng những điều nhận định như vầy thường được chấp nhận trong cơ quan CIA là một điều bóp méo sự thật". Ông ta đã buộc tội Adams là đã chuyển đạt một "ấn tượng sai lạc về một thân một mình tranh đấu để thông báo sự thật tới tòa Bạch Ốc, chống lại một thế lực vĩ đại của vô số những kẻ bất lương và hèn nhát." Sự thật, ông Graham nói "Trong 25 năm làm việc cho cơ quan CIA, tôi chưa bao giờ thấy một phân tích viên nào đã được chú ý tới nhiều hơn, nhiều cơ hội để trình bầy chứng cớ và giải bầy vụ của mình như vậy." Nhưng vụ của anh ta thì quá kỳ dị đến nỗi không ai có thể tin được, ngoại trừ ông Mike Wallace và đài CBS.

Ông Wallace đã không nói cho khán giả biết rằng chưa một lúc nào cơ quan CIA đã coi trọng sự phỏng đoán con số 600 ngàn quân Việt Cộng của Adam. Sự phỏng đoán mà cuốn phim của đài CBS dựa trên, đã bị chính Hội Đồng Cố Vấn Về Tình Báo Ngoại Quốc của Tổng Thống Johnson loại bỏ; và cả hai ngành, Tình Báo trực thuộc Ban Giám Đốc và Văn Phòng Giảm Định Quốc Gia, của cơ quan CIA. Lời nói then chốt của Wallace trong cuốn phim là CIA đã "lục đục với Washington khi Washington chấp nhận sự phỏng đoán của Adams" là điều không đúng sự thật. George Crile, người sản xuất cuốn phim này của đài CBS, phải biết những sự kiện này. Ông ta đã là vị chủ bút cho bài báo của Adams đăng trên tờ Harper năm 1975 mà tất cả những lời ở trên được trích ra. Hơn nữa, tất cả những điều này phải được hầu hết các nhà bình luận cấp tiến biết tới, như Anthony Lewis của tờ New York Times đã nhận được những bản thảo sự vạch trần của Magruder, mà hầu hết những điều trong bản vạch trần đó được dựa trên những bài báo của họ đăng vào cùng thời gian cuộc điều tra của Quốc Hội qua lời buộc tội của Adams. Họ đã biết là cuốn phim của đài CBS là một sự bôi bẩn Tướng Westmoreland dựa trên những lời dối trá, nhưng họ đã không hề mở miệng vì nó phục vụ mục đích ý thức hệ của họ.

Trích từ cuốn hồi ký của Tổng Thống Jonhson, "Điểm Thuận Lợi" (The Vantage Point), Magruder đã chứng minh không những Tướng Westmoreland lúc nào cũng thông báo tới Tổng Thống Johnson và dân chúng Hoa Kỳ về tình trạng ở Việt Nam, mà Tổng Thống Johnson cũng đã được thông báo đầy đủ về vụ tranh cãi "Chiến Lệnh", sự gia tăng xâm nhập của quân đội chính quy Bắc Việt, kể cả tổng quát thời gian và mục đích của cuộc sửa soạn Tổng Tấn Công Tết. Cả hai ông Johnson và Westmoreland đều chỉ trích việc giới báo chí Hoa Kỳ đã không đăng tin cho dân chúng Hoa Kỳ biết về những điều họ đã cảnh cáo về cuộc sắp sửa Tổng Tấn Công Tết. Giới báo chí sau đó đã dùng việc mất tinh thần của dân chúng (điều mà họ tạo nên) như là một lý do để làm mất uy tín về những lời tuyên bố lạc quan trước đó của Tổng Thống Johnson và Tướng Westmoreland. Giới báo chí đã cố tình phớt lờ về những lời cảnh báo về Tết của họ để dương bẫy cho sự chỉ trích sau này.

Một số các nguồn tin đã được ông Magruder trích dẫn mà đài CBS đã có thể tìm những hồ sơ quân sự chính thức một cách dễ dàng về sự gia tăng xâm nhập mà ông Mike Wallace buộc tội Tướng Westmoreland là đã chận lại không cho ra. Ông ta cũng đã đưa ra Đại Tướng McChristian, người mà trong phim mang hình ảnh là đã bị Tướng Westmore chận lại những lời cảnh báo của mình, khiến quân đội đã không sẵn sàng trong vụ Tổng Tấn Công Tết, đã được trích trong một bài bình luận của Jack Anderson hôm 31 tháng 10 năm 1975 rằng "Đã có đủ các dữ kiện để tiên đoán một cuộc tấn công vào mùa xuân năm 1968," và Tướng Westmoreland đã "rất xem trọng" lời của ông ta.

Cuốn phim của đài CBS là một sự cố gắng tuyệt vọng cuối cùng của giới truyền thông trong việc dành phần thắng về quan niệm cuộc chiến của phong trào "hòa bình". Họ bị phản ứng ngược một cách thê thảm, kết quả là một sự vạch trần hoàn toàn một cách chính xác cách làm sao mà giới truyền thông (và cả các viện đại học), như là ông Magruder đã công bố ở lúc từ chức để phản đối, đã dối trá về cuộc chiến Việt Nam. Những điều xảo trá trong cuốn phim Tổng Tấn Công Tết như một sự bại trận là sự lập lại những hình ảnh mà đài CBS đã tạo nên về cuộc tấn công trong lúc đó.

Sự kém cỏi của Adams trong bài báo của mình mà ông ta đã ước đoán khoảng 10 ngàn quân nhân Mỹ thiệt mạng trong cuộc Tổng Tấn Công Tết. Con số được công nhận là 927 mạng. Ông Magruder đã chỉ rõ trong một bản lượng định cuối cùng của CIA về Adams như một phân tích viên, một thời gian ngắn trước khi ông ta từ chức dưới áp lực, đã miêu tả ông ta như là "hạng thứ" khi thực hành cuộc nghiên cứu, và đã mất sự "thăng bằng và khách quan".

Luận điệu từ đầu đến cuối của cuốn phim của đài CBS - Wallace, nói là đây là một âm mưu của quân đội để che dấu sức mạnh quân địch trong việc ủng hộ lời tuyên bố của Tổng Thống Johnson về những tiến triển và đã đưa đến cuộc chiến thắng thảm khốc bất ngờ của Cộng Sản trong ngày Tết, và rồi con số ước lượng của Adams đã được công nhận, đưa đến sự từ nhiệm của Tổng Thống Johnson và chấm dứt cuộc chiến, là một sự dối trá được duy trì và kéo dài, như Tướng Westmoreland đã nói: "một sự bịa đặt độc hại đáng quở trách và vô trách nhiệm." Cuốn phim là một sự coi thường trình độ hiểu biết của dân chúng Hoa Kỳ và là một điều vu khống những người đã phục vụ tại Việt Nam, do những người đã phản bội lại cả quyền lợi quốc gia lẫn dân chúng Hoa Kỳ.

Ngày 13 tháng 9 năm 1982, Tướng Westmoreland thưa đài CBS 120 triệu đô la cho tội phỉ bảng, gọi cuốn phim "ác ý, dối trá và đê tiện." Ông Magruder lúc đó biết là sự từ nhiệm của mình để phản đối giới truyền thông đã dối trá về cuộc chiến Việt Nam thì đang bắt đầu được làm sáng tỏ bởi một cuộc thưa lớn nhất từ xưa tới giờ tới giới truyền thông. Tướng Westmoreland có nói trong bức thư rằng ông ta đã gửi bản vạch trần mà ông Magruder đã gửi cho ông ta tới luật sư của mình, ông Dan Burt. Ngày 4 tháng 2 năm 1984, ông Burt đã viết cám ơn ông Magruder về bài phân tích. Có thể ông Burt sẽ dùng bài vạch trần như là bản hướng dẫn trong việc hoạch định kế hoạch tấn công đài CBS, vì cho tới ngày xử, bản vạch trần của Maguder hãy còn là bản hay nhất kể tỉ mỉ chi tiết những lời dối trá trong cuốn phim. Vì vậy có thể thông hiểu được ông Magruder đã thật thỏa mãn, sung sướng ngồi xem trên đài ABC, hôm mùng 10 tháng 10 năm 1984, hàng loạt các vị tướng và đại tá đã ra tòa khai về sự dối trá của đài CBS.

Vụ xử kiện, cuối cùng đài CBS đã phải xin lỗi Tướng Westmoreland, phá nát sự khả tín chương trình Tin Tức của đài CBS đến nhiều thập niên sau.

Phần 5: Cuộc Vận Động Chống Đài PBS

Đây là câu chuyện về cuộc vận động toàn quốc được tiến hành bởi ông Magruder đã bắt các đài của PBS trình chiếu một cuốn phim tài liệu về Việt Nam, được thuật lại bởi Charlton Heston, mà đài PBS đã cố chận lại. Cuốn phim kể chi tiết về đài CBS đã hướng dẫn quần chúng một cách sai lạc về cuộc Tổng Tấn Công Tết. Martha Bayle, trong tờ Wall Street Journal nói "Việt Nam Của Đài Truyền Hình: Sự Ảnh Hưởng Của Giới Truyền Thông (Televison's Vietnam: The Impact of Media)", công kích sự thiên vị của giới cấp tiến qua các phóng sự tin tức về cuộc Tổng Tấn Công Tết năm 1968. Theo cuốn phim thì những phóng viên (nhất là những phóng viên của đài truyền hình) đã biến một cuộc chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ thành một cuộc bại trận về mặt chính trị và tâm lý. Đài PBS đã từ chối không chịu phát hình cuốn phim."

Qua sự chi tiêu $6000 đô bằng tiền túi của mình để trình chiếu cuốn phim trên nhiều đài truyền hình trong nước, ông Magruder đã vạch trần vấn đề khiến một số rất đông các trưởng đài đi theo mặc dù ban giám đốc điều hành Tổng Đài PBS đã căn dặn không được trình chiếu cuốn phim. Thêm vào đó, ông ta đã viết thư tới tất cả 314 trưởng đài PBS kêu gọi họ đừng nghe lời Tổng Đài PBS và hãy chiếu cuốn phim.

Mùa hè đó, ông Magruder, cùng với Đại Tá Chuck Allen, chủ nhiệm/chủ bút của tờ Vietnam Veteran Review, bàn về vấn đề trong 1 cuộc phỏng vấn dài 1 tiếng trên đài WFNC, một đài hệ thuộc đài CBS, ở Fayettville, N.C.

Trong cuộc diễn hành của các cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam ở thành phố Chicago, ông Magruder đã tiếp tục trả tiền để cuốn phim được khách sạn Americana Congress Hotel, nơi ông ta ở, chiếu trong suốt 4 ngày liền và cả ngàn cựu chiến binh ngụ cùng khách sạn đã coi cuốn phim. Khoảng trưa của cuộc diễn hành có khoảng 50 cựu chiến binh hiện diện với những tấm bảng và hàng chữ "Giới Truyền Thông và Học Đường Dối Trá Về Việt Nam" ở một bên mặt và bên kia là "Đài PBS hãy Chiếu Cuốn Phim" và một vụ biểu tình đã xẩy ra ở công viên Grant park. Thêm nữa, với những lần trình chiếu ở Chicago và các nơi khác, khán giả đã được khuyến khích gọi số điện thoại được ông Magruder và ông Joseph Redota của tòa Bạch Ốc xếp đặt để gọi cho Tổng Thống Regan và nói với Tổng Thống cảm tưởng của mình về cuốn phim đó.

280 đài trong tổng số 314 đài đã chiếu cuốn phim. Ông William Criswell, trưởng đài WUSVTV, ở Olny, Illinois, đã viết một bức thư ngày 26 tháng 8 năm 1986, "Ông có lẽ hài lòng để biết rằng đài này đã từng đấu tranh với Tổng Đài đầy quyền năng PBS hơn một năm nay về vấn đề thiên vị. Tôi đã viết tới ông Chủ Tịch Tổng Đài PBS, ông Bruce Christiansen và những vị khác, phản đối việc trình chiếu một chiều về vai trò nước Mỹ trên trường quốc tế. Chúng tôi đã chiếu "Việt Nam Của Đài Truyền Hình: Sự Ảnh Hưởng Của Giới Truyền Thông, hôm thứ hai, ngày 18 tháng 8. Cuốn phim sẽ được chiếu lại một lần nữa vào ngày thứ bẩy, ngày 14 tháng 9." Một số các vị trưởng đài đã viết thư cho ông Magruder, nói cho biết rằng họ bất chấp lệnh cấm và sẽ chiếu cuốn phim. Giám Đốc đài WNET/13 ở New York, bà Ruth Ann Barnes, viết "Bức thư này báo cho ông biết là chúng tôi đã quyết định chiếu chương trình AIM."

Pat Buchanan, trong một bức thư viết tay từ tòa Bạch Ốc nói, "Chúc tất cả những điều tốt đẹp nhất trong nỗ lực mới của ông." Anne Higgins, người viết diễn văn cho Tổng Thống Reagan, nói "Những quan điểm của Tổng Thống trên chủ đề này đã được biết, và Tổng Thống sẽ tiếp tục cho thấy sự quan tâm của mình về một vết nhơ tri giác trong nền lịch sử của chúng ta có thể dẫn đến cách nhìn sai lầm về chính sách hiện tại cũng như tiến trình tương lai của chúng ta." Tổng Thống Reagan đã viết cho Charlton Heston về cuốn phim, "Thật vĩ đại,... những điều mà mọi người Mỹ nên xem, nhưng chúng ta biết TV sẽ không bao giờ để họ xem." (AIM Report, March 1986). Ông Magruder đã rất sung sướng khi viết cho Tổng Thống Reagan và nói cho ông biết rằng dân chúng Hoa Kỳ nay đã được xem cuốn phim, và cuộc che dấu đã bị thất bại. Tướng Westmoreland viết "Tôi chúc mừng ông về việc thành công của ông về việc trình chiếu cuốn phim AIM trên các đài PBS trên toàn quốc." (Thư, ngày 24 tháng 9 năm 1986).

Tờ Washington Inquire hôm 25 tháng 9, 1986 nói "... sự tận tâm nhất trong nỗ lực này (chống lại cuộc tẩy chay) là ông Leonard Magruder, người đã vận động cho các cựu chiến binh Việt Nam từ 6 năm qua. Ông ta đã nghỉ việc dậy học để chống đối sự đối xử với các cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam. Ông Magruder vừa tổ chức một cuộc họp báo ở Washington buộc tội giới truyền thông đã dựa trên những bài phân tích các sự kiện ở Việt Nam trên một quan niệm chủ nghĩa tự do thù địch với những quan niệm đạo đức của Hoa Kỳ về tự do và nền dân chủ, những điều đã tạo ra và duy trì một hình ảnh thảm khốc về cuộc Tổng Tấn Công Tết." Hãng thông tấn United Press, tờ Washington Post, và tờ new York Times tất cả đã cử các phóng viên và những viên chụp hình tới buổi họp báo này nhưng đã không viết một bài tường trình nào cả khi họ nghe rằng buổi họp báo phê phán việc làm của giới truyền thông ở Việt Nam.

Ông Magruder cho biết trong khi cuộc vận động trên toàn quốc thành công trong việc phá vỡ được việc tẩy chay của đài PBS được đối xử một cách công bằng trong khoảng độ 24 bài viết trên báo, radio, tin tức TV và hội thoại, nhưng vẫn bị ngăn chặn ở mức độ toàn quốc. PBS đã thông báo để hạn chế câu chuyện. Các chủ bút địa phương đã kinh ngạc bởi điều này. Rõ ràng, một câu chuyện của một tư nhân đã chi hàng ngàn đô la thành công trong việc đảo ngược một quyết định bởi đài PBS không trình chiếu một cuốn phim về Việt Nam là một câu chuyện có tầm mức quốc gia. Vài vị chủ bút, như ông Donald Gillem của tờ New York Times-News, ở York, Nebraska, đã xem việc này không đúng với nguyên tắc xử thế và đã đặc biệt thỉnh cầu các vị đại diện các dịch vụ thông tấn loan truyền câu chuyện trên tầm mức quốc gia, nhưng những lời thỉnh cầu này đã bị từ khước. Ở Topeka và thành phố Kansas, hãng thông tấn Associated Press từ khước không chịu để buổi họp báo của ông Magruder trên lịch trình thường nhật, để thông tin một cách đơn giản cho những phóng viên biết những sự kiện nào sắp tới. Ở những nơi khác, như Lincoln, Nebraska, các hãng thông tấn tẩy chay tin họp báo của ông Magruder. "Giới Truyền Thông Quốc Gia", theo ông Magruder, "đã điên cuồng ngăn chận vấn đề này."

"Cuộc Vận Động Đài PBS", ông ta kể "là sự trả lời của chúng ta về sự phản bội của đài CBS qua việc tập hợp những cựu chiến binh hồi hương tại viện đại học Suffolk. Hàng triệu người giờ biết đài CBS đã dối trá về Việt Nam. Với hàng triệu người cựu quân nhân, ông Dan Rather giờ đây là biểu hiệu của giới truyền thông cấp tiến đã dối trá về những nỗ lực của họ ở Việt Nam, và chương trình tin tức buổi chiều của đài CBS đã tụt xuống hạng ba, rõ ràng là các cựu chiến binh đã không thèm coi đài đó nữa." Ông Victor Goodpasture, một nhà bình luận của tờ The Daily Kansan, tờ nhật báo của viện đại học Kansas viết "Ông Magruder đã trưng tập tài liệu tại học đường khóa vừa qua và trên đài truyền hình Lawrence Cable. Tập tài liệu này phải được đưa tới tất cả các sinh viên ngành báo chí để bàn luận. Đây là loại tường trình đã làm thay đổi thái độ về cuộc chiến và đã dẫn đến việc chiến thắng của Cộng Sản ở Miền Nma Việt Nam. Giới truyền thông đã làm hại những quân nhân và dân chúng Hoa Kỳ."

Trong một buổi giảng tại viện đại học Kansas sau cuộc vận động đài PBS, ông Magruder nói "Ông Trương Như Tảng, Bộ Trưởng Tư Pháp của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Việt Cộng đã nói trên một bài báo đăng trên tờ New York Times ngày 21 tháng 10 năm 1982 rằng sự tổn thất của Cộng Sản trong cuộc Tổng Tấn Công Tết bị "quá nặng nề khiến họ đã không thể thay thế bằng những lính mới". Họ đã mất một nửa số quân, khoảng 40 ngàn tử trận (Hoa Kỳ bị 926 người thiệt mạng) Nhưng giới truyền thông đã tạo ra một hình ảnh như Hoa Kỳ đã bị thất trận và đài CBS tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã không còn hy vọng gì để thắng cuộc chiến." Theo The Daily Kansan, ngày 2 tháng 4 năm 1986.

Phần 6: Chỉ Có Bọn Cấp Tiến Mới Được Chơi Trong Thập Niên 60

Sau đây là những tài liệu được phát ra bởi ông Magruder một mình phản đối, cuối thập niên 60, tại viện đại học Colorado ngay ngày hôm sau cuộc biểu tình lớn, có đổ máu của những người phản chiến. Trong suốt thập niên 60, ông ta đã làm điều này ở một số các viện đại học.

Tường trình bởi tất cả các tờ báo và các đài truyền hình ở Denver và Boulder, giới truyền thông quốc gia đã từ khước không chịu làm phóng sự buổi phản đối, từ chối không cho ông Magruder được nhập cuộc tranh luận trên các vấn đề của lúc đó. Chỉ có bọn cấp tiến mới được chơi. Lúc đó, ông Magruder, một tâm lý gia, là một Tư Vấn Đặc Biệt của tiểu bang Colorado trong lãnh vực trí tuệ bị phát triển chậm chạp (mental retardation). Nhưng những tài liệu ông ta phân phát ra trong ngày hôm đó tới các sinh viên đã xung khắc với "sự ủng hộ tích cực nghề báo chí" của giới truyền thông, trong khoảng thời gian khi những lời ngớ ngẩn nhất về Việt Nam của những kẻ cấp tiến ít người biết lại được truyền thông ở cấp độ toàn quốc.

Bởi vì sự ngăn chặn những ý kiến trái ngược những quan điểm về cuộc chiến của phe tả/cấp tiến ở học đường và giới truyền thông, và việc sử dụng những cơ sở này như những công cụ truyền bá và tuyên truyền đã tạo thành trạng thái phân cực và đổ vỡ trong sự tranh cãi toàn quốc trong thập niên 60 đã đưa đến thảm trạng Miền Nam Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Phong trào "hòa bình" ở học đường cuối cùng đã ở bên chuyên chế và diệt chủng. Ông ta viết:

"Không có gì khác làm điên tiết phe học đường đề xướng chủ thuyết tự nhiên trên quan điểm thế giới, và vì vậy "miễn giá trị", hơn là nền luân lý bất trị của dân chúng Hoa Kỳ. Để chống trả sự kiện một thường dân bình thường thấy sự xung đột hiện tại qua cách nhìn luân lý, chuyên chế đối chọi tự do, các viện đại học đã nghĩ ra một sự đạo đức giả tối hậu, họ đã phóng ra một phán xét luân lý tuyệt đối, "Cuộc chiến Việt Nam là vô đạo đức", dựa trên nền tảng của triết lý hư vô. Sự say mê của ban giảng huấn và sinh viên, và nhu cầu của họ tránh né đối thoại bất cứ giá nào, đến từ nhu cầu che dấu sự đạo đức giả đó, hy vọng là công chúng sẽ lẫn lộn niềm say mê với thực tại và đi theo.

Nhưng những người Hoa Kỳ trưởng thành, những người thật sự mong muốn một nền hòa bình trong thế giới, đã không rơi vào cạn bẫy đó. Họ rõ ràng không nhập cuộc biểu tình vì họ cảm thấy chính xác thông điệp cơ bản thật sự là chúng tôi không tin vào sự thật hay nền luân lý, chúng tôi sẽ không hy sinh cho nền dân chủ, chúng tôi không biết hàng triệu người bị giết hay bị đầy ải, chúng tôi chỉ muốn được yên trong hòa bình, để theo đuổi sự lười biếng của chúng tôi, những trò chơi nhục dục của chúng tôi, và ma tuý của chúng tôi. Chắc chắn nếu Miền Nam Việt Nam, và tất cả vùng Đông Dương, rơi vào sự xâm lược và nô lệ của Cộng Sản, tội lỗi này sẽ theo suốt đời âm mưu hèn nhát của ban giảng huấn và đám sinh viên đạo đức giả đã làm mòn những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc ngăn chận sự xâm lược đó."

Những vấn đề chính, ông ta nói, là "Sự thất bại của nền khoa học xã hội hướng về những bệnh hoạn hiện đại của xã hội, việc không biết gì của sinh viên về chủ thuyết Cộng Sản và những triết lý căn bản cùng những chủ thuyết tôn giáo khác, việc truyền bá của sinh viên và họ bị lợi dụng bởi ban giảng huấn khuynh tả/cấp tiến gây ảnh hưởng đến chính sách quốc gia, nền luân lý phá sản trí tuệ của đám sinh viên trong phong trào phản chiến, xu hướng thoái lui trong học đường quay trở về với yêu thuật, bói toán, và ma tuý như những nguồn chân lý và tự thỏa mãn." Theo The Boulder Daily Camera.

Hai tháng sau đó, ông Magruder dẫn đầu một cuộc phản đối tại Hội Nghị của Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ ở Washington DC. Vấn đề trọng đại là sự lạm dụng ngành tâm lý học để phục vụ phong trào phản chiến.

"Hướng về vai trò của những tâm lý gia liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, những dối trá về cuộc chiến được tung ra bởi phong trào "hoà bình" và giới truyền thông đã có một sự ảnh hưởng khốc liệt trên các cựu chiến binh hồi hương, khiến nhiều người bị choáng ngất và tạo ra một mặc cảm tội lỗi không cần thiết. Với nhiều người, hậu quả chịu đựng đau đớn còn tệ hơn cả cuộc chiến, và đã bị câm lặng hàng nhiều năm. Có một chút xíu sự giúp đỡ được thấy ở những "nhóm thuật chuyện" thì các cựu chiến binh lại bị phản bội lần nữa. Những tâm lý gia có khuynh hướng phản chiến khuyến khích các cựu chiến binh trở nên tích cực trong phong trào phản chiến và khuyến khích họ biến những hành động hạ sát khi chiến đấu thành những sự bạo tàn để cùng âm hưởng với những những lời dối trá mà hiện giờ đã thẩm thấu sâu trong xã hội Hoa Kỳ."

Những tâm lý gia khác kết tội cuộc chiến đã tạo nên một "bản năng sát nhân" mà không có cả một chứng cớ nhỏ nhặt nào. Nhà xã hội học nổi tiếng Charles Mosko nói "các tâm lý gia đã cố tạo nên hình ảnh của những quân nhân như những kẻ ngang bướng gây ra những sự bạo tàn hay tiền thân của những người Phát xít một cách máy móc." Không có một luận thuyết tâm lý hay y khoa tâm lý hiện đại nào, với luận lý hạn hẹp của nó, đã có thể nắm chặt được điều luật của quân nhân: "Danh Dự, Bổn Phận, Tổ Quốc". Cộng đồng khoa tâm lý đã bán rẻ danh dự của mình cho mục đích chính trị của mình, lợi dụng sự đau đớn của các cựu chiến binh để làm điều đó. Những nhà khoa học xã hội, những người mà qua những chủ thuyết thế tục ngây thơ và chủ thuyết về nhân loại đã đóng một vai trò lớn lao trong học đường, phản bội những nỗ lực của cuộc chiến, giờ đây lại dối trá với các cựu chiến binh của cuộc chiến. Sự dối trá chính nó đã trở nên đa hợp.

Cuộc biểu tình phản đối, tạo nên một sự náo động đáng kể ở buổi Hội Nghị, đã hoàn toàn bị giới truyền thông ở Washington phớt lờ.

Cập nhật:

Từ cuốn sách lịch sử mới viết "Một Cuộc Chiến Khá Hơn - A Better War" viết bởi Lewis Sorley.

"Tiến Sĩ Ernest Lefever, một viên chức kinh nghiệm lâu đời về chính sách ngoại giao tại viện Brookings Institution và là người sáng lập Trung Tâm Ethic and Public Policy tại Washington xác định - dựa trên phân tích nội dung - rằng trong suốt khoảng thời gian 1972 và 1973, đài tin tức của hãng CBS đã trình chiếu một "hình ảnh quá sức tiêu cực về lực lượng quân đội Hoa Kỳ, Bộ Quốc Phòng, và những hoạt động của họ." Kết quả của "sự đánh phá này đã được thành công qua cách vờ quên không nhớ gì đến những câu chuyện tốt đẹp thành công quân sự." Thêm vào đó, "Ban tin tức buổi chiều của đài CBS đã chỉ trích người đồng minh của Hoa Kỳ, Miền Nam Việt Nam, rất nhiều hơn là quân thù của Hoa Kỳ, Miền Bắc Việt Nam." Trong buổi phóng sự này, đài CBS đã đưa ra 48 người phê bình muốn Hoa Kỳ chấm dứt sự yểm trợ quân sự tới Miền Nam Việt Nam hơn là những nguời phê bình muốn Hoa Kỳ gia tăng những hoạt động quân sự chống Miền Bắc."

Đài CBS theo bên nào?


Phần 7: Những Vấn Đề Mà Giới Truyền Thông Không Bao Giờ Đả Ðộng Tới

Trích từ một cuộc hội thoại của ông Magruder với đài truyền hình KYFC ở thành phố Kansas, Missoure.

"Một huyền thoại được tuyên truyền bởi phong trào "hòa bình" là quân nhân Hoa Kỳ, bởi vì bị tham chiến trong một cuộc chiến tranh "vô đạo đức", sẽ, và sau đó đã, thua trận. Sự thật xẩy ra sau cuộc Tổng Tấn Công Tết, từ năm 1968 trở đi, đã không bao giờ được nói cho quần chúng Hoa Kỳ biết.

Người lão luyện nhất thế giới về Cuộc Chiến Tranh Cách Mạnh Nhân Dân, sách lược mà người Cộng Sản đã triển khai để dùng ở Miền Nam Việt Nam, là Ngài Robert Thompson, là Tổng Trưởng Quốc Phòng của Liên Bang Mã Lai Á đã đánh bại cuộc nổi dậy của Cộng Sản tại quốc gia này. Là một quan sát viên về tình trạng Việt Nam suốt chiều dài lịch sử, và chính ông là người chỉ trích gay gắt sách lược Hoa Kỳ thuở ban đầu, ông tuy thế đã tường trình tới Tổng Thống Nixon năm 1969 như sau.

"Tôi đã có một ấn tượng rất tốt về sự tiến triển về tình trạng quân sự và chính trị ở Việt Nam khi so sánh với những lần viếng thăm trước đây, và nhất là về tình trạng an ninh, ở cả Sài Gòn lẫn những vùng ngoại ô. Một tư thế chiến thắng theo nghĩa có được một nền hòa bình chính đáng, dù có thương lượng hay không, và duy trì một Miền Nam Việt Nam không Cộng Sản đã thành công. Ấn tượng lớn nhất với chúng tôi là sự thành công rực rỡ của chương trình Bình Định, chúng tôi đã có thể đến viếng thăm những vùng và đi bộ qua những ngôi làng đã bị Việt Cộng kiểm soát hàng nhiều năm. Với sự gia tăng nền an ninh và cải tiến của truyền thông, kinh tế đang được gia tăng nhanh chóng. Mầm mống dân chủ đang được cấy ở mức độ làng mạc. Ở một mức độ chính trị cao hơn không còn gì thắc mắc là chính quyền của Tổng Thống Thiệu không những ổn định hơn bất cứ chính quyền nào khác trong những năm qua, mà sự thi hành được tiến triển đều đặn. Bên mặt quân sự, đã có một sự tiến triển đều đặn cả lẫn việc thi hành và tinh thần cao."

Làm sao có sự tiến bộ này nếu không phải là qua những năng nổ và hy sinh của những quân nhân Hoa Kỳ?

(Để có một tầm nhìn đầy đủ về thảm kịch thật sự Việt Nam, một cuộc chiến đã thắng và rồi quẳng liệng đi để xoa dịu những người ở hậu phương không chịu đi lính, chúng ta giờ đây có những cuốn sách lịch sử về những gì đã xẩy ra sau năm 1968. Không có một sự tiến bộ nào được thông tin tới dân chúng Hoa Kỳ bởi giới truyền thông. Hai cuốn sách quan trọng nhất trong những cuốn sách này là "Cuộc Chiến Thắng Không Báo Trước: Cuộc Bại Trận Của Việt Cộng Và Quân Đội Bắc Việt (Unheralded Victory:The Defeat of the Viet Cong and the North Vietnamese Army )" viết bởi Mark Woodruff, và "Một Cuộc Chiến Khá Hơn: Những Chiến Thắng Chưa Được Kiểm Và Thảm Kịch Chung Cuộc Của Những Năm Cuối Cùng Của Người Mỹ Ở Việt Nam - A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America's Last Years in Vietnam" viết bởi Lewis Sorley.

Từ một bài nói chuyện của ông Magruder trong một dịp với 50 cựu chiến binh, một cuối tuần diễn hành ở thành phố Chicago trong biểu tượng dành lại công viên Grant Park từ những kẻ trốn lính biểu tình trước Đại Hội Đảng Dân Chủ ở Chicago. Ông Magruder sau đó tặng lá cờ dùng trong dịp đó tới Tướng Westmoreland trong một buổi lễ diễn hành cuối tuần ở Houston. Mặc dù phóng viên của các tờ báo có mặt tại đó, nhưng họ từ chối không đăng bài phóng sự về vụ này, lý luận rằng hãy còn quá nhiều người phản đối cuộc chiến đang sống ở Chicago. Thật là điều vô lý. Những người phản chiến cũ đã không dấu diếm khóc chẩy nước mắt vì sự hối hận trên các đường phố, và đã được các cựu chiến binh vỗ về khi cuộc diễn hành quy mô, với số người bị thương tích không thể đếm được, đi qua. Điều này không bao giờ được giới truyền thông nhắc đến.

"Chúng ta cần phải nhớ phong trào "hòa bình" của các khuôn viên đại học đã phản quốc thế nào. Bài bình luận hôm tháng 2 năm 1980, cho biết là 28% tổng số sinh viên trong thời gian đó ủng hộ Việt Cộng và 51% những kẻ trong phong trào "hòa bình" ở các khuôn viên đại học mong muốn Việt Cộng thắng trận. Jane Fonda nói với đám sinh viên ở trường đại học Michigan ngày 22 tháng 2 năm 1969 như sau "Nếu các bạn đã hiểu chủ thuyết Cộng Sản... các bạn chắc chắn sẽ quỳ gối cầu nguyện rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ là những người Cộng Sản." (Rõ ràng là bà ta đã không biết tý gì về chủ thuyết vô thần Cộng Sản.) "Phong trào phản chiến", theo những bài văn viết từ viện đại học Antioch của S.D.S "dựa trên 3 yếu tố chính, những kẻ theo Trotsky, Đảng Cộng Sản, và những tên giáo điều cấp tiến theo chủ nghĩa hòa bình. Một số những tên lãnh đạo, thí dụ như Dave Dellinger, là những kẻ tự chính mình tuyên bố là người Cộng Sản và Marxist. Phong trào lãnh đạo "Hòa Bình" đã để Miền Bắc Việt Nam làm cố vấn chiến lược và giúp điều hợp những buổi biểu tình.

Theo Guenter Lewy trong cuốn "Người Mỹ Ở Việt Nam", một cuốn sách nghiên cứu hay nhất cho tới nay về cuộc chiến một cách cân bằng và toàn diện, "... rõ ràng là rất nhiều những người này và những hiệp hội và những uỷ ban mà họ sinh ra đã không phải vì hòa bình và chống chiến tranh mà vì họ là những đảng viên của Hà Nội, cuộc chiến thắng mà họ đã thúc đẩy qua sự thành công trong việc người Mỹ rút khỏi Việt Nam." Vì lý do này, công chúng chẳng còn gì ngoài lòng khinh bỉ với phong trào "hòa bình" ở các khuôn viên trường đại học. Một cuộc thăm dò của viện đại học University of Michigan đã cho thấy phản ứng tới "những kẻ phản chiến" đã là "một con số không có cảm tình sai biệt lớn lao nhất tới từ xưa tới giờ." Cuộc thăm dò của Harris Poll ở lúc cao độ của cuộc chiến cho thấy 69% dân chúng tin rằng những vụ biểu tình chống chiến tranh đã là "những hành động bất trung chống lại những người đang chiến đấu ở Việt Nam." 65% đồng ý rằng "những kẻ phản chiến đã hỗ trợ và làm yên lòng người Cộng Sản.", và 64% cảm thấy rằng họ "không nghiêm chỉnh, nhận định sâu sắc vê cuộc chiến, chỉ là những tên hòa bình và hippie đang vui đùa giỡn chơi." (Tường trình trong bài "American in Our Time" bởi Godfrey Hodgson).

Sau đó, trong một bức thư đăng trong tờ "The Lawrence Journal World", ông Magruder viết "Robert McNamara, trong cuốn hồi ký mới đây, nói rằng chính sách Hoa Kỳ ở Việt Nam đã "sai lầm chết người" và cuộc chiến thì không thể thắng được. Theo quân địch thì chính chính sách của McNamara đã "sai lầm", và Hoa Kỳ chính ra phải là kẻ thắng cuộc chiến.

Bùi Tín, một vị đại tá trong bộ tổng tham mưu của Miền Bắc Việt Nam, và là người đã nhận sự đầu hàng của Miền Nam Việt Nam hôm 30 tháng 4, 1975, trong một cuộc phỏng vấn vừa qua với tờ Wall Street Journal. "Nếu ông Johnson chấp thuận lời yêu cầu của Tướng Westmoreland để tiến vào Lào và chận đường mòn Hồ Chí Minh, Hà Nội không thể thắng cuộc chiến." Chính ông McNamara là người đã cố vấn ông Johnson về điều này. Trong chính sách kỳ lạ bỏ bom "đáp lễ từ từ (graduated response)" của ông McNamara, Bùi Tín nói "đã chẳng làm chúng tôi lo lắng, chúng tôi có nhiều thời giờ để sửa soạn cho những con đường và những cơ sở khác."

Về sự hữu hiệu của chiến lược của ông Westmoreland, ông ta nói "Chúng tôi đã mất nhiều vùng căn bản kiểm soát dân chúng ở ngoại ô. Và các lực lượng chính quy đã bị đẩy ra ngoài những biên giới của Miền Nam Việt Nam." Về cuộc Tổng Tấn Công Tết quan trọng, ông ta nói "Những tổn thất của chúng tôi chất đống. Nếu các lực lượng Hoa Kỳ không bắt đầu rút về dưới thời ông Nixon, họ chắc chắn công phạt chúng tôi nặng nề ... chúng tôi đã bị tổn thất thê thảm năm 1969 và 1970."

Dân chúng Hoa Kỳ không bao giờ được biết quân địch đã bị đánh tơi tả thế nào. Sau đây là những con số của 5 cuộc tấn công chính, từ cuốn "Thống Kê Quân Sự Ở Việt Nam - Vietnam in Military Statistic", một sử liệu lớn về chiến tranh Việt Nam viết bởi Micheal Clodfelter.

1968 - Cuộc Tổng Tấn Công Tết, Hoa Kỳ 1.829 tử thương, Miền Nam Việt Nam - 2.788 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 45.000 tử thương.

1969 - Hoa Kỳ - 9.414 tử thương, Miền Nam Việt Nam - 21.833 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 156.954 tử thương.

1970 (kể cả hành quân ở Cam Bốt) Hoa Kỳ - 4.221 tử thương, Miền Nam Việt Nam - 23.346 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 103.638 tử thương. Hành Quân Lào (Lam Sơn 719) (với không lực Hoa Kỳ yểm trợ) Miền Nam Việt Nam - 3.800 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 13.668 tử thương.

1972 - Tổng Tấn Công Ngày Lễ Phục Sinh (với không lực Hoa Kỳ yểm trợ) - Miền Nam Việt Nam - 15000 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 83000 tử thương.

Từ cuốn "Cuộc Chiến Thắng Không Báo trước - Unheralded Victory", viết bởi Mark Woodruff: "trong suốt năm 1966 quân đội Miền Bắc Việt Nam đã tổn thất khoảng 93.000 lính thiệt mạng. Năm 1967, con số thương vong cao lên đến hơn 145.000 người. Vào đầu thập niên 70, Tướng Giáp đã cộng nhận trước công chúng rằng những lực lượng của ông ta đã bị tổn thất ít nhất là 500.000 lính thương vong trong suốt cuộc chiến. Con số thật sự lính Cộng Sản thiệt mạng trong suốt cuộc chiến là 1.100.000". So sánh con số này với khoảng 58.000 lực lượng Hoa Kỳ bị thiệt mạng, đó là gấp 19 lần. Làm thế nào mà cuộc chiến này đã bị thua? Chắc chắn là không phải ở chiến trường mà Hoa Kỳ đối địch. Bị thua cuộc chiến khi các lực lượng phản chiến ở Quốc Hội, cầm đầu bởi Ted Kennedy, chẳng vì lý do gì, đã cắt tất cả vũ khí đạn dược cho Miền Nam Việt Nam. Sự việc này xẩy ra 2 năm sau khi chúng ta rút quân ra khỏi Việt Nam, trong suốt thời gian Miền Nam Việt Nam tự mình chống trả Miền Bắc. Một cách đơn giản, chúng ta đã bỏ rơi một người bạn đồng minh. Giới truyền thông không bao giờ cho dân chúng Hoa Kỳ rõ điều này. Họ cũng không bao giờ cho biết sự hy sinh to lớn của quân đội Miền Nam Việt Nam đã thương vong khoảng 250.000 người trong suốt cuộc chiến.

Vì những chính sách sai lầm của McNamara, sự ảnh hưởng của phong trào "hòa bình" ở các học đường và giới truyền thông, đã khiến Hoa Kỳ thua cuộc chiến. Về phần phong trào "hòa bình", Bùi Tín nói "Nó đã cho chúng tôi một niềm tin để chúng tôi bám víu vào trước những tổn thất ở chiến trường... qua sự bất đồng và chống đối, Hoa Kỳ đã mất khả năng để vận dụng một ý chí quyết thắng." Còn về phần tranh luận của phong trào "hòa bình" rằng Việt Cộng là một phong trào chính trị độc lập của Miền Nam Việt Nam, Bùi Tín nói: "Nó được thành lập bởi Đảng Cộng Sản của chúng tôi để thực hiện quyết định của Đại Hội Đảng hôm tháng 9 năm 1960."

Phong trào "hòa bình" đã dối trá với dân chúng Hoa Kỳ. Cầm cờ của quân thù mà họ đã không thể chống trả nổi qua sự tuyên truyền của Hà Nội và cuối cùng theo bên diệt chủng và chuyên chế. Còn về những quan điểm của McNamara, chúng chẳng là cái gì ngoài việc che dấu sự yếu kém của chính ông ta.

Bây giờ là thời gian nhất quyết đòi hỏi giới truyền thông, và các trường đại học, ngưng che dấu chủ đề Việt Nam và hội nhập trở lại trong các cuộc đàm luận với tất cả dân chúng Hoa Kỳ, nhất là với các cựu chiến binh, về những gì thật sự đã xẩy ra. Chúng ta không thể đi vào cuộc chiến tranh khủng bố trên toàn thế giới với một lỗ hổng to lớn như thế này trong lịch sử của chúng ta. Cố bám víu, và những huyền thoại dài lâu có một khả năng to lớn tạo ra một phân cực độc hại và tê liệt. Giới truyền thông, và học đường, phải có sự can đảm để xem xét "những tư tưởng thứ hai", như Davd Horowitz và nhiều người khác, một số miêu tả những gì họ đã làm trong thập niên 60 như là "phản quốc". Giới học đường và truyền thông đã tin vào sự tuyên truyền của quân thù và bi giờ là thời gian để cho họ nhận lỗi.

Như vị Trưởng Ban Quân Sử của chính phủ Hoa Kỳ đã viết trong bản tường trình chung cuộc, "Nếu có sự điều tra liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc điều tra nên về lý do tại sao sự tuyên truyền của kẻ địch lại trải khắp trên đất nước này, và tại sao kẻ địch lại có thể uốn nắn công chúng tới mức độ mà giới có học nhất trong dân chúng của chúng ta lại tin vào những luận điệu không thể nào tin được."

Và để nói sự thật về Việt Nam qua việc định nghĩa là để mang lại niềm hy vọng lâu dài trong việc cải cách nền hệ thống học đường của Hoa Kỳ. Những lời dối trá được nói trong thập niên 60 đã là căn bệnh truyền qua nhiều năm để tạo thành một khuynh hướng trí thức trong học đường đang phản bội lại sinh viên Hoa Kỳ. Những điều này phải được thách đố. Chúng ta không thể thắng một cuộc chiến với những kẻ ngu đần.

Phần 8: Thống Kê Cho Thấy Sinh Viên Ngày Nay Bất Đồng Ý Với Những Kẻ Phản Chiến Của Thập Niên 60 Đã Bị "Bản Tin Hàng Ngày" Ngăn Chận

Từ bài diễn văn "Gửi Các Cựu Chiến Binh" của Giáo Sư Magruder đọc trong buổi tập hợp đầu tiên ở học đường trên đất Mỹ để vinh danh những cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam với hơn 400 người tham gia. (Trong buổi tập hợp này ông Magruder đã từ nhiệm để "phản đối những thiệt hại gây ra cho các cựu chiến binh bởi những quan điểm sai lầm của những người khuynh tả/cấp tiến trong giới truyền thông và các viện đại học trong thập niên 60 và trên những quan điểm dài lâu này của họ. Mặc dù một phóng viên từ tờ "Tin Hàng Ngày - Newsday" đã hiện diện nhưng tờ báo đã không đăng bài về buổi tổ chức này." (Tờ 'The Compass', một tờ báo của viện đại học, (11 tháng 5,1981) "Rõ ràng tin thì đáng giá, nhưng vì sự thiên vị của họ, không một cơ sở nào ở New York muốn đụng đến câu chuyện như thế." (Lời của một người đọc tin tức Bill Jorgenson - NBC-TV)

Từ bài diễn văn:

"Như Arthur Egendorf, một cựu chiến binh và là tác giả cầm đầu cuộc nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách về các vấn đề của cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam nói "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của nước chúng ta ngày trở về thì khó khăn như là, nếu không khó khăn hơn, chính trận chiến." Một loại y khoa tâm lý mới, "dấu hiệu lao tâm khất lại" đã trở nên cần thiết để miêu tả những chấn động trên các binh sĩ Hoa Kỳ khi trở về, bởi những thái độ hậu phương dựa trên những dối trá được kể về cuộc chiến qua giới truyền thông và học đường. "Chương Trình Lãnh Đạo Các Cựu Chiến Binh Tham Chiến ở Việt Nam" ở Houston, trong một cuốn sách nhỏ được phát hành để thách thức những lời dối trá này viết "Sự thông tin sai lạc hiện tại loan truyền về cuộc chiến Việt Nam phản ảnh trên những động lực, những niềm tin, những giá trị, và lòng trung trực của những người tham chiến... đó là sự khẩn thiết những dữ kiện phải được sửa lại cho đúng."

"Tiếp theo một khóa học về cuộc chiến Việt Nam năm vừa rồi, 240 sinh viên của tôi, sau khi đã được xếp hạng và vì thế sự bỏ phiếu được khách quan, đã bỏ phiếu đa số (85%) là theo ý kiến của họ thì cuộc chiến có lý, chẳng có điều gì sai trái khi cố giúp Miền Nam Việt Nam từ những người bạo tàn Cộng Sản. Họ đồng ý không phải chính phủ Hoa Kỳ đã dẫn dắt sai lạc mọi người trên quốc gia. Phong trào "hòa bình" ở học đường nói rằng cuộc chiến là "vô đạo đức", động lực là "đế quốc", chủ thuyết Domino là "vô tưởng", cuộc chiến chỉ là một cuộc "nội chiến", Hồ Chí Minh chỉ là một người "Quốc Gia", Hoa Kỳ đã đang dính vào việc "xâm lược" và "diệt chủng", họ mới chính là người dẫn dắt quốc gia một cách sai lạc.

Điều khó hiểu tại sao những sinh viên của thế hệ này đã có thể thấy sự thật rõ ràng, trong khi những người ở thập niên 60 lại không thấy được, các sinh viên kết luận rằng ban giáo huấn, rất đông, để phục vụ ý thức hệ khuynh tả và Marxist của chính họ, đã thông tin sai lạc với các sinh viên của họ và những người này đã dùng những thông tin sai lạc này để phục vụ cho chính mục đích của họ, chính là để trốn lính.

Phong trào "hòa bình", các sinh viên quyết định, chẳng bao giờ thật sự quan tâm đến hòa bình. Mặc dầu phong trào choàng cho chính nó một hào quang với mục đích đạo đức vĩ đại, phong trào thật ra đã giúp đỡ và làm yên lòng quân thù, đi dưới lá cờ của Việt Cộng, để Hà Nội soạn đường lối của phong trào, và đã quay lưng lại với những người lính Hoa Kỳ. Khi những người lính trở về, phong trào đã cố biến họ, với sự trợ giúp từ giới truyền thông, thành những kẻ bị bịp hay những tên nghiện ngập "giết con nít". Và những người đã bị tất cả đau khổ ở Việt Nam khi trở về nước phải bị đau đớn thêm dưới bàn tay của tất cả mọi người đã phản bội họ, mà theo các sinh viên kết luận, thật quá vô lương tâm."

Theo ông Magruder, hiện là Chủ Tịch hội Vietnam Veterans for Academic Reform tại viện đại học Kansas ở Lawrence, "Tôi chắc chắn rằng nếu cuộc thử nghiệm này được làm một lần nữa, với các sinh viên không bị những áp lực đã có trong thập niên 60, kết quả sẽ không thay đổi." Về sự việc giới truyền thông đã không đăng bài về cuộc tập hợp và thử nghiệm này, ông ta nói "Việc ngăn chận cuộc tổ chức và thí nghiệm này của giới truyền thông đã được tiên đoán trên quan điểm lập trường của các sinh viên. Giới truyền thông (các phóng viên từ tờ "Newsday" và tờ "The New York Times" đã có mặt) từ chối không tường trình về buổi tổ chức này ngày hôm đó, phần nhiều do bởi những tấm bảng mà các sinh viên mang theo được viết những hàng như "Abbie Hoffman Đã Sai Lầm", "Những Người Phản Chiến Đã Sai", "Phe Tân Tả Và S.D.S Đã Sai." Những tấm bảng khác viết Dave Dellinger, Tom Hayden, Jerry Rubin, jane Fonda, Daniel Ellsberg, William Sloan Coffin và những người khác đã "Sai".

Như tôi đã nói trong bài diễn văn hôm đó, ngay cho dù những người chống đối cuộc chiến tranh đó đã không có một cái gì khả dĩ có thể chứng minh được vị thế của họ, đó là điều cấp bách cho họ để tiếp tục thúc đẩy toàn quốc quên đi những sự kết luận đúng về lịch sử. Để nhận là mình đã sai họ sẽ phải đối diện, chẳng những mặc cảm tội lỗi, mà còn loại bỏ những giả định ý thức hệ của họ và mất những đặc sủng và quyền lực. Họ phải bắt buộc, theo tâm lý, lựa một vị thế là họ đúng, chuyện đã xong rồi, không còn gì để mà bàn cãi, vì vậy bỏ mặc những người cựu chiến binh chịu những sự đau khổ lâu dài bởi những lời dối trá của họ.

Sự kiện là câu chuyện chưa ngã ngũ, hãy còn rất nhiều điều để bàn cãi như đã được thấy trong bài bình luận vừa rồi về vụ ông Kerry. Ellem Goodman viết "Thời gian tiếp tục trôi, "cuộc chiến của chúng ta" quay trở lại với nhịp độ ít hơn, nhưng cũng vẫn dữ dằn như vậy. Mỗi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã có được chữ huyền thoại của y khoa "lành lặn" thì lại có điều gì đó xẩy ra để nhắc nhở chúng ta rằng vết thẹo là một cái khóa răng (zipper), sẵn sàng phơi bầy những vết thương hãy còn nằm sát trên mặt da." Nhà bình luận Mark Shields viết "Thật là mâu thuẫn về những hành động của họ là tất cả những người đàn ông trung niên trên chuyến xe bus báo chí hay ở những địa vị lãnh đạo công quyền và tư nhân, là những người qua lời khai của những vị tiến sĩ thân thiết hay theo học các trường cao học để đời, lại tránh né một cách tài tình lời hiệu triệu quân dịch của đất nước?" Vấn đề là các học đường và những người truyền thông nhất định không muốn đả động, nhắc nhở gì đến vấn đề. Cho một thí dụ, bài viết 10 phần tiếp nối hiện tại của tôi về Việt Nam được gửi bằng e-mail tới 40 vị giáo sư ở viện đại học Kansas. Chưa gì đã có 14 người đã gửi lại e-mail bảo bỏ tên họ ra khỏi danh sách người nhận của tôi. Họ nói những điều như "Tôi không muốn nghe những gì ông muốn nói." Đó là vấn đề. Những người chống chiến tranh không bao giờ có lòng can đảm để chống đỡ lập luận của họ với những cựu chiến binh. Cho đến khi họ tìm được lòng can đảm đó thì những điều mà cựu chiến binh Milt Copulos nói vừa rồi trong tờ "Tạp Chí VFW" chắc chắn tiếp tục là sự thật "Có một bức tường cao 10 dặm và dầy 50 dặm giữa chúng tôi, những người tham chiến và những người không tham chiến, và bức tường đó thì sẽ không bao giờ vỡ đổ." Vì vậy có 1 đường ranh giới giữa những người đi lính và những người không đi lính, rất nhiều người thuộc loại thứ hai sau đó đào hào xung quanh ở các viện đại học của chúng ta, đã đưa đến một sự phân cực khác, còn nguy hiểm hơn trước khi cuộc chiến tranh hiện giờ với khủng bố đang tiếp diễn. Như đã được nói trong bản Công Bố của V.V.A.R, được trưng bầy trong Tòa Bạch Ốc ở cuối thập niên 80 như sau: "Một bài học lớn về Việt Nam là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên chú ý đến những viện đại học và giới truyền thông cấp tiến, phần nhiều những kẻ chủ nghĩa hòa bình theo chủ thuyết thế nhân và vì vậy có tư tưởng thù địch với những giá trị truyền thống của đa số người Hoa Kỳ, đã tạo nên trong xã hội của chúng ta một mối thiếu vắng to lớn và nguy hiểm về những căn bản đạo đức mô phạm cần thiết để chống đỡ cho nền tự do. Bài học Việt Nam đã được cô đọng lại trong một cuốn sách viết bởi cựu Dân Biểu John LeBoutiellier với nhan đề "Havard ghét Nước Mỹ". Hay nhà xã hội học nổi tiếng Paul Hollander của viện đại học University of Massachusetts viết "Đại học là một cái hồ chứa một văn hóa thù địch".

Khoa tâm lý hoàn toàn mà những người trong ngành truyền thông và giới học đường phải tiếp tục dối trá về Việt Nam dựa rõ ràng trên mặc cảm tội lỗi của họ qua việc quay lưng lại với việc đấu tranh cho tự do. Chỉ có một giải pháp là sự chấp nhận lớn lao về đổ vỡ, phản bội và tội lỗi bởi những nhà trí thức của chúng ta, nhất là trong khoa học nhân văn và xã hội, và lập tức vạch trần những giả định căn bản của họ về đời sống và tính tình con người để xem xét lại trong một cuộc tranh luận với các triết gia và nhất là những nhà thần học. Bởi vì trong bản phân tích chung kết cuộc xung đột ở Hoa Kỳ về Việt Nam là ý thức hệ.

Để nói nên sự thật về Việt Nam trong lúc này thì, qua sự định nghĩa, đòi hỏi một sự cải cách của các viện đại học của chúng ta vì căn bệnh giả dối mà họ đã nói trong thập niên 60 làm vỡ đổ hoàn toàn nền văn hóa của chúng ta.

Phần 9: Sự Gián Đoạn Của Nền Giáo Dục - Sứ Mạng Chính Của V.V.A.R

Chúng ta gần đến phần kết thúc của loạt bài viết này về Việt Nam và giới truyền thông. Phần cuối cùng sẽ là sự lựa chọn về giới truyền thông từ một cuốn sách mới hoàn tất về chiến tranh Việt Nam viết bởi một người cựu chiến binh. Và sẽ có một phần sau đó về những vấn đề không thể được bàn cãi trên những tờ báo ở học đường ngày hôm nay, kết quả của "Khoa Báo Chí Cổ Võ" của thập niên 60 tiếp diễn đến thời đại của chúng ta. Hay, như David Horowits vừa rồi nói "những tờ báo ở học đường cho thấy các trường học đã bị khủng bố bởi những tên bạo tàn cánh tả."

Nhưng trước khi chúng tôi chia sẻ điều đó, chúng tôi muốn nói một lời về sứ mạng chính của V.V.A.R về cải Cách Học Đường, và đó là việc cải cách giáo dục.

Phần đầu của bản tường trình này từ cuộc nói chuyện dài 1 tiếng mà ông Magruder đã nói trên đài phát thanh KAW vừa rồi ở Lawrence, Kansas. Tiếp theo cuộc nói chuyện là những việc đã không được giới truyền thông tường trình. VVAR đã tổ chức 4 cuộc biểu tình trong khuôn viên của viện đại học University of Kansas trong những năm vừa rồi. Tờ báo của trường, tờ The Daily Kansan đã không tường trình về những điều hữu ích của bất cứ vụ biểu tình nào, chứng tỏ chẳng có gì thay đổi cả.

Trích từ cuộc nói chuyện trên đài:

"Những người chiến đấu cho sự tự do cho Miền Nam Việt Nam sẽ tiếp tục nói để chống lại độc tài thống trị đang tăng trưởng tại học đường Mỹ, như đã được thấy trong đa văn hóa, cải tạo nội trú, phái tính bình quyền phụ nữ, khóa học về sự nhậy cảm, luật phát biểu, chỉnh đúng tính chính trị, chủ nghĩa xét lại lịch sử (nhất là về chiến tranh Việt Nam), Kẻ khuynh tả tấn công Hoa Kỳ và nền dân chủ, chủ thuyết hậu thời đại, và chủ thuyết phá đổ. Chúng tôi cũng quan tâm về việc tại sao các học sinh Hoa Kỳ lại xếp hạng quá thấp trong các cuộc thi thế giới, (thế kỷ 19) và những phương cách sai lầm nghiêm trọng về giáo dục đang được dung dưỡng bởi khoa học xã hội, thí dụ như đánh vần và toán học "phỏng chừng", cho xếp hạng thật cao để đảm bảo "lòng tự tin", "nhìn-nói" thay vì tập đọc theo phương pháp phát âm hay hơn đã được dùng, bỏ bản cửu chương, chủ nghĩa xét lại lịch sử một cách nghiêm trọng qua phái tính nữ quyền, văn chương chọn lựa trên những căn bản ngẫu nhiên của giống tính, giai cấp và mầu da, và sự công kích trên những điều hoàn hảo, tiêu chuẩn và danh dự. Sự tồn tại của những điều này đã chứng tỏ những phương cách thất bại của các cơ sở giáo dục ngoan cố và hoàn toàn điên rồ, một sự phản bội hoàn toàn của những lời buộc tội của họ và là những điều mà đất nước này không cần phải chịu đựng thêm hơn nữa.

Những nhà khoa học xã hội và giáo dục của chúng ta hiện giờ đã không mở miệng ra được trước một bóng ma đổ vỡ chất chồng mà chính họ thiết kế. Đất nước không có một bất cứ bổn phận gì để chiều họ mà những tương lai của đất nước đang bị đe dọa.

Chúng tôi cũng quan tâm về sự ảnh hưởng băng hoại tâm lý của ngành tâm lý nhân văn trên các học sinh. Đã có những cuộc nghiên cứu đáng kể cho thấy rằng những lớp học về "tâm lý điều kiện" ở các trường trung học (giáo dục về tình dục, phân loại giá trị, giáo dục hiệu quả, giáo dục về cõi chết, các lớp học về ma tuý và rượu v.v..) là kết quả trong sự gia tăng đáng kể về bạo động, phá thai, vị thành niên có thai, AIDS, kỳ thị, nghiện ma tuý và rượu, là sự rõ ràng ngược lại mục đích của các lớp học.

Việc ảnh hưởng của ngành khoa học xã hội trong giáo dục cấp hai là một thảm khốc gia tăng trên toàn quốc, khi những luận thuyết sai lầm của ngành tâm lý con người (Rogers, Maslow, Kohlberg v.v...) sản xuất ra những học sinh yếu kém về trí tuệ, luân lý hỗn độn, mê nghiện tình dục, và không thích hợp với xã hội. Sự nhấn mạnh của các luận thuyết này trên các cảm giác ("hãy tin vào cơ thể" - Rogers) tới việc bỏ lơ sự lý luận là việc thất bại vô cùng của ngành tâm lý trong thế kỷ 20. Điều này, cộng thêm với sự dậy dỗ rằng "chẳng có gì đúng hay sai", là nguyên nhân trực tiếp của sự gia tăng những nhân cách điên khùng chống đối xã hội trong thời đại của chúng ta.

Sự cảnh báo đầu tiên về những lớp học "tâm lý điều kiện" này ở trung học sẽ sản xuất những tên điên loạn trong xã hội, hay "những trẻ sát nhân", lùi về những ngày tháng trước vụ học sinh giết người đầu tiên ở Pearl, Mississippi khoảng 4 tháng, và đã xuất hiện trên những tài liệu của VVAR phân phát ở viện đại học Kansas trong cuộc biểu tình lần thứ hai, giả ngơ bởi tờ báo của viện đại học. Cuộc biểu tình cũng đã quan hệ đến một số cách tiến triển trong ngành giáo dục cao cấp như sau:

"Đa Văn Hóa" - đòi cho được một văn hóa tương đối, bám gốc trong niềm thù địch sôi sục hướng về những giá trị của nền dân chủ và những giá trị có gốc rễ với Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo thống trị của nền văn minh Tây Phương, và làm khó hiểu những danh từ đơn giản chẳng nghĩa gì nhiều của khoa tâm lý nhân văn. "Kết quả chỉ có thể là những mảnh vụn, lại phân ly, và bộ lạc hóa nước Mỹ." theo nhà sử học cấp tiến nổi tiếng Arthur Schlesinger Jr.

"Tự trọng" - loại tâm lý hình dung tinh hoa của con người, nguồn gốc của những cuốn sách dốt nát, che mắt các bậc phụ huynh bằng cách cho hạng cao, và sự "kỳ thị mới" trong học đường. Tạo nên cảm tưởng duy nhất, một chướng ngại tuyệt đối để trưởng thành.

"Các Lớp Về Sự Nhậy Cảm" - Nội trú như một trại cải tạo, dậy sinh viên những niềm tin "thích hợp" về chủng tộc, phái tính, và sở thích tình dục, nguồn gốc của sự gia tăng mang thai trong học đường, phá thai, AIDS, và hiếp dâm bạn gái. Những nhà khoa học xã hội coi tình dục như một điều không liên quan đến đạo đức, một sinh hoạt giải trí không tình cảm, giống như là chơi banh vậy.

"Luật Phát Biểu" - cho bằng đi săn để tìm và trừng phạt những người không cùng chung đường lối ý thức hệ với khoa học xã hội, từ chối sinh viên quyền không chấp nhận điều gì đó, thí dụ như đồng tình luyến ái.

"Chỉnh huấn chính trị (political correctness)" - ép buộc theo những đạo đức tương đối của những nhà khoa học xã hội qua sự quấy nhiễu có tính cách quản trị, mà miễn xá cho bọn người phe tả/cấp tiến đã đánh đập những thuyết trình viên khác chính kiến.

"Giống Tính Nữ Quyền" - "Phong trào cuồng nhiệt gây ra đổ vỡ nhất được trao truyền xuống chúng ta từ thập niên 60. Nó chắc chắn xứng đáng được trưng bầy ở toà nhà của trí thức thô tục. Những nghiên cứu về phái nữ là những đám lầy không đáy chứa những giáo điều vô lý và thù ghét." theo Robert Bork.

"Chủ thuyết phá bỏ" - một quan niệm ấm ớ, dùng lớp học để tuyên truyền tự khen chủ thuyết hư vô. Một công kích lớn trên lương tâm và những giá trị của Tây Phương.

"Chủ thuyết hậu thời đại" - Phe Tân Tả của thập niên nắm quyền lực, với đầy đủ những đặc điểm rõ ràng của chủ nghĩa Phát xít; chủ thuyết xây dựng xã hội, chủ thuyết văn hoá tương đối, không chấp nhận cá tính cá nhân, chối bỏ tính siêu việt, khoa học và luận lý. Bốc lên từ chủ thuyết chống lại con người của Heidegger, người mà cùng với Paul de Man (chủ thuyết phá bỏ) cả hai cùng là những nhà biện giải của Nazi.

Chúng tôi kêu gọi các trường đại học ở Mỹ bắt đầu cải cách những điều giống như Bản Khế Ước Mục Đích của trường đại học Bellarmine ở Lousiville, Kentucky.

"Viện đại học này kêu gọi tất cả các thành viên thuộc cộng đồng của giới học đường hãy tự hỏi chính mình những câu hỏi tối hậu về hiện thực và đời sống con người: ý nghĩa của Thượng Đế, tự do, xã hội, đau đớn và chết chóc, săn sóc và hy vọng. Khi người nam và người nữ đã nắm vững với những câu hỏi như vầy, và đã gặt hái được một phần nào sự đo lường của câu trả lời cẩn trọng, họ bắt đầu tiến cao hơn về sự trưởng thành của nền học vấn."

Đó là lập trường của VVAR rằng giả lơ những câu hỏi như vầy, các trường đang xung phong trong việc đưa xã hội đến hướng gia tăng những kẻ điên cuồng chống đối xã hội. Không có một đường lối nào khác ngoài việc phải chấp nhận một nền đạo đức to lớn, trí thức, và phá sản có khoa học trên phương diện khoa học xã hội và nhân văn và kêu gọi lập tức trưng bầy những giả định căn bản của họ để kiểm lại trong một cuộc tranh luận với các nhà thần học và triết gia. Chúng tôi cũng kêu gọi một lệnh tạm ngưng ngay những lớp học về tâm lý điều kiện ở các trường trung học và đại học và một buổi diễn hành với 1.000.000 người cựu chiến binh và 3.000.000 phụ huynh trước Hiệp Hội Giáo Dục Quốc Gia ở Washington để đòi hỏi sự cải cách.

Những nhà phê bình chế diễu khi đa số biện luận rằng mất Miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản sẽ đe dọa Hoa Kỳ. Điều đó xẩy ra nhưng theo một cách không thể tiên đoán.

Không phải là một đoàn quân ngoại quốc đe dọa chúng ta, nhưng là: khi Đông Nam Á sụp đổ, bọn Tân Tả, S.D.S. và những tên cấp tiến khác trong học đường đã được khích lệ, tăng thêm sức mạnh của cánh khuynh tả để tấn công những giá trị của người Hoa Kỳ. Họ đã hèn nhát quá lâu trong những lớp học để tránh những bãi chiến trường, họ trở thành những giáo sư thật thụ, hiện tại thống trị các viện đại học của chúng ta và tẩy não sinh viên với những triết lý ngoại lai và chuyên chế. Chúng tôi kêu gọi tất cả các cựu chiến binh hãy tham gia với chúng tôi trong sự tranh đấu cho tự do từ những bạo chúa trên một chiến trường mới - trường đại học. Chúng tôi thôi thúc tất cả các nhóm cựu chiến binh hãy sẵn sàng để xuống đường chống đối khi những quyền sinh viên bị áp bức rành rành hiển nhiên ở bất cứ các trường nào gần mình, và gọi vào các tờ báo địa phương để trách móc. Bây giờ là lúc để đòi lại hệ thống giáo dục của chúng ta từ những người chỉ muốn đưa ra những chương trình ngoại lai của họ, thù địch với nền dân chủ và những giá trị truyền thống của Hoa Kỳ.

Phần 10: Từ Một Nền Lịch Sử Mới Viết Bởi Một Cựu Chiến Binh Và Là Sử Gia

Một người cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam vừa mới hoàn tất một cuốn sách lịch sử về Cuộc Chiến Việt Nam đã cho phép tôi trích dẫn chương sách của ông ta về giới truyền thông, nhưng muốn tiếp tục là một người ẩn danh. Tôi không thể nghĩ cách hay nào khác để chấm dứt loạt bài này, "Việt Nam Và Giới Truyền Thông" qua cách nhìn những kết luận của người đã hiện diện nơi đó, và là một nhà sử gia rốt ráo.

"Những Kết Luận:

"Có một số phóng viên đáng giá, ngay thẳng, và thông minh ở Việt Nam và vùng đông Nam Á như Dickey Chapelle, Robert Shaplen, Liz Trotta, Peter Braestrup, Hugh Mulligan, Keyes Beech, Neil Davis, Denis Warner đã là những người khách quan, và không dùng đến phương kế gây những tin giật gân, đã truyền đạt những yếu tố sự thật, những phần rắc rối của vấn đề, đến công luận Hoa Kỳ. Những nỗ lực của họ đã không chống lại được đám sương mù vô lý được mửa ra bởi những người khác làm tối nghĩa, và cắt bỏ có hiệu quả bài tường trình hoàn toàn, ngay thẳng và có lý luận; chối bỏ công chúng Hoa Kỳ những tài liệu cần có để phát triển một cách chính xác những ý kiến được thông báo. Hành động bất lương của giới tin tức truyền thông đã được bổ sung qua việc vận động tuyên truyền xuất sắc của Hà Nội, và một chính quyền Hoa Kỳ không đủ khả năng chống trả lại, hay không nhất chí kiện thưa qua những nỗ lực của chính mình. Công chúng Hoa Kỳ đã không thể hy vọng để hiểu những gì đã xẩy ra, cho mãi tới ngày hôm nay.

Không một ai, ít nhất tất cả những người Miền Nam Việt Nam, các lực lượng Hoa Kỳ hay những lực lượng đồng minh khác, đã quên quá khứ, hay sung sướng với căn bệnh tham nhũng và yếu kém, tuy nhiên, bởi vì những thiếu sót và những tường trình chú trọng một cách hạn hẹp nên những tiến triển và cải tiến của Miền Nam Việt Nam vẫn chưa được một ai nói đến. Các phóng viên Hoa Kỳ không bao giờ viết hay phát hình những chuyện về CDR Phan Quang Đán, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tiểu Đoàn 81 Biệt Kích, Hậu Nghĩa RF, Đại Tá Mạch Văn Trường, Tướng Lê Minh Đảo, Trần Ngọc Châu, Đại Tá Hà Mai Việt, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, hay Trung Sĩ Thủy Quân Lục Chiến Văn Lượm, người đứng một mình trên cầu Đông Hà bắn hạ chiếc xe tăng dẫn đầu đoàn xe tăng của quân đội Bắc Việt bằng một chiếc súng bắn hỏa tiễn chống xe tăng kê vai, một hành động, qua lời của những chứng nhân Hoa Kỳ, gây niềm hào hùng "Thách Đố và Dũng Cảm".

Không biết tý gì về việc này, có thể hiểu được sự chán nản của công chúng Hoa Kỳ.

Giới truyền thông tin tức rất ít khi, hay chưa bao giờ, đi theo MEDCAP hay DENCAPS của quân đội Hoa Kỳ hoặc quân đội Úc (những chương trình chữa răng cho thường dân rất được hoan nghênh ở những vùng ngoại ô có những dân chúng đau đớn vì tình trạng của răng). Trong vòng 6 tháng của năm 1969 có hơn 200.000 dân làng được săn sóc y tế và 15.000 người được săn sóc răng lợi qua Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Thay vì đó, công chúng Hoa Kỳ chỉ được coi chiếu đi chiếu lại hình ảnh tàn bạo ở Mỹ Lai, cũng giống như chiếc hình chụp Tướng Loan, đã được coi như là biểu tượng và đại diện cho toàn cuộc chiến.

Wolfgang Leonhard, một gián điệp cộng sản trước khi bỏ trốn qua Tây Phương, đã được giao phó việc phân tích những bản tin của giới truyền thông tin tức Tây Phương. Ông ta và những người đồng nghiệp đã ngẩn người không hiểu qua những tin tức thiển cận thống trị trên những trang báo mà họ đọc. "Thông thường, chúng tôi đã chỉ có thể lắc đầu qua những tin này, và thường thì chúng tôi thất vọng vô cùng. Họ luôn luôn chẳng bao giờ nhắc nhở gì đến những sự kiện đáng kể, đã là nguyên nhân gây nên những cuộc tranh luận không ngừng nghỉ giữa chúng ta và trên những điều mà chúng tôi ham thích trông đợi để đọc lời bình luận nghiêm chỉnh phía Tây Phương. "Họ hình như không biết chuyện gì đang xẩy ra" đã là chủ đề chính của những lúc chúng tôi trò chuyện với nhau về chủ đề đó."

Một trong những bi kịch trớ trêu về cuộc chiến Việt Nam và giới truyền thông tin tức là đã có rất nhiều chuyện hấp dẫn và có lợi để được kể. Dân chúng Hoa Kỳ chắc chắn sẽ cảm khích để xem một chương trình đặc biệt dài hàng giờ, thí dụ, đơn vị CAP của quân đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, một tiểu đội 14 người lính sống trong 1 ấp trong nguyên thời gian phục vụ tại Việt Nam, làm việc và bảo vệ làng "của họ" bên cạnh những người lính địa phương. USMC CAP đã có mức độ tình nguyện ở lại Việt Nam thêm, nhiều hơn là những binh chủng bạn. Tại sao? Điều này chắc chắn là một bản tin hay. Hoặc, cũng hay như thế, những chương trình trình chiếu quân đội Hoa Kỳ đang giúp các trẻ mồ côi, hay tình nguyện dậy Anh Văn. Công chúng Hoa Kỳ xứng đáng được biết về một người phi công của Không Quân VNCH lái Skyraider bị bắn rơi 5 lần, và vẫn cứ tiếp tục bay, mặc dù nhiều đốt xương sống gẫy đã phải hàn lại. Họ xứng đáng được biết rằng lực lượng Hoa Kỳ có thể đánh với quân đội Miền Bắc Việt Nam, ở ngay trên đất của chúng, và thắng. Phải có một vài điều đáng học hỏi từ những người Mỹ đã tình nguyện đi tới 3, 4, 5, 6 hay tới cả 7 lần phục vụ ở Việt Nam trong nhiệm vụ cố vấn, chọn nơi phục vụ là Việt Nam hết lần này qua lần khác, họ không phải là những tên sát nhân khát máu bạt mạng, nhưng là những người rất bình thường, đứng đắn có thể giải thích một cách mạch lạc và thuyết phục khi nói về những động lực thúc đẩy họ, động lực đó là mong muốn thấy người Việt Nam có một cuộc sống hòa bình và một chính quyền đàng hoàng. Địa dư chính trị và chiến tranh lạnh, tất cả là những quan niệm tương đối trừu tượng, đã không phải là những quan tâm chính, đặt những quan tâm căn bản về nhân loại trước những điều kia là một sự thoả đáng.

Người Hoa Kỳ chắc chắn có lợi để nghe Đại Úy Nguyễn Quý An, Trung Uý Vũ Tùng và Chuẩn Úy Nguyễn Quang Hiền của phi đội nổi tiếng Ong Chúa 219. Nếu không nhờ những người này, John Litter, Bob Strattiff và Wiley L. Craney, bằng chính lời khai của họ, chắc chắn bị giết hay bị bắt sau khi máy bay trực thăng của họ bị bắn rơi ở Lào. Họ đã được cứu thoát bởi đại Uý An và toán của ông ta trong khi quân đội Miền Bắc bao vây xung quanh và bắn như mưa. Đại Uý An sau đó đã bị cụt cả hai tay vì phải nắm giữ điều khiển chiếc máy bay đang bốc cháy, cứu mạng những người khác trên máy bay, chắc chắn là bị chết nếu chiếc máy bay trực thăng bốc lửa rớt xuống từ nền trời.

Người Mỹ đã bị thôi miên bởi quân đội Miền Bắc chiếm giữ thành phố Huế 25 ngày năm 1968, và giả định rằng họ cũng sẽ khâm phục như thế với Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân đã chống giữ 400 ngày ở một căn cứ xa xôi Tống Lê Chân. Hoàn toàn bị cô lập, chỉ được không vận, Tiểu Đoàn 92 đã giữ trại, với các quân nhân bị thương nhất định không chịu tải thương ở lại chiến đấu. Nếu có một đơn vị quân đội Việt Cộng chống giữ hơn 400 ngày, bị bao vây và cô lập, chắc chắn sẽ được đăng trên trang đầu tin tức. Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân đã làm điều đó và chẳng một ai nhắc nhở đến họ.

Nếu một nhóm nhỏ học sinh trung học Việt Cộng chống giữ cuộc tấn công của lực lượng đồng minh, chắc chắn sẽ được đăng ở trang đầu. Một nhóm nhỏ học sinh trung học đã chống trả lực lượng Việt Cộng và quân đội Miền Bắc Việt Nam ở "Trường Thiếu Sinh Quân", một trường lính trung học đệ nhất cấp cho những người con trai của các quân nhân quân lực VNCH (Miền Nam Việt Nam). Các em chống trả cho đến phút cuối cùng năm 1975, với những em 12 và 13 tuổi bảo các em nhỏ tuổi hơn đi về nhà, còn các em ở lại lập những hàng rào chuớng ngại trong trường và tiếp tục chiến đấu. Rất nhiều em đã bị chết, và khi quân Cộng Sản đến, các em đã đánh nhau với chúng. Lính Cộng Sản đã không vào tiếm chiếm được trường. Lực lượng quân đội Miền Bắc cuối cùng bao vây trường, dọa sẽ dùng hỏa tiễn san thành bình địa, giết tất cả mọi em bên trong, và thương lượng một cuộc đầu hàng. Sự chống trả cuối cùng này có lẽ đã có tất cả những gì của bi kịch và "sự chú ý của con người" cho một "bản tin lớn" và nếu những trẻ thanh niên Việt Cộng đã tham gia chống trả lính VNCH, bản tin chắc chắn sẽ được tuyên dương với công chúng Hoa Kỳ. Cho tới ngày hôm nay gần như chẳng một lời nói hay một mẩu tin được in, và những khóa sinh ở trường Thiếu Sinh Quân không có cả được một lời chú ở cuối trang trong lịch sử.

Phóng sự về những câu chuyện này đã có thể được đăng và nên được đăng ngay bên cạnh những những bản tường trình tiêu cực về tham nhũng, thường dân thương vong, nghiện ngập ma tuý, và những điều có lẽ thuộc thế giới tội lỗi xấu xa của người Mỹ tham chiến ở Đông Nam Á. Chẳng ai đề nghị hay mong muốn vết nhơ đó hay những phương diện đạo đức đáng ghê tởm bị bỏ qua hay che dấu. Đây là sự đòi hỏi rằng, tuy nhiên, phải có sự liêm chính hơn để có những thí dụ đối ngược với những tính tình ghê tởm với những phương diện khác, không phải là trường hợp ít và hiếm, mà nhiều cựu quân nhân tham chiến ở Việt Nam đã quen thuộc và dự phần vào. Công bằng và khách quan cũng đòi hỏi rằng những phóng sự cỡ như vậy được áp dụng với những điều thiếu sót của Việt Cộng và quân đội Miền Bắc và những tàn bạo quá đáng được trình bầy tương ứng với sự hiện hữu và xẩy ra của chúng. Nếu tất cả điều này đã được thi hành thì công chúng Hoa Kỳ đã có thể hiểu một vài điều, và chắc chắn là nhiều hơn sự hiểu biết sai lầm lấy từ bản tường trình "bắn chúng nó, đoàng, đoàng" mà họ tiếp tục được thấy. Cho dù bất cứ lý do nào đi chăng nữa, những tin tức "có lợi" chẳng có giúp nhiều gì cho nghề nghiệp hay cái tôi của người phóng viên, một nghề nghiệp dựa trên sự tìm thấy hay sáng tạo "câu chuyện" làm nổi bật điều không có lợi, trong khi đó, nâng cao lòng bất bình của công chúng.

Sự bỏ lơ những điều về quân đội và Đông Nam Á, chiến tranh cách mạng của người cộng sản, khích động từ cơ hội có thể thăng tiến cho một nghề nghiệp sinh lợi, không muốn hay không thể tường trình về lính Miền Nam Việt Nam hay lính Lào, ngoại trừ những trường hợp thất bại, rõ ràng tán tụng bởi những hình ảnh gây ảnh hưởng về chiến tranh và những sự tàn phá do nó gây ra, đôi khi có thái độ khinh khỉnh với lính Miền Nam VN nếu không phải là lính Mỹ, trong khi đó giả lơ những lực lượng quân nhân Úc, Đại Hàn, Thái và New Zeland, giới truyền thông đã chứng minh họ không có khả năng miêu tả Việt Nam và cuộc chiến của Hà Nội từ đầu đến cuối. Công chúng Hoa Kỳ vẫn thấy "đoàng, đoàng" y như cũ, hàng năm, và đã bị hướng dẫn sai lạc đi đến sự giả định là chẳng có gì thay đổi cả, chẳng đạt được điều gì cả. Quân đội đồng minh bị thua tạm thời thì được vẽ nên một hình ảnh thất bại thường xuyên, trong khi đó những chiến thắng và những gặt hái thì đã không được nói đến, hay nếu có, làm như phường chèo, vứt bỏ đi coi như sự tuyên truyền của chính quyền.

Việc bóp méo sự thật của giới truyền thông tin tức chẳng những dẫn dắt sai lạc và không thông báo đến công chúng Hoa Kỳ, mà cũng làm mất khả năng để nghĩ và suy luận hợp lý của chính họ.

Trong bài phân tích kết cuộc, Việt Nam, Đông Nam Á, cuộc chiến của Hà Nội, và sự tham chiến của người Hoa Kỳ đã không thể nào, và hiện tại không thể nào được hiểu, một phần bởi vì sự không làm tròn nhiệm vụ của báo chí, đạo đức, trí thức và những điều khác. Nếu không nhận biết điều này, và biết rằng những gì đã được tường trình không là tất cả sự thật của sự việc, thì khó có thể hiểu được tự chính chủ đề. Nói chung, và những nỗ lực trách nhiệm của một phóng viên đã không vững, sự không làm tròn bổn phận của giới truyền thông ở Việt Nam đã vượt xa hơn cả các lực lượng quân đội đã cố gắng và thành công, mặc dù những lời gian dối và nói lúng búng được ghi nhận, trong việc ngăn chận cuộc chiến của Hà Nội. Nhiều người đã chết và hơn hàng triệu người đã đau khổ chỉ vì một điều đơn giản là nguyên câu chuyện không bao giờ được kể. Và bởi vì những hình ảnh tường trình bởi giới truyền thông rõ ràng không phải là, dùng câu nói nổi tiếng của Cronkite, "chuyện thì như vậy".

Điều nhận xét cay đắng này chính nó dựa trên niềm tin được nói rõ ràng qua Robert Elegant, một nhà báo:

"Những sự kiện hư vọng tường trình bởi giới báo chí, cùng với các sự kiện có thật bên trong quân đoàn báo chí đã quyết định nhiều hơn cuộc xung đột vũ khí hay sự tranh luận ý thức hệ. Lần đầu tiên trong nền lịch sử của thời đại, kết quả của cuộc chiến đã không quyết định ở bãi chiến trường mà trên nhừng tờ giấy in, và hơn tất cả, trên màn ảnh truyền hình."

Nhìn lại quá khứ, tôi tin rằng người ta có thể nói rằng các lực lượng Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ thật ra đã thắng cuộc đấu tranh giới hạn mặt quân sự. Họ đã đánh tan Việt Cộng ở Miền Nam, những du kích "địa phương" đã được hướng dẫn, củng cố, và trang bị từ phía Hà Nội, và từ đó trở về sau họ đã đẩy lui sự xâm lăng của những sư đoàn chính quy Bắc Việt. Sao đi chăng nữa, cuộc chiến cuối cùng cũng đã mất vào kẻ xâm lăng sau khi Hoa Kỳ buông bỏ bởi vì áp lực chính trị ngày càng nặng nề bởi giới truyền thông đã khiến Washington không thể duy trì ngay cả sự yểm trợ tối thiểu qua các vật liệu và tinh thần mà có thể giúp chế độ Sài Gòn tiếp tục chống trả một cách hữu hiệu."

(Chú thích của chủ bút: Elegant, một phóng viên nổi tiếng của Anh Quốc về Việt Nam, sau đó đã thêm những giòng chữ kinh khủng này:

"Chưa bao giờ trước Việt Nam đã có một chính sách chung của giới truyền thông săn lùng cho được những hình ảnh và những bóp méo sự thật một cách dai dẳng, sự chiến thắng của quân thù của những phóng viên phía bên mình."

Đây có phải là sự thật về cách làm việc của giới truyền thông Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Để chấm dứt loạt bài này, từ sự quan sát dài lâu và nghiên cứu của tôi về giới truyền thông ở mặt trận hậu phương trong suốt thời chiến, tôi thấy chắc chắn điều này là thật. Và nhiều người khác cũng vậy. Nghị sĩ Margaret Chase Smith nói "Giới báo chí đã có cảm tình với quân thù nhiều hơn là với quyền lợi của chính quốc gia chúng ta" (Congressional Record, June 16, 1971). g

Leonard Magruder



No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------