Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, August 21, 2009

CHIẾC ÁO MẶC NGOÀI-TRÚC GIANG


Vua TRẦN THÁI TÔNG


giac Kubilai Khan (Hốt Tất Liệt)

CHIẾC ÁO MẶC NGOÀI

TRÚC GIANG

Năm 1257. Quân Mộng Cổ lúc bấy giờ đã chiếm xong nước Kim (miền Bắc Trung Hoa) và bắt đầu chuẩn bị thôn tính Hoa Nam của triều đình Nam Tống, kinh đô đang đặt ở Hàng Châu. Nguyên Hiến Tông, tức Mông Kha giao cho em là Hốt Tất Liệt nhiệm vụ đánh Nam Tống. Hốt Tất Liệt sai tướng Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) đánh chiếm nước Đại Lý, tức vùng Vân Nam, rồi tiến sang nước ta. Tiếng là mượn đường đánh Tống và kêu gọi vua Trần Thái Tông về thần phục Mông Cổ, kỳ thực là muốn chiếm lấy Đại Việt. Quân Mông Cổ chia làm hai đạo, từ Vân Nam tiến xuống theo ngã Lâm Thao, Hưng Hóa. Hai cánh quân hội nhau trên quãng Hưng Hóa, Sơn Tây. Trần Quốc Tuấn khi ấy còn là một tướng trẻ, không chống nổi, phải lui về Sơn Tây. Vua Trần ngự giá thân chinh cũng không ngăn được, phải lui về sông Cầu, rồi phải lui tiếp về Đông bộ Đầu. Quân giặc ồ ạt tiến về Thăng Long. Vua Thái Tông phải bỏ kinh đô rút về sông Thiên Mạc (Đông Anh, Hưng Yên). Thế giặc rất mạnh, tình hình cấp bách. Vua ngự thuyền đi hỏi ý kiến Thái Úy, Khâm Thiên Vương Trần Nhật Hiệu. Trần Nhật Hiệu không trả lời, dùng sào vạch xuống nước hai chữ “Nhập Tống!”. Vua lại hỏi ý kiến Thái Sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ trả lời:

“Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”.

Trần Thái Tông quyết lòng đánh, trong năm đó đuổi được giặc Nguyên ra khỏi cõi bờ. Trên đường rút quân, mất tinh thần và quá mỏi mệt, không còn sức cướp phá, đoàn bại binh đó được dân chúng chế diễu gọi là “giặc Phật”.

*

Nếu tôn thất nhà Trần ai cũng như Trần Nhật Hiệu thì vua Thái Tông có lẽ đã ngã lòng mà hàng giặc. Nhưng may thay, số người mang cái tinh thần cầu an chủ bại đó không nhiều. Quân dân, vua tôi nhà Trần đã chấp nhận hy sinh, gian khổ để giữ nền độc lập.

Từ sau 30-4-1975 đến giờ; chính quyền Cộng Sản Hà Nội đã phải liên tiếp đối phó với không biết bao nhiêu là sự chống đối âm thầm có, công khai có của cả quốc nội lẫn quốc ngoại. Những chống đối này đã là một trong những minh chứng cho thấy chế độ Cộng Sản là một chế độ không hề được lòng dân. Đầu thế kỷ 21, trong bối cảnh chính trị thế giới đã đổi thay dữ dội, hệ thống Cộng sản Quốc tế đã gần như bị xóa sổ; Cộng sản Hà Nội vẫn ngang ngược tuyên bố sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với cả nước Việt Nam. Đó là một điều không thể chấp nhận được.

Trong nhiều năm gần đây, có một số người trong đó gồm một số vị khoa bảng, trí thức, lãnh đạo ngày cũ đã lên tiếng kêu gọi hãy bắt tay với chính quyền Cộng sản.Họ cho rằng chính quyền Hà Nội đã có một số đổi mới trong lãnh vực kinh tế, rằng Hoa Kỳ đã bỏ cấm vận và bình thường hoá bang giao với chính quyền Hà Nội; nên giải pháp tốt nhất hiện thời là hãy chấp nhận chính quyền đó và đẩy mạnh giao thương, hợp tác.

Họ lý luận rằng chế độ nào cũng vậy, chỉ là những chiếc áo mặc ngoài, dân tộc, đất nước mới là cái vĩnh viễn, trường cửu. Họ cho rằng đẩy mạnh hợp tác, giao thương với chính quyền Hà Nội sẽ giúp nâng cao đời sống người dân trong nước. Chế độ xã hội, chính quyền nào rồi cũng theo thời gian mà qua đi. Điều quan trọng là hãy làm sao cho người dân có cơm no, áo ấm. Lập luận này không phải là không có một đôi phần hữu lý nếu chúng ta chỉ xét tới nó một cách hời hợt và phiến diện.

Nước Việt Nam ta từ thời lập quốc đến nay đã trải qua nhiều chế độ xã hội, nhiều triều đại. Hơn 4.000 năm lịch sử, nước ta vẫn luôn luôn tồn tại và phát triển là nhờ ở chỗ dân tộc ta là một khối vững chắc và có tinh thần quật cường tự chủ, thiết tha độc lập và yêu mến cuộc sống tự do. Chế độ công xã thị tộc kéo dài và phát triển liên tục trong khoảng vài ngàn năm và có lẽ được xem là cáo chung khi nước ta rơi vào thời kỳ Bắc thuộc. Sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, đến thời kỳ xây dựng nền tự chủ với chế độ quân chủ phong kiến! Các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã kế tiếp nhau trong gần một ngàn năm độc lập. Chế độ quân chủ phong kiến rồi cũng theo thời gian mà bị đào thải.

Năm 1874, lợi dụng sự cấm đạo gay gắt của triều đình nhà Nguyễn, Pháp đem pháo thuyền vào cửa Hàn. Tiếng là yêu cầu bãi bỏ việc cấm đạo và yêu cầu Việt Nam mở cửa giao thương, thực chất là để thăm dò, nhòm ngó chuẩn bị cho ý đồ xâm lược. Vua Thiệu Trị ra lệnh phòng bị cẩm mật. Thấy vậy, tướng Rigault de Genouilly và Hải quân Đại tá Lapierre ra lệnh nổ súng bắn phá rồi rút đi; mở đầu cho sự can thiệp và cuối cùng là sự xâm lược của Pháp.

Ngày 20-6-1867, Pháp chiếm Vĩnh Long, rồi sau đó là An Giang và Hà Tiên, chính thức áp đặt sự đô hộ trên toàn cõi Nam Kỳ. Quan lại, sĩ phu và dân chúng khắp nơi nổi dậy chống Pháp. Dùng võ lực để kháng chiến có Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương… Bất hợp tác, dùng thơ văn để chống lại thì có Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị. Ngược lại với các phong trào trên, có một khuynh hướng cầu an chủ bại, chấp nhận đầu hàng giặc Pháp để đổi lấy miếng đỉnh chung. Một trong những người tiêu biểu cho phái này là Tôn Thọ Tường. Ông Tôn Thọ Tường không dùng sào mà vạch chữ “Nhập Tống” xuống mặt sông Thiên Mạc như Thái Úy Trần Nhật Hiệu 600 năm về trước. Ông Tôn ra làm quan với tân triều Bảo Hộ và làm rất nhiều bài thơ nói về sức mạnh của Đại Pháp, khuyên mọi người theo gương ông mà hàng giặc. Những bài này được Cử nhân Phan Văn Trị họa lại; và cũng để nói lên cái ý chí của mình, của sĩ dân Nam Kỳ lục tỉnh: Cương quyết không cúi đầu, dù kẻ địch có mạnh đến đâu đi nữa.

Đặt nền thống trị được 80 năm. Chế độ thực dân Pháp rồi cũng cáo chung. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954); rồi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975) cũng qua đi. Chế độ tự do miền Nam và mấy chính quyền kế tiếp nhau sụp đổ. Cộng Sản thống trị cả nước. Có người bảo: Chế độ Cộng sản cũng chỉ là một chiếc áo mặc ngoài, dân tộc Việt Nam mới là trường cửu.

*

Dân tộc Việt Nam đã phải mặc chiếc áo Cộng sản một cách miễn cưỡng đã 34 năm. Riêng dân tộc ta ở miền Bắc đã phải chịu đựng lâu hơn nữa. Cái áo này càng ngày càng hôi thối, đầy dẫy chấy rận. Chính cái áo hôi thối và cái đám chấy rận ôn dịch này đã gây ra không biết bao nhiêu là bệnh tật cho người phải mặc nó là dân tộc Việt Nam. Bị cưỡng bức khoác lên người cái áo Cộng Sản, người dân Việt bị mất hết tự do, dân chủ và cả những quyền làm người sơ đẳng nhất. Quyền lực (và dĩ nhiên là quyền lợi kèm theo) lọt vào tay một thiểu số trong Đảng và chính quyền. Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn. Một bên là thiẻu số giàu có nhờ vào kinh doanh bằng quyền lực và đặc quyền, đặc lợi; một bên là đa số quần chúng đói nghèo và thiếu tự do. Nếp sống xã hội băng hoại hơn lúc nào hết! Chuyện này ai cũng nghe, cũng biết.

Những người chủ trương giao thương và hợp tác, hoà giải và hòa hợp với Cộng sản cho rằng giao thương và hợp tác, hòa giải và hòa hợp có thể giúp đỡ phần nào cho dân chúng Việt Nam. Tức là cho cái con bệnh đang bị bắt buộc phải mặc chiếc áo Cộng sản đầy dẫy vi trùng và mầm bệnh. Họ nói rằng cứu lấy con bệnh, giúp cho con bệnh ngày một mạnh khoẻ hơn là nhân đạo, là việc phải làm. Có lẽ họ quên cái điều căn bản nhất là vì đâu mà cái cơ thể kia bị bệnh. Chính là tại cái áo dơ và cái đám chấy rận đang ẩn núp trong đó. Có lẽ họ quên rằng dân tộc Việt Nam bấy lâu nay đau khổ là chính vì cái chủ nghĩa Cộng Sản và con đẻ của nó là chính quyền Hà Nội. Hoặc có thể, mấy ông bác sĩ trị bệnh thời cuộc này cũng đã tìm ra căn nguyên chứng bện, nhưng vì miếng đỉnh chung, vì mối lợi của việc hợp tác, giao thương với chính quyền Cộng Sản lớn hơn lương tâm của họ, lớn hơn lòng yêu nước thương nòi của họ nên họ làm ngơ nhắm mắt.

Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi; cái câu “chế độ nào cũng như chiếc áo mặc ngoài…” chỉ là tấm bình phong che giấu những việc làm phản bội.

Ông Tôn Thọ Tường thế kỷ trước đã dùng thơ văn để bào chữa cho sự hợp tác với tân triều Bảo hộ Phú lãng sa. Nhưng ông có viết gì thì viết, bào chữa gì thì bào chữa; người đương thời và hậu thế vẫn thấy rõ tâm địa của ông: tham miếng đỉnh chung, cúi đầu hàng giặc!

Chế độ Cộng sản rồi cũng sẽ bị đào thải. Đó là lẽ tất nhiên. Nhưng chúng ta cũng không thể ngồi mà mượn tay thời gian để làm dùm chúng ta chuyện đó. Lại càng không thể mượn chiêu bài chiếc áo mặc ngoài mà hợp tác, giao thương, hoà giải hòa hợp, tiếp tay Cộng Sản.

Làm như vậy chỉ nuôi béo bọn chấy rận nấp trong chiếc áo Cộng sản mà thôi. Cái cơ thể Việt Nam sẽ không bao giờ lành bệnh và mạnh khoẻ được một khi cái áo hôi thối đó còn và lũ chấy rận núp trong đó đang ngày đêm hút máu đồng bào.

*

Đức Khổng Tử là người nước Lỗ, một hôm đi ngang qua cửa thành phía Tây của nước Trần. Quan dân nước này đang xúm xít tu bổ cửa thành bị quân Sở phá hỏng lúc trước; dưới sự giám sát của người Sở đang là kẻ chiếm đóng. Xe đi ngang qua đấy mà Khổng Tử không cúi đầu chào. Tử Cống đang đánh xe cho thầy lấy làm lạ, dừng cương lại hỏi:

“Thưa thầy, cứ theo lễ, đi qua chỗ 3 người thì phải xuống xe, đi qua chỗ 2 người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Thầy xưa nay vốn là người giữ lễ, nay quan dân nước Trần đang sửa thành đông đúc như vậy, thầy đi ngang qua mà không tỏ lòng kính trọng là nghĩa làm sao?”

Đức Khổng Tử đáp:

“Để Sở đánh hư thành mất nước là bất trí, làm tôi mà không biết lo liệu là bất trung, không dám liều chết với nước là bất dũng. Quan dân nước Trần tuy đông mà trí, trung, dũng đều không được lấy một điều, bảo ta kính trọng làm sao được”. (Theo Hàn Phi Tử).

Chúng ta mất nước, phải làm thân tỵ nạn xứ người, cũng đã tự thẹn với lòng, thẹn với người.

Đức Khổng Tử mắng người nước Trần như vậy xét ra cũng quá nặng nề, gay gắt.

Tập thể người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản chúng ta mà có những kẻ quay giáo trở mặt đi hô hào kêu gọi hợp tác giao thương, hòa giải hòa hợp với Cộng Sản, tự nguyện làm cái loa tuyên truyền cho Cộng sản như vậy cũng là cái cớ để người ngoài khinh thường. Trị bệnh phải trị tận gốc. Hoà giải hòa hợp, hợp tác giao thương, làm cái loa tuyên truyền chỉ tổ vỗ béo bọn chấy rận Cộng sản mà thôi.

Dân chúng sẽ chẳng được hưởng bao nhiêu trong mấy cái đó đâu. Chi bằng góp tay lột phắt cái áo đó đi, may một cái áo mới mà mặc. Áo nào cũng là áo, tại sao lại phải chịu mặc cái áo dơ, chứa đầy chấy rận, mấy mươi năm chưa giặt?

TRÚC GIANG cư sĩ

Ðoàn quân Mông Cổ

Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới
thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, " nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống ".


Thành Cát Tư hãn

Bão táp bắt đầu nổi lên cùng với sự xuất hiện của Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), sau này lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm được quyền hành, Thành Cát Tư Hãn đã khởi sự chiến tranh, theo đuổi mộng bá chủ:

- 1205-1209: chinh phục nước Tây Hạ (Hsi-Hsia), tức vùng đất Tây Thục sau nàỵ

- 1211-1215: chinh phục nước Kim (Chin), vượt Vạn Lý Trường Thành, chiếm thủ đô Bắc Kinh của người Kim. Sau
này, nước Kim sát nhập vào nước Tầụ

- 1218-1219: chinh phục đế quốc Ba Tư (thời đó là Khwarezmian empire của Mohammed Shah), gồm đất Ba Tư,
Khorassan, Transoxonia, Samarkand và Afghanistan.

- 1222: Tuân lệnh của Thành Cát Tư Hãn quân Mông tiến sang Âu châu, chiếm toàn vùng Caucasus, vượt sông Don, tràn vào Crimea rồi Ukraine, hạ trại bên bờ sông Dnieper. Ông hoàng thành Kiev đưa 80 ngàn quân đánh quân Mông, nhưng đã bị Subotai và danh tướng Chepe nghiền nát. Năm 1224 danh tướng Chepe bị bệnh chết, Subotai triệt thoái trên con đường dài 4000 dặm để bắt tay với đoàn quân trung ương.

TOP


- 1226: Thành Cát Tư Hãn chọn con trai là Ogedei làm người nối nghiệp, rồi chuẩn bị đưa 180 ngàn quân đi trừng
phạt quân Hạ và Kim là hai nước đã bị quân Mông Cổ đánh bại, nay liên kết với nhau chống lại quân Mông Cổ.

- 1227: Thành Cát Tư Hãn chết. Ogedei đại hãn và Kuyuk đại hãn Ogedei và con là Kuyuk tiếp tục mộng bá chủ của cha.

- 1231: Xâm lăng Cao Ly (Korea).

- 1235-1239: Con Ogedei Khan là Godan đánh chiếm Tây Tạng.

- 1237-1238: Subotai xua 150 ngàn quân trở lại Âu châu, gieo tàn phá, chết chóc khắp vùng phía Bắc nước Nga .

- 1240: Chiếm Kiev, rồi Lithuania và Ba lan.

- Tháng 4, 1240: Subotai hạ thành Pest, tiêu diệt đạo quân của vua Bela IV nước Hung.

- Tháng 9, 1240: Ðánh tan liên minh quân Ðức, Ba lan, và dòng tu Hiệp sĩ Ðức (Teutonic Knights). Thủ lãnh của liên
minh là hoàng tử xứ Silesia bị giết cùng với hầu hết hiệp sĩ của ông.

- Cuối năm 1241, quân Mông tiến vào nước Ý, vượt qua thành Venice và Treviso, đồng thời ngược lên sông Danube, áp sát thành Vienne Giữa lúc ấy, Ogedei chết. Theo luật, các anh em của vị đại hãn quá cố phải trở về Mông Cổ để bầu chọn vị đại hãn mớị. Nhờ thế mà Âu châu thoát được họa diệt vong. Vậy mà trên đường triệt thoái, quân Mông Cổ còn đủ thì giờ để làm cỏ hai nước Bulgaria và Serbia.

- Năm 1246, con của Ogatai là Kuyuk được chọn làm đại hãn. Dưới thời ông, Ðức giáo chủ Innocent IV gửi đặc phái viên là thầy John di Piano Carpini, dòng Phanxicô, tới các thủ lãnh Mông Cổ để tìm hiểu ý đồ của họ ở Âu
châu. Mới nắm quyền được ít lâu, còn đang lưỡng lự nên trở lại chinh phục Âu châu trước hay tiến xuống phía Nam để chiếm trọn nước Trung hoa trước, thì Kuyukchết vào năm 1248. Mangu, tức Mông Kha đại hãn và em là Kublai, tức Hôt Tât Liệt đại hãn

- 1251: Một người cháu nội khác của Thành Cát Tư Hãn là Mangu (còn viết là Mengke, ta gọi là Mông Kha) lên ngôi đại hãn. Mông Kha quyết định thôn tính Á châu, đặc biệt là nước Trung Hoa trước. Nước Trung Hoa thời đó chia làm Bắc Tống và Nam Tống. Mông Kha nắm quyền thống soái nhưng lại giao trọng trách cho người em kiệt xuất đó là Hốt Tất Liệt (Kublai).

- Mông Kha sai một người em khác là Hulagu trở lại thôn tính Ba Tư bao trùm khắp miền Ðông Nam Á châụ Ðồng thời khuyến khích người em họ là Batu khống chế khắp vùng Ðông Âu, toả lên Ba lan, Lithuania và Esthonia, rồi xuống Serbia và Bulgaria một lần nữa.

- 1252-1253: Hốt Tất Liệt chinh phục Vân Nam, từ đó phái một đạo quân mở cuộc xâm lăng bờ cõi nước ta lần
thứ nhất vào năm 1257.

- 1259: Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt (Kublai) lên ngôi đại hãn vào năm 1260. Lúc ấy đế quốc Mông Cổ trải rộng từ toàn vùng Hoa Bắc sang vùng Tiểu Á, từ vùng thủ đô Moscow của nước Nga xuống biển Ðen, xuống Baghdad (Iraq) và Iran ngày naỵ

- Nhận được tin Mông Kha chết, người em là Mangu đang chiếm đóng vùng Mesopotamia và Syria phải về Mông Cổ để bầu đại hãn mới. Trong khi ông vắng mặt thì, năm 1260, đạo quân của ông đã bị tướng Baibars (thuộc triều đại Mameluk cai trị Ai Cập và Syria) đánh bại trong trận Aint Jalut, gần thành Nazareth. Chiến công của Baibars có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chứng minh đoàn quân bách chiến bách thắng Mông cổ suốt 70 năm không phải là không thể đánh bại,dấu hiệu suy thoái đã biểu hiện và toàn Âu châu sẽ thoát nạn Mông Cổ.

- 1268-1279: Hốt Tất Liệt không nuôi ý chí chinh phục thế giới như các đại hãn tiền nhiệm, ông dốc hết khả
năng để chinh phục toàn cõi Trung Hoa trong một chiến dịch dài ngót mười năm. Năm 1263, ông rời kinh đô từ
Karakorum về Bắc Kinh. Trong trận hải chiến cuối cùng vào năm 1279 tại vịnh Quảng Ðông, Hốt Tất Liệt đã đánh bại nhà Nam Tống. Thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu phải cõng vua nhảy xuống biển để cùng tử tiết, từ đó Hốt Tất Liệt cai trị toàn cõi Trung Hoa, xưng là hoàng đế, lập ra nhà Nguyên (Yuan Dynasty). Từ đây ta gọi họ là quân Nguyên Mông.


-Dòm ngó Nhật Bản:

Hai lần vào các năm 1274 và 1281 quân. Nguyên Mông sang đánh nước Nhật. Nhưng " nhờ Trời ", cả hai lần chiến thuyền của quân Nguyên Mông đều bị bão táp đánh chìm vô số, phải quay về.

- 1292-1293: Với tay xuống mãi đảo Java (Nam Dương), nhưng không ở lại được.

- Ðặc biệt nhất là ba lần quân Nguyên Mông xâm phạm bờ cõi nước ta vào các năm 1257,1284 và 1287. Cả ba lần xâm lăng đều chuốc lấy thảm bại.

http://web000.greece.k12.ny.us/SocialStudiesResources/Social_Studies_Resources/GHG_Documents/Mongol%20Kublai%20Khan%20Yuan%20Empire%20Map%2006.03.jpg


Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1228-1300)

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ “thù nhà” dốc lòng báo đền “nợ nước” góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài “Hịch tướng sĩ” nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay. Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương, lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh (Hải Dương).

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.

tran-quoc-tuan

Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải… Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng… đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng “cột đá chống trời”. Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược”, và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: “… Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương…”. Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc “đại bút”.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:

Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăn trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:

Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) “Bình Bắc đại nguyên soái” Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ…

Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

Dân gian có câu: “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ” là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức thánh Trần Hưng Đạo và Đức thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Vị anh hùng được nhân dân phong Thánh.

Tượng thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tại đền Trần Thương (Hà Nam).

tuongtranhungdao-top

Ngày 20.8 âm lịch năm nay (21.9.2008) là giỗ lần thứ 708 Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Mỗi kỳ giỗ Đức Thánh, dân tộc VN ta lại có dịp nhắc lại công đức vị anh hùng kiệt xuất được nhân dân phong Thánh.

Trần Hưng Đạo không chỉ kiệt xuất về quân sự mà còn có đạo đức vĩ đại của một chủ tướng. Thánh Trần là tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, gạt bỏ hiềm khích riêng tư để đoàn kết tông thất, triều đình, tướng lĩnh, tạo nên cội nguồn thắng lợi. Ngài dùng người hiền lương, chọn và đào tạo tướng giỏi, trọng dụng, tiến cử người tài đức giúp nước, quý trọng người cộng sự, thương yêu binh lính… Nhờ đó “đội quân phụ tử” của danh tướng họ Trần trở thành đội quân bách thắng. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến tích của vị anh hùng kiệt xuất… Ngoài quân sự, Hưng Ðạo Ðại Vương còn để lại cho dân tộc VN tư tưởng chính trị tiến bộ và tài thao lược bất hủ - để đời này sang đời khác, dân tộc ta luôn vận dụng và đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Đức thánh Trần Hưng Đạo được nhân dân khắp mọi nơi trên cả nước lập đền thờ, ghi nhớ công đức. Ngày giỗ Đức thánh được tổ chức khắp nơi, thậm chí cả ở nước ngoài, có người Việt sinh sống

Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh. Lễ hội được tổ chức vào 18.8 âm lịch hàng năm. Khu di tích có Tam Quan (Linh Môn), Thành các, Tiền tế, Hậu cung, núi Nam Tào, núi Bắc Đẩu, núi Dược Sơn… in đậm dấu ấn về một thời lịch sử oai hùng “Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng. Lục Đầu vang dội tiếng quân reo”.

Đất nước thanh bình Trần Hưng Đạo vẫn sống ở Kiếp Bạc. Ngày 20.8 năm Canh Tý (nhằm 05.9.1300) Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất tại tư dinh. Trước khi qua đời ông đă dặn lại vua Trần “Khoan thư sức dân là kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Sau khi ông mất, triều đình phong tặng ông là Thái sư Thượng phụ Quốc công tiết chế Nhân võ Hưng Đạo Đại Vương và cho lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Nhân dân Việt Nam suy tôn gọi ông là Đức Thánh Trần, được công nhận là một trong mười vị tướng tài của thế giới.

Hội mùa thu ở Côn Sơn - Kiếp Bạc là kỳ lễ hội chính kỷ niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời người đi lễ cũng đến Côn Sơn thắp hương tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi tạo thành sự hợp nhất giữa hai di tích trong kỳ lễ hội.

Lễ “giỗ trận” Bạch Đằng

Ở xã Yên Giang, Yên Hưng, Hà Nam có đền Trần Hưng Đạo, là nơi thờ người anh hùng dân tộc với sự kiện chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại năm 1288. Ngày nay đền Trần Hưng Đạo trở thành trung tâm lễ hội Bạch Đằng.

Theo sử sách: sáng ngày 09.4.1288 (tức mồng 8 tháng 3 năm Mậu Tý) chính tại nơi đây, bên sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã lập nên chiến công chói ngời nhất lịch sử nước ta: tiêu diệt và bắt sống hàng vạn tên xâm lược, hàng trăm chiến thuyền, bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, đập tan ý đồ xâm lược của quân Nguyên Mông. Ghi nhớ chiến công, tưởng nhớ người anh hùng Trần Hưng Đạo, dân làng An Hưng (nay là Yên Giang) lập đền thờ Ngài bên dòng Bạch Đằng.

denohanam

Đền Trần Hưng Đạo xã Yên Giang, Yên Hưng, Hà Nam

Trần Hưng Đạo sống là người, thác là thánh. Trong đền này còn giữ được nhiều sắc phong của các vua nhà Nguyễn như Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân phong Trần Hưng Đạo làm Thượng đẳng thần. Các đạo sắc đều ca ngợi chiến công, oai linh, đức độ giúp dân giúp nước của Trần Hưng Đạo. Sắc của vua Tự Đức năm thứ 6 (1854) có đoạn: “Trần Hưng Đạo Đại Vương có công giúp nước, cứu dân, oai linh lẫm liệt, cảm ứng cả trời đất, được nhân dân sùng bái”

Bên cạnh đền Trần Hưng Đạo là miếu Vua Bà, tương truyền có từ thời Trần. Người dân lập miếu để thờ bà hàng nước đã cho biết giờ thủy triều lên xuống để danh tướng nhà Trần liệu kế đánh giặc. Thú vị là đền thờ của một bà hàng nước lại được người dân suy tôn là Vua Bà và được đặt bên cạnh bậc vương gia Trần Hưng Đạo được suy tôn là Thánh!

Hàng năm đến ngày lễ hội của đền Trần, nhân dân trong vùng và các nơi lại kéo về dự hội, thắp hương tưởng nhớ công ơn của Trần Hưng Đạo mà dân gian từ lâu đã tôn kính gọi là Đức Thánh Trần. Ngày hội chính của đền là mồng 8 tháng 3 âm lịch, là ngày diễn ra chiến thắng Bạch Đằng năm xưa, người dân Yên Hưng vẫn gọi đây là ngày “giỗ trận”. Ngày “giỗ trận” có cả phần lễ và phần hội: đu quay, chọi gà, đánh vật, cờ người, cờ tướng… và, tất nhiên, không thể thiếu môn đua thuyền trên sông Bạch Đằng. Dân Hà Nam, từ già đến trẻ nô nức đi xem hội.




No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------