Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Tuesday, October 30, 2012

Việt Thường- 27-10-2012 Hội Luận Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm

http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/10/viet-thuong-27-10-2012-hoi-luan-tuong.html

LTS- Nhà Báo Việt Thường trở lại sinh hoạt trên paltalk với chương trình "Diễn Đàn Nói Thẳng Nói Thật " do Chính Khí Việt và các OPS điều khiển. Xin quí đọc giả và thính giả tham gia vào chương trình hội luận đặt câu hỏi với Nhà Báo Việt Thường , hay chuyển câu hỏi qua các email sau đây :
-josephpham62@yahoo.com
-Kynguyen2000ts@yahoo.com
Chúng tôi sẽ giữ bí mật danh tánh, nếu quí đọc giả không muốn tiết lộ.
Chú ý trong audio phần 1 chúng tôi edit phần chào quốc kỳ, chỉ để phần đầu của phút chào quốc kỳ VNCH, và tiếp theo audio hội luận. 
Nếu quí vị đọc giả muốn có audio chính  xin liên lạc với Joseph Pham

Phần thâu âm hội luận với Nhà Báo Việt Thường ngày 17-10-2012 bị bọn tam bảo nô của Võ Văn Ái và Chùa Điều Ngự phá hoại. Sau đó chúng edit /thay thế phần âm thanh hát quốc ca VNCH thành nhạc chào cờ đảng CS XHCN và chúng phát trong chương trình sinh hoạt paltalk của chúng như: Lực lượng Cư Sĩ Chấn Hưng Phật Giáo, Thanh Niên Cờ Vàng v..v...của Chùa Điều Ngự.  Chúng vu cáo cho Nhà Báo Việt Thường, các diễn giả, OPS của "Diển Đàn Nói Thảng Nói Thật" . Âm mưu này bị bại lộ vì Chính Khí Việt, và nhiều người tham dự buổi hội luận có audio chính để làm bằng chứng. Các hành động lưu manh gian trá, bôi nhọ, đánh phá trên sẽ tiếp diễn cho đến khi chúng tóm thâu được toàn bộ các công đồng hải  ngoại.
Chúng tôi mong rằng những phật tử chân chính của chùa Điều Ngự, của GHPGVNTN ý thức được các hoạt động bất chính do có chủ trương do bọn VIỆT GIAN nằm vùng đang bôi bẩn Phật giáo, dùng chùa cho những hoạt động bất chính như thập niên 60's-70's  GHPGVNTN-AQ chống Đệ I, Đệ II VNCH đã xảy ra.

Trân trọng.



Add caption






Thứ bảy ngày 27-10-2012
ngày thứ III, tuần Bát Nhật tưởng nhớ TT Ngô Đình Diệm


------------


Phần 1/6
Việt Thường 27-10-2012 P1 Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm
Việt Gian HCM  thất bại trong việc thượng lượng với Ngô Đình Nhu tại Tánh Linh , dẫn đưa đến việc dùng Dương Văn Minh và các tướng phản loạn giết Ngô Đình Diệm.  Vai trò của VIỆT GIAN Phạm Hùng khi gặp Ngô Đình Nhu.
Sử Gia Carl Thayer tự sĩ vả mình khi khen tặng VIỆT GIAN Nguyễn Tấn Dũng 


Phần 2/6
Việt Thường 27-10-2012 P2 Bài hoc những đảng phái hòa hợp hòa giải với VGCS bị tiêu diệt hay bị cướp đảng như:
-Vụ án Ôn Nhu Hầu.
-Nhất linh
Những đảng phái bị CS đưa đi tù, sau khi ra tù còn khoe là: ngày xưa đã cộng tác với "chủ tịch HCM"

Phần 3/6
Việt Thường 27-10-2012 P3/6 HCM tiêu diệt, cướp tổ chức Việt Minh yêu nước.
 Nạn nhân của Đại Việt Gian Hồ Chí Minh : Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Cụ Phan Bội Châu, Vũ Hồng Khanh v..v..từ người yêu nước đến các "đồng chí".
Liên thành tường trình ngày Tưởng niệm TT Ngô Đình Diệm bị nhóm bảo vệ chùa Điều Ngự chống VNCH biểu tình (có xô sát giàn cảnh xô ngã ông Liên Thành).
Bà Nha Sĩ Đàm Bảo Kiếm, lần thứ hai tham gia biểu tình chống ngày Tưởng Niệm TT Ngô Đình Diệm 
( ** Phật Trời chứng giám khiến Đàm Bảo Kiếm và tam bảo nô lần thứ I biểu tình chống nạn nhân Tết Mậu thân, đem hình Thích Quảng Độ cầm ngược tức là phô trương hình "Đức Tăng Thống"  Quảng Độ chổng đầu xuống đất- xem hình đính kèm) 
 Câu hỏi về sự liên hệ của Đàm Bảo Kiếm với Đại Tá Đàm quang Yêu, và Thượng Tướng VGCS Đàm Quang Trung, đại tá VGCS khu 1 ( xin quí đọc giả có tài liệu gởi đến chúng tôi)
 -âm mưu"đa nguyên, đa đảng " mục đích gì?

Phần 4/6
Việt Thường 27-10-2012 P4/6 Sự liên kết của Hà Thúc Ký và tên sát thủ Mậu Thân Nguyễn Đắc Xuân. Hoạt động chùa Điều Ngự có liên kết với CS trong nước không? Chứng cớ do Nguyễn Đắc Xuân tiết lộ
Nguy hiểm của phong trào vận động bịp "triệu con tim, một tiếng nói" của Trúc Hồ/Trúc Gian

Phần 5/6
Việt Thường 27-10-2012 P5/6  Trả lời câu hỏi tại sao VGCS giả phản tỉnh, giả dân chủ sợ Việt Thường. NB Việt Thường mời gọi Tin Paris Hứa Vạn Thọ, Võ Văn Ái, Bùi Tín, Trương Minh Hòa, Phan Nhật Nam, Vũ Thư Hiên, Trần Phong Vũ  v...v.. và những người bôi nhọ Việt Thường công khai tranh luận với NB Việt Thường trên paltalk liên quan đến đảng CS Việt Gian bán nước 

Phần 6/6
Liên thành  27-10-2012 P6/6  Hoạt Động của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (1882-1951)- Ngô Đình Diệm chống thực dân Pháp  


-----------------


phần 1/6




Phần 2/6


Phần 3/6



phần 4/6

phần 5/6



phần 6/6

-------------











link -Biến động Miền Trung 1966-Nguyễn Thừa Du- Trần Thụy Ly

 trích

ÐQAThái: Cấp trên mà ông đề cập tới lúc đó là ai và ai trực tiếp móc nối ông tham gia lực lượng ly khai?
-Ông Nguyễn Thừa Du: Người trực tiếp móc nối tôi là Ðại Tá Ðàm Quang Yêu, đặc khu trưởng Ðặc Khu Quảng Nam. Nhưng phải nói là ảnh hưởng của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi rất lớn với tôi.

-ÐQAThái: Ngoài Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân, những đơn vị nào đã tham gia lực lượng ly khai, thưa ông?
-Ông Nguyễn Thừa Du: Tôi nhớ còn có Trung Ðoàn 51 biệt lập của Bộ Binh đóng ở Quảng Nam. Lúc bấy giờ là Tháng Ba năm 1966, theo lệnh của Ðại Tá Ðàm Quang Yêu, đặc khu trưởng Ðặc Khu Quảng Nam, tiểu đoàn của tôi từ Hội An được điều vào Ðà Nẵng và được tăng phái một thiết đoàn thiết vận xa M113 cùng một pháo đội 105 ly. Tất cả đều dưới quyền chỉ huy của tôi và vào Ðà Nẵng để tham gia lực lượng chống chính phủ(VNCH)

 .......

-Ông Nguyễn Thừa Du: Tôi có nghĩ như thế. Như tôi đã nói, lúc đầu tôi ủng hộ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi và các ông tướng ngoài miền Trung. Nhưng sau này, có nhiều điều xảy ra trong nội bộ khiến tôi thấy không được. Chính vì vậy tôi phải tìm con đường giải thoát cho Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân.



-ÐQAThái: Những điều xảy ra trong nội bộ đó là gì ạ?
-Ông Nguyễn Thừa Du: Thí dụ tại Chùa Tỉnh Hội Ðà Nẵng, lúc ấy đơn vị tôi đóng ở đó, tôi thấy dưới bàn thờ Phật có rất nhiều thuốc Tây. Thuốc Tây mà để trong chùa là có mục đích gì rồi. Lúc đó tôi lẳng lặng không nói gì nhưng thấy nguy hiểm quá nên tôi phải ra lệnh cho tiểu đoàn rút ra khỏi chùa.
..........

 ÐQAThái: Nếu ông Ly không tiếp xúc và đề nghị, thì ông có về với chính phủ không, thưa ông Du?

- Ông Nguyễn Thừa Du: Không có ông Ly thì tôi cũng về với chính phủ. Vì tôi thấy phe ly khai không đúng. Nhất là tôi thấy một số nhà sư vừa mới xuống tóc đã là đại đức rồi, và nhiều đêm tôi thấy các ông ấy lúi húi ăn thịt gà.

- ÐQAThái: Nói như vậy, ông có hàm ý những vị tu hành đó không phải là các vị sư thật mà là giả mạo?
- Ông Nguyễn Thừa Du: Họ xuất phát từ phía bên kia, xâm nhập vào hàng ngũ ly khai.
- ÐQAThái: Bên kia là phía Cộng Sản, ý ông muốn nói vậy?
- Ông Nguyễn Thừa Du: Ðúng.
- ÐQATháiÐó là một sự giả đoán hay ông có bằng chứng cụ thể?
- Ông Nguyễn Thừa Du: Ðó là bằng chứng cụ thể, vì không có một chùa nào lại chấp nhận cho mấy đại đức ăn thịt gà.


------------













Áo quan ông Ngô Đình Diệm bên phải
 áo quan ông Ngô Đình Nhu bên trái
 trước khi được chôn tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. 

 Tiểu Sử Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM


Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, con của Cụ Nhiếp Chánh Đại Thần Ngô Đình Khả và cụ bà Phạm Thị Thân.  Tổng Thống là người con thứ Ba trong gia đình có 6 trai và 3 gái.


Cụ cố Ngô Đình Khả nổi danh là một vị khoa bảng xuất chúng. Thời đó, tại Việt nam rất hiếm có người được hấp thụ cả hai nền giáo dục Đông và Tây, như cụ cố Ngô Đình Khả.  Lúc thiếu thời, Cụ theo Nho học, sau đó vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang Đại chủng viện Penang để học Triết học và Thần học bằng tiếng Pháp và tiếng La Tinh.  Cụ là một chủng sinh rất xuất sắc, nhưng vì không có ơn gọi để trở thành linh mục, Cụ đã xin trở về cuộc sống thế tục.  

            Cụ Cố Ngô Đình Khả còn nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, cương trực, đức độ, một nhà ái quốc chân chính, là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.  Thành tích đáng kể nhất của cụ cố Ngô Đình Khả là nổ lực thành lập Trường Quốc Học tại Huế, một trường công lập đầu tiên giảng dạy theo chương trình học thuật Đông Tây tại Việt Nam. Và chính Cụ là vị đại thần duy nhất đã can đảm công khai chống lại thực dân Pháp đã phế bỏ và đầy vua Thành Thái sang Phi Châu sống lưu vong.  Sau đó Cụ đã xin rũ áo từ quan về quê làm ruộng.
            Gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm rất trọng lễ giáo. Hằng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, mọi người trong gia đình tụ họp đông đủ ở Phủ Cam - Huế.  Việc chúc thọ và chăm sóc cụ bà Ngô Đình Khả, được giao cho người con trai áp út Ngô Đình Cẩn, săn sóc chu đáo ngày đêm.
                 Ông bà Ngô Đình Khả có chín người con: 6 trai, 3 gái. Trưởng nam là  Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi, chết năm 1945 vì bị Việt Minh bắt giữ và xử tử.  Cùng bị bắt giữ trong đợt này còn có ông Phạm Quỳnh, và con trai ông Ngô Đình Khôi là Ngô Đình Huân, cựu Thanh tra Lao động trong chính phủ bảo hộ của Pháp.  Sau khi bị xử tử, xác của ông Ngô Đình Khôi và ông Phạm Quỳnh được chôn chung trong một hố.

            Sau ngày ông Ngô Đình Khôi qua đời, Tổng giám mục Ngô Đình Thục, trở nên người anh cả "quyền huynh thế phụ". Đức cha được kính nể và có nhiều ảnh hưởng đối với TT Ngô Đình Diệm. Ông Quách Tòng Đức cho biết, lúc còn ở Vĩnh Long, Giám mục Ngô Đình Thục cứ vài tuần thì về Sài gòn cư ngụ trong Dinh. Còn ông Ngô Đình Luyện là con út trong gia đình, nhận làm đại sứ ở Luân Đôn, năm khi mười hoạ mới về nước nghỉ phép, hay để dự các phiên họp của Hội Đồng Tối Cao Tiền Tệ, mà ông là một thành viên.
Ba người con gái là bà Ngô Đình Thị Giao tức bà Thừa Tùng, bà Ngô Đình Thị Hiệp tức bà Cả Ấm, thân mẫu của Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận, và bà Ngô Đình Thị Hoàng tức bà Cả Lễ, nhạc mẫu của Nghị sĩ Trần Trung Dung.
Cứ theo phần lớn tài liệu viết về TT Ngô Đình Diệm, sau ngày lên nắm chính quyền ở Nam Việt Nam, thì ông sinh vào ngày mồng 3 tháng 1 năm 1901 tại Phước Quả, Thừa Thiên (sát Thành Phố Huế).
            Nhưng theo kết quả sưu khảo của Nguyên Vũ tại các thư viện của Pháp, thì có một tài liệu của Nha Giám Đốc Các Sở An Ninh Pháp Tại Đông-Dương (Direction des Services Français de Sécurité en Indochine) tóm-tắt tiểu-sử của ông Ngô Đình Diệm, thực-hiện vào tháng 7 năm 1954, ghi rõ là ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 27 tháng 7 năm 1897 tại Đại Phương, Quảng Bình.
          Lúc thiếu thời, ông Diệm đuợc theo học dưới sự dạy dỗ rèn cặp của một vị cha tinh thần, cũng nổi tiếng về kiến thức quảng bác, đức độ và lòng yêu nước. Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, quan Thượng Thư dưới triều vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. Vì thế dân chúng miền Trung thời đó vô cùng cảm kích, ngưỡng mộ nên đã có câu truyền khẩu:
“Đày vua không Khả.  Đào mả không Bài”.

Ngoài sự hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, ông Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo.  Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực, thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo, đã đào tạo ông Diệm thành một con người đầy lòng bác ái, vị tha và công chính.
Về đường học vấn, lúc nhỏ ông theo học tại trường Pellerin Huế. 
Năm 1913, lúc 12 tuổi, ông thi vào trường Quốc Học Huế, dạy theo chương trình tổng hợp bằng Việt Ngữ và Pháp Ngữ.
Đến năm 1917, lúc 16 tuổi, ông đỗ hạng thứ nhì trong kỳ thi tốt nghiệp Trung Học. Vì số tuổi quá trẻ mà lại đạt thành tích xuất sắc, nên chính quyền thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng cho sang Pháp du học, nhưng ông đã từ chối.
Năm 1918. Lúc mới 17 tuổi, ông đã được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình.
Đến năm 1919 (18 tuổi), ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, một trường tương tự như Học Viện Quốc Gia Hành Chánh sau này. Trong suốt ba năm học, ông luôn luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp.  Do đó ông đã tốt nghiệp thủ khoa.
Năm 1923, lúc 22 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tri Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri Phủ Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
Năm 1930 với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết, khi vừa tròn 29 tuổi.
 Năm 1932, Hoàng Tử Vĩnh Thụy sau thời gian du học tại Pháp trở về nước, lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng. Nhà vua đã mời ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mới 31 tuổi, đang làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại, một chức vụ đứng đầu Nội Các, tương đương Thủ Tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký Hội Đồng Hỗn Hợp PHÁP-VIỆT vào ngày 2 tháng 5 năm 1933.  Lúc đó ông Diệm vừa tròn 33 tuổi.
Với chức vụ quan trọng này, ông Diệm đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở, như bãi bỏ hai chức Thống Sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, đồng thời sát nhập hai kỳ Trung Bắc lại và bổ nhiệm một Thống Sứ cho cả hai miền, như cho phép Viện Dân Biểu được lo những vấn đề quốc sự giống như Quốc Hội. Nhưng, đề nghị của ông Diệm không được Toàn Quyền Pasquier chấp thuận.
Ngày 12 tháng 7 năm 1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng
Đế Bảo Đại xin từ chức. Việc từ quan của chí sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ Pháp thời đó.
            Sau khi dứt khoát từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường.  Sau này khi được Hoàng Đế Bảo Đại chấp thuận, ông Diệm về dạy học tại trường Providence Huế.
Trong khi lui về dạy học, ông Diệm âm thầm nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các nhà ái quốc như Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cương Để, Cụ Phan Bội Châu và những nhà ái quốc cách mạng chống Pháp, hiện đang hoạt động tại Nhật Bản và trong nước, để mưu cầu dành Độc Lập Tự Do cho đất nước.
            Đến năm 1939-1945, Toàn Quyền Đông Dương là Thủy Sư Đô Đốc Jean Decoux ra lệnh cho Khâm sứ Trung Kỳ là Émille Grandjean, bắt ông Diệm đưa đi an trí tại Xieng Khoang, Lào. Nhưng nhờ có ông Nguyễn Bá Mưu làm Thông Phán tại Tòa Khâm Sứ biết được, đã vội vàng mật báo cho ông Diệm biết. Ông Diệm muốn trốn đi Phan Thiết, nhưng luôn bị Pháp truy lùng ráo riết, may nhờ có ông Trần Văn Dĩnh đang làm Hiến Binh cho Nhật, đã đưa được ông Diệm vào Sài gòn lánh nạn.(Sau này khi ông Diệm chấp chánh, đã cử ông Dĩnh làm Tổng Lãnh Sự tại Miến Điện, Tuỳ Viên Toà Đại Sứ rồi Xử Lý Thường Vụ Tòa Đại Sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn).

Lánh nạn ở Sài gòn một thời gian, ông Diệm trở lại Huế để thăm mẹ già, và ông đã bị Việt Minh chặn bắt tại Tuy Hòa. Chúng giải ông ra Hà Nội .  Ông bị Hồ Chí Minh đưa đi an trí tại Thái Nguyên. Nhưng sau đó nhờ giới Công Giáo do Giám mục Lê Hữu Từ lên tiếng phản đối quyết liệt, buộc lòng Hồ Chí Minh phải trả tự do cho ông, lại còn mời ông giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ.  Nhưng ông Diệm cương quyết khước từ.

Tháng 8 năm1950 ông Diệm cùng người anh là Giám Mục Ngô Đình Thục rời Saigon đi La Mã dự lễ Năm Thánh. Trên đường đi ông Diệm ghé qua Đông Kinh, thủ đô Nhật Bản. Tại đây ông có tiếp xúc với một số người Mỹ, trong đó có Giáo sư Wesley Fishel. Ông Fishel khuyên ông Diệm nên sang thăm Hoa Kỳ.  Cũng trong dịp này ông Diệm đã ghé thăm các nước Bỉ, Thụy Sĩ, Pháp và sau đó ông sang Hoa Kỳ theo gợi ý của giáo sư Wesley Fishel.

            Tới Hoa Kỳ, ông Diệm tạm trú trong nhà Dòng Mary Knoll, ở Lakewood thuộc tiểu bang New Jersey và ở Ossining tiểu Bang New York. Thời gian ở Hoa Kỳ, ông Diệm chú tâm trau giồi Anh Ngữ và được mời đến các trường Đại Học ở miền Đông và miền Trung Tây Hoa Kỳ để diễn thuyết về các vấn đề Việt Nam, Á Châu và hiểm họa  Cộng Sản.
            Tại Hoa Kỳ, ông Diệm được gặp Đức Hồng Y Francis Spellman, Tổng Giám Mục Nữu Ước, vì Đức Hồng Y Francis Spellman là bạn thân của Giám mục Ngô Đình Thục từ lúc 2 người cùng học tại La Mã.  Ông còn giao tiếp với một số nhân vật trong chính giới Mỹ  như các ông Mike Mansfield, Clement J. Zablock, J. McCormack, Dân biểu Walter Judd, William Douglas...
           Vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas, đã đưa ông Diệm đi ăn trưa với TNS Kennedy. Trong khi Đức Hồng Y Spellman cũng quen biết với đại sứ Joseph Kennedy (đại sứ Mỹ tại Anh Quốc).
Theo ông Robert Amory (phó giám đốc CIA) cho biết,  ông đã từng nghe đến tên tuổi ông Diệm, qua thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas trong một buổi tiệc.
            Trong buổi họp tiếp theo, ông Robert Amory đem chuyện ông Diệm ra nói với giám đốc Allen Dulles và phó giám đốc Frank Wisner. Lúc này CIA có vẻ chọn lựa bác sĩ Phan Quang Đán làm người thay thế vua Bảo Đại. (Theo William Gibbons, "The US Government and Vietnam War", trang 261).
Sau đó, ông Diệm được Hoa Kỳ ủng hộ, khi ông về Việt Nam làm Thủ Tướng trong chính phủ Bảo Đại, sau Hiệp định Genève, rồi làm Tổng thống Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam.
Người có ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ông Diệm về chấp chính là Hồng Y Francis Spellman. Tác gỉa John Cooney (1985) đã viết: "Tuy rằng không có mấy người biết điều này, nhưng chính Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị, của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam là ông Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong một người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng đến cùng."[1]
            
Các ông William, Douglas và Kennedy rất tán thưởng đường lối và quan điểm của ông Diệm và đồng ý là Việt Nam, phải Độc Lập với nước Pháp, và cần phải cải cách xã hội. Đến tháng 6 năm 1954, tình hình quốc nội rối ren, Hoàng Đế Bảo Đại chính thức mời ông Diệm về nước, giữ chức vụ Thủ Tướng toàn quyền về Dân Sự và Quân Sự. Ông Diệm về nước ngày 24 tháng 6 năm 1954, và chấp chánh quyền hành.

1 comment:

Firnelle said...

Great reading yyour blog

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------