Đặng phúc
Xin nhận định bài tường trình sau đây bốn nhân vật " nhân chứng có thành tích" được RFA đánh bóng là:
-Tên ăn cắp thơ và là gián điệp của Yết kiêu gởi ra hải ngoại Nguyễn Chí Thiện.
LM Nguyễn Hữu Lễ, hoạt động cho Việt tân, là tổ chức ngoại vi của việt gian Cộng Sản.
LM Nguyễn Văn Lý được nhắt đến là "tù nhân lương tâm" nhưng không nhắc đến chuyện Nguyễn văn Lý được ưu đãi, có người nấu bếp riêng , được cung cấp thuốc men dư thừa đê chửa bệnh, và được điều trị tại bênh viện bật nhất dành cho cán bộ cao cấp. Và Nguyễn văn Lý tuyên bố là "nên để cho Cộng Sản lãnh đạo".
hai nhân vật: Thép đen và Kiều Duy Vĩnh, cả hai ông này đều có liên quan đến nhân vật Nguyễn Chí Thiện một tên ăn cắp thơ, và chủ động chứa em quán Bà Mau, Hải Phòng. Và cả hai ông đều “làm chứng gian” cho Nguyễn Chí Thiện tự nhận là Tác Giả Vô Danh của tập thơ Vô Đề. Đến nay cả hai nhân vật Thép Đen và Kiều Duy Vĩnh vẫn chưa lên tiếng tố giác Nguyễn Chí Thiện ăn cắp thơ, sau cuộc tố giác của Triệu Lan và Hoàng Dược Thảo và sau đó Nguyễn Chí Thiện bị lật mặt nạ tại khách sạn Ramada Inn vào tháng 7 năm 2010 miền Nam California, Hoa Kỳ. Riêng về Lm Nguyễn hữu Lễ “con quạ đen mặt áo chùng thâm”, từ khi ra hải ngoại ông Lễ đã làm nhiều việc bẩn thỉu như: hoạt động cho Việt Tân, đấu tranh cuội, thâu tiền làm những DVD “chửi” Cộng Sản thì ít, nhưng tạo phương tiện cho những tên những tên gián điệp nằm vùng như Vũ Thư Hiên, Bùi Tín ..v…v .. ca tụng cho “cách mạng có công thống nhất đất nước”, 9 công, 1 tội của tập đoàn Việt gian Cộng Sản.
RFA là một đài phát thanh lớn, với lực lượng hùng hậu, có nhiều tin tức “chính xác”, mà cố tình không nêu lên nhân vật Nguyễn Chí Thiện là một tên gián điệp của Yết Kiêu Hà Nội!?!?. RFA đã biết rõ “chủ động chứa em Quán Bà Mau” là Ali Baba Nguyễn Chí Thiện. Thiện đã bị vạch mặt là một tên ăn cắp thơ, Thiện được bàn tay dơ bẩn của Mặt Trận HCM, Yết Kiêu, và những tên Mỹ Gian “khoái Cộng” dàn dựng. Để xác định Nguyễn Chí Thiện là ai, nhân viên của đài RFA có thể liên lạc đài BBC (nơi đầu tiên phổ biến về tập thơ Vô Đề, hay Bộ Ngoại Giao Anh) để tìm hiểu thêm. Ngược lại, Đài RFA mặc nhiên công nhận tiếng nói của tên gián điệp văn hóa Nguyễn Chí Thiện là một trong những tiếng nói đại biểu cho “nạn nhân Cộng Sản” tại Việt Nam?!?!. Đài RFA là tiếng nói được sự tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ, hàng năm được Quốc Hội Hoa Kỳđiều trần và phê chuẩn ngân khoản hoạt động cho tài khóa mỗi năm.
Chương trình tiếng Việt của đài RFA không đem lại “sự thật” về các nạn nhân của Cộng Sản, mà chỉ nói chuyện “ngoài da” của Cộng sản, hơn nữa họ không dám vạch ra hàng nghìn tội ác tày đình của bọn Việt gian Cộng Sản.
Thí dụ, hàng triệu người thuộc thành phần Quân - Dân - Cán - Chính, của Việt Nam Cộng Hòa đã bị bọn Cộng Sản đày ải và bỏ Tù. Nhưng tại sao RFA chỉ phỏng vấn những tên đầu hàng, hay phản tỉnh cuội, hay Việt gian đã liên kết với nhau trong nhiều vụ phá hoại cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Bọn Việt gian đã thừa cơ moi móc tiền của cộng đồng? Phải chăng mục đích của chương trình tiếng Việt của đài RFA là: dùng phương tiện, tiếng nói của đài để củng cố tiếng nói cũng như đánh bóng bọn Cộng sản nằm vùng, bọn làm Việt gian, bọn đầu hàng?!?! Và để xóa đi tội ác của Việt gian Cộng Sản trong lịch sử Việt, và đài RFA muốn “chứng minh” cho thế giới là dân tộc Việt Nam không còn người tài giỏi?!. Chỉ có bọn Cuội và tập đoàn Việt gian Cộng Sản đang từ từ "tiến bộ" gia nhập thế giới văn minh?. Chúng tôi tin rằng sự lừa bịp trắng trợn này đến ngày nào đó thì cũng sẽ phải chấm dứt, Công lý và Sự thật! phải được trả lại cho toàn dân Việt Nam, thay vì bọn tà quyền Việt gian Cộng Sản được đài RFA ưu đãi bằng chính đồng tiền “đóng thuế” của nhân dân Hoa Kỳ.
Trân trọng
Đặng Phúc
Trại Giam Cổng Trời" qua lời nhân chứng (phần 1)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-24
Trại giam Cổng Trời có lẽ là một địa danh ít người Việt biết đến trước khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Đây là nơi giam giữ các trọng tội hình sự và các tù nhân tôn giáo trong đợt xóa sổ năm 1959 và sau đó mở tung cánh cửa một lần nữa vào năm 1976 để đón những tù nhân cải tạo từ miền Nam gửi ra. Trại giam Cổng Trời dưới nhiều góc nhìn có thể nói không hề thua kém bất cứ trại giam nào trong tác phẩm “Quần Đào Ngục Tù” của văn hào người Nga Alexandre Soljenitsyne. Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do trân trọng giới thiệu loạt bài này do biên tập viên Mặc Lâm biên soạn sau đây với mục đích giở lại hồ sơ những cái chết oan khuất, những con người bị chà đạp và những tài liệu, nhân chứng cho biết trại Cổng Trời đã tra tấn, ngược đãi tù nhân như thế nào. Loạt bài này sẽ do chính nạn nhân của trại tù khắc nghiệt này kể lại mời thính giả theo dõi, bắt đầu từ bài thứ nhất sau đây:
Giáng sinh năm 1959
Tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội giục giã vang lên chỉ một ngày trước lễ Giáng Sinh năm 1959. Không phải báo hiệu sự ra đời của Chúa Giê Su, mà tiếng chuông kêu cứu với giáo dân vì Nhà Thờ Lớn đang bị một nhóm người đến phá rối.
Cha xứ Nhà Thờ Lớn lúc bấy giờ là linh mục Trịnh Văn Căn, cũng chính là người ra lệnh giật chuông kêu giáo dân đến cứu nhà thờ khi một nhóm người tự xưng là quần chúng tự phát kéo đến dành phần trang trí nhà thờ trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1959.
Câu chuyện bắt đầu từ trước đó một năm, chính quyền Hà Nội muốn chứng tỏ Việt Nam khuyến khích tự do tôn giáo nên trong dịp Giáng sinh năm 1958 họ đã cho một đám đông đến Nhà Thờ Lớn tự ý chăng đèn kết hoa trang trí bên ngoài nhà thờ và sau đó đòi nhà thờ phải trả lại tiền công lẫn tiền mua vật liệu với tổng số tiền không ai tin nổi.
Giáng Sinh năm 1959 nhóm người này lại tiếp tục đến đòi trang trí nhà thờ nhưng gặp sự chống cự quyết liệt của linh mục chánh xứ Trịnh Văn Căn và linh mục Nguyễn Văn Vinh, còn được gọi là cha chính Vinh. Khi nghe tiếng chuông báo động, giáo dân kéo tới và ẩu đả xảy ra.
Chiến dịch xóa sổ
Cổng Trời là một cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi, cùng với cha Lương Huy Hân. Cái chết của cha chính Vinh là như thế.Ô. Phùng Văn Tại
Câu chuyện vỡ lở ra sau đó cho thấy nhóm người đến phá nhà thờ do chủ trương quá khích của một nhóm người và kết quả là linh mục Trịnh Văn Căn, linh mục Nguyễn Văn Vinh cùng một số giáo dân bị quy tội phá rối trị an. Linh mục Căn chịu 12 tháng tù treo, linh mục Nguyễn Văn Vinh chịu 18 tháng tù giam vì tội “Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân”
Sau phiên tòa, linh mục Nguyễn Văn Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, sau đó bị chuyển đi nhiều trại giam khác như Chợ Ngọc, Yên Bái, cuối cùng là trại giam “Cổng Trời” nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội.
Ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy môn giáo sử văn chương trong chủng viện, người biết rõ vụ việc này kể lại:
“Ngày 24 tháng 12 năm 1959 tức là chiều hôm trước chuẩn bị trang trí nhà thờ chính tòa để đón Noel, thì Ủy ban Liên lạc Công giáo, tức là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo đến gây chuyện. Trong khi trang trí nhà thờ Chính tòa để mừng Noel thì cha chính Vinh cùng với một số hội Hát, mà sau này đi theo cha chính Vinh, nhiều ca viên lên trại Cổng Trời. Thậm chí có nhiều anh chị em chỉ 15, 16 tuổi thôi.
Hôm đó Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo vào tranh dành việc trang trí nhà thờ. Quan điểm của Giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ và Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo như nước với lửa. Một là giữ đạo hai là theo người ta. Tranh giành như thế cha chính Vinh cho kéo chuông. Hai cái tháp nhà thờ Chính Tòa của Hà Nội có 6 quả chuông cha chính Vinh cho ca đoàn lên kéo cùng một lúc, cứ như thể một cuộc báo động lớn năm 1959 cho nên kinh khủng lắm, và họ hô nhau đến bắt cha chính Vinh.”
Những nạn nhân đầu tiên
Có thể nói cha chính Vinh là nạn nhân đầu tiên trong chính sách xóa sổ thầm lặng đạo Công giáo mà chính quyền Hà Nội hướng tới. LM Nguyễn Văn Vinh do quá cương quyết và không chịu khuất phục đã âm thầm chịu chết sau đó trong trại giam Cổng Trời. Ông Phùng Văn Tại kể:
“Bắt cha chính Vinh xong họ bắt một số ca viên. Nó thành một cái môtif tức là cái mẫu chung của những người bị bắt. Bắt vào đây trước tiên vì những cái gì? và cuối cùng là chết thế nào. Cha chính Vinh bị bắt và cuối cùng ngài bị đày lên Cổng Trời. Cổng Trời là một cái địa ngục nhốt cho đến chết thì thôi, cùng với cha Lương Huy Hân. Cái chết của cha chính Vinh là như thế.”
Cổng Trời và Gulag
Trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù nổi tiếng thế giới, văn hào Aleksander I. Soltzhenitsyn kể lại chế độ Liên Xô lúc ấy đã tiêu diệt đạo công giáo một cách tỉ mỉ đến nỗi nếu so sánh tình trạng bách hại tôn giáo dưới thời Stalin và cộng sản Việt Nam thì người ta sẽ ngạc nhiên vì cách thức của chúng giống nhau như hai giọt nước. Soltzhenitsyn viết:
“Nguyên một hôm các viên chức địa phương đột nhập Tu viện Zvengiorod, cho đòi Cha Bề trên Ion. Ông này nổi danh trong Giáo hội Nga, nguyên là Firguf, sĩ quan kỵ binh trong đội Ngự lâm quân Nga hoàng, được ơn trên kêu gọi nên bỏ địa vị, phân phát hết của cải cho dân nghèo rồi xin vô nhà tu kín. Họ bảo: "Mời quá bộ ra đây có chút việc" và yêu cầu ông Cha Bề trên giao nạp cho họ bộ hài cốt của Thánh tử đạo Savva. Mấy người Nhà nước vô giáo đường vẫn phì phèo hút thuốc, ngay cả trước bàn thờ Chúa. Dĩ nhiên họ vẫn đội nón và một ông còn nhấc xương sọ của ông thánh lên, thử nhổ bãi nước bọt để coi Thánh có làm gì nổi. Họ còn xúc phạm nhiều nữa khiến các tu sĩ phải kéo chuông báo động. Giáo dân đổ xô tới và sau một chầu xung sát có 1 hay 2 ông thiệt mạng.”
Trong nhiều năm trời, các chủng viện khắp miền Bắc Việt Nam bị đàn áp một cách có hệ thống. Linh mục, tu sĩ cũng như chủng sinh và giáo dân đều là nạn nhân của chính sách này. Cha Nguyễn Thanh Đương, linh mục chánh xứ Quy Hậu, Nghệ An cho biết:
Họ bắt tất cả phần tử công giáo bị nghi ngờ. Một số anh em biệt kích, những gia đình có người đi Nam, người thì địa chủ, phản động khi tình nghi thì họ sẽ tập trung.LM Nguyễn Thanh Đương
“Tôi bị bắt vào tháng 5 năm 1964. Bị bắt nhiều lần. Chủ trương của họ trong năm 60 khi quốc hội họp bắt tất cả các phần tử họ sợ trong miền Nam tổ chức Bắc tiến. Họ bắt tất cả phần tử công giáo bị nghi ngờ. Một số anh em biệt kích, những gia đình có người đi Nam, người thì địa chủ, phản động khi tình nghi thì họ sẽ tập trung.
Trong lúc đó có chủ truơng dẹp tất cả các chủng viện dần dần bằng cách này cách khác làm cho vấn đề đào tạo linh mục không còn nữa. Họ cũng có hướng cho rằng 40 năm sau thì trên đất Bắc không còn công giáo nữa. Các linh mục chết hết rồi. Ông linh mục nào vâng lời đi theo họ thì họ để cho hoạt động còn những linh mục có thái độ không cộng tác với họ thì nó bắt.
Họ có ý tập trung một số linh mục nào nghe họ thì họ để ở dưới xuôi, còn những cha không cộng tác thì họ tập trung ở những xứ trên rừng. Còn các thầy ở các chủng viện anh nào không về xây dựng gia đình thì họ sẽ tập trung cải tạo.”
Soltzhenitsyn kể lại trong Quần Đảo Ngục Tù của ông nhiều đoạn như được trích lại từ Việt Nam mặc dù ông không hề có một khái niệm nào về đất nước Việt Nam:
“Không địa phương nào không có một vụ án tôn giáo để "triệt hạ bằng hết phản động", nghĩa là tu sĩ, linh mục, con chiên hàng loạt bị đưa ra toà. Trước vụ tu viện Zvengiorod bị xâm nhập, Đức Giáo chủ Tikhon từng nhiều lần phản kháng Nhà nước cấm giảng đạo, bắt bớ tu sĩ hoàn toàn với tội danh mơ hồ "phản Cách mạng". Chỉ có một thời gian công tác triệt hạ Giáo hội tạm lơi vì Nhà nước còn lo lấy lòng tín đồ Chính thống giáo để rảnh tay thanh toán nội chiến. Dẹp xong Denikin và Kolchak là những phiên toà lại dồn dập như sóng trào.”
Cán bộ Nhà nước tỏ ra không thua kém Liên Xô về khoản bắt bớ. Không phải họ chỉ bắt linh mục, cả những người giảng dạy tại chủng viện hay các chủng sinh, giáo dân cũng đều chung số phận trong cuộc bách hại này. Ông Phùng Văn Tại là một trong những giáo sư giảng dạy tại chủng viện kể lại:
“Công việc của tôi từ năm 1952 cho tới khi tan chủng viện năm 1967 là dạy cho 6 lớp với 120 chủng sinh. Lớp tôi có 11 người, hai linh mục.
Mùng 5 tháng 6 năm 1960 thì tôi được mãn trường khi đang học ở tiểu chủng viện. Đức Cha phát bìa sai nó như một cái quyết định phân công. Tôi ở lại dạy chủng viện với hai người cùng lớp nữa cho đến 30 tháng 5 năm 1963 thì tôi bị bắt. Lý do là người ta không muốn có chủng viện người ta muốn xóa sạch những người làm việc Chúa thế thôi, không muốn chúng tôi làm linh mục.”
Không thể sống chung
Chúng tôi bị đưa lên cổng trời chỉ có tôi và anh Đang là không làm dấu thánh giá và không theo đạo Thiên chúa thì còn sống, còn tất cả 70 người đều chết hết cả.Ô. Kiều Duy Vĩnh
Qua kinh nghiệm từ những nhân chứng khi viết Quần Đảo Ngục Tù, văn hào Soltzhenitsyn xác định người cộng sản không thể chung sống với tôn giáo, mà công giáo là tôn giáo nguy hiểm hàng đầu cần phải để ý. Trong một chương nói về công giáo ông viết:
“Không cần giữ theo luật! Đây là lúc vô cùng thích hợp để thanh toán cho xong vấn đề tôn giáo mấy năm nay vẫn phải tạm gác lại vì nỗ lực chấm dứt nội chiến. Đây cũng là lúc người Cộng sản phải minh định thế đứng trước người Công giáo, một thế đứng bất khả dung hợp ngay từ quan điểm căn bản "nhà thờ là nhà thờ và Nhà nước là Nhà nước". Không được.”
Cách thức mà người cộng sản Việt Nam theo đuổi lúc ấy không khác mấy với Liên bang Xô Viết trước đó. Miền Bắc xóa sổ đạo công giáo như thế nào sau hiệp định Geneve? Ông Trần Quốc Định tức nhà văn Đặng Chí Bình, một điệp viên nổi tiếng miền Nam được gửi ra Bắc hoạt động bị giam giữ nhiều năm trời tại miền Bắc, tác giả quyển Thép Đen viết về những người tù, kể lại những điều được chứng kiến mặc dù ông không phải là một tín hữu công giáo, ông kể:
“Tôi lúc đấy đã hiểu, trước đấy tôi cũng đã hiểu nhưng khi ra miền Bắc tiếp xúc với cán bộ và thỉnh thoảng lên trại trung ương lại gặp rất nhiều chủng sinh ở trại E này. Hội nghị Geneve 20 tháng 7 năm 1954 khi đến tay của họ, mặc dù trong hiến pháp nói tự do tín ngưỡng tự do ngôn luận …nhưng thực tế xã hội miền Bắc tất cả khi đến tay họ thì họ đóng kín mít, nội bất xuất ngoại bất nhập, do đó tất cả các đại chủng viện của Công giáo ngoài miền Bắc tất cả..xin mời các anh đi về nhà, họ lấy lý do thế này: Anh phải đồng ý với tôi dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có ai ăn bám ai…anh phải đồng ý thôi vì anh ở trong tay của họ!
Lúc ấy họ cầm vạt áo của anh họ hỏi: Anh có làm ra cái áo này không? Anh nói không. Họ chỉ xuống đôi dép của anh họ hỏi: anh có làm ra cái này không? Anh bảo không! Cái kính anh đeo trên mắt anh có làm không? Không thì vậy chính là xã hội làm cho anh vậy thì anh phải trả lại xã hội vì không ăn bám ai mà! Tóm lại anh vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự, đi kinh tế mới. Tất cả điều gì người công dân làm thì anh phải làm, anh ăn nhờ xã hội thì anh không thể phây phây đi tu được nữa!”
Kiều Duy Vĩnh, chứng nhân Cổng Trời
Một người tù nổi tiếng của trại giam Cổng Trời là đại úy Kiều Duy Vĩnh. Ông và Nguyễn Hữu Đang bị nhốt chung với 70 người gồm linh mục tu sĩ chủng sinh và có người chỉ là giáo dân công giáo. Ông Vĩnh cho biết kinh nghiệm của mình như sau:
“Vì gia đình tôi không đi tôi ở lại, gia đình tôi là địa chủ cường hào. Bố tôi bị giết tại Gia Lâm, bị tịch thu toàn bộ tài sản. Vào năm 1959 tôi bị bắt cùng với anh Nguyễn Hữu Đang và 70 tu sĩ và các cha cố. Chúng tôi bị đưa lên cổng trời chỉ có tôi và anh Đang là không làm dấu thánh giá và không theo đạo Thiên chúa thì còn sống, còn tất cả 70 người đều chết hết cả.
Có hai linh mục, linh mục thứ nhất là linh mục Vinh thuộc địa phận Hà Nội. Linh mục thứ hai là cha Quế ở địa phận Nghệ An. Chỉ có hai linh mục còn tất cả là tu sĩ. Chúng giết anh em ở khu A khu H khu O. Những lò thiêu xác không có mồ không có khói và không cần chất đốt. Vào khu O là chết. Hai người đầu tiên vào đó chết là linh mục Vinh và linh mục Quế, rồi lần lượt sau đó các tu sĩ đều chết hết cả.
Chỉ có tôi và Nguyễn Hữu Đang còn sống vì anh Đang là lão thành cách mạng còn tôi thì không theo đạo Thiên Chúa. Họ chĩa mũi dùi chuyên chính cách mạng vào các người Thiên Chúa Giáo, những người tu sĩ và linh mục.”
Quý vị vừa theo dõi bài đầu tiên của loạt bài "Trại giam Cổng Trời" do các nhân chứng kể lại cách mà người cộng sản bách hại tôn giáo như thế nào. Tất cả chỉ là mới bắt đầu cho một giai đoạn vô cùng khó khăn của người công giáo Việt nam, mời quý vị đón theo dõi tiếp bài thứ hai trong chương trình kỳ tới để hiểu thêm một giai đoạn có nhiều người chết nhất trong trại giam mang tên Cổng Trời tại Hà Giang Việt Nam.
Trại Giam Cổng Trời" (phần 4)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-27
Người tù nào mới lên tới Trại giam Cổng Trời đều có tâm trạng chung là cuộc đời mình đến đây là chấm dứt.
Một phần bị cán bộ vệ binh áp giải hù dọa, một phần hoàn cảnh thực tế trước mắt khiến người tù cảm thấy một nỗi khiếp sợ đè nặng tâm trí mình. Mời quý vị nghe bài thứ tư trong loạt bài Trại giam Cổng Trời để biết thêm hình ảnh thật của trại giam khét tiếng này qua lời kể từ các nạn nhân của nó. Bài vẫn do Mặc Lâm biên soạn và trình bày sau đây:
Từ quần đảo Gulag…
Trong bài tựa tác phẩm nổi tiếng thế giới mang tên “Quần Đảo Ngục Tù” văn hào Nga, Aleksandr I. Soltzhenitsyn đã viết:Đại lục ngục tù đó nằm trong lãnh thổ Liên bang Xô viết, nằm rải rác như bày trên một bàn cờ khổng lồ, nằm xen kẽ, nằm chen vào giữa các đô tỉnh thị. Chỗ nào cũng có nó, vậy mà dân Nga tối đại đa số, mù tịt, rất nhiều người chỉ nghe nói mù mờ… chỉ những thằng từng ở bên trong mới biết rõ sự thực.
Bọn họ biết hết nhưng dĩ nhiên họ phải câm nín, không hé môi về sự thực bên trong GULAG.
Tác phẩm mà Soltzhenitsyn viết lại theo lời kể của các bạn tù cùng chính kinh nghiệm ở tù trong suốt 11 năm của ông. Tác phẩm này được chuẩn bị vào năm 1958 cũng là năm Việt Nam bắt đầu áp dụng những chính sách theo sát những gì Liên bang Xô viết làm.
Tác phẩm mà Soltzhenitsyn viết lại theo lời kể của các bạn tù cùng chính kinh nghiệm ở tù trong suốt 11 năm của ông. Tác phẩm này được chuẩn bị vào năm 1958 cũng là năm Việt Nam bắt đầu áp dụng những chính sách theo sát những gì Liên bang Xô viết làm.Đất nước Liên bang Xô Viết bao la và tập trung nhiều sắc tộc cho nên dân số trội hơn Việt Nam nhiều lần và vì vậy số tù nhân cũng cao hơn. Tù nhân bị tập trung cải tạo trong một chuỗi trại giam mà văn hào Soltzhenitsyn gọi là quần đảo Gulak. Số trại giam này nhiều hơn các trại của Việt Nam nhưng khoảng cách địa lý và phương pháp cai quản tù nhân thì không khác là bao.
Soltzhenitsyn than thở rằng không mấy người Nga biết được tình trạng nhà tù của Liên bang Xô Viết thì Việt Nam cũng nào có khác. Ngoài những thân nhân người tù, có mấy ai được thông báo rằng ngay bên cạnh nhà mình có một trại giam nhốt đầy những người tù chính trị?
Các nhà giam như Phan Đăng Lưu, Nam Hà, Thanh Cẩm, Hà Tây, Vĩnh Quang, Quảng Ninh, Sơn La, hoặc có những cái tên nghe lạ hơn như Gia Rai, Z30C, Z30D, An Khê, Kannack, Thu Thủy, Plateau, Suối Máu, Long Giao …tất cả những cái tên này dù nghe quen hay không thì ngay cả người dân địa phương khi được hỏi thăm cũng không nhiều người biết nó được xây dựng từ bao giờ.
Tù nhân bị tập trung cải tạo trong một chuỗi trại giam mà văn hào Soltzhenitsyn gọi là quần đảo Gulak. Số trại giam này nhiều hơn các trại của Việt Nam nhưng khoảng cách địa lý và phương pháp cai quản tù nhân thì không khác là bao.Còn nếu nhắc Hỏa Lò, Chợ Ngọc, Yên Bái, Lào Cai, Da Thịnh, Tuyên Quang, Phong Quang, hay là Tân Lập, Phú Thọ, Tân Sơn, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Trần Nội, Quang Húc, Quyết Tiến…thì ngoại trừ Hỏa Lò người dân miền Nam hoàn toàn xa lạ với những cái tên này mặc dù trong những trại giam khắc nghiệt ấy biết bao người đã bị hành hạ không thương xót.
Tất cả những trại giam này nằm rải rác từ Nam ra Bắc và những trại tại miền Bắc gần như quây quần lại với nhau trong một quần thể khép kín không khác gì quần đảo mang tên Gulag mà văn hào Soltzhenitsyn diễn tả.
…đến trại giam Cổng Trời
Có một trại tù khác rất nhỏ bé và nằm trên cao, xa thăm thẳm với đồng bằng, sở hữu một cái tên nghe rất thơ mộng, đó là trại giam Cổng Trời. Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt kích hay các linh mục, tu sĩ.Điểm đặc biệt của trại giam Cổng Trời là độ cao của nó. Không ai biết chính xác trại nằm ở độ cao bao nhiêu nhưng từ 2.000 cho đến 2.500 mét là con số được nhiều tù nhân dùng để diễn tả.
Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt kích hay các linh mục, tu sĩ.Theo người tù Trần Nhật Kim mô tả trong tác phẩm “Cuộc chiến chưa tàn” thì từ trại giam Cổng Trời đi đường bộ xuống Thị xã Hà Giang chừng 36 cây số. Ngược lên phía Bắc là huyện Quản Bạ nằm sát biên giới Việt Trung, chỉ cách trại khoảng 10 cây số. Qua đỉnh núi, phía bên kia là biên giới.
Mặt trước của trại Cổng Trời hướng về đường lộ, hai bên là vách núi thẳng đứng tiếp xúc với những cánh rừng già trải rộng dưới chân. Phía sau trại dựa vào sườn đồi tiếp nối với rặng núi cao. Một vùng đất rộng sau trại được dùng làm nghĩa trang mang tên "đồi Bà Then" nơi vùi lấp những người xấu số.
Cho tới nay những điều mà người ngoài biết về trại giam Cổng Trời vẫn còn rất hạn chế. Khi người tù Kiều Duy Vĩnh cùng với 70 tù nhân công giáo bước vào đây vào năm 1959 thì trong đấy đã có sẵn một số tù hình sự trọng tội.
Tôi lên cùng anh Nguyễn Hữu Đang người cầm đầu Nhân Văn Giai Phẩm. Chỉ còn mỗi tôi và anh Đang còn sống còn 70 người còn lại chết cả trên trại cổng trời.-Tôi tên là Kiều Duy Vĩnh sinh năm 1931 tại Hà Nội. Tôi học trường Chu Văn An, thế rồi giữa năm 1950 và 1951 tôi học ở trường sĩ quan Đà Lạt khóa 4. Tôi ra trường và đến năm 1954 tôi là đại úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 74 D Việt Nam ở khu 9 Linh Trang thuộc địa phận Hải Phòng.Người tù Kiều Duy Vĩnh
Vào năm 1954 tôi là con một, tôi không đi di cư và ở lại miền Bắc, tới năm 1959 tôi bị bắt đi tù. Tôi tình nguyện thứ nhất 10 năm từ năm 1959 tới 1969 tại trại Cổng Trời. Ở đó tôi gặp tất cả những người tử tù đặc biệt là 72 người đầu tiên. Tôi lên cùng anh Nguyễn Hữu Đang người cầm đầu Nhân Văn Giai Phẩm. Chỉ còn mỗi tôi và anh Đang còn sống còn 70 người còn lại chết cả trên trại cổng trời.
Cổng Trời, đi hoài không tới
Trại giam Cổng Trời chứa rất nhiều loại tù nhân, hơn phân nửa là tù hình sự có án từ 15 năm trở lên, có cả tử tù chờ ngày hành quyết. Tù chính trị chỉ bằng phân nửa của tù hình sự nhưng cũng đủ để cho cán bộ quản lý phải lo âu vì họ luôn tuyên bố rằng tù chính trị là loại tù nguy hiểm, chống phá Nhà nước cách mạng cần phải loại trừ.LM Nguyễn Hữu Lễ cho biết xuất xứ của biệt danh Cổng Trời như sau:
Cổng trời nó có hai ý nghĩa, một nghĩa đen và một nghĩa bóng. Cái nghĩa đen là vị trí nó nằm trên vùng núi cao khoảng chừng 2.500 thước trên mặt biển, gần như đụng trời rồi. Còn nghĩa bóng thì cổng trời là nơi khi đến đó như vào nhà chờ đợi để về trời mà thôi, không quay về trần gian nữa-Cái trại "cổng trời" là nick name thôi, tên thật sự của nó là trại Quyết Tiến. Cổng trời nó có hai ý nghĩa, một nghĩa đen và một nghĩa bóng. Cái nghĩa đen là vị trí nó nằm trên vùng núi cao khoảng chừng 2.500 thước trên mặt biển, gần như đụng trời rồi. Còn nghĩa bóng thì cổng trời là nơi khi đến đó như vào nhà chờ đợi để về trời mà thôi, không quay về trần gian nữa nên được gọi là cổng trời. Nguyên cái chữ cổng trời thôi thì người ta đã thấy hình tượng nó rất là ghê gớm rồi.
Cái tên mà LM Nguyễn Hữu Lễ cho là ghê gớm ấy được nhiều người tù lý giải theo cách nghĩ của mình và đôi khi rất thực tế và không kém khôi hài. Người tù binh Đỗ Lệnh Dũng kể lại kinh nghiệm về cái tên Cổng Trời như sau:
-Đoàn tù binh chúng tôi được di chuyển tới rất nhiều trại, trong thời gian đi các trại đó thì có một lần chúng tôi đến cái trại để làm láng. Khi chúng tôi khiêng tre về thì cái trại ấy trên cao lắm cho nên chúng tôi rất mệt, tôi than mệt thì người giữ chúng tôi mới nói, các anh không biết chỗ này người ta gọi là cổng trời ơi à? Lên tới đây thì phải kêu trời! từ đó tôi biết địa danh đây là trại Cổng Trời!
Cổng Trời chỉ có đường lên mà không có đường xuống. Một năm 12 tháng chỉ thấy mây mù phủ đầy chứ không thấy gì khác. Rất là đói khổ, cán bộ rất nghiêm khắc, hở ra thì kỷ luật. Mà kỷ luật thì nó tuyên bố rằng khôn thì sống mà dại thì chết.Cái tiếng kêu trời đứt ruột đó không biết người tù tại đây phải kêu lên bao nhiêu lần trong suốt chiều dài ngày tháng ở tù của mình. Người tù Hoàng Đình Mỹ, một biệt kích có số năm ở tù khó có ai sánh nổi: 32 năm trời trong nhiều trại giam mà trại Cổng Trời là một, ông nói về Cổng Trời như sau:Người tù Hoàng Đình Mỹ
-Cổng Trời chỉ có đường lên mà không có đường xuống. Một năm 12 tháng chỉ thấy mây mù phủ đầy chứ không thấy gì khác. Rất là đói khổ, cán bộ rất nghiêm khắc, hở ra thì kỷ luật. Mà kỷ luật thì nó tuyên bố rằng khôn thì sống mà dại thì chết. Đã vào đây phải tuân theo lệnh của Nhà nước mà không tuân theo thì chỉ có chết thôi.
Nguyễn Hữu Đang và Cổng Trời
Người tù nổi tiếng nhất miền Bắc là ông Nguyễn Hữu Đang, người từng lãnh trọng trách tổ chức buổi lễ tuyên bố độc lập cho chính phủ Hồ Chí Minh. Ông cũng là con chim đầu đàn của phong trào Nhân Vân Giai Phẩm, bị bắt khi phong trào này đòi quyền tự do sáng tác, nhưng đã phải chịu nhục hình trong nhiều năm tại Cổng Trời. Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo người Đức Heinz Schütte, Nguyễn Hữu Đang cho biết:-Trại này có truyền thuyết là "vào thì không ra", đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của chính miền Bắc.
Trại này có truyền thuyết là "vào thì không ra", đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáoNhững thông tin về trại giam Cổng Trời từ chính những người trong cuộc có lẽ đã nói lên được phần nào cái diện mạo của nó. Nếu ta muốn biết sâu hơn một chút thì ông Kiều Duy Vĩnh, người bạn tù của Nguyễn Hữu Đang từ những ngày đầu lên Cổng Trời có lẽ là người có đủ thẩm quyền nhất để mô tả nó ở khía cạnh khác, khía cạnh quản lý nó từ công an trại giam, hay còn gọi là trại lao cải. Người tù Kiều Duy Vĩnh miêu tả chính xác cái địa danh này theo cách gọi của Cục Lao Cải:Người tù Nguyễn Hữu Đang
-Trại cổng trời là cái tên một địa danh mà dân gian đặt ra vì ở đấy nó là một cái dốc cổng trời. Còn địa danh do Bộ Công an, Cục Lao cải thì tên chính thức của nó là C65 HE công trường 75A Hà Nội. Không ai biết địa điểm của nó ở đâu, người ta muốn hỏi trại Cổng trời ở đâu thì đến Hà Nội, hỏi Bộ Công an, và Bộ công an thì ..đấy địa chỉ đấy...
Trước năm 1959 tôi với anh Đang lên thì hầu như không có đường. Người ta chở chúng tôi tới Hà Giang rồi đi một đoạn nữa, rồi đi một đoạn nữa...cứ thế. Lúc ấy tôi đã là một sỹ quan rất biết địa hình lắm mà vẫn không biết vị trí thật của nó ở chỗ nào!
Tôi ở đấy 10 năm từ 1959 cho tới 1969 thì tôi được thả về.
Họ là ai?
Ngoài đợt cải tạo 70 giáo dân, tu sĩ và linh mục, trại giam Cổng Trời còn là nơi giam giữ những tội nhân mà chế độ xem là đặc biệt nguy hiểm. Họ là những tù binh chiến tranh, là điệp viên và biệt kích nhảy toán ra miền Bắc trước năm 1975 rồi những sỹ quan cao cấp, tù nhân chính trị ngay cả những người sinh trưởng tại miền Bắc được cho là nguy hiểm cũng bị bắt vào đây. Người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ cho biết công tác chính của một biệt kích để ta có thể hình dung sự nguy hiểm của họ đối với chế độ miền Bắc như thế nào, ông nói:-Gián điệp, biệt kích ra ngoài ấy thám sát đường mòn Hồ Chí Minh, phá các công trình, những kho tàng rồi báo trong này để ra oanh tạc. Rồi bắt cóc rồi huấn luyện cán bộ những vùng mình hoạt động.
Ngoài đợt cải tạo 70 giáo dân, tu sĩ và linh mục, trại giam Cổng Trời còn là nơi giam giữ những tội nhân mà chế độ xem là đặc biệt nguy hiểm. Họ là những tù binh chiến tranh, là điệp viên và biệt kích nhảy toán ra miền Bắc trước năm 1975 rồi những sỹ quan cao cấp, tù nhân chính trịTù binh Đỗ Lệnh Dũng kể lại việc ông và những tù binh khác làm những cái láng trong trại giam Cổng Trời cho người đến sau, những láng trại này hứa hẹn sẽ nhốt rất nhiều tù nhân khi chiến tranh kết thúc, ông nói:
Tôi bị bắt vào cuối năm 1973 họ xếp vào dạng tù binh chiến tranh. Đến năm 76 trong thời gian tôi ở Bắc thì cũng có khoảng 500 tù binh đa số là sỹ quan họ tập trung hết lại. Cùng năm 76 khi miền Nam bị mất thì số tù binh ấy được cho về miền Nam trên dưới 200 người, số còn lại chúng tôi nhận được công tác, giao cho chúng tôi đi xây dựng những cái láng để" chuẩn bị cho bạn bè của các anh từ miền Nam ra đây học tập".
Họ nói chúng tôi làm xong công tác ấy thì họ trả chúng tôi về vì hòa bình rồi giữ các anh làm chi! Sau đó chúng tôi được đi các nơi để xây dựng chỗ ở cho anh em miền Nam. Chúng tôi làm những cái láng rất đơn sơ, chỉ là những cái sạp nằm có mái che tượng trưng rồi sau đó anh em ra sẽ tự củng cố lại chỗ ăn ở...
Định mệnh trùng hợp
Trong lời nói đầu của tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù, có một đoạn làm cho người Việt Nam nhiều thế hệ sau khi nghe đến cái tên trại giam Cổng Trời cần phải để ý:Vì một tình cờ trớ trêu của lịch sử, một phần sự thực được phép công bố, dù chỉ một phần nhỏ nhoi, có nghĩa. Những bàn tay mới đây còn nắm cứng tay chúng tôi để xiết còng cho chặt thêm… chính những bàn tay ấy giờ đây chia ra hoà giải: “Thôi dĩ vãng đã qua để nó qua luôn… gợi nhớ làm chi? Cứ nhìn về quá khứ hoài dám mất một mắt!”. Đồng ý. Tuy nhiên tục ngữ đất nước chúng tôi lại có câu: “Có quá khứ mà quên đi là mù cả hai mắt”.
Sự trớ trêu của lịch sử trong thời kỳ Soltzhenitsyn sống có khác gì với tình trạng Việt Nam trong thời gian qua? Công khai những điều mà chính nạn nhân của nó muốn giấu đối với xã hội, với lịch sử thì người bị bách hại sẽ được những gì?
Những tù nhân này không còn sợ hãi nhưng bị ám ảnh bởi một ký ức đau thương đã nghẹn lời họ. Và rồi sống chung với những lời ngọt ngào khuyên rằng hãy quên đi quá khứ vì chính quá khứ sẽ làm đau đớn, đã góp phần làm cho họ trầm tư hơn trước những kỷ niệm đầy máu và nứơc mắt.
Trần Nhật Kim, người bạn tù mệt mỏi
Bước vào trại Cổng Trời, người tù nào cũng được chiếu cố kỷ lưỡng bởi các giám thị trước khi nhận lãnh những hình phạt từ thiên nhiên, con người trong suốt nhiều năm trời. Người tù biệt kích Trần Nhật Kim trải qua các trại giam như Phan Đăng Lưu, Gia Rai, Nam Hà rồi Cổng Trời, Thanh Cẩm nhưng không nơi nào để lại vết tích đau đớn như tại Cổng Trời. Những ngày đầu tiên của ông khi bước chân vào trại vẫn còn ám ảnh ông mãi đến bây giờ:Các anh tha hồ trốn trại, nhưng báo cho anh em biết là cái trại này chưa có một ai trốn ra mà thành công cả. Các anh có hai con đường, một con đường các anh đã vào trại thì các anh đã vào rồi. Còn con đường thứ hai các anh đi là cửa sau để lên đồi Bà Then. Đồi Bà Then là cái nghĩa trang....- Khi chúng tôi tới Cổng Trời sau một đêm thì hôm sau tôi gặp một cán bộ. Anh cán bộ này bảo rằng đây là chỗ ở cuối cùng của tôi, và tôi đừng nghĩ gì tới gia đình cũng như đừng hy vọng gì trở về với gia đình nữa. Ngày hôm sau tôi gặp thiếu úy Tố là người coi về giáo dục.
Thiếu úy Tố bảo với anh em chúng tôi rằng các anh tha hồ trốn trại, nhưng báo cho anh em biết là cái trại này chưa có một ai trốn ra mà thành công cả. Các anh có hai con đường, một con đường các anh đã vào trại thì các anh đã vào rồi. Còn con đường thứ hai các anh đi là cửa sau để lên đồi Bà Then. Đồi Bà Then là cái nghĩa trang để chôn những người tới trứơc chúng tôi. Đó là một đòn tâm lý đối với anh em tù miền Nam.
Đồi Bà Then mà người tù Trần Nhật Kim cho biết mở ra một câu chuyện lớn hơn phía sau trại giam mang tên Cổng Trời mà lương tâm loài người khó thể chịu nổi. Phải chăng nơi ấy chỉ là một nghĩa trang cho tù nhân hay còn những gì khủng khiếp hơn cái chết nhưng chưa được công bố? Mời quý thính giả tiếp tục theo dõi bài kế tiếp với những lời kể của những tù nhân thế kỷ về đời sống kinh hoàng của họ trong nhà tù này.
Trại Giam Cổng Trời" (phần 5)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-27
Nhiều chi tiết về các vụ bắt giữ các tù nhân cũng như hoàn cảnh của họ khi bị bắt vô Trại Giam Cổng Trời đã được phơi bày.
Kỳ này là lời kể của nhân chứng về tất cả nỗi khổ đau, giành giật sự sống cũng như chiến đấu chống lại cái lạnh cái đói, cùng mọi thứ ở địa ngục trần gian Cổng Trời.
Lạnh ...
Người tù tại Cổng Trời luôn nghĩ rằng mình sẽ chết, không biết ngày nào thôi nhưng niềm tin vào cái ngày cuối cùng ấy cứ đung đưa trong trí tưởng của hầu hết những người tù tại đây.
Họ không còn hy vọng, không còn lo âu cho ngày ra trại và thậm chí không hề nghĩ rằng mình có thể sống sót để ra khỏi nơi này trong một ngày đẹp trời nào đó.
Người tù Cổng Trời tận dụng hết mọi khả năng sinh tồn trong một cộng đồng nhỏ bé, thiếu thốn mọi thứ nhưng lại dư dật hình phạt từ con người lẫn thiên nhiên.
Những trang sách trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù của Aleksandr Soltzhenitsyn diễn tả cái lạnh giá mà người tù nước Nga phải chịu đựng suốt mùa đông đã đánh động con tim nhân loại bao nhiêu, thì khi nghe người tù trại giam Cổng Trời kể lại chính bản thân họ chịu đựng cái lạnh của đất trời Hà Giang sẽ khiến người nghe chạnh lòng đến rơi lệ bấy nhiêu.
Trại giam nằm trên độ cao hơn hai ngàn mét và độ lạnh của nó luôn luôn ở 0 độ. Linh mục Nguyễn Hữu Lễ kể lại những ngày khốn đốn vì lạnh giá tại đó như sau:
"Chúng tôi lên đó đúng vào đêm Giáng sinh 26 tháng 12 năm 1977 và nhiệt độ trên đó lúc nào cũng ở độ âm tức là dưới 0 độ mà con người ta chỉ được mang lên đó một chăn, một chiếu, một bộ quần áo thì hãy tưởng tượng sự hành hạ của thiên nhiên đối với con người như thế nào!
...nhiệt độ lúc nào cũng dưới 0 độ mà chỉ được mang lên một chăn, một chiếu, một bộ quần áo thì hãy tưởng tượng sự hành hạ của thiên nhiên đối với con người như thế nào!
LM Nguyễn Hữu Lễ
Lúc đó tôi xung phong vào cái đội đóng quan tài vì tôi không biết nghề nghiệp gì cả cho nên người ta đưa tôi vào đội này để chôn những người tù. Có nhiều ngày chúng tôi làm bở hơi tai mà không kịp cung cấp cho trại bởi vì người chết quá đông, mỗi ngày có thể chết 5 người hay 3 người nhất là những mùa đông nặng nề, tù nhân chỉ còn da và xương mà thôi.
Tôi tin chắc các linh mục miền Nam bị đưa lên đó, nhất là những linh mục già nổi tiếng như cha tổng giám đốc tuyên úy công giáo ngày xưa như cha Đinh Cao Thuấn, cha Cao Đức Thuận đương kiêm giám đốc tuyên úy công giáo. Những cha già này cũng có mặt trên trại cổng trời. Nói chung từ thiên nhiên đến con người tất cả đều đứng về phía nghịch với chúng tôi."
Thiên nhiên bị cáo buộc đã quá khắc nghiệt nhưng không thể trả lời tại sao lại tiếp tay hành hạ người tù như vậy. Câu trách cứ não lòng này sẽ không bao giờ người tù nhận được sự giải thích từ bà mẹ trái đất.
...và đói
Cái lạnh đưa người tù vào chỗ chết, cái đói thì đẩy họ vào địa ngục trần gian. Chỉ có địa ngục mới có hình ảnh đói khủng khiếp đến như vậy. Người tù đói thâm niên, đói mà không biết mình đói vì bao tử đã quen với cái thiếu thốn cùng cực. Cái gì họ cũng có thể ăn được nhưng nào phải dễ kiếm cái để ăn? Bốn bức tường ngăn họ với bên ngoài mà đâu phải là nhà dân, chỉ có rừng núi u ám kéo dài và sương mù buốt giá quanh năm.
Bữa ăn của người tù trong các trại giam toàn miền Bắc đã ít nhưng so với trại giam Cổng Trời thì nơi đây lại càng ít hơn. Đường xa diệu vợi làm cán bộ rất ngại xuống núi. LM NguyênThanh kể lại chuyện ăn uống trong trại:
"Ăn thì chỉ có khoai mì, và những loại sắn đã chạy chỉ vàng tức là đã chảy mủ ra rồi, ăn rất độc. Bằng chứng là Linh mục Nguyễn Hữu Lễ và nhiều người đã từng ngộ độc khoai mì, tất cả đều ói mửa và gần như ngất xỉu. Chúng tôi chỉ được ăn khoai mì với lại nước muối mà thôi."
"Chúng tôi đói đến nỗi phải sàng phân mà ăn. Là vì ăn hạt bo bo của Ấn Độ, mà bo bo thì cứng lắm thanh niên như tôi mà nhai còn nhủng nhẳng thì huống chi mấy ông già, nhai kỹ bao nhiêu thì vẫn còn phân nửa. Một nửa còn lại nguyên si nó vào xong nó lại đi ra. Mà phân thì lại không có mắm muối, cá thịt gì nên không hôi thối. Do đó các người đói quá sau khi những người tù đi ngoài thì họ vào họ xúc phân đó. Những toán đi ra ngoài đồng đem xuống suối rửa sạch rồi hầm lại và ăn lại cái bo bo đó!
Cái đói làm cho con người mất nhân tính. Nó kinh khủng hơn hơn cái lạnh một bậc vì khi lạnh người ta có khuynh hướng ngồi lại với nhau để tìm hơi ấm, còn khi đói, con người trở thành thú dữ và khi đã đói thì bao tử gầm rú đòi ăn khiến trí óc không còn minh mẫn.
Đã có biết bao nhiêu tù nhân trong các trại giam cộng sản đánh mất cả lương tâm chỉ vì một mẩu bánh, một cọng rau. Người cộng sản đầy kinh nghiệm biến tù nhân thành thú dữ qua việc kiểm soát bao tử của họ.
Người tù Nguyễn Chí Thiện kể lại cái đói chung của tất cả trại giam miền Bắc, ông nói:
"Ăn thì ăn đói không có gì cả. Đói điên cuồng, đói quá hóa điên. Ai trải qua rồi thì mới thấy nó khủng khiếp. Có những thanh niên không chịu được đói đập đầu vào tường để tự tử. Có người dùng mảnh chai cắt veine để cho máu chảy ra mà chết. Tôi chứng kiến nhiều trường hợp như thế, đói một cách kinh khủng."
Đói điên cuồng, đói quá hóa điên. Ai trải qua rồi thì mới thấy nó khủng khiếp. Có những thanh niên không chịu được đói đập đầu vào tường để tự tử.
Người tù Nguyễn Chí Thiện
Người tù thường được tự cải thiện bữa ăn bằng cách trồng rau hay khoai nhưng khi thu hoạch thì gặp những điều cười ra nước mắt khác. Người tù Nguyễn Chí Thiện với 27 năm trải qua nhiều trại giam của miền Bắc, là chứng nhân của biết bao cái chết vì đói, kể lại:
"Chúng tôi trồng ra không biết bao nhiêu là su hào bắp cải, nhưng nó đem ra Lào Cai Yên Bái nó bán. Có lần nó không bán được nó chất mười mấy tấn bắp cải ở lối đi làm, mà chúng tôi không được ăn. Không có rau ăn. Giám thị nó nói tiêu chuẩn của các anh không được ăn, thế thôi. Cái đống rau mười mấy tấn đó để lâu nó thối.
Bao nhiêu công tù đem ủ thành phân mà tù không được ăn. Anh tù nào đi ngang đống rau thối mà lấy thì báng súng nó đánh gục ngay. Chính vì chính sách tiêu diệt con người như thế cho nên tỷ số người tù miền Bắc chết trong trại rất nhiều."
Bị cách ly
Người tù tại giam Cổng Trời đói trơ xương nhưng không được thăm nuôi từ thân nhân của mình. Chính sách cách ly tuyệt đối người tù với bên ngoài đã làm cho bộ mặt nhà tù càng thêm rùng rợn. Không ai biết việc gì xảy ra bên trong và người bên trong cũng không thể hay biết điều gì xảy ra bên ngoài.
Cả thế giới như ngưng lại trong trí nhớ người tù Cổng Trời, họ chịu đựng âm thầm và kiên tâm đến kỳ lạ. Mọi thứ thực phẩm nhỏ bé nhất cũng bị kiểm soát gắt gao đến nỗi ông Nguyễn Hữu Đang, một cán bộ phụ trách ngày lễ tuyên ngôn Độc lập cho chủ tịch Hồ Chí Minh bị bắt trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm trả lời phỏng vấn của nhà báo người Đức Heinz Schütte cho biết:
"Án bao nhiêu năm chẳng quan trọng, chẳng đáng kể. Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình. Anh không có quyền nhận thăm nom, không tiếp xúc với bên ngoài.
Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới.
Ông Nguyễn Hữu Đang
Anh chỉ sống chuyên giữa các anh với nhau, những người tù, những tù nhân chính trị. Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận…"
Kiều Duy Vĩnh, người sống sót cùng với Nguyễn Hữu Đang trong khi 70 bạn tù tại trại Cổng Trời đều đã bỏ mình tại đây. Ông may mắn có được một người mẹ vừa liều lĩnh vừa thông minh và đầy kiên nhẫn. Bà đã lặn lội xuôi ngược không biết bao nhiêu ngày tháng để tìm cho được nơi giam giữ con trai mình. Bà đối diện thẳng với công an trại giam các cấp, hỏi và buộc họ phải trả lời con trai bà bị họ nhốt ở đâu. Cuối cùng thì bà toại nguyện, biết chỗ của con nhưng không tài nào thăm được, ông Vĩnh viết:
"Mẹ tôi đến Bộ Công An ở phố Trần Bình Trọng hỏi về anh con bị tù. Gác cửa không cho vào. Nhưng từ nhà tôi ở chợ Hôm ra hồ Thiền Quang chưa đến 1 km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi đi đâu là mẹ tôi lại tạt vào Bộ Công An quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.
Mẹ tôi cứ đến hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ phải trả lời. Nhưng cũng mất hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ trại tù Cổng Trời: Công Trường 75A Hà Nội. Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này? Họ bảo họ không biết. Mẹ tôi đời nào chịu. Và cuối cùng họ phải trả lời là tôi đang ở nhà tù Cổng Trời ở Hà Giang. Thế là mẹ tôi đi Hà Giang tìm nhà tù đang nhốt tôi. Đi với 2 bàn tay trắng: không có mảnh giấy phép đi tiếp tế cho tù."
Vất vả như thế nhưng công an không cho bà lên Cổng Trời! Thế là bà cụ đành quay trở lại!
Còn gì bi đát hơn khi nhận được thư mẹ nhưng không biết số phận mình sẽ bị định đoạt như thế nào. Ngày về quá xa và thiếu thốn hàng ngày lại nằm sát bên hành hạ…
Không bao giờ trở lại
So với Kiều Duy Vĩnh thì người tù Lưu Nam còn bi thảm hơn, ông không bao giờ được gặp mặt gia đình cho tới khi chết mặc dù con cái hết lòng tìm kiếm. Con trai của ông là ông Lưu Đức Tâm kể:
Lúc bấy giờ gia đình cũng không có điều kiện để ra đi thăm được bởi vì mẹ ở nhà ốm đau bệnh tật, con cái thì còn nhỏ thành ra không đi thăm được, cho nên có gửi lên cho ông bố một ít quà qua cái địa chỉ đó. Gửi bằng con đường bưu điện nhưng không biết ông cụ có nhận được hay không, tới năm 1962 thì ông cụ mất.
Gia đình không hề được báo tin là chết, tức là không có giấy báo tử. Mãi cho đến sau đó anh em đi ra ngoài Hà Nội mới hỏi Bộ Nội Vụ, người ta mới bảo rằng ông đã mất. Sau đó gia đình tìm đến Cục Lao Cải để xin cái giấy báo tử về. Sau khi xin được giấy báo tử rồi sau đó lên đưa mộ của ông về. Hiện nay mộ của ông ở tại quê nhà."
Cách ly người tù là biện pháp chống lại sự tuyên truyền những hình ảnh đối xử không mấy nhân đạo của trại giam sẽ rò rỉ ra bên ngoài hữu hiệu nhất. Sự im lặng khép kín này nhiều chục năm qua đã tránh tiếng được cho chính quyền miền Bắc đối với dư luận thế giới, thế nhưng dư luận trong giới tù nhân và thân nhân họ với nhau thì sao?
Trong bài tới, những nhân chứng khác sẽ kể lại cuộc sống hàng ngày của họ khi phải đối diện với những sự hành hạ từ cai tù, đầu gấu, và nhất là cái chết rình rập từng giờ…
Trại Giam Cổng Trời" (phần 6)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-27
Một góc khác của trại giam Cổng Trời là các vụ giết người của đầu gấu mà cán bộ trại giam phải chào thua.
Những cái chết vô nghĩa của người tù khiến đồng đội âm thầm gạt nước mắt chôn cất thi hài bạn bè , cũng như các đau khổ khác mà người tù tại đây phải liên tục chịu đựng.
Người đạo tỳ mệt mỏi
Hoàn cảnh khắc nghiệt tại Cổng Trời khiến tù nhân chết do bệnh tật, thiếu ăn, biệt giam hay lạnh giá hầu như xảy ra hàng ngày. Đồi Bà Then là cái tên mà người nào ở Cổng Trời cũng biết. Nó là một mảnh đất nhỏ được dành làm nghĩa trang mà cán bộ trại giam luôn lấy làm biểu tượng để cảnh cáo những người tù cứng đầu nhất.
Không ai thoát bàn tay tử thần trong cõi đời này, nhưng thấy cái chết tiến về phía mình mà không có cách gì thoát được thì thật là một bi kịch.
Riêng với người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ trong suốt thời gian hơn ba mươi năm trải qua nhiều trại giam thì những kỷ niệm của ông còn sâu hơn, bởi chính tay ông đã chôn không biết bao nhiêu là bạn tù. Riêng tại Cổng Trời có lẽ là nơi khiến ông đau xót hơn cả vì tại đồi Bà Then ông đã chôn cất không biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ. Những cái chết oan khuất này vẫn ám ảnh ông hằng đêm cho mãi tận lúc này, sau nhiều chục năm thoát ra khỏi trại giam mang tên Cổng Trời:
"Những người bạn tôi chết rất cực khổ không được như ý muốn của mình. Tôi là người đã được vuốt mắt rất nhiều người bạn. Những người bạn của tôi không thể nào tôi quên được, đêm đêm tôi nằm nhớ tới có khi tôi còn nhập tâm. Bạn bè tôi nhiều người bệnh tật rồi chết trên tay tôi rất nhiều. Tôi là người săn sóc cho các bạn tôi, nhiều nhất là bệnh lao nhưng tôi không bị bệnh, mà những người kiêng thì lại bị bệnh."
Những người bạn tôi chết không được như ý muốn của mình. Tôi là người đã được vuốt mắt rất nhiều người bạn, tôi không thể nào quên được.
Người tù Hoàng Đình Mỹ
Những người tù này xuất thân từ nhiều thành phần mà theo linh mục Chu Quang Tòng thì đa số họ bị bắt do chống đối Nhà nước, trong đó có cả những người sắc dân thiểu số:
"Hầu hết ở các trại thì có 2 thành phần, một thành phần có tính chất hình sự còn thành phần tập trung cải tạo thuôc thành phần chính trị. Những người tập trung cải tạo thì hầu hết là những sĩ quan, nhân viên chính quyền thời Pháp còn ở lại miền Bắc cho nên năm 60-61-62 thì họ tập trung hết cùng với các tu sĩ bên công giáo, các chủng sinh các linh mục mà họ cho là có tư tưởng không thích chế độ.
Sau khi xảy ra những sự kiện Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam khi câu chuyện xét lại chủ nghĩa xét lại,chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc thì ngay các nhân vật đối lập trong chính quyền, thậm chí cả những chuyên gia Trung Quốc cũng cho vào hết. Những thành phần người Campuchia người Lào, thành phần của phái Sihanouk, tất cả những người này nếu không tán thành chính sách của họ thì bị họ cho vào rọ hết."
Họ sống như thế nào?
Người tù biệt kích Trần Nhật Kim kể về hoàn cảnh của ông và đồng đội trong tại Cổng Trời như sau:
"Chúng tôi được giam trong một khu gọi là khu O. Nơi đây có thể nói là một nhà tù trong một trại tù. Chúng tôi không thể bước chân ra khỏi vòng rào đó. Chỉ có một phòng duy nhất để nhốt những người tù đặc biệt, chẳng hạn như người tù miền Nam. Chúng tôi chỉ có 48 người cộng với khoảng 30 người biệt kích, còn đa phần anh em tù miền Bắc. Anh em trong đó gồm tôi với cha Lễ và các cha nữa cùng làm trong khuôn trại ấy mà thôi chúng tôi không có cơ hội đi ra khỏi trại."
Kinh nghiệm ngồi tù hơn 27 năm của người tù Nguyễn Chí Thiện, còn có một biệt danh là ngục sĩ, cho biết không những lạnh, đói, mà nước độc cũng là một nhân tố kinh khủng giết chết tù nhân, ông kể:
"Điều kiện khí hậu và nước độc giết rất nhiều ngừơi. Thí dụ như khi tôi ở trại Mai Côi Cầu Lầy, Phú Thọ đây là nơi nước độc kinh khủng. Ngày xưa trong kháng chiến chống Pháp người ta đã có câu: "Ai đi Mai Côi thì thôi đường về. Yêu nhau cho thịt cho xôi, ghét nhau đưa đến Mai Côi, Cầu Lầy" Tôi ở đúng cái trại này, nước giếng của nó lúc nào cũng xam xám màu chì. Không biết nó có những chất độc gì nhưng rất nhiều vi khuẩn độc ở trong đó. Đói rét, tắm rửa ăn uống trong cái trại đó và có rất nhiều người chết."
Bản thân tôi thì đã chịu đựng tất cả những hình khổ đó nên tôi rất hiểu thời bấy giờ những linh mục bị đưa lên Cổng Trời là một cái trại tử hình.
LM Nguyên Thanh
Văn hào Aleksandr Soltzhenitsyn từng bị cho là cường điệu khi nói về chấy rận tại các trại giam Gulak trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù như sau:
"Hồi đó phát thức ăn là phát cho tổ. Không phát từng cá nhân. Cứ mỗi tổ 10 người. Tổ nào có một thằng chết dại gì khai báo vội. Hãy nhét đỡ nó xuống gầm ổ, để tiếp tục chia nhau chỗ khẩu phần của nó. Nghĩa là 9 miệng hưởng 10, chừng nào xác có mùi hẵng hay! Chen chúc khốn nạn vậy mà nhà tù cứ nhét thêm và tù cứ ráng chịu: bao nhiêu cũng vừa. Phiền nhất là đông như vậy tù chỉ được phép 3 tháng tắm 1 lần. Chấy rận nảy nở khỏi nói: Chúng hút máu đến nỗi chân cẳng thằng tù nào cũng đầy nhọt áp xe. Bệnh chấy rận tệ hơn nhiều. Vì bệnh dịch quái ác này mà cả khám bị cô lập đúng 40 ngày."
Vài năm sau người tù Việt Nam đã sống cùng với những ký sinh trùng này mà theo lời kể của Nguyễn Chí Thiện thì văn hào Soltzhenitsyn không hề cường điệu tí nào:
"Mùa đông thì rận chấy mùa hè thì rệp. Sàn nứa ở trên rừng khi đốt lửa lên để giết rệp thì không biết bao nhiêu là con rệp. Ba bốn người ngồi giết không kịp nên nó sinh sôi như thế. Mùa đông thì rận chấy. Có cái áo tù khi giũ ra thì hàng ngàn con rận! Kinh khủng như vậy."
Đầu gấu, những kẻ máu lạnh
Bên cạnh cái đói, lạnh, người tù còn thường xuyên phải canh chừng những kẻ đầu gấu trong trại. Họ có thể giết người bất cứ lúc nào vì đối với những tử tù này không còn một thứ kỷ luật nào có thể làm cho họ sợ hãi nữa, LM Nguyên Thanh kể lại:"Bản thân tôi thì đã chịu đựng tất cả những hình khổ đó nên tôi rất hiểu thời bấy giờ những linh mục bị đưa lên Cổng Trời là một cái trại tử hình. Ở đó có thể nói những con người có thể biến thành những con thú để sống bởi vì họ chỉ cần tranh chấp nhau một miếng khoai mì to hay nhỏ thôi, chia không đều mà họ có thể cầm dao cầm búa giết nhau tại chỗ.
Thí dụ như một tên tù tên là Nguyễn Văn Nhân là tù hình sự đã bị kết án tử hình vì tội giết người, con một trung tá công an Hà Nội. Bị kết án tử hình nhưng không thi hành án. Ngay trong tù tên Nhân này lại giết một người bạn tù khác và lại bị tuyên án tử hình một lần nữa."
LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét mức độ tàn ác của những đầu gấu trong tại giam Cổng Trời:
"Việc ác độc nhất của chế độ cộng sản đối với tù chính trị miền Nam nói chung và các người công giáo nói riêng đặc biệt là các linh mục là, cái trại đó giao cho những người đội trưởng là tù hình sự. Đại đa số là những kẻ hiếp dâm, giết người cướp của. Bị kết án từ 15 năm sắp lên cho tới tử hình. Nếu dưới 15 năm thì không được lên đó.
Những đội trưởng đó được giao cho cai trị người tù miền Nam, đặc biệt là các linh mục. Những đội trưởng này được giao rất nhiều quyền hạn, ngay cả mỗi đội trưởng đều có một cái còng số tám nữa. Họ có thể đánh hay còng bất cứ một người nào và chính mắt tôi đã chứng kiến họ đánh tù miền Bắc không thể nào tưởng tượng được."
Những con người có thể biến thành những con thú để sống bởi vì họ chỉ cần tranh chấp nhau một miếng khoai mì là họ có thể cầm dao cầm búa giết nhau tại chỗ.
LM Nguyên Thanh
LM Nguyên Thanh kể về trại của ông ở được gọi là khu O với những thành phần mà ông gọi là cặn bã của miền Bắc:
"Chúng tôi được ở trong khu O tức là họ xây một vòng tròn tường cao kín cổng cao tường, ở trong cái trại tù được gọi là trại tù tử hình vì trại này nhốt tất cả thành phần cặn bã của miền Bắc. Những tù hình sự can tội cướp của giết người chờ tử hình và chúng tôi bị nhốt chung với những người này. Tôi lại được chiếu cố hơn cả là vì ở khu O tức là tù trong tù."
Người tù biệt kích Trần Nhật Kim xác nhận lời kể của LM Nguyên Thanh bằng lời kể:
"Ở trong trại đa phần là tù hình sự. Những người bị chung thân khổ sai và môt số bị án tử hình. Họ là những thành phần người ta gọi là đầu gấu gom từ các trại để mang lên Cổng Trời. Trại Cổng Trời có điểm đặc biệt nó cao gần hai ngàn thước sát biên giới Trung Quốc, chỉ cách 5 cây số đường chim bay. Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn một chiếu một cái mền mỏng.
Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông vì mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông thì thời gian ở trong phòng kỷ luật thì phương tiện không có, ăn uống thì kém. Một tháng chúng tôi được 11 ký nhưng người bị kỷ luật thì chỉ có 9 ký thôi. 9 ký này toàn chất bột như ngô, khoai, sắn, đa phần là ngô xay. Vì vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.
Vấn đề hành hạ tôi nghĩ không gì hành hạ bằng thời tiết. Cái đói và ý tưởng mình không được trở về gia đình nữa. Nhưng chúng tôi thường đối diện một sự thật là đói quá. Những người tù hình sự thì họ có thể ăn cắp ăn trộm hoa màu trong khi đi làm, nhưng chúng tôi thì không."
Trốn trại khó hơn lên trời
Tuy nghiêm ngặt và khó khăn như vậy nhưng nỗi thèm sống đã thôi thúc người tù khiến họ nghĩ đến con đường đào thoát, dù biết rằng cơ hội tự do chỉ là một phần trăm. Người tù Hoàng Đình Mỹ kể lại sự chuẩn bị trốn trại của ông và đồng đội:
Nghe người ta nói chuyện đi đường như thế nào rồi tôi mới nghĩ tới chuyện trốn trại tôi mới bắt đầu đi. Sáng hôm đó tôi đi làm sớm, tôi xin cán bộ cho tôi đi đốt lò vôi. Vào tổ lò vôi được mấy ngày khi đi ra ngoài làm lán tôi kiếm cớ tôi đi thật sớm thì tới tối tôi đã ra tới Thanh Hóa."
Ra tới Thanh Hóa nhưng không thể trốn xa hơn, thế là họ lại bị bắt.
Người tù Trần Nhật Kim kể về trường hợp trốn trại khác mà ông được biết:
"Khi các anh em tù vào phòng mỗi buổi chiều. Thí dụ như hôm nay có 40 người cán bộ thì họ trực gác các phòng. Anh em xếp hàng ở ngoài cửa và người ta gọi tên từng người để mấy chục cán bộ nhận diện trước khi người đó bước vào phòng. Thành thử ra họ thuộc lòng từng người và biết rõ từng tên. Mỗi phòng đều có quyển sổ có hình ảnh đàng hoàng, ghi tên tuổi rõ ràng thành thử anh em có thoát ra ngoài cũng khó.
Trường hợp anh Khoan, anh này là biệt kích ra Bắc trước năm 1970 anh ấy bị bắt và trốn trại. Anh vừa thoát ra khỏi cổng trại thì bị tù hình sự nó phát hiện nó báo cán bộ liền. Anh bị bắt và bị đánh trước mặt chúng tôi. Họ mang vào trong một chỗ mà chúng tôi nhìn qua khe cửa đều thấy được. Bốn người vừa đánh vừa đấm khi anh ấy bất tỉnh thì nó khiêng bỏ vào phòng kỷ luật. Anh Khoan hiện nay đang ở tiểu bang Ohio."
Trong bài tiếp, những nhân chứng sống kể lại các phương thức hành hạ người tù như thế nào trong cái trại giam khủng khiếp này. Từ cùm cánh tiên, cho tới nhà đá biệt giam, lấy đi sinh mạng biết bao người, trong đó có tính mạng của cha chính Vinh người mở đầu cho câu chuyện Trại Giam Cổng Trời này…
"Trại Giam Cổng Trời" (phần 7)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-28
Tiếp tục loạt bài Trại Giam Cổng Trời, trong bài thứ bảy hôm nay, nhân chứng sẽ kể cho quý vị nghe những hình ảnh mà các trại giam khác trong lãnh thổ Việt Nam không có được
Tiếp tục loạt bài Trại Giam Cổng Trời, trong bài thứ bảy hôm nay, nhân chứng sẽ kể cho quý vị nghe những hình ảnh mà các trại giam khác trong lãnh thổ Việt Nam không có được: đó là hầm đá kiên giam, nơi dành để gián tiếp giết tù nhân vì chỉ cần vào đây 10 ngày là sẽ vĩnh viễn ra đi, LM Nguyễn Văn Vinh là một trong những người chết từ hầm đá này. Mặc Lâm trình bày cùng với các nhân chứng sau đây mời quý vị theo dõi.
Ám ảnh bệnh tật
Tù nhân trong tất cả các trại giam của người Cộng Sản luôn giống nhau về nỗi ám ảnh bệnh tật hầu như bất tận. Những viên thuốc nhỏ nhoi mà thân nhân có dịp mang vào trại giam cho họ chỉ có thể chữa trị những cơn bệnh nhẹ như nhức đầu, cảm sốt thông thường, nhưng khi người tù gặp các chứng như sốt rét rừng, kiết lỵ hay tiêu chảy thì mạng sống kể như chỉ còn biết trông chờ vào thượng đế.Các loại thuốc dân gian được người tù tận dụng tối đa và trong nhiều trường hợp các chứng bệnh nguy hiểm đã được khống chế một cách kỳ diệu. Có lẽ do quen dần với sự khắc nghiệt của thiên nhiên khiến người tù trở nên miễn nhiễm trong một giai đoạn nào đó. Nhiều loại vi trùng mà bên ngoài bất cứ ai cũng lo sợ lại tránh xa những con người khốn khổ này.
Cưa chân như thời tiền sử
Khi người tù gặp tai nạn hay chấn thương thì sự thể lại khác, nhất là trong trường hợp bị nhiễm trùng do vết thương thì hậu quả thật khó lường. Linh mục Nguyễn Văn Lý, người tù nổi tiếng vì tranh đấu cho nhân quyền kể lại những kinh nghiệm mà ông từng chứng kiến như sau:Khi bị thương tích đau bệnh gì đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê gì cả. Họ cột chặt anh em của mình vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy.-Khi bị thương tích đau bệnh gì đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê gì cả. Họ cột chặt anh em của mình vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy. Người đó bị buộc chặt vào rồi nhét giẻ vào miệng, để khỏi la hét gì được. Họ cũng muốn cứu mình để mình sống nhưng rất kinh hoàng. Tôi biết một linh mục tên là Hùng đã bị cưa sống như vậy năm 81 hay 82 gì đó.LM. Nguyễn Văn Lý
Bệnh tật không có thuốc men là tình trạng chung của tất cả các trại tù trên toàn cõi Việt Nam. Riêng tại trại giam CổngTrời thì tình trạng này lại càng bi đát hơn vì chính sách cô lập tù nhân hoàn toàn với bên ngoài của nó.
Trong suốt nhiều năm, những người tù Cổng Trời không hề gặp mặt thân nhân của mình cho đến khi tất cả âm thầm ra đi trong vòng tay của bạn tù. Một trong những người kiên cường nhất trong tổng số 70 tù nhân này là linh mục Nguyễn Văn Vinh, cuối cùng thì ông bỏ mình trong hầm đá của trại giam Cổng Trời vì không tuân theo những quy định mà cán bộ trại giam đưa ra.
Hầm đá: nấm mồ buốt giá
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ kể lại điều mà ông cho là kỳ diệu khi phát hiện ra dấu tích của LM Vinh để lại trong hầm đá trứơc khi ông chết nhiều năm về trước:-Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm thì người ta khắc cái tên của người ta lên đó. Người ta dùng đinh hay là đầu đinh để khắc tên dưới miếng ván mình nằm.
Có một bữa tôi vô tình tôi nằm và mò mò phía dưới thì phát hiện ra những cái tên, một hàng dài rất nhiều. Có những cái tên khó đọc, có những tên đọc đựơc tôi thấy có tên của cha Vinh. Tôi không biết nhiều về cha Vinh ngài bị bắt năm nào tôi không biết. Tôi cũng khắc tên tôi theo. Sự kiện đó nó nói lên nơi đây đã từng giam giữ một số người trong đó nhiều người đã chết.
Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm thì người ta khắc cái tên của người ta lên đó.Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì kể rõ hơn cách thức mà người tù tại trại Cổng Trời bị nhốt trong hầm đá như thế nào qua lời tường thuật của Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh:
-Ở Hà Giang thì thực sự không khác gì nơi chúng tôi ở, nó chỉ rét hơn thôi. Nhưng nó là trại thủ tiêu. Nó không để chết lần chết mòn tự chết mà những người công giáo thì bị nó giết chết.
Nó cho mặc quần đùi dẫn vào hang đá nó cùm ở trong đó. Theo như Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh kể lại cho tôi biết thì không ai sống quá 10 hôm. Người tù được cho mỗi ngày một nắm cơm bằng quả trứng. Nó bắt mặc như thế mà ngoài trời lạnh như thế, ban đêm trời mùa đông nó toàn chờ dịp Noel để nó cùm. Rất nhiều người công giáo bị thủ tiêu theo lối đó.
Trong tác phẩm "Cuộc Chiến Chưa Tàn" người tù biệt kích Trần Nhật Kim viết lại:
Còn một loại phòng giam khác là những hầm đá chìm dưới đất, vào mùa đông hầm càng lạnh hơn. Khẩu phần ăn quá ít, mỗi bữa cơm nắm lại chỉ lớn bằng trái trứng vịt với muối. Không có lấy một chút chất ngọt, chất béo. Trong hoàn cảnh ngược đãi, thể xác sẽ bị hao mòn theo thời gian. Có nhiều người đã qua đời ở đây.
Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa vòng sắt dưới, cán bộ úp nửa vòng sắt trên xuống không vào khớp vì thịt cổ chân thừa ra ngoài. Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để vòng sắt vào ngàm. Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn. Phần thịt nơi cổ chân đã dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độcChính tại căn hầm đặc biệt này, cùm xích và cai ngục cũng khác thường. Vòng sắt dẹp ôm cổ chân lâu ngày sét rỉ, đường kính khoảng 4 phân tây, nhỏ hơn cổ chân bình thường. Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa vòng sắt dưới, cán bộ úp nửa vòng sắt trên xuống không vào khớp vì thịt cổ chân thừa ra ngoài. Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để vòng sắt vào ngàm. Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn. Phần thịt nơi cổ chân đã dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độc vì vòng sắt xét rỉ, dơ bẩn.
Không được chữa trị kịp thời và hình phạt kỷ luật vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày, vết thương lở loét sau mỗi cử động. Cổ chân sưng lên khiến vòng sắt như nhỏ lại lún sâu vào thịt, vòng sắt nhám như mặt dũa cọ vào vết thương. Cái đau nơi cổ chân bóp thắt trái tim, các bộ phận trong người như bị cắt ra từng mảnh.
Tù nhân có cảm giác vết thương ngứa ngáy khó chịu, như đang bị những dòi bọ gậm nhấm. Muốn cử động cho bớt ngứa lại sợ vòng sắt làm vết thương chẩy máu. Lâu ngày nằm một chỗ, bàn chân như nặng hơn, mất dần cảm giác nơi gan bàn chân. Cảm giác nặng nề lên dần tới hông, như không còn chịu sự điều khiển của trí óc.
Tàn nhẫn bao nhiêu mới trở thành độc ác?
LM Nguyễn Viết Cường cho biết những người tù tại Cổng Trời bị cùm thường vào mùa đông, cụ thể là trứơc lễ Giáng Sinh hằng năm như một lời nhắc nhở cho các giáo dân, tu sĩ, linh mục biết rằng Lễ Giáng Sinh sẽ là niềm đau khổ cho họ hơn là niềm tin hy vọng được mang xuống từ trời:Ông Trần Nhật Kim một người lính biệt kích bị giải giam từ Nam ra kể lại trại giam Cổng Trời hành hạ tù nhân trong mùa đông như thế nào
-Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn một chiếu một cái mền mỏng. Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông vì mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông thì thời gian ở trong phòng kỷ luật thì phương tiện không có, ăn uống thì kém. Một tháng chúng tôi được 11 ký nhưng người bị kỷ luật thì chỉ có 9 ký thôi. 9 ký này toàn chất bột như ngô, khoai, sắn, đa phần là ngô xay. Vì vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.
Cái lạnh đồng lõa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày vò họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ thì da thịt có bằng thép cũng phải nhũn raChờ đến mùa đông mới bắt đầu tra tấn hay cùm kẹp người tù là kinh nghiệm mà cán bộ trại giam tích lũy trong nhiều năm, để khi đem ra áp dụng cho người tù CổngTrời thì mức tác hại của nó ghê gớm không bút mực nào tả xiết.Người tù Trần Nhật Kim
Cái lạnh đồng lõa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày vò họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ thì da thịt có bằng thép cũng phải nhũn ra huống gì là cơ thể của những người tù quanh năm ốm đói.
Biệt giam, một cách tra tấn âm thầm khác
Hình thức biệt giam được dùng để hành hạ tinh thần người tù và cách ly họ một lần nữa trong cái thế giới vốn đã nhỏ hẹp và tăm tối. Rất nhiều hình thức biệt giam, từ nặng tới nhẹ mà cách gọi nó sẽ khác nhau. Kiên giam là cái tên dùng để chỉ mức độ biệt giam nặng nhất.Cát sô, trại kỷ luật, trại kiên giam đều có cùng một hình thức: cực nhỏ, tối tuyệt đối, bị cùm chân và cách biệt với mọi tù nhân khác.
Những nơi này dành cho việc giam giữ các phạm nhân mà cán bộ trại giam cho là bất trị, hay kỷ luật những người vi phạm nội quy trại. Nhục hình trong những phòng tối này có thể làm cho người tù phát điên lên vì những sự tra tấn âm thầm nhưng hết sức hiệu quả. Không phải giam giữ suông mà người tù luôn luôn bị cùm bằng nhiều cách khác nhau tùy theo trại giam.
Biệt giam một lần đã là một nhục hình khó quên nhưng bị biệt giam nhiều lần thì nhục hình ấy sẽ ra sao? Người tù lương tâm LM Nguyễn Văn Lý cho biết trường hợp của chính bản thân ông:
-Tôi đã ở tù 4 lần tổng cộng 17 năm và bị quản chế hơn 7 lần, án của tôi vẫn còn 5 năm tù và 5 năm quản chế nữa. Thường thời gian đầu lúc nào tôi cũng bị biệt giam cả. Đầu tiên năm 77 tôi bị hoàn toàn biệt giam một mình. Rồi đến đợt tù năm 83, ba năm đầu tiên hoàn toàn biệt giam. Không phải mình làm gì cả nhưng họ muốn khống chế như vậy để tạo điều kiện cho mình theo kiểu nói của họ là để ăn năn sám hối!
Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hãi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.Đó là hình thức tẩy não mình đi. Trong điều kiện mình không có sách báo thông tin gì mà cứ ở một mình như vậy, người thiếu bản lãnh thì rất dễ bị khủng hoảng tư tưởng đi đến chỗ một loại đầu hàng nào đó, một sự khuất phục nào đó.
Phòng kỷ luật của trại giam Cổng Trời lại càng kinh khủng hơn, LM Nguyên Thanh kể lại những hình khổ mà người tù phải chịu khi bị giam trong trại kỷ luật nay:
-Riêng tại trại Cổng Trời thì phòng kỷ luật họ có một loại cùm nó đặc biệt hơn những trại khác. Tôi cũng đã bị ba bốn năm cùm liên tục ở chân. Riêng tại trại Cổng Trời thì nó dùng một loại cây gọi là cây gỗ nghiến tức là nó rất cứng giống như cây cẩm lai ở miền Nam.
Họ xẻ đôi ra và họ khoét hai cái vòng bán nguyệt ở trên và ở dưới. Khi đặt ống chân vào đó thì nửa thân cây phía trên dập xuống nếu không lựa chiều cho vào chỗ nhỏ nhất của ống chân thì cái cây dập xuống nó có chiều rộng khá rộng cho nên nó có thể dập lên xương ống chân làm nát cả xương. Nhiều người khi vào nhà kỷ luật đó khi ra thì chỉ còn xương bọc da và chân bị hư rồi.
Cái cùm bằng gỗ cẩm lai mà linh mục Nguyên Thanh kể lại chỉ là một trong nhiều thứ dụng cụ mà Cổng Trời dành cho tù nhân. Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hãi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.
Máu và nuớc mắt của những tù nhân đổ xuống trong các lần tra tấn hay cùm kẹp xảy ra trong các trại giam trên khắp lãnh thổ Việt Nam như thế nào, mời quý thính giả đón theo dõi những lời kể từ các nhân chứng sống trong loạt bài Trại giam Cổng Trời kỳ tới.
Trại Giam Cổng Trời" (phần 8)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-28
Những công cụ tra tấn mà Cổng Trời tận dụng là các loại cùm từ thời trung cổ còn sót lại đã khiến người tù hoảng loạn và kinh khiếp.
Gulag may mắn hơn Cổng Trời?
Trong suốt 12 chương sách trong tác phẩm "Quần Đảo Ngục Tù", văn hào Soltzhenitsyn hoàn toàn không nhắc gì tới các loại gông cùm được sử dụng trong những trại giam được xem là địa ngục trần gian này. Nếu vì lẽ gì đó mà Soltzhenitsyn quên không nhắc đến các loại dụng cụ dùng để trừng phạt người tù qua hình thức tra tấn này thì quả thật là một thiếu sót lớn. Ngược lại, nếu các nhà giam trong Quần Đảo Ngục Tù không có loại gông cùm nào đáng để ý thì quả thật nhà tù Xô Viết vẫn còn là thiên đường nếu so sánh với các trại giam của Việt Nam, đặc biệt là trại giam Cổng Trời.
Trại giam trên toàn đất nước Việt Nam không nơi nào là không có phòng biệt giam, cát sô hay trại kỷ luật. Những nơi này luôn luôn đi kèm với các loại cùm mà người tù nào khi bước chân vào một lần sẽ vĩnh viễn ghi vào ký ức suốt đời không tài nào xóa bỏ.
Chế độ giam giữ đặc biệt này vừa có mục đích tẩy não những tư tưởng chống đối của người tù mà vừa là hình thức trừng phạt hữu hiệu nhất đối với những ai không tuân theo các luật lệ của trại.
Khi người tù bước chân vào trại giam Cổng Trời thì trước hết anh ta sẽ được nghe môt loại huấn thị sắc máu từ trưởng trại giam, để suốt những năm tháng sau đó ghi đậm trong tâm trí anh ta rằng nơi này là nơi sẽ trả thù những việc anh ta làm. Việc trả thù đa dạng với những nhục hình nào mà cán bộ trại giam có thể nghĩ ra. Nguyễn Hữu Đang, người tù nổi tiếng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trả lời trong một bài phỏng vấn như sau:
Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết.
Ông Nguyễn Hữu Đang
"Ngay khi chúng tôi đến nhà tù, người ta đã tuyên bố: Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết. Người ta đã tuyên bố thế – tổng giám thị nhà tù tuyên bố chính thức, công khai trước tất cả các tù nhân chính trị. Đã vào đây là không có ngày trở lại, không bao giờ ra khỏi nơi này.
Cho dù án của anh là 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm – các anh cũng sẽ ở đây đến lúc chết. Vì sao? Vì các anh, lũ phản động, phản bội tổ quốc, phản bội cách mạng, các anh đáng chết. Vì lòng khoan dung, độ lượng, nhân đạo, mà chính phủ để cho các anh được sống, nhưng trả tự do cho các anh, không bao giờ! Trả tự do cho các anh là trả tự do cho hùm beo, các anh sẽ ở đây cho đến chết."
Các loại cùm
Trong suốt bao nhiêu năm hiện hữu, trại giam Cổng Trời chưa hề trả tự do cho một người tù chính trị nào. Chẳng những thế họ còn bị vô số hình phạt và một trong những hình phạt thông thường nhưng đau đớn nhất cho họ là các loại cùm được dùng như hình thức tra tấn. LM Nguyễn Viết Cường cho biết:
"Nhiều kiểu cùm lắm. Nhiều kiểu cùm và nhiều kiểu xiềng lắm. Đơn giản nhưng mà nó rất ác. Nhất là khi nó khóa còng số 8. Nó khóa cánh tiên ác lắm. Nó không đánh nhưng nó khóa như thế còn hơn đánh. Cùm lâu nhất là 8 tháng"
Theo lời kể của nhiều tù nhân thì ở trại Phong Quang có một loại cùm mà người ta gọi là cùm chữ V, đây là một loại cùm bằng sắt đóng chữ V vào chân. Người tù nào bị cùm loại cùm này thì chân coi như bỏ đi. Cán bộ đưa cùm vào chân người tù sau đó lấy búa gõ vào cho khít.
Khi cán bộ lau cái tút sắt ở bên dưới thì da, thịt, gân tuột theo hết và người tù rú lên một tiếng và ngất đi. Cùm như thế chỉ trong vòng một hai ngày thì cán bộ phải bỏ ra thay cái cùm khác. Cái chân hư phải thuốc men rất lâu mới khỏi nổi. Ai bị cùm chữ V một lần thì có vết sẹo ở đàng sau cổ chân. Nhiều người tù kể lại có lúc tại trại Phong Quang hàng mấy chục người nằm dài chân băng bó vì bị cùm.
Thế nhưng tại trại giam Hỏa Lò còn có một loại cùm khác còn kinh khủng hơn loại cùm chữ V của trại Phong Quang. Đây là một loại cùm hộp bằng xi măng mà mỗi lần nhắc tới những ai từng ở Hỏa Lò đều không khỏi rùng mình.
Người tù bị nhốt trong cát sô mà cái cát sô này nằm trên một bể phân bên dưới là cống rảnh. Cát sô có hai lần tường bao bọc nên tiếng la khóc của người tù không vang ra phía ngoài được.
Cùm hộp được đúc bằng bê tông, hai chân người tù bị cán bộ nắm đè vào cái đũa cùm có lỗ tương tự như con số 8. Sau khi người tù đưa chân vào thì cán bộ dập phần hộp xi măng còn lại xuống cho khớp với phần hộp bên dưới. Đau đớn làm người bị cùm chỉ rú lên được một tiếng rồi ngất đi, xương chân coi như vỡ. Cùm này chỉ để 12 tiếng là phải mở ra để thay cùm khác.Một kiểu còng khác không kém đau đớn được mang cái tên rất mỹ miều: "khóa cánh tiên" đây là loại còng được dùng hầu hết trong các trại giam mà trại Cổng Trời hầu như sử dụng nhiều nhất nhằm khống chế những người tù hình sự hay những kẻ to con cứng đầu. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể lại những gì mà tù nhân bị loại khóa tàn ác này hành hạ như sau:
"Nó có cái khóa gọi là khóa cánh tiên mà cái này không cần phải vi phạm đâu nhé, anh đun trộm ấm trà anh cũng bị khóa. Nó ghét là nó khóa. Lấy trộm sắn hay mẩu khoai ngoài ruộng cũng đủ khóa như thế rồi. Khóa cánh tiên là cái khóa số 8, khóa vòng hai tay ra phía sau lưng và phải 3 người mới khóa nổi.
Hai tay người tù cứ mở rộng ra và khép lại đàng sau lưng, hai người mới khép nổi như thế. Khi bị như thế anh càng to, thì lồng ngực anh càng như muốn vỡ. Rồi người thứ ba là anh tù tự giác nó đưa cái khóa vào và khóa lại. Khóa lại như thế thì sức người không chịu nổi 15 phút vì đa phần bị đau đớn điên cuồng, chỉ trong vòng 15 phút là ngất đi.
Đau đến mức những anh dũng sĩ diệt Mỹ cũng bị tù và khóa như thế, hay là trùm lưu manh bị khóa như thế thì nó hóa điên. Khi hóa điên thì nó lạy van xin tha lúc thì nó lôi cả đảng ra nó chửi. Hình thức khóa cánh tiên làm cho người ta ai cũng sợ vì nó đau không thể tưởng tượng được.
Tôi là người bị khóa mấy lần nên tôi có thể tả như vầy: trong thời tiết 0 độ mà nó cởi áo hết khóa ngoài giữa sân, Mồ hôi trên trán chảy đầm đìa. Nó đau ở hai thái dương điên cuồng lên. Lúc bấy giờ thành tâm mà nói tôi chỉ muốn chết mà thôi."
Muốn chết cũng không được vì cán bộ canh chừng khi thấy người tù kiệt sức đến độ nguy hiểm thì họ thả ra hoặc nới lỏng bớt hình phạt. Cán bộ trại giam nào cũng học được cách tra tấn theo kiểu tầm ăn dâu này.
Ban đầu nhiều người tưởng rằng trưởng trại sợ để tù nhân chết sẽ ảnh hưởng đến điểm thi đua, nhưng sau một thời gian người tù mới biết được cái nỗi sung sướng bệnh hoạn nằm sâu trong tiềm thức của cán bộ trại giam khi tận hưởng những đau đớn mà họ sáng tạo ra để trừng phạt những người tù bất hạnh.
Hành hạ tù nhân nữ
Đối với tù nhân nữ thì mức độ tận hưởng của cán bộ quản giáo có khác hơn đối với tù nhân nam, bệnh hoạn và ác độc hơn. LM Nguyễn Văn Lý kể lại những phương cách mà mới nghe qua không ai có thể tin được vào tai của mình, ông kể:
"Những hình khổ khác thì tôi đã tường thuật khá rõ ở trong 54 nhục hình. Những nhục hình đối xử ở bên các bạn nữ, hình thức mà xúc phạm nhân phẩm của họ rất kinh hoàng.
Ví dụ như lột trần truồng tập thể 25 cô, bà một lúc mà xâm phạm vào chỗ kín của họ như vậy thì thấy không còn chi ra con người nữa. Tôi đang kể với anh mà tôi chảy nước mắt đây. Trong buồng giam thì nó có hai dãy sàn xi măng cao vừa với tầm của người nằm. Một loại giường tập thể chính giữa có lối đi.
Nó thọc vào cái chỗ kín của các bà đó để họ tìm các vật dụng như thư từ tiền bạc mà họ nghi là dấu diếm. Họ thọc như vậy, chẳng có vệ sinh gì cả. Bà nào có HIV/AIDS thì sẽ lây qua các bà khác dễ dàng lắm. Các bà không đề kháng lại được cho nên chỉ đứng khóc với nhau. Mỗi bà chịu nhục hình một lúc, tất cả đều trần truồng như nhộng vậy.
Một hình khổ nữa là họ lấy những vật dụng cứng họ thọc vào nơi chỗ kín của phụ nữ. Họ lấy dùi điện rà vào những chỗ đó để đốt cháy. Nó vừa làm đau khổ vừa xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ."
Làm sao LM Nguyễn Văn Lý nghe lại được những lời kể lể mà bất cứ ai có nhân tính cũng đều phải quay mặt đi như thế, ông nói:
"Họ cấm không cho nói lại nên đâu dám nói. Mãi đến khi hồi gần đây họ cho tù hình sự nhốt chung với một số tù chính trị, chính các bạn tù chính trị này khi ở chung, được các bà các cô hình sự kể lại. Vì trên thân thể có những dấu tích do những lần tắm chung thì họ thấy dấu tích, họ hỏi thì các bà kể lại."
Khổ nạn của người tù hầu như vô tận. Mỗi trại giam có một cách hành hạ người tù tùy theo sự tưởng tượng phong phú của cán bộ trại giam đó. Người tù chỉ biết chờ tới phiên mình. Họ là những tù nhân ngơ ngác sống trong vòng vây địa ngục trần gian mà bên ngoài bị cách ly với bên trong như hai thế giới.
Chỉ khi nào may mắn thoát được cái trại giam này thì lúc đó nỗi ám ảnh mới có cơ may ngày một phai nhạt đi.
Hy vọng ló dạng
Cái may mắn ấy cuối cùng rồi cũng tới.
Trong một ngày bình thường như mọi ngày, người tù Cổng Trời cảm thấy có điều gì đấy rất khác lạ trong cách đối xử của cán bộ trại giam. Họ hối hả thu xếp những thứ cần thiết, tập họp nhau lại thầm thì, và mắt láo liên như sợ người tù theo dõi...Những lo lắng này làm sao qua mắt được vành tai, khóe mắt của những người tù lâu năm trong trại.
Người tù đoán mò với nhau: Hay là Mỹ trở lại? Cộng sản sụp đổ? Sắp chuyển trại hay là gì khác?...Những câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong những lần gặp nhau ít ỏi của người tù và họ hy vọng, họ mong chờ điều gì đó kinh khủng sẽ xảy ra thay đổi số phận của mình...
Bài sau sẽ nói rõ những gì sắp xảy đến tại nơi mà cán bộ trại giam từng nói: "Khi đã vào đây thì các anh đừng hòng sẽ có ngày ra khỏi trại." liệu biến cố này có thay đổi được cuộc đời của những người tù trong tại giam Cổng Trời hay không?
Trại Giam Cổng Trời" (phần 9)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-28
Tiếng súng đầu tiên từ bên kia biên giới phía Bắc đã thay đổi nhiều số phận của những người tù trong trại giam Cổng trời.
Ít ra thì nhờ nó mà họ bớt lạnh hơn, đường trở lại gia đình ngắn hơn, và nhất là được sống gần với con người hơn tại các trại giam dưới đồng bằng Bắc Bộ. Về gần với đời sống hơn khiến người ta có khuynh hướng ôn lại chuyện cũ và những người tù thế kỷ này nghĩ gì về những ngày đầu tiên bị bắt của họ?
Bài thứ 9 của Trại Giam Cổng Trời mang đến quý vị những hình ảnh cuối cùng của một trại giam đã đi vào lịch sử.
Đối với những người đã ở lâu trong trại giam Cổng Trời thì ý tưởng trại giam này sẽ giải thể hay bị phá tan là một điều hoàn toàn không tưởng. Ngoài vị trí quá cao không thể tấn công hay phá hoại, trại Cổng Trời còn là nơi gần như bất khả xâm phạm vì quanh năm mây mù che phủ, việc phòng bị rất chắc chắn khó thể xâm nhập.
Điều không tưởng đã xảy ra
Cái ngày nó bị xóa sổ đến rất bất ngờ và những tù nhân trong trại chào đón tin này với một niềm hân hoan tột độ. Người tù biết rằng mặc dù họ không được trả tự do nhưng sẽ không phải tiếp tục sống trong cái địa ngục trần gian này. Hy vọng đó đã làm cho hầu hết tù nhân thắp lại niềm tin sống sót mà bao nhiêu năm qua đã tắt ngúm trong lòng họ.
Cái ngày đó là ngày 20 tháng 8 năm 1978. Lý do: Trung Quốc đánh Việt Nam.
Người tù Trần Nhật Kim nhớ lại:
"20 tháng 8 năm 1978 chúng tôi được di chuyển từ trại Cổng Trời về trại Thanh Cẩm vì khi đó quân đội Việt Nam và Trung Quốc đang đánh ở các tỉnh miền Bắc rồi. Chúng tôi được di chuyển khỏi trại Cổng Trời trước đó 1 tháng. Chúng tôi gồm 48 người miền Nam và 70 anh em biệt kích. 30 người ở Cổng Trời và 40 người ở trại Tuyên Quang dồn lên trên CổngTrời và sau đó chúng tôi đi cùng một chuyến về trại Thanh Cẩm. Các anh em biệt kích về trại Lam Sơn trong đó có anh Nguyễn Hữu Luyện.
Sở dĩ tôi biết nó đánh tan trại Cổng Trời là vì một nửa tù hình sự chạy thoát được còn một nửa thì bị bắt lại mang xuống trại Thanh Cẩm. Tôi gặp những người này kể lại tôi mới biết là trại Cổng Trời đã bị đánh tan và không còn ai ở đó nữa."
LM Nguyên Thanh kể lại ông và một số người khác rời trại trước nhóm của ông Trần Nhật Kim 5 ngày, và cũng về Thanh Cẩm sau đó:
"Cho đến 15 tháng 8 năm 1978 thì chúng tôi, tất cả là 32 người biệt kích và 38 tù nhân miền Nam đựơc sơ tán về trại Thanh Cẩm bởi vì Trung Cộng lúc ấy sắp sửa đánh 6 tỉnh miền Bắc. Trước khi được đưa về trại Thanh Cẩm Thanh Hóa thì chúng tôi đã bị bắt buộc phải làm ngày làm đêm đào hào ở các vùng chân núi."
Ngày 20 tháng 8 năm 1978, chúng tôi được di chuyển từ trại Cổng Trời về trại Thanh Cẩm vì khi đó quân đội Việt Nam và Trung Quốc đang đánh ở các tỉnh miền Bắc rồi.
Ông Trần Nhật Kim
Trung Quốc đánh Việt Nam khiến trại Cổng Trời đóng cửa là điều mừng cho người tù nhưng đối với những tù nhân đã được thả trước đó thì chính biến cố này lại đem phiền toái dồn dập đến với họ. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể về trường hợp của ông:
"Khi Trung Quốc đánh miền Bắc vào tháng 2 năm 79 thì công an bắt đầu gọi tôi lên sở lên đồn liên tục, viết kiểm điểm đe dọa bắt bớ đủ thứ. Đến nước này tôi thấy nguy cơ nếu mà nó bắt lần nữa thì khó sống. Thế nên tôi quyết định phải gửi tất cả thơ tôi làm được trong vòng 15 năm ra ngoại quốc.
Tôi vào tòa đại sứ Anh ngày 16 tháng 7 năm 1979 lúc 9 giờ sáng để gửi tập thơ ra ngoài. Sự thực tôi làm thơ để mong gửi vào miền Nam cho dân chúng biết chế độ miền Bắc để thêm tinh thần chiến đấu. Có ai làm thơ để gửi ra ngoại quốc bao giờ?"
Bị bắt, bị bắt và bị bắt
Người cộng sản vốn đa nghi nên mỗi khi có sự cố nào xảy ra thì những người tù lại được lôi ra chiếu cố một cách cẩn thận. Cũng tương tự như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông Kiều Duy Vĩnh, một đại úy thời Pháp ở lại miền Bắc vì hoàn cảnh gia đình đã gần bỏ thây trong trại giam CổngTrời, mãi đến khi trại này không còn thì ông mới được thả về nhà. Tưởng được yên thân, nhưng khi Mỹ tấn công miền Bắc thì người được chiếu cố đầu tiên vẫn là ông, một tù nhân bị xem là nguy hiểm, ông kể:
"Tôi được thả về Hà Nội đến năm 1972, khi Mỹ lại bỏ bom tại miền Bắc thì tôi lại bị bắt! Bị bắt từ năm 1972 cho tới sau năm 1975 sau khi họ chiếm Sài Gòn thì năm 1976 tôi được về. Cả trước sau tôi tù 15 năm."
Khi được hỏi tại sao họ lại nghi nan một cách vô lý như vậy, trong khi ông bị cách ly hoàn toàn với bên ngoài thì đâu còn cơ hội nào để làm gián điệp cho dịch nữa? Ông Vĩnh bức xúc:
"Đấy! cộng sản họ hay vô cùng là ở chỗ ấy. Tôi làm gì? tay không một tấc sắt? Đi tù 10 năm về không còn một tí gì kể cả kinh tế không còn gì hết. Tôi đi làm thợ mộc làm cu li kiếm ăn. Tại sao lại thế nhỉ? Họ bảo, anh phải biết anh chứ! Anh là cái ngòi nổ thì tôi cứ cất đi là yên tâm hơn cả.
Mới vừa gần đây, vào tháng 8, sở công an Hà nội cử người hỏi thăm tôi, tôi bảo thẳng, ông bỏ trò lịch sự khôi hài ấy đi. Tôi 80 tuổi còn làm được gì mà hỏi thăm sức khỏe?
Ông Kiều Duy Vĩnh
Cái ấy là cảnh giác cách mạng mà lỵ! Tôi mới hỏi tội trạng gì? Tội phản cách mạng! mãi năm 1976 chiếm được Sài Gòn xong tôi mới sống yên ổn. Cho đến thế kỷ 21 này thì tôi mới không bị gọi lên công an chứ còn lúc nào cũng bị gọi ra sở để hỏi thăm sức khỏe."
Ngay cả hồi gần đây, tức là năm 2010 khi đã gần 80 ông Kiều Duy Vĩnh vẫn không được buông tha, ông kể:
"Mới vừa gần đây, vào tháng 8, sở công an Hà nội cử người hỏi thăm tôi, tôi bảo thẳng, ông bỏ trò lịch sự khôi hài ấy đi. Tôi 80 tuổi còn làm được gì mà hỏi thăm sức khỏe? Sự chuyên chính vô sản đến cực độ. Một anh già 80 thở không ra hơi vẫn bị hỏi thăm xem thế nào?"
Họ đã làm gì?
Thử lần về quá khứ xem những con người này mang tội gì mà đáng bị đối xử như vậy? Trước tiên là ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy trong đại chủng viện hoàn toàn không có một hành động nào chống phá cách mạng hay tuyên truyền gây nguy hiểm cho chế dộ. Tội của ông là dạy cho chủng sinh theo tài liệu của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, ông kể:
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng không khác với ông Phùng Văn Tại là mấy, ông dạy học sinh theo sự thật lịch sử mà cả thế giới biết, tuy nhiên đối với người Cộng sản thì việc này là cố tình phản tuyên truyền, nhà thơ kể:
"Khi bị bắt sự thực mà nói thì tôi không làm gì cả. Hôm ấy một ông bạn ông ấy là giáo viên dạy sử. Ông ấy ốm nhờ tôi dạy hộ một lớp bổ túc văn hóa mà lớp ấy ở trước nhà tôi ở phố Ga Hải Phòng. Tôi cũng tình cờ vào dạy giúp ông ấy có hai tiếng thôi. Tôi giảng về đại chiến thứ hai rằng sở dĩ Nhật đầu hàng là do hai quả bom nguyên tử của Mỹ nó bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki. Thế nhưng bài giảng đó nó sai với sách giáo khoa. Sách giáo khoa nói do Liên Xô đánh tan quân Nhật ở Mãn Châu thì Nhật phải đầu hàng chứ không phải do Mỹ.
Tôi chỉ giảng như thế thôi. Mình cũng vô tình nhưng nó theo dõi mãi đến đầu năm 1961 nó bắt tôi ra tòa với tội là phản tuyên truyền. Khi ra tòa thì tôi cũng nói tôi giảng theo đúng lịch sử thôi. Lúc bấy giờ họ xử tôi hai năm tù nhưng tôi phải ở 3 năm rưỡi."
Dĩ nhiên trường hợp của ông Phùng Văn Tại và Nguyễn Chí Thiện không thể đại diện cho tất cả, nhưng với cách làm này chính quyền đã tạo ấn tượng không tốt cho các vụ bắt bớ khác, nhất là trong những vụ án chính trị vì bất đồng chính kiến.
Những lời hứa
Năm 1975 sau khi kiểm soát toàn bộ miền Nam, sĩ quan chế độ Sài Gòn được lệnh mang theo lương thực 10 ngày hoặc 30 ngày cùng các thứ cần dùng để đi học tập. Lời hứa 30 ngày đó đã trở thành kỷ niệm khó quên cho cả miền Nam khi không một người nào có cái may mắn được Nhà nước giữ lời hứa.
Thật ra, trước đó hơn 10 năm, ngay tại miền Bắc lời hứa tương tự đã được áp dụng với nhiều tu sĩ công giáo khi họ được lệnh đem theo quần áo cho mấy ngày đi học tập thôi...LM Chu Quang Tòng nhớ lại:
"Họ gọi họ bảo mình đem quần áo cho mấy ngày thôi. Trại giam lúc bấy giờ là Ty công an Hà Bắc tại Bắc Giang. Ngày 11 tháng 7 năm 1964 thì họ gọi lên cho biết là đi tàu suốt! Tức là lên trại giam Trung ương 2 Yên Bái, trại mà họ giam thiếu tướng De Castries."
Ông Đặng Chí Bình, một điệp viên bị giam nhiều năm trong các nhà tù miền Bắc kể lại những lệnh tập trung mà ông biết chế độ thường áp dụng:
"Mỗi lệnh tập trung là 3 năm, anh tốt thì về nhưng thực tế cái cách quỷ quái của họ làm thế nào mà biết tốt hay không tốt. Thường thường sau này tôi gặp rất nhiều người, có người 7 lệnh, mỗi lệnh 3 năm nên ở tù 21 năm! Rồi 5 lệnh, 4 lệnh chứ không có ai được về trong 3 năm cả."
Một nhân chứng khác cho biết giá trị lời hứa của các cán bộ trại giam như thế nào, tù binh Đỗ Lệnh Dũng cho biết kinh nghiệm của ông còn cay đắng hơn, ông nói:
"Chúng tôi có gặp một số tù binh ngày xưa. Điều làm chúng tôi sửng sốt nhất là có một vài anh viết đằng sau lưng áo bằng sơn. Tôi nhớ kỹ ảnh viết 1962. Sau đó tiếp xúc tôi mới biết đó là những anh em biệt kích bị bắt từ thời Ngô Đình Diệm khi các anh ấy xâm nhập ra Bắc.
Chúng tôi ở đó một thời gian rất ngắn, lại tiếp tục chuyển tới một trại khác làm công tác chuẩn bị đón tiếp anh em miền Nam ra. Xong công tác đó chúng tôi nghĩ sẽ được về như cán bộ trại giam đã hứa nhưng thực tế mãi tới năm 1985 tôi mới được thả, tức là tôi ở gần 11 năm.
Thậm chí còn sau anh em học tập cải tạo nữa. Đối với chính quyền miền Bắc tôi không có một sự tin tưởng nào vào những lời hứa của họ."
Đối với chính quyền miền Bắc tôi không có một sự tin tưởng nào vào những lời hứa của họ.
Ông Đỗ Lệnh Dũng
Còn không biết bao nhiêu người nữa là nạn nhân các lời hứa mây bay này. Mặc dù đã nhiều chục năm trôi qua, những người tù chính trị và gia đình họ vẫn còn ám ảnh bởi những gì mà các trại giam đã gây ra. Họ không phải là tù binh nên công ước Geneve không thể bảo vệ. Họ bị bắt và chịu đủ thứ hình phạt chỉ vì tư tưởng và niềm tin tôn giáo khác biệt với chế độ.
Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhiều nạn nhân trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù của Aleksandr I. Soltzhenitsyn đã được phục hồi quyền công dân và xã hội buộc phải nhìn họ với đôi mắt khác với thời cộng sản. Những con người đó tuy mất mát tất cả sau bao nhiêu năm tù tội nhưng dù sao thì cuối cùng họ vẫn được đối xử công bằng hơn những nạn nhân Việt Nam, những con người tội nghiệp vẫn sống trong âm thầm không ai biết đến sau nhiều năm đất nước hoàn toàn thống nhất.
Trong lòng những nạn nhân này nghĩ gì và nếu được công khai trước dư luận thì họ sẽ nói gì?
Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài thứ 10, cũng là bài cuối cùng trong loạt bài Trại Giam Cổng Trời.
Trại Giam Cổng Trời" (phần 10)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-28
Trại giam Cổng Trời tại Hà Giang có thể so sánh với bất cứ trại giam khắc nghiệt nào trên thế giới đã được nhiều nhân chứng kể lại qua 9 bài liên tiếp mà quý vị đã nghe qua.
Bài này tổng hợp tất cả ý kiến của những người trực tiếp liên quan đến trại giam Cổng Trời, hầu tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho các nạn nhân mà tâm trí họ chưa bao giờ nguôi nỗi ám ảnh bao nhiêu năm qua.
Vết thương không thể lành
Đã bao nhiêu năm trôi qua rồi nhưng vết thương của những người còn sống từ trại giam Cổng Trời trở về vẫn không hề lành lại được. Họ chiêm bao hàng đêm về cuộc sống quá lâu và quá tàn bạo trong trại giam mang tên Cổng Trời.
Các loại gông cùm kinh khủng nhất đã được mang ra hành hạ họ. Những cái chết câm nín được chôn sau đồi Bà Then làm sao người tù có thể quên khi chính họ là người đào những nhát cuốc đầu tiên chôn những bạn tù bất hạnh?
Những con người hiền hòa như các vị linh mục, tu sĩ, giáo dân chưa bao giờ có ý tưởng chống lại Nhà nước cách mạng trong buổi bình minh của chủ nghĩa xã hội trên khắp đất nước Việt Nam. Họ là nạn nhân của một ý thức hệ, một chính sách cai trị chuyên chính và một tư tưởng duy ý chí đến cuồng tín.
Những nạn nhân mà các bức tường của trại giam Cổng Trời bao vây nhiều chục năm cho đến ngày nay vẫn đêm đêm mơ thấy gông cùm và trái tim họ vẫn luôn nhói đau bởi hậu quả của nhiều lần xiềng xích.
Hai nhà tù, hai cách ứng xử
Người tù Liên bang Xô Viết trong các trại giam Gulag đã trở về đời sống bình thường nhưng người tù Việt Nam vẫn chưa thoát ra được cái bóng đen quá khứ. Sổ hộ khẩu của họ tuy không đóng dấu sự khác biệt nhưng trong cuốn sổ thành kiến của từng cán bộ địa phương thì họ và gia đình vĩnh viễn không bao giờ được trắng án.
Những người bị giam giữ vì chiến đấu trực diện với quân đội miền Bắc tuy thua trận, bị tù đày nhưng họ đáng được đối xử với quy chế tù binh. Trong ý nghĩa nào đó họ có quyền được kính trọng sau khi trở về gia đình. Những chiếc thang xã hội không thể đạp họ và gia đình họ ra khỏi các nấc tiến thân và nhất là bản án nào cũng phải có ngày chấm dứt kể cả bản án tử hình.
Kéo dài thời gian giam giữ những người tù chính trị này là một cách trả thù không lương thiện. Sau bao nhiêu năm, những tưởng thời gian đã đủ chín muồi để những bản án này có thể được đem ra công khai để trả lại những gì mà các thế lực cuồng tín đã vượt qua cả lương tâm dân tộc để hành hạ những nạn nhân này trong quá khứ.
Qua những sự chịu đựng gian khổ ấy chúng tôi có cảm tưởng một cách thực tế là Giáo hội miền Bắc lớn mạnh lên bằng những đau khổ và sự bắt bớ.
LM Chu Quang Tòng
Đối với những người công giáo bị bắt, bị giam cầm tra tấn đến chết, nói theo người công giáo thì họ đã được Chúa trả công, còn những người may mắn sống sót thì sao? Ai sẽ trả công cho họ, và liệu họ có xứng đáng hưởng quyền tự do tín ngưỡng như bao văn bản mà Nhà nước đã không ngớt tuyên truyền cổ động hay không?
Lý tưởng truyền giáo, làm sao tiêu diệt?
Bởi lý tưởng tự do truyền đạo, khi được thả ra điều mà người linh mục quan tâm nhất vẫn là đàn chiên của mình. LM Nguyễn Hữu Lễ kể lại ngày ông ra trại đã chứng kiến những hình ảnh nhiều làng mạc công giáo của miền Bắc ngày xưa bây giờ ảm đạm và hoang phế chứng tỏ rằng sự sa sút của giáo hội công giáo trong nhiều họ đạo.
Tuy nhiên khi nhìn lại kết quả giữ đạo của giáo dân, LM Lễ nhận ra rằng cơ sở tôn giáo dù có bị xuống cấp do bị cấm đoán nhưng lòng sùng đạo của họ không hề suy giảm và điều này chứng tỏ chính sách tiêu diệt công giáo đã thất bại, LM Lễ nói:
"Sau khi tôi ra khỏi tù tôi ở lại miền Bắc thăm viếng nhiều nơi trong các giáo phận thì thấy nhiều nhà thờ bị phá tan hoang. Các chủng viện ngày xưa bây giờ chỉ còn cái nóc không thôi. Những nhà dạy giáo lý hồi xưa bây giờ trở thành hợp tác xã. Có chỗ thì nhốt bò, nhốt trâu có chỗ chứa lúa thóc.
Nói chung các cơ sở tôn giáo người ta đã cố gắng triệt phá. Nhưng điều tôi thấy rất rõ trong khi người ta cố gắng triệt hạ những cơ sở tôn giáo ấy thì niềm tin của người công giáo lại càng mạnh hơn."
"Tôi có thể khẳng định giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ sau khi bị bách hại tinh thần lại càng cao. Cái hướng của linh mục và anh em tu sĩ bị bắt được người ta đánh giá là niềm hy vọng về người công giáo. Người ta vui mừng lắm. Chúng tôi cũng khẳng định là hầu hết anh em chúng tôi đã đi tù. Anh em nào chưa chịu chức thì khi ra tù cũng chịu chức.
Qua những sự chịu đựng gian khổ ấy chúng tôi có cảm tưởng một cách thực tế là Giáo hội miền Bắc lớn mạnh lên bằng những đau khổ và sự bắt bớ.
Đây là niềm tin mà thật sự ra khi kể chuyện thì Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên …những người này chúng tôi đã ở chung với nhau cả rồi. Chúng ta phải khẳng định những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện hay truyện “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên đều trăm phần trăm đúng cả."
Đàn áp hay không?
Niềm tin mà người công giáo miền Bắc theo đuổi hàng trăm năm nay vẫn cứng cáp trước các thế lực muốn tiêu diệt nó. Những hoạt động tôn giáo nói chung hồi gần đây cho thấy sức sống của nhiều tín ngưỡng vẫn tiềm tàng trong lòng người dân, không thế lực nào có khả năng xoay chiều đời sống tâm linh bằng cách bách hại hay đàn áp.
LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét về điều này như sau:
"Tôi phải khẳng định nếu ai nói rằng chế độ cộng sản đàn áp tôn giáo thì câu đó chưa đúng. Họ chỉ đàn áp những tôn giáo nào phản kháng lại họ mà thôi. Còn những người trong tôn giáo nào hợp tác, đồng ý hoặc im lặng trước những sự bất công, tội ác của họ thì chẳng những họ không đàn áp, mà họ lại còn cho nhiều ân huệ hơn nữa".
Hà Nội chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng khống chế tôn giáo bằng bất cứ phương tiện nào có thể. Vô thần và hữu thần chính là lò thuốc súng sẵn sàng bốc cháy bất cứ lúc nào nếu một trong hai phía mất kềm chế.
Nếu không tiêu diệt được tôn giáo thì người cộng sản sẽ tìm cách vô hiệu hóa nó.
Dành quyền duyệt xét phong chức là một ví dụ. Đối với hội thánh công giáo, mọi việc phong chức và bổ nhiệm đều phải qua Vatican duyệt xét thì mới được giáo hội thừa nhận. Việt Nam đã làm ngược lại và hội thánh từ nhiều chục năm nay vẫn buộc lòng phải chấp nhận, đó là: Ủy ban Tôn Giáo Nhà nước duyệt xét trước khi Vatican phong chức hay bổ nhiệm một vị trí nào đó trong giáo hội Việt Nam.
Đối với những trình tự ngược này không phải ai cũng nhận ra mục đích vô hiệu hóa của nhà nứơc đối với giáo hội, nhưng trong vai trò và hoàn cảnh như từ xưa đến nay, Vatican không thể làm gì hơn là thỏa hiệp trong một chừng mực có thể để hội thánh Việt Nam tiếp tục hoạt động.
Họ cần câu trả lời
Còn những nạn nhân của các vụ giết hại, đàn áp thì sao?
Chưa từng có người nào đứng ra đòi công lý khi chính họ hoặc thân nhân của họ bị cầm giữ trong các trại tù mà không qua xét xử. Nhà nước dửng dưng như không phải chính mình ra lệnh đàn áp và vì vậy chưa có bất cứ một động thái nào có thể nói là làm dịu bớt nỗi đau của những nạn nhân này.
Người dân luôn luôn có nhu cầu được lắng nghe và nếu chính quyền muốn giải tỏa những trở ngại giữa hai phía để đất nước có thể sống chung hòa thuận thì không lý gì người dân lại từ chối.
Bởi đây là một phần thưởng cho họ, với điều kiện duy nhất là phía đối diện phải thật tâm. Tất cả các vấn đề còn lại đều có thể chia sẻ. Một sự đền bù nào đó bù đắp cho những lầm than khốn khổ mà gia đình nạn nhân phải chịu đựng trong bao năm chăng?
Đối với gia đình ông Lưu Đức Tâm, một gia đình nạn nhân Cổng Trời từ những ngày đầu thì họ chỉ mong được yên thân đừng bị chính quyền nghi hoặc hay đố kỵ đã là hạnh phúc cho họ. Tất cả mọi chuyện hầu như còn nằm trên bàn thờ của cụ thân sinh nhưng một lời xin lỗi, thậm chí an ủi từ chính quyền xem ra còn quá xa vời, ông Tâm cho biết:
Đối với LM Nguyễn Hữu Lễ thì lời xin lỗi khan không đem lại được gì cho nạn nhân và ông không tin vào sự thành thật của giới chức cầm quyền:
"Thứ nhất nếu nói về một lời xin lỗi, xin lỗi khan thì rất dễ vì lời xin lỗi đó nó được thực hiện đến mức độ nào hay chỉ xin lỗi để trôi qua cái gân gà đang mắc trong cổ, không có giá trị gì cả.
Điều thứ hai giả sử chọn điều cho được tự do hành đạo thì tôi xin thưa thế này. Cái bản chất của chế độ đối với các tôn giáo tự nó đã nghịch với nhau. Chế độ chủ trương vô thần, còn các tôn giáo chủ trương hữu thần, tự bản chất của sự vô thần hữu thần đã không ngồi được với nhau.
Có ngồi với nhau chăng là một cuộc hôn nhân gượng ép để cho người ngoài thấy rằng cái cặp này có thể sống chung một mái nhà với nhau nhưng không thể nào nói rằng đây là một cuộc hôn nhân hạnh phúc được."
Cuộc hôn nhân mà LM Nguyễn Hữu Lễ gọi là gượng ép này dù sao cũng đã tồn tại trong nhiều chục năm qua. Lúc chua lúc đắng. Lúc máu chảy lúc lành lặn kéo da, thì tại sao không giữ lại và tìm giải pháp sống cùng như sống chung với lũ?
Trong khi chuẩn bị cho bài viết này chúng tôi đã phỏng vấn rất nhiều người, nói chuyện với những nạn nhân và gia đình họ trong và ngoài nước. Đã sử dụng hàng trăm trang tài liệu chỉ với mục đích duy nhất là trả lại sự thật cho một giai đoạn lịch sử. Giai đoạn mà người cộng sản Việt nam bị trượt theo đà tiến của cơn lốc cách mạng Xô Viết đến từ nước Nga xa xôi.
Cơn lốc này phá vỡ mọi tường lũy nhân bản của dân tộc để chiến thắng cho bằng được kẻ thù xâm lược và, tiếc thay sau đó lại trở thành kẻ thù của một số nạn nhân bị chính sách chuyên chính làm cho mù quáng.
------------
Buổi nói chuyện với Ô. Kiều Duy Vĩnh và Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện
Buổi Nói Chuyện của Phan Đình Minh với Đại úy KIỀU DUY VĨNH (VN) và Nhà thơ NGUYỄN CHÍ THIỆN (CA)
y
Trong buổi nói chuyện Đ/U Kiều Duy Vĩnh tâm tình: “Một ngày nào tôi ước được gặp lại anh, Thiện ơi. Tôi cũng nhớ một người bạn thân cũ của chúng ta là Phan Hữu Văn. Tôi yêu Hà Nội, tôi yêu đất Bắc… nhưng tôi sợ người Bắc kỳ lắm. Cộng sản đã tiêu diệt hết các nhân chứng trong trại tù Cổng Trời, 72 nguời chỉ còn tôi là nhân chứng cuối cùng!”Cũng trong buổi nói chuyện này nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã xác nhận: “Chế độ dưới thời Hồ Chí Minh vô cùng tàn bạo, gây bao tai họa cho đất nước. Ra khỏi tù chúng tôi vẫn tù chơi với tù. Xã hội CS ai cũng sợ chúng tôi. Tù là nơi thử lửa, chúng tôi sống không bao giờ quỳ gối trước bạo lực, bạo quyền. Hồ Chí Minh đã tàn sát hàng trăm ngàn người. Cần có tòa án công bằng thì nhưng tay đồ tể đó đã phải treo !”
Trại Giam Cổng Trời" (phần 2)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-25
Trong loạt bài "Trại Giam Cổng Trời" hôm nay, Mặc Lâm tiếp tục trình bày những uẩn khúc mà tín đồ cũng như tu sĩ công giáo Việt Nam gặp phải trong giai đoạn từ năm 1959 cho đến 1964.
Trong bài này quý vị sẽ nghe thêm những chi tiết mà nhân chứng kể lại về trại giam Cổng Trời trong những ngày đầu họ bị bắt vào đây, mời quý vị theo dõi.
Năm 1959 đánh dấu một mùa Giáng Sinh buồn bã tại miền Bắc khi linh mục Nguyễn Văn Vinh còn được gọi là cha chính Vinh cùng với linh mục Lương Huy Hân và 68 người gồm tu sĩ, chủng sinh thậm chí cả những người hát trong ca đoàn, tất cả bị bắt và dẫn lên trại giam Cổng Trời giam giữ. Con số 70 người này không ai sống sót trở về, họ chết âm thầm trong tay bạn tù và mãi hàng chục năm sau thân nhân mới hay biết.
Những người tù miền Nam
Năm 1977 tức 18 năm sau đêm Giáng Sinh bách hại, từ miền Nam xa xôi, linh mục Nguyễn Hữu Lễ tiếp bước LM Nguyễn Văn Vinh vào trại Cổng Trời để làm chứng nhân của một trại giam khắc nghiệt nhất thế giới. LM Nguyễn Hữu Lễ kể lại những kỷ niệm mà chính trong đêm Giáng Sinh năm 1977 ông và những người người tù miền Nam chịu đựng:
“Chúng tôi bị đưa ra Bắc vào năm 1977 và trong đêm Giáng Sinh năm ấy. Trước ngày Giáng Sinh thì nó có một cuộc tương đối là biến động, bởi một số tù miền Nam còn trẻ ra đây thì người ta phản đối và bày tỏ thái độ phản kháng trong tù, đặc biệt nhất là những anh em công giáo.
Cũng vì cái tội có vài lần vượt ngục như vậy cho nên họ đã đưa tôi lên trại Cổng Trời cùng với 5 linh mục tuyên úy khác là linh mục Cao Đức Thuận, linh mục Nguyễn Thiện Thuật, linh mục Đinh Cao Thuấn, linh mục Nguyễn Văn Hùng tất cả lên trại Cổng Trời kể từ tháng 12 năm 1977.
LM Nguyên Thanh
Đúng vào đêm Giáng Sinh, chỉ có mình tôi là linh mục trong trại Nam Hà thôi. Sau khi kẻng điểm danh rồi thì anh em các buồng khác hướng về cái buồng của tôi, lúc đó tôi âm thầm dâng lễ. Tôi đã dấu được bánh lễ và rượu lễ mang ra từ miền Nam, để rồi làm lễ âm thầm trong mùng. Anh em hướng tâm hồn với tôi để dâng lễ trong đêm Giáng Sinh. Khi tôi dâng lễ vừa xong thì cửa buồng mở ra và có một cuộc đổi buồng rất lớn xảy ra. Hai mươi người trong số chúng tôi bị còng tay đưa lên trại Cổng Trời.”
LM Nguyên Thanh, một nhạc sĩ viết thánh nhạc nổi tiếng trong giáo hội Việt Nam cũng theo bước chân LM Lễ lên trại Cổng Trời cùng thời gian mùa Giáng Sinh năm 1977. LM Nguyên Thanh không đi một mình, ông cùng với 5 linh mục tuyên úy khác bước chân vào trại trong một mùa đông giá rét, ông kể:
“Khi tôi bị bắt là ngày 19 tháng 6 năm 1976 cùng với anh Nguyễn Văn Thanh là em ruột của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cùng nhau vượt ngục ở trại Suối Máu, sau đó bị bắt lại và bị đánh một trận gần chết, bị còng tay đưa xuống tàu suốt hai tuần lễ ra Bắc và đưa vào trại Sơn La.
Tôi lại tham gia vào một vụ vượt ngục khác tại trại Sơn La rồi cũng bị bắt lại và bị đánh một trận gần chết thứ hai, sau đó bị cùm 6 tháng. Cũng vì cái tội có vài lần vượt ngục như vậy cho nên họ đã đưa tôi lên trại Cổng Trời cùng với 5 linh mục tuyên úy khác là linh mục Cao Đức Thuận, linh mục Nguyễn Thiện Thuật, linh mục Đinh Cao Thuấn, linh mục Nguyễn Văn Hùng tất cả lên trại Cổng Trời kể từ tháng 12 năm 1977.”
Những nhân chứng sống
Theo lời kể của người tù Kiều Duy Vĩnh thì ông là người đã chứng kiến từng người tù ngã xuống trong trại giam nghiệt ngã này. Ông xác định chỉ mình ông và Nguyễn Hữu Đang là sống sót sau nhiều năm bị nhốt tại đây. 72 người đến trại giam chỉ hai người trở lại. Bức tranh bi thảm này làm sao diễn tả nổi sự kinh hoàng phía sau khung bố của nó? Người tù Kiều Duy Vĩnh cho biết:“Không còn ai cả! Tại vì lúc bấy giờ tôi còn trẻ lắm tôi sinh năm 1931 mà. Tôi là người hầu như trẻ nhất trong 72 người. 70 người còn lại đều là tu sĩ cả. Những người như cha Vinh, cha Quế. Chỉ còn tôi và anh Nguyễn Hữu Đang là người không theo đạo.”
Qua kinh nghiệm nhiều năm tù đày trong trại Cổng Trời, LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét do đâu mà người cộng sản mong muốn tiêu diệt niềm tin công giáo một cách nghiệt ngã như vậy, ông nói:
Không ai biết có bao nhiêu người đã bỏ mình trong trại giam Cổng Trời ngoại trừ những người đi cùng toán với nhau.
LM Nguyễn Hữu Lễ
“Không ai biết có bao nhiêu người đã bỏ mình trong trại giam Cổng Trời ngoại trừ những người đi cùng toán với nhau.”
LM Nguyễn Thanh Đương, người bị giam trong trại Cổng Trời 18 năm cho biết về những bạn tù của ông như sau:
“Tôi có ở cổng trời nhưng thời gian đó những người lên đó coi như là được xếp vào loại chết. Nói về hình khổ trên ấy thì nhiều lắm, mỗi người có một cái khổ riêng. Nhiều khi trong một trại nhưng người kể thế này người kể thế khác.
Tù thì nhiều nhà tù, nhiều hình khổ khác nhau. Mình chứng kiến hoặc mình nghe anh em đi tù kể lại cũng không thể biết hết được tội ác của họ đâu. Mình bị 18 năm nhưng có cha 20 năm, 22 năm. Thầy Cao Ngân 22 năm nhưng Ngài chết rồi.”
Tuyệt thực Cổng Trời: chống bạo lực bằng im lặng
Những người tù công giáo đầu tiên trong đợt Giáng Sinh năm 1959 theo chân linh mục Nguyễn Văn Vinh đã tay không chống lại sự đàn áp đức tin của họ trước cán bộ trưởng trại giam một cách bền bỉ như thế nào được ông Kiều Duy Vĩnh kể lại trong bài viết mang tên "Tuyệt Thực Cổng Trời" rất nổi tiếng. Trong phần mở đầu ông viết:“Tôi không theo đạo Thiên Chúa, và điều ấy có thể đã làm cho tôi sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người Cộng Sản căm thù những người theo đạo Thiên Chúa nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào những người con Chúa.
Thứ nhất là các vị Giáo sĩ trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ cả nam lẫn nữ. Trong ngục tù Cộng sản, tôi đã gặp hai bà Sơ bị bắt vào xà-lim, rồi đến các ông chánh trương, trùm trưởng, cả đến những người trong Hội Trống, Hội Kèn Nhà Thờ cũng bị bắt đi tù hàng loạt. Tôi thấy đa số họ hiền lành, ngơ ngơ nói năng chẳng ra sao. Không biết họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ có mỗi một tội là tin vào Chúa Jê-Su. Thế thôi.
Còn tôi, tôi thiếu đức tin đó, và điều đó đã cứu tôi sống. Nói thế không có nghĩa là tất cả mọi người Công giáo đi tù đều chết hết. Có nhiều người còn sống sau cuộc tù đày, những anh Thi, anh Thọ, chị Diệp, là những người trong vụ nổi loạn ở Ba Làng, Thanh Hóa năm 1954, còn Nguyên Công “Cửa” tức Nguyễn Công Môn, ngư dân vượt biển, còn Nguyễn Hữu Bổn, người thôn Vạn Lộc, Nam Lộc Nam Đàn…”
Vì những người Cộng Sản căm thù những người theo đạo Thiên Chúa nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào những người con Chúa.
Ông Kiều Duy Vĩnh
Tác giả Kiều Duy Vĩnh hiện vẫn còn sống tại Hà Nội, mặc dù đã hơn 80 nhưng tính tình vẫn còn lạc quan, và đặc biệt là không bao giờ thỏa hiệp với chế độ mà ông đang sống cùng. Ông đích thân kể lại cho chúng tôi câu chuyện bi tráng này như sau:
“Lên đến nơi việc đầu tiên của cán bộ quản lý trại giam là: "Ai cho các anh ăn? Không có thằng Giê Su nào, con mẹ Maria nào cho các anh ăn cả. Đảng và chính phủ cho các anh ăn vậy cấm không được làm dấu trước khi ăn!" Tất cả các tràng hạt, tất cả cái gì thuộc về kinh bổn, chữ thập đều bị tịch thu hết và tôi trở thành người tiến bộ.
Các ông ấy không ăn, các ông ấy tuyệt thực vì bị cấm làm dấu trước khi ăn. Tôi được ba bữa, ngày thứ nhất đến trưa thứ hai thì tôi đói quá. Các tu sĩ thấy tôi đói quá bảo thôi anh ăn đi, họ chỉ cấm những người công giáo không được đọc kinh làm dấu trước khi ăn thì tôi và anh Đang là người không công giáo.
Thật tình tôi đói lắm, lúc bấy giờ tôi còn khỏe lắm. Tôi cao 1 thước 76 nặng 72 cân. Tôi đói lắm. Cha sanh mẹ đẻ tôi không đi nhà thờ và không làm dấu bao giờ cả. Trưởng trại giam bảo tôi tiến bộ, tôi bảo tôi không phải là người công giáo nên không làm dấu chứ chả có tiến bộ gì cả, đói phải ăn thôi. Vậy là tôi sống còn bao nhiêu chết cả!”
Trong bài viết "Tuyệt Thực Cổng Trời" tác giả Kiều Duy Vĩnh kể lại một điều quan trọng đó là người cộng sản cố tìm cách giết những người tù công giáo này như thế nào, ông viết:
"Vả lại ở trên Cổng Trời này, đối với các bậc như Cha Vinh, cha Quế, Tu sĩ Đỗ Bá Lang, Tu sĩ Nguyễn Trung Chính tức Nhẫn, tôi là hạng bét so với các đấng Tù ấy nên mũi nhọn của cuộc tàn sát không chĩa vào tôi. Ban giám thị trại đem so tôi với các bậc Thánh đó thấy tôi là một phần tử tốt. Này nhé: Tôi không có đạo, tôi không cầu kinh, không làm dấu thánh, không ăn chay Lễ Phục Sinh, không theo nghi lễ Giáng Sinh. Như thế là tôi chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Ban Giám thị quá rồi còn gì nữa.
Còn với các đấng Tù kia, nội qui trại tù cấm tù cầu kinh, các vị cứ cầu kinh, cấm làm dấu thánh trước trước khi ăn, các vị cứ làm dấu thánh. Ngày Lễ Giáng Sinh các vị tự ý nghỉ, không chịu đi làm.
Ông Kiều Duy Vĩnh
Còn với các đấng Tù kia, nội qui trại tù cấm tù cầu kinh, các vị cứ cầu kinh, cấm làm dấu thánh trước trước khi ăn, các vị cứ làm dấu thánh. Ngày Lễ Giáng Sinh các vị tự ý nghỉ, không chịu đi làm."
Câu chuyện "Tuyệt Thực Cổng Trời" kết thúc bởi sự rút lui của cán bộ trưởng trại giam vì không thể bắt 70 người tù này chết đói khi họ cương quyết không ăn uống nếu bị cấm làm dấu thánh giá.
Những con người xem rất bình thường này đã tranh đấu trước cái đói một cách phi thường và lần đầu tiên tại Cổng Trời sức mạnh của quyền lực phải chịu thua sự im lặng trong niềm tin. Nhưng 70 người được ông Vĩnh gọi là những "đấng Tù", những "bậc Thánh" ấy không một ai sống sót trở về với gia đình, xã hội, với bàn dâng lễ ở nhà thờ...
Quý vị vừa nghe bài thứ hai trong loạt bài Trại Giam Cổng Trời do các nhân chứng kể lại sự bách hại người theo đạo công giáo trong trại giam này như thế nào. Xin mời quý vị nghe tiếp bài thứ ba của câu chuyện sẽ được phát vào giờ phát thanh kế tiếp cũng do Mặc Lâm cùng nhiều nhân chứng trình bày.
Trại Giam Cổng Trời" (phần 3)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2010-12-26
Trong hai bài trước quý vị đã được nhiều nhân chứng kể lại những hình khổ mà họ phải chịu khi họ hoàn toàn không làm một việc gì dù lớn dù nhỏ có phương hại đến xã hội, chính quyền cách mạng.
Trong bài này, quý vị sẽ được nghe nhân chứng tường thuật lại tại sao họ bị bắt và liệu nhà nước khi bắt họ như vậy đã dựa trên những yếu tố căn bản nào? Những nạn nhân khốn khổ của trại giam Cổng Trời là ai, và xã hội bên ngoài có ai biết sự giam giữ của họ trong trại giam kinh khủng này hay không, mời quý vị theo dõi.
Quay trở lại câu hỏi do đâu người cộng sản Việt Nam lại cương quyết xóa sổ đạo công giáo trong những ngày đầu tiên sau khi miền Bắc độc lập, mặc dù trước đó lịch sử đã ghi lại không sót một từ nào về hàng trăm cái chết của người công giáo dưới các triều đại nhà Nguyễn.
Lịch sử lập lại
Lịch sử giáo hội Việt Nam bị bách hại nhiều lần cho thấy lòng can đảm thà chết không bỏ đạo của hàng ngàn người công giáo miền Bắc. Dù bị bách hại đến đâu chăng nữa họ vẫn kiên nhẫn bám nhà thờ, bám cha xứ như người đắm tàu bám phao cứu sinh.Lúc nhiều lúc ít, lúc mạnh lúc yếu nhưng chưa bao giờ các cuộc đàn áp ngừng lại hẳn. LM Nguyễn Thanh Đương chánh xứ Quy Hậu, Nghệ An, người bị tù đày nhiều năm trong trại Cổng Trời, cũng là một chứng nhân trong các cuộc bắt bớ này, kể lại việc chính quyền xé lẻ các vị tu sĩ ra thành từng phần nhỏ để dễ cho công việc bắt bớ, ông kể:
“Tất nhiên cũng có dư luận quần chúng thành ra họ cứ làm lẻ dần dần. Mỗi đợt mỗi thầy, mỗi đợt mỗi cha. Nói chung ở ngoài Bắc thì các thầy, các cha đi vào Nam nhiều rồi thành ra nó bắt dần dần cũng hết.
Ở ngoài Bắc hầu như không còn chủng viện, từ Thanh Hóa trở ra không còn. Cho đến khi nó lợi dụng việc trong Nam ra thả bom ngoài ni thì nó dẹp luôn. Nó bắt tất cả các thầy, các cha. Thầy nào không nghe nó thì nó bắt đi tù cho đến khi nào anh đầu hàng về xây dựng gia đình không đi tu nữa thì nó cho về.”
Những trái bom từ miền Nam mang ra đánh phá miền Bắc được cho là do sự chỉ điểm của các tu sĩ hay giáo dân miền Bắc nằm vùng làm gián điệp cho miền Nam. Những cáo buộc vô lý này được cán bộ rỉ tai trong dân chúng khiến nhiều người dân căm phẫn và quay trở lại chống đối những người láng giềng hiền lành của mình.
Cán bộ cũng không bỏ lỡ cơ hội để áp lực người công giáo bỏ đạo. Đối với các chủng sinh cũng vậy, một là bỏ chủng viện về nhà lấy vợ, hai là bỏ thây trong trại giam. LM Nguyễn Thanh Đương kể:
“Thời kỳ đầu tiên năm 1962 họ tập trung cho đến năm 1970 là thời kỳ họ bắt người công giáo. Họ bắt người công giáo bỏ đạo. Các cha, các thầy họ cũng bắt bỏ đạo. Các thầy lúc ấy đang còn là chủng sinh, họ bị giam riêng bởi vì không chịu bỏ đạo. Họ bị bỏ vào xà lim, bị cùm bị kẹp ở trong ấy.
Một số vì yếu quá cũng phải đầu hàng. Một số giáo dân rất kiên quyết. Đặc biệt giáo dân ở giáo phận Vinh là kiên cường hơn cả, họ không chịu bỏ đạo và sau này trong nhà tù đấu tranh bằng cách đọc kinh, cầu nguyện. Họ bắt đi cùm kẹp. Giáo dân ở Vinh thà chịu cùm không chịu bỏ đạo nên nó mới mở dần dần cho.”
Nó bắt tất cả các thầy, các cha. Thầy nào không nghe nó thì nó bắt đi tù cho đến khi nào anh đầu hàng về xây dựng gia đình không đi tu nữa thì nó cho về.
LM Nguyễn Thanh Đương
LM Chu Quang Tòng, từng là chánh xứ Thọ Ninh nay đã về hưu tại tòa Tổng giám mục Bắc Ninh, trong thời gian ấy đang là một chủng sinh. Ông bị bắt ở tù trong nhiều năm, giải qua nhiều trại giam và cuối cùng về trại Phong Quang, một trại giam khét tiếng sát với biên giới Trung Quốc, LM Chu Quang Tòng kể:
“Ngày 11 tháng 7 năm 1964 thì họ gọi lên cho biết là đi tàu suốt! Tức là lên trại giam Trung ương 2 Yên Bái, trại mà họ giam thiếu tướng De Castries.
Đến tháng Giêng năm 1965 sau khi Mỹ đưa máy bay ra đánh phá vùng Quảng Ninh thì họ lại di chuyển từ trại Yên Bái ngược về biên giới Trung Quốc, về trại Tân Sơn thuộc Lạng Sơn trên vùng Na Sầm, Thất Khê. Thế rồi họ cứ chuyển luôn như mèo tha chuột. Đến năm 1972 thì lại từ đó chuyển lên Phong Quang Lào Cai, giáp biên giới Trung Quốc.”
Không phải chỉ một mình LM Chu Quang Tòng trong trại giam, gần hai trăm người trong giáo phận mà ông quen biết cũng có mặt tại đây khiến không khí càng thêm sôi nổi. Những người tù đặc biệt này quây quần lại với nhau chứng kiến sự bắt bớ các linh mục, tu sĩ và giáo dân ngày một dày dặc hơn.
LM Chu Quang Tòng kể lại một giai đoạn hết sức khó khăn do bị bách hại trong giáo hội miền Bắc:
“Tôi không được gặp tất cả anh em nhưng những người trong giáo phận cho tôi biết thì lúc bấy giờ tất cả chúng tôi có thể nói rằng gần hai trăm anh em, chính xác là 168 anh em bao gồm linh mục, tu sĩ, chủng sinh mà đặc biệt là thành phần các chủng sinh.
Sau khi sự kiện Bùi Chu chịu chức môt loạt gồm 29 linh mục thì người ta sợ các giám mục miền Bắc cho phép truyền chức hết để đáp ứng nhu cầu linh mục nên người ta bắt đi một loạt. Các chủng sinh lớp lớn như chúng tôi, các chủng sinh dự bị mà người ta đoán là có thể truyền chức nay mai thì họ gom góp trong vòng nửa tháng là họ bắt đi.
Có nơi hơn 50 anh em bị bắt, mục đích của các cuộc bắt bớ này là chống đạo thôi. Ngày mùng 8 tháng 12 năm 1963 tại Bùi Chu, Đức cha chánh Phạm Năng Kính đã truyền chức cho một loạt 28 linh mục sau đó là lớp ngang với chúng tôi đều bị bắt hết.”
Lưu Nam, Nguyễn Quốc Anh cùng nhiều người nữa…
Không riêng linh mục hay tu sĩ bị Nhà nước chú ý mà những người có hoạt động trong những tổ chức của nhà thờ hay giáo hội cũng bị trừng phạt. Ông Lưu Đức Tâm một giáo dân tại Nghệ An kể lại việc cán bộ bắt cha ông là cụ Lưu Nam, với lý do ông cụ hoạt động cho Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam.Đây là một tổ chức công giáo mà Nhà nước rất e ngại vì nó tập trung hầu hết trí thức công giáo của miền Bắc và hoạt động của Liên Đoàn được Nhà nước xem là rất nguy hiểm cho đảng. Ông Tâm kể lại việc bắt giữ thân phụ mình như sau:
“Ông cụ hoạt động cho Liên đoàn Công giáo Việt Nam. Liên đoàn này chỉ mang tính chất tôn giáo thôi. Lúc ấy ông cụ làm chủ tịch Liên đoàn và về mặt Nhà nước thì hợp pháp.
Tuy mang tiếng là hợp pháp nhưng đến một hôm thì người ta theo dõi và mời đi họp. Bởi vì ông cụ là người rất giỏi về võ nghệ cho nên khi bắt ông cụ thì người ta nghĩ rằng học trò của ông sẽ phản kháng và lúc ấy thì sẽ đổ máu. Cho nên người ta mời đi họp rồi âm thầm bắt luôn.
Người ta bắt ông cụ tại địa danh tên là Cống Chi Lăng. Một thời gian sau đó người ta đưa về xử án tại quê nhà với án lệnh là 20 năm tù khổ sai.”
Ông vốn là một người lương dân xuống đây để theo đạo công giáo. Đó là lý do khiến ông bị bắt nhưng người ta không nói ra, người ta bảo là không chịu cải tạo tốt.
Giáo dân Lưu Đức Tâm
Cụ Lưu Nam là một người được hầu hết các linh mục nể trọng vì chí khí quật cường và niềm tin mãnh liệt. Ông bỏ thân trong trại Cổng Trời sau nhiều năm bị giam cầm, bách hại.
Sau cha ruột, người anh rể trong gia đình là ông Nguyễn Quốc Anh cũng bị bắt vì theo đạo công giáo. Ông Lưu Đức Tâm kể về người anh rể này:
“ Ông Nguyễn Quốc Anh là người anh rể. Ông bị 17 năm tù. Ông vốn là một người lương dân xuống đây để theo đạo công giáo. Đó là lý do khiến ông bị bắt nhưng người ta không nói ra, người ta bảo là không chịu cải tạo tốt.
Trước đây ông Nguyễn Quốc Anh cũng đã từng vượt tuyến một lần và bị cải tạo 3 năm. Ông Quốc Anh là một người rất giỏi trong lĩnh vực toán học cho nên người ta mời đi dạy ở nhà trường nhưng ông không đi và sau này về mở trường dạy tư. Lý do ông muốn dạy ở đây vì ông theo công giáo vừa dạy học vừa học đạo luôn. Người ta bắt vì lý do thế.”
Thông tư 1960
Linh mục Nguyễn Viết Cường thuộc giáo xứ Vạn Phần, Nghệ An cho biết lịch sử của những cuộc bắt bớ này mà theo ông thì chủ yếu từ một thông tư do ông Hồ Chí Minh ký vào năm 1960, LM Cường kể lại:“Khi đó có chỉ thị của Trung ương Đảng không cho những thành phần con cái địa chủ phản động đi tu làm linh mục. Đó là thông tư 60 do Hồ Chí Minh ký. Tôi là nạn nhân của thông tư đó.
Ông nào cuới vợ thì thôi còn ông nào không chịu cưới vợ thì nó đánh giá còn nuôi mộng làm linh mục và như vậy thì nó tập trung đi hết. Không qua xét xử cũng không qua lấy cung, nó chỉ tập trung cải tạo cái tội đi tu. Nếu về cưới vợ thì thôi.”
Giữa thập niên 70 lần lượt những người tù này được trả về địa phương, người thì lấy vợ, người thì tiếp tục con đường tu học, LM Nguyễn Viết Cường may mắn hơn cả khi được về lại tòa giám mục để tiếp tục con đường tu hành, ông kể:
“Sau biến cố 75 đến năm 77 thì được tha nhưng tiếp tục quản chế 12 năm nữa. Đến năm 89 về tòa Giám mục và năm 90 mới được làm linh mục, lúc đó đã 59-60 tuổi rồi.
Trước khi làm linh mục trong buổi gặp cuối cùng thì Ủy Ban nhân dân tỉnh Nghệ An có hỏi một câu, bây giờ ông Cường còn ghét cộng sản lắm phải không? Tôi trả lời là cộng sản nào? Cộng sản đúng hay cộng sản sai? Cộng sản đúng là cộng sản nói rằng họ là đầy tớ nhân dân, trung thành với nhân dân. Vui sau nhân dân lo trước nhân dân. Một lòng một dạ phục vụ dân, làm đầy tớ dân Cộng sản đó thì tôi không ghét được.
Sau họ hỏi cộng sản bắt ông là cộng sản đúng hay sai, tôi nói cộng sản đó thì sai quá đi chứ. Bây giờ các ông cho tôi đi học làm linh mục là các ông đã nhận lỗi rồi.”
Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy, LM Nguyễn Thanh Đương thuộc giáo xứ Quy Hậu, Nghệ An phải chạy trốn vào Nam sau khi được thả rồi "tu chui" mới được truyền chức linh mục, ông nói:
Khi đó có chỉ thị của Trung ương Đảng không cho những thành phần con cái địa chủ phản động đi tu làm linh mục. Đó là thông tư 60 do Hồ Chí Minh ký.
Linh mục Nguyễn Viết Cường
“Họ có cho về giáo xứ mô! Họ cho mình về nhà quê chịu quản chế ở đó 3 năm rồi sau đó phải trốn vô trong Nam đi làm thuê làm mướn đi học. Trong Nam có một số các cha dạy riêng kêu bằng học chui!”
Cũng là một tù nhân chính trị bất đồng chính kiến trong nhiều năm tại nhà tù miền Bắc, học giả Nguyễn Khắc Cần hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội cho biết cảm nghĩ của ông về những tù nhân công giáo này, ông nói:
“Số người Công giáo có những người chỉ là giáo dân thôi, có những người là frère hay chuẩn bị frère. Nói chung giáo dân họ có cái rất tốt là họ giữ đạo của họ rất nghiêm túc. Mặc dầu bị cấm hay hạn chế vấn đề cầu kinh nhưng họ vẫn làm. Đây là điều đáng tôn trọng.
Khi vi phạm những điều cấm này thì họ bị phạt rất nặng. Cái mức phạt rất nặng nhọc có thể sẽ đi xà lim, có thể bị cắt khẩu phần ăn, rất nhiều hình thức nó chả có quy luật gì cả.”
Có thực sự thay đổi?
Học giả Nguyễn Khắc Cần cũng cho biết hồi gần đây, cán bộ thường nói là đã có sự thay đổi lớn lao trong chính sách đối xử với tất cả tôn giáo trong nước, trong đó có công giáo, tuy nhiên ông không tin đây là sự thành tâm của chính quyền, chẳng qua chỉ là giai đoạn mà thôi. Ông nói:
Có thay đổi tạm thời cũng là chiến thuật mà thôi còn chiến lược thì hai bên không thể cùng tồn tại được.
Học giả Nguyễn Khắc Cần
“Rõ ràng bây giờ đã có thay đổi nhưng tôi thường nói chuyện với những nhà chính sách ở đây tôi nói thẳng, ông thay đổi hay không thay đổi thì không quan trọng vì các ông là người vô thần mà họ là người hữu thần. Có thay đổi tạm thời cũng là chiến thuật mà thôi còn chiến lược thì hai bên không thể cùng tồn tại được.”
Chúng tôi xin mượn lời của học giả Nguyễn Khắc Cần để làm kết luận bài viết sự bách hại người công giáo trong những năm qua tại miền Bắc Việt Nam.
Kỳ tới là bài thứ tư trong loạt bài “Trại Giam Cổng Trời” mô tả hình ảnh đầu tiên mà người tù chạm trán với nó ngay từ chân núi một vùng xa dân cư của tỉnh Hà Giang. Đường lên Cổng Trời có gì đặc biệt so với các trại giam khác mà nhiều người tù đã từng kinh qua? Mời quý vị đón theo dõi trong kỳ tới.
No comments:
Post a Comment