Giáo dân oan Thái Nguyên biểu tình đòi đất nhà thờ
THÁI NGUYÊN (NVCL) - Hàng trăm giáo dân Công Giáo ở thành phố Thái Nguyên đã biểu tình ngồi suốt 4 ngày qua.
Theo một số tin tức trên trang báo điện tử Nữ Vương Công Lý, những giáo dân này đã chầu chực ngày đêm để gặp bí thư tỉnh ủy mới nhận chức Nguyễn Xuân Ðương để đòi giải quyết chuyện đất nhà thờ mỗi ngày bị lấn chiếm nhiều hơn dù đã có lệnh từ trên cao hơn buộc phải trả lại cho giáo xứ. Họ đã “mang theo hoa, cờ, băng rôn... thậm chí cả hình Hồ Chí Minh (là bùa hiện đảng đang dùng) để xin được gặp gỡ chúc mừng Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Xuân Ðương mới đắc cử. Dù trước đó, ngày 15 tháng 11, 2010, giáo xứ Thái Nguyên đã có thư xin hẹn được gặp, nhưng ông chủ tịch tỉnh đã lờ đi nguyện vọng này của giáo dân.” NVCL viết.
Bất chấp giá rét, các giáo dân Thái Nguyên nấu cơm ăn uống và ngủ ngay trên lề đường với hy vọng được gặp ông Ðương.
Ðất đai tài sản của của Giáo Hội Công Giáo nói riêng và của các tôn giáo nói chung ở Việt Nam bị nhà cầm quyền tước đoạt một phần lớn. Các cuộc biểu tình chống đối “đòi công lý” không những không được giải quyết thỏa đáng, mà còn bị đàn áp nhiều khi dẫn đến cái chết của giáo dân.
Giáo dân Nguyễn Thành Năm ở giáo xứ Cồn Dầu, Ðà Nẵng, bị công an đánh chết ngày 3 tháng 7, 2010 là một trong những bằng chứng điển hình về cách giải quyết tranh chấp đất đai tài sản của tôn giáo tại Việt Nam.
Lý do chính mà giáo dân Thái Nguyên muốn gặp ông Ðương là “khu vực nhà thờ Thái Nguyên đã bị xâm lấn nghiêm trọng bằng nhiều hình thức, cho các tư nhân lấn chiếm xong chính quyến cấp luôn sổ đỏ cho họ, đất của nhà thờ bị thu hẹp gần hết mặt trước. Cổng vào nhà thờ xây dở dang bị đình chỉ.”
Theo bản tin trên NVCL ngày đầu tiên khi giáo dân Thái Nguyên đi tìm ông bí thư tỉnh ủy thì “khu đất phía trước nhà thờ, bên kia con đường nhựa chạy qua, giờ chỉ còn một bức tượng Trái Tim Chúa Giêsu từ thời xa xưa còn đứng đó chen lẫn với một dãy nhà ở nhếch nhác kiêm quán ăn. Gần sát hàng rào nhà xứ bên phía phải có một con mương thoát nước rộng khoảng 2 mét là nơi thoát nước chung cho cả tổ dân phố. Nhưng phường đã bán mảnh đất này cho một đại gia nào đó và đã được cấp sổ đỏ (?).Khi san lấp để xây dựng, họ đã cho lấp luôn con mương thoát nước này.”
Hậu quả của chuyện lấp mương thoát nước là “cứ một trận mưa đổ xuống là cả khu vực nhà thờ thành một chiếc bể bơi, khu vực nhà xứ cũng bị nhấn chìm.”
Họ nấu cơm ăn uống, ngủ ngay trên hè đường “kiên trì chờ đợi bất kể bao nhiêu thời gian, đến khi nguyện vọng của họ thấu tai Cửu trùng.” (Hình: Nữ Vương Công Lý) |
Trước tình thế này “đã từ rất lâu bà con giáo dân khiếu nại khắp các cơ quan từ dưới lên trên, kết quả là đã nhận được rất nhiều lời hứa. Thậm chí có lần bà con đã kéo đến cơ quan công quyền nhiều lần, vẫn nhận được lời hứa. Song, lời thề và lời hứa của cán bộ nhà nước như nước chảy qua cầu, tình hình ngày càng nghiêm trọng đến lúc khó có thể chấp nhận được nữa.”
Nhân dịp bí thư tỉnh ủy được bầu lại kiêm chủ tịch UBND tỉnh, bà con đến tận nơi chúc mừng với hàng ngàn người mang theo hoa. “Nhưng đến đêm nay, chủ tịch vẫn biệt chim tăm cá buộc hàng ngàn người phải đội gió, đội rét ăn đất nằm sương chờ đợi.”
NVCL nói rằng: “Giáo dân quyết định sẽ chờ đợi dù là bao nhiêu thời gian, để gặp bằng được ‘người đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân’ này để chúc mừng bằng được mới trở về.”
Các cuộc biểu tình cầu nguyện đòi đất của giáo dân Thái Hà và tổng giáo phận Hà Nội đòi Tòa Khâm Sứ suốt năm 2008 với hàng ngàn người tham dự ngày đêm mà cũng vẫn không đạt mục đích. Tám giáo dân đã bị lôi ra tòa còn các khu đất đó bị biến thành “công viên.” Hàng chục ngàn người sau đó biểu tình ở giáo phận Vinh đòi lại nhà thờ Tam Tòa cũng không có kết quả. Giáo dân lẫn linh mục bị đánh đập dã man.
Thái Nguyên: Hàng ngàn người dân vẫn chờ đợi trên hè phố, Chủ tịch Tỉnh vẫn biệt tăm
Giáo dân Cồn Dầu tiếp tục đòi công lý
Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-12-01
Kế hoạch giải toả trắng hơn 400 héc ta đất thuộc quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để xây dựng khu đô thị sinh thái ven sông vẫn được xúc tiến, dù người dân địa phương không đồng thuận.
Vào ngày 26 tháng 11 vừa qua, gần trọn một tháng sau khi diễn ra phiên xử sáu giáo dân Xứ Cồn Dầu về tội gây rối trật tự, chống ngươì thi hành công vụ qua lần tham gia đám tang cụ bà Hồ Nhu hôm ngày 4 tháng 5 vừa qua, một số giáo dân tại xứ đạo này lại có thư gửi đến các vị lãnh đạo cao nhất nước là chủ tịch nước, thủ tướng, tổng bí thư cũng như Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Đà Nẵng bày tỏ nguyện vọng được tái định cư quanh ngôi nhà thờ mà cha ông, cũng như bản thân họ góp phần xây dựng và đến sinh hoạt suốt bao nhiêu năm qua.
Dân muốn ở gần nhà thờ
Lý do được bà Phan Lê Nguyên Nhung, vợ ông Lê Thanh Lâm, một trong sáu người bị bắt giam và bị kêu án tù treo tại phiên xử hôm ngày 27 tháng 10 vừa rồi cho biết:
"Dân đã có ý kiến ngay từ khi dự án được đưa ra. Lúc đó dân cũng còn hoảng sợ, còn nay dân thấy đây là quyền lợi chính đáng nên đòi hỏi. Chỉ xin được tái định cư quanh nhà thờ để sinh hoạt tôn giáo. Đến nơi tái định cư mới không có nhà thờ sẽ khó khăn cho sinh hoạt tôn giáo…"
Lý do mà bà Nhung trình bày, cũng được chia sẻ bởi bà Huỳnh Thị Phụng, vợ ông Nguyễn Hữu Minh, một trong sáu bị cáo chịu án tù nặng nhất là 12 tháng tù giam, dù rằng ông này không có mặt tại buổi đưa đám cụ bà Hồ Nhu:
Dân đã có ý kiến ngay từ khi dự án được đưa ra. Chỉ xin được tái định cư quanh nhà thờ để sinh hoạt tôn giáo.
Bà Phan Lê Nguyên Nhung
"Qua nhiều cuộc họp từ cấp quận đến thành phố, bà con đều muốn ở lại quanh nhà thờ; thế nhưng khi xảy ra vụ việc, người dân hốt hoảng, có người sợ phải nhận tiền ra đi, có người vẫn muốn bám víu ở lại gần nhà thờ mà không biết có được hay không?"
Sự kiện những giáo dân tại Xứ đạo Cồn Dầu không đồng thuận với kế hoạch giao đất cho một công ty tư nhân như Tập đoàn Thái Dương để xây dựng khu đô thị sinh thái và đưa dân đến một nơi tái định cư mới để rồi dẫn đến đợt trấn áp hôm ngày 4 tháng 5 với nhiều người dân bị đánh đập, một số bị bắt giam, một người bị thiệt mạng là ông Nguyễn Thành Năm, một số phải chạy sang Thái Lan lánh nạn khiến dư luận thế giới quan tâm. Một số dân biểu Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu phải có điều tra công minh về vụ việc đó.
Những người trong cuộc cho rằng họ vô tội. Bà Phan Lê Nguyên Nhung cho biết chồng bà và một số người khác đã gửi đơn kháng án đến Toà án Nhân dân Thành phố Đà Nẵng dù rằng vẫn chưa nhận được trả lời:
Riêng bà Huỳnh Thị Phụng, vợ ông Nguyễn Hữu Minh hiện đang còn thụ án tại trại giam thì cho biếtthông tin mới nhất sau lần gặp mặt chồng gần nhất cách đây chừng hai tuần:
"Lần đầu gặp, ý của anh cũng muốn kháng cáo để giảm án sớm về đoàn tụ với gia đình; nhưng sau đó không biết người ta thuyết phục, ‘phỉnh phờ’ sao không biết, tinh thần thấy khác. Người ta nói giảm ba tháng, mà không có giấy tờ biên bản gì nên không biết đó có là sự thật hay không?"
Người phụ nữ không may nhất trong vụ Cồn Dầu là bà Đoàn Thị Hồng Anh, vợ goá của ông Nguyễn Thành Năm, mất hồi ngày 3 tháng 7, sau những lần bị làm việc với công an và bị truy bắt bởi dân phòng điạ phương, cho biết sự việc mới nhất xảy ra với bản thân và gia đình bà:
Khi nghe tin kháng cáo, họ xuống khuyên không nên kháng cáo vì xử như thế là được rồi. Tuy nhiên mình nhận thấy vô tội nên phải kháng cáo để đòi lại công bằng.
Bà Phan Lê Nguyên Nhung
"Chi hội phụ nữ đến nói nếu mai mốt có người đến hỏi về cái chết của anh Năm, thì nói là anh bệnh mà chết, và chỉ báo thế thôi. Tôi trả lời từ khi chồng tôi chết không có ai đến hết, chỉ có công an tên Dũng ở quận và anh Sơn ở phường đến thôi."
No comments:
Post a Comment