Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Monday, December 27, 2010

Phuc Linh -Ls. Hoàng Duy Hùng “Đại diện của cử tri” 5

Bài 5: Ls. Hoàng Duy Hùng “Đại diện của cử tri

Nghị viên Hội đồng thành phố hoặc dân biểu, thượng nghị sĩ cấp Tiểu bang và liên bang, thị trưởng thành phố, thống đốc tiểu bang, tổng thống liên bang là những ứng cử viên được dân bầu ra bằng lá phiếu trong những cuộc bầu cử, nói khác đi, họ có chức vụ đó là vì thông qua thủ tục bầu cử phổ thông, trực tiếp và kín, họ được người dân tin tưởng bổ nhiệm vào những chức vụ đó.

Từ ngữ “bầu phiếu kín”, ngoài ý nghiã thông thường là cử tri vào một phòng được che kín, chỉ có một mình người cử tri, không có người thứ hai đứng gần, để người cử tri được tự do suy nghĩ, quyết định mình sẽ bầu cho bằng lá phiếu họ có trong tay.

Ngày nay, từ ngữ “bầu phiếu kín”, không nhất thiết phải có một cái phòng có màn che kín, nhưng đó phải là một nơi riêng biệt, không có ai có thể làm dấu, ra hiệu, chỉ bảo, xúi giục, đe dọa họ bỏ phiếu cho ai, không có ai có thể nhìn thấy họ viết cái gì trên lá phiếu.

Vì những vị nghị viên, dân biểu, thượng nghị sĩ là do người dân bổ nhiệm, nên người dân là chủ, là xếp (Boss) của họ, cũng vì lý do này, người dân có quyền bãi nhiệm, truất phế họ, như câu tục dao pháp lý viết bằng chữ La tinh viết rằng “Ejus est destituere cujus est instituere” nghiã “Ai có quyền bổ nhiệm người nào thì cũng có quyền bãi nhiệm người đó”.

Nếu áp dụng vào trường hợp của Nghị viên Al-Hoàng thì những cử tri khu vực F là những người đã bầu, đã bổ nhiệm ứng cử viên Al-Hoàng vào chức vụ Nghị viên Hội đồng thành phố Houston là xếp (Boss) của ông và ông phải tôn trọng “những vị xếp” này.

Trong tổ chức cơ cấu của thành phố Houston, vị Thị trưởng cũng có đặc quyền tham dự những cuộc bỏ phiếu của Hội đồng thành phố như các Nghị viên, nhưng vị Thị trưởng thành phố Houston không phải là xếp của các ông, các bà Nghị viên thành phố. (The Mayor also serves a legislative function, presiding over City Council with voting privileges).

Do đó, trong khi hành xử nhiệm vụ của một vị dân cử, các vị dân cử phải đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên hết, kế đó là quyền lợi của cử tri, tức là phải làm theo ý dân.

Ngày thứ Năm 29/07/2010, nghị viên Hoàng Duy Hùng thông báo, với tư cách là phó chủ tịch Ủy ban Quốc tế vận của Hội Đồng Thành Phố Houston, sẽ tháp tùng phái đoàn của cơ quan Dịch vụ hàng không dân dụng Houston (Houston Airport System viết tắt là HAS) đi Việt Nam khoảng tháng 10 để thảo luận với Bộ Giao thông CSVN về chương trình mở đường bay thẳng từ Houston qua VN và sẽ gặp các giới lãnh đạo Hà Nội.

Được tin này, ông Trương Như Phùng, Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Houston cùng ông Nguyễn Văn Nam, cựu Chủ tịch cộng đồng đã triệu tập một buổi họp khẩn vào ngày 01/8/2010 tại trụ sở Nhà Việt để “trưng cầu ý kiến” đồng hương về việc ông Nghị Al Hoàng có kế hoạch đi Việt Nam công tác có thích hợp trong vai trò của một người Việt chống Cộng hay không.

Kết quả là hàng trăm đồng hương đã chống lại việc một nghị viên gốc dân tị nạn, do dân tị nạn bầu lên, nay lại nhân danh là vị dân cử cho cử tri các sắc dân trong khu vực F, đi về Việt Nam thảo luận thương vụ hàng không với CSVN

Ls. Hoàng Duy Hùng đã có mặt tại tòa soạn báo Người Việt, tiểu bang California vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy, 14/08/2010 và trả lời phỏng vấn của độc giả báo Người Việt về chuyến đi Việt Nam, chúng tôi xin trích một phần buổi phỏng vấn dưới đây.

“Trích “

Hỏi: Xin ông cho biết ông đi công vụ với phái đoàn Mỹ hay chỉ một mình? Công tác này được lệnh cấp trên hay do chính ông hoặc định?

Xin góp ý kiến: Nếu đi công vụ (công tác) với phái đoàn Mỹ do chính quyền quyết định thì việc thăm dò ý kiến của cộng đồng xem như không cần thiết, khỏi phải thắc mắc. (Ngân Hà Ohio)


Trả lời: Tôi được ông Giám Đốc Sở Phi Trường Thành Phố Houston, (Houston Airport System, gọi tắt là HAS) là ông Mario Dias mời tôi vào phái đoàn đi công tác. Đây là công vụ.

Thỉnh ý của quý đồng hương trong việc đi này để làm sáng tỏ mọi góc cạnh là điều tốt để tôi khỏi vấp phải những cạm bẩy khi thi hành công vụ.

Hỏi: Ông Đại Diện Người Việt Tỵ Nạn ở Houston hay đại diện thành phố Houston , ai bầu ông? có phải Người Việt tỵ Nạn không? người Việt tỵ nạn đã trả lơì trong cuộc biểu tình chống mở toà lãnh sự VNCS tại Houston rồi đó , ông có nghe không ? (Thach Le)

Trả lời: Tôi trân trọng những lá phiếu của quý đồng hương Mỹ gốc Việt nhưng tôi cũng còn 2/3 lá phiếu của các sắc dân khác. Xin hãy nhớ tôi làm việc cho mọi sắc dân, không phải chỉ riêng cho sắc dân Việt. Nhưng tôi biết trong người Việt, còn vô vàn những người ủng hộ cho quan điểm của tôi.

Hỏi: Tôi có hai câu hỏi:

1/ Trước khi ông lấy ý kiến của đồng bào tị nạn CS tại thành phố Houston , ông đã có những cuộc tiếp xúc nào với Toà lảnh sự CS VN tại Houston về việc này hay chưa?

2/ Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, ông nói rằng ông biết đây là vấn đề tế nhị trong cộng đồng chúng ta, một cộng đồng có nhiều khuynh hướng (nguyên văn trên Người Việt Online). Câu hỏi đặt ra là nếu khuynh hướng của cộng đồng không muốn ông về chiếm đa số thì ông có quyết định huỷ bỏ chuyến đi này hay không? Xin cám ơn ông. (Các Lê)

Trả lời:

1) Tôi đã từng nói trên các đài truyền hình và đài phát thanh tôi đã từng gặp Tổng Lãnh Sự CSVN Lê Dũng tại Thành Phố những buổi điều trần về chuyến bay.

Đại Hội Khoáng Đại Đồng NVQG Houston & Phụ Cận ngày 23/5/2010 đã ra nghị quyết các vị dân cử gốc Việt trong lúc thi hành công vụ của họ có quyền bắt tay các viên chức CSVN. Tôi KHÔNG ĐẾN THAM DỰ buổi lễ ăn mừng 15 năm bang giao giữa CSVN và Hoa Kỳ.

2) Những người email hoặc gọi điện thoại cho tôi, và đặc biệt là khán thính giả Đài VAN TV 55.2 ở Houston gọi vào đài cho thấy 99% chống đối tôi đi Việt Nam nếu tôi tự ý muốn đi và nếu tôi đi vì cầu cạnh quyền lợi cá nhân. Khoảng 95% ủng hộ tôi đi nếu đó là công vụ của thành phố.

Đối với tôi, chữ 'Cộng Đồng' nơi đây phải hiểu là những cử tri đã bầu cho tôi.

Khoảng 1,800 người Việt ở District F đã bầu cho tôi thì tiếng nói là tiếng nói có trọng lượng hơn chữ 'cộng đồng' có tính cách tổng quát.

“Hết trích”

Tuyên bố của Ông Nghị Viên Hoàng Duy Hùng là đi công tác của HAS nhưng nói thêm tiếng nói đấu tranh cho nhân quyền

Báo Đẹp tại Houston đã một bài viết tường trình về vấn đề này như sau :

“Trích”

Để làm sáng tỏ vấn đề, một buổi họp được tổ chức tại Toà thị chính Houston vào sáng thứ Năm 16/09/2010.

Hiện diện trong buổi họp gồm có bà Helen T. Chang (Executive Assistant to the Mayor), bà Roxanne Butler (City Communications Director), ông Mario C. Diaz (HAS Director), ông Genaro J. Pena (HAS Director of Marketing), ông Ian Wadsworth (HAS Deputy Director of Finance), bà Marlene McClinton (HAS Communication Manager) và nhiều vị phụ tá khác. Về phía thành phần quan tâm trong cộng đồng tị nạn Houston có ông Peter Trần Dzũng (Chairman, Board of Supervisors)); ông David Ðức Nguyễn (Community Activist); nhà báo Mai Loan Nguyễn Anh Tuấn (Saigon Nhỏ News) và ông Trần Minh Tâm (Editor, Ðẹp Magazine). Nhà báo Nguyễn Gia Bảo (Con Ong Texas Magazine), LS Ngô Quốc Lân (Board of Supervisors’ Legal Adviser) và Bà Kim Nguyễn (former VNCHV President– member of several City, County’s Advisory Committees) đã không đến họp được vào giờ chót.

Mục đích chính của buổi tiếp xúc giữa City Hall / HAS và các cử tri quan tâm của cộng đồng tị nạn (concern citizens / voters) với sự tham dự của giới truyền thông Việt ngữ nhằm tìm hiểu rõ, nhằm giải tỏa những thắc mắc của đồng hương người Mỹ gốc Việt tị nạn về nguồn tin từ City Hall mà ông nghị viên Al Hoàng đã loan báo hơn một tháng qua trong cộng đồng, liên quan đến việc ông Nghị, trong tư cách nghị viên khu vực F, phó chủ tịch Ủy ban Quốc tế vận của Hội Đồng Thành Phố đã được ông Mario Diaz, Trưởng Sở Phi Cảng Houston mời tham gia vào một phái đoàn của HAS (không phải của bà Thị Trưởng) đi qua VN vào khoảng tháng 10 năm nay để bàn thảo về dự án đường bay thẳng Houston qua VN. Riêng giới truyền thông Việt ngữ muốn biết về vai trò, nhiệm vụ của ông Nghị trong phái đoàn và trong chương trình có những cuộc tiếp xúc, thương thuyết về chính trị với giới lãnh đạo CSVN hay không? Nhiệm vụ của báo chí khi vào City Hall là để đi tìm “sự thật” (the truth) về nguồn tin được tung ra từ một vị dân cử nhằm phục vụ độc giả, đồng hương đúng theo quyền “thứ Tư” của giới truyền thông, chứ không phải là chuyện đi “mách bu” (tattle-tale) cùng giới hành pháp, tư pháp địa phương như một số bạn bè, đồng đảng của ông nghị Al Hoàng lên Net, lên các đài xuyên tạc.

Ông Mario Diaz, HAS Director, trong phần mở đầu đã đi thẳng vào vấn đề, ông xác nhận là trong vai trò một trưởng sở mới nhậm chức, vào cuối tháng 7 vừa qua ông có đơn phương mời nghị viên Al Hoàng, một vị dân cử Mỹ gốc Việt tham gia vào phái đoàn thương mại của Sở Phi Cảng Houston (HAS) như là đại diện cho cộng đồng / khách hàng VN đi máy bay hiện cư ngụ tại Houston để cố vấn ông trong vấn đề ngôn ngữ, văn hóa khi tiếp xúc với các viên chức bộ Giao Thông CSVN, với Vietnam Airline bàn thảo về “dự án” thiết lập một đường bay thẳng giữa Houston và Vietnam và phái đoàn này khi đến VN chỉ giới hạn sự tiếp xúc trong phạm vi thương mại với bộ giao thông mà thôi. Ông Diaz cho biết là mục tiêu chính trong việc phát triển thương mại của City of Houston hay của HAS là làm sao thiết lập được nhiều đường bay thẳng từ Houston đến các quốc gia trên thế giới, trong số đó có Vietnam. Thành phố Houston đứng hàng thứ 14th trong số những tổ hợp ngoại quốc đến đầu tư tại VN nên ông có bổn phận phải tìm cách cung ứng những dịch vụ giao thông tiện lợi cho cư dân, các tổ hợp thương mại Houston có liên hệ đến VN và Vietnam Airline, qua sự đòi hỏi của nhà nước CSVN sẽ là hãng hàng không độc quyền cho đường bay thẳng này. Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi sự chấp thuận từ Bộ trưởng Giao Thông CSVN về chương trình nghị sự cho chuyến đi sắp tới thì Tổng lãnh sự Lê Dũng tại Houston mới vừa cho biết là bộ Giao Thông CSVN và Vietnam Airline chỉ muốn mời ông Mario Diaz và vài nhân viên cao cấp HAS đến VN để tiếp tục bàn thảo về dự án mở đường bay thẳng trong tương lai và VN chưa sẳn sàng tiếp một phái đoàn mở rộng (delegation) như đã dự định. Ông Mario Diaz cũng đã bày tỏ sự đáng tiếc / lầm lỗi về việc ông mời ông Nghị Al Hoàng đi VN giúp ông trong việc mở đường bay thẳng đã vô tình gây nhiều xáo trộn chính trị trong cộng đồng VN và nay thì nhà cầm quyền CSVN cũng đã từ chối đón tiếp phái đoàn HAS của ông vì họ chỉ muốn nói chuyện về “business only” với một nhóm đại diện cấp cao! Ông Diaz cho biết thêm, sau buổi tiếp xúc hôm nay, đích thân ông sẽ đến gặp nghị viên Al Hoàng để thông báo tin này và ông hy vọng rằng ông nghị Al Hoàng và phái đoàn của thành phố sẽ qua VN trong một tương lai không xa. Tuy nhiên, tiếp lời ông Diaz, bà Helen Chang cho biết rằng trong một cuộc tiếp xúc với Tổng lãnh sự quán CSVN hồi tháng Bảy, chương trình tiếp đón một đoàn đại biểu thương mại của City of Houston do Thị trưởng hướng dẫn thăm viếng VN có thể chỉ thực hiện được vào năm 2012 (sau cuộc bầu cử thành phố cuối năm 2011).

Trong phần trao đổi quan điểm và đặt câu hỏi thì ông David Ðức Nguyễn có đề cập đến vụ ông nghị Al Hoàng bị dân Việt tị nạn tại Nam Cali biểu tình chống đối khi ông Al Hoàng tự ý qua đó để đại diện ông Mario Diaz quảng cáo cho dự án đầu tư của HAS và tự phát họa chương trình hoạt động chính trị của ông trong chuyến đi hoàn toàn có tính cách thương mại cấp thành phố này. Ông David Nguyễn cũng hỏi về nguồn tin đồn đãi trong cộng đồng về vụ một chuyến bay Boeing chở Việt kiều yêu nước từ Houston đi thẳng về VN trong dịp lễ kỷ niệm “1000 năm Thăng Long” và được ông Diaz xác nhận là ông không biết gì về nguồn tin trên.

Bà Helen Chang đề nghị rằng sẳn dịp này hai bên nên thảo luận, góp ý thêm về dự án thiết lập đường bay thẳng với Vietnam vì dự án này đã được chuẩn bị 5, 6 năm về trước cho thế hệ sau này. Bà Chang cũng kể lại chuyện gia đình bà vốn là dân tị nạn cộng sản Trung Hoa hồi năm 1949; vấn đề quốc cộng cũng đã là một issue lớn trong gia đình bà, do đó bà rất hiểu cho lập trường chính trị và tâm trạng của thế hệ thứ nhất trong cộng đồng tị nạn Việt. Ông Peter Trần Dzũng thì đồng ý với các viên chức thành phố là nên đề cập sự lợi hại về việc thành phố thiết lập đường bay thẳng với VN, thay vì tiếp tục đặt nặng về vấn đề chính trị, vấn đề ông nghị Hoàng trong buổi họp. Nhà báo Mai Loan Nguyễn Anh Tuấn đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến lợi nhuận của HAS về mặt kinh tế, thương mại và chính trị trong việc mở đường bay thẳng VN. Nhà báo Trần Minh Tâm thì với tư cách là một người tị nạn cộng sản ông xác định rõ lập trường chống lại việc công ty hàng không quốc doanh Vietnam Airline mở đường bay thẳng VN – Houston trong giai đoạn này, nhưng ông biết rằng trong vai trò một công dân Mỹ, ông không thể đơn độc chống lại chính sách ngoại giao, kinh tế thương mại của chánh phủ Hoa Kỳ đối với cựu thù CSVN. Về vấn đề đường bay thẳng đang bàn thảo thì trong quảng đời còn lại, ông vẫn mong muốn được trở về VN thăm quê nhà một lần khi đất nước thực sự có dân chủ, tự do - trên một chuyến bay thẳng “non-stop, non-VC”. Ông Tâm đã đặt câu hỏi về việc HAS có tìm hiểu cặn kẽ về vấn đề “phục vụ hành khách” đối với hãng hàng không Vietnam Airlines trên những chuyến bay quốc tế hay không? Ông Tâm yêu cầu HAS nên có một cuộc thăm dò ý kiến cùng cộng đồng tị nạn người Mỹ gốc Việt tại Houston về dự án đường bay thẳng qua VN vì nhóm của ông không thể đại diện cho cộng đồng, vốn sẽ là khối khách hàng chủ lực cho đường bay thẳng. Ông Diaz lúc đầu không đồng thuận và tỏ ý muốn tiếp tục dự án thương mại “bình thường” đã được thảo luận, chuẩn bị từ thời thị trưởng Bill White, nhưng sau đó khi ông Tâm giải thích thêm về tầm quan trọng của việc thăm dò ý kiến, tất cả mọi người hiện diện đều đồng ý với giải pháp là sẽ tổ chức một buổi Town Hall Meeting giữa Sở Phi Cảng Houston (HAS) và Cộng Ðồng NVQG Houston (VNCHV) để HAS tìm hiểu rõ ràng hơn về lập trường chính trị của cộng đồng và sự ủng hộ, sự tín nhiệm của khách hàng tị nạn cộng sản tại Houston đối với hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airline, thay vì chỉ dựa vào ý kiến đóng góp của một vài cá nhân được gọi là đại diện dân cử cho khu vực, nhưng không thể đại diện cho cả cộng đồng tị nạn Mỹ gốc Việt tại Houston & vùng phụ cận. Và sau 45 phút gặp gỡ trong vòng thân mật nhưng không kém phần “serious”, buổi tiếp xúc đã kết thúc lúc 11:50 AM với phần chụp ảnh lưu niệm.

“Hết trích”

Qua tường trình trên, quí vị đã hiểu được vấn đề rằng ông Mario Dias, Giám Đốc Cơ quan Dịch vụ Hàng không dân dụng Houston, xác nhận là ông có “đơn phương” mời nghị viên Al Hoàng, một vị dân cử Mỹ gốc Việt tham gia vào phái đoàn thương mại của Cơ quan Dịch vụ hàng không dân dụng Houston, để:

a/ đại diện cho cộng đồng / khách hàng Việt Nam đi máy bay hiện cư ngụ tại Houston

b/ để cố vấn ông trong vấn đề ngôn ngữ, văn hóa khi tiếp xúc với các viên chức bộ Giao Thông CSVN, với Vietnam Airline bàn thảo về “dự án” thiết lập một đường bay thẳng giữa Houston và Vietnam

c/ và phái đoàn này khi đến Việt Nam chỉ giới hạn sự tiếp xúc trong phạm vi thương mại với bộ giao thông CSVN mà thôi.

Căn cứ vào câu trả lời của Nghị viên Al-Hoàng rằng ông được ông Giám Đốc quan Dịch vụ hàng không Houston (HAS) là ông Mario Dias mời vào phái đoàn đi công tác, rồi cũng tự ông vội xác định “ Đây là công vụ”, khiến chúng ta cần phải đặt câu hỏi rằng:

1/ Giám Đốc Cơ quan Dịch vụ hàng không dân dụng Houston (HAS), ông Mario Dias có phải là xếp của Nghị viên Al-Hoàng hay không? Câu trả lời là “Không”!

2/ Ông Mario Dias đã xác nhận ông đã đơn phương mời nghị viên Al Hoàng, một vị dân cử Mỹ gốc Việt tham gia vào phái đoàn thương mại của quan Dịch vụ hàng không Houston (HAS) với tư cách là một người đại diện cho cộng đồng / khách hàng Việt Nam đi máy bay hiện cư ngụ tại Houston, và cũng để cố vấn cho ông Mario Diaz trong vấn đề ngôn ngữ, văn hóa trong giao tiếp với phiá Việt Nam trong thời gian công tác tại Việt Nam, chứ không phải là một phái đoàn của bà Thị trưởng, hoặc của Hội đồng thành phố Houston.

Căn cứ vào nguồn tin trên Internet và phần tường thuật của báo Đẹp, trả lời của chính Ls Hoàng Duy Hùng với độc giả báo Người Việt, trả lời của ông Mario Dias, thì ràng đây không phải là một chuyến đi vì công vụ, mà Nghị viên Al Hoàng chỉ được ông Mario Dias mời vào phái đoàn hàng không Houston đi Việt Nam với tư cách là một thông dịch viên tiếng Việt kiêm cố vấn văn hoá Việt Nam cho ông Giám đốc Mario Dias mà thôi!

Trong hoàn cảnh này và với vai trò trong phái đoàn hàng không Houston như vậy, không phải là một nhân vật tối quan trọngVIP (Very Important Person) như mọi người lầm tưởng, nghị viên Al Hoàng có quyền từ chối lời mời tham gia phái đoàn thương mại.

Nếu đi theo phái đoàn thương mại của hãng Hàng không dân dụng với tư cách chỉ một thông dịch viên Việt ngữ kiêm cố vấn văn hoá Việt Nam cho ông Mario Dias, Giám đốc kiêm Trưởng phái đoàn Hàng không Hoa Kỳ, thì với nhiệm vụ đó, Nghị viên Al Hoàng không có tư cách, cũng không có thẩm quyền để được phép đối thoại, bàn bạc, thảo luận với các viên chức bộ Giao Thông CSVN và Công ty hàng không Việt Nam trong những buổi họp, thì làm sao mà ông Nghị Al Hoàng lại có dịp để chuyện trò về chính trị, ngoài vấn đề hai bên cùng quan tâm, hoặc để nói những lời đả kích CSVN?

Kính thưa quí vị,

Trong những buổi họp giữa phái đoàn ngoại quốc với Việt Nam, dù là những buổi họp thuần túy về thương mại, mậu dịch, những vấn đề gì sẽ được bàn thảo, ai sẽ nói trước, ai sẽ nói sau – theo thủ tục ngoại giao - đều đã được nhân viên hai bên bàn thảo,

trao đổi những bản diễn văn trước, để chuẩn bị cho buổi họp và được ghi rõ trong chương trình buổi họp, từng ngày, từng giờ, gọi là chương trình nghị sự hoặc nghị trình của những cuộc họp, không ai được nói lan man ra ngoài chương trình, và hai bên tham dự viên chỉ là những quan chức cao cấp của ngành hàng không Việt Nam và Hoa kỳ.

Các viên chức phiá Việt Nam không phải là những nhân vật có thẩm quyền giải quyết về những vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền đại diện cho cấp quốc gia , như vậy, giả dụ rằng Nghị viên Al-Hoàng một nhân vật quan trọng trong phái đoàn Hàng không Hoa Kỳ, ông sẽ chỉ phát biểu những vấn đề về tự do, dân chủ, nhân quyền với những cá nhân không hề có tư cách và thẩm quyền để nghe, và cũng chỉ được nói trong giờ giải lao, hoặc lúc cùng nhau đi vào “nhà vệ sinh” thôi.

Căn cứ vào phần trả lời của Nghị viên Al-Hoàng đối với độc giả của báo Người Việt thì Nghị viên Al Hoàng bày tỏ ông rất thích và ước muốn được đi về Việt Nam trong phái đoàn của ông Mario Dias, như sau:

1/ Khi trả lời độc giả báo Người Việt rằng “Tôi thỉnh ý của quý đồng hương trong việc đi này để làm sáng tỏ mọi góc cạnh là điều tốt để tôi khỏi vấp phải những cạm bẩy khi thi hành công vụ” đã thể hiện được tấm lòng “đại diện của cử tri” tôn trọng đồng hương cộng đồng Houston.

Tiếp theo, ông Nghị viên Al-Hoàng cho biết cuộc thăm dò luận cho thấy 99% đồng hương chống đối ông đi Việt Nam nếu là tự ý muốn đi, hoặc đi vì cầu cạnh quyền lợi cá nhân, và khoảng 95% ủng hộ nếu đó là công vụ của thành phố.

Quí vị thử nghĩ xem nếu chuyến đi Việt Nam trong phái đoàn của Cơ quan Dịch vụ hàng không dân dụng Houston (HAS ) quả thực là vì lý do công vụ, thì số 95% đồng hương ủng hộ đã là quá đủ.

Nhưng có lẽ chuyến đi Việt Nam thực sự không phải là vì lý do công vụ, cho nên Nghị viên Al-Hoàng mới phát biểu nhằm mục đích bác bỏ thành phần chống đối 99% rằng:

“Đối với tôi, chữ 'Cộng Đồng' nơi đây phải hiểu là những cử tri đã bầu cho tôi, khoảng 1800 người Việt ở District F đã bầu cho tôi thì tiếng nói là tiếng nói có trọng lượng hơn chữ 'cộng đồng' có tính cách tổng quát”.

Vậy thì, Nghị viên Al-Hoàng trả lời câu Tôi thỉnh ý của quý đồng hương trong việc đi này để làm sáng tỏ mọi góc cạnh là điều tốt để tôi khỏi vấp phải những cạm bẩy khi thi hành công vụ” để làm gì cho thừa thãi?

ông phải lên trên các đài truyền hình, truyền thanh hỏi ý kiến đồng hương làm gì cho tốn thời giờ của chính ông, của đồng hương? và giờ đây, lại trở thành trò cười cho cộng đồng, trò hề cho chính giới City Hall?

Nếu chỉ cần ý kiến riêng của 1800 cử tri khu vực F thì ông Nghị nhà ta nên tổ chức một buổi thăm dò ý kiến đồng hương cử tri tại nơi nào đó, Nhà Việt hoặc Đài Houston 900 chẳng hạn, nằm trong khu vực F, và chỉ thông báo mời cử tri khu vực F đến mà thôi.

Chúng ta còn nhớ ông Trương Như Phùng, Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Houston cùng ông Nguyễn Văn Nam, cựu Chủ tịch cộng đồng đã triệu tập một buổi họp khẩn vào ngày 01/8/2010 tại trụ sở Nhà Việt - một địa điểm trong khu vực F - để “trưng cầu ý kiến” đồng hương về việc ông Nghị Al Hoàng có kế hoạch đi Việt Nam công tác có thích hợp trong vai trò của một người Việt chống Cộng hay không, kết quả là hàng trăm đồng hương đã chống lại ý muốn của Nghị viên Al-Hoàng.

Vậy, ông Nghị suy đoán có khoảng bao nhiêu đồng hương là cử tri khu vực F đã có mặt tại trụ sở Nhà Việt ngày hôm đó để phản đối ông?

2/ Tôi không rõ khi Nghị viên Al-Hoàng trả lời Tôi không đến tham dự buổi lễ ăn mừng 15 năm bang giao giữa CSVN và Hoa Kỳ”, thì buổi lễ này là ngày tháng nào, nhưng khi nói như vậy, đồng hương còn tin tưởng vào ông Nghị viên vẫn giữ tinh thần của người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng sản.

Ngược lại, khi ông Nghị viên Al-Hoàng chiêu đãi phái đoàn Trung Cộng tại Nhà hàng Kim Sơn Bellaire ngày 6/12/2010 để chúc mừng quốc khánh thứ 61 của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thì sự kiện này thật khó lòng bào chữa, khi so sánh với câu nói Tôi không đến tham dự buổi lễ ăn mừng 15 năm bang giao giữa CSVN và Hoa Kỳ “ dù rằng với danh nghiã của Phó ban Quốc tế vận Hội đồng thành phố Houston!

Kết luận: Xin dành quyền phán xét cho đồng hương!

Phúc Linh

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------