Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Thursday, September 22, 2011

Văn minh khoa học thế kỷ 21 tiến lên đỉnh cao hay tụt hậu ?


 Văn minh khoa học thế kỷ 21 tiến lên đỉnh cao hay tụt hậu ?

 

Những hình vẽ bí ẩn được tìm thấy trên Google Earth

Qua bản đồ vệ tinh của Google, người ta đã có thể khám phá và tìm hiểu sâu các thông điệp kỳ lạ ở bán đảo Ảrập, tương tự những hình vẽ bí ẩn trên cao nguyên Nazca ở Peru.

"Công trình của người cổ đại" (theo cách gọi của người dân nơi đây) này được Trung úy Percy Maitland, thuộc lực lượng không quân hoàng gia Anh, lần đầu nhìn thấy từ trên không vào năm 1927. Tuy nhiên, theo báo New Siecntist, hình ảnh chi tiết về chúng mới được Giáo sư David Kennedy tại Đại học Western Australia phát hiện và thu thập trên Google Earth từ đầu năm nay.

Kennedy cho hay nhiều nước Đông Âu không cung cấp ảnh chụp từ trên trời và không cho phép máy bay hoạt động ở các khu vực khảo cổ, do đó Google Earth là cách duy nhất để nghiên cứu những vùng đó.
Ông đã xác định được gần 2.000 khu khảo cổ ở Saudi Arabia ngay tại văn phòng của mình chỉ bằng việc "lục lọi" ảnh vệ tinh Google Earth. Tìm hiểu kỹ hơn, ông phát hiện hơn 2.000 kite, tên gọi các khối đá có các vòng tròn và dải đuôi kéo dài hàng trăm mét. Loạt hình vẽ này khiến người ta nhớ tới hơn 1.000 tác phẩm hội họa khổng lồ hằn sâu trên vùng đất khô cằn ở nam Peru.


Giải mã các hình vẽ thần bí tại Peru
Kể từ khi được phát hiện vào thập niên 20, những hình vẽ khổng lồ của nền văn minh Nazca ở phía nam Peru vẫn được coi là một bí ẩn lớn. Trong suốt mấy chục năm qua giới khoa học chỉ đưa ra ba giả thuyết về sự tồn tại của chúng.
Hình vẽ con vẹt. Ảnh: go2peru.com.
Hình vẽ con vẹt. Ảnh: go2peru.com.

Ba giả thuyết dưới đây được đăng trên trang National Geographic.
Những hình vẽ liên quan tới vị trí các thiên thể
Vào năm 1941, giáo sư lịch sử Palu Kosok tới Peru để chiêm ngưỡng những hình vẽ khổng lồ nổi tiếng của nền văn minh Nazca và vô tình nhìn thấy mặt trời mọc ngay phía trên một trong những đường thẳng dài trên cánh đồng rộng lớn. Ngay lập tức ông nghĩ rằng những hình vẽ có thể liên quan tới vị trí của mặt trời và các ngôi sao trong những thời điểm khác nhau trong năm. Như vậy, có thể nói các hình vẽ là một dạng lịch trên mặt đất hay cuốn sách về thiên văn lớn nhất thế giới.
Maria Reiche, một nhà toán học Đức, quan tâm tới giả thuyết của Kosok nên đã dành khá nhiều thời gian trong đời để nghiên cứu những hình vẽ của người Nazca. Nỗ lực bảo tồn những hình vẽ khiến bà trở thành một nhân vật huyền thoại đối với người dân ở phía nam Peru.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của hai nhà thiên văn nổi tiếng thế giới là Gerald Hawkins (Anh) và Anthony Aveni (Mỹ) lại chứng tỏ rằng những hình vẽ của người Nazca không liên quan tới vị trí của các ngôi sao. Vì thế giả thuyết của Kosok không có giá trị.
Người Nazca vẽ một sinh vật có hình dạng giống phi hành gia đang vẫy tay. Ảnh: go2peru.com.
Người Nazca vẽ một sinh vật có hình dạng giống phi hành gia đang vẫy tay. Ảnh:go2peru.com.

Sinh vật ngoài trái đất từng đổ bộ xuống Peru
Erich von Daniken, tác giả của cuốn sách Chariots of the Gods? cho rằng sinh vật ngoài hành tinh đã xây dựng nhiều công trình cổ xưa vĩ đại, trong đó có cả các hình vẽ của người Nazca. Theo lập luận của ông, những hình vẽ có tính chất toán học – như hình thang, hình tam giác – có thể là dấu hiệu nhận dạng các “sân bay” mà phi thuyền của sinh vật ngoài trái đất có thể hạ cánh. Nhiều hình vẽ khổng lồ khác trên mặt đất cũng có thể đóng vai trò tín hiệu chỉ dẫn đối với sinh vật ngoài vũ trụ. Trong cuốn sách Chariots of the Gods?, Daniken mô tả những sinh vật đó giống người nhưng sở hữu làn da màu vàng và tỏa ánh sáng lung linh.
Giả thuyết của Daniken cho rằng sinh vật ngoài trái đất từng viếng thăm vùng đất hoang vu ở phía nam Peru từ thời cổ đại. Sau khi họ rời khỏi đó, những người dân bản xứ vẽ những bức họa khổng lồ với hy vọng sinh vật lạ sẽ trở lại. Rất có thể người Nazca coi những sinh vật đó là các vị thần.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ và giới khoa học không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sinh vật ngoài vũ trụ từng đổ bộ xuống Peru hay tạo nên những hình vẽ trên mặt đất.
Hình thang khổng lồ trên mặt đất
Hình thang khổng lồ trên mặt đất. Ảnh:go2peru.com.

Bản đồ chỉ dẫn mạch nước ngầm
Giả thuyết mới nhất về hình vẽ của nền văn minh Nazca được khởi xướng bởi một nhà khoa học Mỹ có tên David Johnson. Ông cho rằng các nguồn nước ngầm rất quan trọng đối với người Nazca vì họ sống trên sa mạc. Vì thế họ tạo nên những hình vẽ khổng lồ để đánh dấu những đường phay (còn gọi là đường đứt gãy địa chất) chứa những mạch nước ngầm. Nói cách khác, chúng ta có thể coi hình vẽ của người Nazca là những bản đồ phức tạp về các nguồn nước ngầm.
Một số hình - chẳng hạn như hình thang - được vẽ ngay phía trên các đường phay, trong khi nhiều hình khác chỉ hướng của các mạch nước ngầm. Một số hình lại đánh dấu những đường ranh giới của những tầng đất ngậm nước hay những vị trí mà mạch nước đổi hướng.
Mặc dù giả thuyết trên rất hấp dẫn, phần lớn nhà khảo cổ trên thế giới tin rằng Johnson không có đủ bằng chứng để chứng minh lập luận của ông.

Những hình vẽ khổng lồ thần bí tại Peru
Hơn 1.000 tác phẩm hội họa khổng lồ hằn sâu trên những vùng đất khô cằn phủ đầy cát ở phía nam Peru là sản phẩm của một nền văn minh đã diệt vong cách đây chừng 1.500 năm.
Những hình vẽ khổng lồ của người Nazca trên những khu vực bằng phẳng giáp biển ở phía nam Peru được phát hiện từ năm 1939. Hàng nghìn khách du lịch tới Peru mỗi năm để chiêm ngưỡng những kiệt tác của người Nazca. Nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu tại sao người Nazca tạo ra những hình vẽ khổng lồ và chúng có vai trò gì trong đời sống của họ.
Hình vẽ một con chó. Ảnh: byland
Hình vẽ một con chó. Ảnh: bylandwaterandair.com.
Theo các nhà khoa học, những hình vẽ khổng lồ trên sa mạc được các nghệ nhân của nền văn minh Nazca tạo nên cách đây ít nhất 2.000 năm. Một số hình vẽ có chiều dài tới 300 m và người ta có thể quan sát chúng từ máy bay. Ảnh: National Geographic.
Hình vẽ con nhện có chiều dài hơn 45 m. Nó được tạo nên bởi một đường duy nhất có chiều dài tới 800 m. Đối với người Nazca, nhện là loài có ích vì chúng ăn côn trùng phá hoại mùa màng. Ngày nay một bộ phận người Peru vẫn tin rằng những hình nhện là vật linh thiêng. Ảnh: National Geographic.
Sinh vật có hình dạng giống người trong hình vẽ trên vẫy tay và sở hữu cặp mắt tròn. Các nhà khoa học cho rằng đây là hình minh họa nhà du hành vũ trụ. Một số người cho rằng người Nazca tạo nên những hình vẽ lớn để đánh dấu khu vực hạ cánh dành cho các phi thuyền ngoài trái đất. Ảnh: National Geographic.
Hình vẽ
Con diệc có chiều dài tới 270 m là hình vẽ động vật lớn nhất của người Nazca. Ảnh: National Geographic.
Cá voi sát thủ là con vật xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của người Nazca.
Cá voi sát thủ là con vật linh thiêng trong nền văn hóa Nazca. Hình ảnh cá voi sát thủ thường xuất hiện trên đồ gốm và mặt đất. Đôi khi người Nazca vẽ sinh vật có thân của cá voi sát thủ nhưng sở hữu đầu của người. Ảnh: National Geographic.
"Con khỉ" - tên của hình vẽ trên - có chiều dài 55 m và năm ở phía tây nam Peru. Ảnh: blogspot.com.
Hình vẽ con chim ruồi
Hình vẽ con chim ruồi. Ảnh: unexplainedstuff.com.
Người Nazca sống trong những thung lũng ở phía nam Peru từ năm 200 trước Công nguyên tới năm 500 sau Công nguyên. Những di vật còn sót lại cho thấy bộ tộc này rất khéo tay, lãng mạn và tài hoa. Đồ gốm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí và sản phẩm dệt của người Nazca rất đẹp và tinh xảo. Nền văn minh của họ suy tàn rồi diệt vong từ khoảng 1.500 năm trước. Nguyên nhân khiến nền văn minh Nazca biến mất cũng là một bí ẩn lớn giống như những kiệt tác hội họa khổng lồ của họ.

Nền văn minh bí ẩn tự xóa sổ vì phá rừng
Bộ tộc nổi tiếng khắp thế giới nhờ những hình vẽ khổng lồ trên sa mạc ở Peru đã biến mất cách đây 1.500 năm vì tự làm mất những khu rừng bạt ngàn.
Hình vẽ một con chim ruồi của người Nazca
Hình vẽ một con chim ruồi của người Nazca được khắc trên mặt phẳng đá. Người ta cho rằng người Nazca tạo nên hình vẽ này để cầu mưa cho những vùng đất canh tác ở bên dưới. Ảnh: corbis.com.
Những hình vẽ khổng lồ của người Nazca trên những khu vực bằng phẳng và giáp biển ở phía nam Peru được phát hiện từ năm 1939. Chúng lớn đến nỗi người ta có thể quan sát chúng từ trên máy bay. Kể từ khi được phát hiện tới nay, những hình vẽ ấy (chủ yếu là động vật) thu hút sự chú ý của giới khoa học.
Hàng nghìn khách du lịch tới Peru mỗi năm để chiêm ngưỡng những kiệt tác của người Nazca. Nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu tại sao người Nazca tạo ra những hình vẽ khổng lồ và chúng có vai trò gì trong đời sống của họ.
Người Nazca sống trong những thung lũng ở phía nam Peru từ năm 200 trước Công nguyên tới năm 500 sau Công nguyên. Những di vật còn sót lại cho thấy bộ tộc này rất khéo tay, lãng mạn và tài hoa. Đồ gốm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí và sản phẩm dệt của người Nazca rất đẹp và tinh xảo. Nền văn minh của họ suy tàn rồi diệt vong từ khoảng 1.500 năm trước. Nguyên nhân khiến nền văn minh Nazca biến mất cũng là một bí ẩn lớn giống như những kiệt tác hội họa khổng lồ của họ.
Những đồ gốm tuyệt đẹp
Những đồ gốm tuyệt đẹp của nền văn minh Nazca. Những sản phẩm dệt thủ công của họ cũng rất đẹp và thể hiện óc thẩm mỹ tinh tế. Ảnh: corbis.com.
Daily Mail cho biết, một nhóm chuyên gia của Đại học Cambridge (Anh) và Vườn thực vật học Kews của hoàng gia Anh đã tới Peru để tìm hiểu nguyên nhân diệt vong của người Nazca trong hàng chục năm. Họ nhận thấy trong những thập niên cuối cùng trong quá trình tồn tại, phần lớn cây lương thực mà người Nazca trồng không thể sống do khí hậu quá khô và quá nóng. Nguyên nhân khiến khí hậu trở nên khô và nóng chính là tình trạng phá rừng.
Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Latin American Antiquity, nhóm chuyên gia cho rằng người Nazca chặt phá rừng để lấy đất trồng cây lương thực và tập quán đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những thung lũng mà người Nazca sinh sống từng có rất nhiều rừng huarango - một loại cây có khả năng giữ nước, làm tăng độ màu mỡ của đất và chống xói mòn nhờ bộ rễ sâu. Trên thực tế những rừng huarango đã bảo vệ hệ sinh thái mong manh của người Nazca cũng như hệ thống thủy lợi của họ. Nhưng chúng bị chặt dần để nhường chỗ cho ngô, bông và nhiều cây lương thực khác.
Một cây huarango cổ thụ
Một cây huarango cổ thụ. Loại cây này có khả năng làm tăng độ màu cho đất, giữ nước và chống xói mòn. Ảnh: Daily Mail.
Tới một thời điểm nhất định, diện tích rừng huarango bị phá lớn đến nỗi khí hậu trở nên khô, nóng. Khi những trận lũ xảy ra, họ cũng không thể chống đỡ vì đã mất hệ thống bảo vệ mà tự nhiên ban tặng, đó là những khu rừng huarango. Không còn được rừng che chở, hệ thống thủy lợi bị phá hủy khi những con sông tràn bờ. Hậu quả là người Nazca buộc phải bỏ hoang những vùng đất canh tác.
"Chúng tôi tìm được nhiều bằng chứng cho thấy, sau khi hệ thống thủy lợi biến mất, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tuổi thọ trung bình của người Nazca giảm, trong khi số năm mất mùa và những trận lụt lại tăng nhanh", tiến sĩ David Beresford-Jone, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói.
Còn tiến sĩ Oliver Whaley, trưởng nhóm nghiên cứu và là một chuyên gia của Vườn thực vật Kews, phát biểu: "Những sai lầm của người xưa cho chúng ta bài học về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và hệ sinh thái trong hiện tại cũng như tương lai".

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------